Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 07 tháng 11 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đặt câu hỏi khi báo cáo nêu ra con số có địa phương khởi tố 25 vụ phá rừng nhưng không khởi tố được một bị can nào.
Tiếp theo chương trình kỳ họp, ngày 6-11, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng.
Xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý rừng là một trong những vấn đề được các ĐBQH đặc biệt quan tâm tại phiên thảo luận ngày 6-11
ĐBQH Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) nhìn nhận, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt nhưng tình trạng phá rừng rất nghiêm trọng ở một số địa phương đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây lũ lụt như thời gian qua.
Nhiều vụ phá rừng quy mô lớn diễn ra trong thời gian dài nhưng chậm được phát hiện và xử lý. Có những vụ cơ quan tư pháp dường như bất lực trước tình trạng này.
“Khởi tố được 25 vụ án nhưng không tìm được bị can, nghĩa là có vụ án phá rừng nhưng không tìm ra thủ phạm. Tình trạng này cho thấy, công tác bảo vệ và quản lý rừng còn yếu kém, bị buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên. Khó có thể nói rằng, khi tình trạng phá rừng diễn ra trầm trọng như vậy mà lực lượng kiểm lâm không biết, chính quyền sở tại không biết, lực lượng công an sở tại không biết”, ông Hùng nói.
“Cử tri cho rằng, phải chăng đây có sự tiếp tay, có sự bao che. Trách nhiệm quản lý Nhà nước ở đâu? Chắc chắn rằng bộ phận cán bộ, chính quyền, cơ quan chức năng đã chưa làm tròn trách nhiệm của mình được giao. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt những địa phương đã để xảy ra tình trạng này, quy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân để có hình thức xử lý, chặn đứng tình trạng này”, lời vị ĐBQH tỉnh Thái Nguyên.
Cùng nêu quan điểm về vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý rừng, ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng, nhiều vụ phá rừng ngay giữa thanh thiên bạch nhật với quy mô lớn, xảy ra trong thời gian dài. Có hay không hành vi làm ngơ, tiếp tay, bảo kê cho phá rừng.
Ông cũng cho rằng, hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ nhỏ ở cấp xã, huyện.
“Cử tri đề nghị kiên quyết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, không để hành chính hóa các quan hệ hình sự; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu và không thể giơ cao đánh khẽ”, ĐBQH Hoàng Đức Thắng nhấn mạnh.(Pháp Luật & Xã Hội 7/11)đầu trang(
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc, quyết liệt ngăn chặn các vụ phá rừng, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn. Toàn tỉnh đã lập thêm 17 chốt, trạm kiểm soát, trong đó có ba chốt do Chi cục Kiểm lâm quản lý, ba chốt nằm trên địa bàn huyện Đăk Đoa, Chư Prông do hai địa phương quản lý; 10 trạm kiểm lâm của rừng và một trạm kiểm soát liên ngành do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh quản lý.
Tỉnh Gia Lai đã ký Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh với ba tỉnh Đăk Lăk, Phú Yên và Bình Định nhằm tăng cường quản lý tại gốc, phát hiện sớm hành vi phạm pháp để ngăn chặn kịp thời. Tỉnh tập trung hướng dẫn các cơ sở kinh doanh hàng lâm sản trên địa bàn ký cam kết hoạt động đúng qui định của pháp luật; kiểm tra hơn 200 cơ sở chế biến gỗ và chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm.
Về dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, toàn tỉnh đã chuyển đổi 32.000 ha và diện tích thực trồng 25.000 ha, trong đó 16.000ha cao su phát triển bình thường, còn lại 9.000 ha kém hiệu quả.
Đối với việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để trồng cây phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng, tỉnh Gia Lai đã ra kế hoạch thu hồi 30.000 ha do người dân lấn chiếm giai đoạn 2017 - 2019, trong đó giai đoạn 2017 - 2018, tỉnh thu hồi 20.000 ha để trồng rừng.
Tỉnh Gia Lai đã thành lập 4 đoàn kiểm tra việc thực hiện thu hồi đất cho kế hoạch trồng rừng năm 2017. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục vận động, khuyến khích người dân tự nguyện kê khai những diện tích đang canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp; rà soát, phân loại đối tượng thu hồi và giao đất lâm nghiệp để trồng rừng có hưởng lợi hoặc giao cho các địa phương quản lý.
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2015, toàn tỉnh Gia Lai có tổng diện tích đất có rừng trên 625.000 ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 555.000 ha, rừng trồng gần 70.000 ha. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh giảm hơn 1.800 ha, nguyên nhân do chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc do xảy ra một số vụ phá rừng.(Quân Đội Nhân Dân 6/11)đầu trang(
Nhiều ĐBQH ngạc nhiên trước thực trạng có địa phương khởi tố 25 vụ phá rừng nhưng không khởi tố được một bị can nào. “Vậy tội phạm ở đâu, hay cơ quan bảo vệ pháp luật yếu kém, bất lực thế sao?”, ĐBQH Hoàng Đức Thắng nói.
Phiên thảo luận của Quốc hội về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng ngày 6/11 được phát thanh truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi.
Một trong những vấn đề được các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặc biệt quan tâm là xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý rừng hiện nay.
ĐBQH Hoàng Văn Hùng (đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên) nhìn nhận, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc rất quyết liệt nhưng tình trạng phá rừng rất nghiêm trọng ở một số địa phương đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây lũ lụt như thời gian qua.
Nhiều vụ phá rừng quy mô lớn diễn ra trong thời gian dài nhưng chậm được phát hiện và xử lý. Có những vụ cơ quan tư pháp dường như bất lực trước tình trạng này.
“Khởi tố được 25 vụ án nhưng không tìm được bị can, nghĩa là có vụ án phá rừng nhưng không tìm ra thủ phạm. Tình trạng này cho thấy công tác bảo vệ và quản lý rừng còn yếu kém, bị buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên. Khó có thể nói rằng, khi tình trạng phá rừng diễn ra trầm trọng như vậy mà lực lượng kiểm lâm không biết, chính quyền sở tại không biết, lực lượng công an sở tại không biết”, ông nói.
Ông đặt vấn đề, cho dù việc phá rừng có thể diễn ra âm thầm ở trong rừng sâu, nhưng vận chuyển ra khỏi rừng hàng chục, hàng trăm mét khối gỗ đi tiêu thụ mà tất cả các ngõ lớn, ngõ nhỏ đều có sự hiện diện và thuộc quyền quản lý của cơ quan chức năng.
“Cử tri cho rằng, phải chăng đây có sự tiếp tay, có sự bao che. Trách nhiệm quản lý Nhà nước ở đâu? Chắc chắn rằng bộ phận cán bộ, chính quyền, cơ quan chức năng đã chưa làm tròn trách nhiệm của mình được giao. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt những địa phương đã để xảy ra tình trạng này, quy rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân để có hình thức xử lý, chặn đứng tình trạng này”, vị ĐBQH tỉnh Thái Nguyên nói.
Cùng nêu quan điểm về vấn đề này, ĐBQH Hoàng Đức Thắng (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cho rằng: “Nhiều vụ phá rừng ngay giữa thanh thiên bạch nhật với quy mô lớn, xảy ra trong thời gian dài. Có hay không hành vi làm ngơ, tiếp tay, bảo kê cho phá rừng. Thật ngạc nhiên khi có địa phương khởi tố 25 vụ phá rừng nhưng không khởi tố được một bị can nào. Vậy tội phạm ở đâu, hay cơ quan bảo vệ pháp luật yếu kém, bất lực thế sao?”.
Ông cũng cho rằng, hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ nhỏ ở cấp xã, huyện, vạch mặt ra những kẻ "ăn vụng" của dân, của nước, hoặc những vụ đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm được cơ quan Trung ương điều tra, xét xử.
“Tham nhũng ở cấp tỉnh ít bị phát hiện và xử lý, phải chăng chúng ta đang bỏ lọt tham nhũng ở khu vực này? Hay khi phát hiện thì xử lý theo kiểu khép kín nội bộ, phê bình nghiêm khắc, kiểm điểm rút kinh nghiệm như báo cáo thẩm tra của ủy ban Tư pháp nêu.
Cử tri đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo công khai và kiên quyết yêu cầu xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, không để hành chính hóa các quan hệ hình sự, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu và không thể giơ cao đánh khẽ, rung cây dọa khỉ mãi được”, ĐBQH Hoàng Đức Thắng nhấn mạnh.(Người Đưa Tin 6/11)đầu trang(
Trung tâm vùng Tây Nguyên được bao bọc bởi nhiều khối núi lớn, xưa nay tỉnh Đắk Lắk miễn nhiễm với mọi trận bão. Tuy nhiên, với ngoại lệ bão số 12, kinh tế nông lâm nghiệp Đăk Lăk lại hứng chịu thiệt hại nặng nề.
Nhiều dải rừng trồng đã bị bẻ gãy, vùng nguyên liệu mía lớn nhất tỉnh bị đổ rạp. Hồ tiêu, cây trồng có mức đầu tư lớn nhất trong cơ cấu nông nghiệp địa phương cũng lao đao.
Cùng với vị thế số 1 Đắk Lắk về kinh tế lâm nghiệp, với diện tích rừng trồng hơn 14.000 ha, M'Đrak còn là vùng nguyên liệu mía lớn nhất tỉnh, với 7.000 ha, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Đắk Nông, nhà máy đường 333, huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk và một phần cho tỉnh Khánh Hòa.
Theo Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện M’Đrak, thiệt hại về nông nghiệp ở địa phương là bất khả kháng và không có cách khắc phục thực sự hiệu quả. Riêng với cây mía sắp đến kỳ thu hoạch, huyện sẽ làm việc với các doanh nghiệp mía đường để để xây dựng lịch thu hoạch mía phù hợp với tình hình hiện nay, thuyết phục doanh nghiệp chia sẻ thiệt hại do bão nhằm giảm bớt gánh nặng cho nông dân.
Cơ quan chức năng của huyện cũng đang tích cực rà soát, thống kê con số thiệt hại để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ.(VOV 5/11)đầu trang(
Những trận lũ ống, lũ quét ở các tỉnh miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ trong những ngày tháng 10 vừa qua đã gây thiệt hại lớn về người và của.
Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nên mưa nhiều, đồi núi cao dẫn đến lũ ống, lũ quét xảy ra tương đối phổ biến từ xưa đến nay, và người dân đã thích nghi với điều này. Song những năm trở lại đây, lũ ống, lũ quét trở nên bất thường và rất đáng lo ngại, gây hậu quả nghiêm trọng, một phần có thể do quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng quan trọng nhất chính là nguyên nhân do nạn phá rừng đầu nguồn gây ra.
Trước đây, diện tích rừng ở nước ta bao phủ hầu hết các đồi núi nhưng dần bị thu hẹp do nạn phá rừng diễn ra trầm trọng. Ngoài việc phá rừng để khai thác gỗ thì các nhà máy thủy điện mọc lên cũng góp phần thu hẹp diện tích rừng lại.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban lệnh đóng cửa rừng vào tháng 6-2016, song rừng nhiều nơi vẫn tiếp tục bị tàn phá không thương tiếc. Chính điều này đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những thảm họa lũ ống, lũ quét với cường độ mạnh hơn.
Rừng có tác dụng hết sức quan trọng trong việc điều hòa, giữ nước và ngăn cản dòng chảy, nay đã bị phá rỗng ruột, hễ mưa xuống là bao nhiêu nước đổ về vùng thấp một cách nhanh chóng, khiến nhiều người không kịp trở tay. Hơn nữa rừng còn có tác dụng giữ kết cấu đất, đá bền chặt hơn nhờ rễ cây ăn xuống chằng chịt, khi mưa xuống không dễ gì đất, đá bị sạt lở, gây vùi lấp, ngăn cách giao thông…
Không riêng gì vùng núi phía bắc, các tỉnh miền trung và Tây Nguyên những năm gần đây vào mùa mưa lũ cũng chịu thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản bởi hàng mấy trăm công trình thủy điện lớn nhỏ nằm ở đầu nguồn khiến diện tích rừng bị thu hẹp một cách nghiêm trọng.
Rừng được xem như tài nguyên quý giá, một lá phổi lớn của mỗi quốc gia vì vừa thực hiện điều hòa khí hậu, giảm thiểu khí cacbonic và cung cấp lượng oxy, làm màu mỡ đất đai và đa dạng sinh học, ngăn chặn thiên tai một cách có hiệu quả nhất. Mất rừng đồng nghĩa với việc thiên tai ngày càng nhiều và càng nghiêm trọng.
Các cơ quan chức năng, các địa phương cần đẩy mạnh công tác bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng một cách quyết liệt hơn nữa. Giữ và phát triển rừng ngày hôm nay chính là ngăn ngừa những hậu họa thiên tai, lũ lụt về sau này, góp phần vào sự phát triển bền vững cho quốc gia.(Nhân Dân 6/11)đầu trang(
Từ ngày 1 đến 7-11, Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Trường đại học Lâm nghiệp, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh tổ chức 3 lớp tập huấn về công tác PCCC.
150 học viên là cán bộ chuyên trách lâm nghiệp cấp xã; lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng của huyện Bù Gia Mập, thị xã Phước Long và Vườn quốc gia Bù Gia Mập tham gia tập huấn.
Các học viên được triển khai 7 chuyên đề, gồm: Kiến thức chung về công tác PCCC; kỹ thuật phòng và chữa cháy rừng; tác chiến chữa cháy rừng cấp cơ sở; kiến thức pháp luật về PCCC rừng; lập phương án kế hoạch PCCC rừng cho đơn vị cơ sở và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PCCC rừng.
Sau phần lý thuyết, các học viên thực hành sử dụng một số thiết bị, dụng cụ trong PCCC rừng; tổ chức xây dựng một công trình lâm sinh trong PCCC rừng và tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về PCCC rừng.
