Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 14 tháng 11 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 10/2017, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 9 Nghị định của Chính phủ và 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
Nghị định gồm 5 chương, 21 điều, quy định về: Nguyên tắc trong tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe; chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành và việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu đối với người giảng dạy thực hành, cơ sở thực hành, cơ sở giáo dục; công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe; chi phí đào tạo thực hành;...
Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 được ban hành để thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước; thể hiện sự tri ân của xã hội đối với những người có công đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975.
Nghị định số 114/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa được ban hành nhằm triển khai thi hành khoản 2 Điều 32 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự về việc giao Chính phủ quy định về Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa; góp phần phát huy nhiệm vụ, quyền hạn điều tra hình sự của Đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa, nâng cao hiệu quả công tác điều tra xử lý tội phạm ở khu vực biên giới của Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 115/2017/NĐ-CP ngày 16/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp.
Nghị định gồm 4 chương, 11 điều, quy định về trình tự, thủ tục, mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải nộp để bảo đảm thi hành án (bao gồm thi hành hình phạt tiền và thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại); việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án.
Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô được ban hành nhằm triển khai và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư. (Đấu Thầu 13/11) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Lai Châu.
Trong đó, điều chỉnh tổng mức đầu tư di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu từ 4.503,7 tỷ đồng lên 5.405,68 tỷ đồng (bao gồm cả lãi vay, thuế VAT), trong đó, phần vốn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư là 2.405,68 tỷ đồng, phần vốn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu làm chủ đầu tư là 3.000 tỷ đồng (tăng 668,9 tỷ đồng so với Quy hoạch tổng thể đã duyệt).
Tổng số hộ dân phải di chuyển, tái định cư là 2.009 hộ/8.467 khẩu.
Quyết định cũng điều chỉnh, bổ sung phương án tái định cư. Cụ thể, tái định cư tập trung tổng số có 8 khu, 17 điểm, tái định cư cho 1.833 hộ/7.812 khẩu; tái định cư xen ghép 6 hộ/40 khẩu tái định cư; tái định cư tự nguyện 3 điểm, 170 hộ/615 khẩu tái định cư.
Bên cạnh đó, điều chỉnh đầu tư hạ tầng khu, điểm tái định cư. Cụ thể, các hạng mục do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư gồm: Đường tránh ngập tỉnh lộ 127 từ Nậm Nhùn - Mường Tè - Pắc Ma (đầu tư xây dựng tuyến đường với tổng chiều dài L = 101,8 km theo tiêu chuẩn giao thông cấp V miền núi); dự án di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Lai Châu (bao gồm cả đầu tư xây dựng kho bảo quản hiện vật dân tộc học tỉnh Lai Châu); dự án đường nối khu tái định cư thị trấn với thị trấn Mường Tè.
Các hạng mục do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu làm chủ đầu tư 188 dự án như đầu tư 16 dự án san ủi mặt bằng, rãnh thoát nước, đường nội bộ với tổng diện tích 197,5 ha. Về giao thông, đầu tư 41 dự án, bao gồm: Các tuyến đường liên xã, đường đến khu, điểm tái định cư theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, B: 25 dự án, tổng chiều dài 94,2 km (tăng 35,2 km so với Quy hoạch tổng thể); các tuyến đường giao thông nội đồng, công vụ, đường ra nghĩa địa, đường xuống bến đò, cầu: Đường giao thông nội đồng, công vụ, đường xuống bến đò: 14 dự án với tổng chiều dài 75,8 km (giảm 79,2 km); cầu: 2 dự án cầu…
Quyết định cũng điều chỉnh bổ sung thời gian hoàn thành Quy hoạch tổng thể là trong năm 2018. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 13/11) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1760/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể, Quyết định số 1760/QĐ-TTg điều chỉnh mục tiêu về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Theo đó, mục tiêu đặt ra là trong giai đoạn từ 2016 - 2020, hạ tầng kinh tế - xã hội phải đạt yêu cầu tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Như vậy Quyết định bổ sung yêu cầu phải đạt tiêu chí 15 về y tế.
Về phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, Quyết định sửa đổi một số nội dung về thực hiện Chương trình khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; về phát triển ngành nghề nông thôn; về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Quyết định số 1760/QĐ-TTg cũng sửa đổi một số nội dung về phổ cập giáo dục tiểu học; vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề.
Trong các giải pháp thực hiện Chương trình, Quyết định 1760/QĐ-TTg không quy định cụ thể tỷ lệ phân cấp nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới mà quy định: Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương và yêu cầu bố trí tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể tỷ lệ phân cấp nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất (sau khi hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) trên địa bàn xã cho ngân sách xã để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. (Quyết định 1600/QĐ-TTg quy định để lại 80% cho ngân sách xã).
Về cơ chế hỗ trợ, Quyết định số 1760/QĐ-TTg điều chỉnh: Hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho các xã để thực hiện: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa, thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn, bản, ấp, cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư, cải tạo nghĩa trang, cảnh quan môi trường nông thôn, cải tạo, mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn; hoàn thiện, xây mới hệ thống chợ, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, phát triển sản xuất và dịch vụ, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm bán hàng hiện đại ở cấp xã, hỗ trợ phát triển hợp tác xã (theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ), hỗ trợ thực hiện Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ), kinh phí vận hành Quỹ xây dựng nông thôn mới. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 13/11) đầu trang(
Bộ này mong muốn sửa Luật quản lý thuế hiện tại theo hướng hạn chế các bất cập sau hơn 10 năm thực hiện; quản lý thuế theo hướng đơn giản và hiện đại hơn.
Bộ Tài chính cho biết Luật quản lý thuế được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, sau 10 năm thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tiếp tục bổ sung cơ sở pháp lý, phải tăng cường hợp tác, quản lý thuế quốc tế.
Luật quản lý thuế hiện tại có những điểm chưa được quy định hoặc quy định không còn phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quản lý thuế để tham gia, ký kết hiệp định thuế đa phương...
Luật quản lý thuế cũng chưa tạo điều kiện pháp lý đầy đủ cho việc hiện đại hoá quản lý thuế. Khó có thể triển khai rộng rãi, phổ biến thủ tục quản lý thuế điện tử, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thanh toán không dùng tiền mặt…
Bộ này mong muốn xây dựng Luật quản lý thuế (sửa đổi) là đổi mới toàn diện hoạt động quản lý thuế, tập trung vào 3 nền tảng cơ bản.
Thứ nhất, thể chế chính sách thuế minh bạch. Thứ hai, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ ba, nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Bộ cũng mong muốn đổi mới các nội dung nhằm cải cách thủ tục hành chính. Mục tiêu là quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế và muốn thực hiện quản lý thuế điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước. (Zing News 13/11) đầu trang(
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch.
Theo đó, Bộ đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch theo quy định tại Điều 70 Luật Du lịch năm 2017.
Theo dự thảo, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Quỹ) là Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước, có chức năng quản lý và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phát triển du lịch của Việt Nam. Tên giao dịch tiếng Anh là: “Việt Nam Tourism Development Fund”, tên viết tắt là VTDF.
Quỹ trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Quỹ có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Quỹ có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển du lịch theo kế hoạch đã được phê duyệt; xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn; kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ tập trung vào các nội dung sau: Xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài, hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng...
Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ và Ban Kiểm soát Quỹ.
Theo dự thảo, nguồn vốn hoạt động của Quỹ bao gồm: 1- Vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp là 300 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước cấp đủ vốn cho Quỹ trong 3 năm và cấp ngay trong năm đầu thành lập là 100 tỷ; 2- 10% tổng số thu ngân sách hàng năm từ phí thị thực xuất, nhập cảnh và các giấy tờ có liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài; 3- 5%/tổng thu từ phí thăm quan; 4- Nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện, hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; 5- Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; 6- Lãi tiền gửi ngân hàng của Quỹ.
Dự thảo nêu rõ Quỹ sẽ được sử dụng chi cho các nội dung sau: Xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài; hỗ trợ nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng; chi hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ. (Báo Chính Phủ 13/11) đầu trang(
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và các luật có liên quan đến bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần sửa đổi, bổ sung quy định về giấy phép môi trường theo hướng sử dụng hệ thống giấy phép liên thông, tích hợp, thống nhất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành, sau đánh giá tác động môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đang sử dụng các loại giấy phép, công cụ để quản lý môi trường đối với các dự án, cơ sở như: Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại; sổ chủ nguồn thải; phương án bảo vệ môi trường; kế hoạch quản lý môi trường.
Do vậy, thực tiễn công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong giai đoạn vận hành đang được thực hiện với sự chồng lấn giữa nhiều công cụ, trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chủ yếu tiến hành kiểm tra dựa trên báo cáo sau đánh giá tác động môi trường.
Về mặt khoa học, báo cáo sau đánh giá tác động môi trường chỉ là một công cụ dự báo, phục vụ cho giai đoạn cấp phép cho dự án. Trên thực tiễn, trong giai đoạn vận hành, các vấn đề môi trường của cơ sở hoàn toàn có thể có khác biệt so với dự báo trong báo cáo sau đánh giá tác động môi trường, do đó việc kiểm tra và tiến hành các biện pháp cưỡng chế, xử phạt dựa trên báo cáo này là không hợp lý.
