Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 08 tháng 11 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Đã đến lúc, không thể cho phép những lời ngụy biện kiểu như “lỗi tại thằng đánh máy" tiếp tục giỡn đùa dư luận. Cũng như, không thể để thực trạng hàng chục ha rừng bị hủy hoại mà chính quyền không biết, không chịu trách nhiệm.
Khởi tố 25 vụ phá rừng, không khởi tố bị can nào là một trong thực trạng được một số Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu lên tại phiên họp của QH ngày 6/11/2017. Trớ trêu là, chính trong những ngày này, cả vùng Nam Trung Bộ đang chịu sự tàn phá nặng nề của cơn bão số 12 – một trong những hậu quả của việc rừng vẫn tiếp tục bị biến mất.
Bàn về công tác phòng chống tham nhũng, một số ĐBQH nêu thực trạng nhức nhối quanh nạn phá rừng. Về vấn nạn này, không thể nói khó phát hiện, bởi rừng chứ đâu phải còn kiến. Nhưng vì sao rừng vẫn bị  phá một cách tàn bạo? Thậm chí, kể cả sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh đóng cửa rừng, rừng vẫn bị phát quang.
Nguyên nhân thì nhiều, nhưng một trong số đó đã được một số ĐBQH nêu thẳng tại nghị trường hôm 6/11. Theo Tuổi trẻ, ĐBQH Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) nêu: "Thời gian qua Thủ tướng và Chính phủ vào cuộc rất quyết liệt, nhưng tình trạng phá rừng vẫn diễn ra rất nghiêm trọng. Đặc biệt, các cơ quan tư pháp dường như bất lực trước tình trạng phá rừng. Có nơi khởi tố được 25 vụ nhưng dường như không tìm ra được bị can".
Nhiều ĐBQH nêu câu hỏi: Những vụ phá rừng giữa thanh thiên bạch nhật như vậy xảy ra trong thời gian dài, xin hỏi có sự bảo kê, bao che không?
Đây đồng thời cũng là câu hỏi bức xúc bấy lâu của dư luận. Tất nhiên, những địa phương có xảy ra những vụ việc như vậy không ít lời biện minh nghe có vẻ như rất gan ruột, rất đắng cay, chẳng hạn, vì lâm tặc liều lĩnh, lắm thủ đoạn, mà lực lượng chức năng thì mỏng… Nhưng với dư luận, đó là điều không thể nghe lọt lỗ tai. Thế nên, câu chuyện khởi tố 25 vụ án mà không khởi tố bị can, tự nó đã nói nhiều điều.
Cũng tại phiên họp này, một số nội dung khác cũng được các ĐBQH đưa ra những câu hỏi, nhận xét rất thẳng và cũng rất nhức nhối. Theo Dân trí,  Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga nhận xét: "Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm nhưng không bị áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào, cá biệt có địa phương qua hoạt động thanh tra kiến nghị xử lý 971 người thì có đến 940 người được “phê bình nghiêm khắc”, “kiểm điểm rút kinh nghiệm"”.
Sợi dây rút kinh nghiệm kéo dài đến bao giờ là câu hỏi được công luận nêu ra từ lâu, nhưng nó như vẫn cứ dài dài như giỡn đùa dư luận. Không chỉ thế, bà Nga còn đánh giá: “Có trường hợp bổ nhiệm cả cán bộ có trách nhiệm trong việc làm thua lỗ, thất thoát lớn vốn, tài sản Nhà nước” hoặc “ngược lại, cũng có trường hợp lợi dụng việc điều động, điều chuyển công tác để trù dập cán bộ…”.
Để hạn chế dần những câu chuyện bi hài này, rất cần xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Đây cũng là giải pháp được nhiều vị lãnh đạo và công luận nêu nhiều lần lên tiếng. Nói như ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) sáng 7/11 tại diễn đàn QH: Rừng bị phá thì lãnh đạo chính quyền phải biết, không biết thì phải bị kỷ luật.
Và cũng không thể tiếp tục diễn ra giai thoại, mỗi khi có sai phạm, lại là  “lỗi tại thằng đánh máy”. Đã đến lúc, không thể cho phép những lời ngụy biện đó tiếp tục giỡn đùa dư luận. Cũng như, không thể để thực trạng hàng chục ha rừng bị hủy hoại mà chính quyền không biết, không chịu trách nhiệm. Bởi những cơn lũ ngày càng tàn khốc hơn…(Người Đưa Tin 8/11)đầu trang(
Mặc dù biết rõ diện tích 7,5 ha đất này là rừng tự nhiên nhưng ông Đính vẫn ký hợp đồng giao khoán cho người dân dẫn đến mất rừng.
Ngày 7/10, nguồn tin từ VKSND tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị này đã hoàn tất cáo trạng truy tố Phan Quốc Đính (SN 1958, nguyên Phó giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) về tội “Vi phạm các quy định về quản lý rừng”.
Trước đó, theo kết luận điều tra, năm 2013, ông Đính đã ký hợp đồng giao khoán tổng cộng 151,5 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 59 hộ dân. Tuy nhiên, việc giao khoán lại không được lập dự án theo quy định và hồ sơ giao khoán cũng không được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Đến cuối năm 2014, hầu hết diện tích rừng được giao cho người dân đều bị hủy hoại. Tuy nhiên, chưa đủ căn cứ để chứng minh lúc giao khoán còn rừng hay không, bản thân Đính không biết rõ các diện tích này còn rừng hay không, nên không đủ căn cứ để xử lý đối với Đính trong việc giao rừng trái pháp luật.
Tuy nhiên, ông Đính bị VKS tỉnh Đắk Nông truy tố về việc để mất 5,2 17 ha đất trong tổng số 7,5 ha giao khoán cho 2 hộ dân trên địa bàn.
Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện chủ trương giao khoán đất trồng rừng theo Nghị định135/NĐ-CP, khoảng cuối tháng 3/2014, Phan Quốc Đính mặc dù biết rất rõ diện tích 7,5 héc ta đất này vẫn còn rừng tự nhiên.
Nhưng ông Đính vẫn ký hợp đồng giao khoán cho ông Võ Thành Sơn 3,3 ha tại lô a, khoảnh 8, tiểu khu 1705 và ông Đàm Văn Sâm 4,2 ha tại lô k, khoảnh 5, tiểu khu 1702. Trong khi đó hồ sơ giao khoán lại thể hiện hiện trạng của 7,5 ha này là đất trống, thuộc đất lâm nghiệp.
Tổng diện tích rừng này đến nay chỉ còn 0,7108 ha là rừng tự nhiên. Diện tích còn lại là 5,217 ha đã bị phá, tổng ước tính thiệt hại tính thành tiền là hơn 553 triệu đồng.(Pháp Luật Plus 8/11)đầu trang(
Nằm ở độ cao gần 1000 so với mực nước biển, quần thể hơn 50 cây Samu dầu đứng sừng sững giữa đại ngàn Pù Mát.
Vượt qua 30km từ trung tâm xã Châu Khê (Con Cuông) vào Trạm quản lý bảo vệ rừng Khe Choăng và di chuyển tiếp khoảng 18km nữa bằng xe máy để vào tiểu khu 808, hành trình khám phá quần thể sa mu dầu mới thực sự bắt đầu.
Để xe máy lại giữa rừng, mọi người phải vượt qua những dốc núi dựng đứng, lội suối, phát cây đi hơn 2 giờ đồng hồ đường rừng mới chạm tay được vào cây sa mu đầu tiên
Do chịu ít sự tác động của con người, những mảnh rừng ở đây gần như còn nguyên sơ, hệ thực vật phong phú, đa dạng,  từ những đám rêu, tảo đủ sắc xanh bám trên đá, trên thân cây; những loài nấm trắng, đỏ, cam, nâu…, muôn loại phong lan, cây leo, những rặng cây gỗ quý như de, dổi, táu mật, săng vì…Thi thoảng còn có thể gặp dấu chân của các loại động vật như hươu, nai, beo, mèo rừng … để lại trên đường đi
Sau 2 tiếng đồng hồ trèo đèo lội suối, cây sa mu dầu hiên ngang sừng sững hiện ra trước mắt. Những cây sa mu dầu thuộc tiểu khu 808 này có chu vi từ khoảng 4.5-9m, cao từ 50-60m
Lá cây sa mu có dạng nhọn giống thanh giáo, có răng cưa rất sắc, gai lá xoắn, dài 3-6 cm, rộng 3-5 mm; đầu lá nhọn, cứng; mép lá có răng cưa sắc. Gỗ sa mu có mùi thơm nhẹ, thớ gỗ thẳng, bền chống mối mọt tốt nên thường được đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An sử dụng làm nhà.
Theo hiện trạng bảo tồn quốc gia, sa mu dầu là loài sắp bị tuyệt chủng, nằm trong Danh sách các loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Ở Nghệ An, sa mu dầu chỉ có ở VQG Pù Mát, Kỳ Sơn và KBTTN Pù Hoạt.(Báo Nghệ An 8/11)đầu trang(
Từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 30 vụ cháy rừng (tăng 19 vụ so với cùng kỳ năm 2016). Tổng diện tích rừng bị cháy là 75,36 ha. Hiện đang bước vào mùa hanh khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, vì vậy, các ngành chức năng chủ động nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Ông Cao Xuân Cường, Trưởng Phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Cháy rừng tăng là do một số ít người dân chưa chấp hành tốt các quy định về PCCCR; chủ quan, lơ là, đốt dọn thực bì, đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng...
Trong đó, một số vụ cháy vào ban đêm không tìm ra nguyên nhân, nhưng theo nhận định của cơ quan chuyên môn thì không loại trừ do người dân mâu thuẫn dẫn đến đốt rừng của nhau. Các vụ cháy đều được phát hiện và xử lý kịp thời, vì vậy, mặc dù số vụ cháy tăng nhưng diện tích thiệt hại chỉ tương đương với cùng kỳ 2016. Điều này do công tác chuẩn bị phương án, lực lượng tại chỗ được chủ động.
Toàn huyện Lộc Bình có gần 58.000 ha rừng, từ đầu năm 2017 đến nay xảy ra 5 vụ cháy rừng, thiệt hại 6,35 ha, chủ yếu là rừng thông. Ông Phạm Tuyến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Do chuẩn bị tốt phương án PCCCR và tổ chức lực lượng chữa cháy kịp thời nên diện tích bị thiệt hại không lớn. Bước vào mùa hanh khô, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn, lực lượng chức năng quản lý, bảo vệ và PCCCR. Cùng với đó, đơn vị chỉ đạo kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho UBND các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR; hoàn thiện phương án quản lý, bảo vệ và PCCCR.
Từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị phối hợp mở được 12 hội nghị tuyên truyền lồng ghép tại các xã; tuyên truyền lưu động 10 lần; phối hợp với ban chỉ huy quân sự xã, công an xã kiểm tra, tuần rừng được 148 lần, kiểm tra hoạt động của tổ đội quần chúng bảo vệ rừng thôn bản 168 lần, kiểm tra đôn đốc thực hiện hương ước thôn bản 170 lần; tuyên truyền lồng ghép tại các cuộc họp thôn 47 lần… phân công trực 24/24 giờ, thuê gác lửa rừng tại 8 xã trọng điểm hay xảy ra cháy rừng.
Không chỉ huyện Lộc Bình, công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR được các huyện, thành phố chủ động thực hiện. Ông Bế Văn Tiết, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập cho biết: Hiện đang là mùa hanh khô, đơn vị đã chủ động phối hợp với các xã, thị trấn xây dựng phương án PCCCR từ huyện đến xã. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và PCCCR.