Lớp tập huấn nhằm hệ thống kiến thức quy định về PCCC rừng cho lực lượng chuyên môn; hỗ trợ kỹ thuật PCCC cho các tổ, đội và lực lượng chữa cháy chuyên ngành để chủ động ứng phó với những tình huống cháy rừng có thể xảy ra. Qua đó, góp phần từng bước hoàn thiện, nâng cao năng lực PCCC rừng của lực lượng chuyên ngành, hạn chế nguy cơ và giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra.(Báo Bình Phước 6/11)đầu trang(
Chủ tịch UBND huyện Sơn Động vừa ban hành Chỉ thị về đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm về tài nguyên rừng để bảo vệ rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Sơn Động.
Theo đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng các chủ trương, quy định của Nhà nước về các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đến từng cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân biết và thực hiện; nghiêm cấm việc phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động phối hợp chặt chẽ với các ngành thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc thực hiện phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của các xã, các chủ rừng.
Đồng thời lập phương án tổ chức kiểm tra, truy quét các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm.
Công an huyện thực hiện tốt quy chế phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương các xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.
UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng.
Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện và trước pháp luật về diện tích rừng được giao quản lý trên địa bàn. Nếu xảy ra tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng mà không biết hoặc không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các chủ rừng, Kiểm lâm địa bàn, Ban lâm nghiệp xã, các cá nhân và tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng tăng cường kiểm tra rừng nhằm phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật Bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã, thị trấn.
Ban Quản lý Bảo tồn Tây Yên Tử, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sơn Động và các chủ rừng trên địa bàn huyện Sơn Động chủ động bố trí lực lượng và phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự và chính quyền địa phương các xã để có kế hoạch bảo vệ tốt diện tích rừng được giao; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi lấn chiếm, phá rừng, khai thác, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Phối hợp với cơ quan chức năng lập hồ sơ xử lý, cưỡng chế những diện tích rừng bị lấn chiếm trái phép theo quy định của Nhà nước.(Cổng Thông Tin Điện Tử Bắc Giang 7/11)đầu trang(
Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng có hệ thực vật phong phú, đa dạng, du khách tha hồ ngắm các loài cây độc lạ. Nhưng làm sao chiêm ngưỡng được hết khu vực rộng đến 123.326 ha?
Với diện tích quá rộng và có nhiều loài phân tán ở những vùng sâu và địa hình hiểm trở, việc “đi và ngắm” toàn bộ VQG Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ là… nhiệm vụ bất khả thi. Vì lẽ đó, từ năm 2015, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đã xây dựng vườn thực vật, như một “hình ảnh thu nhỏ” của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Vườn rộng gần 42 ha, nằm ở bên đường 20 - Quyết Thắng, cách Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng khoảng 10km. Tại đây thực hiện đồng thời 2 phương thức bảo tồn: bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ (sưu tập, di thực các loài thực vật từ nơi khác đến).
Từ khi đưa vào khai thác đến nay, vườn thực vật trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai thích trải nghiệm thiên nhiên và khám phá giá trị đa dạng sinh học. Có 2 tuyến trải nghiệm, tùy thuộc vào quỹ thời gian nhiều hay ít để du khách lựa chọn. Nếu thời gian eo hẹp, khách chọn tuyến số 1 theo lộ trình: nhà trưng bày mẫu vật - khu phục hồi chức năng động vật - hồ Vàng Anh - điểm xem chim công - thác Gió (từ 50 đến 90 phút). Tuyến 2, tốn khoảng 120 - 150 phút, sẽ có lộ trình: nhà trưng bày mẫu vật - khu phục hồi chức năng động vật - điểm xem chim công - đường mòn diễn giải - thác Gió.
Rất nhiều cơ hội trải nghiệm không gian thiên nhiên lạ lẫm, thú vị đang chờ du khách. Ngoài những mảng xanh tự nhiên dịu mát, vườn thực vật này sở hữu một số điểm nhấn tạo ấn tượng mạnh, như thác Gió với dòng nước mát lạnh cao trên 30 m, là cảnh quan hùng vĩ bậc nhất tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Lối tham quan bằng đường mòn dài 4 km trong vườn xuyên qua hàng nghìn loài thực vật, trong đó có nhiều loài gỗ quý hiếm cao lớn. Ở khu hồ Vàng Anh, bạn ngắm hoa phong lan, theo dõi những chú khỉ, chú sóc đen thi nhau chuyền cành tong tiếng chim hót lanh lảnh.
Để hiểu hơn quá trình hình thành VQG Phong Nha - Kẻ Bàng từ cách đây trên 400 triệu năm, du khách có thể quan sát các mẫu hóa thạch của loài san hô 4 tia và các loài huệ biển lưu giữ tại nhà trưng bày mẫu vật. Ở đó còn cung cấp dịch vụ ngủ lều, cắm trại trong rừng, tham gia hoạt động lửa trại, quan sát động vật ban đêm bằng đèn pin và ống nhòm hồng ngoại…
Chỉ vài giờ ở vườn thực vật đã có thể hiểu được ít nhiều hệ sinh thái phong phú của Phong Nha - Kẻ Bàng, đó là điều thú vị mà du khách không nên bỏ qua.(Thanh Niên 5/11)đầu trang(
Tôi lội qua vũng sình lầy nước lút đầu gối, dựa lưng vào gốc thủy tùng hàng trăm năm tuổi để gió thổi thốc vào người. Nơi tôi và chàng cán bộ bảo tồn thủy tùng tên Hải dừng chân, trước từng tồn tại một cánh rừng thủy tùng bạt ngàn. Ấy thế nhưng thời gian cùng tác động của con người thật khốc liệt! Trước mắt tôi giờ chỉ trơ trọi “lão” thủy tùng già nua, nham nhở. “Đi tiếp anh ơi. Qua đám rẫy này sẽ đến quần thể thủy tùng duy nhất tại Việt Nam”, Hải giục tôi tiếp tục di chuyển về phía chòi canh trước khi trời tối…
Từ câu chuyện cây thủy tùng hơn 500 tuổi tại Đác Lắc bị một số đối tượng chặt trộm đem bán để lấy tiền tiêu xài, chúng tôi liên hệ Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước (thủy tùng) Đác Lắc, tìm về xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, địa phương còn tồn tại một quần thể thủy tùng, để tìm hiểu về công tác bảo tồn và những câu chuyện thú vị chung quanh loài cây được giới nghiên cứu xếp vào loại cổ thực vật sắp tuyệt chủng trên thế giới.
Anh Trịnh Duy Hải, Phó Trạm trưởng Quản lý bảo vệ rừng thông nước (thuộc BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước Đác Lắc), dẫn chúng tôi vào trạm giới thiệu tổng quan về thủy tùng trước khi vào thực địa. Hải năm nay mới 27 tuổi nhưng có 5 năm sống và bảo vệ loài thủy tùng cùng người dân địa phương. Trạm anh hiện có sáu nhân viên chỉ tập trung quản lý…
21 cây thủy tùng. “Nhưng cũng đủ “toát mồ hôi” vì các cây phân bố rải rác trên một diện tích hơn 40 ha”, anh Hải khái quát.
Tại Đác Lắc, chỉ riêng hai huyện Ea H’leo và Krông Năng còn quần thể thủy tùng ở Việt Nam; khu bảo tồn Ea Ral (huyện Ea H’leo) còn 140 cây và khu bảo tồn Trấp K’sor (huyện Krông Năng) còn 21 cây. Hiện BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước đang tiếp tục phối hợp các chuyên gia tiến hành các biện pháp “hồi sinh” cây thủy tùng trong tự nhiên như nuôi cấy mô và ghép chồi vào rễ thở, đạt được thành công nhất định.
“Số cây thủy tùng hiện còn trong các khu bảo tồn Ea Ral và Trấp K’sor là quần thể nhỏ với mật độ 40 - 50 cây/1.000 m² nên không thể thụ phấn. Hy vọng qua dự án bảo tồn thủy tùng, chúng ta sẽ gây dựng lại được rừng thủy tùng như xưa”, anh Hải nói.
Trạm quản lý bảo vệ thủy tùng tại huyện Ea Năng được thành lập năm 2013, thời điểm nạn chặt phá, săn lùng thủy tùng còn nóng bỏng.
Giá gỗ thủy tùng thời điểm đó bị đẩy lên cao nên tình trạng đốn hạ cây diễn ra rầm rộ. Để bảo vệ quần thể thủy tùng cuối cùng, anh em trạm bảo vệ phải túc trực canh giữ 24/24 giờ trong rừng. Chưa yên tâm, anh em tình nguyện dựng chòi trong rừng trông thủy tùng. Chòi canh thường nằm trên khoảnh đất cao ráo, được dựng từ gỗ tạp ven rừng để tiện quan sát nếu có đối tượng lạ đột nhập đốn hạ cây.
Từ trên mỏm cao, tôi phát hiện vài cây thủy tùng nằm rải rác dưới sình lầy liền lội bộ đến gần. Sình lầy rộng lớn, ẩm ướt, trội hơn cả là những thân thủy tùng cao chót vót. Tôi chợt lo lắng đến sự an toàn của nhân viên trạm trong quá trình tuần tra trước nhưng ẩn họa dưới sình lầy.
Anh Hải nhìn tôi nháy mắt: “Nơi nào còn hố bom, nơi nào sâu, nông tôi thuộc làu!”. Anh kể, vào mùa hạn ở Tây Nguyên, nước rút hết chỉ còn lớp thực bì khô khốc dày cộp theo thời gian. Các anh em mới vào trạm phải đi thực địa, ghi nhớ vị trí lồi lõm trên mặt đất để thuận lợi trong quá trình tuần tra, bảo vệ và bảo đảm tính mạng cho bản thân vào mùa nước ngập.
Bắt gặp một thân thủy tùng cháy xém cách nơi chúng tôi ngồi chừng 10 m, cỏ cây rậm rạp. Được biết, trước năm 2011, khi Khu bảo tồn Trấp K’sor chưa xây dựng đập thủy lợi, lớp thực bì do cây cỏ đóng thành từng lớp xếp chồng lên nhau. Chỉ một sơ xuất nhỏ lửa bén cũng khiến cánh rừng thủy tùng thành tro bụi. Quá trình hình thành và phát triển, các thân thủy tùng ngã rạp sau những đám cháy bị chôn vùi dưới lòng đất. Số còn đến hôm nay, phần bị cháy, phần do thiên tai mới thành ra nham nhở.
Bên cạnh công tác quản lý, bảo tồn quần thể thủy tùng quý hiếm, BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước Đác Lắc còn kết hợp giao khoán những cây thủy tùng nằm rải rác trên đất canh tác của dân địa phương. Chiều ngả bóng, chúng tôi băng qua con đường đất trơn nhẫy sâu hút, tiếp cận một cây thủy tùng cổ thụ ở thôn Quảng An.
Cây cổ thụ này hiện do gia đình ông Y Phôr Niê hợp đồng với chủ rừng quản lý. Từ xa có thể quan sát cây bị sét đánh đen trùi trụi nửa thân. Cây to bốn người ôm không xuể, rễ nổi từng ụ như ổ mối giúp cây hô hấp mùa nước lớn.
Một người đàn ông cao tầm 1,6 m, tóc xoăn, cười lộ hàm răng trắng đều, di chuyển trong rẫy cà-phê tiến về phía chúng tôi. Sau vài lời giới thiệu, anh Y Phôr mới thổ lộ, khu vực mà chúng tôi đi qua từng là một cánh rừng thủy tùng hàng nghìn năm tuổi.
Hơn 10 năm trước, thủy tùng bị săn lùng, nhiều người đổ xô vào khu vực sình Ea Kuang săn tìm cây bị ngã đổ dưới sình. Thế rồi lời đồn lan nhanh, những thân thủy tùng nằm dưới lòng đất lại bị con người đào xới, săn tìm cạn kiệt. Lòng tham trỗi dậy, lâm tặc bắt đầu để mắt tới cây thủy tùng hơn 600 tuổi trên rẫy nhà anh Y Phôr.
Để bảo vệ cây, anh Y Phôr cùng vợ dựng chòi canh giữ rẫy trông chừng cây thủy tùng. Ban ngày làm việc, đêm xuống căng mắt giữ cây quý. “Nhiều đối tượng lợi dụng mưa lớn, đêm khuya để ra tay chặt hạ thủy tùng. Dẫu biết khó khăn nhưng người dân chúng tôi quyết tâm bảo vệ, cho con thế hệ sau này biết đến loài thực vật cổ sinh này”, anh Y Phôr chia sẻ.
Tìm về nhà ông Vũ Hồng Việt (70 tuổi, thôn Trường Hà, xã Ea Hồ), được biết gia đình ông hiện đang nhận bảo vệ hai cây thủy tùng hàng trăm năm tuổi. Mặc dù được nhân viên tại trạm bảo tồn dẫn đến nhưng ông Việt tỏ vẻ dè dặt.
Hiểu ý, chúng tôi đưa một vài giấy tờ chứng minh công tác thì ông Việt mới thổ lộ, trước có nhiều đối tượng lạ lân la đến nhà ông gạ gẫm đổi hai cây thủy tùng. Dùng tiền không được, chúng dọa dẫm, đe dọa tính mạng. Chính vì thật giả lẫn lộn nên ông Việt luôn cảnh giác cao độ. Điều gì thôi thúc ông vậy, tôi thắc mắc. Ông thật thà: “Người đồng bào địa phương nhiều đời đều bảo vệ nghiêm ngặt thủy tùng. Mình là người phương xa đến đây nên “nhập gia tùy tục” tự nhủ bản thân ra sức giữ rừng”.
Đôi mắt ông Việt luôn có vẻ buồn, tôi đoán ông có điều trăn trở. Thật vậy, vào thời điểm năm 1995, khi ông Việt đặt chân đến địa phương, rừng thủy tùng còn nhiều. Ấy vậy mà vài năm sau, rừng thủy tùng hàng trăm năm tuổi lần lượt mất đi bởi sự tác động từ con người. Câu hỏi làm sao bảo vệ được quần thể thủy tùng duy nhất tại Việt Nam mãi khiến ông day dứt.
