Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 30 tháng 10 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh thuộc dãy Trường Sơn, một mặt nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học do sự gia tăng các loại thiên tai một mặt hạn chế và giảm nhẹ khả năng tổn hại đối với các hệ thống tự nhiên, khai thác tốt các mặt thuận lợi để phát triển bền vững.
Với sự phong phú tầm cỡ thế giới về đa dạng sinh học (ĐDSH), dãy Trường Sơn có nhiều loài động, thực vật và các hệ sinh thái đặc trưng. Trong đó Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) là loài thú được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam.
Năm 1992, khi đang nghiên cứu Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tình, nằm gần biên giới Việt - Lào, các nhà khoa học thuộc Bộ Lâm nghiệp Việt Nam cũ (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã phát hiện loài thú quý hiếm này.
Sao la, một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới, sinh sống ở vùng núi rừng hẻo lánh ở dãy Trường Sơn tại Việt Nam và Lào, là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao, được xếp hạng ở mức nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách Đỏ của Việt Nam.
Là loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới, sao la được những nhà bảo tồn Đông Nam Á coi là một 'báu vật'. Việc phát hiện sao la ở Việt Nam làm sống lại hy vọng về sự bảo tồn loài thú quý hiếm này.
Dãy Trường Sơn là khu vực đa dân tộc, nên tri thức bản địa của các tộc người rất phong phú và đa dạng. Mặc dù tri thức bản địa của các tộc người mới chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm và cảm nhận, nhưng nhờ được rút ra từ hoạt động thực tiễn của con người, nên nó có giá trị thiết thực trong xã hội hiện nay của mỗi tộc người.
Do đó cần phải coi tri thức bản địa như một nguồn tài nguyên quan trọng, là tài sản của mỗi tộc người trong qúa trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội và lập kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, phát huy chúng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển bền vững ở vùng miền núi và tộc người thiểu số, nói riêng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, đa dạng sinh học (ĐDSH) cùng với các tri thức bản địa của các cộng đồng dân tộc trên dãy Trường Sơn cần phải được coi là nguồn vốn quý giá cho sản xuất, cho đời sống xã hội, cần phát huy bằng những cơ chế chính sách, khoa học và công nghệ, minh bạch, bình đẳng, chia xẻ lợi ích công bằng, văn minh dựa vào cộng đồng để quản lý, sử dụng ĐDSH vì mục tiêu phát triển bền vững (PTBV).
Thích ứng với BĐKH ở các tỉnh thuộc dãy Trường Sơn, một mặt nhằm bảo vệ tính ĐDSH do sự gia tăng các loại thiên tai: nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt, mưa bão lớn gây lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực, hạn chế và giảm nhẹ khả năng tổn hại đối với các hệ thống tự nhiên (tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên đất...), xã hội (nơi cư trú và sức khỏe con người, các hệ thống cơ sở hạ tầng) do các thiên tai hiện hữu và các hiện tượng khí hậu cực đoan gây ra, mặt khác khai thác tốt các mặt thuận lợi để PTBV.(Môi Trường 27/10)đầu trang(
Tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu báo cáo diện tích rừng tự nhiên bị phá; làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền, các lực lượng chức năng và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp để xảy ra phá rừng...
Ngày 27/10, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, vừa có văn bản số 7870/UBND-NN yêu cầu các Sở, ban ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Vườn Quốc gia Bạch Mã, các Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ, BQL khu bảo tồn thiên nhiên, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW;
Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 23/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW; Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 23/8/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tăng cường phối hợp với các chủ rừng kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi phá rừng tự nhiên theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, TP. Huế, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp (Tiền Phong, Nam Hòa, Phong Điền), BQL rừng phòng hộ (A Lưới, Bắc Hải Vân,  Hương Thủy, Nam Đông, Sông Bồ, Sông Hương) và BQL khu bảo tồn thiên nhiên (Phong Điền, Sao La) thống kê, báo cáo thực trạng diện tích rừng tự nhiên bị phá thời gian qua (từ năm 2016 đến nay).
Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền, các lực lượng chức năng và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng tự nhiên trong thời gian qua, báo cáo Sở NN&PTNT trước ngày 20/11 và Sở NN&PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11/2017.
Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, báo cáo, đánh giá hiệu quả KT-XH, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên đã triển khai thực hiện trong thời gian qua, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/11/2017. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tạm dừng triển khai các dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng; đồng thời ưu tiên áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng, nhằm đảm bảo duy trì và phát triển rừng tự nhiên hiện có.
Sở NN&PTNT chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với UBND các địa phương, đơn vị nói trên và các chủ rừng trên địa bàn duy trì thường xuyên việc kiểm tra truy quét các khu rừng trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm, bị phá, khai thác lâm sản trái pháp luật; xác định đường dây, đầu nậu để có các biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các Đồn Biên phòng tăng cường công tác bảo vệ rừng khu vực biên giới; tuyên truyền, động viên nhân dân không khai thác lâm sản trái pháp luật, không phá rừng tự nhiên để trồng rừng.(Giao Thông 27/10)đầu trang(
UBND Đắk Song được tỉnh giao hơn 1.718 ha đất, rừng để quản lý nhưng đơn vị này chưa xây dựng phương án bố trí sử dụng dẫn đến mất sạch.
Ngày 28/10, Thanh tra Nhà nước tỉnh Đắk Nông cho biết đã yêu cầu UBND huyện Đắk Song rà soát, xây dựng phương án quản lý, bố trí, sử dụng diện tích đất mà UBND tỉnh thu hồi của các công ty trên địa bàn giao cho địa phương quản lý.
Trước đó, Thanh tra Nhà nước tỉnh Đắk Nông có kết luận những sai phạm trong quản lý đất, rừng tại huyện Đắk Song.
Theo Thanh tra, năm 2015, UBND tỉnh thu hồi diện tích đất, rừng của Công ty Cổ phần chế biến lâm sản xuất khẩu Thăng Long (516,2 ha) và Công ty CP kỹ nghệ gỗ MDF Long Việt (1.202,2 ha) giao về cho UBND huyện Đắk Song quản lý, bố trí sử dụng.
Tuy nhiên, UBND huyện Đắk Song chưa xây dựng phương án bố trí sử dụng diện tích đất theo quy định.
Từ đó, diện tích đất hơn 1.718 ha chưa đưa vào quy hoạch, quản lý sử dụng nên bị người dân lấn chiếm toàn bộ; 201,54 ha rừng còn lại (187,84 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt, 13,7 ha rừng trồng keo) sau thời điểm bàn giao về địa phương đã bị phát mất.
Theo Thanh tra Nhà nước tỉnh Đắk Nông, trách nhiệm để mất đất, rừng thuộc về UBND huyện Đắk Song thời kỳ 2012-2015.
Ngoài ra, các phòng chuyên môn như: Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong tham mưu quản lý đất đất đai; Phòng Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song chịu trách nhiệm trong tham mưu quản lý, bảo vệ rừng cũng chịu trách nhiệm.(Zing News 28/10)đầu trang(
Theo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông, trong thời gian đơn vị quản lý có khoảng 3,471 ha rừng bị phá hoại và thừa nhận việc mất rừng do đơn vị thiếu quản lý, giám sát.
Chiều 25/10, một lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (CHQS) Đắk Nông cho biết đơn vị đã họp kiểm điểm trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức liên quan đến việc để mất rừng trên 175 ha đất diễn tập phòng thủ tại huyện Đắk G'long.
"Sắp tới đơn vị sẽ làm báo cáo giải trình gửi UBND tỉnh về việc mất rừng nêu trên. Việc kiểm điểm cán bộ sẽ được cung cấp khi đơn vị báo cáo UBND tỉnh", vị này nói.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết sau cuộc họp đã giao lại cho Bộ CHQS làm báo cáo giải trình, gửi UBND tỉnh trước ngày 30/10. "Mọi kết luận hay thông tin kiểm điểm phải chờ Bộ CHQS báo cáo UBND tỉnh", vị này nói thêm.
Theo giải trình của Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông, năm 2008 để đảm bảo phục vụ cho việc diễn tập phòng thủ, đơn vị có tờ trình xin khu vực đất trên.
Sau đó, UBND tỉnh có quyết định tạm thu hồi 175 ha đất rừng thuộc địa giới hành chính xã Đắk Ha và Quảng Trực (huyện Đắk G’long) của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa giao cho Bộ CHQS quản lý, phục vụ diễn tập khu vực phòng thủ ngoài thực địa đến hết ngày 30/10/2008.
Trong quyết định nêu rõ sau thời hạn nêu trên khu vực đất vẫn thuộc quyền quản lý, sử dụng của Công ty TNHH MTV Gia Nghĩa.
Sau diễn tập 2008, Bộ CHQS đã tổ chức lực lượng bảo vệ, quản lý, giữ nguyên hiện trạng đất rừng. Đến ngày 23/10/2009, Bộ CHQS có tờ trình xin chủ trương nhận diện tích đất nêu trên để quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh chưa có quyết định chính thức để bàn giao diện tích đất rừng nói trên cho Bộ CHQS tỉnh quản lý, bảo vệ.
Đến ngày 25/10/2011, Bộ CHQS phối hợp với Trung tâm Quy hoạch khảo sát thiết kế Nông - Lâm nghiệp kiểm tra thì xác định mất khoảng 45,671 ha rừng.
Trong đó, có 30 ha sử dụng xây dựng công trình bố trí khu sơ tán phục vụ diễn tập; 10,2 ha đất trồng cây lâu năm và bị phá trước khi bàn giao; khoảng 3,471 ha bị phá trong thời gian Bộ CHQS quản lý.
Đến ngày 6/12/2012, Bộ CHQS bàn giao cho Ban CHQS huyện Đắk G’long, UBND xã Đắk Ha để sử dụng lực lượng dân quân phối hợp với các lực lượng khác và Công ty TNHH MTV Gia Nghĩa quản lý, bảo vệ.
Ngày 4/2/2015, Bộ CHQS có công văn đề nghị UBND tỉnh thu hồi toàn bộ 175 ha đất rừng để giao đơn vị khác quản lý. Sau đó, UBND tỉnh thu hồi 175 ha rừng và giao lại cho đơn vị khác quản lý thực hiện dự án trồng cỏ chăn nuôi bò sữa.
Theo Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông, trước khi bàn giao 175 ha cho đơn vị quản lý đã có hơn 10,2 ha rừng bị phá; thực hiện nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ, xây dựng hầm, hào dẫn đến khoảng 30 ha diện tích rừng bị thiệt hại.
Việc để xảy ra tình trạng mất 175 ha rừng, Bộ CHQS tỉnh có một phần trách nhiệm vì thiếu kiểm tra, bảo vệ, quản lý rừng chặt chẽ, không kịp thời phát hiện diện tích rừng bị phá trong thời gian dài.
Ngoài ra, sau khi kết thúc thời gian diễn tập, đơn vị chưa kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng hoàn chỉnh thủ tục bàn giao diện tích đất nêu trên. Đồng thời, khi tạm giao cho Ban CHQS huyện Đắk G’long và UBND xã Đắk Ha đã thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát.
Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Gia Nghĩa cho biết sau khi hết thời gian tạm giao cho Bộ CHQS, công ty đã kiến nghị đơn vị này trả lại đất nhưng không nhận được câu trả lời.
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, thời gian UBND thu hồi 175 ha đất của đơn vị để tạm giao cho Bộ CHQS thì rừng tại khu vực trên thuộc nhóm 5 và 6.
“Sau này, đơn vị phối hợp với các đơn vị đi kiểm tra thì toàn bộ diện tích rừng tại khu vực trên đã bị mất”, vị này nói thêm.(Zing News 27/10)đầu trang(
Một vụ vận chuyển động vật hoang dã vừa bị lực lượng CSGT Gia Lai bắt giữ.Khoảng 23 giờ ngày 27.10, Tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Gia Lai đang làm nhiệm vụ tại Km 1608 + 300 quốc lộ 14, đoạn qua TP.Pleiku phát hiện xe máy BS 81T - 5059 đang lưu thông hướng H.Chư Sê - TP.Pleiku có dấu hiệu nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
Tại thời điểm kiểm tra, người điểu khiến xe máy là Tăng Anh Tuấn (29 tuổi, trú tại xã Ia Sao, H.Ia Grai, Gia Lai) không xuất trình được giấy phép lái xe. Đồng thời Tổ tuần tra còn phát hiện trên xe có chở 13 con kỳ đà còn sống với tổng trọng lượng 29 kg.
Toàn bộ số kỳ đà này không có giấy tờ vận chuyển hợp pháp.
