Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 21 tháng 09 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
NHÂN SỰ MỚI
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
Trong đó, về chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho hợp tác xã thực hiện các dịch vụ công ích, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm và hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung quy định chính sách cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
Cụ thể, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được quy định tại điểm g khoản 1, khoản 9 Điều 19 và điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thuê đất, thuê mặt nước và khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 3 Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Khuyến khích thành viên, hợp tác xã thành viên góp vốn bằng quyền sử dụng đất, mặt nước để làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát nhu cầu, thực hiện đo đạc, cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản trên đất cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại địa phương theo quy định của pháp luật đất đai. (Xây Dựng 20/9) đầu trang(
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV và khám bệnh, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS.
Theo dự thảo, người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế được hướng dẫn tại quy định này là người chưa có thẻ bảo hiểm y tế và không thuộc trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế.
Đối với người tự đóng thực hiện như sau: Người mới phát hiện nhiễm HIV trong cộng đồng, người nhiễm HIV nhưng chưa điều trị ARV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS: đăng ký tham gia bảo hiểm y tế, đóng bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã hoặc cơ sở khám chữa bệnh HIV/AIDS tuyến huyện. Mức đóng bảo hiểm y tế thực hiện theo mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình và do cá nhân tự đóng.
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV được thực hiện như sau: Cơ sở khám chữa bệnh HIV/AIDS tuyến huyện lập danh sách người nhiễm HIV do các trạm y tế xã, các cơ sở khác chuyển đến và người nhiễm HIV phát hiện mới hoặc người đang điều trị ARV tại cơ sở mà chưa có thẻ bảo hiểm y tế để cấp thẻ.
Cơ sở khám chữa bệnh HIV/AIDS tuyến tỉnh đang điều trị HIV/AIDS lập danh sách người nhiễm HIV phát hiện mới, người đang điều trị ARV tại cơ sở mà chưa có thẻ bảo hiểm y tế, thu số tiền theo trách nhiệm phải đóng của người tham gia bảo hiểm y tế để đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp thẻ.
Cơ sở khám chữa bệnh HIV/AIDS chuyển danh sách, kinh phí đóng bảo hiểm y tế về đơn vị được Sở Y tế phân công tổng hợp và chuyển danh sách, kinh phí đóng bảo hiểm y tế về Sở Y tế để Sở đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp thẻ bảo hiểm y tế. Hằng tháng, trên cơ sở đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố chuyển số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành đến Sở Y tế để chuyển thẻ bảo hiểm y tế về các cơ sở khám chữa bệnh HIV/AIDS cấp cho người bệnh. Hằng quý, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố tổng hợp danh sách số thẻ đã phát hành, số tiền hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế được ngân sách hỗ trợ chuyển về Sở Y tế để chuyển Sở Tài chính cấp kinh phí theo quy định.
Theo dự thảo, người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV và người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi theo phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV và người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được quỹ bảo hiểm y tế chi trả: 1- Thuốc (bao gồm cả thuốc ARV), hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế; 2- Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khi sinh con nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; 3- Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; 4- Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc ARV và các dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; 5- Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám chữa bệnh (trừ chi phí xét nghiệm HIV đối với người hiến mô, bộ phận cơ thể người); 6- Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả); 7- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ. (Báo Chính Phủ 20/9) đầu trang(
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương (thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ-CPvà Nghị định số 37/2013/NĐ-CP).
Bộ Tài chính cho biết, quá trình triển khai Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP cho thấy hệ thống Quỹ đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTPTĐP) vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Nguồn vốn hoạt động của các Quỹ ĐTPTĐP vẫn còn hạn chế so với nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương. Đối với vốn điều lệ, mặc dù quy định vốn điều lệ tối thiểu hiện nay đã rất thấp (ở mức 100 tỷ đồng), tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn 3/42 Quỹ chưa đủ vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng, 18/42 Quỹ có quy mô vốn từ 100 đến dưới 200 tỷ đồng, 12/42 Quỹ có vốn điều lệ trên 200 tỷ đến 500 tỷ đồng và chỉ có 8 Quỹ có quy mô vốn lớn hơn 500 tỷ đồng. Đối với vốn huy động, tính đến hết năm 2016, vốn huy động mới đạt 6.912 tỷ đồng, chiếm 25% vốn hoạt động của hệ thống Quỹ ĐTPTĐP.
Hoạt động sử dụng vốn còn một số bất cập như tỷ lệ nợ xấu ở một số Quỹ ĐTPTĐP ở mức cao, mức lãi suất cho vay tối thiểu chưa phản ánh được đầy đủ chi phí trong lãi suất cho vay...
Do vậy, việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP sẽ đáp ứng được các yêu cầu: Xây dựng khung khổ pháp lý ổn định để tạo điều kiện cho các Quỹ ĐTPTĐP hoạt động và phát triển; giảm rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tư cho các Quỹ, ngân sách nhà nước và hệ thống tài chính; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Bổ sung các điều kiện cho vay để đảm bảo an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro
Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính trình Chính phủ: Bổ sung các điều kiện cho vay đối với chủ đầu tư theo hướng: (i) chủ đầu tư phải có năng lực pháp luật dân sự, (ii) thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; và (iii) phải có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư án.
Về lãi suất cho vay, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi cách xác định lãi suất cho vay tối thiểu theo hướng bổ sung nguyên tắc khi xác định lãi suất cho vay tối thiểu trong đó chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu được tính tối thiểu bằng bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng của 3 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% cộng phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP.
UBND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ chi phí quản lý và các chi phí khác có liên quan đảm bảo Quỹ ĐTPTĐP đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Như vậy, việc bổ sung nguyên tắc xác định lãi suất nêu trên sẽ tạo mặt bằng chung trong việc xác định lãi suất cho vay, đồng thời, vẫn đảm bảo quyền chủ động của các địa phương trong việc xác định lãi suất cho vay đến từng dự án cụ thể.
Bên cạnh đó, dự thảo bổ sung quy định trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, người quản lý quy định theo hướng phù hợp với quy định áp dụng cho Công ty TNHH do Nhà nước sở hữu 100% vốn.
Đối với mức trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP quy định phần chênh lệch thu chi sau thuế sau khi trích các quỹ thì Quỹ ĐTPTĐP được trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành, mức trích tối đa không quá 500 triệu đồng; và trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 03 tháng lương thực hiện. Mức trích này chưa phản ánh được hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP để khuyến khích các Quỹ ĐTPTĐP tăng cường hoạt động, hoạt động đúng mục đích và quy định.
Do vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động, quỹ tiền thưởng của người quản lý của Quỹ theo chế độ áp dụng cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đảm bảo phù hợp với quy định về chế độ tiền lương, tiền thưởng áp dụng cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn. (Xây Dựng 20/9) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
''Việc làm rõ các vấn đề liên quan tới tài chính, tài sản của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết''.
Vẫn liên quan tới những sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khi xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ tại địa phương. Trong số đó có ông Lê Minh Trung cũng đang là Bí thư Quận ủy Thanh Khê, về làm Hiệu trưởng Trường Chính trị.
Quyết định trên cũng khiến dư luận bàn ra, tán vào, xót xa cho một bí thư năng nổ, nhiệt tình nhưng được quy hoạch về Trường Chính trị.
Chia sẻ với Đất Việt, ông Trung bộc bạch: "Là một Đảng viên, tổ chức điều động, bố trí công việc như thế nào thì tôi phải chấp hành. Cá nhân tôi tự động viên, ở lĩnh vực nào, công việc nào cũng luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình".
Chia sẻ thêm, ông Trung cho biết, ông rất ý thức việc mình chỉ là một cán bộ, công chức làm công ăn lương của nhà nước, do đó, không thể có tâm lý "chọn việc ngon" để làm.
"Vì vậy, đối với tôi ở vị trí nào cũng chỉ là một công việc và tôi luôn cố gắng để làm tốt công việc đó", ông Trung nói thêm.
Mặc dù vậy, Hiệu trưởng Trường Chính trị cũng thừa nhận vẫn còn rất bỡ ngỡ, khó khăn với công việc mới.