Tại Điều 67, 68, 70, Chương VII Luật Bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy định về việc lập và thực hiện phương án bảo vệ môi trường; Điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP cũng đã quy định về kế hoạch quản lý môi trường, nhưng còn chưa rõ ràng, cụ thể. Đây là các công cụ quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của cơ sở. Tuy nhiên, các công cụ này chưa đủ mạnh về mặt pháp lý vì vẫn chủ yếu do các cơ sở tự lập, tự thực hiện. Việc phải có một công cụ quản lý thống nhất, có tính pháp lý cao, cụ thể là giấy phép môi trường, là hết sức cần thiết và phù hợp với thực tiễn thế giới trong quá trình hội nhập.
Về mặt cấp phép môi trường, theo kinh nghiệm quốc tế, hiện có 2 phương thức chính: 1- Giấy phép môi trường hợp nhất (như đang áp dụng tại các nước EU); 2-Nhiều giấy phép môi trường đơn lẻ, mỗi vấn đề môi trường có một giấy phép riêng (như đang áp dụng tại Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, một số nhóm đối tượng đặc thù tại các nước EU…). Thực tiễn áp dụng trên thế giới cho thấy không có ưu thế rõ rệt giữa 2 phương thức nêu trên, việc áp dụng phương thức nào còn tùy thuộc vào hệ thống pháp luật và tình hình thực tế của từng nước, tuy nhiên, đều bảo đảm nguyên tắc không chồng chéo, một đối tượng cụ thể không bị áp dụng cả 2 phương thức cấp phép.
Ở Việt Nam hiện nay đã tồn tại một số loại giấy phép môi trường theo cả 2 phương thức cấp phép nêu trên. Luật Tài nguyên nước quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước (là hình thức giấy phép đơn lẻ), trong khi đó Luật Bảo vệ môi trường quy định về giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (là hình thức giấy phép hợp nhất). Việc tồn tại cả 2 phương thức cấp phép dẫn đến sự chồng lấn, mâu thuẫn trong nội dung cấp phép, phát sinh thủ tục, gây phiền toái cho các doanh nghiệp.
Cụ thể: Việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường tại Khoản 2 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường đã bao gồm kiểm tra, xác nhận hiệu quả xử lý hệ thống xử lý nước thải. Trong khi đó, Điều 38 Luật Tài nguyên nước cũng quy định về việc lập hồ sơ xin phép xả thải vào nguồn nước của chủ dự án. Hai giấy phép này gần như cùng một nội dung mà doanh nghiệp phải xin 2 giấy phép, gây tốn kém, lãng phí.
Ngoài ra, còn khá nhiều thủ tục hành chính khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trùng lặp về mục tiêu, nội dung, thẩm quyền (thực chất là một thủ tục) nhưng đang được quy định trong một luật hay bởi các luật khác nhau và theo đó được thực hiện theo các thủ tục khác nhau, gây lãng phí thời gian, chi phí xã hội. Do vậy, vấn đề cải cách hành chính và hợp nhất, liên thông các thủ tục hành chính về môi trường là một trong những nội dung ưu tiên để thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ.
Trên cơ sở đòi hỏi của thực tiễn về một công cụ quản lý môi trường thống nhất cũng như đẩy mạnh quá trình cải cách, giảm thủ tục hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung các Điều 103a, 103b, 103c Mục 6.
Quy định về giấy phép môi trường vào Chương IX. Quản lý chất thải. Theo đó, bổ sung các nội dung về: Vai trò, vị trí của giấy phép môi trường (là công cụ quản lý môi trường thống nhất đối với cơ sở khi đã đi vào giai đoạn hoạt động; là căn cứ để các cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm - thay cho việc kiểm tra căn cứ vào báo cáo sau đánh giá tác động môi trường như hiện nay); nội dung của giấy phép môi trường (có thể quy định phù hợp với đặc thù đối với từng loại ngành, nghề khác, nhóm đối tượng có rủi ro môi trường khác nhau); lập, phê duyệt và thực hiện giấy phép môi trường.
Các quy định này sẽ thay thế toàn bộ các nội dung về giấy phép, thủ tục về môi trường đối với cơ sở trong giai đoạn hoạt động đang được quy định tại nhiều Luật và văn bản hướng dẫn khác nhau.
Nội dung bổ sung được đề xuất tại khoản 10 Điều 1 dự thảo Luật. (Báo Chính Phủ 13/11) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông; và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ là những vị Bộ trưởng, trưởng ngành ngồi “ghế nóng”, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội
Quốc hội ngày 13/11 đã chính thức chốt lịch diễn ra các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV.
Theo đó, kỳ chất vấn lần này sẽ kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ sáng thứ Năm, ngày 16/11 đến hết ngày thứ Bảy, ngày 18/11.
Dự kiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ là vị Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn về các nhóm vấn đề liên quan đến công tác quản lý thuế (giải quyết nợ đọng thuế; thanh tra, kiểm tra; chống thất thu thuế, chuyển giá), hải quan đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững…
Cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, sẽ trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ.
Sau Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng sẽ trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ hai là việc điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hỗ trợ sản xuất - kinh doanh và tăng trưởng tín dụng hợp lý; cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã được xử lý và giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, cũng sẽ trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ. Ngoài ra, còn có Bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… cùng tham gia trả lời, tùy theo nội dung chất vấn có liên quan.
Nội dung chất vấn thứ ba liên quan đến việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử; công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông; về hệ thống dịch vụ truyền thông, việc xã hội hóa các chương trình phát thanh, truyền hình… sẽ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng sẽ trả lời chất vấn về các giải pháp kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội và định hướng thông tin, tuyên truyền văn hóa, đạo đức xã hội…
Vị trưởng ngày cuối cùng trả lời chất vấn là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, về các nội dung liên quan đến giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử, nhất là công tác xét xử về dân sự, hành chính, các vụ án tham nhũng; việc nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Sau phiên chất vấn của các vị Bộ trưởng, trưởng ngành, buổi chiều ngày 18/11, dự kiến, Thủ tướng Chính phủ sẽ phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ trong các phiên chất vấn từ ngày 16 - 18/11/2017. (Đầu Tư 13/11) đầu trang(

QUẢN LÝ
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phê bình Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc giải quyết tố cáo của doanh nghiệp. Dù đã có 3 văn bản đốc thúc, Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa báo cáo theo yêu cầu.
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc này được đưa ra từ tháng 12 năm ngoái. Cụ thể, ngày 22/12/2016, tại văn bản số 11157/VPCP-V.I Văn phòng Chính phủ gửi tới lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu có truyền đạt lại ý kiến của lãnh đạo Chính phủ liên quan đến việc tố cáo của Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Minh Thắng Bạc Liêu.
Công văn số 11157 nêu rõ, về tố cáo của Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Minh Thắng Bạc Liêu (trụ sở: số 1/143 ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu kiểm tra, xác minh làm rõ, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/2/2017.
Tuy nhiên, quá hạn thực hiện nhiệm vụ đã gần trọn năm, Văn phòng Chính phủ đã 3 lần có văn bản đôn đốc báo cáo nhưng đến nay Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chưa báo cáo.
Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phê bình Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 11157 ban hành gần 1 năm trước.
Phó Thủ tướng giao Tổng Thanh tra Chính phủ xác minh nội dung tố cáo của Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Minh Thắng Bạc Liêu, kết luận nội dung xác minh và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/3/2018. (Dân Trí 14/11) đầu trang(
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý nguyên tắc việc thực hiện Dự án "Điều tra nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng" trong giai đoạn 2018-2020.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động làm việc với các Bộ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư xác định nguồn kinh phí thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; tiến hành sơ kết tình hình thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020, đặc biệt là tình hình triển khai các dự án ưu tiên. Trên cơ sở đó, đánh giá các kết quả đạt được, hiệu quả của Chương trình. (Báo Chính Phủ 13/11) đầu trang(
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có ý kiến chỉ đạo yêu cầu xử lý dứt điểm phán ánh, kiến nghị của một số cán bộ chủ chốt Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội.
Xét báo cáo của Bộ Công Thương về phản ánh của một số cán bộ chủ chốt của Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam liên quan đến việc bổ nhiệm ông Lê Hải Sơn, Kế toán trưởng làm Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tiếp tục xử lý dứt điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra nhiều sai phạm tại Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội trong các năm từ 2009 đến 2012 dẫn đến Công ty bị truy thu thuế, xử phạt, trong đó có việc xử lý trách nhiệm của ông Lê Hải Sơn trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định và công khai kết quả xử lý đến các cán bộ chủ chốt của Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội. (Đầu Tư Chứng Khoán 14/11) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Bất cứ trường Đại học nào muốn xây dựng thương hiệu cũng phải có đầu tư, đặc biệt về yếu tố con người, đào tạo nâng cao chuyên môn.
Liên quan đến dự thảo chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ, ngày 13/11, chia sẻ với Đất Việt, PGS.TS Lê Văn Trưởng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức cho biết: "Việc đào tạo tiến sĩ cho các trường Đại học cần theo đúng chủ trương, nhưng hiện nay do các quy định bổ nhiệm bắt buộc trong Luật giáo dục như muốn làm Trưởng bộ môn hay Trưởng khoa bắt buộc phải có trình độ Tiến sĩ, nên ai cũng cố gắng học Tiến sĩ.