Ngay từ đầu mùa khô, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố tham mưu cho UBND các huyện, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về bảo vệ và PCCCR; kiện toàn ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện.
Từ đầu năm 2017 đến nay, chi cục phối hợp tổ chức 29 hội nghị tập huấn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ và PCCCR; tuyên truyền lồng ghép tại các xã, cụm xã, các thôn bản, trường học được gần 2.200 cuộc; phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh tuyên truyền 7 cuộc; tuyên truyền lưu động 46 lần; phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn xã kiểm tra, tuần rừng được 540 lần…
Bên cạnh đó, trong tháng 11/2017, chi cục sẽ tổ chức diễn tập PCCCR tại huyện Bắc Sơn và thành phố Lạng Sơn. Ngoài ra, đơn vị lắp đặt 2 biển cảnh bảo cháy rừng tự động (tại trụ sở chi cục và Hạt Kiểm lâm Đình Lập). Đặc biệt, từ nay đến hết năm 2017, Cục Kiểm lâm sẽ lắp đặt 7 trạm quan trắc khí tượng thủy văn tại 7 huyện, thành phố.
Các trạm quan trắc sẽ đo hướng gió, độ ẩm, nhiệt độ lượng mưa, các dữ liệu sẽ được truyền về máy chủ đặt tại Cục Kiểm lâm. Từ đó, máy sẽ tự động phân tích và đưa ra mức cảnh báo cháy rừng và phương án xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.(Đài Phát Thanh Truyền Hình Lạng Sơn 7/11)đầu trang(
Tăng cường năng lực thích ứng từ Chương trình tăng trưởng xanh .Theo định nghĩa của tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên hợp quốc: “Tăng trưởng xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội”. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là “Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Để thực hiện nhiệm vụ này liên quan đến các giải pháp chủ yếu, nhất là đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng tăng trưởng xanh.
Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường-Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận xét " Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững " .
Có 3 mục tiêu chính cần được tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đó là giảm phát thải khí nhà kính và phát triển năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững và áp dụng phổ biến sản xuất sạch; xanh hóa lối sống và tiêu dùng, tạo dựng đô thị hóa bền vững, xây dựng nông thôn mới với lối sống thân thiện với môi trường và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, xây dựng lối sống xanh.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, theo lộ trình đến năm 2020,GDP bình quân đầu người ít nhất gấp đôi so với mức 2010, đồng thời giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3% mỗi năm, giảm cường độ phát thải khí nhà kính 10-15% so với mức 2010. Hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại và hiệu quả, trong đó giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 42-45% trong tổng GDP, yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chấm dứt suy thoái môi trường, từng bước tạo điều kiện để chuyển sang nền kinh tế xanh, phát triển bền vững đất nước.
Mục tiêu đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ nước có thu nhập trung bình trên thế giới, thiết lập được đầy đủ nền tảng vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực và thể chế phù hợp để thực hiện phổ biến phương thức tăng trưởng xanh. Giảm tổng mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 2-3%; yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 50%. Tài nguyên thiên nhiên được khai thác và chế biến sâu, môi trường được phục hồi và cải thiện đạt các tiêu chuẩn cơ bản về sạch và xanh. Đến năm 2050: Năng lượng và công nghệ xanh được sử dụng phổ biến… Các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc thực hiện xanh hóa trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế xanh. Do vậy, với các doanh nghiệp xanh hóa sản xuất phải thông qua sắp xếp lại cơ cấu, nhất là hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.
Cũng cần thúc đẩy hình thành, phát triển đội ngũ doanh nhân “xanh”, các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân cũng như việc đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng bền vững, đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn…hướng tới phát triển bền vững.
Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7% bình quân mỗi năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nền kinh tế hội nhập ở mức độ cao với kinh tế thế giới…
Tuy vậy nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng. Các ngành kinh tế thân thiện với môi trường chưa được phát triển. Phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong nước do công nghệ chậm được đổi mới với mức độ tiêu tốn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên cao…
Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần xác định rõ những thách thức khi các nhân tố trong mô hình cạnh tranh-phát triển thay đổi, đồng thời vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường, nâng cao trách nhiệm xã hội như giảm phát thải, bảo vệ môi trường, loại bỏ ngành nghề kinh doanh không phù hợp và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng hành cùng thách thức chính là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đồng thời đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Việt Nam đã qua thời kỳ cạnh tranh bởi giá cả đơn thuần, sự khác biệt của sản phẩm mà giờ đây, doanh nghiệp phải tạo ra sự cạnh tranh mang tính bền vững. Doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố khác khi hoạch địch chiến lược cạnh tranh của mình như y tế, xã hội, môi trường, tạo việc làm, tiết kiệm năng lượng, duy trì đa dạng sinh học...
Bởi vậy, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng xanh. Trên thực tế, để có thể thực hiện được nền kinh tế xanh, hơn ai hết, chính doanh nghiệp và người lao động sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh hóa bền vững và lâu dài.(Báo Ảnh Dân Tộc & Miền Núi 7/11)đầu trang(
Ngày 8/11, Công an Tx. Bỉm Sơn (Công an Thanh Hóa) cho biết, đơn vị này vừa bắt giữ một đối tượng vận chuyển cá thể hổ sống trên xe Lexus.
Thông tin cho biết, trước đó vào khoảng 18h ngày 6/11, trong lúc TTKS đảm bảo ANTT trên địa bàn, Công an Tx. Bỉm Sơn đã phát hiện đối tượng Lê Văn Trung (SN 1981, trú tại phường Nghi Hải, Tx. Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) đi xe ô tô Lexus mang BKS: 29A-268.46 có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu kiểm tra.
Tại thời điểm kiểm tra, Công an Tx. Bỉm Sơn đã phát hiện Lê Văn Trung đang vận chuyển trên xe ô tô Lexus 1 cá thể hổ sống có trọng lượng khoảng 300 kg bị nhốt trong lồng. Theo lời khai ban đầu của đối tượng thì cá thể hổ này được vận chuyển từ Nghệ An ra Hà Nội tiêu thụ.
Hiện Công an Tx. Bỉm Sơn đã bàn giao cá thể hổ cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc và tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.(Giao Thông 8/11)đầu trang(
UBND tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định số 4016/QĐ-UBND về việc thành lập Khu rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (xã Vĩnh Lợi và xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An).
Theo đó, tổng diện tích khu rừng đặc dụng 19.708.868,2 m2, bao gồm: Đất rừng đặc dụng 18.200.347,1 m2; đất xây dựng trụ sở cơ quan 2.534,6 m2; đất giao thông, thuỷ lợi 1.505.986,5 m2. Trong đó, phân khu bảo tồn các hệ sinh thái - đa dạng sinh học, là rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen với diện tích 1.970,88 ha.
Đây là khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc vùng lõi. Khu vực này bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên với sự hiện diện của nhiều loài động - thực vật tạo thành những sinh cảnh đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Khu này bao gồm cả khu trú ngụ và sinh sản của các loài chim nước cần phải bảo vệ.
Cùng với đó là các phân khu do các tổ chức, cá nhân khác quản lý: Phân khu hệ thủy sản tự nhiên với diện tích khoảng 156 ha. Đây là khu vực nằm trong khu vực ngã ba sông Vàm Cỏ Tây - rạch Cái He, nơi trú ngụ và sinh sản của nhiều loài thủy sản tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười. Để bảo vệ khu chức năng này cần có sự phối hợp với chính quyền địa phương và có sự tham gia của cộng đồng trong việc khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên tự nhiên.
Khu rừng tràm kinh tế với diện tích khoảng 982 ha. Đây là khu rừng tràm kinh tế thuộc quản lý của Lâm trường Vĩnh Lợi; khu du lịch sinh thái - phục hồi cảnh quan Đồng Tháp Mười với diện tích khoảng 106 ha. Đây là khu đầu tư phục vụ du lịch sinh thái và phục hồi lại các cảnh quan, thực vật bản địa và hoạt động canh tác đất ngập nước theo kiểu xưa kia của vùng Đồng Tháp Mười. Khu chức năng này bao gồm cả những công trình nghỉ dưỡng cho khách có nhu cầu.
Ngoài ra, là vùng đệm với diện tích khoảng 1.400 ha. Đây là khu vực đất thuộc sở hữu sử dụng của cộng đồng dân cư. Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu canh tác lúa, trồng tràm và các cây thân gỗ khác, nuôi thủy sản; khu quản lý hành chính - nhà nghỉ với diện tích khoảng 15 ha. Đây là khu dùng để xây dựng nhà làm việc của Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, nhà nghỉ và khu cứu hộ động vật hoang dã.
Mục tiêu khu rừng đặc dụng là Quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường; phát triển du lịch sinh thái trong vùng trên cơ sở khai thác tiềm năng đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, các danh thắng lịch sử - tín ngưỡng, bản sắc văn hóa bản địa trong vùng; kết hợp hoạt động phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, bảo vệ tài nguyên đất ngập nước.
Bên cạnh đó, kết hợp với sự tham gia của các ngành có liên quan và sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nước vào hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên tự nhiên đất ngập nước trong Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen; làm cơ sở cho việc đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của Khu Bảo tồn; triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động phát triển sinh kế cộng đồng ở vùng đệm.
Quyết định cũng nêu cụ thể về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái; bảo tồn sinh cảnh và đa dạng sinh học, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; các hoạt động cứu hộ các loài quý hiếm và đang bị đe dọa; giám sát chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật, cải thiện sự chia cắt hệ sinh thái và môi trường nước; nghiên cứu khoa học; phát triển du lịch sinh thái; đầu tư xây dựng hạ tầng.
Về nguồn vốn đầu tư, từ nguồn vốn kế hoạch quản lý 5 năm của Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (2017 - 2021) được phê duyệt, dự kiến 36,995 tỷ đồng. Kinh phí đầu tư cho các hoạt động của Khu rừng đặc dụng, gồm các nguồn vốn: Ngân sách tỉnh Long An chi đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch vốn trung hạn (chòi canh phòng chống cháy rừng, cống qua đê…); chi kinh phí cho tổ chức, bộ máy quản lý và chi thường xuyên về hoạt động quản lý của Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.
Và ngân sách Trung ương và vốn tài trợ của các cá nhân, các tổ chức quốc tế được sử dụng hỗ trợ cho các hoạt động: Nghiên cứu khoa học, bảo tồn loài và sinh cảnh, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi những sinh cảnh bị xuống cấp, quản lý các loài ngoại lai xâm hại, công tác cứu hộ và phục hồi đa dạng sinh học các loài có nguy cơ tuyệt chủng, hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm, xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ Khu Bảo tồn… ; vốn đầu tư của doanh nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái.
UBND tỉnh Long An giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan hướng dẫn Giám đốc Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen thực hiện tốt các mục tiêu và các chương trình hoạt động của “Khu rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen” theo đúng các quy định hiện hành.
Đồng thời, giao Giám đốc Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, kiêm nhiệm quản lý Khu rừng đặc dụng. Giám đốc Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý Khu rừng đặc dụng theo các mục tiêu đã được xác lập và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.(Tài Nguyên & Môi Trường 8/11)đầu trang(
Sự việc khiến nhiều người ngạc nhiên bởi hiếm khi được thấy cảnh này ngay tại nơi đông đúc nhất thành phố.
Ngày 6/11 nhiều người dân quanh khu vực Thảo Cầm Viên, phường Bến Nghé, quận 1 rất ngạc nhiên khi thấy vùng trời xuất hiện 3 con chim lớn liên tục chao qua chao lại nhiều vòng. Một số người đã thốt lên rằng "chim đại bàng" khi nhìn thấy đầu cánh những chú chim này bị "rách".
