Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 15 tháng 11 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
NHÂN SỰ MỚI
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo dự thảo, Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hội đồng quản lý) là đại diện của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập. Hội đồng quản lý quyết định về chủ trương, phương hướng, kế hoạch hoạt động, tài chính và công tác nhân sự; kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Hội đồng quản lý quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập; thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định chủ trương về đầu tư mở rộng hoạt động, xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp công lập; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập...
Theo dự thảo, Hội đồng quản lý có số lượng thành viên là số lẻ từ 5 đến 11 thành viên. Cụ thể: Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Hội đồng quản lý có từ 7 đến 11 thành viên; các đơn vị còn lại có từ 5 đến 9 thành viên.
Cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý, gồm: Chủ tịch, Thư ký và các thành viên với số lượng theo quy định trên. Cụ thể như sau: Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu, bí thư Đảng ủy, chủ tịch công đoàn, đại diện một số tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập (Chủ tịch Hội đồng không kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu).
Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm: Đại diện của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Một số chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập (chiếm không quá 20% tổng số thành viên Hội đồng quản lý). Nếu các thành viên này không phải là công chức, viên chức thì không được đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch hoặc Thư ký hội đồng. (Báo Chính Phủ 14/11) đầu trang(
Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định một số chế độ, chính sách đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài.
Đối tượng áp dụng là người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi với người có công với cách mạng nhưng bị dừng hưởng chế độ do định cư ở nước ngoài.
Đối tượng trên được hưởng chế độ hỗ trợ một lần. Cụ thể, đối với đối tượng còn sống: Chế độ hỗ trợ một lần được tính từ (tháng, năm) bị dừng hưởng đến (tháng, năm) có quyết định thực hiện chế độ hỗ trợ một lần của cấp có thẩm quyền quy định.
Đối với đối tượng đã từ trần: Thân nhân của đối tượng quy định được hưởng chế độ hỗ trợ một lần tính từ thời điểm (tháng, năm) bị dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần.
Nghị định cũng áp dụng đối với: Người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài; dân công hỏa tuyến, được Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên huy động, quản lý tập trung và được giao nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ tại các chiến trường trong thời gian và địa bàn quy định, đang định cư ở nước ngoài…
Các đối tượng này được hưởng chế độ hỗ trợ một lần, mức hưởng được tính theo số năm tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, dân công hỏa tuyến (gọi chung là thời gian công tác). Cụ thể như sau: Từ đủ 2 năm công tác trở xuống, mức hỗ trợ một lần bằng 4.000.000 đồng; trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm được cộng thêm 1.500.000 đồng.
Trường hợp đã từ trần trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì một trong những thân nhân quy định được hỗ trợ một lần bằng 6.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất một số chế độ đãi ngộ khác. Đối tượng có đủ điều kiện quy định, ngoài được hưởng chế độ hỗ trợ một lần, còn được hưởng một số chế độ đãi ngộ sau: Được cấp “Giấy chứng nhận” người có công hoặc người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế hoặc dân công hỏa tuyến; nếu về nước định cư được hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, được hưởng chế độ bảo hiểm y tế…
Dự thảo cũng nêu rõ, đối tượng không được thực hiện chế độ hỗ trợ một lần và các chế độ đãi ngộ khác quy định tại Nghị định này, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Không đủ điều kiện quy định; tham gia các hoạt động chống phá chế độ của Đảng, Nhà nước ta; đảo ngũ, phản bội, chiêu hồi; phạm các tội về xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích; bị tước danh hiệu quân nhân, công an nhân dân, buộc thôi việc...
Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ. (Báo Chính Phủ 14/11) đầu trang(
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao.
Theo dự thảo, viên chức được cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ quan sử dụng viên chức có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử dự thi.
2. Đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng III), mã số V.10.01.02 đối với viên chức thăng hạng lên chức danh huấn luyện viên cao cấp (hạng I), mã số V.10.01.01; đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng II), mã số V.10.01.03 đối với viên chức thăng hạng lên chức danh huấn luyện viên chính (hạng II), mã số V.10.01.02; đang giữ chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên (hạng IV), mã số V.10.01.04 đối với viên chức thăng hạng lên chức danh huấn luyện viên (hạng III), mã số V.10.01.03.
3. Viên chức có khả năng đảm nhiệm hoặc đang làm việc ở vị trí công việc phù hợp với chức danh nghề nghiệp được thăng hạng.
4. Được cơ quan sử dụng viên chức đánh giá có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
5. Có đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký thăng hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 17/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên ngành Thể dục thể thao.
Theo dự thảo, sẽ miễn thi môn ngoại ngữ đối với viên chức thuộc một trong các trường hợp sau: Viên chức tính đến thời hạn nộp hồ sơ dự thi hoặc xét thăng hạng theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ; viên chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền (trừ trường hợp thăng hạng từ hạng II lên hạng I); viên chức là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số (trừ trường hợp thăng hạng từ hạng II lên hạng I); viên chức có bằng đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ; viên chức tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
Các trường hợp sau cũng thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ: Viên chức có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ theo yêu cầu của chức danh dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn trong thời hạn 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi, do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế cấp chứng chỉ (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận). Viên chức có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tính từ ngày 15/4/2011 trở lại đây. Viên chức có bằng tốt nghiệp tiến sĩ, tính từ ngày 22/6/2009 trở lại đây.
Theo dự thảo, miễn thi môn tin học đối với viên chức đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin trở lên. (Báo Chính Phủ 14/11) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Theo chương trình làm việc ngày hôm nay (15/11/2017) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) vào đầu giờ sáng.
Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được các ĐBQH thảo luận và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và thứ 4.
Cũng trong buổi sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Sau đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).
Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cũng sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. (Infonet 15/11) đầu trang(

QUẢN LÝ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp để hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.
Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm, tích cực triển khai, thực hiện. Các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ đã tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức, kiểm tra và giám sát thực hiện.
Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hầu hết các Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Công tác sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp đã được triển khai khá tích cực.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Phương án tổng thể sắp xếp đã được Thủ tướng phê duyệt còn rất chậm. Nhiều địa phương chưa rà soát, bàn giao đất về địa phương theo quy định. Việc chuyển đổi mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên còn lúng túng. Cổ phần hóa, giải thể doanh nghiệp còn chậm. Nhiều tồn tại về tài chính, đất đai chưa được xử lý dứt điểm...
Để hoàn thành các mục tiêu: Năm 2017 hoàn thành việc điều chỉnh phương án tổng thể và kế hoạch về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp; năm 2018, hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp trên phạm vi cả nước; năm 2019, thực hiện kiểm toán trên phạm vi cả nước về công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp theo quy định, kịp thời đề xuất tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo chuyên đề: Đất đai, cổ phần hóa, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, xử lý tồn tại về tài chính.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quý IV năm 2017 hoàn thành thẩm định điều chỉnh phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp của các địa phương (nếu có); chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan và Tổng công ty Cà phê Việt Nam rà soát, đánh giá kỹ lại Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty Cà phê Việt Nam, bảo đảm quá trình thực hiện không gây mất ổn định về an ninh, trật tự trên địa bàn; nghiên cứu có biện pháp, bước đi phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện thành công việc sắp xếp, đổi mới Tổng công ty Cà phê Việt Nam; trường hợp cần điều chỉnh Phương án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện việc rà soát, đo đạc, phê duyệt phương án sử dụng đất, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất cho các doanh nghiệp; xử lý các trường hợp cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; lập phương án quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp khi trả về địa phương; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan đánh giá những xung đột pháp lý trong quản lý và sử dụng đất đai tại các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên; đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai phù hợp với tình hình thực tế của các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.
Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn các địa phương về cơ chế chính sách khi sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp như: Xử lý các kiến nghị liên quan đến việc bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước giữ tỷ lệ chi phối; phương pháp tính giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi góp vốn để thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, bảo đảm minh bạch, hiệu quả; hướng dẫn về xử lý tồn tại về tài chính, tài sản trên đất khi chuyển giao đất về cho địa phương quản lý.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại quan tâm tiếp tục xử lý các khoản nợ vay cho các công ty nông, lâm nghiệp.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ (có công ty nông, lâm nghiệp), Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hoàn thành việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp của địa phương, điều chỉnh lại phương án tổng thể (nếu cần thiết) trong Quý IV năm 2017; cơ bản hoàn thành việc sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2018 để tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ vào năm 2019; đẩy mạnh việc thực hiện rà soát, đo đạc, phê duyệt phương án sử dụng đất, thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp theo quy định; chỉ đạo tiếp nhận, thực hiện rà soát, đo đạc, có kế hoạch sử dụng đối với diện tích đất các doanh nghiệp bàn giao về địa phương, rà soát lại các đối tượng sử dụng đất, diện tích đất của từng đối tượng để giải quyết cho hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục giao đất hoặc thuê đất; ưu tiên giải quyết đất cho đồng bào dân tộc ít người, đồng bào sống tại những vùng khó khăn; chỉ đạo các công ty nông, lâm nghiệp tiếp tục xử lý dứt điểm các trường hợp đất cho thuê, cho mượn, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng không đúng quy định của pháp luật.
Thành phố Hà Nội khẩn trương hoàn thiện phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định.
UBND các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và Tổng công ty Cà phê Việt Nam rà soát, đánh giá các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phức tạp về đất đai, có biện pháp giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật, không để tạo thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn. (Báo Chính Phủ 14/11) đầu trang(
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai.
Năm 2017, thiên tai liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân, cơ sở hạ tầng của nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai. Dự kiến, Hội nghị sẽ được tổ chức trong tháng 12/2017.
Để hội nghị đạt kết quả tốt, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chuẩn bị Báo cáo tổng hợp về công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian vừa qua, trong đó tập trung đánh giá cụ thể tình hình thiên tai, những kết quả đạt được, nhất là những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong chỉ đạo, ứng phó thiên tai, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, những bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, lâu dài ứng phó với các loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, chuẩn bị báo cáo đánh giá về công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; kết quả thực hiện Đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam"; kết quả đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai.
Bộ Giao thông vận tải báo cáo về công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực giao thông vận tải; các giải pháp để tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn cho các phương tiện vận tải, nhất là phương tiện vận tải thủy hoạt động trên biển, trên sông khi có áp thấp nhiệt đới, bão, lũ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chuẩn bị báo cáo về công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực công thương, những vấn đề liên quan đến vận hành và đảm bảo an toàn các hồ đập thủy điện và hệ thống điện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị báo cáo về công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, những vấn đề liên quan đến vận hành và đảm bảo an toàn các hồ đập thủy lợi, hệ thống đê điều và công trình thủy lợi.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị báo cáo liên quan đến công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Các Bộ Quốc phòng, Công an chuẩn bị báo cáo về công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực được phân công; công tác huy động lực lượng, phương tiện phối hợp, hỗ trợ địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Các Bộ, cơ quan khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan và huy động các cơ quan khoa học chuẩn bị Báo cáo, gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trước ngày 30/11/2017 để tổng hợp chung. (Xây Dựng 14/11) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng.
Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về đấu thầu qua mạng (Ban Chỉ đạo) là Tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong quá trình triển khai thực hiện đấu thầu qua mạng.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong lĩnh vực đấu thầu qua mạng.
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng; giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến lĩnh vực đấu thầu qua mạng.
Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Trưởng Ban quyết định trên cơ sở thống nhất giữa các thành viên. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên, Trưởng Ban quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình.
Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Phó Trưởng ban và thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm về tổ chức, phối hợp và triển khai thực hiện công tác đấu thầu qua mạng trong phạm vi cơ quan mình quản lý, theo dõi với sự hỗ trợ của đơn vị làm đầu mối thực hiện các công tác đấu thầu qua mạng tại cơ quan mình.
Ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức mà thành viên đó đang công tác.
Ban Chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng ban. Bên cạnh hình thức họp trực tiếp để thảo luận, Ban Chỉ đạo có thể lấy ý kiến tham gia của các thành viên bằng văn bản. Chế độ thông tin, báo cáo theo quy định hiện hành.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo để chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp các thông tin để chuẩn bị cho các cuộc họp Ban Chỉ đạo. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 14/11) đầu trang(
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan, đơn vị có liên quan, các thành viên thị trường theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh.
Phó Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả tích cực sau 2 tháng triển khai thị trường chứng khoán phái sinh. Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về những kết quả đã đạt được, vai trò và tiềm năng của thị trường chứng khoán phái sinh đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan, đơn vị có liên quan, các thành viên thị trường theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh; rà soát để hoàn thiện, bổ sung khung khổ pháp lý theo mức cao nhất mà thông lệ quốc tế áp dụng, bảo đảm không để xảy ra sai sót, lỗi kỹ thuật trong giao dịch, gây mất an toàn, ổn định đối với thị trường chứng khoán; tổng hợp kết quả hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh trong báo cáo hoạt động thị trường chứng khoán, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ hàng tháng theo quy định.
Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá toàn diện việc tham gia của các ngân hàng thương mại vào thị trường chứng khoán phái sinh với vai trò là công cụ phòng vệ rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và với điều kiện đáp ứng các yêu cầu về hệ thống, nhân lực, quản trị rủi ro, năng lực tài chính... theo thông lệ, chuẩn mức quốc tế và pháp luật hiện hành. (Tin Tức 15/11) đầu trang(

NHÂN SỰ MỚI
Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân các tỉnh Hà Nam, Điện Biên.
Ngày 13/11, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao Lê Hữu Thể đã trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao bổ nhiệm Viện trưởng Viện KSND thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Trần Thế Kính giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Hà Nam kể từ ngày 15/11/2017.
Trước đó, ngày 9/11, tại thành phố Điện Biên Phủ, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực Viện KTND Tối cao Nguyễn Hải Phong đã trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc bổ nhiệm Phó Viện trưởng phụ trách VKSND tỉnh Điện Biên Phan Văn Kỷ giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND tỉnh Điện Biên;
Đồng thời trao quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự về an ninh, ma túy Viện KSND tỉnh Điện Biên Nguyễn Hữu Sơn giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Điện Biên. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2017.