"Tôi mới tiếp nhận công việc này được vài tháng nên cũng mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu, làm quen với công việc mới", ông Trung chia sẻ.
Tương tự, trường hợp điều chuyển Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng, từ một người có trình độ chuyên môn là tiến sĩ Kỹ thuật, thạc sĩ ngành Thủy lợi, kỹ sư ngành Đường ô tô và đã từng đảm nhiệm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Đà Nẵng rồi Bí thư Quận ủy Hải Châu về giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cũng gây không ít ồn ào.
Ông Dũng nói "tổ chức phân công công việc cho tôi, đây là công việc của tôi thì tôi phải làm. Tôi cũng nghĩ, công việc nào cũng vậy chỉ cần mình làm tốt, phục vụ tốt hơn cho nhân dân thì mình làm", ông Dũng nói.
Với trường hợp của ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Đà Nẵng lại có phản ứng gay gắt hơn.
"Họ đã sắp xếp cho tôi một vị trí không đúng, không hợp lý, nên tôi không đồng ý. Đó là vị trí mà tôi chưa được học bao giờ, chưa được làm bao giờ thì làm sao tôi nhận được.
Đối với tôi, bắt tôi phải làm một công việc tôi không có chuyên môn, trái ngành nghề là rất tàn nhẫn, mất tính nhân văn và sai nguyên tắc", ông Điểu chia sẻ.
"Việc này sau đó cũng được tôi báo cáo lại với Ủy ban Kiểm tra Trung ương về cách làm không đúng quy định, mang tính áp đặt, có nhiều dấu hiệu cá nhân của Thành ủy Đà Nẵng", ông Điểu nói thêm.
Bà Lê Thu Ba - nguyên Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương nhận định, những sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng.
Về cá nhân ông Xuân Anh, bà Ba cho rằng, những vi phạm trong công tác tổ chức, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt, điều chuyển không đúng chuyên môn... là việc làm gây tổn hại rất lớn đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
Tiếp đến là về việc thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng hai nhà ở của doanh nghiệp. Bà Lê Thu Ba đề nghị cần phải làm rõ vấn đề nhận quà biếu, tặng của ông Xuân Anh.
"Chính phủ đã có quy định về nhận quà biếu, tặng, một chiếc xe trị giá hàng tỷ đồng mà có thể nhận dễ dàng như vậy là không ổn.
Còn về hai ngôi nhà được cho là sử dụng của doanh nghiệp, tôi muốn Ủy ban Kiểm tra làm rõ đó là quà tặng, biếu hay ông Xuân Anh đang mượn, ở nhờ của doanh nghiệp? Cần thiết phải làm rõ việc này vì nó còn liên quan tới nhiều vấn đề khác.
Vì sao ông Xuân Anh đã có nhà lại phải ở nhờ? Nếu đó là quà tặng, biếu đã được sang tên, làm sổ đỏ thì phải làm rõ mục đích nhận nhà từ phía doanh nghiệp của ông Xuân Anh cụ thể là gì? Đây có  đơn giản là quà biếu, tặng, hay đằng sau còn có câu chuyện khác như lâu nay dư luận vẫn nói: "lãnh đạo bảo kê", "quà lót tay, quà hối lộ", "đổi nhà lấy dự án"...?
Đà Nẵng đã có truyền thống trong công tác phòng chống tham nhũng. Cá nhân ông Xuân Anh cũng từng phát biểu tại cuộc họp báo ngày 31/12/2015: "Nếu có đồng chí nào phát hiện hay tìm hiểu ra tôi có bất cứ một lô đất nào ngoài căn nhà tôi đang ở số 43 Nguyễn Thái Học thì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, thậm chí có thể từ chức Bí thư Thành ủy. Tôi nói đến mức thế, một lô đất thôi!"
Vì vậy, việc làm rõ các vấn đề liên quan tới tài chính, tài sản của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết, nó là vấn đề uy tín, danh dự của lãnh đạo thành phố", bà Ba nói.
Về phía ông Huỳnh Đức Thơ - bà Ba cũng cho rằng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra những khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị, cũng như những vấn đề liên quan tới quyết định nhân sự cũng là những sai phạm nghiêm trọng.
"Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã rất rõ ràng đó là những sai phạm nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật. Tôi không biết hình thức kỷ luật như thế nào nhưng rõ ràng không thể để người dân bị mất lòng tin thêm nữa. Vấn đề phòng chống tham nhũng phải đi vào thực chất chứ không chỉ dừng ở mức hô hào khẩu hiệu", bà Ba nói. (Đất Việt 21/9) đầu trang(

QUẢN LÝ
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc giải quyết kiến nghị của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam liên quan đến Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Đồng Nai nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam trong quá trình xem xét, quyết định các vấn đề liên quan theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 7509/VPCP-NN ngày 18-7-2017, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm phát triển bền vững. (Nhân Dân 21/9) đầu trang(
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo về việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Ngọc Chanh và một số công dân trú tại thôn Đồng Nhân, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện việc giao đất nông nghiệp cho hộ ông Lê Ngọc Chanh, hộ ông Nguyễn Duy Liêm và hộ bà Nguyễn Thị Sử tại vị trí phù hợp với quy hoạch và thực tế của địa phương để các hộ dân tiếp tục sản xuất, đảm bảo cuộc sống theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1591/VPCP-V.I ngày 22/2/2017; đồng thời báo cáo kết quả xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/11/2017. (Tin Tức 20/9) đầu trang(
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao các bộ ngành liên quan thanh tra toàn diện các dự án xây dựng ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
Ngày 20/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).
Phó thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan liên quan thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà.
Các dự án này đã được UBND Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp phép trong giai đoạn từ năm 2003 đến hết năm 2016 (thời điểm Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng được phê duyệt). Các đơn vị được giao báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 31/3/2018.
Liên quan đến vấn đề này, UBND Đà Nẵng có báo cáo đã gửi Thủ tướng về việc rà soát các dự án và phương án điều chỉnh quy hoạch du lịch tại bán đảo Sơn Trà.
Theo đó, đến tháng 12/2012, tại bán đảo Sơn Trà, UBND Đà Nẵng chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 18 dự án phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Tổng diện tích quy hoạch gần 1.230 ha.
Trong đó, chính quyền đã giao đất có thu tiền hơn 94 ha; đất thuê là 274 ha và phần còn lại là diện tích đất giao cho các tập thể, cá nhân quản lý không thu tiền. Tổng số tiền sử dụng đất đã thu (phần diện tích đất giao từ 2003-2012) khoảng 700 tỷ đồng.
Về cơ sở pháp lý để chấp thuận đầu tư, UBND Đà Nẵng cho rằng những dự án được địa phương cấp phép đúng pháp luật.
Hiện, 3 dự án được đầu tư, triển khai (dự án khu du lịch sinh thái biển Bãi Bắc, khu du lịch Sơn Trà Resort & Spa và khu nhà nghỉ du lịch sinh thái Bãi Trẹm); một dự án đang triển khai và tạm dừng (khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển Tiên Sa); 3 dự án đã triển khai một phần nhưng sau đó tạm dừng; 11 dự án chưa triển khai.
TP Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho phép giữ lại dự án đã xây dựng và hoạt động có hiệu quả. Những dự án này phải đảm bảo an ninh quốc phòng, không nằm trong vùng nhạy cảm, ảnh hưởng đến công tác phòng thủ. (Zing News 20/9) đầu trang(
Ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại cuộc họp Ban Bí thư đã quyết định kỷ luật đồng chí Nguyễn Phong Quang và đồng chí  Nguyễn Anh Dũng.