Tôi cũng được đào tạo Tiến sĩ từ năm 1995, sau đó qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu thì lên học hàm PGS, tôi thấy thế hệ chúng tôi được học thật, làm thật, nghiên cứu thật.
Và tôi tin nếu được đào tạo làm giảng viên thì không có chuyện Tiến sĩ giấy, vì lên bục giảng nếu không giảng được, các trường Đại học cũng tẩy chay do thiếu nghiệp vụ. Còn các Tiến sĩ học bên ngoài thì tôi cũng không quá quan tâm, vì vốn dĩ họ học không phải vì mục đích nghiên cứu.
Và quan trọng là sau khi học Tiến sĩ, có tiếp tục nghiên cứu hay không, nếu không kiến thức sẽ dần mai một đi, không đóng góp gì cho khoa học là chuyện đương nhiên".
Bên cạnh đó, theo ông Trưởng, bản thân ông chỉ khuyến cáo, hiện nay đang bội thực Tiến sĩ về giáo dục, về quản lý, nên nếu đào tạo thêm thì nan giải. Đào tạo Tiến sĩ quản lý đang tạo thành cơn sốt mà không lường được sự gia tăng đột biến về số lượng.
Còn Tiến sĩ Toán học, Tiến sĩ khoa học cơ bản, đóng góp trực tiếp cho nền khoa học nước nhà cần khuyến khích.
Vị Phó Hiệu trưởng cũng chỉ ra thực trạng, hiện nay, sau khi đào tạo Tiến sĩ ở nước ngoài về, nghiên cứu sinh nào kết quả cũng tốt, nhưng khoa học Việt Nam vẫn chưa cải thiện, đơn cử là trường nước ngoài cũng chia ra thành nhiều dạng. Nếu như Việt Nam có sự phân tầng các trường Đại học thì ở nước ngoài cũng vậy.
Trong khi có những trường đào tạo nghiêm túc, chất lượng nhưng cũng có những trường không được Việt Nam công nhận, như vừa qua hàng loạt lãnh đạo theo học mà không được công nhận. Nói ngay như cùng học nước ngoài về thử từ ĐH Havard (Mỹ) về làm việc chất lượng sẽ khác ngay các trường ĐH khác trên đất Mỹ.
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Dương Công Hiệp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh cho rằng, trong giáo dục trình độ càng cao thì rõ ràng chuyên môn càng tốt, nên đào tạo Tiến sĩ là cần thiết.
Có nhiều người bằng cấp rất tốt, nhưng không chuyển bằng cấp đó thành cái thiết yếu, cần thiết cho người học, vì thiếu tâm huyết, trách nhiệm, thiếu phương pháp, nhưng có những người bằng cấp thấp hơn nhưng lại làm tốt thì được học trò, sinh viên mến mộ hơn.
Cho nên, đào tạo trình độ cao là cần thiết nhưng làm sao nâng cao được trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp giảng viên, thiết nghĩ yếu tố này quan trọng hơn.
"Thực ra đào tạo nước ngoài cũng có nhiều vấn đề, trước đây còn hay nghe nói ở nước ngoài khi đào tạo họ rất thông cảm với người Việt Nam, có lẽ bây giờ cũng còn chứ không phải không.
Rõ ràng điều kiện nghiên cứu sinh làm việc tại nước ngoài, đặc biệt phần khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ, có điều kiện làm việc tốt hơn trong nước nhiều, về máy móc, thiết bị đầu tư, các điều kiện báo chí.
Còn trong nước các điều kiện đó hạn chế rất nhiều, nên hàm lượng khoa học chúng ta đạt được, để công bố trên tạp chí có uy tín công nhận đều khó khăn hơn.
Việc Tiến sĩ Việt Nam chưa có nhiều công bố quốc tế, cũng vì điều kiện nghiên cứu chưa tốt bằng nước ngoài nên hàm lượng khoa học thấp, mà thấp hơn thì rõ ràng công bố tạp chí có tính quốc tế, chỉ số cao thường khó đạt tới, đó là lý do vì sao cần phải xử lý", ông Hiệp chỉ rõ.
Có một câu chuyện cũng được ông Hiệp đồng tình, đó là một trường Đại học một năm cũng chỉ đào tạo 12-15 tiến sĩ, nhưng giảng viên hàng nghìn người, nghĩa là chi phí dành cho đào tạo nghiên cứu sinh rất ít, chủ yếu trả lương cho nhân viên, cán bộ giảng dạy.
Tuy nhiên, theo ông Hiệp, bất cứ trường Đại học nào muốn xây dựng thương hiệu cũng phải có đầu tư, đây không phải vấn đề mất hay không mất, mà đầu tư cho lâu dài. Muốn làm thương hiệu cho nhà trường thì phải đầu tư cho con người, đào tạo Tiến sĩ là một khâu trong đó.
Rồi sẽ đến lúc nào đó không có thương hiệu không tồn tại được, mà khi đó toàn bộ công sức bỏ ra đều là công cốc, cái này là đầu tư cho tương lai, vô cùng quan trọng.
"Trong giáo dục không nên nói đến chuyện lỗ lãi, vì một trường giỏi thực sự, đào tạo Tiến sĩ thực sự nghiêm túc, thì chắc chắn tạo nên thương hiệu, thu hút được lượng lớn sinh viên theo học, đó là một thắng lợi. Lúc đó bằng các chuyên ngành đào tạo, nội dung đào tạo, thì đó chính là tiền thu, mà thậm chí cao hơn gấp đôi, gấp ba lần so với các khoản khác, mà không tính đếm được", ông Hiệp nhận định.
Còn việc đặt ra con số để đào tạo, theo ông Hiệp, cái gì cũng cần trên nền tảng vững chắc, các trường Đại học đang dần phổ cập thạc sĩ.
Điều quan trọng, để đào tạo được Thạc sĩ, Tiến sĩ cần có các Giáo sư đầu đàn, người có năng lực nghiên cứu, cũng như các điều kiện khác để thực hiện công tác nghiên cứu tiến sĩ và đây là yêu cầu không phải đáp ứng được ngay.
Nên cần cân nhắc tính toán kỹ sao cho lượng tiến sĩ tăng lên nhưng chất lượng cũng tăng, số lượng đặt sau chất lượng mới tốt.
Về phía PGS.TS Lê Văn Trưởng lại chỉ rõ, thực tế đào tạo Tiến sĩ tất cả các trường ĐH Việt Nam đều lỗ vốn, kinh phí cấp cho nghiên cứu sinh theo ngân sách rất ít.
Ngay đào tạo Thạc sĩ phải 25 học sinh/lớp mới hòa vốn, còn Tiến sĩ thì 2 Giáo sư, Phó Giáo sư mới đào tạo một Tiến sĩ cho các chuyên ngành khác nhau, trường nào cũng kêu lỗ vốn.
Nhưng vì tự trọng, chất lượng, kiểm định chất lượng, các trường Đại học vẫn cố gắng đào tạo bậc Tiến sĩ, dù lỗ cực nhiều.
"Có lẽ, Bộ đang tạo điều kiện cho các trường ĐH trong nước đào tạo Tiến sĩ để lấy thương hiệu, thu hút sinh viên Đại học, chứ còn chi phí cấp cho đào tạo Tiến sĩ ở Việt Nam thấp nhất thế giới.
Và để làm hiệu quả trong dự thảo lần này, cần phải chỉ rõ, tiến sĩ khoa học cơ bản chúng ta thiếu, còn Tiến sĩ quản lý, giáo dục thì lại đang thừa, để thấy, việc định hướng đào tạo còn chưa tốt.
Việc cơ cấu đào tạo tiến sĩ theo ngành là rất cần thiết, vì làm công chức không cần Tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo để giảng dạy và nghiên cứu, nhiều quá làm nhiễu cái chung", ông Trưởng cho hay. (Đất Việt 14/11) đầu trang(
Trong chương trình nghị sự kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận rất sôi nổi, trách nhiệm về phòng chống tham nhũng (PCTN).
Theo dõi qua báo chí, cử tri rất hoan nghênh các ý kiến đề xuất của ĐBQH cũng như các giải pháp của Chính phủ đề ra trong nhiệm vụ chống giặc nội xâm này.
Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Hoàng Văn Hùng đề nghị trong báo cáo Chính phủ phải làm rõ hơn các số liệu về tham nhũng, không thể nói chung chung thu hồi tài sản tham nhũng tăng 12,2% so với cùng kỳ. Đại biểu nêu ví dụ tham nhũng cả ngàn tỉ nhưng năm ngoái thu hồi được 10 triệu, năm nay thu được 12 triệu thì cũng là tăng, nhưng không có ý nghĩa.
Báo cáo trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đưa ra các giải pháp đối với công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được Chính phủ tập trung thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, trước hết là cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, nhất là với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Hoàn chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi) để trình Quốc hội. Tổng kết và sửa đổi Luật Thanh tra, triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự, hoàn thiện cơ chế giám định về tư pháp.
Cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cần hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính phục vụ, nhất là công khai, minh bạch trong đấu thầu. Chính phủ đề nghị sửa đổi quy định về tặng quà và nhận quà, về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng. Hoàn thiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm soát chặt chẽ thu nhập và biến động tài sản.
Cần tổng kết, đánh giá Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, nhằm hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp. Khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu. Thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý,... Tăng cường tập trung thanh tra kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm có nhiều dư luận về tham nhũng như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT.; cổ phần hóa doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài v.v..