Nghĩ rồi làm như bản tính người lính Cụ Hồ năm xưa, ông Việt cùng lực lượng kiểm lâm địa bàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho người dân về sự quan trọng của loài cây thủy tùng đối với hệ sinh thái bản địa cùng vai trò của nó trong đời sống tinh thần của người Ê Đê. Kết quả viên mãn, “mọi người trong thôn ai cũng cam kết bảo vệ quần thể thủy tùng. Trong thôn nếu xuất hiện đối tượng xấu hoặc người lạ là người dân “a lô” cho nhau đề phòng cảnh giác”, ông Việt kể.
Cây thông nước hay còn gọi là thủy tùng tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, thuộc “nhóm IA”, loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Hiện trên thế giới có ba khu vực ghi nhận còn loài này là Trung Quốc, Lào và Việt Nam.
Vào tháng 12-2010, khi điều tra để lập dự án bảo tồn thủy tùng, đơn vị lập dự án là Đại học Tây Nguyên kiểm đếm còn 255 cây ở Đác Lắc. Trong đó, quần thể Ea Ral (huyện Ea Hleo) còn 219 cây, quần thể Trấp K’sơ (huyện Krông Năng) là 31 cây và năm cây ở Cư Né (huyện Krông Buk). Tháng 1-2011, UBND tỉnh Đác Lắc phê duyệt dự án bảo tồn loài sinh cảnh thông nước giai đoạn 2010 - 2015. Đến tháng 8-2012, dự án bảo tồn mới đi vào hoạt động bằng việc ra mắt BQL Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước. Sau khi thành lập, số cây thủy tùng còn lại là 162 cây (mất 93 cây).(Nhân Dân 6/11)đầu trang(
Chú voi con lạc mẹ - nhân vật nguyên mẫu trong bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên thì đã qua đời và trở thành tiêu bản trưng bày trong Trung tâm Du lịch Buôn Đôn. H’Ban Nang - “nàng” voi nhà đầu tiên của Tây Nguyên mang thai nhưng chú voi con hy vọng mới đây đã chết trong bụng mẹ.
Nhưng rồi chúng tôi cũng gặp được “chú voi con ở Bản Đôn” bằng xương thịt - không những một mà có đến hai chú voi con cũng lạc mẹ đang được nuôi dưỡng tại Trạm chăm sóc và điều trị voi sau cứu hộ.
Trụ sở của Trạm chăm sóc và điều trị voi sau cứu hộ (thuộc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk) là một căn nhà buồn như nhà hoang nằm bên đường. Nhưng bên trong thì chuyện vui đáo để. Đang dở bữa trưa, nhưng thấy khách là anh Phan Phú - Tổ trưởng Tổ chăm sóc voi cứu hộ buông đũa, khoe “vết thương của voi Jun gần như đã bình phục” và dẫn chúng tôi đi thăm.
Voi Jun năm nay hơn 5 tuổi, bị mắc bẫy thú của người dân trong một lần theo đàn đi kiếm ăn năm 2015. Và được Trung tâm Bảo tồn voi cứu về trong tình trạng bị thương rất nặng ở chân và vòi. Sau gần 2 năm chữa chạy, Jun bây giờ trông như một đứa trẻ khuyết tật với chân trước bên phải bước chấm phẩy và cái vòi bị thủng ngay đoạn giữa. “Được như hôm nay đã là một kỳ tích bởi lúc mới cứu về, tụi em cứ nghĩ là Jun không sống được vì vết thương quá nặng” - Phú nói.
Ở một khu đất trống bên cạnh là voi Gold, năm nay gần 2 tuổi. Khác với Jun, voi Gold được cứu về sau một lần... té giếng đúng nghĩa và lạc đàn lúc mới 4 tháng tuổi. Vì Gold lúc đó còn quá nhỏ nên sau khi mang về sơ cứu cho hoàn hồn, những cán bộ của Trung tâm Bảo tồn voi quyết định phối hợp với Tổ chức Động vật Châu Á thả về rừng vì sợ ở với con người sẽ không sống nổi.
“Nhưng đó là một hành trình gian nan và nguy hiểm với 4 lần thả nhưng không thành công vì không tài nào nhập được đàn” - Phú nhớ lại. Có lần tưởng đã thành công rực rỡ, quay về chưa kịp ăn mừng thì nhận được tin báo của người dân thấy Gold đang lững thững đi theo... xe ôtô ngoài đường. Có những lần do tiếp cận quá gần với đàn voi rừng, chỉ cách khoảng 15m, đã thế người đi đâu thì Gold cứ đi theo đó.
Đi một hồi thì Gold bất ngờ hú lên, đàn voi rừng bị động nên ầm ào gầm rú chấn động cả một cánh rừng. “Đang định chạy thì chân em bị chuột rút không chạy được. Loay hoay một lúc thì may sao lại leo được lên một ngọn cây. Lúc đó tình hình nguy hiểm đến mức em đã nghĩ đến chuyện... hy sinh vì nghề” - Phú kể.
Sau 4 lần trả về rừng không thành công (và trên thế giới đến thời điểm này vẫn chưa có ai trả về thành công), Trạm quyết định mang voi Gold - một “đứa trẻ” 4 tháng tuổi về nuôi dưỡng cùng với voi Jun. “Là việc chẳng đặng đừng bởi trước đây tụi em được đào tạo để khảo sát, theo dõi, thống kê voi hoang dã. Nên kỹ năng chăm sóc, dạy dỗ voi con của tụi em gần như là con số không” - Phú nói.
Và thế là mọi thứ phải học từ đầu, ngay cả việc đơn giản nhất là cho voi uống sữa thế nào cho đúng cách. Trong phòng ăn của Trạm, chúng tôi thấy có một tấm bảng phân công công việc chi chít chữ và gần như là suốt ngày đêm. Phú bảo chăm sóc voi Gold còn vất vả hơn cả người mình chăm sóc trẻ sơ sinh và tốn kém thì không tưởng tượng được (hiện tiền ăn và sữa trung bình của voi Gold một ngày khoảng... 1 triệu, trong khi Jun ít hơn - khoảng 300 ngàn đồng).
“Em nghĩ đó là duyên số”, Cao Xuân Ninh - thành viên Tổ chăm sóc voi cứu hộ nói về việc nuôi dưỡng và gắn bó với Gold và Jun... “May mắn là chúng tôi được sự hỗ trợ rất lớn về kiến thức, kỹ năng... từ Tổ chức Động vật Châu Á” - Phú nói.
Đặc biệt ngoài con người, voi Jun và Gold còn được kèm cặp bởi những “bảo mẫu” là hai con vòi nhà do Trạm thuê về để dạy những kỹ năng mà con người không dạy được. “Hai voi con, đặc biệt là Gold sống được đến hôm nay là một kỳ tích” - Phú liên tục nhắc đến ý này trong suốt cuộc trò chuyện - “Tuy nhiên đến thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa thể an tâm bởi nguy cơ chết vẫn còn rất cao”.
Phan Phú, 29 tuổi, tốt nghiệp đại học Công nghệ sinh học rồi xin vào làm việc tại Trung tâm Bảo tồn voi. Cao Xuân Ninh, 31 tuổi, lại càng chẳng liên quan gì đến voi khi chuyên ngành học đại học của anh là kế toán.
Cả hai đều chưa vợ và gần như chẳng hề có ý định lấy vợ khi ai nấy râu tóc xồm xoàm bởi “ở đây có 6 thằng đực rựa với nhau, tụi em lại suốt ngày quanh quẩn bên mấy con voi ở đây có đẹp đẽ, sạch sẽ thì cũng chẳng ai ngắm” - lời của Phú. Có lúc Ninh ví von “lâu lâu có ai đi ngang đường cái, trong này cả đám bó gối ngồi nhìn ra ngơ ngác như mấy con khỉ”.
Nhưng giờ thì cả Phú và Ninh đều đã trở thành chuyên gia “đọc hành vi và huấn luyện động vật” của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk. Đây là một công việc không nhiều người làm được bởi khó, nhất là việc đọc nhanh tình huống, phán đoán chính xác để có những xử lý phù hợp, không sai sót. Và khó hơn cả là phải có một tình yêu thương động vật - trong trường hợp này là những con voi - vô bờ bến.
Nếu không yêu thương thật sự thì với mức lương 5 triệu đồng/tháng như của Phú và 3 triệu đồng/ tháng với một nhân viên hợp đồng như Ninh, “thì tụi em ở nhà làm rẫy còn sướng và nhiều tiền hơn nhiều lần, mắc mớ chi lại hành xác ở đây” - lời của Ninh.
Điều đặc biệt ở Trạm chăm sóc và điều trị voi sau cứu hộ, là ở đây, những con voi trẻ nít và cả voi già đều được chăm sóc, huấn luyện, dạy dỗ theo phương pháp của các nước phương Tây chứ không theo cách truyền thống của người bản địa là đánh đập, dùng bạo lực để khuất phục.
Phú còn là người tiên phong ở Việt Nam trong chương trình “làm giàu cho động vật” bằng cách thiết kế các trò chơi để kích thích trí thông minh và sự vận động của con vật để chống lại sự căng thẳng thường thấy trong môi trường nuôi nhốt. “Cái này tôi học của người ta nhưng lại thực hành ở mức vượt yêu cầu. Họ yêu cầu 50% thì tôi làm đến 200%. Mới đây, tôi đã thuyết trình về chủ đề này ở TPHCM cho lãnh đạo và nhân viên các sở thú” - Phú kể.
Phú, Ninh và nhiều người ở Trạm cũng kịch liệt phản đối việc hiện có 20 con voi nhà đang bị người dân bóc lột sức lao động bằng cách chở khách du lịch đến mức kiệt quệ. “Là bởi voi nhà hiện đang hái ra tiền với mức trên dưới 2 triệu đồng/ ngày/ con. Vậy nên mới có chuyện chúng tôi thuê voi về làm “bảo mẫu” với giá 10 triệu đồng/ tháng nhưng họ vẫn không muốn” - lời của Ninh.
Hiện ở Trạm, ngoài 2 voi con, 2 voi bảo mẫu (một con 60 tuổi, một con 32 tuổi) có có thêm một voi nhà tên Thong Khăm năm nay 21 tuổi. Thong Khăm vốn là tài sản của Vườn quốc gian Yok Đôn (đơn vị chủ quản của Trung tâm Bảo tồn voi) chuyên phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên gần đây, do thấy những con voi ở Trạm được chăm sóc, dạy dỗ tốt hơn, lãnh đạo Vườn đã gởi Thong Khăm về đây để cùng... vui hưởng hạnh phúc!
“Bên Vườn hiện vẫn còn 3 voi nữa đang phục vụ khách du lịch. Chúng tôi hi vọng thời gian tới, tất cả sẽ được quy về đây để chúng tôi chăm sóc một thể. Bây giờ thì giống trại trẻ mồ côi, nhưng chắc chắn sau này, đây sẽ là viện dưỡng lão của những con voi nhà” - Phú cười tếu táo.(Lao Động 6/11)đầu trang(
Ngày 6-11, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt (Four Paws Viet) phối hợp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình tổ chức cứu hộ thành công 3 con gấu ngựa nặng hơn 100 kg bị nuôi nhốt trong 2 hộ gia đình ở phường Ninh Phong, TP Ninh Bình.
Theo Four Paws Viet, 3 con gấu ngựa (2 cái, 1 đực) bị nuôi nhốt gần 20 năm trong môi trường chật hẹp, ẩm thấp, thức ăn không phù hợp và có những biểu hiện bị chích hút mật nhiều lần. Khám sức khỏe 3 con gấu cho thấy túi mật của chúng bị nhiễm trùng, gan nhiễm bệnh, vách trái tim sưng to…
Ba con gấu ngựa này sẽ được đưa vào trang trại bảo tồn gấu Ninh Bình của Four Paws Việt để điều trị. Sau khi sức khỏe ổn định, chúng sẽ được thả ra khu bán hoang dã tại Công viên động vật hoang dã quốc gia ở Ninh Bình.(Người Lao Động 7/11)đầu trang(
Hôm 6.11, dự án “Tuổi Thơ Xanh” của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (Save Vietnam’s Wildlife) chính thức khởi động mùa thứ hai. Năm nay, dự kiến có 3200 trẻ mầm non trên toàn huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) tham gia, tăng thêm 2000 bé so với năm đầu tiên.
Đây là một bước tiến đánh dấu sự quan tâm và tham gia của Nhà trường và Gia đình trong công tác giáo dục bảo tồn động vật hoang dã và gắn kết trẻ với thiên nhiên.
Mục tiêu của dự án nhằm mang lại cho trẻ em cơ hội tìm hiểu thiên nhiên và động vật hoang dã, từ đó góp phần nâng cao nhận thức và định hình thái độ về bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng ngay từ nhỏ. Tương tự năm đầu tiên, các bé sẽ được tham gia trải nghiệm thiên nhiên và học tập tại Vườn quốc gia Cúc Phương và Trung tâm Giáo dục Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê.
Theo báo cáo tổng kết dự án năm học 2016-2017, nội dung và hình thức của các hoạt động giáo dục hoàn toàn phù hợp với khả năng nhận thức, ngôn ngữ và thể lực của học sinh mầm non lớp 5 tuổi. Theo đó, khả năng nhận biết các loài động vật hoang dã của trẻ sau khi tham quan đã tăng lên đáng kể, đặc biệt đối với các loài Cầy mực, Tê tê và Mèo rừng đạt tỉ lệ lần lượt đến 79%, 93% và 98 %.
Không những vậy, trẻ còn ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của từng loài, và bắt đầu nhận thức về mối nguy hại của việc săn bắt, buôn bán, sử dụng động vật lên đời sống của các loài động vật hoang dã nói chung.
Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã cho biết, kết quả dự án năm học qua đã khẳng định thêm vai trò quan trọng của công tác giáo dục bảo tồn trong việc gắn kết và thắt chặt tình yêu giữa trẻ và động thực vật hoang dã ngay từ những năm đầu đời. Hi vọng rằng, mô hình dự án sẽ được nhân rộng trên cả nước để mọi trẻ em Việt Nam có cơ hội được trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu về bảo tồn động vật hoang dã.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Đồng Phong, một trong 14 trường đã tham gia dự án năm học 2016-2017 chia sẻ: Đây là một chương trình trải nghiệm hay, ý nghĩa và đậm tính nhân văn. Các em không chỉ được chơi, được học mà còn có cơ hội kết nối với thiên nhiên, cảm nhận sâu sắc hơn về cây cối, động vật.
Được biết, SVW đang tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ, cũng như kêu gọi sự đóng góp của nhà trường, phụ huynh và các cấp ban ngành để nhân rộng quy mô chương trình, mang đến cơ hội học hỏi khám phá thiên nhiên cho tất cả trẻ em trên cả nước.
Dự kiến 116 chuyến tham quan cho 3,200 trẻ sẽ được tổ chức từ nay đến cuối tháng 5 năm 2018. Trung tâm chào đón các đơn vị báo chí truyền thông đến quay phim, đưa tin hoạt động Dự án.(Tài Nguyên & Môi Trường 6/11)đầu trang(
VKSND quận Hà Đông, Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Mậu Chiến (SN 1970, trú tại Hà Đông) cùng vợ và hai đồng phạm khác về hành vi vận chuyển hàng cấm và tàng trữ hàng cấm.
Trước đó, sáng 27/4, tại ga Hà Nội, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu - Bộ Công an phát hiện 2 đối tượng mang theo 1 valy, 1 thùng carton có chứa 15 sừng tê giác. Khai thác nóng, các đối tượng khai vận chuyển hàng cấm theo sự chỉ đạo của Nguyễn Mậu Chiến.
Khám nhà vợ chồng Chiến tại Hà Đông, Cơ quan điều tra thu giữ 2 hổ con đã chết để đông lạnh. Đây là loài hổ có tên khoa học Penthera tigris (loài hổ thuộc phụ lục 1, danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và thuộc nhóm nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại), 10 miếng cao động vật, 2 mẩu xương động vật, 4 mảnh ngà voi châu Phi, 4 miếng da sư tử...
Đến ngày 10/5, Nguyễn Mậu Chiến đến Công an quận Hà Đông đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội.
Theo tài liệu điều tra, khoảng cuối năm 2016, Chiến đi Trung Quốc, gặp và quen biết đối tượng Xieng Xieng (người Trung Quốc). Xieng Xieng thuê Chiến vận chuyển 15 chiếc sừng tê giác, trọng lượng 34kg từ TP.HCM ra Hà Nội với giá thuê 340 triệu đồng.
Nhận lời, đầu tháng 4, Chiến chỉ đạo Nguyễn Văn Tùng (SN 1983, ở Thanh Hóa) vào TP.HCM nhận hàng.
Ngày 24/4, Xieng Xieng điện cho Chiến và cung cấp số điện thoại của một người tên Nguyễn Mạnh Chiến (trú ở quận Tân Bình, TP.HCM) để liên hệ lấy số hàng cấm đem ra Hà Nội.
Chiến gọi điện nhờ Nguyễn Mậu Thuận (SN 1984, ở Thanh Hóa), là nhân viên tàu Bắc- Nam liên hệ với Nguyễn Mạnh Chiến để nhận hàng. Thuận đến điểm hẹn nhận 1 valy và 1 thùng carton đựng 15 khúc sừng tê giác rồi giao cho Tùng, kèm theo vé tàu hỏa để chuyển số hàng ra Hà Nội.
Khoảng 7h ngày 27/4, Tùng ra đến ga Hà Nội và bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ.
Sáng hôm đó, liên lạc qua điện thoại với Tùng không được, biết "đàn em" đã bị bắt, Nguyễn Mậu Chiến gọi điện về cho vợ là Lê Thị Hồng (SN 1972) tẩu tán sừng tê giác, ngà voi và những sản phẩm từ động vật khác đang để tại nhà.
Hành vi của Chiến bị cho là phạm vào quy định tại khoản 1, điều 155 bộ luật Hình sự. Theo đó bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Ngày 27/10, TAND quận Hà Đông đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên phiên tòa hôm đó phải tạm hoãn do bị cáo tại ngoại vắng mặt và đại diện VKS bị ốm.
Theo tài liệu của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), năm 2007, Chiến bị bắt ở châu Phi và bị xử phạt hành chính do vận chuyển một số sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD). Ở Thanh Hóa, Chiến được biết đến là chủ trang trại nuôi nhốt tới 12 con hổ.
Vào cuối tháng 5, một bé trai 13 tuổi (trú tại xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị hổ tại trang trại của Nguyễn Mậu Chiến vồ.
Các đối tượng đã khai nhận 2 con hổ đông lạnh bị tịch thu có nguồn gốc từ cơ sở nuôi nhốt hổ của Nguyễn Mậu Chiến.
Chính vì vậy, ENV nghi ngờ cơ sở nuôi nhốt hổ của Nguyễn Mậu Chiến thực chất chỉ đóng vai trò “vỏ bọc” cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hổ và các loài ĐVHD khác, mà không hề phục vụ mục tiêu nuôi thí điểm “bảo tồn” hổ như UBND tỉnh Thanh Hóa đã đề ra.
Từ đầu tháng 5, ENV đã có văn bản đề nghị tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở nuôi nhốt hổ của đối tượng Nguyễn Mậu Chiến; làm rõ những hoạt động bất hợp pháp nhằm xử lý triệt để mọi dấu hiệu vi phạm về hổ cũng như các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm khác tại cơ sở.
Ngoài ra cần xem xét không tiếp tục gia hạn hoặc cấp mới giấy chứng nhận nuôi nhốt hổ cho cơ sở của đối tượng Nguyễn Mậu Chiến, nghiên cứu giải pháp nhanh chóng chuyển giao những con hổ nuôi nhốt tại cơ sở này về các trung tâm cứu hộ theo quy định của pháp luật.(VietnamNet 4/11)đầu trang(
Đây là một trong những giải pháp mà chính quyền xã Quang Phong (Quế Phong) đề xuất cấp thẩm quyền thực hiện nhằm bảo vệ vùng rừng giàu thuộc Khu BTTN Pù Huống sau khi xảy ra vụ việc 13 cây pơ mu bị lâm tặc đốn hạ.
Con đường mà chính quyền xã Quang Phong đề xuất cấp thẩm quyền cắt bỏ là tuyến đường độc đạo Công ty Tân Hồng mở trong giai đoạn thực hiện dự án trên địa bàn xã Quang Phong, Cắm Muộn. Tuyến đường này, chạy từ xã Cắm Muộn (Quế Phong) vắt qua Tiểu khu 148 (Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống) đến Khe Ton, vòng ra bản Quyn thuộc xã Quang Phong.
Sở dĩ chính quyền xã Quang Phong có đề xuất này là bởi ở xã Cắm Muộn có một số đối tượng thường sử dụng tuyến đường này để thực hiện hành vi khai thác trái phép các cây gỗ quý trong vùng rừng giàu Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nằm trên địa bàn xã Quang Phong.
Theo ông Sầm Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Phong, trên địa bàn xã Quang Phong có khoảng 4.400 ha rừng đặc dụng, thuộc 4 tiểu khu 147, 148, 149, 150 của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Đây là vùng rừng giàu, có nhiều cây gỗ quý như pơ mu, sến, táu mật… thường xuyên bị các đối tượng xấu dòm ngó.
Thời gian qua, đã có không ít các vụ việc khai thác trái phép cây gỗ quý bị các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật. Điển hình như vụ vận chuyển trái phép 10,565 m3 gỗ xẻ pơ mu trong năm 2015; hay vụ đốn hạ 13 cây pơ mu vừa qua…
Dù vậy, bởi tính chất địa lý hết sức phức tạp nên chính quyền xã Quang Phong xác định công tác quản lý, bảo vệ vùng rừng giàu thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
“Vì vậy, rất cần thiết cắt bỏ hoàn toàn tuyến đường từ xã Cắm Muộn vào tiểu khu 148, loại bỏ được cung đường vận chuyển lâm sản trái phép…” - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Phong Sầm Văn Minh trao đổi.
Được biết, trong vụ việc lâm tặc đốn hạ 13 cây pơ mu, cơ quan cức năng xác định có những đối tượng là người địa phương xã Cắm Muộn.
Và đề xuất cắt bỏ tuyến đường từ xã Cắm Muộn vào tiểu khu 148 của UBND xã Quang Phong được Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống xem là một trong những giải pháp để quản lý, bảo vệ rừng. Cơ quan này cũng đã có văn bản kiến nghị UBND huyện Quế Phong xem xét cho phép thực hiện.(Báo Nghệ An 6/11)đầu trang(
Để góp phần bảo vệ di sản địa chất tại khu vực hang động núi lửa huyện Krông Nô, ngày 1/11/2017, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Công văn số 6088/UBND-NN chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị và các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý hoạt động săn bắt, vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái pháp luật trên địa bàn huyện Krông Nô và các khu vực lân cận.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và tăng cường kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật trong việc quản lý động vật hoang dã và hoạt động gây nuôi động vật hoang dã. Quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt đối với các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân không mua, bán, sử dụng, tặng cho hoặc nhận quà biếu là động vật hoang dã và các sản phẩm liên quan đến động vật hoang dã. Các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm, đúng pháp luật các hành vi vi phạm về quản lý động vật hoang dã và hoạt động gây nuôi động vật hoang dã.
Lực lượng công an thường xuyên kiểm tra, thu hồi và cấm sử dụng các loại súng, bẫy tự chế có khả năng đánh bắt động vật hoang dã. Lực lượng kiểm lâm, quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các quán ăn, nhà hàng, chợ, các địa điểm kinh doanh, các trục đường giao thông, khu dân cư, hộ gia đình có kinh doanh, nuôi nhốt động vật hoang dã để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định…(Báo Đắk Nông 6/11)đầu trang(
Từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 30 vụ cháy rừng (tăng 19 vụ so với cùng kỳ năm 2016). Tổng diện tích rừng bị cháy là 75,36 ha. Hiện đang bước vào mùa hanh khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, vì vậy, các ngành chức năng chủ động nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Ông Cao Xuân Cường, Trưởng Phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Cháy rừng tăng là do một số ít người dân chưa chấp hành tốt các quy định về PCCCR; chủ quan, lơ là, đốt dọn thực bì, đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng...
Trong đó, một số vụ cháy vào ban đêm không tìm ra nguyên nhân, nhưng theo nhận định của cơ quan chuyên môn thì không loại trừ do người dân mâu thuẫn dẫn đến đốt rừng của nhau. Các vụ cháy đều được phát hiện và xử lý kịp thời, vì vậy, mặc dù số vụ cháy tăng nhưng diện tích thiệt hại chỉ tương đương với cùng kỳ 2016. Điều này do công tác chuẩn bị phương án, lực lượng tại chỗ được chủ động.
Toàn huyện Lộc Bình có gần 58.000 ha rừng, từ đầu năm 2017 đến nay xảy ra 5 vụ cháy rừng, thiệt hại 6,35 ha, chủ yếu là rừng thông. Ông Phạm Tuyến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Do chuẩn bị tốt phương án PCCCR và tổ chức lực lượng chữa cháy kịp thời nên diện tích bị thiệt hại không lớn.
Bước vào mùa hanh khô, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn, lực lượng chức năng quản lý, bảo vệ và PCCCR. Cùng với đó, đơn vị chỉ đạo kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho UBND các xã, thị trấn kiện toàn ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR; hoàn thiện phương án quản lý, bảo vệ và PCCCR.
Từ đầu năm 2017 đến nay, đơn vị phối hợp mở được 12 hội nghị tuyên truyền lồng ghép tại các xã; tuyên truyền lưu động 10 lần; phối hợp với ban chỉ huy quân sự xã, công an xã kiểm tra, tuần rừng được 148 lần, kiểm tra hoạt động của tổ đội quần chúng bảo vệ rừng thôn bản 168 lần, kiểm tra đôn đốc thực hiện hương ước thôn bản 170 lần; tuyên truyền lồng ghép tại các cuộc họp thôn 47 lần… phân công trực 24/24 giờ, thuê gác lửa rừng tại 8 xã trọng điểm hay xảy ra cháy rừng.
Không chỉ huyện Lộc Bình, công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR được các huyện, thành phố chủ động thực hiện. Ông Bế Văn Tiết, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đình Lập cho biết: Hiện đang là mùa hanh khô, đơn vị đã chủ động phối hợp với các xã, thị trấn xây dựng phương án PCCCR từ huyện đến xã. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và PCCCR.
Ngay từ đầu mùa khô, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố tham mưu cho UBND các huyện, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về bảo vệ và PCCCR; kiện toàn ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện.
Từ đầu năm 2017 đến nay, chi cục phối hợp tổ chức 29 hội nghị tập huấn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ và PCCCR; tuyên truyền lồng ghép tại các xã, cụm xã, các thôn bản, trường học được gần 2.200 cuộc; phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh tuyên truyền 7 cuộc; tuyên truyền lưu động 46 lần; phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn xã kiểm tra, tuần rừng được 540 lần…
Bên cạnh đó, trong tháng 11/2017, chi cục sẽ tổ chức diễn tập PCCCR tại huyện Bắc Sơn và thành phố Lạng Sơn. Ngoài ra, đơn vị lắp đặt 2 biển cảnh bảo cháy rừng tự động (tại trụ sở chi cục và Hạt Kiểm lâm Đình Lập).