Tại cuộc họp, sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (Tờ trình số 72-TTr/UBKTTW, ngày 19/9/2017 và Tờ trình số 73-TTr/UBKTTW, ngày 19/9/2017), Ban Bí thư đã xem xét và quyết định kỷ luật:
1- Đồng chí Nguyễn Phong Quang, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn 2011 - 2016
- Với cương vị và trách nhiệm là người đứng đầu, đồng chí phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng uỷ và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, quyết định chủ trương công tác cán bộ không đúng quy định, để xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian dài; thiếu kiểm tra, giám sát các cơ quan tham mưu trong việc thực hiện chủ trương, quy trình về công tác cán bộ. Trực tiếp ký bổ nhiệm trên 30 trường hợp không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, điều kiện và tiêu chuẩn (trong đó có trường hợp đồng chí Vũ Minh Hoàng và đồng chí Nguyễn Tiến Khoa mà dư luận và báo chí đã nhiều lần nêu).
- Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng về quản lý tài chính, tài sản, gây thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước.
- Chuyển giao hơn 2.000 m2 đất của Cơ quan Ban Chỉ đạo cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam Bộ, vi phạm nghiêm trọng Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
- Vi phạm quy định của Đảng trong việc nhận đề cử chức Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam Bộ. Lấy danh nghĩa Ban Chỉ đạo để vận động tài trợ cho Hội khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, không đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Phong Quang đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban Chỉ đạo, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; xem xét và cân nhắc nhiều mặt, Ban Bí thư đã thống nhất cao quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Phong Quang bằng hình thức: Cách tất cả các chức vụ trong Đảng (bao gồm cách chức Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; cách chức Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; cách chức Bí thư Đảng uỷ Cơ quan Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ).
2- Đồng chí Nguyễn Anh Dũng, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương; Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam
- Với cương vị là Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020, Phó Bí thư Đảng uỷ Tập đoàn từ tháng 8/2012; Bí thư Đảng uỷ từ tháng 10/2013; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn từ tháng 4/2012 đến nay, đồng chí phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn nhiệm kỳ 2010 - 2015.
- Với trách nhiệm là người đứng đầu, đồng chí đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong việc quản lý vốn, tài sản, đất đai và đầu tư của Tập đoàn, gây hậu quả rất nghiêm trọng; để Tập đoàn và một số công ty không bảo toàn được vốn Nhà nước giao.
- Thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện 4 dự án trọng điểm: Dự án Nhà máy sản xuất phân đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc; Dự án sản xuất phân bón DAP số 2 tại Lào Cai; Dự án sản xuất phân bón DAP Hải Phòng.
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Anh Dũng đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Tập đoàn, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; sau khi xem xét trên nhiều mặt, Ban Bí thư đã thống nhất cao quyết định:
- Thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Anh Dũng bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng (bao gồm cách chức Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương; cách chức Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; cách chức Bí thư Đảng uỷ Tập đoàn Hoá chất Việt Nam).
- Yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo xem xét thi hành kỷ luật hành chính đồng chí Nguyễn Anh Dũng theo đúng quy định hiện hành. (Báo Chính Phủ 20/9) đầu trang(

NHÂN SỰ MỚI
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.
Theo đó, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thay thế ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được nghỉ hưu theo chế độ.
Theo Quyết định 442/QĐ-TTg ngày 28/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Chính phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính dài hạn và hằng năm do Bộ Nội vụ trình Chính phủ.
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính; xem xét nội dung các đề án, dự án quan trọng về cải cách hành chính của Chính phủ, các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ có nội dung chủ yếu liên quan đến cải cách hành chính trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ; các nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác cải cách hành chính; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác cải cách hành chính. (Tin Tức 20/9) đầu trang(
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Bình Thuận, Gia Lai, TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành các quyết định về công tác cán bộ.
Nghệ An: Ngày 20/9, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh đã trao Quyết định số 1432-QĐ/TU ngày 6/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An  điều động ông Hoàng Quốc Việt, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, chuyển công tác đến cơ quan UBND huyện Tân Kỳ, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Tân Kỳ nhiệm kỳ 2015-2020.
Trước đó, ông Nguyễn Đắc Vinh cũng đã trao Quyết định số 1464 ngày 9/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ điều động, phân công ông Thái Thanh Quý, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ đến nhận công tác tại Ban Dân vận Tỉnh uỷ và giữ chức Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ Nghệ An.
Ông Thái Thanh Quý được bổ nhiệm thay cho ông Lê Bá Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ đã được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An.
TPHCM: Ngày 19/9, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã  tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các tòa chuyên trách.
Theo đó, bổ nhiệm ông Tô Chánh Trung, sinh năm 1963, Thẩm phán cao cấp giữ chức vụ Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên; bổ nhiệm ông Đặng Văn Thành, sinh năm 1961, Thẩm phán cao cấp giữ chức vụ Chánh tòa Tòa Dân sự TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh.
Bình Thuận: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định bổ nhiệm ông Lê Văn Hồng giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Y tế và ông Hà Lê Thanh Chung giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương.
Tại Quyết định số 2692/QĐ-UBND ngày 14/9/2017, Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm có thời hạn 5 năm đối với ông Lê Văn Hồng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y thuộc Sở Y tế, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Y tế. Ông Lê Văn Hồng được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,7 so với mức lương cơ sở theo quy định hiện hành.
Tại Quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 14/9/2017, Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm có thời hạn 5 năm đối với ông Hà Lê Thanh Chung, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp thuộc Sở Công Thương, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương. Ông Hà Lê Thanh Chung được hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,7 so với mức lương cơ sở theo quy định hiện hành.
Các Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2017.
Gia Lai: Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành vừa ký Quyết định số 799/QĐ-UBND về việc bổ nhiệm ông Lê Hồng Hà, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, trực thuộc Sở Công Thương giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương, kiêm giữ chức Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, kể từ tháng 9/2017. (Báo Chính Phủ 20/9) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) phản ánh, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, công chức để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh.
Thực tế này khiến các đại biểu quan tâm thảo luận Quy định mới về mở rộng phạm vi điều chỉnh với khu vực ngoài Nhà nước với 2 luồng ý kiến, đó là, nên tập trung làm tốt việc phòng, chống tham nhũng đối với khu vực công, hay mở rộng phạm vi ra khu vực ngoài nhà nước trong phiên họp thứ 14 UBTVQH, khi cho ý kiến về Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) chiều 20/9.
Tại phiên họp, thay mặt Chính phủ  trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, sau 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Luật phòng, chống tham nhũng đã từng bước giúp tạo ra môi trường thể chế ngày càng công khai, minh bạch; bộ máy cơ quan phòng, chống tham nhũng bước đầu được củng cố, kiện toàn.
Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, việc sửa đổi bổ sung dự thảo luật phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng là rất cần thiết.
Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng được bố cục gồm 11 Chương với 131 điều, quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng. Dự thảo luật sửa đổi lần này đã mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài nhà nước.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật và cho rằng, trên thực tế tình hình “tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước” đã và đang xuất hiện, ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời cản trở hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong khu vực công.