Cần thực hiện tuyên truyền bằng hành động thực tiễn, nêu cao tính gương mẫu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, đảng viên, nhất là trong việc kê khai minh bạch tài sản, công khai hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng.
Tới đây phải đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng phức tạp. Theo dõi chỉ đạo áp dụng đầy đủ các biện pháp xác minh kê biên tài sản đối với các bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để đảm bảo thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
Và vấn đề rất quan trọng là phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, MTTQ Việt Nam, các cơ quan báo chí và nhân dân trong việc đấu tranh, ngăn chặn, PCTN.
Cán bộ, nhân dân rất ủng hộ các giải pháp chống tham nhũng của Chính phủ đề ra trước Quốc hội. Hy vọng rằng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ, công cuộc chống tham nhũng sẽ có bước tiến mới, đẩy lùi tưng bước, đánh sập từng mảng lợi ích nhóm tham nhũng, lấy lại lòng tin của nhân dân trong sự nghiệp chống giặc nội xâm này. (Công Lý 14/11) đầu trang(
Theo Thanh tra Chính phủ, thu hồi tài sản tham nhũng thấp hơn nhiều so với tài sản bị chiếm đoạt là do các quy định của pháp luật về vấn đề này phần lớn mới mang tính nguyên tắc. Trong khi, trách nhiệm của từng cơ quan và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chưa rõ ràng…
Cử tri tỉnh Đắk Lắk phản ánh: Một số trường hợp tham nhũng đã được phanh phui làm rõ nhưng việc xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe; số tiền làm thất thoát lớn nhưng thu hồi lại được còn thấp, thậm chí không thu hồi lại được, gây bức xúc trong nhân dân.
Hơn nữa, hiện nay đang có nhiều cơ quan cùng thực hiện công tác chống tham nhũng như hệ thống các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra…. Nhưng giữa các cơ quan chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế.
Trả lời vấn đề này, theo Thanh tra Chính phủ, những năm gần đây, việc thu hồi tài sản tham nhũng đã có tiến triển, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt.
“Tài sản tham nhũng trong một số vụ án bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được. Đây là vấn đề mà Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt khi giải quyết vấn nạn tham nhũng”, Thanh tra Chính phủ cho hay.
Nguyên nhân được đưa ra là do thể chế, chính sách như một số quan điểm, chủ trương của Đảng về thu hồi tài sản tham nhũng chưa được thể chế hóa kịp thời; các quy định của pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng phần lớn mang tính nguyên tắc, quy định trách nhiệm của từng cơ quan và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chưa rõ ràng. Việc nội luật hóa các quy định về thu hồi tài sản theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng còn chậm.
Thêm vào đó, tội phạm tham nhũng thuộc nhóm tội có độ ẩn cao cả về hành vi phạm tội và tài sản bị chiếm đoạt. Kẻ phạm tội luôn có xu hướng che giấu, tẩu tán, hợp pháp hóa những tài sản do tham nhũng mà có, dẫn đến khó khăn cho việc truy tìm, thu hồi tài sản.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc thu hồi tài sản tham nhũng luôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, làm triệt tiêu động cơ kinh tế của tội phạm tham nhũng, qua đó ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng thì việc hoàn thiện chính sách pháp luật theo hướng tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thu hồi tài sản là yêu cầu cấp thiết.
“Trong quá trình hoàn thiện Luật Phòng, chống tham nhũng các cơ quan cũng đã nghiên cứu đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng”, Thanh tra Chính phủ trả lời kiến nghị cử tri.
Còn để bảo đảm không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, Luật Thanh tra đã có những quy định phân cấp về thẩm quyền thanh tra đối với doanh nghiệp.
Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra cũng quy định về một số trường hợp phải thực hiện hoạt động thanh tra liên ngành để hạn chế trùng lắp, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả cơ quan thanh tra và đối tượng thanh tra.
“Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động thanh tra cũng có lúc xảy ra sự chồng chéo, trùng lặp”, Thanh tra Chính phủ thừa nhận và cho biết, để xử lý những trường hợp này, tại Thông tư số 01 ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ, Điều 13 đã quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra đã quy định khá cụ thể về việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra…
Gần đây, để thể hiện quyết tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Theo đó, yêu cầu tập trung chỉ đạo khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 1 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán Nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đổi với Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, bảo đảm sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu các cuộc thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt; nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý Nhà nước được giao; chủ động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch thanh tra khi cần thiết theo hướng không làm tăng số cuộc thanh tra; ban hành kết luận thanh tra phải đúng thời hạn theo quy định… (Thanh Tra 14/11) đầu trang(
Thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, Tỉnh ủy Tây Ninh tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm; theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, đồng thời, tạo điều kiện để người dân giám sát hoạt động của các cơ quan đảng, nhà nước.
Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh thành lập một số đoàn kiểm tra tại các đơn vị có vấn đề nổi cộm, trong đó có Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Ðoàn kiểm tra đã làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng ban lãnh đạo Ðài mất đoàn kết, điều hành yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của cơ quan, Ðảng ủy Ban Giám đốc còn nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ, thực hiện quy chế làm việc chưa nghiêm, chậm trễ trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; quản lý tài chính thiếu công khai, minh bạch; cá nhân lãnh đạo mất uy tín...
Vừa qua, Ban Thường vụ Ðảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quyết định kỷ luật khiển trách Ðảng ủy Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định kỷ luật cảnh cáo đồng chí Bí thư Ðảng ủy, Giám đốc Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; khiển trách hai đồng chí Phó giám đốc Ðài. Ban lãnh đạo Ðài gồm giám đốc, hai phó giám đốc, hai trưởng phòng, một phó trưởng phòng được điều chuyển sang công tác khác. Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Ðài, dự các cuộc họp của Ðảng ủy và Ban Giám đốc Ðài đến khi công việc đi vào nền nếp. Ðây là bài học đắt giá đối với tập thể cán bộ, đảng viên Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tây Ninh.
Từ tăng cường kiểm tra, phát hiện sai phạm, chín tháng qua, ủy ban kiểm tra các cấp của tỉnh thi hành kỷ luật 92 đảng viên, gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2016. Trong số cán bộ bị kỷ luật có 40 cấp ủy viên, 22 người bị cảnh cáo và năm người bị cách chức. Số cán bộ này chủ yếu vi phạm về đạo đức, lối sống, quy định những điều đảng viên không được làm; tham nhũng, cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác lãnh đạo quản lý. Với sự vào cuộc ráo riết của các cơ quan tỉnh, công tác kiểm tra, giám sát của các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy cũng từng bước chuyển biến.
Chín tháng qua, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp huyện Hòa Thành phát hiện, xử lý kỷ luật nhiều tổ chức đảng và đảng viên có thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm. Chủ tịch UBND xã Trường Tây bị cảnh cáo; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã này bị khiển trách vì quản lý dự án nuôi bò kém, không kết thúc được dự án, thiếu kiểm tra, giám sát gây thất thoát vốn.
Ðể phòng ngừa tham nhũng, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã chuyển đổi công tác 47 công chức, viên chức, đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhiều văn bản, thủ tục, công khai thủ tục hành chính, chế độ, định mức, tiêu chuẩn, tạo điều kiện để cơ quan chức năng và nhân dân theo dõi, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nhờ đó, số vụ tham nhũng được phát hiện tăng. Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Gò Dầu phát hiện hai trường hợp tham nhũng, lãng phí và đã xử lý nghiêm minh. Các cơ quan nhà nước tự phát hiện được sáu vụ tham nhũng thuộc các lĩnh vực quản lý tài chính, đất đai, thu thuế, y tế. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy chỉ đạo công khai kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trên đài, báo, được nhân dân đánh giá cao.
Theo đồng chí Nguyễn Minh Tân, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, thực hiện kiến nghị của Ðoàn công tác số 3 Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh thường xuyên theo dõi, đôn đốc và hằng quý có báo cáo về tiến độ xử lý bốn vụ việc và hai vụ án nổi cộm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan tố tụng xử lý vụ việc đúng pháp luật, nghiêm minh, không bỏ lọt tội phạm, bảo đảm minh bạch.
Trong số những vụ việc đã được xử lý, đáng chú ý có vụ Cao Sơn Nhân và đồng bọn cố ý làm trái gây thất thoát tám tỷ đồng tiền ngân sách và gần bốn tỷ đồng tiền tạm giữ bảo hành công trình. Thanh tra tỉnh đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến 16 công trình xây dựng trên địa bàn huyện Hòa Thành. Trách nhiệm chính thuộc về ông Cao Sơn Nhân, khi đó là Huyện ủy viên, Trưởng Ban Quản lý dự án huyện Hòa Thành.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án còn để công ty của gia đình tham gia trực tiếp vào hoạt động của Ban Quản lý dự án. Liên quan đến vụ việc, năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Hòa Thành. Ngoài ra, Chủ tịch và một Phó Chủ tịch UBND huyện bị cảnh cáo; một số đồng chí huyện ủy viên bị kỷ luật và đưa ra khỏi quy hoạch cấp ủy. Ông Cao Sơn Nhân bị đình chỉ sinh hoạt đảng để phục vụ điều tra.