Tổ tuần tra đã bàn giao toàn bộ tang vật cho lực lượng kiểm lâm và Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP.Pleiku để tiếp tục làm rõ, xử lý theo qui định của pháp luật.(Thanh Niên 28/10)đầu trang(
Gần 200 kg rắn các loại được lực lượng chức năng phát hiện trên xe tại xã Phương Trà (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp)
Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp Chi cục Kiểm lâm và Công an huyện Cao Lãnh bắt quả tang xe tải BKS 54V-8090, chở 200kg rắn không rõ nguồn gốc, tại xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Đặc biệt, trong đó có nhiều loại rắn nằm trong danh mục nhóm động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị định 32/2006 của Chính phủ.(VTV 28/10)đầu trang(
Đội kiểm lâm cơ động tỉnh Bình Thuận cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị đã bắt giữ 8 vụ vận chuyển gỗ trái phép, thu giữ hơn 100 khối gỗ các loại từ nhóm 1 đến nhóm 8.
Theo đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ 8 xe ô tô tải và 1 xe hoán cải với số lượng gỗ vận chuyển trái phép lên đến 111,160 khối gỗ các loại từ nhóm 1 đến nhóm 8, trong đó gỗ tròn gần 30 khối, còn lại là gỗ xẻ. Thu nộp ngân sách hơn 700 triệu đồng từ tiền phạt và tiền bán tang vật.
Một trong những khó khăn hiện nay trong việc xử lý phương tiện, tang vật vi phạm đó là nhiều vụ chủ sở hữu và người vi phạm không đến nhận. Phương tiện vận chuyển thường là các loại xe đã hết niên hạn sử dụng.
Các phương tiện vi phạm chủ yếu quá cảnh qua 2 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận đến Bình Thuận thì bị bắt giữ. Theo lời khai của các đối tượng, nguồn gốc gỗ trái phép được lấy từ các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Khánh Hòa vận chuyển vào TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Ngoài bắt giữ các vụ vận chuyển gỗ trái phép, trong thời gian qua Đội kiểm lâm cơ động cũng đã kiểm tra, xử lý 10 vụ vi phạm quy định về chế biến gỗ; 1 vụ vi phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã.(Môi Trường&Cuộc Sống 28/10)đầu trang(
Chủ bến đò đã tự ý thuê người phá rừng ngập mặn để làm bãi xe. Dù bị UBND xã lập biên bản đình chỉ thi công nhưng đến nay, chủ đò này vẫn tiếp tục làm khiến dư luận địa phương bức xúc.
Những ngày qua, hàng trăm m2 rừng ngập mặn tại xã Tân Trường, huyện Thái Thụy, Thái Bình bị phá bỏ khiến người dân không khỏi bức xúc. Theo tìm hiểu của PV tại địa phương, người phá rừng ngập mặn này là ông Nguyễn Văn Hải, chủ bến đò Gảnh (trú tại thôn Tam Tri, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy).
Theo người dân phản ánh, sự việc xảy ra đã nhiều ngày nay, hàng trăm m2 rừng ngập mặn đã được ông Hải thuê người đào đất be bờ để tự ý hút bùn vào làm mặt bằng phục vụ mục đích riêng của gia đình. Điều đáng nói ở đây là ông Hải tự ý phá rừng ngập mặn này khi chưa được sự đồng ý của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng.
Qua quan sát của PV, diện tích rừng ngập mặn bị phá nằm ngay sát bờ sông Hóa, hàng năm có nguy cơ sạt lở. Những cây bần to đã bị chủ đò này chặt hạ để phục vụ san lấp làm mặt bằng. Việc chặt phá rừng ngập mặn để hút bùn vào san lấp khiến người dân lo ngại về việc sạt lở bờ sông sẽ xảy ra. Thế nhưng, sự việc này vẫn chưa được dừng lại khiến người dân hết sức bức xúc.
Được biết, ngày 17/10 UBND xã Thụy Trường đã tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm nội quy bảo vệ rừng đối với ông Nguyễn Văn Hải. Theo nội dung biên bản có ghi: Ông Nguyễn Văn Hải là chủ bến đò Gảnh vào 7h ngày 17/10 đã tự ý thuê 6 người xuống đào đất và phát cành một số cây bần thuộc phía đông bến đò. Qua kiểm tra, khu vực san lấp có chiều dài khoảng 15m, chiều rộng khoảng 11m. UBND xã đã tiến hành lập biên bản đình chỉ việc làm trên và yêu cầu ông Hải dừng việc thuê người đào đắp và hút cát vào khu vực vi phạm.
Tại biên bản cũng ghi rõ, ông Hải đã chặt 2 cây bần loại cây có 5 năm trở lên loại đường kính 200, tán rộng 12m. Thế nhưng, có một điều lạ ở đây, sau khi lập biên bản xong thì ông Hải vẫn cố tình hút cát vào, bất chấp lệnh cấm từ UBND xã. Điều này khiến người dân địa phương đặt ra câu hỏi, phải chăng UBND xã Thụy Trường không biết hay cố tình làm ngơ cho vi phạm(?!).
Trước sự việc trên, PV đã liên hệ với lãnh đạo UBND xã Thụy Trường để tiếp tục tìm hiểu thông tin. Trao đổi với PV, ông Vũ Tiến Thiện - Chủ tịch UBND xã Thụy Trường cho biết, sau khi nhận được thông tin phía xã đã lập biên bản đình chỉ hoạt động bến đò đối với ông Hải.
“ông Hải hiện nay đang làm chủ đò ngay đó, toàn bộ khu vực bến bãi, ao bên cạnh đang thuộc quản lý của ông ấy. Vừa qua, ông có ra ngoài này xin bơm cát để cải tạo ao vì chỗ đó bị sạt lở. Sau khi phát hiện, UBND xã đã cho người xuống lập biên bản và đình chỉ dừng lại. Chỗ đó là phía bờ sông mà phía bên này đang bị lở”, ông Thiện cho hay.
Theo ông Thiện, trước đây ông Hải có trình bày việc san lấp mặt bằng là để làm bãi đỗ xe, nhưng quan điểm của xã phải đảm bảo hành lang an toàn cho sông. Tuy nhiên, nếu ông Hải mở bãi xe thì phải có dự án, nếu vượt thẩm quyền của xã thì phải do huyện cấp phép.
Ông Thiện cũng thừa nhận chưa đi sâu sát hiện trường và sẽ mời ông Hải lên xử lý để buộc dừng lại.
Còn ông Phạm Hữu Tuyên, cán bộ địa chính xã Thụy Trường cho rằng, ông Hải đã chặt 2 cây bần tán rộng 12m, trên 5 năm.
“UBND xã sẽ yêu cầu ông Hải về xã để xử lý. Xã đã giải thích nhưng ông Hải không hiểu và cứ cho rằng cây đó là do ông ấy trồng nên có quyền chặt. Nếu ông ấy cố tình thì sẽ có biện pháp xử lý”, ông Tuyên cho hay.Theo thông tin mới nhất mà PV nhận được, ông Hải vẫn tiếp tục bơm cát vào khu vực vi phạm.(Công Lý & Xã Hội 27/10)đầu trang(
Hội thảo kỹ thuật REDD+ nhằm đưa ra các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững địa bàn Nghệ An.
Hội thảo được tổ chức vào sáng 27/10 với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Tiến Lâm - Phó giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT. Tham dự có đại diện lãnh đạo các huyện, các đơn vị quản lý rừng.Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên và diện tích rừng khá lớn, trong đó, chủ yếu là rừng đặc dụng bảo tồn đa dạng sinh học và rừng phòng hộ.
Tiềm năng rừng tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp thủy điện, phát triển du lịch … Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, qua đó giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu cấp thiết và quan trọng, nhằm bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng ở Nghệ An...
Vì vậy, mục tiêu trọng tâm được đặt ra tại hội thảo là nâng cao độ che phủ rừng của Nghệ An, giảm tổng lượng phát thải các-bon hàng năm. Cụ thể, chương trình quốc gia REDD+, tỉnh Nghệ An đã đưa ra mục tiêu giảm 15% lượng phát thải nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng trong cả giai đoạn 2016-2020.
Về phạm vi thực hiện, tỉnh tập trung ưu tiên cho 89 xã của 13 huyện gồm: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương và Yên Thành.
Các đại biểu đã thảo luận, đánh giá, phân tích về thực trạng rừng ở Nghệ An, nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, xác định các khu vực trọng điểm để thực hiện giải pháp bảo vệ và phát triển rừng đồng bộ, bền vững.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT khẳng định: Để giảm phát thải khí nhà kính, theo đó, tỉnh Nghệ An sẽ tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng;
Hạn chế mất rừng và suy thoái rừng do khai thác lâm sản và canh tác cây thảo quả dưới tán rừng; bảo tồn và tăng cường trữ lượng các-bon rừng thông qua việc tuyển chọn, nhân giống trội các loại cây lâm nghiệp để trồng trên diện tích đất lâm nghiệp ở địa phương.(Báo Nghệ An 27/10)đầu trang(
Cuộc sống thanh bình và vẻ đẹp ngỡ ngàng của rừng dừa nước trăm tuổi ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Tới đây, bạn như lạc vào miền Tây giữa miền Trung. Thế nhưng, rừng dừa sắp bị mất đi vì nhường chỗ cho dự án nhà máy bột giấy VNT19.
Tháng 5.2017, cộng đồng mạng "dậy sóng" vì thông tin rừng dừa nước Cà Ninh ở xã Bình Phước, huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) sắp bị "khai tử". Đây được xem vốn quý của tỉnh Quảng Ngãi và là "lá phổi xanh" của KKT Dung Quất. Tuy nhiên, nhiều khả năng dự án nhà máy bột giấy VNT19 có thể sử dụng 50 ha/70 ha của rừng dừa này làm hồ chứa nước nên khiến số phận "lá phổi" này trở nên hết sức mong manh!
Từ khi có rừng dừa, cuộc sống của người dân ven biển Bình Sơn thay đổi. Các vùng nhiễm phèn dần được thau rửa để có thể trồng lúa. Cá tôm ngày một sinh sôi tạo thêm thu nhập cho người dân sống trong vùng.(Một Thế Giới 29/10)đầu trang(
Bao thế hệ cư dân ở làng biển Tân Phụng 1 và 2, xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ, Bình Định) coi núi Cấm như một báu vật. Trải qua hàng trăm năm, khu rừng rộng hơn 160 ha xanh rì quanh năm như tấm lá chắn vững chắc án ngữ trước biển lớn bảo vệ dân làng.
Theo lời kể của các bậc cao niên ở làng chài Tân Phụng, khoảng 300 năm về trước vùng đất này hoang sơ, một bên là núi, một bên là biển. Thế nhưng, cuộc sống kinh tế khó khăn, nhiều gia đình ở các tỉnh phía Bắc ồ ạt di cư vào, chọn Tân Phụng là điểm dừng chân để lập nghiệp.
Thuở sơ khai, cuộc sống rất khắc nghiệt, nhà cửa làm tre nứa, lá dừa tạm bợ và kiếm sống qua ngày bằng nghề chài lưới gần bờ.
Ông Trần Thành Liên, Trưởng thôn Tân Phụng 1 (xã Mỹ Thọ), kể lại: “Khi tôi lớn lên nghe ông bà kể lại tổ tiên chúng tôi là người ngoài Bắc di cư vào chọn mảnh đất Tân Phụng làm nghề chài lưới. Nhưng cũng vì thiên tai ở đây quá khắc nghiệt, gió cát, bão biển kinh hoàng. Mỗi lần bão biển đi đi qua cả làng chài xơ xác, bao công sức của người dân gầy dựng cũng bị cuốn sạch. Người dân phải bỏ nhà cửa, cơm đùm cơm nắm vào núi ẩn nấp”.
Cũng theo ông Liên, trong chiến tranh, rừng núi Cấm còn là căn cứ hoạt động cách mạng của quân, dân ta. Trong cuộc chiến chống Mỹ, quân dân ta buộc phải chặt phá núi để rào làng làm công sự chống giặc. Nhờ vậy, người dân vượt qua mọi biến cố nên giờ đây người dân trong làng rất mang ơn núi rừng.
Sau giải phóng, tiếp nối truyền thống cách mạng, người dân ở làng chài Tân Phụng đi bộ hàng chục cây số, gánh từng cây dương về làng để trồng. Chẳng mấy chốc, khu rừng đã được hồi sinh với rừng dương xanh bạt ngàn che chở cho dân làng.
Trải qua bao khốn khó, các thế hệ ngư dân làng chài Tân Phụng tự răn dạy phải giữ, bảo vệ những ngọn núi và cánh rừng quanh làng. Đời trước răn dạy đời sau, cứ thế trở thành “Hương ước”, lời thề chung.
“Cái lớn nhất mà rừng trên núi Cấm đem lại là nó đã chắn cát bay, cản gió, bão tố cho làng, xã. Nếu dân làng ở đây không đồng thuận, lập lời thề giữ rừng thì chẳng ai có thể giữ chân nỗi lòng tham của con người. Chúng tôi tự bảo vệ mình bằng cách giáo huấn, răn dạy con cháu phải tôn trọng và giữ lấy thiên nhiên, cây cối. Vì rừng núi còn thì làng còn, rừng mất thì làng phải chịu cảnh điêu tàn”- ông Liên chia sẻ.