Bên cạnh đó, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên cũng đặt ra yêu cầu về chống tham nhũng trong khu vực tư. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã hình sự hóa một số hành vi tham nhũng trong khu vực này như tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, các hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước (tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước) đã được Bộ luật Hình sự điều chỉnh. Trên thực tế, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, công chức để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Đây vẫn là các hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước (người không phải cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý với vai trò đồng phạm của hành vi tham nhũng). Vì vậy, loại ý kiến này cho rằng, hiện nay khi còn chưa làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước (là khu vực chủ yếu và quan trọng nhất trong phòng, chống tham nhũng) thì chưa nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, mà nên tập trung nguồn lực làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực Nhà nước. Riêng đối với các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ trong tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước thì sẽ được xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Cũng liên quan đến đề nghị của Chính phủ về mở rộng từng bước về phạm vi điều chỉnh của dự án Luật sang khu vực ngoài nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng không nên mở rộng đối tượng sang khu vực ngoài nhà nước vội, mà cần tập trung để làm cho tốt việc phòng, chống tham nhũng đối với khu vực công, đối tượng sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Viện trưởng Thường trực VKSNDTC Nguyễn Hải Phong thống nhất với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, đồng thời lưu ý cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu các giai đoạn và giới hạn sửa đổi luật. "Đây là chính sách lớn cần phải lưu ý, nghiên cứu kỹ nếu không có thể dẫn đến tình trạng cơ quan chức năng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng," ông Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng việc mở rộng phạm vi theo hướng áp dụng với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, áp dụng bắt buộc một số chế định với một số tổ chức ngoài Nhà nước là phù họp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, nếu mở rộng thì cần tiếp tục nghiên cứu rất kỹ và đánh giá tác động về tính hiệu quả, khả thi để vừa bảo đảm thực hiện phòng chống tham nhũng trong khu vực này, vừa không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra Dự thảo luật phòng, chống tham nhũng; đề nghị các cơ quan cần có sự phối hợp chặt chẽ, thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc ý tưởng mở rộng phạm vi ra khu vực ngoài nhà nước để đảm bảo vừa tôn trọng hoạt động của kinh tế tư nhân vừa đảm bảo tính khả thi của luật.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Ủy ban thường vụ Quốc hội khẳng định Dự án Luật phòng, chống tội phạm là một dự án luật quan trọng, việc sửa đổi là cần thiết để khắc phục những hạn chế của luật hiện hành và xử lý những vấn đề mới phát sinh.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ lượng những vấn đề mới được đưa ra trong Dự thảo luật để đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khả thi trong mối tương quan của hệ thống luật pháp hiện hành. Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo hoàn thiện tờ trình, hồ sơ Dự thảo luật để chuẩn bị trình ra xin ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. (Công Lý 21/9) đầu trang(
Kinh nghiệm của các nước là nếu quan chức không giải trình được nguồn gốc tài sản thì chuyển cho tòa án để thu hồi.
Chiều 20-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi. Theo tờ trình của Chính phủ, sau 10 năm thi hành, Luật PCTN đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đấu tranh PCTN theo đúng tinh thần của Tổng Bí thư “lò đã nóng, củi tươi vào cũng phải cháy”. Theo đó, lần này dự luật sẽ được sửa toàn diện, đưa nhiều điểm mới, chỉ giữ nguyên bảy điều của luật cũ…
Trình bày tờ trình về dự luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp. “Những điều này gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm PCTN của Đảng và Nhà nước” - ông Long nói.
Theo ông Long, có tám nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó có nguyên nhân minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn chưa hiệu quả. Để khắc phục, ông Long cho hay dự thảo luật lần này đã đưa riêng một chương (chương III) để quy định minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập của quan chức, trong đó bao gồm các quy định về: Kê khai tài sản, thu nhập; quản lý bản kê khai; theo dõi biến động; xác minh tài sản, thu nhập; xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình hợp lý.
Cho ý kiến nội dung này, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong cho biết hiện nay kê khai tài sản cứ cất vào ngăn bàn, khi nào bổ nhiệm hay có vấn đề đơn thư mới tiến hành kiểm tra. “Dự thảo luật đưa vào Điều 40 về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập - cũng là cơ quan có thẩm quyền xác minh. Khi xác minh phát hiện có dấu hiệu bất minh thì trách nhiệm xử lý thế nào?” - ông Phong đặt vấn đề.
Ông Phong cho hay kinh nghiệm của các nước khi phát hiện ra người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản có sự bất minh thì họ yêu cầu chính người đó giải trình. Sau sáu tháng anh không giải trình được thì chuyển cho tòa án để thu hồi. “Họ làm như vậy rất hợp pháp, minh bạch. Nếu có khiếu kiện thì tòa xử. Chứ nếu sử dụng như quy định đưa ra trong dự thảo thì có hai trường hợp xảy ra là cơ quan nào cũng đặt ra yêu cầu xác minh, mà xác minh không có nghiệp vụ thì dễ xảy ra oan, sai. Còn nếu xác minh đúng nhưng cơ quan không có thẩm quyền mà xử lý thì trái luật” - ông Phong nói.
Một trong những điểm mới của dự luật là mở rộng phạm vi điều chỉnh sang lĩnh vực tư, theo đó một số tổ chức xã hội, doanh nghiệp cũng sẽ chịu tác động của luật. Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay đa số ý kiến tán thành việc này. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng một số hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn thuộc khu vực tư đã được BLHS điều chỉnh.
“Trên thực tế, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, công chức để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đây vẫn là các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, người ở khu vực tư sẽ bị xử lý với vai trò đồng phạm của hành vi tham nhũng” - bà Nga nói và cho hay luồng ý kiến này đề nghị chưa mở rộng, đề nghị làm tốt PCTN trong khu vực nhà nước trước.
Về nội dung này, ông Cao Văn Thống, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho rằng nên cân nhắc có quy định PCTN ở khu vực tư vì thực tế cho thấy “giữa cán bộ cấp cao với doanh nghiệp là có vấn đề rồi”. Ông nói: “Bảy năm trước, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thực hiện một nghiên cứu về mối quan hệ giữa cán bộ cấp cao với doanh nghiệp và đến nay thực tế đã có và đã xét xử. Phải làm, nếu không luật sẽ bỏ lọt tội phạm tham nhũng, sẽ buông lỏng kiểm soát quyền lực dẫn đến tham nhũng về chính trị, chính sách”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý: “Dự luật sửa đổi lần này mở rộng phạm vi, theo hướng áp dụng với tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài nhà nước. Cái này phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng phải nghiên cứu kỹ. Phải đánh giá tác động đến các đối tượng trên để luật khả thi, không ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh, làm những điều pháp luật không cấm của họ”. (Pháp Luật TP.HCM 21/9) đầu trang(
Thời gian qua, các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã triển khai kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đến nay, một số đoàn đã hoàn thành công việc, tổ chức thông báo kết quả kiểm tra, giám sát và đặt ra nhiều vấn đề cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả công tác PCTN, kiên quyết xử lý tội phạm tham nhũng. Đây là một trong những hoạt động rất cần thiết và quan trọng trong công cuộc PCTN của Đảng, Nhà nước, đáp ứng mong đợi của các tầng lớp nhân dân.
Tại các địa phương, các đoàn công tác đã thông báo những ưu điểm và chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN. Tại tỉnh Vĩnh Long, báo cáo của đoàn chỉ rõ, một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp PCTN; quy định trong quản lý tài chính chưa chặt chẽ, nhất là trong kiểm soát chi tiêu, tạo kẽ hở cho tiêu cực, tham nhũng; quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về kinh tế, tham nhũng còn kéo dài…
Tại tỉnh Ninh Thuận: Một số cấp ủy đảng, lãnh đạo một số tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa quan tâm công tác PCTN; công tác phát hiện tham nhũng, sai phạm về kinh tế còn ít; việc thu hồi tài sản tham nhũng, sai phạm kinh tế hiệu quả thấp; mức án tuyên một số vụ án tham ô tài sản còn nhẹ; việc kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa được quan tâm; việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm tham nhũng còn hạn chế…
Đoàn công tác cũng đã kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc liên quan tham nhũng, kinh tế, bảo đảm sự nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát tại Sóc Trăng chỉ ra một số yếu kém, hạn chế như: công tác quản lý cán bộ, đảng viên tại một số cơ quan, đơn vị còn nhiều khuyết điểm; công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng hiệu quả chưa cao; có vụ việc, vụ án chưa được xử lý nghiêm minh; năng lực chuyên môn của một số cán bộ, công chức trong cơ quan thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng còn hạn chế…
Cùng với các đoàn kiểm tra, giám sát, cuối tháng 8 vừa qua, Ban Nội chính T.Ư đã tổ chức Hội nghị giao ban các cơ quan, tổ chức đầu mối tham mưu, giúp việc về công tác PCTN của các đảng ủy tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91. Hiện nay, có 15/21 tập đoàn, tổng công ty duy trì mô hình Ban chỉ đạo PCTN, có tổ giúp việc hay tổ thường trực theo dõi công tác này. Hội nghị nêu rõ: Hoạt động của Ban chỉ đạo ở một số tập đoàn, tổng công ty còn hình thức, hiệu quả thấp, không kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ; việc phát hiện tham nhũng thông qua công tác tự kiểm tra, thanh tra còn nhiều hạn chế…
Có thể nhận thấy, qua thực tế thanh tra, kiểm tra, giám sát đã phát hiện nhiều vấn đề và hạn chế trong công tác PCTN. Đáng lo ngại là những yếu kém này tồn tại đã nhiều năm qua nhưng chưa được nhìn nhận thấu đáo, thẳng thắn, không được khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Trong thời gian qua, những vụ tiêu cực, tham nhũng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong công tác cán bộ, quản lý tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp... đã và đang được xem xét, kết luận và xử lý nghiêm minh. Một số cán bộ đã nhận những hình thức kỷ luật thích đáng, dù ở cương vị nào, kể cả những cán bộ đã về hưu.