Trong vụ việc liên quan đến Công ty TNHH một thành viên Việt Dương, Ban Nội chính Tỉnh ủy đã đôn đốc các cơ quan tố tụng khẩn trương giải quyết dứt điểm. Tháng 6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp việc góp vốn giữa các thành viên công ty này, buộc ông Ðặng Thanh Tùng nộp số tiền 10,58 tỷ đồng vào tài khoản công ty. Ðối với vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Mía đường Tây Ninh, Hội đồng xét xử đã tuyên bị cáo Trần Cảnh Lạc 10 năm tù, Nguyễn Xuân Danh 10 năm tù, Nguyễn Thị Phúc bảy năm tù, buộc các bị cáo bồi thường 31 tỷ đồng.
Ðấu tranh với tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế là chặng đường đầy cam go. Người vi phạm có chức vụ, hiểu biết pháp luật, tìm mọi cách để lách luật. Sau các phiên tòa sơ thẩm, hầu hết các bị cáo đều kháng án, khiến cho việc xử án kéo dài và khó thu hồi tài sản tham nhũng. Qua việc rút kinh nghiệm và khắc phục bất cập trong công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng và án kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghiêm khắc rút kinh nghiệm tập thể Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và chín cá nhân; kiểm điểm rút kinh nghiệm tập thể Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh và các cá nhân liên quan đến 88 bị cáo tuyên hưởng án treo.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng làm rõ trách nhiệm của cấp ủy cấp huyện đối với các vụ việc, vụ án trên địa bàn, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét, xử lý về đảng và chính quyền đối với các tổ chức, cá nhân. Trong vụ án Cao Sơn Nhân, Ban Thường vụ Huyện ủy Hòa Thành bị khiển trách do không thực hiện đầy đủ vai trò lãnh đạo, kiểm tra, giám sát xây dựng cơ bản, để xảy ra sai phạm nghiêm trọng, quá trình khắc phục sai phạm còn lúng túng, chưa đạt yêu cầu.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh đã chỉ đạo quyết liệt, xử lý nghiêm mọi vi phạm, vừa bảo đảm sự nghiêm minh của kỷ luật đảng, vừa mang tính răn đe, để ngăn ngừa vi phạm. Ðồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh khẳng định: Mọi công việc liên quan đến xử lý cán bộ, vụ việc, vụ án đều phải công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm, bảo đảm sự công bằng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. (Nhân Dân 14/11) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Với nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo nhiều dấu ấn đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận, đòi hỏi thành phố cần tiếp tục tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân.
Nhằm tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã rà soát, tinh giản nhiều thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục. Công tác này đem lại sự hài lòng cho doanh nghiệp, người dân, đồng thời được coi là thước đo đánh giá tính chuyên nghiệp, hiệu quả của bộ máy chính quyền thành phố trong Năm kỷ cương hành chính 2017.
Liên tục trong những năm gần đây, Hà Nội lọt vào tốp những địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số xếp hạng cải cách hành chính (CCHC), nhưng trên thực tế đây vẫn là "vấn đề nóng" của Thủ đô. Chính vì vậy, trong Năm kỷ cương hành chính 2017, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được thành phố ưu tiên thực hiện đó là tiếp tục đẩy mạnh CCHC, tinh giản tối đa thủ tục hành chính, thời gian giải quyết các thủ tục, nâng cao chất lượng cán bộ, thái độ phục vụ nhân dân, từng bước chuyển từ nền hành chính "xin-cho" sang nền hành chính phục vụ.
Tại Phòng Ðăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Ðầu tư) thời gian gần đây đã không còn cảnh đông đúc người dân, doanh nghiệp chờ đợi đến lượt nộp, nhận hồ sơ như trước. Bởi tám tháng đầu năm nay, tỷ lệ nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng đã đạt 76%. Tính riêng từ ngày 11-9 đến nay, thì tỷ lệ này lên tới 98%, giúp cộng đồng doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức. Nhưng để đạt được tỷ lệ này, các cán bộ Phòng Ðăng ký kinh doanh cũng phải nỗ lực rất nhiều.
Trưởng phòng Ðăng ký kinh doanh Phạm Thị Kim Tuyến cho biết, trung bình mỗi cán bộ của phòng tiếp nhận giải quyết 40 lượt hồ sơ/ngày, trong khi trước đây chỉ tiếp nhận giải quyết dưới mười hồ sơ/ngày. Ðể bảo đảm tiến độ công việc, trả hồ sơ đúng thời gian quy định, các cán bộ phải làm việc hết công suất, thậm chí thường xuyên làm thêm ngoài giờ. Phòng cũng triển khai thêm một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và giảm lượng thủ tục giao dịch như: ghép thủ tục công bố thông tin với thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng; phối hợp ngân hàng cấp trước số tài khoản; phối hợp bưu điện nhận - trả kết quả tại nhà theo nhu cầu… Phấn đấu cuối năm 2017, 100% số hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ thực hiện trực tuyến.
Ðáng chú ý, hai lĩnh vực trước đây doanh nghiệp thường vất vả đi lại, tốn nhiều thời gian, công sức nhất là quản lý đất đai và xây dựng thì nay cũng đã có sự cải cách thật sự. Sở Xây dựng thành phố đã đơn giản hóa nhiều thủ tục, nội dung hồ sơ, quy trình và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng. Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cấp phép tại Sở chỉ còn mười ngày làm việc, thay vì 30 ngày như quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung rà soát, đơn giản hóa 61 trong tổng số 91 thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian thực hiện từ 30 đến 50%, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn. Những chuyển biến này được người dân và cộng đồng các doanh nghiệp phấn khởi ghi nhận. Chị Vũ Dung ở phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm cho biết: "Tôi vừa làm một số thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh ở quận Bắc Từ Liêm. Các giao dịch diễn ra rất nhanh gọn, cán bộ trách nhiệm, tận tâm".
Từ đầu năm đến nay, thành phố đã rà soát, đơn giản hóa 114 thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục từ một ngày đến 33 ngày so với quy định; cắt giảm đến 40% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư; giảm 20% thời gian giải quyết các thủ tục trong lĩnh vực quy hoạch...
Việc sắp xếp các ban quản lý, thu gọn đầu mối để tiện cho doanh nghiệp, người dân đến giao dịch cũng được khẩn trương tiến hành. Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết: công tác CCHC luôn được thành phố Hà Nội xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2015-2020. Thành ủy, UBND thành phố không ngừng đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng sâu sát, quyết liệt, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp, vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các nội dung này.
Ðáng chú ý, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện theo Nghị quyết số 39-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thành phố đã sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ban, ngành theo hướng tinh gọn, giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị (tương ứng 30,2%). Tại cấp huyện, sau sắp xếp cũng chỉ còn 96 đơn vị sự nghiệp, giảm được 110 đơn vị, với tỷ lệ giảm 53,4%. Các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ tương tự nhau được sáp nhập vào một đầu mối. Việc sắp xếp các đơn vị được thực hiện trên nguyên tắc "một đầu mối- một việc thông suốt".
Cải cách hành chính mạnh mẽ đã làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư thành phố. Mười tháng qua, thành phố tiếp nhận 128 dự án đầu tư ngoài ngân sách theo hình thức PPP, tổng vốn đầu tư là 13.683 tỷ đồng; 12 dự án đang triển khai thực hiện, tổng vốn đầu tư 28.505 tỷ đồng; 99 dự án đang tiến hành thủ tục, tổng vốn đầu tư 287.949 tỷ đồng. Về đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến nay, thành phố đã thu hút 2.234 triệu USD vốn đầu tư. Toàn thành phố có 20.634 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 164,3 nghìn tỷ đồng (tăng 9% về số lượng doanh nghiệp so với cùng kỳ năm trước); nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn đạt 227.542 doanh nghiệp.
Với những cố gắng trong công tác chỉ đạo, điều hành, một số phong trào, mô hình, sáng kiến của Hà Nội đã được Trung ương, Bộ Nội vụ đánh giá cao. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc đánh giá, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 của TP Hà Nội đã tăng 10 bậc, từ vị trí thứ 24 lên 14 của bảng xếp hạng, vị trí cao nhất từ trước đến nay.
Ngoài những chỉ số có vị trí cao truyền thống như: đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, một số chỉ số quan trọng có dấu hiệu cải thiện tích cực như chi phí thời gian, chi phí không chính thức… Ðiều này thể hiện các doanh nghiệp đang nhận thấy những chuyển biến tích cực trong cải cách thủ tục hành chính tại Hà Nội. Hy vọng xu thế này sẽ được thành phố duy trì bền vững. (Nhân Dân 13/11) đầu trang(

KINH TẾ
Đây là kết quả được đề cập trong báo cáo các dữ liệu trọng yếu mới đây của Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đối với thép dây cuộn nhập khẩu từ Hàn Quốc, Indonesia và Việt Nam.
Theo đó, biên độ bán phá giá đối với thép cuộn nhập khẩu của Thép Hòa Phát vào Australia chỉ là 0,7%. Theo quy định của WTO và pháp luật về thương mại của Australia, các loại hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia này có biên độ bán phá giá thấp hơn 2% sẽ không bị coi là bán phá giá.
Trong vụ việc này, Tập đoàn Hòa Phát đã chủ động, tích cực phối hợp với phía ADC trong việc cung cấp tài liệu, làm rõ các thông tin liên quan. Tại báo cáo nêu trên của ADC, Cơ quan điều tra Australia ra kết luận sơ bộ rằng Việt Nam không tồn tại tình trạng thị trường đặc biệt đối với ngành thép dây cuộn và đề nghị chấm dứt điều tra do mức thuế tính theo phương pháp thông thường là không đáng kể (0,7%).
