Ngày 31 tháng 10 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI
BẢO VỆ RỪNG
Nhận thức rõ vai trò của rừng trong đời sống con người, thời gian qua, Yên Bái luôn thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng. Diện tích rừng ngày một phát triển xanh tươi, tình trạng chặt phá, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản ngày một được kiềm chế. Quan trọng hơn là đã tạo được một bước chuyển sâu sắc trong nhận thức của nhân dân về rừng, trồng và tu bổ rừng.
Tính đến hết tháng 9/2017, toàn tỉnh có trên 463.000 ha đất có rừng, trong đó có 35.475 ha rừng đặc dụng, 138.778 ha rừng phòng hộ, trên 245.000 ha rừng trồng sản xuất, gần 44.000 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 62,6%. Kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong việc xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng.
Đối với 205.043 ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất đã được các địa phương giao khoán cho người dân và các chủ rừng bảo vệ nghiêm ngặt, nhất là tại 70 xã vùng trọng điểm có nhiều rừng. Lực lượng kiểm lâm viên bám địa bàn, bám rừng phối hợp với chính quyền địa phương, các hộ quản lý, các chủ rừng quản lý giữ rừng tại gốc khá hiệu quả.
Ngoài việc bảo vệ, phát triển vốn rừng, lực lượng kiểm lâm viên còn có nhiệm vụ phối hợp với chính quyền cơ sở xây dựng, quy hoạch phát triển rừng. Để công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng hiệu quả, lực lượng kiểm lâm đã phát động Phong trào thi đua "Nâng cao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, quản lý lâm sản" tới 100% cán bộ.
"Cuộc chiến" ngăn chặn hành vi xâm hại rừng rất quyết liệt, gian nan đòi hỏi mỗi cán bộ kiểm lâm ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn còn phải yêu nghề, yêu rừng, tâm huyết với rừng. Bởi lẽ, các đối tượng khai thác, buôn bán rất tinh vi và nhiều thủ đoạn, thậm chí lăng mạ, đe dọa, hành hung rồi đến dùng tiền để hối lộ, mua chuộc kiểm lâm. Song song với đó là sự phối hợp có hiệu quả giữa lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm và chính quyền địa phương. Các ngành đã ký quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Những thông tin về những vụ khai thác, vận chuyển buôn bán lâm sản trái phép đã được phản ánh kịp thời, từ đó đã chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp ngăn chặn kịp thời. Hiện nay, tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn cơ bản được kiểm soát. Lực lượng kiểm lâm không ngừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các cửa rừng, tuyến đường, khu vực trọng yếu, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Một trong những giải pháp mang tính "chiến lược" để giảm tình trạng vi phạm lâm luật là phải giữ rừng tại gốc, kiểm lâm viên là nòng cốt, chính quyền cơ sở là chủ đạo, nhân dân là gốc. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, vận động nhân dân cùng tham gia giữ rừng, kiểm lâm viên đi sâu, đi sát cơ sở, xây dựng phương án bảo vệ rừng cấp xã, xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng ở cộng đồng dân cư. Xây dựng và tập duyệt phương án cứu chữa khi xảy ra cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ”.
Quy hoạch xây dựng, quản lý tốt diện tích rừng bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, các khu rừng trọng điểm. Phát huy mọi tiềm năng của rừng góp phần ổn định đời sống nhân dân, tạo cho bà con có thu nhập chính đáng từ rừng để tích cực bảo vệ rừng.
Trong 9 tháng năm 2017, toàn tỉnh đã kiểm tra phát hiện, xử lý 150 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 380 triệu đồng. Trong 9 tháng qua, toàn tỉnh trồng được trên 13.000 ha, trong đó rừng trồng tập trung 9.811 ha, rừng phòng hộ 400 ha, 118 ha rừng thay thế và trên 2.736 ha cây phân tán.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục là: tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản trái phép nhỏ lẻ vẫn còn xảy ra ở một số nơi, nguy cơ cháy rừng vào mùa khô hanh vẫn còn tiềm ẩn, đặc biệt là các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Diện tích rừng giao cho các xã quản lý vẫn hay bị xâm chiếm trái pháp luật.
Bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, do vậy cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, không chỉ riêng lực lượng kiểm lâm mà chính quyền địa phương và các chủ rừng, người được giao khoán bảo vệ rừng cần tích cực hơn nữa. Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. Các dự án đã chuyển mục đích sử dụng rừng phải khẩn trương hoàn thành trách nhiệm trồng rừng thay thế.(Công Thông Tin Điện Tử Yên Bái 30/10)đầu trang(
Sự việc do Trạm Quản lý bảo vệ rừng xã Cắm Muộn (Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống) phát hiện ngày 10/9/2017. Khu vực có cây bị đốn hạ tại vùng giáp ranh khoảnh 9 và 13, Tiểu khu 148, thuộc địa bàn xã Quang Phong, huyện Quế Phong.
Tại thời điểm phát hiện vụ việc, Trạm quản lý bảo vệ rừng xã Cắm Muộn xác định được 2 nhóm đối tượng đang thực hiện hành vi đốn hạ cây pơ mu. Lực lượng đã bắt giữ được một đối tượng có tên là Lô Văn Phương, trú tại bản Cắm Cáng, xã Quang Phong. Tang vật thu giữ gồm 2 máy cưa xăng, và 11 cây pơ mu đã bị đốn h
Từ báo cáo của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, ngày 20/9/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Phong và các lực lượng chức năng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, qua đó xác định có 11 cây gỗ pơ mu bị lâm tặc đốn hạ, có tổng khối lượng 13,69m3.
Căn cứ kết quả khám nghiệm hiện trường, ngày 26/9/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Phong đã quyết định số 78, khởi tố vụ án hình sự về tội danh “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” để điều tra, làm rõ.
Ngày 26/10/2017, mở rộng kiểm tra hiện trường lần 2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Phong và các lực lượng chức năng phát hiện tại Tiểu khu 148 có thêm 2 cây pơ mu bị lâm tặc đốn hạ, với khối lượng 1,627m3.
Như vậy, tổng số pơ mu bị chặt hạ lên đến 13 cây với khối lượng trên 15,3m3 tại.
Từ các hình ảnh, clip của Trạm quản lý bảo vệ rừng Cắm Muộn ghi lại, Công an huyện Quế Phong đã điều tra xác định được một số đối tượng có hành vi đốn hạ 13 cây pơ mu. Hiện nay, cơ quan này đang tiếp tục tập trung đấu tranh, làm rõ.
Gỗ pơ mu là loại gỗ quý thuộc nhóm IIA trong bảng xếp hạng các nhóm gỗ tại Việt Nam, có vân đẹp, nhẹ và bền , không bị mối mọt có tác dụng xua đuổi côn trùng, theo kinh nghiệm dân gian thì gỗ pơ mu có khảng năng chống mỗi chính vì vậy gỗ pơ mu được sử dụng rất nhiều trong ngành thiết kế nội thất cũng như ngành công nghiệp xuất khẩu.
Do là loài gỗ quý và khan hiếm nên giá trị kinh tế của cây pơ mu rất cao. Cây pơ mu là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào nhóm gỗ nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 1996.(Báo Nghệ An 30/10)đầu trang(
Ngày 30-10, Văn phòng Chính phủ có công văn hỏa tốc truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan các vụ vi phạm khai thác gỗ trái phép trên địa bàn huyện Ea Súp, Đác Lắc theo phản ánh của Báo Nhân Dân điện tử.
Theo văn bản số 11537/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo kết quả các vụ xử lý vi phạm khai thác gỗ trái phép xảy ra trên địa bàn huyện Ea Súp gửi UBND tỉnh Đác Lắc, các cơ quan liên quan, Thủ tướng giao UBND tỉnh Đác Lắc chỉ đạo các chủ rừng (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ea H’mơ và Ea Lốp), UBND huyện Ea Súp, Hạt kiểm lâm Ea Súp, UBND bốn xã (Ia J’lơi, Ia J’lốp, Ea Rôk, Cư Kbang) tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan các vụ vi phạm khai thác gỗ trái phép trên địa bàn, xử lý theo quy định; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý việc khai thác, mua, bán, vận chuyển gỗ rừng tự nhiên trái phép thoe đúng các quy dịnh của pháp luật.
Trước đó, nhóm phóng viên đã bấp chấp nguy hiểm, vượt hơn 130 km thâm nhập vào tận lâm phần các công ty lâm nghiệp nằm trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ea Súp là Ia Lốp, Ia Jlơi để thu thập bằng chứng, viết bài phản ánh các vụ phá rừng, khai thác gỗ trái phép diễn ra ở đây.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Đác Lắc kiểm tra, làm rõ những vấn đề phản ánh; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.(Nhân Dân 31/10)đầu trang(
Tỉnh TT- Huế vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng báo cáo thực trạng rừng tự nhiên bị phá từ năm 2016 đến nay và làm rõ trách nhiệm người đứng đầu báo cáo UBND tỉnh trước 30/11/2017.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị: Sở NN-PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Vườn Quốc gia Bạch Mã, các Cty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp… thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ. Lực lượng Công an, Kiểm lâm tăng cường phối hợp với các chủ rừng ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng tự nhiên.