Núi có mũi Vi Rồng (thuộc dãy Gò Dưa) được những người trong làng gọi là núi Cấm và xem như là báu vật. Rừng núi Cấm được coi như báu vật mang lại bình yên cho cuộc sống cho cư dân làng chài nên giữ rừng là sứ mệnh được lưu truyền từ thời mới lập làng.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại, làng chài Tân Phụng đang có cuộc sống phồn vinh với 900 hộ dân, trên 5.000 khẩu. Hiện thôn Tân Phụng được tách ra làm 2 thôn Tân Phụng 1, Tân Phụng 2. Đến nay, mỗi thôn đều cử ra một tổ bảo vệ rừng, kết hợp với lực lượng kiểm lâm tự bảo vệ thêm những khu rừng xung quanh làng.
Theo lý giải của ông Nguyễn Văn Ba, Chi hội trưởng Chi hội Ngư dân thôn Tân Phụng 1 về tên gọi “núi Cấm” xuất phát từ ý nghĩa là để giữ rừng. Muốn giữ được rừng thì phải cấm tất cả các hành vi xâm hại tới rừng. Bất cứ ai xâm hại tới rừng đều bị xử lý công khai. Nhẹ thì xử phạt kiểm điểm, khiển trách và bêu tên trước toàn thể cư dân. Nặng thì lập biên bản rồi mời xã, huyện và ngành chức năng vào cuộc xử lý.
“Hiện nay, thôn Tân Phụng 1 có 3 xóm, Tân Phụng 2 có 2 xóm. Bà con Tân Phụng 1 có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng nằm ở phía Tây của thôn, Tân Phụng 2 quản lý khu rừng nằm phía Đông của thôn. Hàng ngày, các xóm đều cử người tham gia tuần tra, kiểm tra rừng. Khi phát hiện có đối tượng xâm hại lập tức ngăn chặn, báo cáo với trưởng thôn để kịp thời giải quyết”- ông Ba cho biết.
Theo ông Ba, giữ rừng là sứ mệnh được lưu truyền từ thời mới lập làng. Rừng được coi như báu vật mang lại bình yên cho cuộc sống cho cư dân làng chài. Mùa nắng nóng, mỗi tháng bà con được thông báo đi phát tuyến để ngăn ngừa cháy rừng. Công tác giữ rừng hiện nay còn có sự giúp sức của bộ đội biên phòng, lực lượng bảo vệ rừng. Nhiều người chung sức nên người dân rất yên tâm.
Ông Trương Ngọc Hoàng, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) chia sẻ: “Tục lệ bảo vệ rừng có từ thời xa xưa, được đưa vào hương ước của làng, người trong làng ai cũng có ý thức tự giác bảo vệ rừng rất nghiêm ngặt, nhờ vậy mà rừng càng thêm xanh. Bên cạnh đó, hàng năm huyện, xã đều hỗ trợ dụng cụ để người nhân dân bảo vệ rừng”.(Dân Trí 28/10)đầu trang(
Là nơi có rừng phòng hộ, có khu danh thắng Hương Sơn, mỗi năm đón hàng triệu du khách tham quan, bởi vậy, việc giữ môi trường xanh, sạch, đẹp có vai trò quan trọng ở xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức). Đặc biệt, phong trào sống "xanh" đang được nhân dân trên địa bàn hưởng ứng như trồng cây xanh, bảo vệ rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch, đẹp.
Rừng đặc dụng có hệ sinh thái động, thực vật trên núi đá vôi phong phú, đa dạng, tạo cho Hương Sơn cảnh quan thiên nhiên đẹp, đồng thời là kho dự trữ to lớn về bảo tồn nguồn gen các loài quý hiếm. Tuy nhiên, do tác động của con người trong việc khai thác quá mức tài nguyên, chặt phá rừng, buôn bán trái phép động vật hoang dã đã và đang thách thức công tác bảo vệ giá trị vốn có của rừng Hương Sơn.
Theo Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Lưu Thị Thanh Chi, thành phố đã có kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó ưu tiên phục hồi và phát triển đa dạng sinh học tại các hệ sinh thái rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên khu vực Hương Sơn. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với chính quyền xã Hương Sơn và huyện Mỹ Đức tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và nhận thức cộng đồng, thí điểm mô hình sống "xanh" nhằm góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, mới đây, Sở phối hợp với chính quyền địa phương mở lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng mô hình sống "xanh" cho 150 người dân xã Hương Sơn.
Là một trong những người tham gia tập huấn, bà Nguyễn Thị Xuyên (thôn Đục Khê) cho biết: Chúng tôi đã được tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học, hướng dẫn thay đổi thói quen sống, hướng tới lối sống tích cực bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; được giới thiệu và tham gia vào mô hình sống "xanh" tại địa phương.
Ngoài ra, người dân được hỗ trợ chế phẩm vi sinh để ủ phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ, các sản phẩm thừa từ sinh hoạt..., an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn Vương Trọng Đạo, trước năm 1995, người dân xã Hương Sơn thường vào rừng khai hoang đất trồng sắn, cây ăn quả và khai thác củi. Từ khi trở thành rừng đặc dụng, UBND xã và Ban Quản lý rừng vận động người dân trồng cây, gây rừng kết hợp công tác tuyên truyền nên nhận thức của nhân dân về bảo vệ rừng ngày một tốt hơn. Cho đến nay, trên địa bàn Hương Sơn không xảy ra cháy rừng, chặt phá rừng; việc săn bắt động vật hoang dã được nghiêm cấm.
Không chỉ bảo vệ đa dạng sinh học của rừng, xã Hương Sơn còn bảo vệ môi trường các dòng suối, đặc biệt là suối Yến. Trong những năm qua, địa phương đã nghiêm cấm việc đánh bắt cá bằng điện trên suối.
Từ xuân hội 2017, địa phương phối hợp với cơ quan chức năng cấm sử dụng xuồng máy chở khách tham quan nhằm bảo đảm lòng suối luôn trong sạch. Ngoài ra, xã Hương Sơn thành lập các tổ thu gom rác, duy trì phong trào tổng vệ sinh môi trường toàn xã vào ngày 26 hằng tháng. Hằng năm, xã Hương Sơn tổ chức tẩy trùng môi trường tại các khu vực chợ, bến đò bằng vôi bột, hóa chất...
Chi hội trưởng phụ nữ thôn Phú Yên Đoàn Thị Thản cho biết, việc giữ gìn sạch đẹp từ gia đình đến ngõ xóm hiện nay đã trở thành nếp sinh hoạt đẹp trong cộng đồng. Nhờ môi trường tốt và thu nhập ổn định từ làm dịch vụ du lịch kết hợp làm vườn rừng, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chất lượng đời sống người dân ngày càng nâng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Với ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực cùng với mô hình sống "xanh", người dân xã Hương Sơn đang góp phần quan trọng vào bảo tồn thiên nhiên, môi trường vùng rừng Hương Sơn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.(Hà Nội Mới 28/10)đầu trang(
Thời điểm này đang bắt đầu vào mùa hanh khô, dự báo thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, vì thế công tác chủ động phòng chống cháy rừng (PCCR) đang được các cấp chính quyền, ngành chuyên môn tập trung thực hiện. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chuyên môn chủ động các phương án phòng chống, ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn.
Bà Ðường Thị Thu Hường, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: PCCR là nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, huyện, thị xã phối hợp với các cơ quan liên quan và chủ rừng chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Hiện nay toàn tỉnh có hơn 367.000ha đất có rừng, tỉ lệ che phủ rừng là 38,5%; trong đó vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao trên địa bàn tỉnh được xác định có tổng diện tích hơn 178.000ha. Vì vậy, công tác PCCR luôn được đặc biệt chú trọng.
Song song với việc tăng cường lực lượng trực ở các chốt, trạm bảo vệ rừng để có thể phát hiện nhanh nhất các đám cháy xảy ra, các ban quản lý rừng cấp huyện, tổ đội bảo vệ rừng cơ sở còn tập trung kiểm tra chặt chẽ các đối tượng ra vào rừng, đẩy mạnh hướng dẫn, vận động nhân dân phát đường băng cản lửa.
Nhờ chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp PCCR và chấp hành tốt các quy định bảo vệ PCCR, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chỉ xảy ra những điểm cháy nhỏ tại huyện Ðiện Biên, Ðiện Biên Ðông, Mường Chà, Tuần Giáo do người dân đốt dọn thực bì còn thiếu kiểm soát, nhưng đã xử lý kịp thời bằng lực lượng tại chỗ.
Với phương châm phòng ngừa là chính, chữa cháy phải kịp thời và có hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, giảm thiểu các hành vi xâm hại đến rừng và đất rừng.
Hàng năm đến mùa hanh khô, huyện Mường Ảng đã tập trung công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để người dân hiểu ý nghĩa, tác dụng của rừng, những tác hại của việc cháy rừng, mất rừng; củng cố, kiện toàn ban chỉ huy PCCR từ cấp huyện đến cấp xã.
Ðồng thời mở các lớp tập huấn về PCCR và bảo vệ rừng cho lực lượng xung kích các xã, lực lượng dân quân… Phân công rõ trách nhiệm tới từng tổ chức, cá nhân liên quan chuẩn bị các phương án chủ động đối phó và khắc phục nếu cháy rừng xảy ra.
Ông Nguyễn Văn Ðức, Hạt tưởng Hạt kiểm lâm huyện Mường Ảng, cho biết: Huyện có trên 13.300ha đất có rừng, tỉ lệ che phủ rừng khoảng 30%, trong đó có hơn 6.200ha nằm trong khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao tập trung ở 1 số xã như: Mường Ðăng, Ẳng Cang, Ẳng Nưa...
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra 9 vụ cháy, diện tích bị thiệt hại 17,401ha (trạng thái Ia, Ib, Ic). Ðể giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra và PCCR mùa khô 2017 - 2018, huyện đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, phân công lịch trực cụ thể cho các thành viên ban chỉ huy; xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao để tổ chức phương án trực và huy động lực lượng chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ”.
Cụ thể, Hạt đã tham mưu xây dựng phương án PCCR và củng cố, kiện toàn ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng ở 10/10 xã, thị trấn; củng cố, thành lập được 133 tổ, đội PCCR với 1.487 là thành viên; tổ chức tuyên truyền tại 133 bản với 6.090 người tham gia học tập Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Ðồng thời chỉ đạo kiểm lâm địa bàn bám dân, bám rừng, tham mưu cấp ủy, chính quyền cơ sở làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm huyện cũng thường xuyên theo dõi diễn biến cấp dự báo cháy rừng để thông báo kịp thời cho ban chỉ huy các xã, các chủ rừng chủ động PCCR.
Ðối với ban chỉ đạo PCCR các cấp, UBND huyện Mường Ảng chỉ đạo kiểm tra các diện tích rừng có nguy cơ cháy cao nhằm hướng dẫn các chủ rừng về công tác vệ sinh, chăm sóc rừng trồng; đưa vật liệu dễ cháy ra khỏi phạm vi rừng.
Hướng dẫn UBND các xã phối hợp với chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát những người đi lại, sinh hoạt trong rừng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng; cảnh giới cao việc sử dụng lửa trong mùa khô hanh; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư.(Báo Điện Biên Phủ 27/10)đầu trang(
Hạt kiểm lâm huyện Bố Trạch vừa tiếp nhận một cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm được người dân tự nguyện giao nộp.
Ông Phạm Văn Tân- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, cho biết, ngày 26/10 đơn vị này vừa tiếp nhận một cá thể khỉ do anh Trần Văn Kỳ ở thôn Thọ Lộc, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch đã tự nguyện giao nộp cho lực lượng Kiểm lâm địa bàn.
Cá thể khỉ này được xác định là loài khỉ đuôi lợn có trọng lượng 7,5kg, thuộc nhóm IIB, là một trong những loài động vật nguy cấp quý hiếm.
Ngay sau khi tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn Hạt kiểm lâm huyện Bố Trạch đã liên hệ với Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đến làm thủ tục tiếp nhận.
Tính từ đầu năm đến nay, Kiểm lâm huyện Bố Trạch đã tuyên truyền, vận động được 3 hộ dân giao nộp động vật hoang dã, trong đó gà lôi, khỉ mắt đỏ… là trong những loài động vật quý cần được bảo vệ khẩn cấp.(Tài Nguyên & Môi Trường 28/10)đầu trang(
Hạt kiểm lâm một huyện phải kiểm điểm trách nhiệm vì căn nhà gỗ trị giá hơn 700 triệu đồng với nhiều loại gỗ quý không có nguồn gốc được mua bán, vận chuyển công khai. Điều đáng nói, chủ nhân căn nhà gỗ này lại là con trai chủ tịch huyện Minh Hóa.