Từ đầu năm đến nay, Hòa Phát đã xuất khẩu khoảng 35.000 tấn các loại thép cuộn rút dây, thép xây dựng sang Australia. (Đấu Thầu 14/11) đầu trang(
1.265 giao dịch, biên bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết giữa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề với đối tác nước ngoài; 7 hợp đồng xuất khẩu với tổng giá trị trên 500.000 USD được ký trực tiếp tại hội chợ… Đây là những kết quả nổi bật tại Hội chợ Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2017 (Hanoi Gift Show 2017).
Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, với quy mô gần 650 gian hàng và một số khu trưng bày đặc biệt để tạo điểm nhấn, Hanoi Gift Show 2017 đã đón 12.135 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, giao dịch. Trong đó, có 615 nhà nhập khẩu đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc, Australia, Bỉ, Anh, New Zealand, Mỹ, Philippines, Thái Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Singapore, Hàn Quốc, Pháp… Đặc biệt, có một số nhà nhập khẩu có sức mua lớn trên 50 triệu USD/năm...
Ban Tổ chức đã phối hợp với các doanh nghiệp hỗ trợ 120 nhà nhập khẩu đến tham quan trực tiếp xưởng sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố lân cận. Ngay sau đó, 7 nhà nhập khẩu đã quyết định ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm với các doanh nghiệp trong những ngày diễn ra hội chợ với tổng giá trị đạt hơn 500.000 USD.
Bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Quang Vinh (Bát Tràng, Gia Lâm) cho biết, doanh nghiệp đã tham gia hội chợ ngay từ năm đầu tiên, nhờ đó đã tiếp cận được nhiều khách hàng mới, tạo được nhiều mối hợp tác lâu dài. Cũng theo bà Hà Thị Vinh, để giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp phải rất nghiêm túc mới có thể đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, mẫu mã, nhà xưởng, an toàn vệ sinh lao động, thân thiện môi trường… của các nhà nhập khẩu. Một điều đáng ghi nhận là những năm gần đây, Ban Tổ chức Hanoi Gift Show luôn tổ chức các đoàn khách quốc tế đến trực tiếp thăm các cơ sở sản xuất để đánh giá về nhà xưởng, công nghệ của nhà sản xuất.
Ông Hoàng Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (đơn vị Thường trực Ban Tổ chức hội chợ) cho biết, hội chợ năm nay diễn ra trong bối cảnh hàng loạt hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương của Việt Nam đã ký kết. Hơn nữa, hội chợ diễn ra vào thời điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu do tháng 10 là thời điểm các nhà nhập khẩu tham dự chuỗi hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ tổ chức tại các nước trong khu vực. Vì vậy, đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ làng nghề gặp gỡ, giao dịch, kết nối giao thương với các nhà nhập khẩu nước ngoài nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm.
Để hội chợ đạt được kết quả tốt nhất, Sở Công Thương cùng Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội đã liên hệ, phối hợp với các đơn vị liên quan, các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam,... nhằm giới thiệu về hội chợ và mời các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại hội chợ. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức đã gửi 10.000 giấy mời tới các doanh nghiệp thương mại trong nước, khu resort, các siêu thị, khách sạn, nhà hàng tại Việt Nam đến tham quan, giao dịch tại hội chợ. Đồng thời, kết nối với Sở Du lịch TP Hà Nội, các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố xây dựng các tour du lịch đưa khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội trong dịp này tham quan hội chợ...
Theo ông Hoàng Chính Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương), Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội được các nhà nhập khẩu đánh giá cao khi tham gia hiệu quả vào chuỗi các hội chợ quốc tế chuyên ngành thủ công mỹ nghệ tổ chức ở khu vực Châu Á - là nơi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ cho các nhà nhập khẩu trên toàn thế giới, cũng là điểm đến thường niên của các nhà nhập khẩu trong chuỗi tham quan, giao dịch, mua sắm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng phục vụ kỳ Noel và nhu cầu khách hàng trong năm tiếp theo.
Điều đó cho thấy, hội chợ này ngày càng tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, nhờ vậy số lượng các giao dịch, biên bản ghi nhớ và hợp đồng giao dịch tại hội chợ ngày càng tăng. (Hà Nội Mới 14/11) đầu trang(
Trên địa bàn cả nước hiện có 400 chuỗi liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Thậm chí, nhiều địa phương lúng túng trong triển khai, doanh nghiệp hoang mang không biết liên kết cụ thể theo mô hình nào. Điều này khiến nông sản của nhiều nông hộ không thể tiêu thụ trong khi người tiêu dùng lại thiếu những sản phẩm chất lượng.
10 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản đạt 29,8 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng rau của quả chiếm 2,8 tỷ. Bên cạnh đó, nhu cầu các sản phẩm nông sản của thế giới đang tăng cao, đặc biệt là sản phẩm gạo. Như vậy, tiềm năng là rất lớn.
Cùng với đó, hiện các doanh nghiệp, Tập đoàn, các hợp tác xã (HTX) đã quan tâm vào đầu tư dây truyền sản xuất và chế biến. Các Bộ ngành Trung ương cũng rất quan tâm tạo điều kiện.
"Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong ngành. Đặc biệt, thách thức lớn nhất là làm sao gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, bởi nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu hiện ở dạng thô. Đồng thời, chi phí sản xuất và thời gian đều liên quan tới năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Do đó, cần các giải pháp giảm chi phí về sản xuất, vận chuyển, thời gian sản xuất sản phẩm...”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết.
Để làm điều này, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, phải liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết được từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo chất lượng mẫu mã, vị thế và vai trò của sản phẩm nông sản Việt Nam.
“Liên kết là vấn đề tất yếu trong chuỗi giá trị hàng hoá, không còn cách nào khác là liên kết giữa người sản xuất, các đơn vị chế biến và nhà phân phối”, Thứ trưởng khẳng định.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, có hai vấn đề khó nhất với ngành khi liên kết là, thứ nhất, xây dựng vùng nguyên liệu lớn, vì những rào cản liên quan tới đất đai và khả năng của từng địa phg. Tích tụ tập trung đất đai để sản xuất lớn như vậy là rất khó. Phía bắc, mỗi hộ dân chỉ có mấy sào ruộng, người nông dân có xu hướng ít cũng giữ, không cho thuê.
Thứ hai, là vấn đề nhận thức của người tham gia HTX trong chuỗi này. Bởi, vẫn còn tư tưởng nhà nước cho gì mới vào HTX. Và Kể cả người đã tham gia HTX để vận động tham gia liên kết cũng khó, do chưa thấy hiệu quả tức thì của liên kết. Còn HTX thì nghĩ khi làm liên kết thu được cái gì? Nhà nước hỗ trợ gì? Đồng thời là hợp đồng lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi.
“Do đó, để thay đổi tư tưởng này quan trọng nhất vẫn là ý thức của Giám đốc, Hội đồng quản trị HTX”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.
Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện cả nước có khoảng 400 chuỗi liên kết. Các địa phương rất quyết liệt xây dựng các chuỗi liên kết. Nhu cầu liên kết của các HTX rất lớn, bởi quy mô sản xuất nhỏ, nhu cầu về đầu ra rất lớn. Tuy nhiên, những mối liên kết còn lúng túng, vì chưa có những mô hình cụ thể, trách nhiệm của các bên (nhà nước, người dân, DN) như thế nào.
Lấy ví dụ trong ngành mía đường, ông Trung cho biết, nhà máy của công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá), hiện liên kết với rất nhiều hộ dân cho diện tích vùng nguyên liệu mía lên tới 30.000 ha. Do đó, doanh nghiệp phải có 1 bộ máy lớn để làm việc ký kết với từng hộ dân, tiến hành thanh lý rất nhiều hợp đồng mỗi năm, gây tốn chi phí và thời gian.
“Hiện, cả nước có hơn 300.000 ha mía đường, với hơn 1 triệu lao động. Hoạt động từ trước giờ toàn do nhà máy kí kết với nông dân nên xảy ra chuyện nhà máy bảo nông dân cung cấp nguyên liệu không đúng thời điểm, số lượng, nông dân lại bảo là nhà máy ép giá. Nên người ta không tin nhau. Với việc thí điểm, sẽ thành lập HTX đại diện cho hộ nông dân. DN kí kết với 1 đầu mối thống nhất sẽ hiệu quả hơn nhiều”, ông Trung cho biết thêm.
Do đó, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn Việt Nam (UCA) đã hợp tác xây dựng thí điểm mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa doanh nghiệp– HTX – hộ nông dân.
Theo thỏa thuận hợp tác, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cùng với 5 doanh nghiệp: Liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam; Công ty CP giống cây trồng Trung ương; Công ty TNHH Toản Xuân; Công ty CP Mía đường Lam Sơn và Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai thí điểm triển khai kế hoạch phối hợp xây dựng hợp tác xã, hình thành mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã và hộ nông dân trong một số lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ mía đường, lúa gạo và các sản phẩm nông sản an toàn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT rất mong các doanh nghiệp và các địa phương, khi tham gia thí điểm sẽ đi đến cùng, không nói chung chung. Vướng ở đâu của liên kết cũng sẽ cùng các bộ ngành tháo gỡ.