Và đây sẽ là một trong những trọng tâm công tác được các cơ quan chức năng quyết liệt triển khai. Vì vậy, kết quả kiểm tra, giám sát của các đoàn công tác thuộc Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng triển khai các công việc cần thiết, mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Để làm được điều này, nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, các địa phương, đơn vị cần nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm trong PCTN đã được các đoàn công tác chỉ rõ. Đồng thời, khẩn trương khắc phục và xử lý triệt để những sai phạm, vi phạm.
Kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh, thượng tôn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả thực chất của công tác PCTN. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai tốt việc giám sát, kiểm tra sau khi các sai phạm, vi phạm, hạn chế đã được thông báo, chỉ rõ. Những kết luận của các cơ quan chức năng phải là những văn bản “sống”, có hiệu lực trong thực tế, được nghiêm túc tiếp thu bằng những việc làm cụ thể.
Đối với các địa phương, công tác PCTN cần được đặc biệt quan tâm, trong đó chú trọng triển khai thực chất công tác kiểm tra, giám sát, qua đó giúp các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát nhận ra những thiếu sót, khuyết điểm để chấn chỉnh kịp thời và phòng ngừa sai phạm. Xây dựng tinh thần liêm chính cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động; xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; các quy định nội bộ để kiểm soát "tham nhũng chính sách" từ gốc tại các lĩnh vực nhạy cảm, như: cổ phần hóa tài sản công; đầu tư công, tài chính, quản lý các nguồn vốn đất đai... tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ…
Các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, có vốn nhà nước phải coi trọng công tác PCTN, lãng phí ngang hàng với sản xuất, kinh doanh, bởi chống được tham nhũng, lãng phí, giảm được những chi phí không cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Công tác PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang cho thấy không còn khái niệm “hạ cánh an toàn” cho bất kỳ ai để xảy ra sai phạm khi đương nhiệm. Qua đó, thể hiện quyết tâm đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" được chỉ ra trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. (Nhân Dân 21/9) đầu trang(
Chợ Ea Kao tại thôn 3, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2010 nhưng đến nay gần như bị bỏ hoang.
Nhiều hạng mục công trình bị xuống cấp, gây lãng phí. Thế nhưng, chính quyền địa phương lại tiếp tục phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng chợ mới tại buôn Kao, xã Ea Kao khiến người dân vô cùng bức xúc.
Khu chợ tại thôn 3, xã Ea Kao được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2010, với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Hiện nay, chợ chỉ có hơn 10 tiểu thương vào buôn bán. Các hạng mục như nhà lồng, nhà ban quản lý chợ, công trình nước, nhà giữ xe… đều bị xuống cấp.
Điều đáng nói, một phần nguồn vốn để xây chợ được huy động từ nhân dân nhưng khi chợ hoàn thành, những người đóng góp xây chợ lại không được hưởng lợi mà còn phải gánh các khoản nợ đầu tư vào chợ và “ôm” những gian hàng không kẻ bán người mua. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trên địa bàn xã Ea Kao vẫn tồn tại khu chợ tạm ở khu vực thôn 1, hoạt động từ năm 1982 đến nay (cách khu chợ thôn 3 khoảng 2 km), hiện người dân vẫn duy trì hoạt động buôn bán tại khu vực này. Do vậy, chợ mới khang trang vẫn không thể đi vào hoạt động.
Bà Bùi Thị Hải, tiểu thương tại chợ thôn 3 cho biết đã vay mượn, đấu thầu 2 ki-ốt trong chợ với giá 22 triệu đồng với hy vọng phát triển kinh tế gia đình. Nhưng từ khi mua ki- ốt đến nay, việc buôn bán không hiệu quả trong khi hàng tháng vẫn phải trả tiền lãi vay để có được số vốn đầu tư ban đầu.
Theo các tiểu thương tại chợ thôn 3, thời điểm năm 2010, UBND xã Ea Kao đã thỏa thuận với các tiểu thương khi xây xong chợ tại thôn 3 sẽ xóa khu chợ tạm tại thôn 1, đưa hoạt động buôn bán của xã về tập trung tại chợ thôn 3. Vì vậy, nhiều tiểu thương đã đồng lòng cùng chính quyền địa phương đầu tư xây chợ.
Tuy nhiên, khi chợ tại thôn 3 hoàn thành, UBND xã Ea Kao đã không cương quyết xóa bỏ chợ tạm tại thôn 1, dẫn đến tình trạng chợ thôn 3 gần như bị bỏ hoang từ khi xây xong cho đến nay.  Cũng theo các tiểu thương, việc chính quyền địa phương không cương quyết di dời hoạt động buôn bán về khu chợ mới tại thôn 3 dẫn đến tình trạng “chợ mới bị bỏ hoang, chợ tạm vẫn tấp nập”, gây bức xúc trong nhân dân.
Trong khi khu chợ tiền tỷ tại thôn 3 không phát huy được công năng sử dụng, không đem lại hiệu quả, UBND xã Ea Kao lại tiếp tục đề xuất phương án xây dựng thêm chợ mới tại khu vực buôn Kao, xã Ea Kao (đối diện với chợ tạm thôn 1) với tổng kinh phí dự kiến hơn 8 tỷ đồng và đã được UBND thành phố Buôn Ma Thuột đồng ý.
Theo ông Phan Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Kao, việc khu chợ thôn 3 hoạt động không hiệu quả là do người dân đã quen với hoạt động buôn bán tại chợ tạm thôn 1, chợ thôn 3 dù được xây mới vẫn không có người đến mua bán. Việc xây chợ tại thôn 3 từ năm 2010 là đáp ứng theo yêu cầu của các tiểu thương. Hiện tại, chợ vẫn chưa được sử dụng hết nhưng ông Trường tin tưởng đến năm 2020, xã được đầu tư xây dựng thành điểm du lịch, văn hóa, nhu cầu buôn bán sẽ tăng cao, lúc đó chợ sẽ phát huy được hiệu quả.
Cũng theo ông Phan Văn Trường, việc UBND xã Ea Kao tiếp tục đề xuất xây chợ mới tại buôn Kao là đúng với quy hoạch xây dựng mạng lưới chợ của tỉnh Đắk Lắk. Hơn nữa, khu chợ tạm thôn 1 đã xuống cấp, mất an toàn về phòng cháy chữa cháy, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên cần thiết phải xây chợ mới để đảm bảo các quy định về chợ nông thôn và phục vụ nhu cầu buôn bán của người dân trong xã.
Mặc dù cả hai khu chợ đều nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới chợ giai đoạn 2006 - 2020 của UBND tỉnh Đắk Lắk nhưng việc xây dựng chợ cần dựa vào nhu cầu buôn bán, giao thương thực tế tại địa phương. Trong khi câu chuyện lãng phí và sự bức xúc của người dân tại khu chợ thôn 3 vẫn chưa được giải quyết, UBND xã Ea Kao lại chuẩn bị xây thêm khu chợ mới tại buôn Kao, xã Ea Kao.
Chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục lãng phí và những bất cập tại khu chợ thôn 3, đồng thời xem xét lại phương án xây dựng khu chợ mới tại buôn Kao để đạt hiệu quả kinh tế cao. (Bnews 21/9) đầu trang(
Theo báo cáo của các bộ, ngành, tính đến 25.8.2017, có 43 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả, tổng mức đầu tư lên đến 42.000 tỉ đồng. Tính thêm 12 dự án của ngành công thương, con số lên tới 100.000 tỉ đồng.