Sở NN-PTNT được giao chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các địa phương tiến hành các cuộc kiểm tra, truy quét, xác định các đường dây, đầu nậu để có biện pháp ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, báo cáo, đánh giá hiệu quả KT-XH, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên đã triển khai thực hiện trong thời gian qua. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tạm dừng triển khai các dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng; ưu tiên áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng, nhằm đảm bảo duy trì và phát triển rừng tự nhiên hiện có.(Nông Nghiệp Việt Nam 30/10)đầu trang(
Chiều ngày 30/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh TT- Huế cho biết, đơn vị vừa tiến hành bàn giao hàng chục phách gỗ lậu cho Phòng Cảnh sát Kinh tế công an tỉnh TT- Huế để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó, vào khoảng 22h ngày 29/10, trong lúc làm nhiệm vụ tại Km 25, trên QL49 đoạn qua phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Tổ công tác thuộc Đội TTKS số 3 - Phòng CSGT tỉnh TT- Huế phát hiện xe tải BKS: 75C-021.85 do tài xế Dương Điền (trú phường Tây Lộc, TP. Huế) điều khiển, có nhiều biểu hiện nghi vấn nên tổ chức truy đuổi.
Để đánh lạc hướng lực lượng chức năng, tài xế Điền điều khiển xe tải rẽ qua TL10 hướng lên đường tránh Huế, sau đó, chạy vào một Trạm Kiểm lâm đóng ven đường trốn nhưng vẫn bị Tổ TTKS phát hiện và bắt giữ.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện sau thùng xe tải này chở theo 28 phách gỗ lớn (tổng gần 5m3) không có dấu búa kiểm lâm và giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp nên đã lập biên bản vi hành chính và tạm thu giữ .
Hiện số gỗ lậu nói trên đã được lực lượng CSGT bàn giao cho Phòng Cảnh sát Kinh tế công an tỉnh TT- Huế để xử lý theo thẩm quyền.(Nông Nghiệp Việt Nam 30/10)đầu trang(
Công tác bảo tồn đang được Thừa Thiên Huế tích cực triển khai, nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của các loài động vật trước tình trạng săn bắt.
Thừa Thiên Huế, là một trong những địa phương sở hữu tài nguyên sinh vật đa dạng cao nhất của Việt Nam ở cả 3 mức là: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng nguồn gen. Hiện nay tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền được xác định có 43 loài thú, thuộc 7 bộ và 20 họ. Trong số đó, có hai loài lần đầu tiên ghi nhận được là Sao La và Mang lớn; 172 loài chim, trong đó 17 loài ghi nhận trong sách đỏ thế giới và 18 loài trong sách đỏ Việt Nam.
Công tác khoanh vùng bảo vệ các loài động vật, đặc biệt là tại các khu bảo tồn đang được tiến hành một cách tích cực. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, lực lượng bảo vệ rừng của Khu bảo tồn Sao La đã tháo gỡ và tịch thu hơn 7.500 bẫy các loại, đẩy đuổi 134 người xâm nhập rừng trái phép và tháo dỡ 86 lán trại trái phép trong rừng.
Việc ghi nhận các loài động vật hoang dã quý hiếm xuất hiện chính là kết quả của những nỗ lực lâu dài trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, làm thế nào để các Khu bảo tồn thiên nhiên tiếp tục phục hồi và mở rộng hành lang sinh tồn của các loài thú thì phải cần đến trách nhiệm và sự chung tay của cả cộng đồng.(VTV 30/10)đầu trang(
Hải Dương là xã ven biển duy nhất của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có địa hình hết sức khắc nghiệt. Hải Dương nằm dọc biển với chiều dài 7 km, phía Bắc giáp xã Quảng Công (Quảng Điền), phía Đông Nam là biển Đông, phía Tây Nam là phá Tam Giang. Đây là một địa bàn “đầu sóng ngọn gió” chịu ảnh hưởng trực tiếp khi có triều cường nước biển dâng cao, khi có áp thấp nhiệt đới và bão.
Theo các vị tiền bối, cộng đồng dân cư Hải Dương cho đến nay, ngăn chặn xâm thực của biển cả là nhiệm vụ sống còn. Phát huy truyền thống của cha ông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cùng nhau bảo vệ mảnh đất “đầu sóng ngọn gió”, trồng cây chắn sóng, chắn cát, đắp đập, quai đê là nhiệm vụ thường xuyên của người dân Hải Dương.
Cư dân xã Hải Dương chủ yếu làm nghề biển và sống nhờ sản vật biển. Trải qua bao đời sinh sống, lập làng, mở đất, người dân Hải Dương đã chịu nhiều áp lực của sóng gió. Ví như xóm Gành chỉ còn là địa danh của xã Hải Dương, sóng biển xóa sạch một rừng dừa chỉ còn lại mặt nước biển với diện tích xâm thực gần 20 ha đất nhà ở và rừng.
Cũng từ việc thường xuyên chống chọi với thiên nhiên, người dân Hải Dương đã “tích lũy” cho mình những bài học kinh nghiệm để chung sống với thiên nhiên khắc nghiệt, phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh- quốc phòng.
Kể từ những năm đầu mới giải phóng, người dân Hải Dương đã tập trung trồng cây chắn cát bay, như dừa, dương liễu, tre, bạch dàn, dứa, keo lá tràm… Hàng năm, người dân nơi đây chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng trên các bãi cát, trồng cây phân tán trong dân cư.
Đến nay, Hải Dương đã tạo nên một rừng phòng hộ gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh hết sức vững chắc, phủ khắp không còn điểm trắng của sa bồi. Và nay, Hải Dương có 189 ha rừng phòng hộ, trong đó chủ yếu là cây dương liễu, tỷ lệ che phủ rừng đạt 19,43%.
Cùng với nhiệm vụ trồng rừng chắn cát bay, xâm lấn khu dân cư, điều hòa khí hậu Hải Dương còn xây dựng các tuyến đê dân sinh bảo vệ sự xói mòn do lũ lụt, sóng biển. Hàng năm, nhân dân xã Hải Dương huy động hàng ngàn ngày công lao động để đắp đê, ứng phó với thiên tai triều cường dâng cao.
Mặt khác, Hải Dương được xác định như “bình phong” ngăn cản sóng, chặn nước mặn dâng lên làm ảnh hưởng đời sống nhân dân các xã vùng trên.
Từ năm 2002 đến nay, từ nhiều nguồn vốn đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng xây dựng đê chắn sóng biển, đê kè phá chống xói lở, bảo vệ cho hơn 150 ha đất và hơn 500 hộ dân cư đang sinh sống trong vùng có nguy cơ bị tàn phá. Hải Dương cũng được đầu tư quy hoạch mới 6 khu tái định cư cho hơn 450 hộ vùng bị lũ quét, bão tàn phá và dân thủy diện làm nhà ở an toàn.(Tài Nguyên & Môi Trường 31/10)đầu trang(
Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ phá rừng ở Quảng Nam
Chiều 30-10, Văn phòng chính phủ vừa có văn bản số 11524/VPCP-NN về báo cáo tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng và phá rừng tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm phá rừng tự nhiên nêu tại văn bản số 148/BC-UBND ngày 9-10-2017 theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, sai phạm của các đơn vị, cá nhân liên quan và xử lý nghiêm nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.(Công An Thành Phố HCM 31/10)đầu trang(
Đến vườn quốc gia Cát Tiên, du khách có thể dễ dàng bắt gặp nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như bò tót, heo rừng hoặc các loài chim đẹp như công, trĩ...
Với diện tích khoảng 720km2 và nằm trên địa phận của 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những nơi có số lượng động vật hoang dã nhiều nhất trong cả nước. Thậm chí, nơi đây còn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo TS.Phạm Hữu Khánh - Trưởng phòng khoa học và hợp tác quốc tế vườn quốc gia Cát Tiên - nơi đây hiện đang có hơn 1.568 loài động vật hoang dã. Trong đó, có 23 loài đặc hữu, 63 loài nằm trong danh mục sách đỏ thế giới và hơn 100 loài nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn.
Đáng chú ý, khi đến tham quan tại vườn quốc gia Cát Tiên, du khách có thể thoải mái ngắm nhìn các loài động vật hoang dã cực kỳ quý hiếm như Bò tót, công xanh, cá sấu nước ngọt, chà vá chân đen, vượn đen má vàng...
Các loài động vật hoang dã ở đây tỏ ra rất dạn dĩ trước sự xuất hiện của con người. Chúng thoải mái tìm kiếm thức ăn trước ống kính của phóng viên và du khách.
Việc thực hiện tốt các đề tài bảo vệ động vật hoang dã thời gian qua giúp vườn quốc gia Cát Tiên trở nên đa dạng và phong phú hơn về lượng động vật. Số lượng của các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cũng tăng lên nhiều so với trước đây.(Khoa Học & Phát Triển 30/10)đầu trang(
Cổng Vườn Quốc gia Cúc Phương năm 1991. Được thành lập từ năm 1961, đây là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. ừng Cúc Phương có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới với khoảng 2.000 loài thực vật và 450 loài động vật lớn, chiếm khoảng 38% tổng số động vật trong nướchiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe chia sẻ, do chuyến thăm bị giới hạn về thời gian, ông đã không có cơ hội quan sát nhiều loài động vật hoang dã.
Dù vậy, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ của Cúc Phương đã khiến ông bị choáng ngợpThế giới côn trùng ở Cúc Phương rất đa dạng với khoảng 1.800 loài. Đặc biệt, khi đến khu rừng này vào mùa xuân, du khách có thể bắt gặp cảnh tượng hàng triệu con bướm bay rợp trờiMột cậu bé người địa phương khoe con cua bắt được dưới suối.