Đặc biệt, từ nay đến hết năm 2017, Cục Kiểm lâm sẽ lắp đặt 7 trạm quan trắc khí tượng thủy văn tại 7 huyện, thành phố. Các trạm quan trắc sẽ đo hướng gió, độ ẩm, nhiệt độ lượng mưa, các dữ liệu sẽ được truyền về máy chủ đặt tại Cục Kiểm lâm. Từ đó, máy sẽ tự động phân tích và đưa ra mức cảnh báo cháy rừng và phương án xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.(Báo Lạng Sơn 6/11)đầu trang(
Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tích cực phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, truy quét tại các khu rừng trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm, bị phá, khai thác lâm sản trái phép.
Cùng với đó, lực lượng chức năng nỗ lực xác định đường dây, đầu nậu để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Từ đầu năm 2017 đến nay, các đơn vị đã tổ chức 4 đợt kiểm tra, truy quét tại rừng. Trong đó, Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá phối hợp với Công an, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, UBND xã Hướng Linh và Ban quản lý Rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông tổ chức chốt chặn, truy quét 2 đợt tại các khu vực rừng thuộc tiểu khu 679, xã Hướng Linh.
Kết quả đã phát hiện và thu giữ 18,577 m3 gỗ, đẩy đuổi 51 đối tượng ra khỏi rừng. Cùng với nhiều nỗ lực bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm Đakrông phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay, UBND xã A Ngo tổ chức kiểm tra, truy quét tại tiểu khu 760 thuộc địa bàn xã A Ngo, qua đó phát hiện, phá huỷ 1 lán trại, thu giữ 7 hộp gỗ xẻ thuộc nhóm V, VII.
Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông phối hợp với Công an huyện, UBND xã Húc Nghì, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông và lực lượng bảo vệ rừng tiến hành truy quét tại các tiểu khu 745A, 746, 733, 731 thuộc địa bàn xã Húc Nghì.
Kết quả, đã phát hiện và lập biên bản tạm giữ 13 hộp gỗ nhóm VI, khối lượng 6,908m3 quy tròn, 3 máy tời tự chế và phá huỷ 3 lán trại dựng trái phép trong rừng đặc dụng.
Cùng với việc tổ chức các đợt kiểm tra, truy quét tại rừng, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh còn tăng cường công tác tuyên truyền, giúp người dân nêu cao tinh thần quản lý bảo vệ rừng; phối hợp chặt chẽ với các chủ rừng, chính quyền địa phương nhằm tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng; xử lý nghiêm đối với các trường hợp xâm lấn đất rừng…(Báo Quảng Trị 6/11)đầu trang(
Ngày 6/11, UBND tỉnh tổ chức họp thẩm định dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, đại diện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (đơn vị tư vấn) đã trình bày tóm tắt nội dung Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Theo đó, mục tiêu của Quy hoạch là bảo tồn và phát triển bền vững tính ĐDSH, đặc biệt là các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm, phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh sinh thái và ANQP.
Quy hoạch đặt ra mục tiêu nâng độ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2020, đạt 58% vào năm 2030; đồng thời, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, đảm bảo không gia tăng số lượng loài bị tuyệt chủng, cải thiện đáng kể tình trạng một số loài nguy cấp bị đe dọa như: Cu li lớn, cu li nhỏ, rái cá, cây bình vôi, ba kích…
Quy hoạch được chia thành 3 giai đoạn thực hiện. Cụ thể, giai đoạn 2018-2020: Nâng cấp 3 khu bảo tồn hiện có, thành lập mới 3 khu bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh (khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui – Tiên Yên, khu bảo tồn biển Cô Tô, khu bảo tồn biển Đảo Trần).
Giai đoạn 2021-2025: Thành lập mới và đưa vào hoạt động 3 vườn thực vật (Đồng Sơn – Kỳ Thượng, vườn thực vật Yên Tử, vườn thực vật Bái Tử Long), 2 vườn động vật (Bái Tử Long và Đồng Sơn – Kỳ Thượng). Giai đoạn 2026-2030: Quy hoạch chi tiết, thành lập và đưa vào hoạt động 2 hành lang ĐDSH núi với diện tích 109.530ha (không liên tục) và biển với diện tích 123.204ha (không liên tục); thành lập khu bảo tồn núi đá vôi Quang Hanh.
Quy hoạch cũng đưa ra 8 giải pháp thực hiện, như: Giải pháp về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, thông tin tuyên truyền, sinh kế cho người dân vùng đệm…
Tại cuộc họp, các thành viên của hội đồng thẩm định đề nghị đơn vị tư vấn cần làm rõ mục tiêu quy hoạch với định lượng cụ thể; đánh giá sâu hơn về hệ thống các khu bảo tồn, hành lang ĐDSH; bổ sung thông tin về bối cảnh dự báo, có những đánh giá liên quan đến hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng quy hoạch rừng để đảm bảo phù hợp với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội…
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định yêu cầu đơn vị tư vấn chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh các số liệu, văn bản trích dẫn theo ý kiến đóng góp tại cuộc họp đảm bảo chính xác.
Đồng chí cũng yêu cầu đơn vị tư vấn làm rõ một số mục tiêu và nhiệm vụ đang bị nhầm lẫn, từ đó chỉnh sửa điều chỉnh giải pháp phù hợp; xác định lại diện tích, vị trí cụ thể của rừng ngập mặn để xây dựng giải pháp bảo vệ và bảo tồn, đảm bảo ĐDSH; xem xét các ý kiến đóng góp về việc mở rộng diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng; bổ sung số lượng, diện tích một số loài cần bảo tồn như: Sá sùng, ngán…
Cùng với đó, cần dự báo những nguy cơ, khó khăn trong thực hiện dự án như: Tốc độ phát triển kinh tế-xã hội có nguy cơ phá vỡ quy hoạch, sự suy giảm nguồn nước tại các hồ, một số loài quý hiếm có nguy cơ bị giảm hoặc biến mất do tác động của con người… Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện theo đúng quy hoạch nhằm bảo vệ môi trường gắn liền với ĐDSH và phát triển kinh tế xã hội địa phương.(Báo Quảng Ninh 6/11)đầu trang(
Sáng 6.11, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết khi truy đuổi lâm tặc một số anh em kiểm lâm đã bị mắc kẹt trong rừng, hiện lực lượng cứu hộ đang tiếp cận để giải cứu.
Ông Tuấn thông tin, hiện tại ông Lê Thanh Hướng - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng với 4 người dân địa phương vẫn còn mắc kẹt trong rừng 9 ngày do mưa lớn. Lực lượng chức năng và người dân vẫn đang tiếp cận để giải cứu.
Theo thông tin từ ông Tuấn cho hay, ngày 27.10, nhận lệnh tuần tra từ Chi cục trưởng KL, một toán KLV của Hạt KL Khu bảo tồn Sao la (TT Huế) cùng với 2 chiến sỹ bộ đội biên phòng thuộc Đồn BP 637 (BCH BĐBP TTH) đã tiến hành truy quét các tiểu khu rừng giáp ranh giữa hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.
Đến ngày 30.11, nhóm tuần tra đã phát hiện nhóm 4 người với các phương tiện khai thác gỗ và một khối lượng khoảng 4 mét khối gỗ khai thác trái phép trước đó. Trên đường dẫn giải người vi phạm và tang vật phương tiện về xuôi, đoàn tuần tra đã bị kẹt lại trong rừng vì mưa rất lớn, nước thượng nguồn dâng lên rất cao.
Thuyền máy bị va vào đá hư hỏng nặng. Đoàn truy quét bị mắc kẹt trong rừng và chịu đói rét trong nhiều ngày.
Đến 20h ngày 05.11 cả nhóm đã cắt rừng về đến Trạm KL Tu Re (trên đường 74), riêng ông Hướng và 4 người khác vẫn còn đang mắc kẹt trong rừng.(Lao Động 6/11)đầu trang(
Nhìn dòng nước lũ ầm ầm đổ về nhấn chìm làng mạc, phố xá, ruộng vườn… ở miền Trung mà không khỏi nhói lòng khi thấy hiện lên hình ảnh những căn biệt phủ làm từ những cây gỗ mà lẽ ra nếu chúng còn ăn sâu bám rễ trên đại ngàn thì ít nhiều là “tấm khiên” của tự nhiên ngăn dòng nước hung tợn.
Căn "biệt phủ" làm bằng gỗ của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị dùng tới hơn 80 m3 gỗ, trong đó 32 cây cột là nhiều loại gỗ quý như lim, gõ, chua, trường... Dù cơ quan chức năng của tỉnh cho biết 80 m3 gỗ này có nguồn gốc hợp pháp nhưng để có được số gỗ trên, bao nhiêu cây rừng bị đốn gục?
Giá trị của rừng đối với cuộc sống đã quá rõ. Rừng được ví như vàng không chỉ bởi nó là nguồn tài nguyên, sản vật quý giá mà vì nó còn có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống con người. Rừng - "lá phổi" xanh - bị xâm hại sẽ tức khắc ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống. Rừng còn là "tấm khiên" đặc biệt để ngăn, giảm thiểu sức mạnh hung bạo, sự tàn phá ghê gớm của lũ lụt.
Khúc ruột miền Trung và Tây Nguyên đang phải gồng mình chống chọi với hiểm họa lũ lụt được đánh giá là "chưa từng thấy" khi các hồ, sông và vùng trũng cùng đầy nước. Trận mưa lũ lịch sử hiện nay tất nhiên là do mưa quá lớn. Mưa lớn thì phải chấp nhận chịu lũ lụt, song mức độ chắc chắn sẽ giảm nếu còn những cánh rừng nguyên sinh giúp giữ nước, khiến tốc độ nước đổ xuống hạ du chậm lại.
Vậy mà diện tích rừng vẫn bị suy giảm nghiêm trọng. Số liệu thống kê chính thức cho thấy từ năm 2010 đến 2014, rừng Tây Nguyên giảm 307.000 ha, độ che phủ giảm từ 51,9% xuống còn 45,8%; tỉ lệ rừng giàu chỉ còn 10,4%, rừng trung bình còn 22,7%, còn lại là rừng nghèo kiệt… Giá gỗ càng cao thì nạn phá rừng càng trầm trọng.
"Thủ phạm" khiến những cánh rừng bạt ngàn biến mất hay cạn kiệt, ngoài một phần thói quen canh tác lạc hậu của người dân địa phương còn có phần đáng kể do thủy điện. Vô số thủy điện mọc lên khắp miền Trung, Tây Nguyên không chỉ chặt phá, nhấn chìm nhiều khu rừng mà còn "tiếp tay" cho lũ lụt khi xả lũ "hùa" theo mưa lớn.
Thủ phạm nguy hiểm nhất tàn sát rừng chính là lâm tặc. Thế nhưng, có rất nhiều vụ phá rừng mà khi điều tra đã phát hiện kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc hoặc lâm tặc được bảo kê, "chống lưng".
Không chỉ có nhà ông chi cục trưởng kiểm lâm ở Quảng Trị làm "biệt phủ" bằng gỗ mà chuyện các quan cất nhà từ gỗ rừng còn thấy ở Đắk Lắk, Quảng Bình… Đây là những địa phương mà tình trạng phá rừng đang là một nỗi nhức nhối. Gỗ rừng còn "chạy" vào nhà, "biệt phủ", trong đó có cả các nhà quan như vậy thì biết bao giờ mới ngăn được tác hại ghê gớm của nạn phá rừng - tấm lá chắn bảo vệ cuộc sống trước biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và khó lường?(Người Lao Động 7/11)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Theo Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ của tỉnh trong tháng 10 đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tăng phần lớn tập trung ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước tăng chậm hơn vì chịu tác động lớn từ giá nguyên liệu đầu vào và nhân công. Cụ thể về giá, các doanh nghiệp cho rằng, trong khi gỗ nguyên liệu tăng trung bình 20 - 30%, sản phẩm xuất khẩu giữ nguyên giá hoặc chỉ tăng nhẹ.
Được biết, gỗ là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Hiện sản phẩm gỗ Đồng Nai được xuất đi trên 30 quốc gia, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu. Một số doanh nghiệp lớn đã nhận được đơn hàng đến giữa, thậm chí cuối năm 2018. (Báo Lao Động Đồng Nai 6/11)đầu trang(
Lũy kế 10 tháng, PHR tiêu thụ 23.324 tấn mủ thành phẩm với giá bán bình quân hơn 41,2 triệu đồng/tấn, tăng 37% so với cùng kỳ 2016.
CTCP Cao Su Phước Hòa (HOSE: PHR) đã thông báo kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm và phương hướng sản xuất kinh doanh tháng 11 năm 2017.
Trong tháng 10, PHR đã khai thác 1.488 tấn mủ quy khô (tương đương 10,63% kế hoạch năm), DRC bình quân 27,22 với thu mua 1.843 tấn.Lũy kế 10 tháng, Công ty khai thác sản lượng 10.569 tấn mủ quy khô, tỷ lệ 75,49% kế hoạch năm. Thu mua mủ từ vườn cây tư nhân và hộ khoán đạt 12.869 tấn (tương đương 91,92% kế hoạch năm).
Theo đó, trong 10 tháng, PHR ghi nhận 23.325 tấn mủ thành phẩm với doanh thu đạt 962 tỷ đồng. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp đạt 9.254 tấn, thu về gần 555 tỷ đồng.Tính cả mủ skim, tổng doanh thu của PHR đạt hơn 966 tỷ đồng. Lãi trước thuế ước đạt 299,2 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch năm và tăng 121% so với cùng kỳ năm 2016.Tháng 10, Công ty nộp ngân sách 28 tỷ đồng, lũy kế đến cuối quý III nộp ngân sách 127,3 tỷ đồng.
Trong số 3 Công ty trực thuộc của PHR đều đạt được những kết quả khả quan. Trong đó, Công ty TNHH Phát triển Cao su Phước Hòa – KampongThom đã khai thác 1.991 ha, sản lượng lũy kế đạt 987 tấn, tương đương 70,5% kế hoạch năm.