Tuy nhiên chỉ ít phút sau đó những chú chim này hạ dần độ cao, lượn sát những ngọn cây cổ thụ tại Thảo Cầm Viên. Lúc này nhiều người mới phát hiện ra đây không phải chim đại bàng. Trao đổi với PV Infonet, một nhân viên tại Thảo Cầm Viên cho biết đây là "Già đẫy Java" - một loài chim có kích thước lớn.
Trong khoảng 15 phút, ba chú chim liên tục chao qua chao lại hàng chục vòng tại khu vực này và tạo ra khung cảnh hiếm hoi khiến nhiều người thích thú. Trong ảnh là một chú đang hạ dần độ cao, phía xa là tháp truyền hình của đài truyền hình TP.HCM - HTV.
Theo các tài liệu về loài chim, Già đẫy Java có tên khoa học là Leptoptilos javanicus thuộc họ Hạc (Ciconiidae). Loài chim này có cổ và đầu hói, trọng lượng khi trưởng thành có thể lên đến 5kg/con, chúng phân bố từ Ấn Ðộ đến lục địa Ðông Nam Á, được xếp hạng bậc VU (bị đe dọa, phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên trong tương lai không xa). Loại chim này nằm trong danh mục sách Ðỏ - IUCN thế giới, bậc R (hiếm), trong danh mục sách đỏ động vật Việt Nam và thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NÐ-CP của Chính phủ - là nhóm các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.
Loài chim này thuộc họ Hạc có kích cỡ khá lớn, chiều dài thân 87–93cm (dang thẳng ra từ mỏ đến đuôi), nặng từ 4 đến 5,71 kg, chiều cao khi đứng khoảng 110–120cm, mỏ to và dài, cổ không có lông, da màu vàng nhạt.
Tại Việt Nam, Già đẫy Java thường xuất hiện ở các vùng đất ngập nước khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trên thế giới, chúng được ghi nhận ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc. Loài chim này thường làm tổ ở những cây to cao gần nước, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 4 trứng.
Hiện nay, số lượng Già đẫy Java ở Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng do nơi làm tổ và nơi kiếm ăn bị thu hẹp vì các hoạt động kinh tế của con người như mở rộng các vùng đất nông nghiệp, đặc biệt là nạn cháy rừng tràm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.(Infonet 7/11)đầu trang(
Thực hiện Công văn số 3539/UBND-NN ngày 13-10-2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng trái phép, UBND huyện Lục Nam đã thành lập Tổ công tác liên ngành bảo vệ và phòng, chống phá rừng trên địa bàn xã Lục Sơn.
Tổ công tác gồm 50 thành viên, trong đó Tổ trưởng là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện và 3 tổ phó là Trưởng đồn Công an Trường Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lục Sơn.
Tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, triển khai các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn và xử lý tình trạng phá rừng tự nhiên, lấn chiếm đất rừng trái phép trên địa bàn xã Lục Sơn; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng; thực hiện trực 24/24 giờ để phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm về lâm luật.
Được biết, trong tháng 9 và 10 vừa qua, trên địa bàn xã Lục Sơn liên tiếp xảy ra 5 vụ phá rừng tự nhiên. Do các vụ vi phạm trên đều là lần đầu, nhận thức của chủ rừng còn hạn chế, mức độ vi phạm vẫn trong khung xử lý xử phạt hành chính nên chưa chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua đó, các cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt hơn 92 triệu đồng.(Báo Bắc Giang 7/11)đầu trang(
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang vừa ra thông báo cấp dự báo cháy rừng.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn và theo dõi của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến nay, một số khu vực ở trong tỉnh đã có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hành kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Cụ thể, khu vực các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang, cấp dự báo cháy rừng đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Khu vực các huyện Sơn Động, Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa, cấp dự báo cháy rừng đang ở cấp IV (cấp nguy hiểm).
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, UBND các xã và các chủ rừng thuộc các địa phương trên thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; kịp thời phát hiện và tổ chức dập tắt ngay các đám cháy khi mới xuất hiện.(Cổng Thông Tin Điện Tử UBND Tỉnh Bắc Giang 7/11)đầu trang(
5 năm qua (2012 - 2017), thực hiện phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) thị trấn Lộc Thắng, Bảo Lâm đã động viên lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) phối hợp với ngành kiểm lâm huyện thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, góp phần hạn chế tối đa tình trạng vi phạm tài nguyên rừng.
Thị trấn Lộc Thắng có tổng diện tích tự nhiên 8.031 ha, chia thành 24 tổ dân phố, với 4.601 hộ, 19.200.000 nhân khẩu, gồm 10 dân tộc khác nhau. Đời sống của người dân  trên địa bàn thị trấn Lộc Thắng vẫn còn gặp khó khăn, nhất là đồng bào DTTS khi công ăn việc làm thiếu ổn định, dễ phát sinh tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển (BVPT) rừng. Trong lúc, diện tích rừng trên địa bàn thị trấn lên đến 1.492 ha, dù có đến 7 đơn vị chủ rừng (gồm 2 DNNN và 5 DNTN) được giao QLBV,  nhưng diện tích rừng rộng lớn, địa bàn phức tạp, đi lại khó khăn, đặc điểm người dân, địa bàn giáp ranh với nhiều địa phương như đã nói, khiến việc quản lý, bảo vệ rừng gặp vô vàn khó khăn, phức tạp.
Nhận thức được điều đó, nên khi đăng ký thi đua quyết thắng, Ban CHQS thị trấn Lộc Thắng đã xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tập thể, cá nhân trong việc phối hợp với chính quyền; Ban Lâm nghiệp thị trấn, Hạt Kiểm lâm huyện, các đơn vị chủ rừng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn thị trấn nêu cao ý thức chấp hành Luật BVPT rừng, cam kết không chặt hạ rừng, không lấn chiếm đất rừng trái phép. Cùng với đó, tiến hành tuần tra, kiểm soát rừng, hướng dẫn các hộ dân có vườn gần rừng đốt dọn vệ sinh vườn tuân thủ đúng kỹ thuật, không để xảy ra nguy cơ cháy rừng.
Ðặc biệt, thông qua công tác tuần tra, truy quét những đối tượng có hành vi phá hoại rừng nên trong nhiều năm qua đã có hàng chục vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép được phát hiện, xử lý.
Điển hình một số vụ việc như: Vụ phá rừng trái phép tại khoảnh 4, TK 447 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm, diện tích và lâm sản thiệt hại 0,15 ha; 70 cây thông ba lá có khối lượng 51,148 m3; vụ phá rừng trái phép tại khoảnh 1, TK 448, thuộc lâm phần quản lý của Công ty Toàn Thọ Long, lâm sản thiệt hại 18 cây thông ba lá, khối lượng 6,380 m3; vụ phá rừng trái phép tại khoảnh 6, khoảnh 7, TK 446, thuộc lâm phần quản lý của Công ty Vĩnh Tiến, lâm sản thiệt hại 34 cây thông ba lá, khối lượng 11,947 m3 và vụ phá rừng trái phép tại khoảnh 1, TK 448  thuộc lâm phần quản lý của Công ty Toàn Thọ Long, lâm sản thiệt hại 71 cây thông ba lá, khối lượng 15,805 m3…
Điều đáng nói là, với sự tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là trong lĩnh vực tuần tra, kiểm soát rừng, truy quét các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ - Phát triển rừng của lực lượng DQTV đã trở thành chỗ dựa vững chắc, để cán bộ chính quyền, cán bộ kiểm lâm vững tin hơn trong ngăn chặn, triệt phá, xử lý các đối tượng vi phạm.
Vì thế, hiệu quả của công tác QLBV rừng được nâng cao hơn nên tình trạng phá rừng trên địa bàn thị trấn Lộc Thắng ngày càng được thuyên giảm và hiện không còn các “điểm nóng” phá rừng như những năm trước đây. Thay vào đó, ý thức bảo vệ rừng và tuân thủ Luật Bảo vệ - Phát triển rừng của người dân ngày càng được nâng cao nên chính quền và kiểm lâm địa phương mong rằng mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.(Báo Lâm Đồng 7/11)đầu trang(
Huyện Tân Phú nằm giữa tuyến du lịch TP.Hồ Chí Minh đi Đà Lạt. Đây là địa phương có nhiều phong cảnh đẹp còn hoang sơ thu hút khám phá của những người yêu thiên nhiên trong và ngoài tỉnh.Theo Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, huyện Tân Phú là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Bởi ở đây có Vườn quốc gia Cát Tiên, điểm du lịch Suối Mơ ở xã Trà Cổ, thác Hòa Bình bên cạnh chùa Linh Phú (xã Thanh Sơn) và hồ Đa Tôn (xã Phú Sơn). Mỗi điểm đến đều rất hấp dẫn du khách.
Từ TP.Hồ Chí Minh hay TP.Biên Hòa di chuyển bằng xe ô tô đến huyện Tân Phú khoảng 2,5 giờ. Tân Phú là nơi được thiên nhiên ưu ái nên có rừng, núi, hồ, thác và sông Đồng Nai chảy qua. Trong đó, có 2 nơi đã được đầu tư khá bài bản và có thể là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng cho khách tham quan trong những ngày nghỉ cuối tuần hoặc lễ tết là Khu du lịch Suối Mơ và Vườn quốc gia Cát Tiên.
Suối Mơ do Công ty TNHH Phú Lạc đầu tư xây dựng thành điểm du lịch sinh thái với tổng diện tích 30 hécta. Tháng 8-2014, suối Mơ bắt đầu đi vào hoạt động đã thu hút rất nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan vào ngày lễ, tết, lượng khách đến có khi lên đến hơn 10 ngàn người/ngày. Suối Mơ là một hồ tắm thiên nhiên có nguồn nước trong xanh mát mắt, nhà đầu tư khéo léo tạo thêm cảnh quan như thác nước để cho cảnh quan thêm thi vị.
Chị Nguyễn Thị Linh (phường Long Bình, TP.Biên Hòa), chia sẻ: “Tôi và gia đình đã đến Khu du lịch Suối Mơ 2 lần. Phong cảnh ở đây rất đẹp, có hồ tắm dành riêng cho trẻ em và người lớn. Ngoài ra, có thể chơi các trò chơi khác dưới nước cũng khá thú vị, sau đó thưởng thức các món ăn đặc sản từ rừng, sông Đồng Nai. Đây là điểm nghỉ dưỡng cuối tuần rất hấp dẫn”.
Sau khi tham quan Khu du lịch Suối Mơ, khách có thể đến Vườn Cát Tiên, cách khoảng 20km. Đây là một trong những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Cát Tiên là đô thị tôn giáo của vương quốc cổ Phù Nam (thế kỷ 2 sau công nguyên) với nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Nơi này là một bảo tàng thiên nhiên có ý nghĩa lớn về khoa học, văn hóa, đồng thời còn lưu giữ hệ động thực vật của rừng nhiệt đới rất quý giá. Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, Vườn quốc gia Cát Tiên là khu du lịch sinh thái độc đáo với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, như: Bàu Chim, Bàu Sấu, Suối Tiên, Thác Trời, rừng phong lan, cây cổ thụ ngàn tuổi...
Tân Phú còn có hồ Đa Tôn, thác Hòa Bình cũng là nơi có phong cảnh hữu tình đang mời gọi các nhà đầu tư đến khai thác để kết nối tạo thành tour du lịch.
