Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 30 tháng 10 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
NHÂN SỰ MỚI
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Từ ngày 1/1/2018, phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2017/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới ban hành.
Thông tư nêu rõ, lãi suất tính lãi được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm); một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày; một tháng là ba mươi ngày.
Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời hạn từ một ngày trở lên: Tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
Cách 2: Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng dưới một ngày: Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi được tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng, nhưng không được vượt quá một ngày.
Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thỏa thuận được lập thành văn bản dưới hình thức thỏa thuận cụ thể hoặc thỏa thuận khung và thỏa thuận cụ thể: Văn bản thỏa thuận nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải có nội dung về phương pháp tính lãi và mức lãi suất tính lãi; trường hợp thỏa thuận áp dụng lãi suất điều chỉnh thì trong văn bản thỏa thuận phải có nội dung về nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh và tại thời điểm điều chỉnh lãi suất, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản về mức lãi suất cụ thể được điều chỉnh...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. (Công Thương 28/10) đầu trang(
Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 9/2017, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 14 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 9 Nghị định của Chính phủ và 5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm 7 chương, 46 điều, quy định về nội dung, chương trình, hình thức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
Nghị định quy định về: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; lĩnh vực đê điều...
Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu gồm 5 chương, 41 điều, quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ, cụ thể: Nguyên tắc quản lý rượu; chất lượng và an toàn thực phẩm; dán tem và ghi nhãn hàng hóa rượu; các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu; điều kiện kinh doanh rượu;...
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón được ban hành để triển khai thi hành khoản 6 Điều 7 của Luật đầu tư năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư năm 2014; góp phần thể chế hóa quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu lại nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay; khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ, quản lý di sản thế giới ở Việt Nam; tăng cường năng lực của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ, quản lý di sản thế giới và nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ, quản lý di sản thế giới tại UNESCO và cộng đồng quốc tế.
Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý được ban hành nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện việc điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý; phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 16 của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; đồng thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. (Đấu Thầu 28/10) đầu trang(
Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng cho gia súc, gia cầm.
Tại dự thảo Luật Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh.
Theo đó, kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho gia súc, gia cầm và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm non phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
Sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đảm bảo không gây tồn dư kháng sinh vượt mức giới hạn cho phép trong sản phẩm chăn nuôi và không gây ảnh hưởng đến kháng kháng sinh trong điều trị bệnh của con người và vật nuôi.
Dự thảo nêu rõ, chỉ được phép sử dụng tối đa 2 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Chỉ được sử dụng kháng sinh, thuốc thú y có thành phần không phải là kháng sinh phòng bệnh, trị bệnh trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm; thức ăn tinh đối với gia súc ăn cỏ được phép lưu hành tại Việt Nam. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo. (Đấu Thầu 29/10) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Yên Bái mới đây đã có hình thức kỷ luật đối với ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh này.
Theo đó, Quyết định số 2335/UBND-VX ngày 27/10 của UBND tỉnh Yên Bái nêu rõ: “Ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái được áp dụng hình thức kỷ luật Cảnh cáo, đồng thời, cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái.
Về chính quyền, quyết định áp dụng hình thức kỷ luật “Cảnh cáo và cho thôi chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái điều động ông Quý đến nhận công tác tại Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh văn phòng HĐND.
Trong họa có phúc, trong phúc có họa, dù sao cũng xin chúc mừng ông Quý. Trải qua một cuộc "bể dâu" như thế, nào là thiên tai rồi "nhân họa" liên tiếp ập đến mà "biệt phủ" của gia đình ông chẳng mảy may chút gì cả.
Việc ông thôi một số chức vụ xuống ngồi ghế Phó Chánh văn phòng HĐND âu cũng là cái may mắn, cũng đáng chúc mừng. Nhiều sai phạm như thế, dư luận họ muốn ông về làm phó thường dân, để ông có thời gian gây lại cái nghề cũ, chú tâm buôn chổi đót, lá chít, nấu rượu, làm bánh...
Những công việc ấy chẳng những mang lại thu nhập khổng lồ mà lại ít thị phi, biết đâu mấy chốc ông có thể xây được "biệt phủ" to đẹp hơn cái cơ ngơi hiện tại thì sao.