“Cơ chế chính sách cũng có những hỗ trợ cụ thể như hỗ trợ mỗi HTX 2 cán bộ cùng với một phần ngân sách xây dựng hạ tầng. Nhưng cốt lõi vẫn là là ý thức của hội đồng quản trị của HTX và doanh ghiệp. Sau khi ký, các địa phương, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược với bước đi cụ thể, từng bước 5-10 hợp tác xã nhân rộng ra. Vùng nguyên liệu ở đâu, hỗ trợ tnao cho hiệu quả”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.
Ông Phạm Anh Tuấn – Giám đốc UCA – cho biết: Trọng tâm của Đề án là đề xuất xây dựng thí điểm Trung tâm kết nối sản xuất sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn Việt Nam theo vùng và liên vùng. Trung tâm sẽ làm nhiệm vụ chính là quản lý, phân phối, cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào như giống, phân bón, thuốc vảo vệ thực vật, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị, công nghệ… và bao tiêu đầu ra cho các HTX, các chủ thể liên quan trong vùng và liên vùng.
Trung tâm sẽ kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, để các loại nông sản đến tay người tiêu dùng có lý lịch rõ ràng, hồ sơ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chặt chẽ, minh bạch. Từ đó xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, nâng cao tính hiệu quả, quản lý được chất lượng đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra. Từng bước làm minh bạch hóa thị trường nông sản an toàn và trở thành nơi kết nối, phân phối các sản phẩm nông sản an toàn cho người tiêu dùng thông qua hệ thống bán lẻ truyền thống và tiến tới xuất khẩu. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 14/11) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
TPHCM là nơi đầu tiên áp dụng cơ chế “một cửa, tại chỗ”, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính của các dự án đầu tư trong KCX, KCN chỉ bằng 1/3 so với thực hiện ngoài KCX, KCN.
Năm 1991, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng thông qua “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”, trong đó chủ trương phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng các hình thức liên doanh, hợp tác với nước ngoài làm hàng xuất khẩu là một hướng ưu tiên để phát triển và hiện đại hóa các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng. Nhằm thực hiện hướng đi mới này, Chính phủ (lúc đó là Hội đồng Bộ trưởng) chủ trương thành lập khu chế xuất (KCX), và TPHCM được chọn để xây dựng mô hình thí điểm này.
Thật ra, trước khi được Trung ương giao thực hiện thí điểm KCX thì khoảng đầu năm 1987, các đồng chí lãnh đạo TPHCM đã bắt đầu nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế của nước ngoài, trong đó có mô hình KCX mà một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã bắt tay xây dựng thành công.
Đã 85 tuổi nhưng ông Nguyễn Long Trảo, nguyên Phó Chánh văn phòng Thành ủy TPHCM, nguyên Phó Giám đốc KCX Sài Gòn (gọi tắt là Sepzone), vẫn nhớ rất rõ những bước đi đầu tiên trên con đường thực hiện mô hình hoàn toàn mới để thu hút đầu tư nước ngoài.
Lúc bấy giờ, một trong những cái khó là chưa có văn bản pháp luật nào của Nhà nước quy định quyền lợi, nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài vào việc tham gia xây dựng KCX.
Ông Trảo kể lại: “Vào thời điểm ấy mới chỉ có Luật Đầu tư nước ngoài, nhưng luật này chưa đáp ứng được yêu cầu về pháp lý trong việc xây dựng KCX. Vì vậy, chúng tôi phải xây dựng quy định pháp lý về KCX để trình Chính phủ ban hành. Tôi nghĩ phải “tầm sư học đạo”, sang Đài Loan tìm hiểu, học hỏi. Để đỡ tốn chi phí, tôi đi ké với đoàn của Xí nghiệp Cầu Tre. Sang đến Đài Loan, một thân một mình, lại không được ai giới thiệu nên tôi không tự tiếp cận được với KCX. Tôi bất chợt nhớ đến một tiến sĩ người Đài Loan đã từng qua Việt Nam làm việc với chúng tôi, nên liên hệ. Ông tiến sĩ tốt bụng ấy cho tôi đến trú tạm ở nhà mình, nhường phòng ngủ cho tôi, còn mình thì mang chăn gối ra ngủ ở phòng khách. Sau đó, ông đích thân liên hệ KCX Đài Trung, phô tô các tài liệu về KCX trao tận tay tôi, bảo rằng đây là món quà trả lễ cho sự tiếp đãi ân cần của tôi lúc trước”.
Với những tư liệu có được, khi về nước, ông Trảo cùng các luật sư soạn thảo “Quy chế khu chế xuất”, thông qua Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhưng chờ một thời gian không thấy phúc đáp, ông ra Hà Nội, đến gặp Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cho biết mục đích chuyến đi là để xin Thủ tướng ký duyệt “Quy chế khu chế xuất”.
Ngay hôm sau, Thủ tướng vào Văn phòng Chính phủ xem hồ sơ và ký duyệt Nghị định 322-HĐBT ngày 18-10-1991, ban hành “Quy chế khu chế xuất”. Đây là chìa khóa pháp lý mở đầu cho việc thành lập các KCX trong cả nước.
Bắt tay thực hiện mô hình hoàn toàn mới, không có sách vở để áp dụng, là bài toán khó đối với TPHCM. Sau khi nghe ý kiến từ nhiều bên, Thành ủy TPHCM chủ trương triển khai việc xây dựng các KCX.
Ngày 25-11-1991, KCX Tân Thuận - KCX hoạt động đầu tiên của cả nước - được thành lập theo Quyết định số 394/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, mở ra cánh cửa lớn thu hút các nhà đầu tư Đài Loan đến Việt Nam, tạo nên đợt đầu tư nước ngoài vào TPHCM và các vùng lân cận.
Thành công của KCX Tân Thuận và sau đó là KCX Linh Trung đã để lại dấu ấn sâu đậm, mở đường cho TPHCM tiếp tục thành lập nhiều KCX khác. Các KCX của TPHCM được hình thành nhằm thực hiện 5 mục tiêu kinh tế của Chính phủ thể hiện trên các nhiệm vụ: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; giải quyết việc làm; du nhập kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; tăng năng lực xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ; góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa các vùng ngoại thành. Từ sự thành công này, TPHCM đã xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) ven thành phố, tạo mô hình phát triển các KCN ở các tỉnh, thành cả nước. Đến nay, TPHCM đã xây dựng 17 KCX, KCN.
Với việc xây dựng thành công KCX, TPHCM là địa phương đi đầu trong cả nước về thực hiện mô hình mới mẻ và hiệu quả, là đầu tàu cho các tỉnh, thành khác học tập kinh nghiệm. Nhằm tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các KCX và KCN của TPHCM cũng mạnh dạn thực hiện cải cách hành chính trong thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, TPHCM là nơi đầu tiên áp dụng cơ chế “một cửa, tại chỗ”, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính của các dự án đầu tư trong KCX, KCN chỉ bằng 1/3 so với thực hiện ngoài KCX, KCN. Mô hình này được nhân rộng áp dụng cho các ban quản lý KCN, khu kinh tế, khu công nghệ cao tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
“Cái lợi của Việt Nam khi thành lập KCX là giải quyết công ăn việc làm, huấn luyện tay nghề cho đội ngũ công nhân, do phía nước ngoài có máy móc hiện đại hơn và đòi hỏi quy trình sản xuất cao hơn, thu được một phần ngoại tệ từ tiền thuế đất và tiền điện, tiền nước. Và cái lợi lớn nhất là sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài được gắn mác “Made in Vietnam”, biểu thị dù nhà máy của nước ngoài nhưng hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, làm theo tiêu chuẩn của thế giới và được bán trên khắp thế giới. Đây là cách tiếp thị cho nền sản xuất Việt Nam rất hiệu quả”, ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Xây dựng và Kinh doanh KCX Tân Thuận, giải thích về lý do chọn triển khai đề án KCX. (Sài Gòn Giải Phóng 14/11) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Với tinh thần chống tham nhũng “không vùng cấm”, nhân dân hoàn toàn có thể tin rằng ở một tương lai không xa nữa, đất nước sẽ sạch bóng tham nhũng!
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khẳng định, việc kỷ luật cán bộ thời gian qua Đảng làm là “hợp lòng dân, thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
Có thể nói là hiện tại, nhân dân đang cảm thấy vui mừng và phấn khởi vì những tín hiệu tích cực từ công cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng của Đảng và Nhà nước thời gian qua. Có lẽ là chưa bao giờ mà những vụ việc, cá nhân sai phạm bị đưa ra ánh sáng và bị xử lý một cách nghiêm khắc, thấu tình đạt lý và tâm phục như vậy. Trong đó, có cả những cán bộ cấp cao trong bộ máy Nhà nước.
Như vậy, tinh thần chống tiêu cực, tham nhũng không nể nang, không vùng cấm thật sự không phải là những khẩu hiệu suông mà điều đó đã và đang diễn ra theo đúng tinh thần như vậy.
Như tại Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, Tổng Bí thư có nêu rõ về việc Ban chấp hành trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng bằng hình thức cách các chức vụ về Đảng, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là bài học đau xót cần nghiêm túc rút kinh nghiệm không chỉ đối với cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh mà là bài học chung đối với tất cả chúng ta.
Ông nói: “Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại, củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân”.