Công ty TNHH Phát triển Cao su Phước Hòa – Đaklak đã chăm sóc 269 ha cao su và 201 ha rừng keo và trồng xong 280 ha keo lai theo kế hoạch năm 2017. Công ty cũng đã nộp ngân sách cho công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy dựng hơn 4,4 tỷ đồng.CTCP Cao su Trường Phát ghi nhận tổng doanh thu 246,7 tỷ đồng và nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng. Lãi ròng đạt gần 3 tỷ đồng trong 10 tháng.
Với CTCP Khu Công nghiệp Tân Bình, doanh nghiệp này đạt tổng doanh thu 60,7 tỷ đồng và lãi ròng 11 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm.Kế hoạch trong 2 tháng cuối năm, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện khai thác mủ và đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản lượng năm 2017, dự kiến vượt từ 1-2% kế hoạch sản lượng.(Người Đồng Hành 7/11)đầu trang(
Với đồng bào Vân Kiều ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, có những quy định khắt khe, mang màu sắc huyền bí mà đời trước đã đặt ra, đến nay vẫn được thực hiện như một nét văn hóa. “Thần rừng” có lẽ là vị thần được đồng bào tôn kính nhất, nên hầu hết các nghi lễ đều có mặt vị thần này.
Từ những khu rừng ma bất khả xâm phạm, đến lễ cúng “Tả xa ray ta may”…, thần rừng luôn chiếm vị trí quan trọng. Nhờ vậy, dù đất chật người đông với nhiều thế hệ sinh sống, nhưng những cánh rừng cạnh các bản làng của đồng bào Vân Kiều ở trên đỉnh Trường Sơn vẫn còn tồn tại.
Bắt đầu một vụ mùa ở vùng đất mới, ở góc rừng hoặc con suối nào đó, đồng bào Vân Kiều sẽ tập họp, tổ chức lễ “Tả xa ray ta may” (lễ cúng các vị thần) để xin các vị thần, tổ tiên phù hộ được ấm no. Pa Rô (xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là vùng đất nằm dưới một thung lũng, rất hiếm khi chịu ảnh hưởng của bão và đất đai khá màu mỡ.
Do ở khá xa trung tâm, đường đi khó nên dân cư chỉ có một cụm những nhà sàn san sát nhau, hướng mặt về phía con suối chảy róc rách dưới khu rừng rậm. Một ngày giữa năm, già làng Hồ Lâm (hơn 80 tuổi) tập trung cả dân bản Pa Rô ở gần đầu nguồn con suối, để dựng “Pa Tôi” (làm nhà) mời tổ tiên và các vị thần về chứng giám cho vùng đất canh tác mới của bà con.
Trước đó, theo chủ trương, bà con dân bản nhường lại đất cho một dự án trên địa bàn, bù lại họ sẽ được khai hoang, cấp cho một diện tích đất khác không xa khu vực đang sinh sống. Để vào vùng đất mới, để cây cối, hoa màu sinh sôi, đem lại no ấm cho bản làng, già Hồ Lâm phải tổ chức một lễ cúng theo đúng phong tục.
Bắt đầu từ sáng sớm, toàn bộ đàn ông ở Pa Rô tập họp để kiếm lá cây dừa rừng, cây tre; một nhóm đến cạnh suối để làm gà, làm dê, nấu xôi. Những công việc này tuyệt nhiên chỉ diễn ra ở bờ suối chứ không được đưa lên nhà sàn. Chỉ một lát, nhà “Pa Tôi” được những người đàn ông khéo tay nhất dựng lên bằng lá dừa và cây tre với 3 gian, gian giữa là thần miếu, gian trái dành cho tổ tiên là những người đã khuất, còn gian phải dành cho thần rừng.
Một con dê, 4 con gà được làm sạch, đầu và chân dê được cắt ra, đặt gian phải để cúng thần rừng, gà và xôi được đặt lần lượt lên hai gian còn lại ở những chiếc mâm được đan bằng mây, với đủ các loại gia vị cùng bát và đũa.
Lễ cúng thần rừng bắt đầu khi mặt trời đứng bóng, già Hồ Lâm cầm chai rượu, rót lần lượt ở 3 gian thờ, mời tổ tiên và các vị thần về chứng giám. Khi 3 chiếc đèn sáp ông được đốt cháy, già Hồ Lâm quỳ xuống, giữa gian thờ, hai bên là hai người đàn ông rót rượu, rải gạo.
Già Hồ Lâm lẩm bẩm những lời “thần chú” bằng tiếng Vân Kiều, nội dung đại loại rằng dân Pa Rô cầu xin được “thần rừng” cho phép đến vùng đất mới, cầu tổ tiên phù hộ… Cuối lễ, già Hồ Lâm tung 2 đoạn tre, nếu cái sấp cái ngửa, xem như “thần rừng” đồng ý, nếu cả hai đoạn tre đều sấp hoặc đều ngửa, cả dân làng Pa Rô phải khấn vái, và làm lễ lại từ đầu để xin đến lúc nào “thần rừng” đồng ý thì thôi.
“Các thần và tổ tiên sẽ phù hộ cho dân Pa Rô ở vùng đất mới” – già Hồ Lâm nói to sau khi tung "kèo", mọi người ghé đến xem, kèo cái sấp cái ngửa khiến ai cũng mừng, sau đó mọi người có mặt ở con suối cùng hô vang.
Theo già Hồ Lâm, nghi lễ xin “thần rừng” và báo cáo với tổ tiên khi làm nương rẫy mới hoặc chuyển nhà đã có từ thời xa xưa. Dù việc này khá tốn kém, nhưng mỗi lần lễ diễn ra, cũng là một lần mối quan hệ của dân bản xích lại gần nhau hơn. “Đặc biệt, việc phá rừng, đốt rừng một cách tùy tiện được hạn chế. Bởi mọi người bị bó buộc ở những lễ nghi này, nếu không thực hiện đúng, sẽ bị làng phạt, nên chẳng ai dám làm trái” – già Hồ Lâm, nói.
Đến bây giờ, ngay cạnh các bản làng của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở các huyện miền núi Hướng Hóa, Đak Rông của tỉnh Quảng Trị vẫn còn tồn tại những khu rừng rậm. Điều đặc biệt, là không ai được săn bắn, chặt phá hoặc động chạm vào khu rừng này. Kể cả người đồng bào, nếu chưa được sự cho phép của già làng mà xâm phạm, sẽ bị phạt rất nặng.
Những khu rừng này được người đồng bào gọi là “rừng ma” – nơi chôn cất người chết theo phong tục. Theo ông Hồ Văn Phương – Phó trưởng phòng Văn hóa huyện Đak Rông, “rừng ma” thuộc sở hữu của một gia đình lớn, một dòng tộc hoặc của một bản làng. “Rừng ma” chỉ cách khu dân cư một quãng, có sự tồn tại của nhiều cây lớn và rất rậm. Vào dịp cuối năm hoặc đầu năm, người dân sẽ tổ chức lễ cúng các vị thần và tổ tiên ở phía bìa của khu rừng. Cạnh các lối ra vào "rừng ma", sẽ có các hình nộm hoặc các gian thờ được đan bằng tre.
Ngày trước, khi có người mất, trong dòng họ đó sẽ cử vài người đào một hố cạn, nhỏ chỉ đủ chứa thi thể. Sau đó, người chết được đưa vào rừng, lấp xuống hố cùng với ít đồ dùng hằng ngày. Khi thi thể người chết vừa được lấp kín, những người chôn cất sẽ bỏ chạy một mạch ra khỏi khu rừng và không hề bén mảng đến vị trí đó nữa, vì lo sợ linh hồn người chết và "thần rừng" sẽ theo họ về nhà.
“Nay thì đỡ hơn, khi hệ thống y tế thôn bản, trạm y tế xã phát triển và trình độ người dân nâng cao, thì họ đã biết đào huyệt sâu và chôn cất người chết được tử tế, vệ sinh hơn. Việc lo sợ hồn ma người chết từ “rừng ma” theo về nhà cũng giảm đi đáng kể” – anh Hồ Văn Phương, cho biết.
Với suy nghĩ, “rừng ma” là nơi người chết yên nghỉ, nơi có vị “thần rừng” che chở, nên người đồng bào Vân Kiều, Pa Cô không ai dám động chạm gì vào khu rừng. Bởi vậy, ở bất cứ bản làng nào, đến bây giờ vẫn còn tồn tại những khu rừng rậm ở ngay cạnh khu dân cư với những cây gỗ lớn.
Anh Hồ Văn Phương kể, có lần người dân ở xã Tà Rụt vây bắt một con mang lớn đã bị thương, khi đã bị bao vây tứ phía, thì con vật nhằm hướng “rừng ma” rồi lao vào đó. Biết là con vật chẳng chạy được xa, nhưng không ai dám lẻn vào khu rừng, chỉ biết đứng ngoài nhìn. Kể cả những cây gỗ quý có thân lớn, già nua gãy đổ cũng không ai dám vào tận thu.
Rất nhiều trường hợp người đồng bào và người Kinh lỡ vào “rừng ma” chặt cây, bẻ măng, hoặc săn bắt động vật bị phạt vạ. Nặng thì con trâu, nhẹ thì con lợn, dê, gà, lễ phạt vạ ngoài những con vật để cúng, còn phải có rượu, xôi trước sự chứng kiến của dân bản.
Nhờ tập tục này, những khu “rừng ma” rậm rạp ở cạnh các bản làng vẫn tồn tại, tạo lá phổi xanh điều hòa thời tiết và giữ nguồn nước. Nói như anh Hồ Văn Phương, luật tục của đồng bào thiểu số ở đây có nhiều điểm đáng ghi nhận.
“Niềm tin vào thần rừng, vào những luật tục của cha ông đặt ra hàng trăm năm trước đã giúp cộng đồng người đồng bào lại gần nhau. Nếu những luật tục tích cực đó được thực hiện, được nối dài thì những khu rừng cạnh các bản làng còn xanh tốt, còn được bảo vệ” – anh Hồ Văn Phương nhận định.(Lao Động 7/11)đầu trang(
Trong những năm qua, nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định bị nông dân “cưỡng bức” chuyển sang trồng keo.
Chuyện trồng keo trên đất nông nghệp diễn ra ở hầu hết các địa phương. Trong khi đó, theo tính toán của ngành chức năng, trồng keo trên đất nông nghiệp nông dân chỉ có thiệt, bởi đã không có hiệu quả kinh tế mà đất sau khi trồng keo sẽ bị bạc màu, khô cứng, bị phá vỡ kết cấu sau này rất khó trồng các loại cây khác.
Dọc tỉnh lộ 631 đi qua xã Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân, Bình Định), chúng tôi dễ dàng nhận thấy những đám keo hiện ra xanh mướt trên đất nông nghiệp vốn quy hoạch trồng cây màu hàng năm. Tại các thôn Thạch Long 1, Thạch Long 2, Trí Tường và Lộc Giang (xã Ân Tường Đông), nhiều diện tích keo được trồng trên cả đất vốn được trồng mía, mì, đậu phộng gây ảnh hưởng đến các diện tích cây màu nằm bên cạnh. Theo ông Trần Hữu Lợi, Chủ tịch UBND xã Ân Tường Đông, hiện nay toàn xã có hơn 10 ha keo được trồng trên đất nông nghiệp.
Tình trạng trồng keo trên đất nông nghiệp còn diễn ra ở xã Ân Tín (huyện Hoài Ân). Theo ông Phạm Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Ân Tín, thống kê sơ bộ cả xã hiện có hơn 2 ha đất nông nghiệp đang được người dân trồng keo. Chính quyền xã đã vận động, buộc các hộ này phải sử dụng đất đúng mục đích, nhưng các hộ dân vẫn phớt lờ. Chuyện trồng keo trên đất nông nghiệp ở xã Ân Tín tựa như “vết dầu loang” ngày càng rộng dần.
“Ban đầu một số hộ trồng keo tự phát trên đất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến các hộ xung quanh, buộc các hộ bị ảnh hưởng cũng phải bỏ cây màu chuyển sang trồng keo. Trong khi đó, việc xử lý của chính quyền địa phương chưa dứt khoát, chưa có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu nên tình trạng trồng keo trên địa bàn vẫn tiếp diễn”, Chủ tịch UBND xã Ân Tín Phạm Văn Minh, bộc bạch.
Còn ở huyện Vân Canh, chuyện trồng keo trên đất nông nghiệp diễn ra khá phổ biến ở 7/8 xã, thị trấn. Đến cuối năm 2016, tổng diện tích đất trồng cây hàng năm chuyển sang trồng keo là 574,74 ha với khoảng 647 hộ dân tham gia trồng, trong đó có 406 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tương tự, tại huyện Hoài Nhơn, cây keo đã “xâm lấn” trên 132 ha đất trồng cây hàng năm và một số loại đất khác ngoài đất rừng, và có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng cho người sử dụng đất liền kề và cộng đồng SX cây hàng năm trong vùng, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm Bình Định, trên địa bàn toàn tỉnh này hiện đã có đến 600 ha đất nông nghiệp bị nông dân “cưỡng bức” để trồng keo.
Đứng trước thực trạng trên, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã phải thốt lên: “Ở đồng bằng mà đi đâu tôi cũng thấy keo. Keo được trồng trong vườn, bên lề đường, bên bờ kênh. Hình như chỗ nào có đất trống là người dân chọt lỗ trồng keo ngay. Không thể để tình trạng này tồn tại, phải ngăn chặn quyết liệt”.
Theo lý giải của chính quyền các địa phương, do mấy năm qua giá gỗ nguyên liệu luôn ổn định ở mức cao, trong khi đó cây mì cây mía từ giá cả đến đầu ra đều không ổn định nên người dân đổ xô trồng keo trên đất nông nghiệp, bỏ ngoài tai khuyến cáo của địa phương.