Hồ Đa Tôn nằm giữa quần thể núi đồi có diện tích mặt nước khoảng 344 héc ta. Đây là hồ nhân tạo được hình thành từ năm 1986. Xung quanh hồ là đất trồng rừng phòng hộ và đất trồng cây ăn trái. Thắng cảnh hồ Đa Tôn tuy còn hoang sơ nhưng đây là một trong những điểm đến cuốn hút những người muốn trải nghiệm, thích gần gũi với thiên nhiên. Hiện UBND huyện Tân Phú đang mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch trên hồ, tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách hơn nữa.
Cách hồ Đa Tôn chỉ khoảng 6-7km là thác Hòa Bình nằm bên chùa Linh Phú sát quốc lộ 20 và đây cũng là điểm dừng chân lý thú. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng nét thâm nghiêm của ngôi chùa cổ kính, rồi lên núi ngắm thác Hòa Bình, nghe tiếng chim hót hòa với tiếng nước chảy tạo thành bản nhạc huyền bí của núi đồi.
Thác Hòa Bình gắn với chuyện tình xa xưa của đôi trai gái yêu nhau trải qua bao sóng gió, nhưng cuối cùng vẫn không được bên nhau đã để lại biết bao tiếc thương và hoài niệm. Từ trên đỉnh thác du khách phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy được những vườn trái cây, những cánh đồng phủ một màu xanh bao la và thấp thoáng là những ngôi nhà nhấp nhô dưới các chân núi như một bức tranh phong cảnh hữu tình với những nét chấm phá mềm mại hài hóa. Đây cũng là điểm tỉnh đang mời gọi đầu tư phát triển du lịch.
Theo các công ty lữ hành, nếu hồ Đa Tôn, thác Hòa Bình phát triển tốt hạ tầng du lịch có thể kết nối tour đi Đà Lạt hay tour riêng tham quan hồ, thác, Suối Mơ và Vườn quốc gia Cát Tiên.(Báo Đồng Nai 7/11)đầu trang(
Việc hàng nghìn con cò trắng về trú ngụ trên đảo nhỏ giữa hồ nước trong Khu du lịch sinh thái Green Eco (tổ dân phố Bắc Tiến, phường Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh) đã trở thành “hiện tượng” tự nhiên hiếm có và lý thú.
Thế nhưng, gần đây đảo cò có nguy cơ bị “xóa sổ” do một số đối tượng săn bắn, đặt bẫy tận diệt loài chim quanh khu vực này.Đảo cò hình thành từ cồn đất rộng khoảng 2.000 m2 được tôn cao giữa lòng hồ rộng khoảng 6 héc-ta của Khu du lịch sinh thái Green Eco, với cây trồng chủ yếu là keo và tre. Từ năm 2013, sau khi khu du lịch sinh thái này đưa vào khai thác, bắt đầu từ mùa thu trở đi, đàn cò trắng với số lượng hàng ngàn con lại tìm về trú ngụ, xây tổ ấm rồi cứ thế sinh sôi nảy nở.
Theo đơn vị quản lý khu du lịch sinh thái này, sau hơn 4 năm hoạt động, thời điểm nhiều trên đảo có trên dưới một vạn con. Ngoài cò trắng chiếm số đông, nơi đây còn có cò đen, vạc và bồ nông; trong cò trắng có cả loại mỏ trắng, mỏ vàng…
Tuy nhiên, thay vì gìn giữ và tạo nơi trú ẩn an toàn cho đàn cò, một số đối tượng đã sử dụng súng hơi, và các loại vũ khí có khả năng sát thương lớn săn bắn đàn chim cò.
Nguy hiểm hơn, đối tượng còn tận dụng các khoảnh ruộng bỏ hoang cạnh khu sinh thái để dựng hiện trường bẫy cò. Hằng ngày, cứ khoảng 16h30’ đến 19h, khi đàn cò, vạc đi kiếm ăn về bay qua khu ruộng, những đối tượng này dùng vạc, cò mồi, nhử cho đàn chim sà xuống chân ruộng và mắc vào bẫy.
Một người chuyên bẫy cò gần khu sinh thái cho biết: "Mỗi ngày bẫy ở đây được từ 20 - 30 con cò, bán với giá 40 nghìn đồng/con. Chỉ bẫy ở những khu vực này mới có cò, chứ đánh vùng khác thì ít lắm!”
Ông Dương Đình Phúc – Đại diện Khu du lịch sinh thái Green Eco cho biết: “Chúng tôi đã rất dày công để phát triển và bảo vệ đàn cò, làm đẹp cho trung tâm TP. Hà Tĩnh. Thế nhưng, gần đây có rất nhiều đối tượng ngang nhiên mang súng, bẫy và thuyền xông thẳng vào khu sinh thái săn bắn. Một số người còn dùng cò giả làm “ma trận” để bẫy, làm cho đàn cò sợ hãi nên số lượng chim tới đây đang ngày càng giảm đáng kể.”
Ông Trần Xuân Quang – Phó Chủ tịch UBND phường Thạch Linh cho biết: “Hiện địa phương chưa nhận được phản ánh của BQL Khu sinh thái Green Eco về việc này. Thường những người bẫy chim là dân nơi khác đến. Thời gian tới chúng tôi sẽ chỉ đạo lực lượng công an phường xuống kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng đánh bắt.”(Báo Hà Tĩnh 7/11)đầu trang(
Nếu những năm trước đây, huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) mỗi năm “biến mất” cả trăm ha rừng thì trong 9 tháng đầu năm 2017 chỉ xảy ra 1 vụ phá rừng, diện tích bị thiệt hại chỉ hơn nửa ha.
Nhưng không phải tự nhiên mà rừng nơi đây được bình yên, có được kết quả này phải kể đến những chủ rừng luôn dốc sức quản lý bảo vệ rừng (QLBVR). Đó là Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh và Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh.
Đối với Cty TNHH Lâm Nghiệp Hà Thanh, công tác BVR không chỉ tập trung vào những diện tích rừng SX do Cty trồng, mà đơn vị còn hết lòng chăm lo những diện tích rừng tự nhiên không còn khai thác do Cty quản lý.
Với khoản kinh phí được Nhà nước hỗ trợ 200.000đ/ha/năm (từ năm 2015-2020) để thực hiện công tác bảo vệ hơn 13.200ha rừng tự nhiên, Cty lập dự toán, được các ngành chức năng và UBND tỉnh Bình Định phê duyệt, hàng năm đơn vị triển khai mạnh công tác BVR.
“Chúng tôi tập trung vào công tác tuyên truyền. Tuyên truyền từ Ban quản lý làng đến hộ dân ở những địa phương mà những năm trước đây thường xuyên xảy ra phá rừng, như làng Canh Liên, làng Cà Te (huyện Vân Canh) và nơi có rừng giáp ranh là làng Cát thuộc huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Tại những điểm “nóng” này chúng tôi đều thành lập chốt BVR. Chốt Canh Liên “nóng” nhất được bố trí 10 người trực 24/24, những chốt còn lại từ 3-5 người”, ông Cái Minh Tùng, GĐ Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh cho hay.
Không kém cạnh, trong những năm qua, BQL Rừng phòng hộ Vân Canh cũng đã thực hiện tốt công tác BVR trên diện tích gần 26.000ha rừng. Ông Đoàn Văn Tây, GĐ Ban phấn khởi cho biết: “Nếu như trước đây trên địa bàn huyện Vân Canh mỗi năm mất đến cả trăm ha rừng thì năm nay mất chỉ hơn nửa ha. Mức độ phá rừng trên địa bàn giảm gần bằng không!”.
Để đạt được kết quả trên là nhờ đổi mới phương pháp QLBVR, đặc biệt là tăng cường “bám rừng”! Xác định được những điểm “nóng”, tại mỗi điểm BQL Rừng phòng hộ Vân Canh thành lập 1 chốt chặn. Ở mỗi chốt chặn, công tác phối hợp BVR được thể hiện rõ nét bằng sự gắn bó của các ngành liên quan. Ngoài chủ rừng còn có sự tham gia của lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương, công an và huyện đội.
“Trên toàn lâm phần chúng tôi thành lập đến 9 chốt chặn, mỗi chốt bố trí từ 3 - 4 người trực 24/24. Những chốt này có nhiệm vụ vừa ngăn chặn nạn vận chuyển lâm sản trái phép, vừa kiểm soát phá rừng. Bây giờ lâm tặc phá rừng bằng công nghệ cưa máy, chỉ cần 1 ngày đêm là có thể mất đứt 1ha rừng. Do vậy, khi ở những điểm nóng trong rừng được chốt chặn thì lâm tặc phải chờn. Nhờ đó mà những cánh rừng được bình yên”, ông Đoàn Văn Tây chia sẻ.
Có lẽ không đâu “khát” đất trồng rừng SX như xã vùng cao Canh Liên (huyện Vân Canh). Ở đây có 600 hộ dân thì hầu hết đều không có đất hoặc thiếu đất SX. Đa phần diện tích đất bà con sử dụng để canh tác hiện tại là đất lấn chiếm.
Để giải tỏa nỗi “khát” đất của đồng bào dân tộc miền núi, ngay từ năm 2015, khi sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, Cty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh đã lập phương án giao hơn 2.200ha diện tích đất trống đồi núi trọc mà Cty không SX cho UBND xã Canh Liên để địa phương này giao lại cho dân canh tác.(Nông Nghiệp Việt Nam 8/11)đầu trang(
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang xảy ra tình trạng báo động khai thác cây cổ thụ. Theo đó, lùng sục khắp các buôn làng, một số đối tượng tìm mua các loại cây đại thụ, sau đó tổ chức khai thác, vận chuyển ra Bắc bán. Tình trạng di thực cây tự nhiên còn sót lại trên đất nương rẫy, thậm chí là cây rừng về làm cảnh đang âm thầm diễn ra ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Mới đây, ngày 17/10, Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro đã xử phạt vi phạm hành chính 1,5 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển gốc cây da đại thụ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc bị lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Kông Chro phát hiện, bắt giữ trước đó.
Gốc cây xanh này sau đó được xác định là của ông Đinh Blyưch, làng Brưl (xã Chơ Long) đào trong vườn nhà để bán. Thế nhưng, tài xế xe không cung cấp được giấy tờ hợp pháp (xác nhận của chính quyền địa phương) nên đã bị lực lượng cảnh sát giao thông bắt giữ khi đang trên đường vận chuyển tiêu thụ.
Trước đó, theo nguồn tin của Báo Gia Lai, có một nhóm người đến địa bàn các xã thuộc huyện Kông Chro để tìm mua các cây đại thụ như: Da, sộp, bồ đề… Sau khi săn được cây, họ dùng xe ủi, xe múc và cả xe chuyên dụng đào bứng gốc chở ra các điểm tập kết rồi dùng xe container vận chuyển ra Bắc, cụ thể là tỉnh Thanh Hóa.
Việc mua bán, vận chuyển các loại cây đại thụ này đã được thực hiện trót lọt trước đó vài chuyến, thậm chí có cả cây rừng. Nghiêm trọng hơn, người cung cấp thông tin trên cũng cho biết: Đợt vận chuyển lần này, có 1 cây bồ đề cổ thụ đã khai thác ở làng Nghe lớn (thị trấn Kông Chro); 1 cây khác ở xã Kông Yang; 2 cây chuẩn bị khai thác ở Dốc ba cô (xã Chơ Long)…
Từ thông tin này, P.V Báo Gia Lai tìm đến làng Nghe lớn (thị trấn Kong Chro) để kiểm chứng. Tại một bãi đất trống cách Hạt kiểm lâm huyện chưa đầy 100 m, một gốc cây bồ đề đại thụ to khoảng 3 người ôm, thân cây đã bị cắt ngọn chỉ còn lại khoảng 5m đang nằm “hiên ngang” và công khai.