Phát biểu tại các buổi lễ trao quyết định, lãnh đạo Viện KSND Tối cao chúc mừng các cán bộ vừa được tín nhiệm, giao trọng trách mới tại Viện KSND các tỉnh. Đồng thời mong rằng các cán bộ cố gắng phát huy tối đa năng lực cá nhân, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tăng cường đổi mới để cùng tập thể lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. (Cafef 14/11) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Tuần này, Dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội dành một ngày để thảo luận tại hội trường.
Một trong những vấn đề được quan tâm là phương án công khai, minh bạch bản kê khai tài sản, thu nhập, một trong những cách phòng ngừa tham nhũng.
Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, Dự Luật lần này trình Quốc hội 2 phương án: Phương án 1, mở rộng đối với tất cả công chức khi được bổ nhiệm vào ngạch. Phương án 2, thu hẹp phạm vi, chỉ áp dụng với đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên ở T.Ư, từ 0,9 trở lên ở địa phương và một số đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ dưới 0,7 trong một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, việc kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua còn hình thức, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là do số người có nghĩa vụ kê khai quá lớn, vượt quá khả năng của các cơ quan có trách nhiệm kiểm soát. Vì vậy, Ủy ban Tư pháp cho rằng, trước mắt nên giữ nguyên đối tượng kê khai hoặc thu hẹp ở mức độ hợp lý, tập trung vào các đối tượng giữ vị trí quan trọng ở T.Ư, địa phương, những khu vực có nguy cơ tham nhũng cao. Để bảo đảm tập trung nguồn lực tiến hành kiểm soát có hiệu quả hơn, tránh hình thức.
Vấn đề công khai bản kê khai tài sản, thu nhập, Chính phủ cũng trình 2 phương án: Phương án 1, các bản kê khai tài sản, thu nhập được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người kê khai thường xuyên làm việc. Phương án 2, thay hình thức công khai tại nơi thường xuyên làm việc bằng hình thức công khai tại chi bộ nơi người kê khai là đảng viên sinh hoạt. Đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tư pháp tán thành với phương án 1 bởi không phải tất cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đều là đảng viên.
Trong phiên thảo luận tổ vừa qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi góp ý: Việc kê khai chỉ nên tập trung vào 3 vấn đề hết sức quan trọng. Đó là ai có khả năng, nguy cơ tham nhũng thì kiểm soát, đưa vào đối tượng. Còn đưa quá nhiều, đưa tràn lan vào nhưng khả năng quản lý không có, nên không kiểm soát được: “Phải xem xét, tính toán lại, chứ đưa những đối tượng chẳng có gì để tham nhũng vào thì “vừa buồn vừa tủi”. Đồng thời cho rằng, việc công khai bản kê tài sản thế nào rất quan trọng. Nếu công khai ở cơ quan nơi làm việc và nơi cư trú, dân rất yên tâm. Nhưng nếu chỉ quy định công khai ở chi bộ Đảng thì quá bằng... giấu kín đi!
Theo Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính, một trong những nguyên nhân tham nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi là do chưa có cơ chế để không muốn, không thể và sợ tham nhũng. Việc ban hành luật pháp còn điểm sơ hở, có chỗ chưa phủ kín được hết hành vi, đối tượng. Tham nhũng diễn ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, như vậy tham nhũng len lỏi trong cuộc sống của chúng ta, không từ bỏ cấp nào, ngành nào.
Vậy nguyên nhân không hiệu quả là vấn đề kê khai. Muốn hạn chế được nó cả hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt, có bài bản. Bởi, nếu thu hẹp phạm vi kê khai tài sản mà hệ thống chính trị các cấp, ngành hoạt động không hiệu quả thì vẫn khó ngăn chặn. Nếu mở rộng ra, hệ thống chính trị nơi nào không hiệu quả, không nghiêm túc, không quyết liệt thì vẫn là sơ hở, không ngăn chặn được.
Cùng với kê khai, một số ý kiến đề nghị xây dựng cơ chế để xử lý tài sản bất minh theo hướng tịch thu và sung công quỹ. ĐB Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) đặt vấn đề, sau khi xác minh dấu hiệu vi phạm thì xử lý tài sản thế nào hay mặc nhiên để cho tồn tại. Cần nghiên cứu đưa vào luật để có hướng tạo hành lang pháp lý. Không thể nói “tôi kê khai rồi” và mặc nhiên cho tồn tại, trong khi quan trọng là nguồn gốc tài sản đó thế nào. (Kinh Tế Và Đô Thị 14/11) đầu trang(
Như Báo NNVN số ra ngày 6/11 đã phản ánh, tỉnh Thái Bình đã phê duyệt chủ trương xây dựng Trung tâm Hội nghị tỉnh với tổng kinh phí 230 tỉ đồng, theo phương án Hợp đồng BT đổi đất lấy hạ tầng.
Nhìn qua dự án đã thấy doanh nghiệp được tỉnh chỉ định thực hiện dự án này chưa bỏ một đồng vốn, đã có bốn đồng lời…
Nhà đầu tư được chỉ định là Cty TNHH Xây dựng Mỹ Đà có trụ sở chính tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Để có được công trình này, Thái Bình sẽ giao cho nhà đầu tư 5 khu đất với tổng diện tích đất giao theo hình thức BT cho nhà đầu tư là hơn 2,7ha, trong đó hơn 1,3ha là các khu đất nằm trên các trục tuyến phố lớn ở trung tâm thành phố Thái Bình.
Cụ thể gồm: Khu đất cục Thuế (trụ sở cũ) tại mặt đường Lê Lợi là 1.098m2 và Kho bạc tỉnh (cũ) liền kề với Chi cục Thuế, 2.070m2. Theo bảng giá đất của tỉnh Thái Bình phê duyệt từ năm 2015 khu vực này giá đất đã lên tới 12 - 16 triệu đồng/m2. Tính đơn giản theo đơn giá đất của tỉnh thì giá trị hai lô đất này khoảng trên 50 tỉ đồng.
Tiếp đến là khu đất Trung tâm hội nghị tỉnh ở phố Hai Bà Trưng có diện tích 8.371 m2, giá đất đường Hai Bà Trưng mà được tỉnh Thái Bình phê duyệt là 12 triệu đồng. Vậy lô đất này có giá trị trên 100 tỉ đồng. Lô đất vàng thứ 4, có vị trí trung tâm nhất, doanh nghiệp được tỉnh Thái Bình giao là trụ sở của Ban Bảo vệ sức khỏe tại 276 đường Trần Thánh Tông rộng 1.682 m2. Bảng giá đất ở đây lên tới 28 triệu/m2 và giá trị của lô đất này khoảng 47 tỉ đồng. Lô đất thứ 5 nằm ở nút giao thông đường Võ Nguyên Giáp - Vũ Đông - Hoàng Diệu rộng tới 14.147m2. Giá đất ở đây là 4 triệu/m2. Trị giá lô đất cũng trên 56 tỉ đồng.
Đây chỉ là khung giá đất tỉnh Thái Bình quy định nhằm khi cần phải thu hồi thực hiện các dự án phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng tổng giá trị của 5 lô đất đã trên 250 tỉ đồng (vượt tổng mức đầu tư 20 tỉ đồng) chưa kể giá trị của các công trình tài sản trên đất và hệ số giá trị thị trường.