Công văn của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đề ngày 9.10 gửi Chi cục Kiểm lâm Vùng II có nội dung xác minh làm rõ sự việc Chủ tịch huyện Minh Hóa mua nhà gỗ lậu cho con trai mà dư luận xôn xao.
Cụ thể là ông Đinh Ngọc Sĩ, sinh năm 1987, viên chức tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề huyện Minh Hóa, thường trú tại thôn 4 Thanh Long, xã Quy Hóa, huyện Minh Hóa.
Ông Đinh Ngọc Sĩ là con trai ông Đinh Hữu Niên - Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa. Ông Sĩ và gia đình đang sinh sống trong ngôi nhà gỗ 3 gian được xây dựng bên cạnh nhà ông Đinh Hữu Niên.
Ngôi nhà ông Sĩ là loại nhà gỗ 3 gian, trên lợp ngói, 3 phía xây bao bằng gạch, phía trước bằng ván gỗ. Nhà rộng 12m, sâu 8m, có 17 cột (cột lớn cao 5m, đường kính 36cm, cột nhỏ 3,8m, đường kính 22cm). Phần gỗ làm cột, băng, kèo, đòn tay… chủ yếu là gỗ Chua (nhóm 3).
Ông Đinh Ngọc Sĩ nói rằng ông mua lại từ ông Nguyễn Văn Dân (xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), nhà gỗ đã qua sử dụng nên không có giấy tờ gì liên quan.
Phần gỗ làm cửa, ván, trần, nội thất… hoàn thiện ngôi nhà là gỗ Pơ mu (nhóm 1), Giổi (nhóm 3), De (nhóm 4), ông Sĩ mua lại của Công ty TNHH Tiến Mạnh Cường với khối lượng 12m3.
Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình khẳng định, trong căn nhà của ông Sĩ, phần nhà gỗ (cột, băng, kèo, đòn tay…) là gỗ cũ đã qua sử dụng, không có hồ sơ nguồn gốc theo quy định.
"Qua vụ việc này, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Minh Hóa, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm La Trọng và Kiểm lâm địa bàn xã Dân Hóa kiểm điểm nghiêm túc khi để xảy ra vụ việc mua bán, vận chuyển nhà gỗ không có hồ sơ nguồn gốc ra khỏi địa bàn quản lý" - công văn nêu rõ.(Dân Việt 27/10)đầu trang(
Năm 1996, Lâm trường Buôn Ja Wầm (ở huyện Chư Mga, tỉnh Đắk Lắk) chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp. Ngoài khai thác lâm sản, công ty còn sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại, trồng cà phê, sản xuất phân vi sinh.. Do đó, khi thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc đóng của rừng tự nhiên, công ty không bị lúng túng trong vấn đề giải quyết lao động cũng như tài chính. Mặt khác, rừng trong lâm phần của công ty đã cạn kiệt về trữ lượng gỗ, không còn khả năng khai thác.
Từ chỗ quản lý trên 16.900 ha rừng, sau nhiều lần bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng, nay diện tích đất lâm nghiệp của công ty còn lại một nửa (trong đó chỉ có 5.500ha rừng). Trong số 8.500ha đất do công ty này quản lý, hàng trăm hộ người dân tộc Mông di cư nơi khác đến phá rừng, dựng nhà lập vườn trái phép. Ban đầu chỉ vài chục hộ, do xử lý không triệt để nên hiện tại đã hình thành những khi dân cư trên đất nông nghiệp với tổng số 216 hộ. Hơn 1.000ha rừng đã bị biến thành đất ở và vườn cây.
Ông Trần Thanh Lâm, Tồng giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm cho biết: Tỉnh Đắk Lắk đã thành lập dự án quy hoạch một khu định cư, với trên 350ha đất ở, đất sản xuất đẻ đưa số dân này về dịnh cư. Nhưng chỉ vài chục hộ chuyển vào vùng quy hoạch sinh sống, đa số vẫn bám lấy diện tích đất đã xâm lấn.
Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây nguyên (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) quản lý trên 23.000ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 20.000ha. Công ty đã lập 5 phân trường, 1 trạm bảo tồn đa dạng sinh học. Lực lượng quản lý rừng của công ty là 69 người, được trang bị phương tiện,công cụ hỗ trợ khá đầy đủ. Thế nhưng, rừng vẫn bị xâm hại, đất rừng vẫn bị lấn chiếm. (VOV 27/10)đầu trang(
Năm To cho biết gia đình anh có đến 5 nhân khẩu nhưng tất cả đều phải bỏ xứ lên Bình Dương để làm thuê trong xưởng gỗ để kiếm sống. Tuy nhiên, mỗi khi mùa lũ về thì anh cảm thấy "ngứa nghề" nên phải quay về quê để thức trắng đêm săn rắn đồng.
Công việc tuy vất vả và đôi lúc gặp nguy hiểm đến tính mạng vì không chỉ do rắn độc mà còn do giông tố giữa biển nước mênh mông.Cũng theo lời người đàn ông này, khi nước lũ ngập khắp nơi, rắn phải rời tổ để tìm nơi khác sinh sống.
Tuy nhiên, giữa đồng nước mênh mông thì chúng chỉ còn cách ngâm mình dưới các bụi rậm, gốc cây để chờ đêm xuống thì trườn lên cao tìm mồi. Những lán trại của nông dân cũng là nơi lý tưởng để chúng làm nơi trú ngụ cả ban ngày lẫn ban đêm. Ở những nơi như thế này, loài bò sát chẳng cần đi đâu xa tìm mồi mà chờ lũ chuột tự bò tới nạp mạng.
Khi màn đêm từ từ buông xuống, Năm To cho xuống máy di chuyển về hướng có những rặng tràm, sậy, mai dương rậm rạp ở khu vực Bồ Ca và Bụi Tre (địa danh khác ở huyện Kirivong). Lý do là chỉ có những nơi này mới xuất hiện nhiều loại rắn đi tìm mồi trong đêm. Lúc bấy giờ, Năm To chỉ sử dụng "bửu bối" là chiếc đèn pin được gắn chặt trên trán. Trong khi đó, cây chĩa 6 đã trở thành cây sào chống xuồng để tránh tiếng động mạnh làm bọn rắn hoảng sợ, nhảy xuống nước trốn mất. Bằng ánh mắt của dân nhà nghề, Năm To phát hiện trong bụi rậm phía trước có con rắn hổ ngựa to đùng, làn da vàng óng.
Khi chiếc xuồng vừa chạm bụi cây, Năm To cố tìm phần đầu của con rắn đang nằm cuộn tròn rồi bắt gọn ngay trong tay.
Theo kinh nghiệm của Năm To, những người săn rắn chuyên nghiệp thường chỉ phát hiện ra loài vật này qua ánh mắt phản xạ lại với ánh đèn pin. Theo đó, rắn hổ ngựa và rắn nước có chung đặc điểm là có ánh sáng đục. Riêng rắn hổ ngựa rất dễ phân biệt hơn nhờ màu vàng óng. Trong khi đó, rắn hổ đất có nọc độc nguy hiểm chết người nên có ánh mắt màu đỏ khác với rắn hổ hành hiền lành có màu xanh trong như mắt mèo.
Tiếp tục cuộc hành trình hướng về phía Bụi Tre, Năm To bảo rằng tại đó có gò đất cao nên chắc chắn đêm nay sẽ có rắn hổ hành trườn lên đi tìm ếch, nhái để được "no chén". Gò đất dần hiện ra trong đêm tối lờ mờ, Năm To yêu cầu chúng tôi phải giữ im lặng một cách tuyệt đối để anh ta bắt cho bằng được con rắn to chừng nửa ký.
Nhanh như chớp, Năm To thực hiện cú nhảy từ dưới xuồng máy lên gò đất rồi dùng tay không bắt gọn con rắn trong vòng… một nốt nhạc. "Con rắn cỡ này thì còn nhỏ lắm. Trước đây tôi từng bắt được rất nhiều trăn đồng có con nặng đến 23 ký. Tôi chỉ hơi ngán chút xíu đối với rắn hổ ngựa đang mang thai vì nó rất hung dữ, có cú táp nhanh như chớp nhưng rất may là bản thân nó không có nọc độc"- Năm To nói như khoe và cũng để trấn an những người ngồi cùng xuồng.
Đã 3 giờ sáng nhưng ngoài trời vẫn chưa ngớt cơn mưa. Năm To cho xuồng máy di chuyển theo lối đi quen thuộc vớt vát thêm một ít rắn nước, rắn hổ lãi đang gieo mình trên những nhánh mai dương. Theo ước lượng của Năm To, chuyến đi săn này anh thu về "chiến lợi phẩm" không dưới 5 kg rắn đồng các loại. Nếu phân loại ra thì rắn hổ ngựa có giá từ 120.000-130.000 đồng/kg; rắn nước, hổ lãi thì không dưới 70.000 đồng/kg. Riêng rắn hổ hành đạt trọng lượng 1 kg/con thì sẽ được bạn hàng mua lại với giá rất cao, khoảng 250.000 đồng/kg.
Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng Phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang), cho rằng thông thường dân nghèo chủ yếu tham gia bắt các loại rắn không nằm trong danh mục cấm như rắn nước, bông súng, ri voi, ri cá để kiếm sống qua ngày. Riêng đối với một số loại rắn mà người dân không được săn bắt như rắn hổ đất, hổ mang, hổ chúa vì các loài này không còn nhiều trong tự nhiên.
"Ngay cả le le, vịt trời không nằm trong danh mục cấm nhưng lực lượng chức năng cũng khuyên bà con không nên săn bắt để bảo tồn thiên nhiên. Nếu phát hiện bà con săn bắt, nuôi nhốt trái phép loài rắn nằm trong danh mục cấm săn bắt thì chúng tôi sẽ xử phạt theo quy định"- ông Hùng khẳng định.(Người Lao Động 29/10)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với huyện nghèo trên toàn quốc, Ðam Rông đã tiến hành giao đất trồng rừng sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm nâng cao thu nhập ổn định từ rừng, nâng cao độ che phủ rừng cũng như ý thức quản lý, bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, hiện đang rơi vào  tình trạng nhiều diện tích bà con không được thu hoạch hay thu hoạch xong bỏ trống, tự ý chuyển đổi trồng cà phê, thậm chí sang nhượng trái phép.
Theo kết quả rà soát của Đoàn Giám sát HĐND huyện Đam Rông, tổng diện tích đã thực hiện trồng rừng theo Nghị quyết 30a (chu kỳ 1) trên địa bàn 6 xã Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M’Rông, Rô Men, Liêng Srônh, Đạ R’Sal từ 2009 - 2015 là hơn 2.800 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp trên 2.200 ha. Qua đánh giá có trên 1.300 ha đạt, gần 500 ha không đạt và trên 900 ha đã được khai thác.
Nếu như năm 2016, toàn huyện có trên 90 ha đất rừng 30a bị chuyển đổi sai mục đích, thì hiện nay con số này đã tăng lên trên 189 ha. Trong đó, có hơn 152 ha được 169 hộ là tự ý chuyển đổi trên diện tích đất lâm nghiệp.
Từ số liệu thống kê tại Hạt Kiểm lâm huyện Đam Rông cũng cho thấy: Tại khu vực 3 xã Đầm Ròn, tổng diện tích trồng được trên 1.800 ha giao cho 1.788 hộ. Công tác trồng rừng hàng năm tuy đạt kế hoạch về diện tích nhưng mật độ cây thưa thớt dần qua các năm do tỷ lệ sống không cao.
Qua khảo sát thực tế, diện tích trồng rừng 30a chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con ở đây, bởi nhiều diện tích khai thác xong người dân không thực hiện trồng lại rừng (chu kỳ 2) mà tự ý chuyển đổi cây trồng. Tổng diện tích đã bị chuyển đổi của ba xã trên (cả diện tích không thành rừng và diện tích sau khai thác) là trên 84 ha. Trong đó, Đạ Tông là hơn 32 ha, Đạ M’ Rông trên 5 1ha và Đạ Long 1 ha.
Tương tự, tại 3 xã Đạ R’ Sal, Rô Men và Liêng Srônh, gần 98 ha đã bị chuyển đổi; trong đó Đạ Rsal hơn 63 ha, Rô Men gần 26 ha và Liêng Srônh 9 ha. Ngoài một số diện tích chuyển đổi sai mục đích nêu trên, một số hộ không có nhu cầu trồng rừng chu kỳ 2 và thậm chí nhiều hộ đã tự ý sang nhượng đất trái phép.
Ông Trần Phước Mênh - Bí thư Đảng ủy xã Liêng Srônh cho rằng: “Việc thực hiện trồng rừng 30a không hiệu quả do điều kiện đất đai ở nhiều tiểu khu không phù hợp phát triển cây keo.