Hệ lụy trước mắt mà ngành nông nghiệp Bình Định phải gánh chịu là tình trạng tự ý chuyển đổi đất trồng cây màu sang trồng cây lâm nghiệp của người dân sẽ làm ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển trồng trọt của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Còn theo ông Nguyễn Tấn Phát, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và BVTV Bình Định, khi cây keo lớn lên, khép tán sẽ che phủ ánh sáng mặt trời, những loại cây bên dưới không thể quang hợp để sinh trưởng, phát triển. Lá keo chứa chất dầu, khi rụng xuống đất sẽ khiến các loại cây bên dưới chết sạch. Trong quá trình phát triển, rễ keo hút hết dinh dưỡng trong đất, làm đất bạc màu, khô cứng, bị phá vỡ kết cấu sau này rất khó trồng các loại cây khác.
Tuy nhiên, đối tượng gánh chịu thiệt hại trực tiếp chính là những nông tự ý trồng keo trên đất nông nghiệp. Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, phân tích: Trồng keo ít nhất phải 6 năm mới đến chu kỳ khai thác, 1ha keo thu nhập cao lắm cũng chỉ 110 triệu đồng.
Chia ra thì mỗi năm 1ha keo chỉ cho thu nhập hơn 18 triệu đồng, đó là chưa trừ chi phí đầu tư suốt chu kỳ và chi phí khai thác. Nếu diện tích đất ấy được trồng mì (sắn) thì chỉ trong 6 tháng thu hoạch lên bét lắm cũng được 50 triệu đồng.
“Trồng bất cứ cây nông nghiệp nào trên đất nông nghiệp cũng đều có lãi hơn là trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp. Đó là chưa nói đến chuyện Trung Quốc ngừng mua dăm gỗ thì cây keo của người dân chỉ có chết đứng!”, ông Châu khẳng định.
Để ngăn chặn tình trạng này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu, đã chỉ đạo cho chính quyền các địa phương trong thời gian tới phải giải quyết rốt ráo, sau khi những diện tích keo được trồng trên đất nông nghiệp khai thác chu kỳ đầu, sau đó phải chuyển trồng cây nông nghiệp trở lại.
“Nông dân không tính toán được thiệt hơn việc trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp thì chính quyền địa phương phải kết hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn, phân tích rạch ròi cho dân thấy hiệu quả kinh tế nếu trên đất ấy được trồng cây nông nghiệp thay vì trông cây lâm nghiệp. Khi dân đã nghe ra thì chắc chắn tình trạng này sẽ không còn tái diễn”.(Nông Nghiệp Việt Nam 7/11)đầu trang(
Hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn, UBND tỉnh đã cho phép các công ty lâm nghiệp tiếp tục khai thác diện tích rừng trồng theo phương án đã được phê duyệt
Từ cuối năm 2016 đến nay, do chủ trương tạm ngừng khai thác gỗ để tiến hành rà soát toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn tỉnh, hầu như các đơn vị chế biến tạm dừng hoạt động, ngoại trừ một số ít đơn vị còn nguồn nguyên liệu dự trữ từ các năm và nhập khẩu.
Và tính đến nay Lâm Đồng có 87 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh gỗ trong đó có 13 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và 334 cơ sở sản xuất hàng mộc gia dụng nhỏ lẻ chiếm 7,6% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, với khoảng 3.000 lao động.
Hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất chế biến gỗ,  UBND tỉnh đã cho phép các công ty lâm nghiệp tiếp tục khai thác diện tích rừng trồng theo phương án đã được phê duyệt để phục vụ chế biến, kinh doanh; đối với các ban quản lý rừng đang tiến hành rà soát năng lực tài nguyên rừng trồng để đề xuất UBND tỉnh có chỉ đạo cụ thể để triển khai thực hiện.(Báo Lâm Đồng 5/11)đầu trang(
Từ cuối năm 2016 giá mủ cao su đã tăng trở lại. Niềm vui đó chỉ kéo dài đến giữa năm 2017, giá mủ cao su bất ngờ rơi thẳng đứng, trong khi đó giá gỗ cao su vẫn tăng đều không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Từ tháng 9-2016, giá mủ cao su trên thị trường ấm dần lên sau một thời gian dài trầm lắng. Giá mủ cao su lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm nay, đạt mức 60 triệu đồng/tấn, tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2016.
Ông Nguyễn Văn Chín, người có 3 hécta cao su ở xã Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ) cho hay mủ cao su lên 60 triệu đồng/tấn nên chủ vườn có thu nhập tốt. “Cao su khó trở lại được mức giá cao như trước đây (120 triệu đồng/tấn). Chỉ cần giữ được giá 60 triệu đồng/tấn là tốt rồi, mỗi tấn mủ cũng có lãi khoảng 20 triệu đồng” - ông Chín chia sẻ.
Giá gỗ cao su tăng 40%: Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, từ đầu năm 2017 Chính phủ Trung Quốc cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên nên nhiều doanh nghiệp nước này đã tăng nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Việt Nam.Điều này dẫn đến giá gỗ nguyên liệu cao su trong nước tăng khoảng 40% từ đầu 2017 đến nay.
Ngoài ra, thị trường châu Âu gần đây có xu hướng thích nhập khẩu những sản phẩm gỗ được làm từ gỗ cao su cũng góp phần đẩy giá gỗ cao su tăng mạnh.Do đó, nhiều nhà vườn trồng cao su thấy giá mủ giảm mạnh đã thanh lý vườn cao su để bán gỗ thu về 800-1 tỷ đồng/hécta. Nhiều nhà vườn cho biết sau khi thanh lý, tiếp tục trồng mới tiếp cây cao su.
Thế nhưng từ tháng 5 vừa qua, giá mủ cao su lại liên tục lao dốc và đến nay chỉ còn 34 triệu đồng/tấn mủ. Ông Chín tính toán với mức giá như hiện nay, chủ vườn lãi rất ít, chỉ khoảng 4 triệu đồng/hécta/tháng. Đối với những vườn cây đất không phù hợp, năng suất thấp thì hòa vốn, thậm chí có thể lỗ.
Giá cao su từ tháng 6-2017 đột ngột rớt xuống còn 34 triệu đồng/tấn khiến nhà vườn choáng váng. Nguyên nhân của việc sụt giảm giá mạnh này là do giá cao su trên thế giới liên tiếp giảm, bởi tình trạng nguồn cung vẫn ở mức thừa. Bên cạnh đó, giá dầu thô giảm khiến cao su nhân tạo (sản xuất từ dầu mỏ) gây sức ép lên cao su thiên nhiên. Ông Lê Bạch Long, Giám đốc Công ty TNHH Nam Long (huyện Long Thành), hội viên Hội Cao su - nhựa TP.Hồ Chí Minh, cho hay việc tăng - giảm của giá dầu thô cũng tác động đến thị trường cao su thiên nhiên khá mạnh, nhất là trong hoàn cảnh lượng cao su thiên nhiên đang ở tình trạng thừa cung như hiện nay.
Trong khi đó, gỗ cao su lại được thương lái Trung Quốc mua gom mạnh khiến nguồn cung trở nên khan hiếm, đã đẩy giá lên cao ngất ngưởng, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Phôi gỗ cao su đã tăng lên xấp xỉ 9 triệu đồng/m3.
Ông Lê Văn Hùng, một người chuyên khai thác gỗ rừng trồng cung cấp cho các lò sấy ở huyện Trảng Bom, cho biết thời gian qua nhiều chủ vườn cao su đã cho thanh lý những vườn cây năng suất kém. “Mỗi cây cao su có giá 1 triệu đồng, bán 1 hécta chủ vườn có trong tay 1 tỷ đồng. Nhiều vườn cao su tôi thấy chủ vườn chặt ngọn trồng tiêu dưới gốc, có lẽ do không hiệu quả nên khi giá gỗ cao cũng cho cưa cây bán” - ông Hùng nói.
Những năm trước đây khi giá cao su cao ngất ngưởng, nhiều người dân đã ồ ạt trồng, tuy nhiên không phải vùng đất nào loại cây này cũng có năng suất tốt. Khi giá mủ giảm mạnh, nhiều vườn phải chuyển sang chế độ chăm sóc cầm chừng dẫn đến năng suất càng thấp.(Báo Đồng Nai 6/11)đầu trang(
Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Việt Nam cho thí điểm nhập khẩu gỗ qua lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh này, hai khu vực được xác định là lối mở Keng Đu và lối mở Xiềng Trên. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đưa ra nhiều quan ngại với đề xuất này.
Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đề nghị cân nhắc kỹ lối mở này để thực hiện nhập khẩu gỗ bởi các lối mở này chưa được bố trí lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm dịch để kiểm soát, quản lý, trao đổi hàng hoá, cư dân biên giới.
Bên cạnh đó, giao thông từ đường chính vào đến lối mở rất khó khăn, hạ tầng chưa được đầu tư đầy đủ. Điều này không đảm bảo cơ sở vật chất để các DN thực hiện nhập khẩu thuận tiện và giám sát thủ tục nhập khẩu.
Bộ Tài chính khẳng định, theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thì hai lối mở Keng Đu và Xiềng Trên không đủ điều kiện được thực hiện nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá.
Ngoài ra, từ tháng 5/2016, Thủ tướng Lào đã có Chỉ thị số 15/PM nêu rõ: từ ngày 13/5/2016 chấm dứt việc xuất khẩu các loại gỗ trong mọi trường hợp, kể cả đối với trường hợp Chính phủ nước này đã phê duyệt từ trước nhưng chưa thực hiện.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Công Thương Lào, Bộ Công Thương Lào đã có báo cáo Chính phủ Lào cho phép kiểm kê, xác minh số gỗ tồn đọng của các DN Việt Nam đầu tư mua tại Lào, đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Lào trước thời điểm có Chỉ thị số 15/PM, được nhập khẩu gỗ về Việt Nam.
Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng đến pháp luật nước Lào và tình hữu nghị giữa hai nước, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương, Nghệ An và các DN Việt Nam làm việc với các bên liên quan. Trường hợp Chính phủ Lào chưa cho phép xuất khẩu gỗ thì chưa thực hiện thí điểm nhập khẩu gỗ qua hai lối mở nói trên.
Trường hợp Chính phủ Lào cho phép xuất khẩu số gỗ tồn đọng nói trên về Việt Nam thì Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ xem xét thực hiện nhập gỗ ở các lối mở có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu, tỉnh Nghệ An phải hoàn tất các thủ tục về thuế, hải quan đối với gỗ nhập khẩu khi đủ điều kiện nhập về Việt Nam. Bộ giao cho Tổng cục Hải quan, UBND Nghệ An bố trí các lực lượng, kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành để giám sát quá trình và thời gian nhập khẩu số gỗ nói trên.
Trước đó tháng 5/2017 như Dân Trí đưa tin, hàng loạt các DN gỗ tại Hà Tĩnh đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ về việc Chính phủ Lào ra Chỉ thị 15/PM nói trên đã khiến nhiều DN tại Việt Nam không thể nhập về và xuất bán được dù các thủ tục đã hoàn tất được với phía Lào.
Điều này đã khiến hàng trăm tỷ đồng của các DN gỗ tại địa phương này ùn ứ và khả năng ngưng hoạt động, phá sản khá cao do phần lớn số tiền này là vay từ ngân hàng.
Hiện các DN gỗ tại Việt Nam chủ yếu nhập khẩu gỗ tại Lào, Campuchia về Việt Nam, trong đó riêng năm 2013, gỗ tròn và gỗ xẻ được nhập từ Lào đạt hơn 500.000 m3, năm 2014 tăng lên gần 800.000 m3 và sang năm 2015 giảm còn 700.000 m3.(Dân Trí 6/11)đầu trang(
Tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương của cả nước đạt kết quả tốt trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh không xảy ra những vụ cháy, chặt phá rừng hay tranh chấp đất rừng nổi cộm.
Hiện toàn tỉnh có trên 435.000ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó tổng diện tích đất có rừng gần 334.000ha, bao gồm trên 123.000 rừng tự nhiên và gần 211.000ha rừng sản xuất; độ che phủ rừng đạt 54,1%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ che phủ rừng của cả nước (trên 41%).
Để có được kết quả trên, trong những năm qua, bằng rất nhiều nỗ lực và giải pháp hiệu quả, tỉnh đã từng bước phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Phần lớn diện tích rừng và đất lâm nghiệp đều có chủ quản lý. Trong đó từ năm 2015, tỉnh giám sát thực hiện việc giao đất, thuê đất, thu hồi đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Các địa phương phối hợp với chủ rừng cắm mốc ranh giới tại thực địa, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất rừng, rà soát để đảm bảo mọi diện tích đất rừng đều có chủ quản lý.
Quảng Ninh cũng là địa phương sớm “đóng cửa rừng” tự nhiên, từ cách đây gần 20 năm nhằm phát triển rừng. Trong nhiều năm gần đây, bình quân mỗi năm, toàn tỉnh trồng từ 12.000 - 13.000ha rừng tập trung, hơn 530.000 cây phân tán; doanh nghiệp sử dụng đất rừng để làm mục đích khác đều thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định với hàng trăm ha diện tích rừng…
Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2017, toàn tỉnh có 23 doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế với tổng diện tích trên 213ha. Việc chuyển đổi diện tích rừng phục vụ các dự án đặc biệt được UBND tỉnh quản lý chặt chẽ, đúng quy trình, không chấp thuận các dự án nhỏ lẻ, mang lại ít hiệu quả cho cộng đồng, xã hội, không chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích khác nếu không thật sự cần thiết.
Xác định cháy rừng, xâm hại rừng là nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích và độ che phủ của rừng, chính bởi vậy tỉnh đặc biệt chú trọng đầu tư về trang thiết bị, cơ chế chính sách trong công tác phòng chống cháy rừng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm rừng.
Hiện lực lượng kiểm lâm đang vận hành hiệu quả phần mềm cảnh báo cấp dự báo cháy rừng, được đánh giá hiện đại, hiệu quả trong công tác phòng chống cháy. Tới đây, trong chương trình phát triển chung của toàn ngành, tỉnh sẽ tham gia thực hiện dự án vận hành hệ thống phát hiện sớm cháy rừng, nâng cao một bước trong công tác này.