Làm việc với Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro, đơn vị này cho biết đã kiểm tra và khẳng định cây bồ đề này nằm trên đất nương rẫy của người dân. “Chiếu theo quy định thì việc kiểm tra nguồn gốc của cây thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND thị trấn Kông Chro”-ông Trần Hùng Anh-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro khẳng định.
Tương tự, một nguồn tin khác phản ánh tại địa bàn huyện Chư Pah cũng có tình trạng đào bới, khai thác cây rừng (chủ yếu là cây bằng lăng) đem về nhà chăm sóc nhằm “hợp thức hóa” rồi bán đi.
Cụ thể, gần ngay UBND xã Ia Ka, một cây bằng lăng to khoảng 2 người ôm, thân cây cao khoảng 7 đến 8 m vừa được di thực về trồng sát bên đường. Khi P.V hỏi thì chính quyền địa phương không hề có chút thông tin gì về nguồn gốc của cây này.
Sau thời gian kiểm tra, xác minh, ông Ksor Sung-Chủ tịch UBND xã Ia Ka mới thông tin sơ sài: Cây bằng lăng trên được 1 hộ dân gần xã mua của người dân địa phương trên địa bàn. Còn người này tên gì, ở đâu thì ông Sung không biết. Tuy nhiên, ông Sung khẳng định: “Trước giờ không có người nào đến xin xác nhận nguồn gốc của cây này và xã cũng chưa xác nhận nguồn gốc của bất kỳ cây nào”.
Theo ông Ksor Sung, những cây đại thụ như vậy chủ yếu nằm ở trong đất rẫy, khi người dân tái canh cây cà phê nên bán đi vì chiếm nhiều diện tích đất. Không biết điều ông Sung nói có đúng không, vì cách đó không xa, ở nhà 1 hộ dân ở xã Nghĩa Hòa (huyện Chư Pah) cũng có đến 4 cây bằng lăng đại thụ nằm chiễm chệ ngay mặt đường, cành lá đã mọc sum sê.
Nguồn gốc của các cây này có thật sự là cây trong rẫy hay được bứng ra từ rừng? Câu trả lời này đang chờ các cơ quan chức năng trả lời. Trong khi đó, ông Nay Vân-Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện khẳng định: Trước đây cũng có một số đối tượng tìm đến địa bàn để tìm mua cây đại thụ, nhưng đơn vị đã nắm bắt và ngăn chặn kịp thời.
Ông Trần Hùng Anh-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro cho biết: Cây bồ đề tại làng Nghe lớn (thị trấn Kông Chro) nằm trên đất nương rẫy của người dân. Theo quy định về quản lý cây cảnh, cổ thụ, cây bóng mát trong vườn nhà của người dân thì họ có quyền tự chủ, tự quyết định nhưng phải có đơn trình báo để UBND thị trấn xác định nguồn gốc.
“Trong qua trình xác nhận, nếu UBND các xã, thị trấn xác định cây nằm trên đất lâm nghiệp thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. UBND các xã, thị trấn cần kiểm tra xác minh cụ thể nguồn gốc hợp pháp của từng cây nhằm tránh trường hợp các đối tượng lợi dụng việc đào, bứng cây rừng đem về nhà trồng rồi làm đơn xin xã xác nhận là cây trong vườn nhà”.
Để chấn chỉnh tình trạng di thực cây tự nhiên còn sót lại trên đất nương rẫy, đặc biệt là cây rừng về để làm cây cảnh, UBND huyện Kông Chro đã kịp thời ra văn bản yêu cầu Hạt Kiểm lâm, công an huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý bảo vệ rừng kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng di thực cây rừng về làm cảnh trái phép trên địa bàn huyện.
Các Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ia Pa, Kông Chro, Kông H’dé tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm phần được giao quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đồng thời, UBND huyện Kông Chro cũng yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện rút kinh nghiệm đối với kiểm lâm địa bàn thị trấn Kông Chro vì đã tham mưu cho UBND thị trấn xác nhận cây không đúng quy định; UBND thị trấn Kông Chro nghiêm túc kiểm điểm trong việc xác nhận cây không đúng quy định và khẩn trương tiếp nhận cây bồ đề từ Hạt kiểm lâm về trồng trong khuôn viên và chăm sóc, bảo vệ nhằm đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt.(Môi Trường & Cuộc Sống 8/11)đầu trang(
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết từ đầu năm 2017 đến nay, lực lượng chức năng trên địa bàn đã tổ chức 4 đợt kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng.
Cụ thể, Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa phối hợp với Công an huyện Hướng Hóa , Bộ Chỉ huy quân sự huyện Hướng Hóa, UBND xã Hướng Linh và Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông  tổ chứ chốt chặn và truy quét theo Chỉ thị 12 là 2 đợt tại các khu vực thuộc Tiểu khu 679, xã Hướng Linh. Kết quả đã phát hiện và thu giữ 18,577 m3 gỗ, đẩy đuổi 51 đối tượng ra khỏi rừng.
Hạt Kiểm lâm Đakrông phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, UBND xã A Ngo đã kiểm tra, truy quét tại Tiểu khu 760, xã A Ngo 1 đợt. Kết quả đã phát hiện phá hủy tại rừng 1 lán trại, thu giữ 7 hộp gỗ xẻ. Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông đã phối hợp với lực lượng Công an, UBND xã Húc Nghì và Ban Quản lý Khu BTTN Đakrông cùng các lực lượng bảo vệ rừng đã tiến hành truy quét tại các Tiểu khu 745A, 746, 733, 731 dọc hai bên tuyến quốc lộ từ thôn La Tó, xã Húc Nghì đến xã A Bung, huyện Đakrông 1 đợt, kết quả đã phát hiện và lập biên bản tạm giữ 13 hộp gỗ, 3 máy tời tự chế, phá hủy 3 lán trại xây dựng trái phép trong rừng đặc dụng.
Được biết, thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nêu cao tinh thần quản lý, bảo vệ rừng. Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các chủ rừng và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các trường hợp xâm lấn đến đất rừng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2016 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị vẫn còn xảy ra tình trạng người dân địa phương xâm lấn đến đất rừng của các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các Công ty lâm nghiệp và rừng do UBND xã quản lý để khai hoang trồng rừng và trồng các loại cây công nghiệp, làm nương rẫy… đang có chiều hướng gia tăng. Đối tượng rừng tự nhiên thường bị xâm hại là rừng phục hồi, chất lượng kém, tập trung tại các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ.
Cụ thể, tại huyện Vĩnh Linh từ đầu năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 3 vụ phá rừng, phát đốt rừng trái phép để trồng rừng với diện tích hơn 9,5 ha. Tại huyện Cam Lộ, khu vực xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế tập trung tại các xã Cam Thành, Cam Nghĩa với 9 vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý, diện tích thiệt hại gần 25 ha.
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Quảng Trị, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá rừng  do đời sống của một bộ phận người dân địa phương còn khó khăn, dân số tăng, thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm. Do tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số “phát, đốt, cuốc, trỉa” và ý thức của một số người dân chưa cao trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng nên tình trạng cháy rừng, xâm lấn rừng tự nhiên vẫn còn xảy ra. Nhu cầu sử dụng lâm sản ngày càng cao, nguồn cung cấp gỗ có những hạn chế. Lực lượng bảo vệ rừng mỏng, công tác quản lý, bảo vệ rừng có lúc còn lỏng lẻo dẫn đến việc phát hiện, bắt giữ đẩy đuổi các đối tượng khai thác cất giữ lâm sản trong lâm phần quản lý chưa kịp thời.
Việc giao rừng tự nhiên chỉ mới dừng lại ở chính sách hưởng lợi từ sự tăng trưởng của rừng mà khi đó thì người dân chờ đợi trong thời gian khá dài, ngoài ra không có chính sách hỗ trợ nào khác cho các tổ đội bảo vệ rừng nên hạn chế việc người dân chủ động tuần tra, bảo vệ rừng…(Tài Nguyên & Môi Trường 7/11)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Sa nhân tím được biết đến là cây dược liệu có giá trị cao, sử dụng phổ biến trong Đông y. Lần đầu tiên ở Nghệ An sa nhân tím được thí điểm trồng tại huyện Quế Phong.
Với diện tích 1ha, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt hiện đang tiến hành trồng hơn 7.000 gốc sa nhân tím. Đây là lần đầu tiên giống cây sa nhân tím được trồng thí điểm tại Nghệ An. Mô hình là sự cụ thể hóa Đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn do UBND huyện Quế Phong triển khai.
Giống sa nhân tím được nhập về từ trung tâm nhiên cứu ứng dụng cây trồng thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp và được trồng dưới tán rừng tại bản Na Chạng, xã Tiền Phong thuộc khu vực quản lý, bảo vệ của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Mô hình được UBND huyện Quế Phong hỗ trợ giống, các đoàn viên thanh niên Khu bảo tồn Pù Hoạt được giao nhiệm vụ trồng, chăm sóc bảo vệ.
Dự kiến, sau 2 - 3 năm trồng và chăm sóc, sa nhân tím sẽ cho thu hoạch. Hạt của nó có dược tính cao, được sử dụng nhiều trong Đông y. Nếu thành công, huyện Quế Phong và Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt sẽ nhân rộng mô hình, tạo thêm sinh kế cho người dân trên địa bàn.(Báo Nghệ An 7/11)đầu trang(
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới”.
Thông báo kết luận nêu rõ, bảo vệ và phát triển rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ cần phải "tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng" và "coi bảo vệ và phát triển rừng là một giải pháp quan trọng tạo việc làm và nâng cao thu nhập"; đồng thời đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu: Đảm bảo 15% diện tích hệ sinh thái rừng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn, đặc biệt là hệ thống rừng đặc dụng; đến năm 2020, tăng thêm khoảng 100.000 ha rừng đặc dụng; tăng cường năng lực thực thi pháp luật, giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó diện tích rừng bị thiệt hại và số vụ vi phạm giảm 30 - 35% so với giai đoạn 2011 - 2015; trồng rừng 1.025.000 ha; trong đó 75.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; 200.000 ha rừng trồng thâm canh gỗ lớn; khoanh nuôi tái sinh rừng 360.000 ha/năm; trồng cây phân tán 250 triệu cây; chuyển hóa rừng trồng, kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn 90.000 ha; tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống là 75 - 80%.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch cụ thể hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ tổng thể trên đây. Triển khai đồng bộ các giải pháp xác định tại Chỉ thị số số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tại Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 06/6/2017, Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013; đẩy nhanh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và thực thi Chương trình REDD+ quốc gia để tạo nguồn thu từ bán quyền giảm phát thải các bon, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng, giảm áp lực khai thác rừng tự nhiên.
Đối với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quán triệt, phổ biến, giải thích để các tổ chức, cá nhân được giao rừng tự nhiên hiểu rõ chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; hành động nhất quán của các cấp, các ngành; đồng thời quan tâm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chủ rừng khi thực hiện dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khoán bảo vệ rừng, hoạt động công ích theo quy định của Nhà nước.
Thực hiện nghiêm việc chấm dứt khai thác chính và khai thác gỗ gia dụng rừng tự nhiên, khai thác tận thu, tận dụng; kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017, không để thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng, nhưng cũng không để lợi dụng khai thác ngoài khu vực cho phép, ngăn ngừa triệt để lợi ích cục bộ.
Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ; kiểm tra, rà soát và thực hiện truy xuất nguồn gốc gỗ tại các cơ sở chế biến để quản lý nguyên liệu hợp pháp. Các địa phương tiếp tục rà soát các cơ sở chế biến gỗ theo đúng quy hoạch, đình chỉ ngay những cơ sở vi phạm pháp luật, thành lập không đúng quy định của Nhà nước. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, xóa bỏ những tụ điểm kinh doanh, buôn bán gỗ, lâm sản trái pháp luật.
Tổ chức rà soát, đình chỉ, thu hồi các dự án vi phạm pháp luật. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng chủ trương cải tạo rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng để trục lợi; đồng thời xử lý trách nhiệm bồi thường giá trị tài nguyên rừng; kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, khi thực hiện các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án đã có kết luận thanh tra, kiểm tra trong thời gian vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng; điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật; công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng; điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật; công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát.
Kiểm điểm, xử lý nghiêm chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, tổ chức ngăn ngừa hành vi phá rừng; kiên quyết loại thải phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan công quyền. Đối với các Bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương.
Đồng thời tổng hợp, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương, chủ rừng khi thực hiện đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên; hướng dẫn các địa phương rà soát, tổng hợp về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng hàng năm và các cơ chế, chính sách đầu tư trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã ban hành.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp tăng cường công tác quản lý đất đai, chấm dứt tình trạng hợp thức hóa giao quyền sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật.(Cựu Chiến Binh 7/11)đầu trang(
“Ông K’Bốt là Tỉnh ủy viên - Bí thư huyện ủy Tuy Đức do Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nên sẽ do Tỉnh ủy chỉ đạo xử lý”. Đó là ý kiến của ông Trương Thanh Tùng, PCT UBND tỉnh Đắk Nông.
Ngày 1/11/2017, báo Infonet có đăng bài “Vợ Bí thư huyện ủy được giao hơn 15ha rừng 135 trái quy định” với nội dung, rừng 135 tại huyện Tuy Đức được giao cho gia đình ông K'Bốt Bí thư huyện ủy và ông Nguyễn Duy Tân, Trưởng phòng TN&MT huyện Tuy Đức sai quy định và hiện đã bị phá gần hết.
Trong cuộc giao ban báo chí sáng nay ngày 7/10, do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức, ông Trương Thanh Tùng (PCT UBND tỉnh Đắk Nông) cho biết: "Sẽ xử lý cán bộ theo phân cấp quản lý và ông K’Bốt là Tỉnh ủy viên - Bí thư huyện ủy Tuy Đức do Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông quản lý nên sẽ do Tỉnh ủy ĐắK Nông chỉ đạo xử lý”.
Theo ông Tùng, trong thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã kiểm tra, rà soát tình trạng thuê đất, giao khoán đất 135 trên địa bàn toàn tỉnh và phát hiện nhiều người là cán bộ, công chức, đảng viên không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng được giao đất trái quy định.
"Tỉnh ủy Đắk Nông đã có công văn 189 với nội dung các đối tượng này đều bị xử lý và theo phân cấp quản lý cán bộ, tất cả đang làm theo quy trình." ông Tùng nhấn mạnh.(Infonet 7/11)đầu trang(
Trước sự phản đối quyết liệt của người dân hai xã Cương  Sơn và xã Nghĩa Phương ( Lục Nam – Bắc Giang) về việc xây dựng nghĩa trang An Phúc Viên tại núi Niêng do lo sợ ảnh hưởng tới môi trường. Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo tạm dừng triển khai dự án để lắng nghe những tâm tư, kiến nghị của người dân.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã thông tin về việc UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên (tỷ lệ 1/500) trên địa bàn 2 xã Cương Sơn, Nghĩa Phương (thuộc huyện Lục Nam) với quy mô khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch trên diện tích khoảng 150 ha đất rừng và đất nông nghiệp cho Công ty cổ phần đầu tư An Phúc Viên là chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau khi biết thông tin về dự án, người dân sinh sống ở 2 xã xung quanh đã kịch kiệt phản đối, gửi đơn thư "cầu cứu" đi khắp nơi vì lo lắng nếu dự án đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân.
Chính vì thế, khi chủ đầu tư cho tiến hành khảo sát, đo đạc nhiều người dân đã tổ chức ngăn cản. Không những vậy, trong quá trình tham vấn ý kiến người dân, phía chủ đầu tư và chính quyền cũng không thông báo rộng rãi, chỉ lấy ý kiến cho phạm vi “khép kín” dẫn đến người dân càng thêm bức xúc.
Trước những bức xúc và phản ứng gay gắt của người dân, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo tạm dừng lại dự án để xem xét, đánh giá lại để lắng nghe thêm ý kiến của người dân để tìm phương án giải quyết tốt nhất.
Liên quan đến việc này, trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Hà Quốc Hợp – Chủ tịch huyện Lục Nam cho biết, theo chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh Bắc Giang thì hiện nay dự án đã tạm dừng triển khai. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc UBND tỉnh có văn bản chính thức chỉ đạo tạm dừng dự án và thông báo công khai rộng rãi cho người dân biết hay không thì ông Hợp cho biết không có văn bản mà chỉ là chỉ đạo trong cuộc họp?
Để làm rõ thông tin, PV đến xã Cương Sơn để tìm hiểu xem người dân có nhận được thông báo tạm dừng dự án hay chưa. Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Đức (thôn An Phú, xã Cương Sơn) sống gần chân núi Niêng cho biết: "Qua các kênh thông tin và báo chí, tôi chỉ biết là dự án đã tạm dừng chứ cũng không thấy xã hay huyện có thông báo bằng văn bản hoặc trên loa truyền thanh", anh Đức cho biết.
Ngoài ra, khi hỏi các hộ dân sống gần khu vực dự án họ cũng khẳng định không thấy xã công khai trên loa truyền thanh về việc dừng dự án.
Như vậy, vấn đề đặt ra là tại sao dự án đã tạm dừng nhưng lại không công khai cho người dân được biết. Điều này đặt ra nghi vấn là phải chăng đằng sau việc tạm dừng dự án còn có điều gì đó “khuất tuất”(.?)
Để làm rõ thông tin, PV cũng đã liên hệ với đại diện tỉnh Bắc Giang. Trao đổi với PV, ông Lại Thanh Sơn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang xác nhận hiện nay tỉnh đã chỉ đạo nhà đầu tư tạm dừng việc xây dưng để vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hơn về dự án. "Khi nào tạo được sự đồng thuận của người dân nơi đây thì sẽ tiếp tục triển khai dự án", ông Sơn nói.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, trước đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã cho phép Công ty CP Đầu tư An Phúc Viên về khu vực núi Niêng (huyện Lục Nam) khảo sát nhằm triển khai xây dựng một “siêu” nghĩa trang trên diện tích khoảng 150 ha đất rừng và đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện này rất cần phải làm rõ các nội dung quy hoạch đã duyệt, các phương án bảo vệ môi trường cũng như những thắc mắc của người dân về việc "bỗng dưng" xuất hiện một dự án nghĩa trang "khủng" ở gần nhà mình.
Theo tài liệu của PV thu thập được về dự án công viên nghĩa trang An Phúc Viên thì hầu hết những người dân 2 xã Cương Sơn và Phượng Nghĩa (nơi dự kiến sẽ xuất hiện công viên nghĩa trang An Phúc Viên) đều không được biết mà chỉ là các lãnh đạo thôn, xã và người dân có đất bị thu hồi nằm trong phạm vi dự án được lấy ý kiến.
Việc được triển khai "bí mật" không chỉ khiến người dân 2 xã kể trên băn khoăn lo lắng về vấn đề tâm linh, bảo vệ môi trường mà còn khiến cho người dân quanh vùng bán tin bán nghi về tính minh bạch, hiệu quả cũng như năng lực và tâm huyết của chủ đầu tư khi bỏ tiền đầu tư dự án "khủng" này.
Liên quan đến việc này, ông Vi Thanh Quyền – Phó giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Bắc Giang cho biết, hiện nay quy trình, thủ tục xin cấp phép thực hiện dự án đều làm đúng, qua lấy ý kiến thì được người dân đồng thuận  rất cao vì đây là dự án được nhiều người quan tâm, theo ông Quyền thì chỉ có một bộ phận nhỏ là không đồng ý.
Tuy nhiên, khi PV đặt câu hỏi căn cứ vào đâu để khẳng định dự án này được người dân đồng thuận rất cao thì ông Quyền cho biết là căn cứ vào việc xin ý kiến tại cơ sở, các hội nghị, gần đây nhất là tại cuộc họp do Sở Xây Dựng chủ trì cũng không có ý kiến nào phản đối. Vị này cũng tiết lộ, khi thực hiện dự án, những người có đất bị thu hồi không chống đối, còn những người dân ở xung quanh thì lại phản đối.
Trong khi đó, trao đổi với PV về việc dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án thu hồi, đền bù GPMB hay chưa, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở TN&MT Bắc Giang cho biết, ngày 09/02/2017, dự án đã được UBND tỉnh Bắc Giang quyết định chủ trương đầu tư số 75/QĐ-UBND cho phép thực hiện với diện tích khoảng 103 ha, thời hạn hoạt động là 50 năm. Tiếp đó, ngày 14/02/2017, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 184/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Một tuần sau, tức ngày 21/02/2017, UBND tỉnh Bắc Giang tiếp tục ban hành Văn bản số 437/UBND-TN về việc giao nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ đất đai, GPMB thực hiện dự án xây dựng công viên nghĩa trang An Phúc Viên, giao Sở TN&MT hướng dẫn Chủ đầu tư đo đạc bản đồ, lập hồ sơ bồi thường GPMB để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo của dự án.
Liên quan đến việc thực hiện đầu tư dự án, theo ông Trịnh Hữu Thắng – Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Bắc Giang, trước đây tỉnh Bắc Giang đã đi tìm nhiều nơi nhưng đều không thành do người dân phản đối. "Đối với dự án này, chủ đầu tư được phép khảo sát 6 tháng trong phạm vi hơn 100 ha bao gồm đất quốc phòng, đất rừng, đất nông nghiệp, đất vườn đồi…. Về phía Bộ Quốc phòng thì cũng đã đồng ý cho triển khai công viên nghĩa trang trên phần đất do Bộ Quốc phòng quản lý", ông Thắng cho biết.
Có thể thấy, về mặt quy trình, thủ tục để tiến tới cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án công viên nghĩa trang An Phúc Viên đang diễn ra khá suôn sẻ và nhanh chóng. Điều này phản ánh năng lực, trình độ và sự thống nhất trên dưới một lòng của các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Giang với mong muốn thúc đẩy tỉnh nhà phát triển không thua kém gì tỉnh Bắc Ninh trước đây. Tuy nhiên, thiết nghĩ, trong quá trình, rất cần một sự cẩn trọng, xem xét kĩ càng đối với các dự án đầu tư liên quan tới việc thu hồi đất trên diện tích lớn, nhất là dự án công viên nghĩa trang An Phúc Viên. Hơn hết là cần phải tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân sống gần dự án.(Tài Nguyên & Môi Trường7/11)đầu trang(
Phấn đấu trồng 10.000ha cây gỗ lớn trong giai đoạn 2016 - 2020 là 1 trong 9 nhiệm vụ trọng tâm mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao thực hiện nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 15/01/2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn. Và đây cũng là nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất trong số những công việc của ngành nông nghiệp được giao trong thời gian qua nhằm nâng cao hơn giá trị kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh.