Dưới bụng con cua này là một lũ những con cua con đang lúc nhúc"Hãy cẩn thận khi đi bộ, khu rừng này rất nhiều con đỉaĐộng Người Xưa ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Hang động này là nơi cư trú của người tiền sử từ 10.000 năm trước. Ngày nay động là nơi cư trú của hàng ngàn con dơi, theo lời nhiếp ảnh gia Đức.(Kiến Thức 31/10)đầu trang(
Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường vừa trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây K’Tơng (tên khoa học là Tetrameles nudi – flora P.Br) 300 năm ở Buôn Ky, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột.
Đây là một trong những cây rừng có bạnh vè khổng lồ (cao hơn 40 m, chu vi thân hơn 7 m), ở đầu nguồn nước nên được các thế hệ bà con các dân tộc địa phương bảo vệ cho đến ngày nay.
Theo ông Ybang Buôn yă, Già làng Buôn Ky, người xưa kể lại rằng, khi dẫn bà con dời Buôn tới đây, thấy mạch nước ngầm chảy ra từ gốc cây K’Tơng rất trong lành và mát, Tù trưởng khi đó đã chọn vùng đất này lập nghiệp. Những người họ Hđơk ở buôn Ky (dòng họ có trách nhiệm cúng bến nước) cũng khẳng định điều đó.
Việc công nhận Cây Di sản Việt Nam không chỉ có ý nghĩa trong việc gìn giữ những cây cổ thụ quý, bảo vệ nguồn gen đa dạng sinh học mà còn góp phần nâng cao ý thức của mọi người và toàn xã hội về vấn đề bảo vệ môi trường, cây xanh.
Như vậy, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều cây, cụm cây được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Trong đó, TP. Buôn Ma Thuột có cây K’Tơng, cây long não; huyện Cư có cụm cây K’tung-bồ đề-bằng lăng chung một gốc và huyện Buôn Đôn có cây bồ đề.(Tài Nguyên & Môi Trường 30/10)đầu trang(
Nguyễn Thị Xuân đã mua 27 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc - đây là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và 11 cá thể rùa bốn mắt thông thường về bán kiếm lời.
Ngày 30/10/2017, Tòa án nhân dân huyện Đô Lương mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Xuân, truy tố về tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” được quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự.
Trong khoảng thời gian từ ngày 21/7/2017 đến ngày 24/7/2017, Nguyễn Thị Xuân đã mua của một đối tượng tại xã Tràng Sơn huyện Đô Lương 27 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc và 11 cá thể rùa bốn mắt thông thường để bán kiếm lời.
Loài rùa hộp trán vàng miền Bắc có tên khoa học là Cuora Galbinifrons (Bourret 1939). Loài này có tên trong phụ lục I, danh mục loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.
Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Xuân 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng về hành vi vi phạm pháp luật.(Báo Nghệ An 31/10)đầu trang(
Nhờ làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy nên từ đầu năm đến đầu tháng 10/2017, toàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.
Để có được kết quả ấy, ngành Nông nghiệp&PTNT đã tích cực chỉ đạo các chủ rừng, lực lượng vũ trang chủ động xây dựng, hoàn chỉnh phương án phòng cháy chữa cháy rừng các cấp; tham mưu tổ chức thành công diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cấp tỉnh tại huyện Đakrông; có kế hoạch hỗ trợ lực lượng, phương tiện trong các trường hợp khẩn cấp…
Các đơn vị trực thuộc Sở cũng đã tham mưu củng cố 9 Ban chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng cấp huyện, 89 ban cấp xã và củng cố 489 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với 4.298 người tham gia. Các chủ rừng trên địa bàn luôn quan tâm củng cố 6 Ban chỉ huy Bảo vệ rừng và xây dựng 8 phương án phòng cháy chữa cháy rừng.
Cùng với đó, các đơn vị cũng tập trung làm tốt công tác bảo dưỡng phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng tại các Hạt Kiểm lâm; kiểm tra tiến độ thi công đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng; làm mới các bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, chòi canh và tu sửa cột cờ tín hiệu hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng…
Qua khảo sát của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 61.336 ha rừng trọng điểm cháy, trong đó 20.222 ha rừng có thể chữa cháy bằng phương tiện cơ giới.(Báo Quảng Trị 31/10)đầu trang(
Trong đêm 27 – 10, cơ quan điều tra Công an huyện Lộc Bình, Bình Phước đã lấy lời khai đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Đến rạng sáng 27 – 10, lực lượng cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) của Thảo Cầm Viên Sài Gòn chỉ mới đưa được 16 con rắn hổ mang chúa và 11 con tê tê Java ra khỏi điểm tàng trữ thú rừng trái phép ở ấp 3, xã Lộc Điền, huyện Lộc Bình, Bình Phước.
Theo kế hoạch, lực lượng cứu hộ tiếp tục đưa 52 con khỉ đuôi dài về Thảo Cầm Viên Sài Gòn để chăm sóc, nuôi giữ tạm thời trong thời gian cơ quan chức năng điều tra thực hiện các thủ tục pháp lý, xử lý vụ việc.
Theo ghi nhận của PV, gần như suốt đêm 26 và rạng sáng 27 -10, lực lượng chức năng gồm Cục Cảnh sát môi trường phía Nam, Kiêm lâm vùng 3, cơ quan điều tra Công an huyện Lộc Ninh, VKSND huyện Lộc Ninh, công an xã…phải thức trắng đêm để tiến hành kiểm đếm số ĐVHD tàng trữ trái phép và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng liên quan.
Trong số ĐVHD nói trên có 16 con rắn hổ mang chúa và 11 con tê tê Java được xác định thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm cần được bỏ vệ nghiêm ngặt. Ngoài số ĐVHD quý hiếm nguy cấp nói trên, cơ quan chức năng còn phát hiện địa điểm trên đang tàng trữ hàng trăm ký rắn ri voi, hàng chục con kỳ đà hoa (mỗi con cân nặng trên 3kg), hàng trắm ký rùa các loại.
Qua đối chiếu sổ sách của kiểm lâm, có một lượng lớn ĐVHD không nằm trong số lượng động vật được phép nuôi tại đây. Theo nhận định của nhiều cán bộ tham gia xử lý vụ việc nói trên, nhiều khả năng chủ hộ xin giấy phép gây nuôi một số loài động vật bình thường để làm bình phong mua bán ĐVHD quý hiếm.
Hiện lực lượng chức năng tiếp tục kiểm đếm số lượng ĐVHD quý hiếm đang chưa trái phép ở địa điểm nói trên và làm rõ các hành vi phạm pháp luật của các đối tượng liên quan.(Pháp Luật TP. HCM 29/10)đầu trang(
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Tại Hà Nội, Hội Nông Dân Việt Nam (NDVN) phối hợp Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp Việt Nam của Liên Hợp Quốc (FAO) tổ chức hội nghị tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình Hỗ trợ trồng rừng và Trang trại (FFF) tại Việt Nam giai đoạn I (2015-2017)
Phó Chủ tịch Thường trực Hội NDVN Lều Vũ Điều chủ trị hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện FAO tại Việt Nam, đại diện Ban quản lý FFF Trung ương, Viện Khoa học lâm nghiệp (Bộ NNPTNT); đại diện các ban đơn vị thuộc T.Ư Hội, lãnh đạo, cán bộ Hội Nhân Dân, tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) của 10 tỉnh, thành hội; các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp (Doanh Nghiệp Việt Nam),..
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó chủ tích Thường truhc Hội NDVN Lều Vũ Điều khẳng định, được sự hỗ trợ từ Chương trình Rừng và Trang trại FAO, Hội NDVN đã triển khai Chương trình FFF từ 2015 -2017. Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ các tổ chức trồng rừng phát triển sinh kế và tự ra quyết định trên diện tích rừng và trang trại của họ, với 3 nội dung hoạt động chính. Chương reình cũng nâng cao năng lực cho các tổ chức sản xuất rừng về kỹ năng kinh doanh và tham gia vận động chính sách; tạo diễn đàn liên ngành; chia sẻ kinh nghiệm với khu vực và quốc tế.
Theo đó, chương trình được triển khai tại 4 tỉnh Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ với 3 nội dung hoạt động chính. Đến nay sau 3 năm thực hiện, có hơn 2.000 hộ nông dân trồng rừng và cán bộ Hội Nhân Dân đã được hưởng lợi. Từ chương trình có 14 THT, HTX với 7 chuỗi sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chè, bưởi, gà… được hình thành và thu nhập của các nhóm hộ này tăng từ 10 -15% so với trược khi chưa có chương trình.
Yên Bái là 1 trong những tỉnh đầu tiên thực hiện Chương trình FFF. Ông Hoàng Hữu Độ - Chủ tịch Hội Nhân Dân tỉnh này cho biết sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình FFF, tại Yên Bái đã có 5THT được thành lập với 31 nhóm hộ sản xuất rừng và trang trại, trong đó có 2 THT đã phát triển thành 2 HTX và có liên kết hiệu quả với các DN chế biến lâm sản.