Tổng Bí thư đã chỉ ra chính xác rằng, kỷ cương, kỷ luật của Đảng mà không nghiêm thì tất loạn bởi khi đó, lòng tin của nhân dân sẽ lung lay và mai một. Cán bộ tiêu cực mà không xử lý nghiêm, công khai, minh bạch thì lòng dân bức xúc, cứ để lâu dần dễ dẫn đến mất niềm tin. Đó là một điều nguy hiểm, như Tổng Bí thư có nói “để mất niềm tin là mất tất cả”.
Vậy niềm tin của nhân dân được củng cố từ đâu? Đầu tiên, đó là quyết tâm chấn chỉnh cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị từng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình.
Ông nhấn mạnh: “Tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác tự gột rửa)…” và tất nhiên, nếu sai phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm, như trường hợp cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng.
Rồi những quyết định của Đảng trong vấn đề tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động cũng đã được nhân dân hoàn toàn đồng tình ủng hộ. Trong Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, Trung ương đã chỉ rõ: Tập trung ưu tiên triển khai ngay những việc đã rõ, đã chín và được nhất trí cao; còn những việc chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, quyết định sau, làm từng bước, chắc chắn.
Ví dụ như: Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức lại Đảng bộ ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao.
Một bộ máy quản lý Nhà nước tinh gọn, hiệu quả cũng chính là điều mà nhân dân mong mỏi, đặc biệt là đối với những tổ chức mà khi hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn để xảy ra tiêu cực như ở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trước đây là điển hình. Kết thúc hoạt động của tổ chức này đã cho thấy rất rõ sự quyết liệt của Đảng trong vấn đề tổ chức bộ máy.
Đặc biệt là niềm tin của nhân dân đã được khôi phục mạnh mẽ sau những kết quả khả quan trong công tác đấu tranh với vấn nạn tham nhũng trong thời gian qua. Có thể nói, công tác phòng, chống tham nhũng đã đi vào giai đoạn quyết liệt nhất. Hàng loạt sai phạm của nhiều tổ chức, cá nhân, những nghi can tham nhũng làm thất thoát tiền của nhân dân, những phi vụ lũng đoạn ngân hàng,… đã dần được đưa ra ánh sáng và xử lý nghiêm khắc.
Những kết quả này cho thấy sự quyết liệt của Trung ương Đảng, của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng và hơn nữa là của tất cả các cơ quan đã vào cuộc.
Đó là kết quả của quyết tâm và hành động chống tham nhũng thực chất, không né tránh, không vùng cấm, không có ai đứng ngoài như chính lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban chỉ đạo là, “không thể đứng ngoài được, cá nhân nào có không muốn làm cũng không được”.
Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá, chống tham nhũng hiện đang trở thành một phong trào, một xu thế của xã hội. Việc phòng, chống tham nhũng hiện tại không còn là hành động đơn độc của cá nhân, tổ chức nào mà là của cả xã hội.
Có thể thấy, khi phong trào chống tham nhũng đã lên, nhân dân đã có đầy đủ niềm tin về sự công tâm và nghiêm khắc của Đảng với tham nhũng thì chuyện cả xã hội đồng lòng chống tham nhũng là tất yếu.
Và với đà đó, với không khí sôi sục đó, với tinh thần chống tham nhũng “không vùng cấm” đó, nhân dân hoàn toàn có thể tin rằng ở một tương lai không xa nữa, đất nước sẽ sạch bóng tham nhũng! Và khi đó, đất nước sẽ có những khởi sắc, sẽ bước lên những nấc thang phát triển mới.
Và không chỉ dừng lại ở công cuộc chống tham nhũng, hiện tại, Đảng và Nhà nước đang cho thấy sự vào cuộc quyết liệt trong việc làm sáng tỏ mọi khuất tất đối với những tiêu cực, bê bối tồn tại suốt thời gian trước khiến dư luận xã hội bức xúc.
Đối với những cán bộ dù là đương chức hay đã “hạ cánh”, tất cả đều không thể được an toàn nếu có liên quan đến những tiêu cực, sai phạm đó. Trách nhiệm của từng cá nhân đến đâu trong vụ việc đều được làm rõ để xử lý.
Có thể thấy, những “bàn tay sắt, bàn tay sạch” như lời Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân từng nói đã thật sự xuất hiện và thực thi nhiệm vụ. Mà lãnh đạo, là tấm gương của “bàn tay sắt, bàn tay sạch” đó chính là Tổng Bí thư. Và những gì Đảng làm đang được nhân dân hết lòng tin tưởng, ủng hộ! (Công An Nhân Dân 14/11) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Gần ba năm sau khi Vua Salman lên ngôi, người ta biết đến Saudi Arabia nhiều hơn với hàng loạt thay đổi về mặt xã hội và những màn tranh đấu, thanh trừng đậm chất hoàng gia.
Ngày 5/11, hàng loạt hoàng từ và bộ trưởng trong nội các Saudi Arabia bất ngờ bị bắt giữ trong một cuộc điều tra chống tham nhũng quy mô nhất từ trước tới nay.
Đây chỉ là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của đất nước Hồi giáo này dưới thời Vua Salman.
Ngày 23/1/2015, Vua Salman bin Abdulaziz Al Saud lên ngôi ở tuổi 79, sau khi người anh trai Abdullah đột ngột qua đời.
Ông từng chọn cháu trai Muhammad bin Nayef làm người kế vị và đưa con trai Mohammed bin Salman lên làm bộ trưởng quốc phòng.
Tháng 6 vừa qua, người đứng đầu Saudi Arabia gây chấn động khi bất ngờ phế truất cháu trai và chọn con trai bin Salman làm chủ nhân của ngai vàng trong tương lai.
Đây được coi là kết quả của một quá trình lâu dài trong nhiều năm, khi tân thái tử từng được giao phó nhiều trọng trách đối nội và đối ngoại quan trong của đất nước. Truyền thông quốc tế khi đó đưa tin hai về "cuộc đổi ngôi" này như một màn thâm cung nội chiến với đủ mọi âm mưu và quyền lực.
Trước đó, bin Salman, 31 tuổi, là phó thái tử đồng thời là bộ trưởng quốc phòng Saudi Arabia. Đây là nhân vật đóng vai trò trung tâm trong những nỗ lực của quốc gia Vùng Vịnh nhằm xây dựng nền kinh tế vươn xa khuôn khổ của công nghiệp dầu khí. Bin Salman chịu trách nhiệm chính đối với lĩnh vực quân sự và năng lượng của quốc gia.
Bin Salman được cho là "ngôi sao sáng" trên bầu trời Trung Đông và đóng vai trò quan trọng trong hàng loạt diễn biến chính trị ở Saudi Arabia cũng như trong khu vực.
Vụ bắt giữ hàng loạt thành viên hoàng gia và quan chức hôm 5/11 gây nên cú sốc mạnh mẽ đối với nền kinh tế của Saudi Arabia.
Giá cổ phiếu của công ty Kingdom Holding, do Hoàng từ Al-Waleed sở hữu 95% cổ phần, đã tụt dốc thảm hại sau khi có thông tin hoàng tử bị bắt giữ.
Theo truyền thông Saudi Arabia, vụ bắt giữ này có thể mở ra một giai đoạn mới, nơi tính minh bạch, rõ ràng và trách nhiệm của người cầm quyền là nhân tố thiết yếu.
Trong khi một hoàng tử đứng đầu Lực lượng Cảnh vệ Quốc gia bị hạ bệ, bộ trưởng tài chính bị thay thế..., Thái tử bin Salman tuyên bố thành lập một ủy ban phòng chống tham nhũng do chính ông đứng đầu.
"Cú sốc" này xuất hiện đúng thời điểm hàng loạt cải cách kinh tế xã hội ở Saudi Arabia bắt đầu nhen nhóm, và tân thái tử đang ngày càng cứng rắn nhằm củng cố địa vị và ngai vàng trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu cho biết đa phần những nghi phạm bị giam giữ trong cuộc "truy quét" hôm 5/11 là những người không đồng tình với chính sách cứng rắn của Thái tử bin Salman với Qatar trong nhiều tháng qua.
Saudi Arabia từng tử hình 47 tù nhân bị buộc tội "khủng bố", chủ yếu là các tín đồ Hồi giáo theo dòng Sunni. Những người này đa phần có liên quan tới tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Đặc biệt, trong số những người bị Saudi Arabia xử tử có giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr. Vụ việc này từng gây chấn động thế giới Hồi giáo, đẩy căng thẳng trong quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia vào ngõ cụt.
Lãnh tụ tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei, từng cho biết Saudi Arabia sẽ phải đối mặt với sự “trả thù của Imam” cho việc giết hại giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr và 46 người còn lại. Iran là nước có số lượng người đạo Hồi dòng Shia chiếm đa số.
Ngày 3/1/2016, Riyadh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tehran và trục xuất các nhà ngoại giao của Iran về nước. Trước đó, hàng nghìn người quá khích bao vây, đập phá, ném bom xăng vào Đại sứ quán Saudi Arabia ở Tehran để phản đối vụ xử tử.
Hiện tại, mối quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran vẫn trong tình trạng căng thẳng. Hai nước cáo buộc lẫn nhau là bên gây bất ổn với an ninh khu vực và ủng hộ hai phe đối đầu nhau trong cuộc nội chiến Syria. (Zing News 14/11) đầu trang(./.