Trước thực tế nhiều diện tích rừng đã chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác bị cháy, UBND tỉnh đã yêu cầu các chủ đầu tư dự án, kể cả các chủ đầu tư mới được tạm giao phải tăng cường phòng, chữa cháy rừng, thường trực 24/24h để tuần tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời, không để cháy lan rộng, chịu trách nhiệm trước tỉnh, và pháp luật nếu để xảy ra cháy.
Trung bình mỗi năm, lực lượng chức năng tỉnh xử lý hàng trăm vụ vi phạm rừng, trong đó chỉ tính riêng 9 tháng vừa qua đã xử lý 101 vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm thổ sản trái phép, phạt tiền trên 800 triệu đồng và thu hồi nhiều tang vật.
Đầu năm 2017, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 12-CTr/TU và UBND tỉnh có Chương trình thực hiện số 7923/CT-UBND cụ thể hóa các nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đó, các đơn vị chuyên môn, các địa phương đã nhanh chóng cụ thể hóa chương trình hành động, triển khai đồng bộ nhiều hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, các đơn vị tập trung điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đảm bảo phù hợp, sát thực tế. Trong đó, chú trọng rà soát diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất và ngược lại diện tích rừng sản xuất tại các khu vực giữ nguồn sinh thủy sang rừng phòng hộ, đặc dụng. Tỉnh khuyến khích các chủ rừng nâng cao chất lượng rừng trồng thuần loài bằng hỗn loài với các loại cây bản địa, tạo đa dạng sinh học, đa tầng tán, từ đó tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất…
Để gia tăng giá trị rừng, UBND tỉnh chỉ đạo ưu tiên chọn các loại cây như: Thông, lim, sến, giổi, lát hoa, phi lao… để trồng rừng thay thế, trồng rừng hoàn nguyên môi trường của ngành Than và trồng bổ sung làm giàu rừng phòng hộ.
Được biết, đến thời điểm này các đơn vị chuyên môn đang xây dựng dự án trồng rừng sản xuất bằng cây thông, cây bản địa thay thế cây keo và một số cây khác có hiệu quả kinh tế thấp; trồng rừng phòng hộ hỗn giao cây bản địa tại diện tích rừng phòng hộ hồ Yên Lập. Từng bước thực hiện quy hoạch 10 khu bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó nâng cấp 3 khu rừng đặc dụng hiện có, thành lập mới 4 khu bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng 3 khu bảo tồn biển, trong đó có mục tiêu bảo vệ rừng ngập mặn.
Mục tiêu của Quảng Ninh đến năm 2020 đạt độ che phủ rừng ở tỷ lệ 55%, phấn đấu có 15% diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng bền vững; nâng cao giá trị rừng theo 2 hướng là hình thành vùng sản xuất nguyên liệu gỗ và vùng cây lâm nghiệp đặc sản.(Báo Quảng Ninh 5/11)đầu trang(
Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong phát triển nông, lâm nghiệp luôn được huyện Anh Sơn (Nghệ An) quan tâm và chú trọng, nhờ vậy, kinh tế rừng ngày một khẳng định được vị thế ở địa phương.
Xã Thọ Sơn hiện quản lý 2.900ha rừng, trong đó có 1.700ha rừng phòng hộ và 1.200ha rừng sản xuất, nằm rải rác ở 11 thôn, bản. Trong những năm qua, phát triển vườn rừng đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.
Gia đình ông Nguyễn Đình Văn ở thôn 11, xã Thọ Sơn  là một trong những điển hình thoát nghèo từ làm kinh tế rừng. Năm 2000, ông Văn nhận khoán 25ha rừng. Theo chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc của xã, ông và gia đình đã tiến hành đầu tư làm đất, mua giống trồng 25ha keo.
Năm 2016, gia đình ông thu hoạch  9 ha với thu nhập trên 600  triệu đồng. Ông Văn phấn khởi cho biết: Nhờ vào trồng rừng, gia đình từ hộ nghèo nay trở thành hộ khá của xã. Con cái có tiền ăn học, cuộc sống gia đình khấm khá hơn trước nhiều..
Hiện, toàn xã Thọ Sơn có 360 hộ tham gia trồng rừng, thu nhập mỗi năm từ mô hình này đạt trên 12 tỷ đồng. Để phát huy tiềm năng kinh tế rừng, hàng năm, xã có chủ trương trồng mới trên 100-120ha.  Ông Phạm Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã Thọ Sơn, cho biết: Tiềm năng đất rừng của Thọ Sơn tương đối lớn, đây là lợi thế để địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân. Do vậy, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo ngay từ các khâu đăng ký, xử lý thực bì, thiết kế trồng rừng, khai thác và tìm thị trường tiêu thụ.
Theo thống kê, huyện Anh Sơn hiện có 29.301,5ha rừng, trong đó diện tích rừng trong quy hoạch 3 loại rừng 23.766,9ha, rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng 5.534,5ha. Trữ lượng gỗ đạt 1.921.288m3, tre nứa 54.102.000 cây, độ che phủ rừng đạt 48,6 %.
Số diện tích rừng trên đều đã giao cho các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình chăm sóc, quản lý và bảo vệ. Để  phát triển và đảm bảo vốn rừng này, hàng năm, UBND huyện Anh Sơn đã chủ động chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, từ đó tạo ra nhiều mô hình trồng rừng cho thu nhập cao như ở các xã: Thọ Sơn, Hùng Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Hoa Sơn...
Song song với việc tuyên truyền thì công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng hết sức quan trọng, trong những năm qua, ngành khuyến nông huyện Anh Sơn đã mở hàng chục lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhờ đó, việc hưởng lợi của người dân từ rừng cũng được nâng lên. Trung bình hàng năm các địa phương khai thác trên 700ha rừng trồng với sản lượng đạt 49.000 tấn, mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng.
Song song với công tác trồng rừng, công tác khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng cũng được người dân Anh Sơn đặc biệt chú trọng.
Ông Nguyễn Tất Hòa, Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ huyện Anh Sơn, cho biết: Hiện nay, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Anh Sơn đã liên kết với Nhà máy gỗ Nhà máy chế biến gỗ MDF Nghệ An giúp người dân có đầu ra tiêu thụ ổn định.
Theo đó, đơn vị liên kết còn cho các hộ trồng rừng ứng trước không tính lãi các khoản: tiền cây giống, phân bón, thuốc diệt mối; hỗ trợ đầu tư thiết kế kỹ thuật, khuyến nông cho người trồng rừng và các hộ cam kết bán 100% sản phẩm cho nhà máy sau khi thu hoạch theo cơ chế thị trường tại thời điểm bán. Đồng thời, hỗ trợ bù giá thu mua nguyên liệu từ 80 km trở lên 3% và 120 km trở lên 5% giá thu mua tại cổng nhà máy. Do vậy, người dân Anh Sơn yên tâm hơn khi đầu ra của sản phẩm từ rừng trồng luôn được đảm bảo.
Hiện nay, phần lớn diện tích đất rừng ở Anh Sơn đã được phủ xanh bởi cây keo tràm và một số cây có giá trị kinh tế khác. Vì vậy, bên cạnh chủ trương trồng rừng mới mỗi năm từ 1.200-1.300ha thì huyện Anh Sơn vẫn duy trì ổn định những diện tích rừng hiện có, từ đó tăng cường công tác chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ nhằm phát triển kinh tế rừng một cách bền vững.(Kinh Tế & Đô Thị 6/11)đầu trang(
Mặc dù không được bất cứ cơ quan nào cấp phép nhưng một khu du lịch sinh thái do một cá nhân tự xây dựng vẫn ngang nhiên “mọc” lên trên đất lâm nghiệp. Sau khi Báo TN&MT phản ánh, UBND huyện Anh Sơn đã vào cuộc kiểm tra, xử lý cá nhân vi phạm và yêu cầu tháo dỡ xông trình.
Như Báo TN&MT ngày 12/9/2017 đã phản ánh, tại bản Vều I, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An một khu du lịch sinh thái mang tên Cây Sung được cá nhân ông Nguyễn Ngọc Đồng, một cư dân tại thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn vào xây dựng. Khu du lịch sinh thái Cây Sung được xây dựng hoành tráng gồm có các dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, karaoke...
Theo quan sát của phóng viên, khu du lịch này được xây dựng trên diện tích đất hàng ngàn m2, có đường vào, cổng, sân làm bằng bê tông, có một khu nhà hai tầng và một nhà ngang cấp 4, có các dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, karaoke, bơi lội…
Khi chúng tôi vào nhà hàng, đặt thực đơn ăn uống thì có đầy đủ từ đồ rừng đến đồ biển. Tiếp xúc với chủ tại đây, được biết khu du lịch này rất đông khách, khách đến đây vì muốn được tìm hiểu về rừng núi, tắm mát trong rừng và ăn các đặc sản rừng như lợn rừng, nhím, kỳ đà…
Ông Nguyễn Ngọc Minh (con trai cả ông Đồng - PV) là người quản lí của khu du lịch, hồn nhiên cho biết: “Khu này bọn em làm được gần hai năm rồi. Trước dựng nhà sàn bằng gỗ, hoạt động được hơn nửa năm thì bị lũ cuốn trôi. Giờ bọn em đổ bê tông xây kiên cố luôn. Thỉnh thoảng anh đưa bạn bè lên đây chơi thích lắm. Món gì cũng có, đặc biệt đồ rừng là đặc sản và là đồ sạch hết”.
Sau khi Báo phản ánh, ngày 02/10/2017 UBND huyện Anh Sơn đã có Công văn số 899/UBND-TNMT gửi Báo TN&MT và các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An trả lời vụ việc.
Theo đó, sau khi báo phản ánh, UBND huyện Anh Sơn đã vào kiểm tra thực địa, đối chiếu với các hồ sơ liên quan và khẳng định vụ việc xây dựng khu du lịch sinh thái trái phép trên đất lâm nghiệp thuộc thửa đất số 71, tờ bản đồ số 04, thuộc bản Vều 1, xã Phúc Sơn là có thật. Theo đó, ngày 21/9/2017 UBND xã Phúc Sơn đã lập biên bản kiểm tra hiện trạng, lập biên bản đình chỉ xây dựng mới công trình và kinh doanh, đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Ngọc Đồng, ở thôn 3, xã Phúc Sơn. Sau đó, UBND xã Phúc Sơn đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho UBND huyện Anh Sơn.
Sau khi xem xét, ngày 22/9/2017 UBND huyện Anh Sơn đã ban hành quyết định 2723/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với ông Nguyễn Ngọc Đồng, ở thôn 3, xã Phúc Sơn. Đồng thời yêu cầu gia đình ông Nguyễn Ngọc Đồng phải tự giác tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm tại thửa đất số 71, tờ bản đồ số 04, thuộc bản Vều 1, xã Phúc Sơn, nếu ông Đồng không thực hiện thì sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm nêu trên.(Tài Nguyên & Môi Trường 4/11)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
21 quốc gia thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm hơn 54% diện tích rừng thế giới nhưng cũng chiếm 60% chất thải công nghiệp và 44,6% lâm sản thế giới. Chính vì thế, cuộc họp lần thứ 4 các Bộ trưởng Lâm nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra từ ngày 30-10 tới 1-11 ở Seoul, Hàn Quốc là dịp để các đại biểu nhìn nhận rừng đang phát triển như một vấn đề xuyên suốt liên quan tới biến đổi khí hậu, đói nghèo và xã hội hiện đại.
Hàn Quốc là một điển hình của thế giới về công việc phát triển rừng. Thủ tướng Lee Nak-yon cho rằng, Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong việc khôi phục rừng mà họ đã thực hiện sau khi kết thúc cuộc chiến 1950-1953. Hàn Quốc chỉ cần chưa tới hai thập niên đã thành công trong việc trồng rừng nhờ nhận được sự trợ giúp từ cộng đồng quốc tế.
Cơ quan Kiểm lâm Hàn Quốc (KFS) biến chuyển đất hoang thành đất rừng từ những năm 1970 và đưa vào khai thác tài nguyên rừng từ cuối những năm 1980. Hàn Quốc hiện có 6,3 triệu ha rừng, chiếm 63,2% diện tích đất của mình. Tính đến năm 2015, Hàn Quốc có tỷ lệ rừng cao thứ tư trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Con số này gấp đôi con số trung bình của thế giới là 31%.
KFS ước tính giá trị rừng của Hàn Quốc hồi năm 2014 là 148 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản của Hàn Quốc từ gỗ, thảo mộc, nấm, rau xanh tới sản xuất đá thương mại và làm vườn đã tạo ra giá trị 35 tỷ USD và khoảng 250.000 việc làm. Rừng cũng mang lại những lợi ích vô hình như bảo vệ nguồn nước ngọt trên mặt đất, chống sạt lở đất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học. Năm 2016 có tới 16,4 triệu người tới thăm 166 khu rừng giải trí; trong khi đó 9 khu rừng dành cho thiền đón 1,2 triệu du khách.
Thủ tướng Lee nói rằng rừng giúp đối phó với thay đổi khí hậu và những thách thức về môi trường khác. Ông cũng kêu gọi khu vực hợp tác để ngăn chặn việc khai thác gỗ trái phép thông qua cơ chế hợp tác đa phương; đồng thời đề xuất các nỗ lực chung để mở rộng rừng, chống lại việc khai thác trái phép, bảo tồn và quản lý cây hiện có.
Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC có trụ sở tại Singapore là Alan Bollard khuyến khích ngoài những lợi ích đã nói ở trên thì trồng rừng còn là cách phát triển du lịch. APEC đặt mục tiêu có một tỷ du khách vào năm 2020 nhưng du lịch liên quan tới rừng còn hạn hẹp bởi vì không chỉ mở rộng du lịch sinh thái mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho vùng nông thôn. Châu Á Thái Bình Dương đặt kế hoạch tăng thêm 20 triệu ha rừng vào năm 2020.(Báo Đà Nẵng 6/11)đầu trang(./.