Cụ thể ông Độ thông tin, HTX Bình Minh ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình đã tiến hành sản xuất rừng theo chuỗi từ trồng, chế biến và kinh doanh gỗ keo. Hiện HTX đã liên kết với Công ty Hòa Phát xây dựng xưởng xẻ 1.000m2 với 10 máy xẻ, mỗi tháng sản xuất 500 – 700 m3 gỗ thành phẩm. Hay như HTX Quế hồi VN tại xã Đào Thịnh, Trấn Yên liên kết với Công ty Quế hồi VN bước đầu xây dựng vùng sản xuất quế hữu cơ và đang chuẩn bị mặt bằng xây dựng 2 nhà máy sản xuất các sản phẩm quế. Đối với 2 HTX này, thu nhập bình quân các hộ tham gia từ 15 – 20%.(Dân Việt 30/10)đầu trang(
Ngày 28 -10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kiểm tra đột xuất việc thi công mở rộng đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long) và công tắc cắt tỉa, đánh chuyển cây xanh trên tuyến.
Theo ông Phạm Hoàng Tuấn – giám đốc BQL dự án đầu tư và xây dựng công trình giao thông Hà Nội, chủ đầu tư dự án mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long, việc hi công đang chậm tiến độ so với yêu cầu của thành phố là do dự án gặp nhiều khó khăn khi phải di chuyển các công trình ngầm nổi; cây xanh và giải phóng mặt bằng liên quan đến 885 hộ dân (trong đó còn gần 500 hộ dân chưa giải phóng mặt bằng), đặc biệt việc thi công gặp nhiều khó khăn vì tuyến đường có mật độ giao thông rất đông.
Ông Tuấn cũng cho biết, di chuyển cây xanh đến đâu các đơn vị sẽ thi công ngay đến đó, cố gắng hoàn thành cơ bản dự án trong quý I/2018.
Còn theo đại diện Công ty BeePro - đơn vị thi công đánh chuyển, cắt tỉa cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng thì sau 10 ngày đã cắt tỉa đánh chuyển được 150 cây xanh. Thực tế, nhiều cây xà cừ cong nghiêng rễ bị mục, hỏng lên tới trên 50% nên phải chặt hạ. Với những cây này, nếu không kịp thời thi công, mùa mưa bão tới chắc chắn sẽ gãy đổ. Một khó khăn khác nảy sinh là có nhiều cây xà cừ lâu năm để đánh chuyển được phải đào rộng ra từ 3-5m, sâu trên 2m. Trồng lại ở vườn ươm cần đến 25m vuông cho mỗi cây, chưa kể phải dùng hệ thống chống đỡ cao, cây còn ít khả năng tăng trưởng, khó tái sử dụng và rất tốn kém.
Tại buổi kiểm tra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị tập trung thi công đảm bảo tiến độ dự án, trong đó đặc biệt lưu ý đến an toàn lao động, phân luồng giao thông hợp lý không để ảnh hướng đến đến người dân. Các đơn vị thi công, tư vấn giám sát cần xem xét lại việc cốt đường vành đai 3 mở rộng đang cao hơn các tuyến đường xung quanh dẫn đến khó kết nối cũng như phải có biện pháp đồng bộ để kết nối hệ thống thoát nước không để xảy ra úng ngập sau này…
Đối với việc đánh chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng, yêu cầu Công ty BeePro triển khai thêm các xe tự hành chuyên dụng, không để cành cây rơi ra đường; thi công chủ yếu vào đêm để tránh gây ùn tắc giao thông và đặc biệt là xem xét kỹ các phương án đánh chuyển, chặt hạ để đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.
Trước đó, để phục vụ việc thi công dự án đầu tư mở rộng Đường vành đai 3, ngày 18/10, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội đã cùng Công ty cổ phần Beepro đã bắt đầu tiến hành chặt hạ, đánh chuyển 1.289 cây xanh hai bên đường Phạm Văn Đồng từ chân cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long (Hà Nội).
Trong đó việc đánh chuyển chủ yếu là xà cừ, số còn lại cắt tỉa, sửa tán và chặt hạ một số ít cây sâu, cong. Thời gian di chuyển cây là 6 tháng và cây được chăm sóc tại vị trí trồng mới lâu dài. Cây xanh được đào gốc di chuyển bằng phương tiện thiết bị chuyên dụng di chuyển trồng mới tại cửa ngõ Hà Nội, cụ thể vị trí các nút giao thông lớn của Thủ đô như: nút giao Tả Hồng- đại lộ Võ Nguyên Giáp, nút giao quốc lộ 5 với Quốc lộ 1.
Trước đó, ngày 11/9, tại Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - ga Hà Nội, Ban đường sắt đô thị Hà Nội cũng đã tiến hành dịch chuyển 95 cây đưa về nút giao Vĩnh Ngọc trên đường Võ Nguyên Giáp để trồng và chăm sóc. Chặt hạ 35 cây, cong nghiêng, cụt ngọn, mục gốc, mục thân, già cỗi không đúng chủng loại cây đô thị.
Nhiều ý kiến cho rằng việc đánh chuyển trồng lại tốn kém, lãng phí hơn trồng mới. Được biết, công bố đơn giá duy trì công viên, vườn hoa, dải phân cách; cắt tỉa, chặt hạ, đào gốc, đánh chuyển, trồng cây bóng mát trên địa bàn Hà Nội đối với vùng 1 là gần 3 triệu đồng/cây đối với cây đường kính lớn hơn hoặc bằng 50 cm đối; Chi phí chặt hạ đối với cây đường kính từ 50 cm trở lên là hơn 10,4 triệu đồng/cây.(Đại Đoàn Kết 30/10)đầu trang(
Ngày 6/10 vừa qua, BQL rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã tiến hành kiểm điểm về mặt Đảng đối với ông Hà Văn Nhung, cán bộ đơn vị. Theo kết luận của Thanh tra huyện Phù Mỹ, ông Nhung đã gian dối để ăn tiền hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng.
Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc BQLRPH huyện Phù Mỹ, cho biết năm 1996, ông Hà Văn Nhung nhận khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ của Nông lâm trường Đèo Nhông (nay là BQLRPH huyện Phù Mỹ) với diện tích 15ha, tại tiểu khu 160b nằm trên địa bàn thôn Chánh Thuận.
Đến năm 1999, với lý do gia đình không có nhân lực quản lý, nên ông Nhung đã viết giấy tay trả lại diện tích rừng nói trên để Nông lâm trường Đèo Nhông giao khoán cho hộ dân khác. Sau đó, Nông lâm trường Đèo Nhông đã ký hợp đồng giao khoán lại diện tích rừng ông Nhung giao trả tại tiểu khu 160b, tại 2 hợp đồng số 4a/HĐK và 4b/HĐK, cùng xác lập ngày 1/1/1999, cho 2 hộ Nguyễn Thị Lễ và Trần Thị Điệp (huyện Phù Mỹ).
Năm 2004, ngành chức năng cho phép khai thác rừng keo tại tiểu khu 160b. Theo quy định, hộ nhận khoán rừng sẽ được Nhà nước chi trả 80% theo quy định. Tại thời điểm ấy, BQLRPH huyện Phù Mỹ không có lưu giữ 2 hợp đồng 4a và 4b của 2 hộ Nguyễn Thị Lễ và Trần Thị Điệp, mà chỉ lưu giữ hợp đồng số 04 của ông Hà Văn Nhung, nên đơn vị này đã chi trả cho ông Nhung số tiền hơn 41,9 triệu đồng tiền khoán quản lý, bảo vệ rừng.
“Do BQLRPH huyện Phù Mỹ không lưu giữ 2 hợp đồng giao khoán cho bà Lễ và bà Điệp nên không có căn cứ chi trả tiền khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 2 hộ nói trên. Trong khi đó, tại Kho bạc huyện Phù Mỹ cũng có lưu giữ hợp đồng giao khoán quản lý, bảo vệ rừng giữa Nông lâm trường Đèo Nhông với ông Hà Văn Nhung (hợp đồng số 04), nên căn cứ vào đó đơn vị này đã xuất chi cho ông Nhung khoản tiền hơn 41,9 triệu đồng”, ông Thăng cho biết.
Sau khi khai thác rừng keo, 2 hộ nhận khoán mới đốt thực bì để trồng đào. Đặc thù của cây keo là nếu xử lý thực bì bằng lửa thì keo sẽ nhanh chóng tái sinh. Ông Nhung tiếp tục cưa số keo tái sinh để bán. Khi ấy, bà Lễ và bà Điệp, 2 chủ rừng mới đã ngăn cản không cho ông Nhung khai thác keo tái sinh trên đất mình. UBND xã Mỹ Trinh cũng ách lại không cho ông Nhung khai thác tiếp. Với lý do vì sao keo do mình trồng giờ khai thác thì bị chính quyền địa phương ách, ông Nhung làm đơn khiếu nại lên cấp trên.
Sau đơn khiếu nại của ông Nhung, Thanh tra huyện Phù Mỹ vào cuộc. Trong quá trình thanh tra làm việc, 2 hộ Nguyễn Thị Lễ và Trần Thị Điệp đã đưa ra 2 bản hợp đồng số 4a và 4b do ông Hồ Đình Quảng, Giám đốc Nông lâm trường Đèo Nhông, ký giao khoán rừng tại tiểu khu 160b cho 2 hộ nói trên. Sau đó, cơ quan Thanh tra đã quy kết ông Nhung tội “mạo nhận” để nhận tiền khoán quản lý, bảo vệ rừng mà lẽ ra bà Lễ và bà Điệp được nhận.
Sau đó, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ ban hành Quyết định số 6171/QĐ-UBND thu hồi hơn 41,9 triệu đồng tiền khoán quản lý, bảo vệ rừng mà BQLRPH huyện Phù Mỹ đã chi trả cho ông Nhung. Ngoài ra, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ giao Phòng Nội vụ huyện phối hợp với BQLRPH huyện tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xử lý đối với ông Nhung.(Nông Nghiệp Việt Nam 30/10)đầu trang(
Ngày 28-10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết tình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp giai đoạn 2015-2017.