Các hộ nhận trồng rừng đều là hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, còn phải lo cơm áo hàng ngay mà chu kỳ trồng rừng kéo dài nên bà con không tâm huyết với việc này. Hơn nữa, nhận thức cũng như kỹ thuật chăm sóc rừng trồng của bà con chưa cao.
Có hộ trồng rừng 2 đến 3 năm không chăm sóc nên hiệu quả thấp. Một số khác không làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng dẫn tới để cháy rừng. Và quan trọng hơn là việc thiết kế, quy hoạch còn nhiều vấn đề dẫn đến khó hình thành được vùng nguyên liệu.
Giá bán keo thấp, không bù được chi phí bỏ ra nên không tránh được việc người dân không còn mặn mà và có tư tưởng không muốn khai thác hoặc khai thác rồi thì không muốn trồng lại thay vào đó là tự ý chuyển đổi hoặc sang nhượng”.
Lãnh đạo Ban QLRPH Sêrêpốk - đơn vị lập hồ sơ thiết kế giao đất trồng rừng 30a  thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện chương trình này trên địa bàn huyện Đam Rông.
Đó là nhiều diện tích đất lâm nghiệp giao cho các hộ dân trồng rừng đã bị chuyển đổi sang trồng cây khác; công tác quản lý rừng trồng sau khai thác chưa chặt chẽ để người dân tự ý trồng các loại cây lương thực, cà phê hoặc bỏ trống không trồng lại rừng dẫn tới việc cây con tái sinh. Hay việc chăm sóc rừng trồng chưa thường xuyên, chưa đạt hiệu quả nên nhiều diện tích sinh trưởng kém, mật độ thưa thớt.
Công tác quản lý, cấp hồ sơ khai thác chưa có sự thống nhất giữa Ban QLBVR, lãnh đạo các xã và kiểm lâm địa bàn nên một số hộ tự ý bán cho thương lái nên bị ép giá.
Nguyên nhân do việc đo đạc, lập hồ sơ thiết kế giao đất trồng rừng 30a trên những diện tích rừng nghèo kiệt, lồ ô, le tép… chưa hợp lý nên nhiều tiểu khu ở khu vực cao, không có đường đi lại nên rất khó khăn trong việc trồng, chăm sóc và khai thác.
Diện tích trồng manh mún, nhỏ lẻ, rải rác, chất lượng rừng thấp không hình thành được vùng nguyên liệu. Những điều đó dẫn đến việc thương lái không mấy mặn mà với việc khai thác diện tích rừng trên. Bởi vậy hiệu quả kinh tế từ trồng rừng mang lại cho bà con chưa cao.
Khi hỏi về việc giải quyết những tình trạng trên, ông Mai Chí Trung - Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk, cho biết: “Căn cứ kết quả giám sát công tác trồng rừng 30a trên địa bàn của Đoàn giám sát HĐND huyện Đam Rông, để chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hộ trồng rừng 30a đã khai thác chưa trồng lại rừng chu kỳ 2, các hộ tự ý chuyển đổi cây trồng sai mục đích cũng như các hộ sang nhượng đất trồng rừng 30a trái phép, Ban QLRPH Sêrêpốk đã tổ chức họp các hộ trồng rừng 30a.
Đối với các hộ trồng lại rừng nhưng mật độ không đảm bảo phát triển thành rừng thì các trạm QLBVR phối hợp với các xã lập biên bản cam kết yêu cầu các hộ trồng dặm hoặc trồng lại đảm bảo đúng mật độ theo hợp đồng đã ký kết ngay trong mùa mưa năm 2017.
Đối với các hộ dân đã khai thác, hiện tại đất trống thì vận động cho các hộ cam kết trồng rừng chu kỳ 2 trong mùa mưa 2017. Hộ nào không thực hiện thì thu hồi diện tích đã giao và giao cho các hộ dân khác có nhu cầu trồng rừng trên địa bàn xã.
Đối với các hộ đã chuyển đổi trồng cây công nghiệp (chủ yếu là cà phê) dưới 3 năm thì kiên quyết giải tỏa để trồng lại rừng; trên 3 năm sẽ yêu cầu các hộ cam kết trồng xen cây lâm nghiệp mật độ tối thiểu từ 1.000 cây/ha trở lên (theo công văn chỉ đạo ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh) và  sau 3 - 4 năm khi cây rừng khép tán yêu cầu các hộ cam kết tự chặt bỏ cây cà phê trên diện tích tự ý chuyển đổi sai mục đích nói trên.
Trường hợp các hộ tự ý sang nhượng đất trái phép, Trạm QLBVR phối hợp với UBND xã  và kiểm lâm địa bàn lập hồ sơ xử lý theo pháp luật. Tổng diện tích dự kiến đưa vào giải tỏa là hơn 20 ha thuộc 31 hộ”.
Khi chương trình trồng rừng 30a không mang lại hiệu quả như mong đợi, người dân không còn mặn mà, Ban QLRPH Sêrêpốk đã có tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh xin chủ trương trồng cây điều trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ trồng rừng theo Nghị quyết 30a.
Ông Nguyễn Trọng Đức - Phó trưởng Ban QLRPH Sêrêpốk cho biết: Tờ trình này được xây dựng ngoài dựa trên tình hình thực tế còn tham khảo từ thực tế Dự án 327 (những năm 1990 - 1993) của huyện Lạc Dương cũ đã trồng hơn 200 ha điều ở 3 xã Đầm Ròn.
Hiện, cây điều sinh trưởng tốt và cho thu hoạch ổn định. Mặt khác, tại địa phương hiện nay cũng đang triển khai một số mô hình trồng cây điều ghép cho kết quả khả quan. Việc trồng cây điều trên đất 30a một mặt đảm bảo độ che phủ của rừng, mặt khác còn đem lại hiệu quả kinh tế”.
Tuy nhiên, tờ trình có được chấp thuận hay không và nếu được cơ quan chức năng thông qua liệu số phận cây điều có giống với hàng ngàn ha keo hay không, là bài toán đòi hỏi cơ quan chức năng phải có lời giải và những bước đi phù hợp.(Báo Lâm Đồng 27/10)đầu trang(
Rừng "ông Niên" là rừng trồng nhưng không khác gì rừng tự nhiên bởi chỉ có các loại cây giống bản địa quý...
“Đây là dãy cây gỗ vàng tâm có độ tuổi trên hai chục năm rồi”, lão nông Đinh Xuân Niên (80 tuổi) ở bản Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình nói. Tay cầm rựa, rẽ lối cây rừng, lão đi trước đưa chúng tôi lên rừng gỗ lim, huê, dó (trầm hương), gõ, cộm… Cả cánh rừng bạt ngàn rộng chừng chục ha đều do tay lão gây dựng trong suốt 30 năm qua…
Con đường dẫn vào bản Hà được đổ bê tông chạt vặn vẹo qua những cung đồi nhỏ rồi... khựng lại vì bị con suối Hà cắt ngang. Lội qua suối, đi thêm một lúc trên con đường đất đá lổn nhổn đầy hố voi, ổ gà mới đến được vùng rừng của ông Niên.
Ngôi nhà gỗ ba gian nằm khiêm nhường dưới tán rừng. Quanh nhà, không hề có dấu vết xói lở của những trận mưa rừng lũ lớn. Ông Niên (người dân trong vùng vẫn quen gọi ông là ông Diện, bà con gọi theo tên con đầu lòng của ông) rót nước nấu lá rừng giải nhiệt mời khách rồi chậm rãi kể: Hồi trai trẻ, ông tham gia bộ đội, từng tham chiến ở chiến trường Quảng Trị.
Sau giải phóng, ông giải ngũ về quê. Ông theo bạn bè vác rìu lên rừng chặt gỗ kéo về bán lấy tiền mua gạo nuôi vợ con. Mấy đứa con lần lượt ra đời và lam lũ lớn lên thì lưng ông ngày càng còng xuống. Mỗi ngày, đi rừng càng xa. Trước chỉ đi non buổi là vào tận rừng có được gỗ quý như lim, gõ, vàng tâm… Giờ phải đi cả ngày trời, rồi đi hai, ba ngày mới có được cây gỗ rừng. Đến lúc, ông chợt nhận ra, gỗ quý đã ngày càng cạn kiệt. Cạn kiệt đến độ không còn nữa và dân đi rừng quay sang khai thác cây gỗ rạp.
“Chặt hết rứa thì mai kia con cháu lấy đâu ra gỗ quý nữa hè”. Trăn trở với cây gỗ làm ông thức trắng mấy đêm. Hôm sau, ông nói vợ đùm cho mo cơm và đi rừng. Nhưng lần này, ông không đi chặt gỗ mà đi kiếm cây con về làm giống.
Băng rừng, cứ phát hiện cây lim nhỏ là ông cẩn thận đánh gốc, lấy lá rừng bó chặt rồi bỏ vào ba lô mang về. Khoảng rừng hoang chỉ có đá, cây dại mọc được ông phát sạch và ươm trồng cây giống vào đó.
Bà Đinh Thị Dung (vợ ông) ngạc nhiên lắm, cứ thắc mắc việc ông làm. “Chẳng khác cho ông múc nước trong giếng ra đổ vô suối chảy trước nhà”, bà ca cẩm. Ông thì không nản chí. “Mai kia, mấy đứa con lớn lên, lấy vợ, lấy chồng thì bà mới nhớ lại việc tui làm. Đừng lo, trồng rừng thì rừng trả công thôi”, ông động viên bà.
Cứ vài ngày, thấy ông vác cuốc, rựa lên vùng đồi sau nhà phát hoang, đào hố là bà cũng lên để phụ ông một tay. Khi phát được chừng trăm hố trồng là ông lại dừng việc đó và đi vào rừng sâu kiếm cây giống về trồng. “Có chuyến, ông đi biệt hơn ba ngày mới về và cũng chỉ kiếm được hơn chục cây giống”, bà Dung kể lại.
Khu rừng của ông Niên hiện có hơn 5.000 cây dó trầm, 2.000 cây lim, 500 cây sưa, 500 cây vàng tâm cùng nhiều cây gỗ bản địa quý hiếm khác. Riêng gỗ lim, hiện ông Niên là người duy nhất ở Quảng Bình sở hữu một rừng lim lớn đến vậy. Những cây lim được ông lượm lặt từ rừng về trồng, chăm chút hàng chục năm nay bây giờ đã cao hàng chục mét. Trị giá mỗi cây bây giờ cũng lên đến vài chục hoặc cả trăm triệu đồng.
Những cây dó, vàng tâm, gõ… đưa về yếu ớt, trồng lên vùng đồi hoang cũng oặt èo dưới nắng gió. Ông lại cần mẫn, chăm chút. Sau mỗi cơn mưa rừng lớn, ông lại vắc rựa lên kiểm tra, cắm cọc, buộc lại rừng cây bị gió làm nghiêng, bị mưa cói bật rễ. Khi những lứa cây trồng đầu tiên đã bén rễ, cứng thân thì ông lại lên rừng tìm lứa cây mới về trồng.
10 năm sau, trả lại công sức cho ông Niên là cả một vùng đồi hoang đã thành rừng. Rừng "ông Niên" là rừng trồng nhưng không khác gì rừng tự nhiên bởi chỉ có các loại cây giống bản địa quý. Cây khép tán, cũng là lúc quần thể cây rừng tự nhiên hồi sinh. Lúc này, ông đã có trong tay gần chục ha rừng…
“Vô rừng hè”, ông Niên uống hết chén nước rồi nhắc. Nói rồi, ông vác rựa hăng hái đi trước. Ngược triền núi một lúc là lọt hẳn vào khu rừng rậm rạp. Đi một lúc, ông lại chỉ tay: “Bên cụm có 4 cây thẳng hàng là cây dẻ. Vạt rừng phía sau là cây lim. Còn đi ngoặt sang bên trái là rừng vàng tâm”.
Mấy anh em chúng tôi cứ có cảm giác ngờ ngợ như đi vào một vùng rừng nguyên sinh với hàng trăm loại cây rừng thẳng tắp cao hàng chục mét, xanh ngút tầm mắt. Thi thoảng, chúng tôi bắt gặp một vài cây rừng dài hàng chục mét bị đổ vạt xuống. “Hôm bão số 10 lớn chưa từng thấy tràn vô. Gió quất vào dãy núi đá quật trở lại làm cho mấy cây rừng bị ngã gãy đó. Nhưng cũng ít thôi”, ông Niên giải thích.
Phát cây dại, ông đưa chúng tôi đến bên gốc cây lim lớn. Cây này là một trong nhóm những cây đầu tiên ông đưa về, nay có được hơn 30 tuổi. Cây cao hàng chục thước, gốc lớn bằng vòng tay ôm của người lớn. Ông cười rạng rỡ: “Giờ vô rừng già cũng khó tìm thấy được cây lim như vầy”.