Một con số quá to với một nước còn nghèo, nợ công nặng trên vai người dân, phải tính đến tăng thuế VAT để tăng nguồn thu. Thực tế đó dù không muốn cũng phải đối diện, chẳng tránh đi đâu được.
Nói là dấu hiệu đầu tư không hiệu quả cho bớt đi nỗi sợ hãi, chứ thực ra có những dự án đã là xác chết, chỉ còn lo việc khâm liệm. Những Vinashin, Vinalines từng được tái cơ cấu nhưng làm sao có thể sống lại một xác chết. Người dân từng háo hức khi nghe những tuyên bố về tái cơ cấu Vinashin, nhưng mọi hy vọng đều vụt tắt.
Những chiếc tàu Hoa Sen, những ụ nổi, những con tàu hoành tráng từng mang tham vọng quả đấm thép trôi dạt về đâu trên các vùng biển, trở thành những đống phế liệu làm ô nhiễm môi trường, tiêu hủy không được, bán phế liệu không xong.
Còn nhiều dự án khác của ngành công thương, sống không được, cho chết cũng không xong. Tiền Nhà nước bỏ ra để “thuốc thang” cho một cơ thể ung thư giai đoạn cuối nghĩ mà xót. Để càng lâu thì con số không chỉ dừng lại 100.000 tỉ đồng, mà không chừng sẽ phải tốn kém thêm. Nghĩ mà đau, mà nổi giận.
Còn nhiều dự án khác của các bộ, ngành, của các TCty nhà nước, của các địa phương, đụng đâu cũng con số ngàn tỉ. Nào là dự án trồng rừng nguyên liệu, dự án chế biến gỗ, dự án cảng biển… Tăng vốn cho các dự án này là chuyện bỏ tiền vào lò hỏa thiêu, nhưng vứt một bên thì vứt tiền, nhà máy, thiết bị trơ gan cùng tuế nguyệt, để lâu những thứ đầu tư hàng trăm tỉ chỉ còn là đống sắt vụn.
Làm gì để cắt lỗ, để hạn chế bớt thiệt hại, để 100.000 tỉ đồng không tan theo mây khói, đó là bài toán không hề dễ dàng. Không hy vọng gì các dự án này sinh lãi, chỉ mong trong hàng chục dự án, hỗ trợ để có vài dự án sống được, tự nuôi được đã là quá khó. Nó đã chết ngay từ khi sinh ra trên bàn giấy của những người vẽ ra và đặt bút ký.
Có những dự án đã thành vụ án và một vài người bước chân vào tù ngục, nhưng có những dự án chưa làm rõ trách nhiệm của những người có trách nhiệm. Tiền dân đâu phải là lá mít.
Qua những con số này, cho thấy rõ chân dung của những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả hoặc được o bế. Còn dung dưỡng những doanh nghiệp nhà nước như vậy, tiền dân, tiền nước còn tan thành mây khói. (Lao Động 21/9) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Ngày 19/9 Bưu điện TP.HCM và lực lượng cảnh sát PCCC TP.HCM đã kỹ thỏa thuận hợp tác về việc cung cấp dịch vụ công: “Tiếp nhận hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua dịch vụ bưu chính công ích”.
Việc hợp tác giữa hai đơn vị hướng đến mục tiêu đảm bảo chất lượng dịch vụ an toàn, ổn định, tin cậy và phát huy hiệu quả của mạng lưới bưu chính công cộng sẵn có để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các cá nhân, tổ chức.
Phát biểu tại đây, Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hương nhấn mạnh rằng hoạt động sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, qua đó nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Cũng theo bà Hương, hợp tác sẽ diễn ra trong ba hoạt động gồm: Bưu điện tiếp nhận hồ sơ trong lĩnh vực PCCC tại các tổ chức, doanh nghiệp và người dân có nhu cầu để nộp về Phòng Cảnh sát PCCC. Đồng thời Bưu điện TP cũng nhận lại kết quả từ Phòng Cảnh sát PCCC để trả về tới tận địa chỉ của người dân, doanh nghiệp.
Song song đó, Bưu điện cũng nhận thu/nộp hộ tiền phí, lệ phí hồ sơ lĩnh vực PCCC cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Đánh giá về việc hợp tác này, Giám đốc lực lượng Cảnh sát PCCC TP.HCM, Đại tá Lê Tấn Bửu khẳng định rằng đây là việc làm thiết thực, mang lại lợi ích cho cả người dân và đơn vị vì rút ngắn thời gian làm việc, từng bước tối giản các thủ tục hành chính. (ICT News 21/9) đầu trang(
“Kỷ cương - trách nhiệm - nhiệt tình - thân thiện” là những điều mà nhiều người dân Thủ đô cảm nhận được khi tiếp xúc với cán bộ, công chức ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính (bộ phận “một cửa”). Chuyển biến tích cực trong ứng xử công vụ là kết quả từ sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan, đơn vị thông qua thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội.
Làm xong thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại bộ phận “một cửa” của UBND huyện Gia Lâm, bà Lâm Thị Nguyên (xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm) cho biết: “Tôi làm thủ tục lần đầu chưa quen nên kê khai không đúng, nhưng được cán bộ hướng dẫn rất tận tình, chu đáo. Đúng ngày ghi trên phiếu hẹn, tôi lấy được kết quả”.
Những lời cảm ơn, khen ngợi về sự nhiệt tình, cởi mở, trách nhiệm của công chức cũng xuất hiện khá nhiều trong sổ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị ở bộ phận “một cửa” của UBND các quận: Hai Bà Trưng, Long Biên, Hà Đông, Hoàn Kiếm... Đây là tín hiệu tốt về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Quyết tâm cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, ngày 25-1-2017, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 522/QĐ-UBND về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội. Tiếp đó, ngày 20-3-2017, UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành Kế hoạch 69/KH-UBND về siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới lề lối, phong cách làm việc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức TP Hà Nội. Trong đó, các cơ quan, đơn vị phải quán triệt và niêm yết 10 nội dung, yêu cầu.
Giờ đây, đến bất kỳ bộ phận “một cửa” nào thuộc các cơ quan trên địa bàn TP Hà Nội, tổ chức và công dân sẽ thấy bảng niêm yết 10 nội dung, yêu cầu. Cụ thể: Khách đến, được chào hỏi; Khách ở, luôn tươi cười; Khách hỏi, được tư vấn; Khách yêu cầu, phải tận tâm; Khách cần, được thông báo; Khách vội, giải quyết nhanh; Khách chờ, được xin lỗi; Khách phàn nàn, phải lắng nghe; Khách nhờ, luôn chu đáo; Khách về, được hài lòng.
Điều đáng nói, 10 nội dung, yêu cầu được các cán bộ, công chức quyết tâm chuyển hóa thành hiện thực chứ không chỉ là khẩu hiệu. Chị Đoàn Thị Minh Hạnh, công chức bộ phận “một cửa” UBND huyện Gia Lâm cho biết: “10 nội dung thực sự là những điều cán bộ, công chức cần làm và khi được công khai tại nơi làm việc, khiến mình luôn có ý thức phải thực hiện đúng”.
Quá trình thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội, nhiều đơn vị đã có cách làm hết sức sáng tạo. Chẳng hạn, để củng cố chất lượng, nâng cao uy tín của bộ máy chính quyền, UBND phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng) ngoài việc niêm yết số điện thoại đường dây nóng của UBND thành phố, quận và phường, còn niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa” họ tên, số điện thoại di động, địa chỉ email của Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch UBND phường. Việc làm này giúp người dân dễ dàng phản ánh các vấn đề bức xúc, còn cán bộ phường sớm nắm được thông tin để giải quyết kịp thời.
Đến thời điểm này, nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đến giao dịch tại bộ phận “một cửa”. Kết quả cho thấy, mức độ hài lòng của người dân khá cao. Điều này chính là sự khích lệ các đơn vị và từng cán bộ, công chức tiếp tục nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân tốt hơn. (Hà Nội Mới 21/9) đầu trang(

KINH TẾ
Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế địa phương tăng cường thanh kiểm tra với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế như thua lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh hay đột ngột lỗ sau giai đoạn được ưu đãi.
Theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế mới đây liên quan đến việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Tổng cục Thuế đã phân loại doanh nghiệp theo 3 đối tượng.
Cụ thể là doanh nghiệp chưa kê khai nay thuộc đối tượng phải kê khai theo quy định, cần tập trung tuyên truyền hướng dẫn chuẩn bị cho việc kê khai.
Đối tượng thứ 2 là doanh nghiệp đã và đang thực hiện kê khai, cần triển khai tuyên truyền để đảm bảo doanh nghiệp kê khai đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết và có doanh thu dưới 200 tỷ đồng tập trung hỗ trợ nghiên cứu và áp dụng các quy định đơn giản hoá quy định tại Nghị định 20 và Thông tư 41 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế cũng chỉ đạo việc chủ động rà soát, cập nhật và lưu trữ thông tin về ngành nghề kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đảm bảo công tác quản lý thuế theo sát hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Ngoài ra, lãnh đạo ngành thuế cũng lưu ý các địa phương tập trung quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có giao dịch liên kết có rủi ro cao về thuế như các doanh nghiệp kê khai thua lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp so với ngành hoặc so với kết quả chung của tập đoàn.
Bên cạnh đó là những doanh nghiệp FDI đột ngột thua lỗ sau giai đoạn ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết với quy mô lớn hoặc thường xuyên giao dịch với các bên liên kết tại các nước có thuế suất thấp.
“Lưu ý rà soát và thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kê khai thua lỗ bất hợp lý, tập trung chủ yếu vào một số ngành như sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, da giày, công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất kim loại...”, Tổng cục Thuế cho biết thêm.
Các cục thuế cũng được yêu cầu động rà soát, cập nhật thông tin về ngành nghề kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp liên kết để phục vụ cho công tác quản lý cũng như công tác thanh, kiểm tra thuế. (Bizlive 21/9) đầu trang(
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Tateaki Ishida, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tài chính Tokai Tokyo cho biết, ông rất ấn tượng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam trong mấy năm gần đây.
Ông Ishida quyết định đến Việt Nam tìm cơ hội phát triển kinh doanh và  đối tác Việt Nam đầu tiên được Tập đoàn đặt quan hệ hợp tác là Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC).
Thống kê của Bộ Tài chính cho biết, đến cuối tháng 8/2017, toàn TTCK có 21.800 tài khoản nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có 33% số tài khoản là của nhà đầu tư Nhật Bản.
Con số này cho thấy, nhà đầu tư Nhật có sự quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Việt Nam lớn hơn nhiều nhà đầu tư ở các quốc gia khác.
Tuy nhiên, các hoạt động giải ngân vào cổ phiếu trên TTCK và mua chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, có nguyên nhân từ tâm lý cẩn trọng trong văn hóa đầu tư của người Nhật, nhưng cũng có nguyên nhân từ niềm tin kinh doanh chưa được xác lập rõ nét giữa hai thị trường.
Ông Ishida cho biết, ở Nhật Bản, Tập đoàn Tokai Tokyo có 127 điểm giao dịch, đồng thời có các công ty con ở châu Âu, châu Á, Mỹ. Tập đoàn có tệp khách hàng đa dạng và có nhiều cổ đông lớn, như Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, ltd; Toyota Financial Services Corporation, Nippon life Insurance Company; Mitsui Sumitomo Insurance Co,ltd...
Thực tế, từ 1 năm trước, Tokai Tokyo đã tìm hiểu cơ hội phát triển kinh doanh ở thị trường Việt Nam và nhận ra có nhiều mảng mà Tập đoàn, cũng như Công ty Chứng khoán Tokai Tokyo thực thuộc có thể khai thác.
Ông cùng các cộng sự quyết định đến Việt Nam lần này, bước đầu ký thỏa thuận hợp tác với BVSC để qua đó tìm cơ hội phát triển các mảng nghiệp vụ như ngân hàng đầu tư, M&A, phát triển sản phẩm, đào tạo…
“BVSC sẽ là “cánh cổng” giúp Tập đoàn hiểu rõ hơn về hoạt động của Sở GDCK, của doanh nghiệp và TTCK, tư vấn cho Tokai Tokyo bước sâu hơn vào TTCK Việt Nam”, ông nói.
Sở dĩ chọn BVSC, như ông Ishida chia sẻ, là bởi Tập đoàn Bảo Việt (Tập đoàn mẹ của BVSC) đã hợp tác với nhiều đối tác từ Nhật Bản như Sumitomo Life, Tập đoàn Bảo hiểm Tokio Marine từ nhiều năm nay và lợi ích từ Bảo Việt chia lại cho các cổ đông khá tốt (cổ tức từ 8-15%/năm).
Tuy nhiên, với Tokai Tokyo, để đi đến quyết định đầu tư cụ thể, ông Ishida cho rằng, cần thêm thời gian để hiểu thị trường, nắm bắt cơ hội. Đó là lý do Tokai Tokyo bước đầu ký thỏa thuận hợp tác về mặt nghiệp vụ, trước khi tính đến câu chuyện rót vốn nhiều hơn.
Ở Nhật Bản, Tokai Tokyo là Tập đoàn tài chính trong Top 10 về doanh thu và lợi nhuận (sau Normura, Mizuho, Daiwa, SMBC Nikko…).
Ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc BVSC cho biết, Công ty ông và các bộ phận chuyên môn của Tập đoàn sẽ có cuộc làm việc cụ thể sau việc ký kết hợp tác, để nắm bắt nhu cầu đối tác và tìm sự kết nối phù hợp cho các nhu cầu đầu tư.
BVSC hiện có khá nhiều nhà đầu tư Nhật mở tài khoản, nhưng thực tế mức độ giải ngân của các chủ thể này còn khiêm tốn.
Ông Hòa hy vọng, khi hợp tác sâu hơn với Tokai Tokyo, BVSC sẽ thuận lợi hơn trong chiến lược mở rộng khách hàng sang thị trường khu vực và quốc tế.
Khác với phong cách đầu tư của nhiều nhà đầu tư quốc tế, người Nhật có xu hướng tìm hiểu kỹ, đầu tư sâu và đi lâu dài với doanh nghiệp.
Trên TTCK, năm 2012, Mizuho đã mua 15% vốn cổ phần của Vietcombank và nắm giữ dài hạn. Năm 2013, Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ đã mua 20% cổ phần của Vietinbank và ở lại với Ngân hàng từ đó. Gần đây hơn, năm 2016 ghi nhận 2 thương vụ lớn: Hãng hàng không ANA (Nhật Bản) đã mua 8,77% vốn cổ phần của Vietnam Airlines và JX Nippon & Energy mua 10% cổ phần của Petrolimex…
Có những khoản đầu tư đã mất đến 5 năm đàm phán, nhưng khi hai bên đã chốt chọn nhau thì rất khó có chuyện vốn Nhật thoái lui, bán đi để chốt lãi hoặc cắt lỗ.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức tại Tokyo tháng 8 vừa qua, đại diện JICA cũng như một số tổ chức Nhật cho biết, điều họ cần nhất là sự minh bạch và kỷ cương thị trường.
Nhiều nhà đầu tư rất muốn tận dụng cơ hội tăng trưởng cao của nền kinh tế và TTCK để mở rộng kinh doanh, nhưng trong đánh giá của phía Nhật, đại đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận các chuẩn mực quản trị vượt qua khung khổ quốc gia.
Nếu các doanh nghiệp minh bạch hơn, tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế và công bố thông tin thường xuyên bằng tiếng Việt và tiếng Anh, sẽ hỗ trợ tốt hơn cho vốn Nhật chảy vào và ở lại. (Đầu Tư Chứng Khoán 21/9) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
Để xây dựng Thủ đô khởi nghiệp, Hà Nội đã và đang có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp. Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, môi trường kinh doanh thuận lợi là một trong những nhiệm vụ được thành phố triển khai mạnh mẽ.