2 năm gần đây người dân và các doanh nghiệp chú trọng vào trồng các loại cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Nếu như nhiều năm trước, công tác trồng rừng hàng năm chủ yếu với cơ cấu cây trồng chính là keo và mỡ, thì từ 2 năm trở lại đây, các loại cây có giá trị cao như thông, quế, lát, xoan thậm chí là dổi, trám, sao.. cũng đã được người dân tập trung phát triển.
Điển hình có thể kể đến như vụ trồng rừng năm nay, gần như 100% diện tích trồng rừng mới theo dự án của thành phố Bắc Kạn đã chuyển sang trồng cây quế. Còn như Công ty TNHH Phúc Lộc, trong số hơn 470ha rừng dự kiến trồng đến năm 2019, đơn vị này cũng sẽ trồng tới 70% là các loại cây gỗ lớn như lát, dổi.
Dù thời gian sinh trưởng kéo dài  hơn, song so với keo, mỡ, các loại cây gỗ lớn có giá trị cao hơn từ 2 đến 3 lần trong 1 chu kỳ, thị trường tiêu thụ ổn định. Vì vậy, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cho diện tích cây gỗ lớn ngày một tăng lên.
Sau 2 năm thực hiện, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo các ban quản lý dự án bảo vệ phát triển rừng trong tỉnh tuyên truyền vận động người dân trồng và chuyển đổi được trên 12.000ha rừng, trong đó diện tích cây gỗ lớn đạt khoảng 7.000ha, tương đương với 70% kế hoạch đã đề ra.Với việc trồng 3.000ha rừng cây gỗ lớn còn lại, dự kiến ngành nông nghiệp sẽ hoàn thành kịp trong năm 2020.
Bởi hiện nay một số dự án trồng cây gỗ lớn khác như FSC, Kwf8 cũng đang được triển khai với diện tích lên tới vài nghìn ha. Tuy nhiên, một khó khăn đang gặp phải đó là hiện tại, nguồn vốn hỗ trợ để trồng rừng đã cắt giảm nên các năm tiếp theo rất khó khăn cho việc thực hiện trồng rừng đảm bảo kế hoạch đề ra. Trước mắt, ngay trong vụ trồng rừng năm 2018, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu trồng mới hơn 1.000ha rừng tập trung là cây gỗ lớn, chưa kể các loại rừng phân tán khác do người dân tự bỏ vốn thực hiện.(Đài Truyền Hình Phát Thanh Bắc Kạn 7/11)đầu trang(
Sáng 7/11, Sở NN&PTNT và Ban Quản lý Dự án tổ chức hội nghị khởi động “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Reedd+ ở Việt Nam giai đoạn 2 tỉnh Hà Tĩnh”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn dự và phát biểu chỉ đạo.
Trên cơ sở thực hiện thành công giai đoạn từ 2013-2016, Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Reedd+ ở Việt Nam giai đoạn 2 (FCPF) tỉnh Hà Tĩnh” nhận được khoản tài trợ bổ sung 5 triệu USD từ Quỹ Đối tác cac-bon trong lâm nghiệp thông qua Ngân hàng Thế giới, thực hiện từ tháng 12/2016 đến 12/2019.
Dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam về mặt tài chính và kỹ thuật để giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; tăng khả năng hấp thụ khí của rừng; quản lý bền vững tài nguyên rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Dự án gồm 4 hợp phần với 17 tiểu hợp phần, nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật cho các cơ quan liên quan ở Trung ương và 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế nhằm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Reedd+.
Ông Nguyễn Văn Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê: Ngoài chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện dự án, chương trình nên tiếp tục quan tâm phát triển rừng vùng đệm bằng những cây bản địa.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao những kết quả mà chương trình UN REEDD Hà Tĩnh đạt được trong thời gian qua; đồng thời kiến nghị, chương trình tiếp tục tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người dân; nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện dự án; hỗ trợ phương tiện, công cụ hỗ trợ bảo vệ rừng; đầu tư hơn nữa cho phát triển rừng vùng đệm bằng những cây bản địa; nâng cao hiệu quả quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên; phát triển rừng trồng gỗ lớn...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận những kết quả mà Chương trình UN REEDD Hà Tĩnh đã thu được trong thời gian qua, nhất là trong việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bổ sung nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu Sở NN&PTNT làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo để BQL Dự án tỉnh phát huy hiệu quả; các huyện, ban quản lý, đơn vị có dự án triển khai trên địa bàn nâng cao trách nhiệm để đạt được kết quả cao nhất. Tỉnh sẽ quan tâm sâu sát, tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án thành công tốt đẹp.
Trong gần 4 năm (2014 -2017), Chương trình UN REEDD được triển khai tại Hà Tĩnh đã tiến hành hỗ trợ kinh phí giao 4.355 ha rừng cho 1.118 hộ và 10 cộng đồng; xây dựng 21,3 ha mô hình trồng rừng gỗ lớn áp dụng biện pháp tỉa thưa tại HTX Đại Thành; 1,82 ha mô hình trồng cây ba kích tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hương Sơn; gần 1 ha mô hình trồng cây đinh lăng; khoanh nuôi tái sinh 65ha rừng có tác động cao tại Hồng Lĩnh; hỗ trợ phát triển trên 15ha bưởi Phúc Trạch; triển khai thí điểm chia sẻ lợi ích cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có tác động thấp (gần5.800 ha)...(Báo Hà Tĩnh 7/11)đầu trang(
Tính đến thời điểm này, tỉnh ta có 12 dự án được UBND tỉnh phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong đó có 9 dự án thủy điện và 3 dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng. Các dự án trên được UBND tỉnh xây dựng phương án trồng rừng thay thế đạt kết quả cao.
Được biết, UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các huyện, thành phố triển khai trồng 2.437ha rừng thay thế. Các chủ dự án thực hiện nghĩa vụ nộp đủ số tiền hơn 123 tỷ đồng về Quỹ Bảo trợ và Phát triển rừng tỉnh.
Từ nguồn kinh phí trên, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách trồng rừng thay thế như: hỗ trợ 100% giống, xử lý thực bì, đào hố trồng và chăm sóc năm đầu. Mục tiêu của UBND tỉnh là tạo sự đồng thuận trong Nhân dân về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác. Bà con chủ động đăng ký việc trồng rừng thay thế với xã, phường, thị trấn.
Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương vận dụng việc trồng rừng thay thế theo thực tế, phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân nhằm gắn việc trồng rừng thay thế với việc cơ cấu ngành Nông nghiệp thông qua việc hình thành các vùng tập trung, cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn tỉnh trồng hơn 5.336ha rừng (vượt 2.899ha rừng đã chuyển mục đích sử dụng). Tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Lê Trọng Quảng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Thời gian qua, tỉnh luôn nhận được sự ủng hộ của Nhân dân về việc tham gia trồng rừng thay thế. Bà con đăng ký thực tế diện tích trồng rừng, mua cây giống trồng rừng và làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng mới trồng. Đến nay, 95% diện tích rừng thay thế mới trồng sinh trưởng, phát triển ổn định”.
Tháng 8, tháng 9 vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường và Sìn Hồ. Đồng thời, làm việc với UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan đến việc triển khai trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh. Từ thực tiễn, đồng chí Tống Thanh Bình - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kết luận các cấp chính quyền địa phương làm tốt công tác trồng rừng.
Tiêu biểu, Than Uyên là huyện có diện tích trồng rừng thay thế tương đối lớn. Năm 2015, toàn huyện rà soát, trồng mới 263,1ha rừng thay thế (gồm: cây quế, lát hoa, sơn tra) tại 3 xã: Tà Hừa, Mường Mít và Tà Mung, trong đó diện tích nghiệm thu được thanh toán 236,7ha. Năm 2016, huyện Than Uyên thực hiện trồng 115,9ha rừng thay thế, trong đó diện tích nghiệm thu được thanh toán 76,08ha. Năm 2017, huyện tiếp tục trồng 417,43ha rừng thay thế tại các xã: Mường Mít, Tà Hừa, Mường Kim, Khoen On và Ta Gia... Hiện nay, UBND huyện giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ rừng mới trồng. Đối với diện tích rừng thay thế mới trồng tại bản Gia (xã Ta Gia), tỷ lệ cây sống chỉ đạt 60%, huyện chỉ đạo xã thống kê, lập danh sách, dự trù giống, trồng dặm vào mùa trồng rừng năm 2018.
Hay như huyện Tân Uyên đang tích cực vào cuộc chăm sóc rừng thay thế. Từ huyện đến các xã, thị trấn phân công rõ trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, kế hoạch trồng rừng thay thế cho bà con. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức kiểm tra, rà soát hiện trạng diện tích Nhân dân đăng ký trồng rừng đáp ứng đủ giống, quy trình kỹ thuật và tiến độ.
Đến nay, 100% hộ dân trong huyện tham gia trồng rừng thay thế đảm bảo đúng mật độ, diện tích và địa điểm theo thiết kế. Theo một số hộ dân ở xã Nậm Sỏ, ngay sau khi hoàn thành trồng rừng, bà con chủ động đào hào phòng chống gia súc phá hoại. Hiện nay, diện tích rừng mới trồng của xã đang bám rễ, hồi xanh, nảy chồi. Trồng rừng thay thế giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới bền vững.
Trồng rừng thay thế ở tỉnh ta bước đầu thành công nhờ chính quyền quan tâm, người dân đồng thuận, nhiệt tình hưởng ứng. Hiện nay, tỉnh hoàn tất việc thanh quyết toán Dự án trồng rừng thay thế, chi trả tiền trồng, chăm sóc và bảo vệ cho người dân. Nhờ đó, bà con có thêm thu nhập, có động lực để quản lý, bảo vệ rừng mới trồng tốt hơn. Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng mới trồng; sẵn sàng triển khai việc đăng ký trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác năm 2018.(Báo Lai Châu 7/11)đầu trang(
Để đất rừng thực sự có chủ, những năm qua, huyện Đăk Glei triển khai việc đất giao, giao rừng cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và cộng đồng sống gần rừng. Ở diện tích được giao, tài nguyên rừng được quản lý bảo vệ tốt hơn, nhưng vẫn còn những bất cập cần được giải quyết.
Theo ông Trịnh Xuân Lộc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei, để bảo đảm các yêu cầu, huyện thành lập Ban chỉ đạo giao rừng, cho thuê rừng; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, lập và phê duyệt phương án giao đất, giao rừng trên địa bàn. Thông qua việc triển khai các biện pháp này, từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn huyện giao 2.851,13ha rừng cho 18 cộng đồng thôn (thuộc các xã Đăk Man, Đăk Choong, Xốp, Đăk Long, Đăk Kroong và Đăk Pét), 2.976,7ha rừng cho 247 hộ gia đình (thuộc xã Đăk Pét, Đăk Kroong, Ngọc Linh, Mường Hoong và thị trấn Đăk Glei) quản lý bảo vệ.
Với việc giao đất, giao rừng, các ngành và các cấp chính quyền địa phương giúp người dân, cộng đồng nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng và giúp họ có thêm một nguồn thu nhập từ việc thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng. Ở diện tích rừng được giao, tài nguyên rừng được quản lý bảo vệ tốt hơn trước.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này còn nhiều bất cập. Theo ông Lộc, tại Điều 7, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ “về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp” thì các đối tượng này được trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu, chăn thả gia súc và khai thác các lợi ích khác của rừng phù hợp với quy chế quản lý sản xuất; được tận dụng sản phẩm trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm hiện hành; được khai thác lâm sản để giải quyết nhu cầu gia dụng…
Song, các điều khoản về quyền lợi của các hộ được giao đất giao rừng chưa phù hợp với thực tế, hầu hết các hộ gia đình được giao rừng không thể thực hiện các quyền lợi vì chưa có quy định đầy đủ của pháp luật như: chưa xác định thời điểm khai thác chính thức cho từng kiểu rừng và từng trạng thái rừng, nên các hộ không biết thời gian bao lâu từ lúc nhận rừng thì được khai thác và hưởng lợi sản phẩm khai thác. Việc tận dụng diện tích đất trống từ rừng để sản xuất, lấy ngắn nuôi dài còn lúng túng vì thiếu sự hỗ trợ, hướng dẫn quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và đất rừng được giao.