Đi qua một vạt rừng dó, ông dừng lại đến bên một cây lớn, thân cây bị đục lỗ chỗ. Ông chỉ tay: “Đó là đục để tạo trầm cho cây. Khi lái trầm vô, họ đánh giá cây và trả tiền mua luôn cây đó. Cách đây khoảng 5 năm, tui bán lô cây dó đầu tiên thu được hơn 600 triệu đồng. Tiền đó, chia cho các con để phụ cho mấy đứa làm nhà”.
Mấy năm gần đây, gia đình ông cũng sống khỏe từ việc thu sản phẩm phụ của khu rừng và những loài cây ăn quả như bưởi, cam, mít chuối… “Chăm rừng thì rừng cho. Gần đây nấm lim xanh được giá, mỗi ký có khi lên đến hơn 2 triệu đồng. Nghe họ nói nấm đó chế thuốc phòng chữa ung thư nên tui bán cũng được lắm”, ông Niên khoe thêm.
Hơn 2 giờ đồng hồ vòng vèo leo dốc, đổ suối trong rừng, chúng tôi đã mướt mát mồ hôi, chân tay mỏi nhừ vì leo trèo. Ông Niên đi trước, chốc chốc ngoái lại: “Cố lên, gần về đến nhà rồi”. Đứng đợi chúng tôi ở bìa rừng, ông cười: “Tui nhờ đi rừng thường xuyên nên đã 80 tuổi mà vẫn chưa thấy mệt mỏi. Thôi về nhà uống bát nước lá rừng là hết mệt ngay thôi mà...”.(Báo Nông Thôn Hà Tĩnh 30/10)đầu trang(
Đã hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, được bàn giao tạm thời nhưng đã nhiều năm trôi qua, đến nay người dân ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn không có quyền sử dụng đất.
Nộp tiền đầy đủ, nhưng nhiều năm vẫn chưa nhận đất.Năm 2014, UBND xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thực hiện phương án giao đất gắn với rừng cho hộ dân có nhu cầu cần bắt thăm nhận đất.
Anh Phạm Văn Thịnh (SN 1968), trú tại thôn 5, xã Sơn Hồng cho biết: Ngày 31/5/2014, UBND xã Sơn Hồng thông báo về việc giao đất gắn với rừng cho hộ dân có nhu cầu cần và nhận để canh tác, sản xuất. Riêng thôn 5, có 72 hộ gia đình được giao đất, giao rừng, trong đó có anh Thịnh.
Sau khi bốc thăm giao đất, mọi thủ tục pháp lý ban đầu đã được hoàn tất. Anh Thịnh cũng như tất cả hộ dân đã nộp toàn bộ lệ phí giao đất rừng. Ngày 4/6/2015, chính quyền địa phương tiến hành giao đất lâm nghiệp trên thực địa tạm thời.
Theo đó gia đình anh Thịnh được chính quyền địa phương giao đất giao rừng tại thửa đất số 3, tờ bản đồ 117 (Bản đồ địa chính phục vụ giao đất, giao rừng xã Sơn Hồng) với tổng diện tích 60484.6m2 (trên 6ha - PV) với thời gian sử dụng 50 năm.
Quá trình thu hồi, giao đất trước sự chứng kiến của nhiều người dân không gặp phải một sự ngăn cản, tranh chấp nào.
Sau một thời gian khắc khoải chờ đợi, người dân vui mừng khi chính quyền thông báo các hộ dân đã được giao đất lâm nghiệp trên thực địa tạm thời đến UBND xã Sơn Hồng nhận Giấy chứng nhận QSDĐ.
Tuy nhiên, trong khi tất cả hộ dân đều được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, riêng hộ anh Phạm Văn Thịnh thì không. Khi gia đình hỏi, chính quyền trả lời là đất đang tranh chấp với hộ anh Cao Huy Chương ở cùng xã nên chưa được cấp.
Chị Trần Thị Tâm (vợ anh Thịnh) cho hay: “Nếu đất đang tranh chấp thì vì sao lại bảo chúng tôi đi bốc thăm, nộp thuế, giao đất thực địa? Sự việc kéo dài mà không cơ quan nào giải quyết để chúng tôi có điều kiện canh tác, sản xuất”.
“Ông Cao Huy Chương không bàn giao đất cho gia đình tôi mà còn tiếp tục trồng cây, thu hoạch trên thửa đất gia đình tôi đã được bàn giao. Sự việc đã được báo cáo cho UBND xã, đồng thời có nhiều tờ trình gửi đến các cấp để nghị sớm giao giấy chứng nhận QSDĐ. Đến nay, sau hơn 2 năm được giao thực địa tạm thời nhưng chúng tôi vẫn “trắng tay” cả đất thực địa và cả Giấy chứng nhận QSDĐ”, chị Tâm cho biết thêm.
Liên quan đến sự việc trên, ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Sơn Hồng thừa nhận: “Đúng là có việc gia đình anh Thịnh đã được làm hồ sơ và thu tiền làm giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp, giao đất thực địa nhưng chưa được cấp bìa. Sự việc đáng lẽ xong rồi nhưng vì khi đất bàn giao cho các hộ dân chưa được “làm sạch” tài sản trên đất. Trước đó, ông Cao Huy Chương đã trồng 1,2ha keo trên đất gia đình anh Thịnh bốc thăm trúng nên chưa thể cấp bìa cho gia đình anh Thịnh. Chúng tôi nhận đó là sai của xã”.
Cũng theo ông Nam, xã đã báo cáo sự việc lên huyện và cũng đã nhiều lần mời 2 hộ lên làm việc để thống nhất cách phương án cấp bìa cho 2 hộ. Nhưng đến nay chưa tìm được điểm chung. Còn về việc anh Cao Huy Chương có chặt keo cũ, trồng mới keo trên đất nhà ông Thịnh chính quyền địa phương đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính nhưng ông Chương chưa chấp hành. Nếu ông Chương không chấp hành xã sẽ lập phương án cưỡng chế.
“Sự việc kéo dài dẫn đến hộ ông Thịnh chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là lỗi của chính quyền địa phương. Chúng tôi cũng muốn xử lý cho xong nhưng sự việc đã ngoài tầm của xã”, ông Nam nói.
Để làm rõ vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Bình Thân, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn.
Ông Thân cho biết: “Hiện nay, huyện đang tập trung xử lý theo chủ trương giao đất giao rừng đã được UBND tỉnh  Hà Tĩnh phê duyệt. Anh Chương đã trồng 1,2ha keo trên đất đã bàn giao cho gia đình anh Thịnh. Phương án của huyện là giao cho xã giám sát để cho anh Chương thu hoạch 1,2ha keo đó. Sau khi anh Chương thu hoạch keo xong chúng tôi sẽ thu hồi giao đúng diện tích đất cho gia đình anh Thịnh sản xuất. Trước mắt gia đình anh Thịnh được phép sản xuất, canh tác trên diện tích đất còn lại”.
Vụ việc kéo dài gần 3 năm nhưng dân vẫn chưa nhận được đất sản xuất đã khiến dư luận bức xúc. Không những thế, tới thời điểm hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay tìm các phương án giải quyết.(An Ninh Tiền Tệ & Truyền Thông 27/10)đầu trang(
Trong tuần đầu tiên của kỳ họp thứ tư, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi). Nội dung đáng quan tâm, theo các đại biểu Quốc hội là cần phải có tổ chức kiểm lâm đủ mạnh, thống nhất trên toàn quốc để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Sau hơn một năm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định đóng cửa rừng, nhưng rừng vẫn tiếp tục “chảy máu”, đặc biệt là ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Lâm tặc chặt phá rừng để lấy gỗ, người dân đốt phá rừng để lấy đất trồng trọt… khiến diện tích rừng ngày càng thu hẹp, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái cũng như đời sống.
Tại khu vực Tây Nguyên, thời gian gần đây, lâm tặc hoạt động có tổ chức và sẵn sàng chống trả, gây sức ép cho lực lượng bảo vệ rừng khi bị phát hiện.
Điển hình là vụ xô xát nghiêm trọng giữa lực lượng kiểm lâm và lâm tặc tại tiểu khu 687B (thuộc Ban Quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) tháng 6-2016. Sau khi tổ tuần tra phát hiện, vây bắt được một đối tượng thì bị một nhóm gần 10 người mang theo hung khí và can xăng bao vây, tạo áp lực, yêu cầu thả người.
Cho rằng còn có lỗ hổng trong công tác quản lý, đại biểu Quốc hội Ngô Tuấn Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh) phản ánh, có nhiều người giàu lên bất thường từ khai thác rừng nghèo và trồng rừng mới. Kể cả khi Thủ tướng Chính phủ có lệnh “đóng cửa” rừng, tình trạng chặt phá rừng vẫn tràn lan, gây bức xúc.
Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chuyển đổi mục đích sử dụng và sang nhượng trái phép rừng nhằm trục lợi… Một số địa phương xin chuyển đổi đất rừng tự nhiên dưới danh nghĩa rừng nghèo, rừng tái sinh sang thực hiện các dự án.
Nêu ý kiến về việc phá rừng diễn ra nhiều nơi là do tổ chức và cá nhân thiếu trách nhiệm, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn Quảng Bình) dẫn chứng, qua kiểm tra 20 dự án đầu tư tại tỉnh Phú Yên, Thanh tra Chính phủ phát hiện có tới 19 dự án với 1.107ha được lựa chọn để chấp thuận, cho chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư đang thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp. Trong 20 dự án này, tỉnh Phú Yên đã có quyết định giao đất, cho thuê đất 16 dự án...
Ngoài ra, UBND tỉnh Phú Yên còn vi phạm hàng loạt quy định của pháp luật về quản lý đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng khi ban hành “cơ chế đặc thù” cho phép vừa triển khai thực hiện, vừa hoàn thành các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường… Vì vậy, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề nghị, luật phải quy định chặt chẽ điều này, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phải xin ý kiến nhân dân và các nhà khoa học.
Khẳng định phải siết chặt quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, đại biểu Đặng Minh Châu (Đoàn Hà Nội) cho rằng, chúng ta đang đối mặt với biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, nước biển dâng… đều có nguyên nhân từ việc phá rừng. Rừng không chỉ là tài nguyên mà còn tạo cảnh quan cho địa phương, vì thế cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Nêu ý kiến về công tác quản lý, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Đoàn Lâm Đồng) cho rằng, lực lượng kiểm lâm vừa trực tiếp bảo vệ rừng, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước để bảo vệ rừng, trong đó có thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ rừng. Việc quy định như vậy, không khác gì giao cho kiểm lâm chức năng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Cơ chế này hiện bộc lộ nhiều bất cập, vì trên thực tế có những trường hợp cán bộ kiểm lâm thoái hóa, biến chất, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng. Nếu lực lượng kiểm lâm cùng lúc làm hai chức năng, sẽ không có cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu. Do vậy, đại biểu đề nghị cần xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát khoa học, tránh lạm dụng quyền lực, không giao chức năng quản lý trực tiếp và thanh tra, kiểm tra cho một đơn vị.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Nguyễn Sơn (Đoàn Hà Tĩnh) cho rằng, dự thảo luật chưa phân định rõ về quản lý nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm. Theo các quy định trong hệ thống pháp luật thì kiểm lâm là lực lượng chuyên trách nòng cốt để bảo vệ rừng.
Lực lượng kiểm lâm cũng có quyền kiểm tra thi hành pháp luật bảo vệ rừng, xử lý vi phạm hành chính, khởi tố điều tra vụ án hình sự, tạm giữ phương tiện, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ… Do vậy, để khẳng định vai trò, trách nhiệm bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm, dự thảo luật sửa đổi cần dành chương riêng hoặc một mục quy định về vấn đề này.
Trước tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ngày càng phức tạp, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần thiết phải có tổ chức kiểm lâm đủ mạnh, thống nhất trên toàn quốc để thực thi hiệu quả công tác quản lý.
Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, tổ chức này cần được tiếp tục quy định trong luật để làm căn cứ cho Chính phủ triển khai, tổ chức thực hiện. Tiếp thu đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật quy định mang tính nguyên tắc về chức năng, nhiệm vụ của kiểm lâm, tổ chức kiểm lâm, đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong từng thời kỳ.(Hà Nội Mới 30/10)đầu trang(
Từ đôi bàn tay trắng nhưng nhờ cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất mà giờ đây anh Võ Văn Che, ở ấp 10, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) đã vươn lên thành tỷ phú trên đất rừng U Minh hạ.
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở khóm 1, thị trấn U Minh, huyện U Minh, hơn 10 tuổi đã phải theo cha mẹ lo việc mưu sinh nên chuyện khổ được anh Võ Văn Che trải nghiệm từ rất sớm. Đây cũng chính là yếu tố giúp anh thành công sau này.
Năm 1994 sau khi lập gia đình vì cuộc sống khó khăn nên anh Che quyết định hợp đồng với Lâm Ngư Trường U Minh II hơn 30 mét đất bờ xáng, nay là ấp 10, xã Khánh Thuận để làm nơi kiếm kế sinh nhai.