Hà Nội đang thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hơn 16.700 doanh nghiệp đã được thành lập mới (tính từ đầu năm đến hết tháng 7-2017) là con số tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm trước. Điều này cho thấy, Hà Nội đang tạo bước đột phá về thu hút đầu tư. 15 tổ chức vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp, nhiều trung tâm sáng tạo tại các doanh nghiệp lớn và không gian làm việc chung... đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp. Vì vậy, trong số doanh nghiệp thành lập mới có hơn 800 doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, thành phố cũng rất quan tâm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi đây là lực lượng có lợi thế về tiếp cận công nghệ nhanh nhạy, thu hút nhân công chất lượng cao và có thể tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản phẩm hàng hóa.
Kết quả đó cho thấy, những chủ trương, chính sách của thành phố trong việc tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh thành công theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào cuộc sống. Với nhiều nỗ lực, Hà Nội xếp thứ 2 cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông. Thành phố thường xuyên tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khâu đăng ký kinh doanh đến triển khai dự án và giải quyết các yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
“Hà Nội đã tạo chuyển biến căn bản về xây dựng chính phủ điện tử để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp” - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết. Những dịch vụ công liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp đều có thể thực hiện 100% trên môi trường mạng như: Đăng ký thành lập doanh nghiệp, kê khai và nộp thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, khởi nghiệp cũng được Hà Nội xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, hằng tháng có đánh giá tiến độ, kết quả. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, riêng trong tháng 8 vừa qua, các cơ quan chức năng của thành phố đã tư vấn miễn phí gần 50.000 lượt doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước. Lãnh đạo UBND thành phố đã tổ chức đối thoại, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.
Từ những ý kiến đề xuất của cộng đồng này, Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp và các cơ chế, chính sách, điều kiện nhằm khuyến khích, hỗ trợ các dự án tiềm năng.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung khẳng định, Hà Nội đã và đang phấn đấu để trở thành thành phố tiên phong của cả nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; về tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; về hội nhập quốc tế và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Trong đó, xuyên suốt là việc tạo dựng môi trường kinh doanh, khởi nghiệp hấp dẫn để xây dựng Thủ đô khởi nghiệp.
Để hiện thực hóa các mục tiêu, thành phố đã tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia tiên tiến, đi đầu về khởi nghiệp và có giải pháp tổng thể, bao gồm, cải cách hành chính, hỗ trợ pháp lý và nhiều hình thức hỗ trợ khác cho doanh nghiệp khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp. Hà Nội xác định, tạo dựng được môi trường khởi nghiệp cũng là tạo môi trường thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa Thủ đô phát triển toàn diện, hiện đại và văn minh. (Hà Nội Mới 21/9) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Rất đúng thời điểm, kiến nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về một cuộc tổng kiểm tra việc bổ nhiệm cán bộ trong cả nước làm dấy lên làn sóng dư luận ủng hộ trong khi cuộc chiến chống tham nhũng đến hồi quyết liệt.
Đã từ rất lâu, những khuất tất trong công tác cán bộ như một ung nhọt nhức nhối trong đời sống chính trị và xã hội. Từ việc đầu tiên là tuyển người vào biên chế đã tạo ra tiêu cực là nạn “chạy”, tức phải mua bằng tiền hoặc là cuộc trao đổi, thỏa thuận giữa những người có quyền lực với nhau. Đầu vào đã như thế thì làm sao có đội ngũ công chức vững mạnh được.
Tiếp theo là việc bổ nhiệm cũng tạo nên cuộc đua mà ngôn ngữ bình dân gọi là “chạy ghế”, cũng là cuộc trao đổi bằng tiền nong và quyền lực và tạo ra một đội ngũ lãnh đạo xa rời mục đích “vì dân” mà chỉ tập trung vào mục đích “vinh thân phì gia”. Hiện tượng này là phổ biến, không có thống kê chính xác nhưng được định lượng bằng thuật ngữ “một bộ phận không nhỏ” và có những con “sâu bự”, chứng tỏ mức độ, tính chất và không gian bành trướng của nó.
Hệ quả tất yếu của hiện tượng “chạy chức, chạy quyền, chạy biên chế” này đã thể hiện rõ khi xuất hiện các trường hợp “cả họ làm quan”, có từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh. Ở cấp Trung ương thì có thể nhận biết khi con các vị lãnh đạo cao cấp được bổ nhiệm vào các doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ cương vị chủ chốt ở các tập đoàn kinh tế “hái ra tiền” hoặc được đề bạt “thần tốc” dưới cái bùa thiêng “đúng quy trình”.
Cũng nhờ vào “đúng quy trình” mà ở cuối nhiệm kỳ của mình, nhiều người ngang nhiên thực hành “chuyến tàu vét”, ký tiếp nhận hàng trăm người, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ mà hệ lụy của nó chưa biết còn gây hại đến bao giờ.
Hiện tượng này là một biểu hiện rõ ràng nhất của việc tham nhũng quyền lực, từ đó mới là môi trường tạo ra các kiểu “chạy” khác nhau, bằng tiền bạc, bằng sự trao đổi và xuất hiện cả việc hối lộ tình dục nữa.
Một bộ máy được xây dựng nên một phần do chạy chọt nên hiệu quả vận hành yếu kém là lẽ đương nhiên. Nhìn rõ việc yếu kém đó nhưng không thể khắc phục được là do chính những con người trong bộ máy đó cấu kết và bao che cho nhau vì cùng chung “xuất phát điểm” và yếu kém như nhau. Từ đó mà nảy sinh trì trệ, nhũng nhiễu, tham lam, bè cánh, móc ngoặc, lợi ích nhóm,...
Bên cạnh việc tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ việc kê khai tài sản, đối chiếu với tài sản thực tế của cán bộ trong diện phải kê khai, loại trừ ngay những cán bộ không trung thực thì việc tổng kiểm tra lĩnh vực bổ nhiệm cán bộ là rất cần thiết. Làm được việc đó, không chỉ làm cho bộ máy cán bộ trong sạch mà còn mang lại niềm tin rất lớn cho người dân. Việc này cần tiến hành như các việc mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm, gọi là “thượng phương bảo kiếm” hay “kính chiếu yêu” đều đúng, bởi kết quả đạt được đã chứng tỏ “không có vùng cấm nào” và rất được lòng dân! (Pháp Luật Việt Nam 21/9) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Tổng thống Mexico yêu cầu khẩn trương cứu hộ người bị mắc kẹt sau trận động đất khiến hơn 200 người chết.
Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto ngày 20/9 tuyên bố để quốc tang ba ngày, tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất mạnh hơn 7 độ, Reuters đưa tin.
"Ưu tiên là tiếp tục cứu giúp những người còn kẹt trong các toà nhà bị đổ và chăm sóc những người bị thương. Mỗi phút đều có ý nghĩa", ông Nieto nói.
Thảm hoạ hôm qua bất ngờ xảy ra khi Mexico đang tổ chức diễn tập chống động đất, sau lễ tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất hồi năm 1985. Tâm chấn của nó cách thủ đô Mexico khoảng 160 km.
Trận động đất khiến ít nhất 224 người thiệt mạng, hàng chục toà nhà bị đổ, làm hỏng các đường ống dẫn gas, gây nên các đám cháy khắp thủ đô Mexico và các thị trấn khác ở miền trung. Tổng thống Mexico đã đến Morelos, phía nam thủ đô, nơi có 71 người chết để đánh giá thiệt hại.
Các nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên Mexico đang nỗ lực tìm kiếm người có thể còn sống dưới những đống đổ nát. Họ dùng chó nghiệp vụ, máy camera, máy dò chuyển động và các thiết bị khác để tìm kiếm. Các nhân viên cứu hộ từ nước khác như Panama, Israel và Chile cũng đã đến trợ giúp.
Đây là trận động đất làm nhiều người chết nhất ở Mexico từ năm 1985, khi đó khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Trận động đất mới nhất xảy ra chưa đầy hai tuần sau trận mạnh 8,1 độ ở phía nam nước này khiến 90 người chết. (Đấu Thầu 21/9) đầu trang(./.