Một chuyên gia BĐS tại tỉnh Thái Bình cho biết những khu đất trên đều là những vị trí trung tâm, đắc địa của thành phố. Theo đó, ở những vị trí thuộc mặt đường Hai Bà Trưng, Lê Lợi thì có giá dao động từ 60 - 80 triệu/m2. Tại khu đất trung tâm Chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ, thuộc đường Lê Thánh Tông thì có giá thấp hơn, giá dao động vào khoảng 50-60 triệu/m2. Còn tại khu đất nút giao thông đường Võ Nguyên Giáp - Vũ Đông - Hoàng Diệu, đây là khu mới, ít sầm uất hơn thì có giá thấp hơn hẳn, giá dao động vào khoảng 25-35 triệu/m2.
Như vậy, với diện tích hơn 11.000m2 thuộc hai tuyến phố chính Hai Bà Trưng, Lê Lợi sẽ có giá khoảng hơn 700-900 tỷ. Với diện tích hơn 1.682m2 tại tuyến phố Lê Thánh Tông cũng có giá dự đoán vào khoảng hơn 85 tỷ. Khu đất còn lại có diện tích 14.147m2, sẽ có giá dao động khoảng 400-500 tỷ.
Rõ ràng giá trị của 5 lô đất trên là rất lớn. Nếu tách riêng từng lô đất, kèm theo giá trị công trình trên đất đem đấu giá chắc chắn số tiền tỉnh Thái Bình thu về còn lớn hơn con số 250 tỉ rất nhiều. Vậy tại sao tỉnh Thái Bình không đấu giá đất để lấy tiền đầu tư? Không khó để trả lời câu hỏi này!
Được biết, ngày 23/2/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 480/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư, giao BQL DA Đầu tư Xây dựng các công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Thái Bình là Bên mời thầu; ủy quyền cho GĐ BQL Dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển; kết quả sơ tuyển; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư… tham gia dự án.
Thái Bình đã tổ chức mời thầu Quốc tế, có 3 nhà thầu tham dự nhưng 2/3 nhà thầu tham dự đã không nộp hồ sơ đấu thầu. Vì vậy, ngày 4/10/2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Ca ký Quyết định số 2599/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư được ghi tại quyết định này là: Chỉ định nhà đầu tư.
Nguyên tắc của đấu thầu là tạo ra cạnh tranh để Chủ đầu tư có thể tìm được nhà đầu tư bỏ giá rẻ nhất và cho chất lượng tốt nhất. Trong trường hợp này, thật may cho nhà thầu Cty TNHH Xây dựng Mỹ Đà vì hai đối thủ cạnh tranh bất ngờ rút lui. Nhưng cũng thật buồn cho tỉnh Thái Bình vì lãnh đạo tỉnh đã vội vàng lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định.
Bởi lẽ, 5 lô đất trên là tài sản của quốc gia nên quyết định 2599 về chỉ định nhà đầu tư của UBND tỉnh Thái Bình là không đúng. Nếu tổ chức đấu thầu không thành công, tỉnh Thái Bình cần phải tổ chức đấu thầu lại để đảm bảo tính khách quan trong lựa chọn nhà đầu tư.
Hơn nữa, dự án xây Trung tâm Hội nghị không phải là dự án cấp bách để phải lựa chọn phương án chỉ định thầu. Thậm chí nếu không nói là lãng phí, bởi Trung tâm Hội nghị tỉnh Thái Bình hiện tại mới đưa vào hoạt động được 10 năm. Nay tỉnh đã quyết bỏ lại cho doanh nghiệp tư nhân sử dụng? Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, nông dân trong tỉnh thì lao đao bởi thiên tai mất mùa nhưng lãnh đạo tỉnh Thái Bình không tìm cách dồn nguồn lực tài chính để hỗ trợ nhân dân, vực dậy sản xuất thúc đẩy phát triển kinh tế mà chỉ chăm chăm vào việc “cắt đất” công để cho doanh nghiệp, đổi lấy những công trình như tòa tháp 300 tỉ hay trung tâm hội nghị 230 tỉ sẽ chỉ mang lại những cảm nhận không tốt trong lòng người.
Có thể khẳng định, việc tỉnh Thái Bình tự ý chỉ định giao cho một doanh nghiệp cụ thể là trái với luật đấu thầu. Câu hỏi đặt ra ở đây là, lãnh đạo tỉnh Thái Bình có lợi ích gì không khi dễ dàng giao tài sản của đất nước cho một doanh nghiệp tư nhân? (Nông Nghiệp Việt Nam 14/11) đầu trang(
Thời gian qua, cuộc chiến chống tham nhũng đã thu được một số kết quả tích cực, làm nức lòng cử tri và nhân dân cả nước. Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thì tình hình phòng, chống tham nhũng chưa thực sự mang tính đột phá; tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi, trở thành lực cản đối với sự phát triển của đất nước, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý đất đai, khai thác tài nguyên và đầu tư công.
Theo Báo cáo tổng kết 10 năm của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, thiệt hại được phát hiện là 59.759 tỷ đồng và 400ha đất. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi chỉ được 7,82% về tiền, tài sản và 54,75% về đất, năm 2016, tỷ lệ thu hồi mới đạt 38,3%. Năm 2017, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, qua công tác thanh tra thì tỷ lệ thu hồi tài sản là 54%, qua công tác điều tra, truy tố, xét xử, tỷ lệ thu hồi giảm xuống còn 25,8%, qua công tác thi hành án thì tỷ lệ thu hồi này chỉ còn 19,1%.
Tình trạng tham nhũng chưa được ngăn chặn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trước hết là do một số chính sách pháp luật hiện hành liên quan đến phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế chưa đồng bộ, khó áp dụng, thậm chí một số văn bản chuyên ngành còn trái với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, một số quy định pháp luật liên quan đến tội phạm tham nhũng chức vụ, kinh tế, quản lý đất đai chưa rõ ràng, việc áp dụng Luật Tố cáo năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhất là những quy định bảo vệ người tố cáo. Cán bộ, công chức ở một số lĩnh vực nhạy cảm lợi dụng nhiệm vụ được giao để trục lợi cá nhân bằng nhiều hình thức chưa được đẩy lùi, thậm chí có dấu hiệu tham nhũng ngay cả trong cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, kiểm toán.
Nhiều vụ án tham nhũng rất khó phát hiện do người phạm tội thường là người có chức vụ, trình độ học vấn cao. Vì vậy, việc phạm tội được chuẩn bị kỹ càng, thủ đoạn tinh vi và tài sản do phạm tội thường được che giấu kỹ lưỡng, nếu có phát hiện phần lớn do mất đoàn kết nội bộ, tranh giành địa vị, chạy chức, chạy quyền không thành, do đơn thư tố cáo, dư luận nhân dân phản ánh, báo chí vào cuộc thì các cơ quan chức năng mới điều tra, kết luận và xử lý nên việc thu thập thông tin, chứng cứ và thu hồi tài sản phạm pháp gặp nhiều khó khăn.
Cho ý kiến về vấn đề thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Đoàn đại biểu tỉnh Nam Định nhấn mạnh: Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có làm tốt công tác điều tra, truy tố, tòa án tuyên những bản án nghiêm khắc mà lại không thu hồi được tài sản tham nhũng thì việc xử lý tham nhũng coi như chưa triệt để.