Anh Che tâm sự: “Hồi đó về đây cuộc sống khó khăn dữ lắm, hàng ngày tôi đi giăng lưới, cắm câu, có lúc tiếp xúc nhiều với nước nổi mẩn đầy người mà vẫn không dám nghỉ, bởi nghĩ một ngày coi như bị thiếu ăn. Rồi khi ba đứa con lần lượt chào đời, khó khăn, lại khó khăn hơn nên tôi phải đi đào đất, cắt lúa mướn, bất kể nơi nào, nghề gì làm ra tiền hợp pháp là tôi tham gia hết. Hồi đó, vô đây nhiều lắm nhưng số người bám trụ lại thì chỉ đếm trên đầu ngón tay”.
Cũng chính nhờ sự cần cù, chịu khó và có nhiều đóng góp cho Lâm Ngư Trường U Minh II trong việc bảo vệ rừng nên anh Che được xét cấp 6 ha đất rừng và 2 ha đất ruộng để sản xuất. Ngày nhận được đất vợ chồng anh mừng không cầm nổi nước mắt, mặc dù biết đất rừng thời bấy giờ canh tác rất khó khăn. Anh Che đã bắt tay vào cải tạo đất trồng rừng, làm lúa nhưng do vùng đất bị nhiễm phèn nặng nên nhiều năm liền diện tích đất nông nghiệp của gia đình anh đều không đạt hiệu quả.
Không nản lòng anh Che tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ sách vở và những anh em đi trước nên sau đó việc canh tác nông nghiệp của gia đình anh có phần khá hơn. Khi có được ít vốn, anh Che đầu tư cho vợ nuôi heo và hiện nay là buôn bán nhỏ để kiếm thêm thu nhập. Còn anh thì hàng ngày vẫn cặm cụi với mảnh rừng, thửa ruộng của mình.
Những năm qua, nhờ đầu tư trồng rừng thâm canh nên diện tích rừng của anh cho hiệu quả kinh tế cao. Đợt khai thác cách đây gần hai năm anh Che đã thu về lợi nhuận hơn 580 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn tận dụng đất bờ bao lâm phần để trồng chuối xiêm, dưới mương nuôi cá đồng. Từ mô hình này mỗi năm mang về cho gia đình anh hơn 100 triệu đồng.
Riêng 2 ha đất nông nghiệp anh đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khi được phép chuyển dịch làm một vụ lúa, một vụ tôm, nay anh lại mạnh dạn kết hợp nuôi thêm cua, cá để tăng thêm thu nhập trên cùng một diện tích. Thêm vào đó, trên bờ bao vuông tôm anh còn trồng hơn 250 gốc ổi xá lị. Từ mô hình kinh tế tổng hợp này đã mang về cho anh hơn 150 triệu đồng/năm.
Nhờ biết tích góp và chi tiêu hợp lý nên đến nay anh Che không chỉ xây được ngôi nhà tường khang trang trị giá hơn 500 trăm triệu đồng mà còn mua thêm được 6 ha rừng và 2 ha đất nông nghiệp, nâng tổng số diện tích đất của gia đình lên 16 ha. Hiện tại, 12 ha rừng đã được anh Che trồng tràm, đã hơn 1 năm rưỡi tuổi theo hình thức thâm canh, hứa hẹn sẽ cho thu nhập hàng tỷ đồng  trong vài năm tới.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Che cũng mạnh dạn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất với bà con làng xóm láng giềng. Mỗi năm vợ chồng anh hỗ trợ từ 1 – 1,5 tấn gạo cho bà con nghèo ở địa phương, đồng thời thăm và tặng quà bằng tiền mặt cho nhiều gia đình nghèo, neo đơn tại...(Nông Nghiệp Việt Nam 30/10)đầu trang(
Chiều 28/10, tại Hội trường Thống nhất (Dinh Độc Lập, TP HCM) diễn ra Chung kết Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp 2017” do Trung tâm  nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp ( BSA) cùng các đơn vị phối hợp tổ chức nhằm hỗ trợ những thanh niên có ý tưởng, dự án kinh doanh khởi nghiệp phù hợp trong các lĩnh vực: Nông nghiệp nông thôn, có ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thực hiện sản phẩm.
Đây là cuộc thi dành cho những người đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt giới tính, trình độ và nghề nghiệp. Người tham gia phải có ý tưởng, dự án khởi nghiệp nông nghiệp mới, độc đáo, sáng tạo, có tính thực tế và có áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp…
Khác với 2 lần thi trước, 30 dự án lọt vào chung kết cuộc thi lần này được rải đều từ các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó, có 7 dự án do thanh niên các dân tộc thiểu số như Chăm, Khmer, K’Ho, H’Mong, Tày và Dao thực hiện.
Những dự án này đều được đánh giá cao và đã được triển khai hiệu quả, mang tính độc đáo, có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh đến cộng đồng như Dự án “Chuỗi giá trị dược liệu, nông sản tại Quản Bạ” ở Hà Giang; dự án “H’Mong Home”, tỉnh Sơn La; dự án “Vườn sinh thái Ngọc Trà” của tỉnh Thái Nguyên; tiêu Ngũ Sắc, tiêu rừng ở Kon Tum.
Cùng với đó là dự án bảo tồn giống gà rừng Phú Quốc, khai thác hải sản gắn liền với bảo vệ rừng ngập mặn ở Cà Mau hay các dự án áp dụng công nghệ như dự án “Sản xuất than không khói”, dự án “Màng bảo quản nông sản Bio Chitosan” ở TP HCM, dự án Sản xuất chế phẩm vi sinh từ bột bã mía phục vụ nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre…
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao- Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, qua cuộc thi này, những dự án về nông nghiệp đã bước qua một khúc quanh mới, đưa được sức mạnh của công nghệ, sức mạnh của liên kết, sức trẻ vào trong các đề tài để phát triển theo hướng mới mang tính hội nhập cao.
Tại chung kết cuộc thi, Ban tổ chức đã trao thưởng 50 triệu đồng cho dự án đoạt giải nhất và 20 triệu đồng cho 2 giải nhì, 15 triệu đồng cho 2 giải ba và 4 giải khuyến khích 10 triệu đồng. Đặc biệt, ngôi quán quân và 2 giải nhì sẽ nhận được chuyến tập huấn, tham quan mô hình mỗi làng 1 sản phẩm ở Thái Lan.(VOV 29/10)đầu trang(
Khi sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, cần xem xét thấu đáo việc công nhận cộng đồng dân cư ở làng bản là chủ thật sự của các khu “rừng của làng bản”. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước, nguyện vọng của cộng đồng dân cư.
Đồng bào các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số định cư ở vùng rừng núi đều có các khu rừng quản lý chung của cộng đồng dân cư. Các khu rừng này có từ khi thành lập làng bản (hay thôn, buôn,...) cho nên người dân thường gọi là “rừng của làng bản”.
Theo các nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn về “rừng của làng bản”, Trung tâm Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông - Nam Á - Việt Nam (CIRUM) khẳng định: Rừng và hình thức quản lý rừng theo cộng đồng có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào các dân tộc và chiến lược bảo vệ, phát triển của quốc gia.
Các khu “rừng của làng bản” là: Khu rừng văn hóa tín ngưỡng, tâm linh; khu rừng bảo vệ nguồn nước, môi trường sống; khu rừng sử dụng lâm sản chung của làng bản. Điều này thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tâm linh của các dân tộc. Từng địa phương có tên gọi các loại rừng khác nhau, như khu rừng tín ngưỡng, tâm linh dân tộc Mông gọi là “rừng Nào lồng, rừng Thứ tỷ”; dân tộc Nùng gọi là “rừng Đổng hầu, Đổng chứ”; dân tộc Dao đỏ gọi là “rừng Chía”; dân tộc Thái gọi là “Đông căm, Pá heo”; người Ka Dong gọi là “rừng Neng ngọc”; dân tộc Bru - Vân Kiều gọi là “rừng La pay”...
Từ xưa đến nay, đồng bào dân tộc nói “rừng là Cha, đất là Mẹ” và “khi sống đất là của ta, rừng nuôi sống; khi chết ta là của đất, rừng chôn cất”. Họ quan niệm rằng, ở các khu đất rừng của làng bản là đất linh thiêng, đều có các thần linh cai quản và bảo vệ, che chở cho dân làng.
Cũng là nơi hằng năm, các thế hệ của dân tộc tổ chức lễ cúng đất rừng, thần linh để cầu phúc lộc, tạ ơn; làm lễ ăn thề theo luật tục và quy ước của làng bản... Ở đâu mất loại đất rừng thiêng này, đồng bào dân tộc cảm thấy bị hẫng hụt tinh thần.
Từ nhiều đời nay, làng bản (nơi cộng đồng dân cư sinh sống) là chủ thật sự của các khu “rừng của làng bản”, có vai trò rất đặc biệt để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng gắn liền với phong tục tập quán, văn hóa tín ngưỡng, bảo vệ môi trường sinh thái,...
Những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, những việc làm này của các làng bản của vùng dân tộc thiểu số đã được các chế độ xã hội tôn trọng, thừa nhận. Các làng bản của các dân tộc thiểu số là xã hội có tổ chức với thiết chế tổ chức quản lý xã hội và quản lý tài nguyên theo hình thức tự quản, đứng đầu là già làng hoặc trưởng làng do cộng đồng bầu hoặc thừa kế, được cả cộng đồng tôn trọng và tín nhiệm.
Làng bản có phương thức quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả theo văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, theo quy ước hay hương ước bất thành văn, còn gọi là luật tục. “Rừng của làng bản” có vai trò và tác dụng như vậy. Nhưng đến nay, việc giao rừng cho cộng đồng dân cư và dùng luật tục dân tộc để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng ở các cấp, các ngành vẫn chưa nhất quán, với nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau, chưa thuận lòng dân.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015, trong 13 triệu ha rừng, số rừng đã giao cho gia đình chiếm 26%, cộng đồng dân cư khoảng 2%. Tỷ lệ này là quá thấp. Ở không ít nơi, người dân bức xúc vì thiếu đất sản xuất, thậm chí thiếu đất rừng để thực hành văn hóa tín ngưỡng, sinh kế gắn với rừng.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất giữa đồng bào dân tộc với các công ty, ban quản lý rừng, mà nếu không giải quyết tốt có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Lâu nay, chúng ta bàn nhiều và triển khai nhiều chương trình về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát huy thế mạnh rừng với số tiền đầu tư không nhỏ.
Một số nơi đã đạt kết quả đáng mừng. Nhưng nhìn chung, rừng vẫn bị tàn phá nghiêm trọng. Vấn đề quan trọng trong xây dựng pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện là cần phát huy được bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng.
Phải coi trọng giao rừng cho cộng đồng dân cư, gắn kết có hiệu quả giữa luật pháp và luật tục… Đồng bào các dân tộc mong muốn Đảng và Nhà nước sớm điều chỉnh, phân bổ lại rừng, đất rừng có lý và có tình, phù hợp phong tục tập quán; cần được ưu tiên giao đất rừng và làm nghề rừng, để sống được bằng nghề rừng.(Nhân Dân 29/10)đầu trang(
Ngày 27/10, Liên minh đất rừng tổ chức hội thảo “Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi”.
Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi sẽ được Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Nhằm tiếp tục góp ý kiến, ngày 27/10, Liên minh đất rừng (FORLAND) tổ chức hội thảo “Đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi”.
Trước tình trạng mất rừng như vừa qua, theo ông Ngô Văn Hồng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa phát triển, Liên minh đất rừng (FORLAND) cho rằng, về giao đất, giao rừng cần sự tham gia quyết liệt của người dân địa phương và trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý nhà nước trong chuyển đổi rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Cần làm rõ trách nhiệm của chủ rừng nếu bị mất rừng, trách nhiệm của kiểm lâm khi bị mất rừng. Nếu không quy định rõ thì rừng sẽ tiếp tục bị mất và không biết quy trách nhiệm cho ai.
Cùng với đó là có chính sách khuyến khích người dân trong bảo vệ rừng, hệ sinh thái rừng. Thực tiễn đã có nhiều người dân tự bỏ tiền ra bảo vệ rừng tự nhiên nhưng không được hưởng chính sách này. Cần có chính sách động viên, khuyến khích họ. như vậy đối với những người tự bỏ tiền, công sức ra đầu tư từ rừng nghèo cần có quyền hưởng lợi sự phục hồi đó.
Ông Ngô Văn Hồng cho rằng, cần làm rõ hơn trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm, trách nhiệm của kiểm lâm khi bị mất rừng. Bên cạnh đó, nên tách bạch trách nhiệm của kiểm lâm là theo dõi giám sát, chấp hành với quản lý bảo vệ rừng.