Nhận diện những bất cập, UBND huyện Đăk Glei đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương để vận động các hộ gia đình trả lại giao cho cộng đồng quản lý để mọi người trong cộng đồng cùng được hưởng lợi từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời, UBND huyện cũng đề nghị tỉnh kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành xem xét, chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản về quyền lợi của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao đất, giao rừng đảm bảo phù hợp với thực tế.(Báo Kon Tum 7/11)đầu trang(
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang, mục tiêu cụ thể đến năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 30.000 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC thế giới. Kết quả sẽ góp phần cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình nghèo sống ở vùng sâu vùng xa với đời sống thu nhập tăng từ 5-7%.
Để thực hiện được kế hoạch này, trước hết Sở NN&PTNT Hà Giang không ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ ngành lâm nghiệp và người làm nghề rừng của tỉnh về quản lý rừng trồng bền vững. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các cơ sở dữ liệu liên quan đến việc quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng đến tận các chủ rừng nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin và dữ liệu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quản lý nhà nước đối với tài nguyên rừng, các hoạt động thương mại, đào tạo…
Ngoài ra, cần khảo sát, phổ biến, tuyên truyền và vận động cho các bên liên quan về Quản lý phát triển và bảo vệ rừng và việc cấp chứng chỉ rừng đối với rừng tự nhiên và rừng trồng. Điều tra, đánh giá theo các chuyên đề về Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng, đất rừng và lập ô tiêu chuẩn cố định để tính toán trữ lượng, sản lượng khai thác bền vững hàng năm.
“Nếu triển khai thành công, giá trị gỗ có chứng chỉ sẽ tăng lên khoảng 15-20% so với giá gỗ chưa có chứng chỉ, thông qua thúc đẩy thương mại lâm sản phù hợp với các yêu cầu của thị trường quốc tế và trong nước, hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu lâm sản nước ta vào các thị trường chính trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản,… Ước tính với phạm vi 30.000 ha nhận chứng chỉ rừng giá trị tăng lên khoảng 30 tỷ đồng/5 năm (nếu mỗi ha tăng 1 triệu/5 năm)” – Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Giang đánh giá.
Ngoài ra, đây là mục tiêu mang tính chất an sinh xã hội rất lớn, người dân trực tiếp được hỗ trợ và hưởng lợi. Kết quả sẽ góp phần cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình nghèo sống ở vùng sâu vùng xa với đời sống thu nhập tăng từ 5-7%. Dự án sẽ đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ trong tỉnh (20 cán bộ chuyên nghiệp) và trên 30.000 cán bộ và người dân (gồm cả chủ rừng) có việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp đến về quản lý rừng bề vững và chứng chỉ rừng.
Được biết, hiện nay ở Hà Giang có 316 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 310 cơ sở chế biến gỗ, ván nhân tạo; 05 cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ, 01 nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất nhiều, lại có Nhà máy chế biến gỗ với công suất lớn đã tạo thế cho Hà Giang đi lên từ kinh doanh rừng trồng theo hướng sản xuất liên kết, có hiệu quả cao và bền vững.(Bảo Vệ Môi Trường 7/11)đầu trang(
HĐQT CTCP chế biến gỗ Thuận An (GTA) vừa công bố nghị quyết thông qua kết quả kinh doanh 9 tháng và kế hoạch kinh doanh quý IV/2017.
Theo đó, kết thúc 9 tháng đầu năm, GTA đạt 406 tỷ đồng doanh thu, tăng 21% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 13,2 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
So với kế hoạch năm, GTA đã hoàn thành khoảng 90% chỉ tiêu đề ra về cả doanh thu và lợi nhuận.
Trong quý IV/2017, GTA đặt kế hoạch doanh thu 107 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3,5 tỷ đồng.
Với kế hoạch dự kiến này, nếu hoàn thành, doanh thu cả năm của GTA ước đạt 513 tỷ đồng, vượt 6 tỷ đồng so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế có thể đạt 20 tỷ đồng, vượt 9,8% chỉ tiêu đề ra.(Đầu Tư Chứng Khoán 7/11)đầu trang(
Rừng đặc dụng Tân Trào nằm trên địa bàn 5 xã vùng an toàn khu (ATK) của huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) gồm các xã Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, Trung Yên và xã Minh Thanh.
Được coi là vùng Thủ đô kháng chiến, rừng đặc dụng Tân Trào từng có tác dụng “che bộ đội, vây quân thù” nhưng khu rừng thiêng này cũng không tránh được những áp lực lớn và có nhiều nguy cơ bị xâm hại.
Tổng diện tích tự nhiên của khu vực rừng đặc dụng Tân Trào là 14.600ha. Đất lâm nghiệp chiếm 71,7% đất tự nhiên với 10.500ha. Trong đó, rừng đặc dụng có 3.980ha, rừng phòng hộ 1.044ha. Còn lại là rừng sản xuất với 5.490ha.
Diện tích rừng tự nhiên đặc dụng chủ yếu nằm giáp ranh với huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Vị trí tiếp giáp có địa hình hiểm trở, xa trung tâm, đi lại khó khăn nên là một trở ngại cho công tác kiểm tra bảo vệ rừng tại khu vực này.
Trong khi đó, người dân khu vực 5 xã ATK chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, trình độ dân trí không đồng đều, ý thức chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế; một bộ phận người dân sống ven rừng, gần rừng tự nhiên, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dễ có những hành vi tác động xâm hại rừng.
Từ thực tiễn nói trên, ông Nguyễn Công Phương, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào cho biết, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần vào thành công chung trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Trong những năm qua, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào đã xây dựng các chương trình, kế hoạch phổ biến kiến thức pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng; vận động ký cam kết bảo vệ rừng...
Không sai khi khẳng định thành tựu về giữ rừng thì Tuyên Quang xứng đáng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước. Vậy nhưng ngay tại khu rừng đặc dụng Tân Trào có câu chuyện về những lâm tặc láu cá đã qua mặt cán bộ bằng cách xẻ thịt những cây gỗ to bằng cách chỉ lóc một phần thân cây và giữ cho ngọn cây vẫn đứng vững.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào, ông Trần Văn Dũng cho biết, bảo vệ cảnh quan không có nghĩa là bảo vệ nghiêm ngặt tất cả diện tích rừng và cây xanh, chỉ quy hoạch diện tích hợp lý nhằm tái tạo cảnh quan của thủ đô kháng chiến mà song hành phải chú trọng đầu tư trồng rừng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng, sử dụng tài nguyên rừng bền vững; tích cực để đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Thời điểm trước quy hoạch phân ba loại rừng năm 2007, sản xuất lâm nghiệp trong vùng chưa thực sự phát triển; rừng trồng chủ yếu là trồng theo nguồn vốn Chương trình 327 và Dự án 661; rừng trồng bằng vốn tự có của hộ gia đình chủ yếu là trồng theo hình thức cây phân tán trên đất khác ngoài lâm nghiệp, một số trên đất lâm nghiệp nhưng diện tích nhỏ lẻ, manh mún; quy mô nhỏ, mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế rất hạn chế.
Nhận thấy, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã vùng ATK chưa tương xứng với quy mô quy hoạch lâm nghiệp tại địa phương; sản phẩm từ rừng chưa đem lại giá trị kinh tế cao; thu nhập chính đáng từ người dân làm nghề rừng còn rất hạn chế; chủ yếu tiêu thụ sản phẩm thô, chưa coi trọng khâu chế biến để giải quyết việc làm cho người lao động, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào đã phối hợp với UBND các xã, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện văn bản của các cấp, các ngành và vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
Trọng tâm là trồng rừng và bảo vệ rừng hiện có theo kế hoạch quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Hạt đã chủ động lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở đánh giá thực trạng điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, quỹ đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp, kết hợp việc với vận dụng tốt các cơ chế, chính sách về phát triển rừng để từng bước thúc đẩy quá trình sản xuất lâm nghiệp theo hướng hàng hóa...
Từ năm 2011, Hạt đã vận động nhân dân trên địa bàn trồng mới trên 2.000ha rừng trồng, đạt trên 100% kế hoạch được giao; sản lượng và giá trị rừng trồng trên một đơn vị diện tích tăng dần, thu nhập từ rừng đã có đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động ở địa phương.
Thực tế trên góp phần vào hoàn thành quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân các xã vùng ATK vốn còn rất khó khăn về nhiều mặt. Đó chính là giải pháp hữu hiệu, bền vững để khu rừng chiến khu mãi tươi xanh.(Nông Nghiệp Việt Nam 7/11)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Ở Nga cũng có một thung lũng chết mang tên Kamchatka, còn được các nhà khoa học gọi với cái tên “điểm tử thần”. Bất cứ ai đặt chân tới đây đều “lạnh gáy” với núi xương trắng kỳ lạ.
Thung lũng chết có địa hình gồ gề, đá cheo leo khó đi lại. Trên bản đồ, nó nằm tại bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông Nga, phía trên của sông Geyser. Nơi này chiếm diện tích không quá lớn, chỉ dài chừng 2km và rộng 500m.Là vùng đất “chết chóc” nhưng nơi này lại tập trung các loài động vật hoang dã như gấu xám, tuần lộc, cừu tuyết, cáo, đại bàng…
Địa danh nguy hiểm này còn sở hữu nhiều điểm tham quan thú vị, bao gồm núi lửa, hồ nước, mạch nước phun…Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lịch sử của nơi này được bắt đầu từ rất lâu trước khi nó được phát hiện. Tài liệu cũ ghi lại, thung lũng chết được một người kiểm lâm có tên VS Kalyaev và nhà nghiên cứu núi lửa Leonov V tìm ra. Trong khoảng thời gian từ 1975-1983, Liên Xô cũ đã tiến hành nhiều cuộc thám hiểm tới khu vực hẻo lánh này với các đoàn chuyên gia hàng đầu.Tại đây, các nhà nghiên cứu thu thập được nhiều mẫu phân tích.
Cũng trong khoảng thời gian đó, họ tìm thấy số lượng lớn xác động vật bỏ mạng tại vùng đất chết người. Thậm chí ngay cả các nhà khoa học cũng trở thành nạn nhân của nơi này khi họ tới nghiên cứu mà không có mặt nạ dưỡng khí. Vậy nguyên nhân của cái chết đến từ đâu?Thực chất, nguyên nhân dẫn tới những cái chết khó hiểu tại khu vực này là các thành phần đặc biệt của khí được giải phóng từ vết nứt của vỏ trái đất, bao gồm hydrogen sulfide, carbon disulfide và carbon dioxide.
Tất nhiên, nếu lượng khí hít bình thường sẽ không đủ mạnh. Nhưng nếu chúng sống tại đây trong thời gian dài sẽ “lĩnh án tử”.Trong nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng thường xuất hiện nhất như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, thậm chí tê liệt cơ quan hô hấp dẫn tới tử vong. Và khu vực này trở nên nguy hiểm hơn trong những ngày thời tiết bình thường, bởi khi đó lượng chất độc tích tụ tập trung hơn.(Dân Trí 7/11)đầu trang(./.