Chính vì vậy, đại biểu Mai Thị Phương Hoa kiến nghị cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng mở rộng một cách hợp lý diện đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản. Đồng thời, trong  quá trình tố tụng khi đã xác định được khối tài sản do hành vi phạm tội tham nhũng mà có, cần có biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn đầu quá trình giải quyết vụ án, để tránh tài sản tham nhũng bị tẩu tán.
Đại biểu Hà Thị Minh Tâm, Đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam thì cho rằng, các vụ việc tham nhũng vẫn chưa giảm, một số vụ còn giải quyết cầm chừng, nhất là các vụ phạm tội tham nhũng về kinh tế lớn, làm thất thoát ngân sách và tài sản quốc gia do vướng mắc về thực thi chính sách pháp luật. Để tăng cường giải pháp thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả tốt, đại biểu Hà Thị Minh Tâm đề nghị Quốc hội sớm chỉ đạo hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng như: Sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012, Luật Thanh tra năm 2010, Luật Tố cáo năm 2011.
Chính phủ cũng cần nghiên cứu mô hình các cơ quan chức năng hoạt động độc lập về công tác phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công tác điều tra, truy tố, xét xử các án về tham nhũng và cần chỉ đạo các giải pháp hữu hiệu về kê khai thu nhập, đăng ký tài sản đối với cán bộ, công chức một cách minh bạch, công khai và nghiêm túc. Có giải pháp làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ trực tiếp làm việc ở những cơ quan, đơn vị có nguy cơ tham nhũng và những cơ quan, đơn vị trực tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Đại biểu Trần Thị Dung, Đoàn đại biểu tỉnh Điện Biên đề nghị cần nhận diện rõ thực trạng cả họ làm quan cũng chính là hành vi tham nhũng, tham nhũng vặt của cán bộ công chức tại xã cũng chính là hành vi tham nhũng, để từ đó có biện pháp xử lý triệt để, nếu không sẽ làm hư hỏng nền công vụ ngay tại cơ sở.
Tham gia giải trình trước Quốc hội, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết: Với sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng, kiên quyết thanh tra, kiểm tra, phát hiện, đưa ra truy tố, xử lý nghiêm minh trước pháp luật các vụ án kinh tế nghiêm trọng theo đúng tinh thần không có vùng cấm.
Thời gian qua, đã đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng lớn, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ, công chức Nhà nước vi phạm, có cả cán bộ, công chức cấp cao. Qua công tác thanh tra đã kiến nghị thu hồi về ngân sách 46.268 tỷ đồng và 5.308ha đất, ban hành 154.298 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền là 5.403 tỷ, phát hiện và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan điều tra so với năm 2016 tăng 52,1% số vụ và 100% số đối tượng.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, đấu tranh phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực rất khó khăn, phức tạp, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan thông tin báo chí và nhân dân, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện các quy định xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính; tăng cường thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, rửa tiền. (Biên Phòng 14/11) đầu trang(
Dự thảo mới của Bộ Tài chính quy định một số chức danh như Trưởng ban của Đảng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, thứ trưởng các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được phép sử dụng ôtô dưới 1,1 tỉ đồng.
Nếu làm được, có nghĩa là từ thứ trưởng trở xuống không sử dụng ôtô công.
Có nghĩa là một tỉnh, thành chỉ còn vài chiếc ôtô công cho Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy và chức vụ tương đương. Có nghĩa là cả nước từ nay sẽ giảm hàng nghìn xe công, không còn bỏ tiền mua sắm, không còn bỏ tiền bảo dưỡng, xăng xe, nuôi tài xế và các chi tiêu khác cho ôtô.
Nhắc lại thống kê của Bộ Tài chính để thấy nghèo chơi sang như thế nào. Hết năm 2016 cả nước có 34.211 ôtô công, số ôtô này trị giá khoảng 1 tỉ USD, trị giá còn lại khoảng 7-8 nghìn tỉ đồng. Chi phí ngân sách để nuôi mỗi xe khoảng 320 triệu đồng/năm.
Có một sự lãng phí rất lớn từ chuyện mua sắm xe công, tình trạng nhiều cơ quan sắm thêm ôtô trong khi số lượng ôtô công dôi dư đến 2.300 chiếc, đó là con số báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Kiểm toán Nhà nước.
Đã có sự so sánh, một phó giáo sư, giảng viên cao cấp với thâm niên 20 năm, thì thu nhập chính thức trên bảng lương một năm chỉ bằng 1/3 số tiền nuôi một xe công. Vậy thì nuôi một xe công bằng nuôi ba ông giáo sư đại học.
Còn giáo viên thì sao, mới đây thầy Nguyễn Đăng Khoa - giáo viên Trường THPT Lê Lợi, Nghệ An - đưa lên trang cá nhân thông tin về lương của mình sau khi trừ tiền một số quỹ, còn lại 5.678.000 đồng. Xin thưa, đồng lương sau 20 năm làm thầy của thầy Khoa. Và còn nữa, hàng vạn lao động của đất nước này tổng thu nhập một năm chỉ trên dưới ¼ số tiền nuôi một xe công.
Chúng ta nuôi người hay nuôi xe cho quan chức sử dụng?
Cho nên cắt xe ôtô công là việc phải làm ngay. Chỉ mua sắm cho các chức vụ, hàm bộ trưởng trở lên, từ thứ trưởng trở xuống cứ thực hiện theo cơ chế khoán.
Ai cũng nói ủng hộ cải cách, kiến tạo, yêu nước nhưng hãy hành động dân mới tin. Thử xem có bộ nào, ban ngành nào, địa phương nào tiên phong dẹp xe công và thực hiện cơ chế khoán, công bố ngay số tiền tiết kiệm được cho dân biết.
Dân đang chờ Chính phủ hành động quyết liệt, cải cách quyết liệt. (Lao Động 15/11) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao với mấy chữ “bỏ sổ hộ khẩu”. Theo chủ trương của Chính phủ, giao cho Bộ Công an ngay từ bây giờ và chậm nhất là khoảng 3 - 4 năm nữa, mỗi lần đi làm thủ tục hành chính, chỉ cần mang một thẻ căn cước công dân thay vì phải mang trên 20 giấy tờ tùy thân như trước đây.
Dư luận quan tâm không chỉ bởi điều đó, mà còn do đây là lần đầu tiên cải cách hành chính có liên quan trực tiếp tới hơn 90 triệu công dân Việt Nam.
Bỏ sổ hộ khẩu và nhiều loại giấy tờ bằng giấy, thay bằng dữ liệu quốc gia để có thể truy cập ở bất cứ đâu (có internet) là việc làm quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong chủ trương tinh giản bộ máy, đổi mới tác phong hành chính lạc hậu, giảm phiền hà cho người dân. Nó cũng thể hiện một cách cụ thể nước ta đã hội nhập đến mức độ nào về quản lý xã hội với thế giới.