Hiện nay, chủ rừng, người dân cũng tham gia bảo vệ rừng. Kiểm lâm đóng vai trò như cảnh sát rừng để theo dõi việc thực hiện luật, theo dõi các chủ rừng quản lý bảo vệ rừng như thế nào. Tránh việc giao kiểm lâm vừa theo dõi thực thi luật, đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Như vậy “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Theo GS Đặng Hùng Võ, trong 3 yếu tố của quản trị tốt là công khai minh, minh bạch; sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình thì Điều 3 của dự thảo luật về nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp thiếu trách nhiệm giải trình.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại khoảng trống về sở hữu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng trồng. Điều này sẽ bó hẹp việc xã hội hóa rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sau này.
Về quy định thu hồi rừng, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, nên quy định thêm theo tinh thần Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Ngoài ra, theo GS Đặng Hùng Võ, trong Chương 8 (quyền và nghĩa vụ của chủ rừng) cần có quy định về quyền hưởng lợi của các đối tượng có liên quan như người nhận giao khoán, người liên kết (đồng quản lý), cộng đồng dân cư gắn với rừng nhưng không phải là chủ rừng.
Trong Điều 19 của dự thảo luật có quy định “Chủ rừng được Nhà nước giao, cho thuê rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư không được cho tổ chức, cá nhân khác thuê những diện tích rừng đó”.
Với quy định này, ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho rằng, chỉ có doanh nghiệp mới nhìn thấy những lợi thế, tiềm năng của rừng ngoài gỗ. Nếu quy định “cấm” như vậy thì việc xã hội hóa về rừng sẽ làm được gì. (Bnews 27/10)đầu trang(
Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà là nơi bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới; có chức năng phòng hộ đầu nguồn. Bên cạnh bảo vệ nguyên trạng khu bảo tồn, hiện nay, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Hòn Bà đang tiến hành trồng rừng tại các phân khu phục hồi chức năng nhằm phủ kín và làm dày các khu vực rừng trống lâu nay. Kết thúc mùa trồng rừng năm nay, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà đã trồng được 10 ha rừng mới tại phân khu phục hồi chức năng thuộc khoảnh 9, Tiểu khu 235, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Giống cây được chọn trồng trong khu bảo tồn là dầu rái - giống cây bản địa đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận cây giống bố mẹ. Việc chuẩn bị nguồn giống này phải thực hiện từ 2 năm trước và cây giống khi đem trồng phải đạt trên 18 tháng tuổi.
Các chương trình trồng rừng phục hồi chức năng tại khu vực Hòn Bà được thực hiên từ những năm 1990, khi khu vực này còn là rừng phòng hộ. Từ lúc chuyển thành khu bảo tồn thiên nhiên thì năm 2017 là năm đầu tiên, chương trình trồng rừng được triển khai.
Theo thống kê, trên tổng diện tích 19.000 ha của khu bảo tồn, hiện có khoảng 1.000 ha rừng trống thuộc diện cần trồng phục hồi. Kế hoạch từ nay đến năm 2020, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà sẽ trồng được 70 ha tại các khu vực phục hồi chức năng. Số diện tích còn lại sẽ tiếp tục trồng giai đoạn 2. Ngoài dầu rái, hai giống cây bản địa được trồng tại các vùng rừng phục hồi chức năng trong khu bảo tồn là sao đen và chang chang.(VTV 27/10)đầu trang(
Đó là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại hội nghị trực tuyến sơ kết tình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông - lâm nghiệp vào sáng 28/10. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, các bộ ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Đến nay, đã có 40/41 phương án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn đã tích cực thực hiện sắp xếp, đổi mới đối với hai mô hình TNHH hai thành viên và cổ phần. Hiện có 252 công ty được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổng diện tích các công ty nông, lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng khoảng trên 2,4 triệu ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 404.899 ha, đất lâm nghiệp trên 1,8 triệu ha, đất phi nông nghiệp trên 35.300 ha và đất chưa sử dụng 1.458 ha. Dự kiến, sắp xếp lại các công ty sẽ giữ lại gần 1,9 triệu ha.Sau khi sắp xếp lại, bước đầu các đơn vị SX-KD ổn định hơn; các tồn tại về tài chính, tranh chấp, lấn chiếm đất đai được cơ bản xử lý.
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, một số địa phương xây dựng phương án tổng thể chưa sát thực tế; việc sắp xếp, đổi mới vẫn còn chậm; các công ty gặp khó khăn về tài chính; khó khăn trong giải quyết, việc xử lý các tồn tại về đất đai…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng cho rằng việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp đã đạt được kết quả khá quan trọng, hoạt động theo đúng nội dung được phê duyệt. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của các đơn vị vẫn còn khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ soát xét để có sự sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy, tạo điều kiện để doanh nghiệp SXKD. Các công ty bám sát nhiệm vụ, đề án đã phê duyệt, tập trung trọng tâm nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng; mạnh dạn cơ cấu lại vốn điều lệ; đổi mới về tư duy SX-KD; phát triển tiềm năng lợi thế rừng...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị các bộ ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và phát triển; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp theo đề án được duyệt trong năm 2018; giải quyết khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện cơ chế chính sách để các đơn vị sau sắp xếp lành mạnh về tài chính, quản lý chặt chẽ đất đai, sản xuất kinh doanh có hiệu quả…
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp; xử lý dứt điểm các trường hợp cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Tập trung tiến hành xây dựng kế hoạch việc tiếp nhận đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp giao về địa phương quản lý sử dụng. Các bộ, ngành phải theo dõi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai.
Tại Hà Tĩnh, hiện có 2 công ty 100% vốn Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lâm nghiệp, bảo vệ rừng, quản lý 34.843 ha rừng và đất lâm nghiệp (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn). Các công ty đã sắp xếp tổ chức và bộ máy theo hướng tinh giản; mở rộng hiệu quả ngành nghề SXKD theo đề án đã phê duyệt.(Báo Hà Tĩnh 28/10)đầu trang(
Hiện nay, các quy định về quản lý đa dạng sinh học vẫn tiếp tục tồn tại ở Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Luật Thủy sản 2003 với các khái niệm, tiêu chí, chế độ quản lý khác nhau dẫn đến sự chồng chéo và khó khăn trong quá trình thực thi.
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV đang diễn ra, dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đang trình Quốc hội xem xét phê duyệt. Tuy nhiên, nó vẫn còn những điểm chồng chéo với quy định của Luật Đa dạng sinh học.
Trong quy định về rừng đặc dụng theo Dự thảo Luật Bảo vệ phát triển rừng (BVPTR) với quy định về khu bảo tồn thiên nhiên theo Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) vẫn còn vướng mắc. Tại Điều 5 Dự thảo Luật BVPTR quy định rừng được phân thành 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; trong đó rừng đặc dụng bao gồm: Vườn quốc gia; Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gắn với bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp; bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; rừng tâm linh tín ngưỡng
Như vậy, các đối tượng Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan thuộc hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đã được quy định trong Luật ĐDSH đã được quy định lại ở dự thảo Luật này, đồng thời Khu bảo vệ cảnh quan được mở rộng phạm vi hơn đối với quy định của Luật ĐDSH.
Tuy nhiên, dự thảo không có tiêu chí để xác định loại hình khu bảo tồn thiên nhiên nào (Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) thì được quy thành rừng đặc dụng. Hiện nay, nhiều khu không có rừng hoặc diện tích rừng rất nhỏ so với tổng diện tích khu bảo tồn nhưng vẫn thuộc hệ thống rừng đặc dụng dẫn đến việc quản lý còn nhiều bất cập.
Ví dụ, nhiều khu bảo tồn có diện tích biển hoặc đất ngập nước lớn hơn diện tích rừng nhưng lại thuộc hệ thống rừng đặc dụng.
Hơn nữa, theo khái niệm về rừng trong dự thảo luật: “Rừng là hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố khác, trong đó thành phần chính là cây gỗ, loài tre, nứa, họ dừa có chiều cao trên 5 mét đối với hệ thực vật núi đất hoặc trên 2 mét đối với các hệ thực vật khác đạt độ tàn che từ 0,1 trở lên; diện tích liền vùng từ 0,5 ha trở lên”, thì nhiều khu rừng đặc dụng không đủ tiêu chuẩn để công nhận là rừng.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 5, dự thảo Luật BVPTR lại quy định: “Chính phủ quy định chi tiết phân loại rừng và quy chế quản lý rừng” mà chưa nêu rõ đối với Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan phải tuân theo tiêu chí phân hạng khu bảo tồn thiên nhiên đã được quy định từ Điều 17 đến Điều 20 của Luật ĐDSH.
Cần làm rõ Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan thuộc hệ thống rừng đặc dụng được quy định trong dự thảo Luật này có gì đặc thù so với hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên (cũng là Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan) đã được quy định trong Luật ĐDSH.
Trường hợp quy định khác, cần chỉ rõ sẽ thay thế điều khoản nào trong Luật ĐDSH. Nếu không làm rõ, khi hướng dẫn chi tiết về phân loại, phân cấp khu bảo tồn thiên nhiên và hướng dẫn phân loại rừng đặc dụng sẽ dẫn đến chồng chéo và xung đột…
Liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập các khu rừng đặc dụng: Khoản 3, Điều 30. Thẩm quyền thành lập các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trong Dự thảo Luật BVPTR quy định “Việc thành lập các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng”.
Như vậy, quy định này có sự chồng chéo với quy định của Luật ĐDSH vì các khu rừng đặc dụng bao gồm cả đối tượng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, mà trình tự, thủ tục thành lập đã được quy định từ Điều 21 đến Điều 24 của Luật ĐDSH. Vì vậy, cần điều chỉnh để bảo đảm tính thống nhất.
Khoản 14, Điều 2 giải thích từ ngữ quy định: “Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng là chưa chính xác vì sẽ được hiểu là tất cả các loài có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng là loài thực vật, động vật rừng.
Khoản 3, Điều 43 về bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nêu “Chính phủ quy định danh mục, chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã thuộc các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”.
Quy định như vậy có sự chồng chéo với Luật ĐDSH vì tại Chương IV của Luật ĐDSH đã quy định danh mục, chế độ quản lý các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và loài hoang dã, không phân biệt là loài sống trong hệ sinh thái rừng, biển hay đất ngập nước.
Dự thảo Luật BVPTR sửa đổi mặc dù đã có nhiều điều chỉnh song chưa giải quyết được sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về ĐDSH. Chính sự không thống nhất, mâu thuẫn trong các quy định này là căn nguyên của các vấn đề bất cập, thiếu thống nhất trong thời gian dài trong quản lý nhà nước và hoạt động bảo tồn ĐDSH tại trung ương cũng như địa phương hiện nay.
Việc điều chỉnh, sửa đổi dự thảo Luật BVPTR để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH của nước ta.(Đại Biểu Nhân Dân 27/10)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
10 chú rùa tai đỏ được tìm thấy trong hồ nước của một bệnh viện tại Hồng Kông trong tình trạng bị đâm bằng bút chì vào thứ Năm vừa qua, 6 trong đó đã tử vong.
Địa điểm xảy ra vụ việc được xác định là hồ nước ngoài trời trên tầng hai của bệnh viện Pamela Youde Nethersole Eastern ở huyện Chai Wan.
Vào 5 giờ chiều thứ Năm vừa qua, 4 chú rùa còn sống sót với những chiếc bút chì vẫn còn ghim trên người đã được tiến hành cứu chữa tại Trung tâm Xã hội Phòng chống tội ác đối với động vật huyện Vịnh Nhỏ.
Sự việc được các nhân viên bệnh viện thông báo tới cảnh sát vào lúc 11 giờ 30 sáng cùng ngày. 9 chú rùa tai đỏ được tìm thấy khi vẫn còn bị bút chì ghim lên người, thậm chí có chú còn bị ghim nhiều cây. 6 trong 10 chú rùa đã thiệt mạng, số còn lại bị thương nghiêm trọng.
Người phát ngôn xã hội tuyên bố: 'Bạn phải tôn trọng cuộc sống của động vật cho dù bạn không yêu quý chúng đi chăng nữa'.Cảnh sát đã bắt đầu điều tra kẻ đứng sau hành động tàn nhẫn này. Tuy nhiên chưa ai bị bắt.
Đây không phải là vụ bạo hành động vật duy nhất tại địa điểm trên. Ngày 20 tháng 9 vừa qua, một chú rùa cũng được phát hiện đã chết trong bao nhựa cũng ngay tại chiếc hồ này. Cảnh sát đang xác định liệu hai vụ việc trên có liên quan đến nhau không bằng cách thu thập chứng cứ qua camera ghi hình.
Theo Luật Phòng chống Tội ác đối với Động vật Hoang dã Hồng Kông, người nào tra tấn, hành hạ, đe dọa hay gây bất kì một tổn thương nào không cần thiết cho động vật sẽ đối mặt với mức án cao nhất là 3 năm tù giam cùng với khoản tiền phạt 200.000 đô la Hồng Kông (gần 600 triệu VND).(Đất Việt 28/10)đầu trang(./.