Hội nghị nhằm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt hầu hết các phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp của 41 tỉnh thành và các tổng công ty lâm nghiệp, nông nghiệp. Trong đó có phương án sắp xếp, nâng cao hiệu quả của hơn 254 công ty.
Các tỉnh thành, tập đoàn, tổng công ty nông, lâm nghiệp cũng tích cực triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng theo các hướng chuyển đổi sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) nông, lâm nghiệp duy trì mô hình DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sản xuất kinh doanh; chuyển công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp thành công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên; giải thể công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp…
Thực tế từ các địa phương đều cho thấy, sau khi triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều công ty đã xây dựng phương án kinh doanh, hợp tác kinh doanh đạt những kết quả khả quan, tinh gọn được bộ máy.
Đặc biệt với mô hình cổ phần hóa, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều tăng như: Công ty cổ phần Cao su Bình Dương (doanh thu trước khi sắp xếp 49 tỷ đồng, sau sắp xếp 133 tỷ đồng), Công ty cổ phần Nông lâm nghiệp Bình Dương (doanh thu trước khi sắp xếp 26 tỷ đồng, sau sắp xếp 34 tỷ đồng), Công ty cổ phần Chè Bàu Cạn (lợi nhuận trước sắp xếp 277 triệu đồng, sau sắp xếp 4 tỷ đồng). Các công ty lâm nghiệp Đình Lập, Lộc Bình, Hòa Bình, Đông Bắc thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty cổ phần, Công ty CP cao su Bà Rịa, Tân Biên thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đều phát triển và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn trước đó…
Với các công ty này, đã xử lý được tồn tại về tài chính, tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Định hướng, chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã cụ thể và sát thực với tình hình thực tế hơn.
Tuy nhiên, đối với các nông, lâm trường đã chuyển đổi thành công ty 100% vốn Nhà nước hay công ty cổ phần do Nhà nước chi phối thì vốn eo hẹp, chậm được cấp bổ sung vốn điều lệ; các nông lâm trường ở vùng sâu, vùng cao tài sản không có nhiều, khó vay vốn khi ngân hàng chỉ cho vay thế chấp, chưa cho vay tín chấp.
Bên cạnh đó, nhiều công ty nông, lâm nghiệp đang trong quá trình sắp xếp thì vướng mắc ở đo đạc đất đai, xác định giá trị doanh nghiệp, nhất là giá trị vườn cây do diện tích lớn ở địa bàn khó khăn, phát sinh công nợ khó đòi với các hộ gia đình, có doanh nghiệp như Tổng công ty Cà phê Việt Nam có nợ khó đòi, quá thu hiện nay lên tới 380 tỷ đồng mà chưa biết thẩm quyền xử lý thế nào.
Vì những khó khăn trên, Bộ NN-PTNT và một số địa phương cho biết việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị chậm lại. Đến nay, mới cổ phần hóa được 10/102 công ty (chiếm 19,6%), chuyển được 12/38 công ty sang công ty TNHH hai thành viên (31,28%), mới phê duyệt giải thể 11 công ty (39%)…
Thậm chí một số địa phương phải điều chỉnh lại phương án tổng thể vì không phù hợp với thực tiễn. Các vướng mắc cũng kéo dài thời gian phê duyệt phương án, sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp như Công ty TNHH MTV nông nghiệp Bạch Long, Rạng Đông (Nam Định), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sóc Trăng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (Bình Thuận) và một số công ty thuộc UBND tỉnh Nghệ An…
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp có tác động lớn tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới hoạt động DNNN và cuộc sống của hàng triệu người dân.
Phó Thủ tướng nêu rõ, năm 2018 phải là năm cao điểm hoàn thành sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty này theo Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị. Năm 2019, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán toàn diện hoạt động của các công ty để biết ai làm tốt, vướng mắc gì, trách nhiệm ở đâu để báo cáo Quốc hội.
Chỉ ra các nguyên nhân chậm thực hiện sắp xếp các công ty nông lâm nghiệp, ngoài các lý do khách quan như thực hiện chính sách khoán đất, giao đất, tranh chấp, lấn chiếm, tồn đọng tài chính kéo dài qua nhiều thời kỳ lịch sử, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. “Nơi nào tập trung làm thì hiệu quả cao như Tập đoàn Cao su, Tổng công ty Lâm nghiệp và nhiều địa phương khác.
Một số nơi chưa quyết liệt, chưa quan tâm đúng mức, nhất là phối hợp thực hiện. Nhiều đơn vị ngại không muốn làm vì sợ “phơi” ra các tồn đọng, ngại phải đi xử lý tồn đọng”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói. Để triển khai hiệu quả, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT và các bộ, ngành bám sát nhiệm vụ, tháo gỡ từng vướng mắc cho doanh nghiệp, địa phương theo ở từng nội dung cụ thể.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, Trung ương sẽ lo 70% kinh phí đo đạc bản đồ, xác định giá trị vườn cây, 30% kinh phí còn lại do địa phương thu xếp. Tổng hợp của 41 tỉnh thành thì số kinh phí này là hơn 1.100 tỷ đồng.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổng hợp, báo cáo Quốc hội ưu tiên bố trí vốn cho đo đạc. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho rằng, vấn đề không phải vướng ở khả năng chi trả mà vướng ở xử lý đất đai để phục vụ đo đạc. Các địa phương phải tổ chức đoàn kiểm thật, đếm thật (đất đai) chứ không chỉ dựa vào thống kê.(Sài Gòn Giải Phóng 29/10)đầu trang(
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ trong 10 tháng của năm 2017 đã đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, những tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp tăng cao hơn nhiều so với dịp đầu năm. Hiện có những doanh nghiệp đã nhận được đơn đặt hàng lớn đến giữa và cuối năm 2018
Sản phẩm gỗ là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Hiện sản phẩm gỗ của Đồng Nai đã xuất khẩu qua hơn 30 thị trường trên thế giới, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Trung Quốc.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu sản phẩm từ gỗ tăng nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp không cao vì gặp khó khăn trong nguyên liệu đầu vào. Cụ thể, giá nguyên liệu gỗ đầu vào cho sản xuất tăng khá cao từ 20-30%, song giá hàng xuất khẩu chỉ giữ nguyên hoặc tăng nhẹ.(Báo Đồng Nai 30/10)đầu trang(
Giữ được rừng sẽ góp phần ổn định khí hậu, hạn chế xói mòn, sạt lở và lũ trong mùa mưa. Bên cạnh đó, rừng còn được coi như lá phổi xanh cho trái đất, bảo tồn đa dạng sinh học. Chung tay góp sức bảo vệ và phát triển rừng cũng chính là để bảo vệ tương lai của hành tinh xanh.
Nguồn thu và kết quả chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Nai (Quỹ tỉnh)
- Nguồn thu: + Năm 2013 (gồm tiền 2011, 2012, 2013) thu 18 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 18 tỷ đồng; Quỹ tỉnh chưa thu.
+ Năm 2014: thu 16,52 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 14,6 tỷ đồng; Quỹ tỉnh thu: 1,92 tỷ đồng (bao gồm tiền truy thu từ năm 2011).
+ Năm 2015: thu 10,09 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 9,1 tỷ đồng; Quỹ tỉnh thu: 0,99 tỷ đồng.
+ Năm 2016: thu 10,39 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 9,8 tỷ đồng; Quỹ tỉnh thu: 0,59 tỷ đồng.
+ Năm 2017 (dự kiến): thu 10,1 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương điều phối: 9,5 tỷ đồng; Quỹ tỉnh thu: 0,6 tỷ đồng.
- Đơn giá chi trả bình quân/hécta rừng cung ứng DVMTR: năm 2013 (gồm tiền của 2011, 2012, 2013): 172.520 đồng/hécta/năm; năm 2014: 143.047 đồng/hécta/năm; năm 2015: 89.994 đồng/hécta/năm; năm 2016: 85.833 đồng/hécta/năm; năm 2017 dự kiến: 88.540 đồng/hécta/năm.
- Kết quả chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: + Năm 2013 (gồm tiền 2011, 2012, 2013): 14.486.088.998 đồng/ 15.300.000.000 đồng, đạt 94,68%.
+ Năm 2014: 12.959.877.674 đồng/ 13.600.025.784 đồng, đạt 95,29%.
+ Năm 2015: 8.005.083.304 đồng/ 8.363.086.529 đồng, đạt 95,72%.
+ Năm 2016: 8.671.268.953 đồng/ 8.998.080.998 đồng, đạt 96,37%.
+ Năm 2017: dự kiến Quỹ tỉnh đã giải ngân thanh toán đạt 97%.
Tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng: Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp một phần tích cực trong việc tăng cường các hoạt động như: công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng, trang bị dụng cụ, thiết bị chữa cháy rừng, hỗ trợ đời sống cho người giữ rừng, phát triển rừng, nâng cấp cơ sở vật chất cho lực lượng bảo vệ rừng,... tại các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Tuy tình hình vi phạm vẫn còn xảy ra nhưng các vụ vi phạm luôn được phát hiện kịp thời và xử lý theo quy định pháp luật. Đa số các vụ vi phạm chủ yếu mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, thiệt hại không nhiều.