Thực ra, hộ khẩu là thủ tục thân thiết không chỉ với người Việt Nam. Trên thế giới, không có nước nào bỏ hộ khẩu, thậm chí ngày càng siết chặt hơn, nhiều chi tiết hơn. Nhưng ở Việt Nam, do nghèo, do chiến tranh, do trình độ khoa học công nghệ thấp, do bao cấp… từ những năm 1990 phải quản lý công dân bằng giấy tờ, thậm chí bằng nhiều loại giấy tờ, nhiều loại sổ… Phải nói rằng, sổ hộ khẩu và các loại giấy tờ khác cũng có giá trị tích cực, nhưng ngoài những lý do khách quan trên, không thể không nói đến những nguyên nhân chủ quan như muốn kéo dài lối quản lý cục bộ, cơ chế xin cho và quan liêu, cửa quyền.
Trong từng ngành, lĩnh vực, cơ quan quản lý nhà nước đều cấp cho công dân một loại giấy tờ, chính vì thế, một người sở hữu nhiều loại giấy tờ. Mà thông tin trong các loại giấy tờ này có nội dung trùng lặp, nên khi sử dụng giấy tờ để truy nguyên công dân thì đều hiển thị thừa. Nhưng khi tham gia giao dịch, lại không thể sử dụng một trong các giấy tờ để chứng minh tình trạng nhân thân của mình. Cơ chế quản lý cồng kềnh, rườm rà này không chỉ gây phiền cho người dân, mà gây lãng phí thời gian và tiền của của nhiều cơ quan, lại kém hiệu quả, nhiều sai sót.
Để khắc phục những bất cập trên, chúng ta đã nhiều lần chấn chỉnh, bổ sung, kể cả ở cấp Chính phủ và Quốc hội, nhưng đây là lần thay đổi triệt để nhất trên cơ sở những tiến bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin (40% dân cư dùng điện thoại và 80% biết sử dụng internet). Cụ thể, hồi tháng 3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07, giao Bộ Công an khẩn trương triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên toàn quốc. Các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ T.Ư tới địa phương để dùng chung. Người dân chỉ khai một lần đầu, từ đó về sau cơ quan quản lý nhà nước cập nhập thông tin.
Cũng có người thắc mắc tại sao việc quan trọng vậy mà mãi đến năm 2020 mới xong. Là bởi, như đại diện Bộ Công an giải thích: Dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc, cần phải chính xác, không có sai sót. Đó là khối lượng công việc vô cùng lớn, phải cật lực nhiều năm mới xong. Hơn nữa, vì công nghệ sản xuất thẻ căn cước rất hiện đại, cầu kỳ, nên mất nhiều thời gian.
Mặc dù hiện nay, việc cấp thẻ căn cước công dân đang được thực hiện tại 16 địa phương, nhưng từ 1/1/2020 sẽ cấp căn cước công dân trong toàn quốc. Từ nay đến lúc đó, những người đang dùng CMND vẫn được phép sử dụng tới khi hết thời hạn, chứ không bắt buộc phải đổi ngay sang thẻ căn cước. Khoảng năm 2020 xong cơ sở dữ liệu này, Bộ Công an sẽ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu bằng giấy như hiện nay. Tóm lại, như Thiếu tướng Lương Tam Quang - người phát ngôn Bộ Công an khẳng định: “Ở đây chỉ cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. Bỏ sổ hộ khẩu và CMND không có nghĩa là bỏ quản lý, chỉ là thay đổi quản lý từ giấy tờ rườm rà hiện nay sang quản lý bằng công nghệ thông tin nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân”. (Kinh Tế Và Đô Thị 14/11) đầu trang(
Chỉ trong một thời gian ngắn chính thức triển khai và đưa vào sử dụng, Hệ thống một cửa điện tử liên thông của VNPT (VNPT - iGate) đã khắc phục được nhiều hạn chế của mô hình một cửa trước đây của tỉnh Quảng Bình, thực sự liên thông giữa các ngành, các cấp của tỉnh.
Tháng 1/2015, UBND tỉnh Quảng Bình và Tập đoàn VNPT chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực VT - CNTT. Ngay sau đó, các giải pháp CNTT trong lĩnh vực Y tế (VNPT - HIS), Giáo dục (VnEdu), Bảo hiểm xã hội, Hải quan, thuế… nhanh chóng được đẩy mạnh triển khai ứng dụng tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh.
Trước năm 2016, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng trung tâm giao dịch một cửa và một cửa liên thông tại nhiều cơ quan, ban, ngành các cấp. Khi đi vào hoạt động, các trung tâm đã góp phần giải quyết hồ sơ nhanh, gọn cho người dân và các tổ chức đến giao dịch, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, các mô hình giao dịch này vẫn còn những hạn chế như: khó khăn trong việc theo dõi, thống kê số liệu; trang thiết bị, cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp; đơn vị xây dựng phần mềm ngừng hỗ trợ về kỹ thuật, trong khi đơn vị sử dụng không làm chủ được phần mềm... Trước những hạn chế này, UBND tỉnh Quảng Bình và VNPT đã phối hợp để triển khai mô hình một cửa điện tử liên thông theo giải pháp VNPT - iGate của VNPT.
Tháng 2/2016, Sở TT&TT Quảng Bình bắt đầu làm việc với VNPT để phối hợp khảo sát nhu cầu thực tế của đơn vị, tiếp cận, nắm bắt phần mềm. Sau khi hoàn thiện các tính năng theo yêu cầu, VNPT đã tiến hành hướng dẫn cài đặt và cấu hình phần mềm tại Trung tâm dữ liệu điện tử tỉnh đặt tại Sở; Đào tạo quản trị hệ thống và các tính năng chính trên hệ thống như: quản trị thủ tục hành chính, quản trị cán bộ,... Ban đầu hệ thống được cấu hình cài đặt và kiểm thử trên phần mềm 50 thủ tục hành chính trong đó có 8 thủ tục được cấu hình lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
Ngày 01/8/2016, Hệ thống một cửa điện tử liên thông tại Sở TT&TT tỉnh Quảng Bình chính thức đưa vào hoạt động. Hệ thống cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Hiệu quả cải cách hành chính được nâng cao đáng kể.
Hệ thống mới cũng hoàn toàn giải quyết được các hạn chế gặp phải ở mô hình một cửa trước đây. Trên cơ sở những hiệu quả đạt được, đến nay, Hệ thống đã được nhân rộng triển khai và sử dụng hiệu quả tại 6 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 5 huyện, thành phố (gồm: Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu kinh tế, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới). (Xã Hội Thông Tin 14/11) đầu trang(

KINH TẾ
Trong tháng 10/2017, Việt Nam xuất siêu 2,18 tỷ USD, qua đó đưa cán cân thương mại hàng hóa cả nước 10 tháng thặng dư 2,56 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 38,4 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 20,29 tỷ USD, tăng 4,9% và nhập khẩu đạt 18,11 tỷ USD, giảm nhẹ 0,7%. Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng thặng dư 2,18 tỷ USD.
Tính đến hết 10 tháng /2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 346,54 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 174,55 tỷ USD, tăng 21,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 171,99 tỷ USD, tăng 21,6%.
Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 25,99 tỷ USD, giảm 5,6% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này 10 tháng/2017 đạt 227,14 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, trong trong tháng 10/2017 xuất khẩu khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 14,97 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của khối này trong 10 tháng /2017 đạt 124,04 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đạt 11,01 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu của khối này 10 tháng 2017 đạt 103,1 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước
Trong tháng 10/2017 Việt Nam xuất siêu 2,18 tỷ USD, qua đó đưa cán cân thương mại hàng hóa cả nước 10 tháng/2017 thặng dư 2,56 tỷ USD.