Nhìn chung, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong các năm qua có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, công tác trồng rừng, bảo vệ động vật hoang dã và công tác quản lý chế biến lâm sản luôn được các cơ quan chức năng và lãnh đạo các địa phương quan tâm chú trọng.
Từ năm 2011 đến nay, đối tượng phải nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng mới chỉ có 3 đối tượng là: thủy điện, nước sạch, du lịch sinh thái rừng. Hiện các bộ, ngành trung ương đang xây dựng khung pháp lý, tham mưu cho Chính phủ trong việc thu tiền các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng như: các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước thô, các cơ sơ nuôi trồng thủy sản sử dụng nguồn nước từ rừng và tiếp tục nghiên cứu các đối tượng khác như: dịch vụ hấp thu và lưu giữ cacbon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên.
Theo Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 2-11-2016 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1-1-2017) về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24-9-2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tiền dịch vụ môi trường rừng được qui định đối với thủy điện là 36 đồng/kWh điện thương phẩm; nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm.
Trong tương lai, tiền dịch vụ môi trường rừng sẽ là một nguồn thu quan trọng góp phần chia sẽ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.(Báo Đồng Nai 31/10)đầu trang(
Theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP, cây xanh đô thị gồm 3 nhóm: Nhóm cây xanh sử dụng công cộng là các loại cây trồng trên đường phố (cây bóng mát, trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông), cây trong công viên, vườn hoa, cây và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
Nhóm cây xanh sử dụng hạn chế là cây được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. Nhóm cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên cứu; không bao gồm các loại cây trồng phục vụ ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.
Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây theo yêu cầu phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng; đồng thời đảm bảo mỹ quan, an toàn và vệ sinh môi trường; không gây hư hỏng, nguy hiểm cho các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Để công tác quy hoạch, quản lý cây xanh đô thị được cụ thể, rõ ràng, UBND tỉnh đã ban hành kèm theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND danh mục 58 loại cây khuyến khích trồng trong đô thị. Theo đó, các tuyến đường trên địa bàn TP. Bến Tre, hiện đang được trồng các loại cây như bằng lăng, me, phượng vĩ, móng bò tím, muồng hoàng yến (bò cạp nước, bò cạp vàng) cho bóng mát, tạo nên cảnh quan đẹp trên các tuyến phố vào những mùa hoa.
Hàng cây phi lao (dương) trên đại lộ Đồng Khởi và Công viên Đồng Khởi hình thành nên mảng xanh lớn, dịu mát cho khu vực trung tâm thành phố. Trên các đảo giao thông, dải phân cách cũng được trồng các loại cây lá, hoa ngắn ngày, cây cảnh được cắt tỉa, tạo hình, phối hợp màu sắc hài hòa, thẩm mỹ.
Công ty cổ phần Công trình đô thị Bến Tre là đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý, chăm sóc cây xanh trên địa bàn TP. Bến Tre. Ông Lê Văn Vũ - Phó tổng Giám đốc công ty cho biết: “Quy trình chăm sóc, bảo vệ cây xanh được công ty thực hiện theo quy định, đồng thời rút tỉa từ kinh nghiệm và tình hình thực tế”.
Đội Công viên - Cây xanh của công ty có các tổ, nhóm được phân công phụ trách chăm sóc cây trên từng tuyến đường, luân phiên kiểm tra, thực hiện quy trình chăm sóc cây: tưới, bón phân, tỉa tàn, mé nhánh, kiểm tra sâu bệnh, cắt tỉa, tạo dáng đảm bảo yêu cầu về mỹ thuật và kiến trúc cảnh quan, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cây giống được hợp đồng từ các vườn ươm uy tín của huyện Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, trồng theo quy hoạch, kế hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt.
Tỉa tàn cho cây là nhiệm vụ thường xuyên, chủ yếu. Một năm thường có 2 đợt tỉa tàn chính. Nhưng tùy theo đặc tính của từng loại cây, hoặc vào các thời điểm cụ thể, đội cây xanh của công ty sẽ có kế hoạch tỉa phù hợp. Riêng các cây hoa màu ngắn ngày trồng trên đảo giao thông, dải phân cách, các cụm hoa, cây cảnh trồng chậu ở công viên sẽ được thay thế thường xuyên khi hết mùa hoặc trước và sau các dịp lễ, Tết, các sự kiện quan trọng.
Theo ông Lê Văn Vũ, để bảo vệ cây xanh đô thị phát triển tốt, người dân cần ý thức không được khắc, lột vỏ thân cây, chặt, bẻ cành nhánh, hái lá, trái, hoa; tự ý leo trèo, giăng dây, đóng đinh, treo bảng quảng cáo trái phép trên thân cây; đổ xà bần, rác vào gốc cây, làm hư bó vỉa, bồn cỏ gốc cây; đổ chất độc hại vào gốc cây… Việc di dời, đốn hạ cây xanh đô thị phải có giấy phép của cơ quan chức năng. Ngoại trừ các trường hợp phải chặt hạ ngay do tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy.
Thời gian qua, bộ mặt đô thị TP. Bến Tre đã được chỉnh trang tươm tất hơn, cây xanh bố trí phù hợp, tạo vẻ mỹ quan, việc chăm sóc cây cũng được theo dõi thường xuyên, sát sao, diện mạo một thành phố xanh - sạch - đẹp từng lúc được duy trì. Chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2018 sắp đến, Công ty cổ phần Công trình đô thị Bến Tre đã đề xuất các phương án bố trí cây xanh thẩm mỹ tại các vòng xoay, công viên trên địa bàn thành phố.Theo số liệu từ Công ty cổ phần Công trình Đô thị Bến Tre, tổng diện tích cây xanh đô thị trên địa bàn TP. Bến Tre là trên 186 ngàn mét vuông. Số lượng cây xanh công ty quản lý là 7.270 cây, trong đó cây mới trồng (từ 90 ngày đến 2 năm) là 748 cây; 6.023 cây bóng mát loại 1 (cao <= 6m và đường kính gốc <= 20cm); 340 cây loại 2 (cao <= 12m và đường kính gốc <=50cm); 159 cây loại 3 (cao >12m hoặc đường kính gốc trên 50cm).(Báo Đồng Khởi 30/10)đầu trang(
Trong những ngày qua, nhiều hộ dân ở tỉnh Phú Yên buộc phải chặt phá cây keo non để trả lại đất cho chính quyền quản lý
Con đường vận chuyển nông sản từ xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên) đến các vùng khác để tiêu thụ xảy ra hiện tượng sình lầy và ngập lún. Người dân bắt buộc phải chuyển đổi sang cây trồng khác là cây keo non để thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ cũng như kết nối với các vùng nông sản khác, tuy nhiên việc chuyển đổi cây trồng trên đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp là không được phép.
Tại 2 xã Hòa Mỹ Đông và Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa có 60 hộ dân thuê đất nông nghiệp rồi chuyển sang trồng cây lâu năm. Người thuê ít thì vài sào, người thuê nhiều thì lên đến cả héc-ta. Khoảng đầu tư trồng keo trong suốt thời gian qua không phải là ít. Bây giờ phải phá bỏ vườn keo cũng đồng nghĩa nguồn sinh kế bị gián đoạn, khiến cuộc sống nhiều hộ dân lâm vào cảnh khó khăn. Thế nhưng, với chính quyền địa phương, nếu sản xuất không đúng hợp đồng người dân phải tự khắc phục.
Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo đề án tái cơ cấu của ngành Nông nghiệp là những cây trồng cho thu nhập thấp và ít phù hợp thì nên chuyển đổi sang cây trồng khác. Vì vậy, cần có sự rà soát quy hoạch nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất, tránh trường hợp người dân tự chuyển đổi cây trồng rồi mới buộc phải phá bỏ để đúng quy định như ở một số địa phương ở tỉnh Phú Yên.(VTV 30/10)đầu trang(
Thông qua các dự án, người dân Thừa Thiên Huế đã tích cực tham gia trồng cây rừng ngập mặn ven các ao hồ nuôi, góp phần gìn giữ, bảo vệ khu nuôi trồng thủy sản đầm phá.
Với diện tích mặt nước hơn 21.000 ha, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng. Ở khu vực ven phá, hoạt động nuôi trồng thủy sản trở nên phổ biến và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Tuy nhiên do chịu tác động của biến đổi khí hậu, nên hàng năm các hồ nuôi trồng thủy sản thường bị xói mòn, sạt lở gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Một trong các giải pháp được người dân tích cực triển khai là trồng rừng ngập mặn, tạo vành đai nhằm hạn chế tình trạng trên.
Thông qua sự trợ giúp của Dự án trồng rừng ngập mặn, Hội nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp 3.000 giống cây bần chịu mặn để trồng phân tán trong các ao nuôi thủy sản. Nhiều vành đai chắn sóng, đặc biệt là hệ thống cây ngập mặn được trồng phân tán ven các ao hồ nuôi trồng thủy sản bước đầu đã phát huy hiệu quả, hạn chế trình trạng sạt lở ở vùng nuôi.
Với kế hoạch mỗi năm trồng hơn 100 ngàn cây ngập mặn trong các ao nuôi trồng thủy sản, người dân đang từng bước bảo vệ, phát triển bền vững vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, ven phá thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của tỉnh Thừa Thiên Huế.(VTV 30/10)đầu trang(
Nhằm đánh giá kết quả quản lý, bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đã thành lập Đoàn công tác liên ngành do Chi cục Kiểm lâm làm trưởng đoàn, phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum và các cơ quan liên quan đang tiến hành kiểm tra, nghiệm thu diện tích rừng và chất lượng rừng cung ứng DVMTR để làm cơ sở thanh toán tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng theo quy định.