Khối doanh nghiệp FDI trong tháng 10/2017 xuất siêu 3,95 tỷ USD, đưa cán cân thương mại của khối này 10 tháng /2017 thặng dư đến 20,94 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp trong nước thâm hụt là 18,38 tỷ USD
Về thị trường, Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 73,3 tỷ USD, tăng 27,18% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 21,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc đạt 50,46 tỷ USD, tăng mạnh 41,9%, chiếm tỷ trọng 14,6%; thị trường Hoa Kỳ đạt 40,12 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm tỷ trọng 12,2%; EU(28) đạt 41,62 tỷ USD, tăng 14,2%, chiếm tỷ trọng 12,2%; ..
Ngoài ra, có tới 5 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu  tháng 10/2017 tiếp tục tăng trưởng cao với kim ngạch đạt trị giá 5,26 tỷ USD, tăng 8,4% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 10 tháng 2017 đạt 36,79tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam trong 10 tháng 2017 là:  thị trường EU (28) đạt kim ngạch xuất khẩu 10,32 tỷ USD, tăng 15%; Trung Quốc với 3,94 tỷ USD, tăng 4,6 lần; UAE đạt 3,43 tỷ USD, tăng 1,2%; thị trường Hàn Quốc đạt 3,27 tỷ USD, tăng 41,5%; Hoa Kỳ đạt 3,22 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Còn đối với mặt hàng xuất khẩu như máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng  đã thu về 1,13 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 10 tháng/2017 đạt 10,44 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước
Trong đó, đi ngược tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 2,23 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng 2017 lên 21,43 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016. (Doanh Nghiệp Việt Nam 15/11) đầu trang(
Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong 10 tháng năm 2017 đạt gần 347 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 175 tỷ USD - gần bằng cả năm 2016
Tính đến hết 10 tháng năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 346,54 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 174,55 tỷ USD (tăng 21,3%)tức gần bằng cả năm 2016 và trong 10 tháng xuất siêu 1,23 tỷ USD.
Có tới 5 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng.
Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện xuất khẩu tháng 10/2017 tiếp tục tăng trưởng cao với kim ngạch đạt trị giá 5,26 tỷ USD, tăng 8,4% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 10 tháng 2017 đạt 36,79 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam là: EU - đạt kim ngạch xuất khẩu 10,32 tỷ USD; Trung Quốc với 3,94 tỷ USD; UAE đạt 3,43 tỷ USD; thị trường Hàn Quốc đạt 3,27 tỷ USD; Hoa Kỳ đạt 3,22 tỷ USD.
Đối với mặt hàng thủy sản, xuất khẩu trong tháng đạt 856 triệu USD, tăng 8,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2017, cả nước đã xuất khẩu 6,84 tỷ USD hàng thủy sản, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 bao gồm: Hoa Kỳ với 1,18 tỷ USD, giảm nhẹ 1,7%; Nhật Bản với 1,07 tỷ USD, tăng 22,2%; sang EU(28) nước đạt 1,21 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 10, xuất khẩu ghi nhận giảm ở mặt hàng dệt may khi trong tháng đạt 2,23 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng 2017 là 21,43 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu hàng rau quả ghi nhận mức % giảm cao nhất trong các ngành khi giảm tới 14,1% so với tháng trước và đạt 240 triệu USD,  Tuy nhiên, trong 10 tháng năm 2017, xuất khẩu nhóm hàng này vẫn đạt 2,86 tỷ USD tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam trong 10 tháng /2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với kim ngạch đạt 2,17 tỷ USD tăng mạnh 52,7% so với cùng kỳ năm 2016; Tiếp theo là Nhật Bản đạt 104 triệu USD, tăng 67,6%; Hoa Kỳ đạt 84 triệu USD, tăng 23,2%,...
Trong đó, lớn nhất là thị trường Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 73,3 tỷ USD, tăng 27,18% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 21,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo đó là thị trường Hàn Quốc với 50,46 tỷ USD, tăng 41,9%, chiếm tỷ trọng 14,6%. Thị trường Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ ba khi đạt 40,12 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm tỷ trọng 12,2%; Thị trường EU(28) đạt 41,62 tỷ USD, tăng 14,2%, chiếm tỷ trọng 12,2%,…
Đóng góp không nhỏ vào mức tăng đó là các nhóm hàng: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,2 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 5,1 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,32 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 1,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016. (Vietnam Finance 15/11) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
Năm 2017, được TP Thanh Hóa xác định là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XX. Đảng bộ TP Thanh Hóa cũng đề ra nhiệm vụ chiến lược, thực hiện xuyên suốt trong nhiệm kỳ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa (TP) lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra 3 chương trình trọng tâm là: Phát triển dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch; phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và mở rộng không gian thành phố theo quy hoạch; tiếp tục thực hiện chương trình “xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” và hai bước đột phá trong nhiệm kỳ là: cải cách thủ tục hành chính và phát triển hạ tầng đô thị, hướng đến đô thị tiêu biểu trong cả nước.
Năm 2017, được TP Thanh Hóa xác định là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XX. Đảng bộ TP Thanh Hóa cũng đề ra nhiệm vụ chiến lược, thực hiện xuyên suốt trong nhiệm kỳ. Trong đó, có một số nhiệm vụ có tính quyết định thúc đẩy phát triển và định hình cơ cấu các thành phần kinh tế.
Cụ thể, thành phố sẽ tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triển kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh và bền vững. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế. Đồng thời đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị và xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, gắn với bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Trong đó, khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính và phát triển hạ tầng đô thị. Xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường. Hướng đến xây dựng TP trở thành đô thị tiêu biểu trong cả nước.
Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn; hệ thống thủy lợi, hạ tầng làng nghề... bảo đảm kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại theo tiêu chí nông thôn mới. Tập trung xây dựng mô hình nông thôn mới tại 4 xã, phấn đấu đến cuối năm 2017 được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là phải tích cực chăm lo phát triển văn hóa, xây dựng người dân TP thân thiện, văn minh, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội. Ưu tiên phát triển khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển TP Thanh Hóa trong thời kỳ mới.
Đồng chí Vũ Đức Kính, Phó Chủ tịch – Điều hành UBND TP Thanh Hóa đã đánh giá: 10 tháng năm 2017, nhờ tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm cao độ, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quyết tâm cao độ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP đã vượt qua khó khăn, thách thức, dám đột phá và những việc lớn, việc khó, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào thành tích chung của tỉnh và cả nước.
TP Thanh Hóa vẫn đạt được bước tăng trưởng tích cực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 12,9%, trong đó: Ngành dịch vụ tăng 12,4%; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 14,5%; ngành nông, lâm, thủy sản giảm 1,6%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ: Công nghiệp – xây dựng; nông, lâm, thủy sản tương ứng là 32,5%, 62,2%, 5,3%. Các ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng kháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 29.687 tỷ đồng, đạt 94,5% kế hoạch, tăng 34,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt 871,1 triệu USD, đạt 87,1% kế hoạch, tăng 21,1% so với cùng kỳ, một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: Quần áo, giày dép các loại, tinh bột sắn, đá ốp lát, ngao đông lạnh đều tăng trưởng khá so với cùng kỳ.