Nằm trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017, ngày 24/10 vừa qua, đoàn công tác liên ngành do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum làm trưởng đoàn, phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp cùng các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra kết quả quản lý, bảo vệ rừng cung ứng DVMTR tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Rẫy (huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum).
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Rẫy là đơn vị chủ rừng được Nhà nước giao quản lý bảo vệ 27.162,72 ha rừng, cung ứng dịch vụ cho các công trình thủy điện Sê San 4A, Sê San 4, Sê San 3A, Sê San 3, Yaly, và một phần diện tích nằm trong lưu vực của các nhà máy thủy điện Đăk Ne, Đăk Pia, Đăk Pô Ne và Đăk Pô Ne 2. Đây là phần diện tích rừng khá lớn, cho nên ngoài việc tự bảo vệ bằng lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách thì Công ty còn giao khoán cho 14 cộng đồng quản lý bảo vệ với 7.041,38 ha trên địa bàn 03 xã Tân Lập, Đăk Pne, Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy).
Kết quả kiểm tra cho thấy công ty có 99,99% diện tích rừng được giao khoán đủ điều kiện cung ứng DVMTR và sẽ được thanh toán tiền chi trả DVMTR theo quy định. Ông Nguyễn Văn Quý - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy cho biết: “Chính sách chi trả DVMTR là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Kể từ khi chính sách này được triển khai trên lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy thì chất lượng trong công tác quản lý bảo vệ rừng được nâng lên và có chuyển biến rất tích cực. Diện tích rừng có cung ứng DVMTR trên lâm phần Công ty luôn được bảo vệ rất tốt, các hộ dân thuộc các cộng đồng nhận khoán rất tích cực trong việc tuần tra, bảo vệ rừng trên diện tích mà họ được Công ty giao bảo vệ”.
Đợt kiểm tra, nghiệm thu rừng cung cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn đang được tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra từ đầu đến nay cho thấy, việc quản lý, bảo vệ rừng được các chủ rừng thực hiện khá tốt, diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR đạt cao hơn năm trước, tiền DVMTR được chi trả cũng tăng lên, cho nên chính sách chi trả DVMTR ngày càng nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của các đơn vị chủ rừng là tổ chức cũng như các hộ dân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng.(Tài Nguyên & Môi Trường 31/10)đầu trang(
Ngày 28-10, Không gian nghệ thuật Flamingo – Art In The Forest 2017(AIF) chính thức khai mạc tại Vĩnh Phúc. Người yêu nghệ thuật vô cùng thích thú và choáng ngợp trước các tác phẩm khổng lồ.
Sau hai lần tổ chức rất thành công vào năm 2015 và 2016, Tuần lễ nghệ thuật Flamingo – Art In The Forest 2017 đã vươn tầm trở thành sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế khi quy tụ được các nhà điêu khắc tài năng từ các nền mỹ thuật lớn trên thế giới tham gia lưu trú sáng tác như: NĐK Lee Jae Hyo (Hàn Quốc) – tác phẩm “Sỏi đá cũng là vàng”, NĐK Carlos Albert Andrés (Tây Ban Nha) – tác phẩm “Espejo – Raíz” (tạm dịch là “Gương-Cội Rễ”), NĐK Yeo Chee Kiong (Singapore) – tác phẩm “Tâm trí cám dỗ, cỏ cây lay động, ngọn gió vi vu” và NĐK Mukai Katsumi (Nhật Bản) – tác phẩm “Gia đình”.
Mỹ thuật Việt Nam hiện diện tại AIF 2017 với ba nhà điêu khắc đương đại tiêu biểu: NĐK Bùi Hải Sơn – tác phẩm “Khải huyền”, NĐK Nguyễn Nguyên Hà – tác phẩm “Bướm” và NĐK Vũ Bình Minh – tác phẩm “Mây mùa hạ”.
Loạt tác phẩm điêu khắc tại AIF 2017 đem đến cho công chúng những ấn tượng thị giác độc đáo từ sự thăng hoa của bàn tay người nghệ sĩ trên chất liệu gỗ và kim loại để diễn tả tinh tế những góc nhìn khác biệt về cuộc sống, về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Trong quá trình lưu trú sáng tác tại Khu resort có không gian nghệ thuật bên hồ lớn nhất Việt Nam, NĐK Carlos Albert Andrés vui mừng chia sẻ về quá trình hoàn thiện tác phẩm “Espejo -Raíz”: “Dự án này đã cho tôi cơ hội thực hiện một tác phẩm vừa thực sự mang tính đại diện cho nghệ thuật của cá nhân mình, vừa là sự trải nghiệm với một chất liệu vô cùng đặc biệt (thép không gỉ) trong điều kiện tuyệt vời và một không gian duyên dáng nên thơ. Nghệ thuật và Tự nhiên hợp nhất lại trong một ý tưởng đơn nhất, cũng như cách con người hòa quyện với thế giới quanh mình”.
AIF 2017 đem đến một bất ngờ thú vị đó là quần thể studio Flamingo Art In The Forest nằm giữa rừng thông xào xạc của Đại Lải nơi 10 họa sĩ tài năng của nền mỹ thuật Việt Nam tự sắp đặt không gian trưng bày các tác phẩm hội họa.
Những chiếc container xù xì, thô mộc được biến hóa tài tình trở thành các căn studio, thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, qua bàn tay tài hoa của các kỹ sư Flamingo, tác phẩm “Nơi này” của hoạ sĩ Phạm Tuấn Tú và “Rừng thông” đan xen giữa thực - ảo của họa sĩ Trịnh Minh Tiến….
Công chúng cùng thưởng thức những tác phẩm hội họa của họa sĩ Mạc Hoàng Thượng – tác phẩm “Những lát cắt”, họa sĩ Hoàng Dương Cầm – tác phẩm “Trung Thu” và "Đôi bờ”, họa sĩ Nguyễn Sơn – tác phẩm “Sự khởi đầu”, họa sĩ Hà Mạnh Thắng với những tác phẩm về “Vòng tròn thời gian…
Tuần lễ nghệ thuật AIF 2017 diễn ra từ 28-10 đến 5-11, tour tham quan các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc dành cho đông đảo du khách và người yêu nghệ thuật đến thưởng lãm cũng được tổ chức.
Ngoài ra, rất nhiều các hoạt động văn hóa Đông – Tây diễn ra bên lề sự kiện với tên gọi chung “All for Art” cũng đem đến những sắc màu thú vị cho du khách khi đến với Flamingo như: trình diễn thả diều nghệ thuật (CLB Diều Đà Nẵng), các lớp học vẽ tranh thiếu nhi, các gian trưng bày giới thiệu nghệ thuật trang trí da thủ công, mặt nạ dân gian… Với những sự kiện văn hóa – nghệ thuật được đầu tư tổ chức quy mô, phong phú.(Sài Gòn Giải Phóng 29/10)đầu trang(
Nhiều năm qua, các Cty lâm nghiệp Đắk Nông giao khoán hàng nghìn hécta đất rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nhưng lại giao sai đối tượng cho... hàng trăm cán bộ, biến những vùng rừng tự nhiên quý giá thành đất rẫy, vườn nhà, khiến dân chúng bất bình. Nhiều kẻ cơ hội tranh thủ thời cơ, phá rừng ồ ạt.
Lợi dụng chính sách giao khoán đất rừng theo Nghị định 135, nhiều cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh không thuộc diện được giao rừng vẫn nhận hàng chục hécta rừng và đất rừng để canh tác, sử dụng, chuyển đổi, sau đó sang nhượng lại cho người khác thu lợi bất chính.
Theo Kết luận Thanh tra của UBND tỉnh Đắk Nông, vào năm 2010, khi ông Lê Ân Tình còn làm Trưởng Công an huyện Đắk Song, Cty lâm nghiệp Thuận Tân đã ký hợp đồng giao khoán sai quy định cho ông Tình 28ha đất rừng tại khoảnh 6, tiểu khu 1124, thuộc lâm phần xã Thuận Hà, huyện Đắk Song. Sai là bởi Nghị định 135 đã quy định: Đối tượng được giao khoán đất rừng phải là người hộ khẩu thường trú tại nơi có rừng, trực tiếp làm nghề nông - lâm nghiệp để sinh sống.
Sau một thời gian nhận giao khoán, ông Tình đã liên kết trồng tiêu, trồng cây muồng với bà Nguyễn Thị Thu Anh (cựu Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện Đắk Mil, vợ ông Bùi Bàng - Phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông) trên diện tích 11,6 ha. Ông Tình còn cho ông Đinh Văn Đức (người làm thuê cho ông Tình) 2,3 ha, ông Đức bán lại cho ông Phan Cảnh Trọng lấy 430 triệu đồng. Ngoài diện nhận liên kết với ông Tình, bà Thu Anh còn tự ý sử dụng 1ha đất trống (đất rừng bị phá năm 2013 - 2014 của Cty lâm nghiệp Thuận Tân quản lý) để trồng tiêu và trồng muồng.
Trong vai người đi mua đất rẫy trồng tiêu, chúng tôi tìm đến tiểu khu 1124 để hỏi mua diện tích đất rừng mà bà Nguyễn Thị Thu Anh đang canh tác. Nằm trải dài hơn 100m mặt tiền quốc lộ 14C, khu đất này có địa thế rất đẹp.
Cách đây 5 năm, khi chúng tôi đi qua đây vẫn thấy nhiều cây rừng xanh tốt nằm trên đất này. Nhưng bây giờ, tuyệt nhiên không thấy bóng cây rừng nào cả, chỉ thấy khoai lang, tiêu, muồng… được trồng lên. Từ quốc lộ lội bộ theo đường đất vào 20m, chúng tôi gặp bà Thu Anh trong căn nhà gỗ cấp 4 dựng trên đất rừng. Thấy chúng tôi hỏi mua đất, bà Anh vui mừng mời vào uống nước và dừng ngay cuộc họp bàn công việc với 5 người làm công.
Theo bà Thu Anh, trước đây bà nhận giao khoán lại từ ông Tình với diện tích 28 ha, hiện còn lại khoảng 15 ha vì bị người dân xâm chiếm. Trên diện tích đó, bà đã trồng được 4 ha tiêu và khoảng 3 ha cây muồng.
Khi chúng tôi hỏi diện tích đất này giờ thuộc sở hữu của ai, bà Thu Anh bảo rằng là của mình vì đã mua lại từ ông Tình. “Tôi và ông Tình làm hợp đồng giao khoán chỉ là giấy tờ giả thôi, còn thực chất ông Tình đã bán cho tôi bằng giấy viết tay với giá 3 tỷ đồng rồi (!?). Đất này chưa được cấp sổ đỏ, nhưng Cty đã giải thể rồi nên mai mốt họ sẽ trả đất về cho huyện để làm sổ đỏ cho dân mà thôi. Các anh yên tâm đi”, bà Thu Anh trấn an
Trả lời PV về vấn đề này, ông Lê Ân Tình thanh minh: “Thật ra tôi cũng không hiểu lắm về Nghị định 135 của Chính phủ, với lại tôi có nhiều cháu họ ở trong xã Thuận Hạnh. Lúc đó tôi hỏi Cty lâm nghiệp Thuận Tân thế có nhận được không, họ bảo được thì tôi nhận cho các cháu làm”.
Không rõ sau khi nhận khoán ông Tình đã làm gì, mà khoảng 22 ha rừng tự nhiên phải khoanh nuôi bảo vệ (trong tổng số 28ha nhận khoan - PV) bị chặt phá hoàn toàn. Diện tích này biến thành nhà ở, trang trại, các công trình phục vụ sản xuất. Ông Tình phủ nhận việc bán đất cho bà Thu Anh: “Chị Thu Anh nói đùa thôi vì tôi vẫn là chủ đất. Giữa tôi với chị ấy chỉ liên kết, hai bên cùng đầu tư và chia lợi nhuận mà thôi”.
Nguyên Trưởng Công an huyện không hiểu Nghị định 135, còn 2 phó công an xã Thuận Hạnh đang đương chức thì hiểu, nhưng lại nhận đất rừng bằng… tên vợ. Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Đắk Nông, ông Nguyễn Văn Lũy - tên vợ là Hoàng Thị Hợi - được Cty lâm nghiệp Thuận Tân giao 8,8 ha rừng tự nhiên, còn ông Đặng Đình Văn - tên vợ là Phạm Thị Mai - được giao 15 ha.
Thậm chí, cả người nhà cán bộ cũng được giao đất rừng, như ông Phạm Văn Quyết - em vợ Phó Công an xã Đặng Đình Văn - được giao 17 ha rừng. Cả 3 người này đều được giao đất rừng trong các năm 2011 - 2012. Trong diện tích giao khoán này, có 26 ha rừng tự nhiên phải bảo vệ, nhưng đến thời điểm này đã sạch bóng cây rừng.
Một cán bộ Công an huyện Đắk Song là ông Trần Văn Dương cũng được Cty Thuận Tân ưu tiên giao đất rừng trái quy định. Theo kết luận thanh tra của Sở TN&MT Đắk Nông, vào năm 2007, Cty này ký hai hợp đồng kinh tế trái quy định giao 16,7 ha đất rừng tại xã Thuận Hà (huyện Đắk Song) cho ông Dương trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ. Sau khi bàn giao đất, Cty này cung cấp toàn bộ giống, cây trồng, như: xoan, keo, muồng… để ông Dương trồng trên đất rừng.
Đã thế, ông Dương còn đi lấn chiếm thêm diện tích khác được giao khoán để trồng cây công nghiệp. Đến cuối năm 2011, UBND huyện Đắk Song thu hồi 6 ha đất của ông Dương để thực hiện dự án ổn định dân di cư tự do, cũng không quên “ưu ái” bồi thường cho ông Dương trái quy định số tiền 740 triệu đồng.(Tiền Phong 31/10)đầu trang(
NHÌN RA THẾ GIỚI
Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã đang gia tăng mạnh ở Ấn Độ, bất chấp những nỗ lực nâng cao nhận thức và trấn áp tội phạm ở nước này.
Chỉ ít lâu sau khi Ấn Độ kết thúc “Tuần lễ động vật hoang dã” thường niên kéo dài từ ngày 2-8/10, dư luận nước này đã dậy sóng vì phiên xét xử nhóm người bị cáo buộc đã vận chuyển các phần cơ thể của 125 con hổ và 1.200 con báo.
Các nhà hoạt động vì động vật tại Ấn Độ đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ trước việc nhóm tội phạm chỉ phải nhận mức án 4 năm tù giam – hình phạt được cho là quá nhẹ so với mức độ phạm tội mà họ đã gây ra.
Vụ việc cũng đã một lần nữa dấy lên cuộc tranh luận về nạn buôn bán bất hợp pháp động vật và các loài chim tràn lan ở Ấn Độ. Hồi đầu năm, giới chức Ấn Độ trong một cuộc đột kích vào nhà của một đại tá về hưu và con trai của ông ta đã phát hiện 117kg thịt bò xanh, da báo, ngà voi, sừng hươu, sừng nai, gạc hươu và sọ hươu.
Đến tháng 8 vừa qua, một lô hàng lớn các bộ phận cơ thể động vật đã bị thu giữ ở bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ. Trong số các vật phẩm bị thu giữ có 43 chiếc đầu hươu có gạc, 2 tấm da báo, 1 chiếc đầu gấu…
Theo các nghiên cứu, hơn 200 loại chim ở Ấn Độ đang bị buôn bán nhằm các mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm làm cảnh, làm thuốc và triển lãm. Những con tê giác hiện cũng đã được đưa vào danh sách các loài nguy cấp do việc buôn bán sừng tê giác.
“Mỗi chiếc sừng tê giác ở Ấn Độ có giá khoảng 300.000 rupee và có giá cao hơn ít nhất 30% trên thị trường quốc tế. Nhu cầu thịt và xương tê giác để làm thuốc ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng rất lớn”, ông Vivek Johri, Giám đốc cấp cao Sở Rừng và động vật hoang dã ở New Delhi cho hay.
Giá của các mặt hàng này đã tăng mạnh thời gian qua. “Giá của một kg ngà voi đã tăng từ 750 USD năm 2010 lên thành 2.100 USD chỉ sau 4 năm. Sừng tê giác hiện cũng được bán với giá khoảng 2.900 USD”, ông cho biết.
Cuốn sách có tên Môi trường của Ấn Độ năm 2017 cho biết số vụ phạm tội săn bắt và buôn bán động vật hoang dã ở nước này đã tăng 52% trong giai đoạn 2014-2016 với hơn 30.382 vụ phạm tội liên quan đến động vật hoang dã đã được ghi nhận đến ngày 31/12/2016.
Số loài động vật hoang dã bị săn bắt hay buôn bán bất hợp pháp ở Ấn Độ tỉ lệ thuận với số vụ việc, từ 400 của năm 2014 lên thành 465 loài trong năm 2016. Trong đó, số hổ bị săn bắt năm 2016 là 50 con, là mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua.
“Những vụ thu giữ gần đây đã cho thấy tình trạng buôn bán động vật hoang dã có quy mô lớn và phạm vi quốc tế ở Ấn Độ. Nó cũng cho thấy có những đường dây tội phạm phức tạp và có tổ chức tham gia vào hoạt động này”, ông Raja Lakshman, một nhà bảo tồn động vật hoang dã cho biết.
Những vụ việc nói trên diễn ra bất chấp việc Ấn Độ được đánh giá là có hệ thống pháp luật và khuôn khổ chính sách chặt chẽ để điều chỉnh và hạn chế tình trạng buôn bán động vật hoang dã. Hiện nay, luật pháp nước này cấm buôn bán hơn 1.800 loại động vật, cây cối và các sản phẩm có nguồn gốc hoang dã.
Luật Hình sự và Luật ngăn chặn hành vi đối xử tàn bạo với động vật của Ấn Độ cũng bao gồm các điều khoản phạt tù những người gây nguy hiểm tới động vật hoang dã. Ấn Độ cũng là thành viên của Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) từ năm 1976.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính khiến tình trạng buôn bán động vật hoang dã ở Ấn Độ vẫn tồn tại do nước này có đường biên giới trên bộ dài. Ngoài ra, trong quá trình thực thi pháp luật về chống buôn bán động vật hoang dã ở nước này cũng còn nhiều điểm nghẽn.
Các chuyên gia cho rằng thách thức lớn nhất với Ấn Độ là thực thi pháp luật do tình trạng thiếu nhân viên trong các cơ quan giám sát. Việc thiếu ý chí chính trị và tình trạng quản trị kém cũng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. (Pháp Luật VN 31/10)đầu trang(./.
|
|||