Hoạt động du lịch 10 tháng ước đón và phục vụ khoảng gần 1.900.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 33.400 lượt khách. Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phát triển doanh nghiệp có bước phát triển khả quan. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng ước đạt 24.610 tỷ đồng, đạt 85,4% kế hoạch tăng 13,9% so với cùng kỳ.
Công tác phát triển doanh nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ, 10 tháng qua đã thành lập mới 755 doanh nghiệp. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản 10 tháng đạt 2.897 tỷ đồng, bằng 98,4% so với cùng kỳ. TP đã chuyển đổi 214ha lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tổng thu ngân sách 10 tháng ước đạt 1.437.853 tỷ đồng, đạt 86,2% dự toán cả năm. Thực hiện kế hoạch đầu tư công 42 công trình, dự án được triển khai xây dựng với tổng giá trị 168 tỷ đồng... tăng cường công tác quản lý đô thị, xây dựng, ATGT và an toàn VSTP trên địa bàn...
Có thể nói, dưới sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, sâu sát, linh hoạt của UBND TP sự phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành. Năm 2017, kinh tế TP Thanh Hóa tiếp tục phát triển, diên mạo đô thị và nông thôn có sự chuyển biến rõ rệt; giáo dục, y tế, văn hóa tiến bộ trên nhiều mặt; an sinh xã hội được đảm bảo; quốc phòng – an ninh được giữ vững.
Đồng chí Bí thư Thành ủy – Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Xuân Phi, yêu cầu các phường, xã, cơ quan, đơn vị tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện cuộc vận động: “học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, xây dựng Đảng bộ thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy Đảng, năng lực điều hành của bộ máy chính quyền, chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp. Mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt khâu đột phá là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; đảm bảo công khai, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Phấn đấu đưa TP Thanh Hóa lên một tầm cao mới; bứt phá nhanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trở thành đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới trước năm 2020. (Tin Tức 14/11) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Bỏ ra gần 20 tỉ đồng để xây trường học rồi bỏ hoang, chuyện thật mà giống như bịa đặt xảy ra ngay tại thành phố lớn nhất nước, đó là Trường Trần Văn Kiểu, phường 10, quận 6, TP.Hồ Chí Minh.
Trường xây năm 2003, đưa vào sử dụng năm 2004, nhưng hư hỏng quá nặng không thể khắc phục được, không cứu chữa được nên phải bỏ hoang. Đến nay thì xin tháo dỡ để kêu gọi xã hội hóa xây dựng mới hoàn toàn. Có nghĩa là 20 tỉ đồng trở thành mây khói, có nghĩa là dân đã mất tiền thuế và bây giờ tiếp tục móc tiền túi để xã hội hóa.
Xã hội hóa xây ngôi trường mới có nghĩa là phi tang sự gian dối của công trình cũ. Đâu có dễ dàng đánh nước cờ này được?
Đương nhiên không sử dụng được thì phải đập bỏ để xây lại, nhưng không thể không tìm cho ra nguyên nhân vì sao ngôi trường xuống cấp đến mức không thể sửa chữa được phải đập bỏ. Để xây dựng công trình này phải có chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công và ban quản lý dự án. Các đơn vị này phải chịu trách nhiệm trước sản phẩm gian dối mà họ đã nhúng tay vào. Phải khẳng định đó là công trình gian dối, không quanh co che đậy, chỉ gian dối mới có hậu quả này.
Xin lưu ý, 20 tỉ đồng của năm 2003 là số tiền rất lớn, không phải là 20 tỉ đồng hôm nay.
Từ năm 2004, khi trường bị sụt lún, hư hỏng, xuống cấp không sử dụng được, sửa chữa bao nhiêu lần, bao nhiêu tiền, cũng phải làm cho rõ chứ.
Phải truy cho đến cùng hồ sơ xây dựng công trình Trường Trần Văn Kiểu, từ đấu thầu, thi công, chất lượng. Có rút ruột công trình hay không, rút bao nhiêu, ai rút?
Không khó để tìm ra bàn tay ai đã rút ruột công trình, cho dù từ đó đến nay, có thể những người đặt bút ký có người đã về hưu, có người lên chức to hơn. Nhưng không thể im lặng cho qua, không thể không tìm cho ra chân tướng của sự gian dối.
20 tỉ đồng bốc khói, chẳng lẽ người cũng bay hơi.
Tiền ngân sách cũng là tiền dân, mở mắt mà nhìn, nhiều địa phương miền núi, vùng nông thôn, không có đủ tiền để xây đủ phòng học. Học sinh phải trèo đèo lội suối đến các điểm trường, giáo viên chịu khổ chịu cực để giữ từng học sinh, nuôi từng con chữ. Trong lúc ở TPHCM, có một ngôi trường xây lên rồi đập bỏ, đó là tội ác.
Xây trường gian dối không sử dụng được phải đập bỏ đi, lại kêu gọi dân đóng góp xã hội hóa thì dân nào chịu được. Dân chỉ chịu khi xử lý nghiêm những người có trách nhiệm với công trình Trường Trần Văn Kiểu. (Lao Động 14/11) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Ngày 13-11, Tòa án chống tham nhũng của Pakistan đã phát lệnh bắt giữ Bộ trưởng Tài chính Ishaq Dar với cáo buộc tham nhũng, trong khi ông này vẫn đang tiến hành đợt điều trị bệnh ở Thủ đô London (Anh).
Amjar Pervez, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Bộ trưởng Dar cho biết, vì ông Ishaq Dar đang phải điều trị bệnh ở London (Anh) nên không thể về Pakistan tham gia các phiên xét xử nên “lệnh bắt giữ này chỉ mang tính chất đảm bảo ông Dar có mặt tại phiên xét xử của tòa án”.
Sau 3 tuần điều tra, Cơ quan Chống tham nhũng và Cơ quan Trách nhiệm giải trình quốc gia (NAB) đã đưa ra cáo buộc ông Ishaq Dar tham nhũng tài sản công. Việc này cũng có liên quan đến hành vi tham nhũng của cựu Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, người đã bị phế truất hồi tháng 7-2017. Ông Ishaq Dar được cho là nhân vật thân cận nhất của cựu Thủ tướng Sharif. Cả 2 cựu chính trị gia của
Pakistan này bị cáo buộc tham nhũng với khối tài sản khổng lồ ở nước ngoài. Ngoài ra, con trai của ông Ishaq Dar đã kết hôn với con gái của cựu Thủ tướng Sharif, và người dân
Pakistan cho rằng, liên minh giữa ông Dar và Sharif đã giúp ông Dar thăng tiến trên con đường quan lộ từ một kế toán riêng cho gia đình Nawaz Sharif lên chức Bộ trưởng Tài chính. Ông Dar bị điều tra trong bối cảnh kinh tế Pakistan ngày càng tồi tệ, lâm vào khủng hoảng cán cân thanh toán trong khi dự trữ ngoại tệ giảm và thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng tăng.  (An Ninh Thủ Đô 15/11) đầu trang(./.