Phi thương bất phú, không kinh doanh, buôn bán mà cứ trông chờ vào đồng lương công chức còm cõi thì bao giờ mới mở mày mở mặt ra được với thiên hạ, có đúng không ông Quý?
Nhưng thôi đành, tổ chức vẫn còn tín nhiệm và tin tưởng ông, giữ ông lại để tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ thì ông nên lấy đó làm tự hào.
Về ngồi tại một cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân kính mong ông đưa ra những kế sách, chủ trương để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Yên Bái. Nuôi con gì, trồng cây gì để xây được "biệt phủ" như ông?
Dư luận nói ông "hạ cánh an toàn" nhưng trên thực tế thì ông mới chỉ "hạ độ cao" chứ chưa đáp xuống mặt đất. Nhưng đây cũng là một điều đáng chúc mừng nữa. Phó Chánh Văn phòng HĐND tỉnh tương đương với Phó Giám đốc cấp Sở, như vậy sự xê dịch không đáng là mấy.
"Hạ độ cao" là đã an toàn cho ông, và như những gì đang diễn ra thì có lẽ khối tài sản chưa rõ nguồn gốc của ông cũng an toàn rồi. Ông Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đã chẳng bảo, việc truy xuất nguồn gốc tài sản, ông vay của ai, trả lãi ra sao không phải là thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị này hay sao.
Cuộc chiến chống tham nhũng đang nóng lên từng ngày với quyết tâm "củi tươi cũng phải cháy". Thế nhưng, dư luận hỏi ông Quý là trường hợp củi gì? Tươi hay khô? Vì sao không thể truy đến cùng tài sản của ông Quý, bởi đó là mấu chốt để làm rõ ông Quý có tham nhũng hay không?
Đi tới cùng sự thật có 2 cái lợi. Thứ nhất là làm rõ được sự hoài nghi của dân, lấy lại niềm của dân. Cái lợi thứ 2 là nếu cán bộ trong sáng như gương thì sự thật sẽ bảo vệ cho cái sự trong sáng ấy. Vậy vì sao không làm?
Dù sao cũng một lần nữa xin chúc mừng ông Phạm Sỹ Quý. (Công Lý 29/10) đầu trang(

QUẢN LÝ
Thủ tướng đề nghị Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM tăng cường thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ cao vào xây dựng các cơ sở "nghiên cứu và phát triển", tạo thành điểm hội tụ các “tinh hoa trí tuệ, công nghệ cao” của thế giới, phấn đấu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo mạnh của khu vực.
Sáng 29/10, tại TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Khu công nghệ cao TPHCM (2002-2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tham dự còn có Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân và các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, đại diện một số tổ chức quốc tế, ngoại giao, DN.
Trong những năm 1990, để đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế, Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng một số khu công nghệ cao (CNC), nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, huy động các nguồn lực về khoa học công nghệ, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất với nghiên cứu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và thu hút đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự ra đời của khu CNC TPHCM cách đây 15 năm là một bước đi quan trọng triển khai thực hiện chủ trương quan trọng này.
Theo ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu CNC TPHCM, đến nay, Khu CNC đã có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; thu hút 128 dự án công nghệ cao với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ USD. Trong đó hơn 10 tập đoàn công ty công nghệ cao đã có mặt, tạo việc làm cho hơn 40.000 lao động.
Giá trị gia tăng của sản phẩm CNC của Khu CNC đã gấp khoảng 3 lần so với các khu công nghiệp bình thường. Điều này phản ánh lực lượng lao động chất lượng cao ngày càng chiếm tỷ lệ lớn.
Mức doanh thu năm 2017 dự kiến đạt gần 12 tỷ USD được coi là cột mốc đáng ghi nhớ và cũng là cơ sở để Khu CNC TPHCM phấn đấu doanh thu khoảng 20 tỷ USD vào năm 2020.
Khu CNC TPHCM đã dẫn đầu cả nước trong thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài trên lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là thu hút các tập đoàn đa quốc gia lớn như Intel, Microsoft, Samsung, Nidec, Schneider, Sanofi...
Kể về câu chuyện những ngày đầu tiên có mặt tại Khu công nghệ cao, bà Sherry Boger, Tổng Giám đốc Nhà máy Intel Products Việt Nam cho biết, nhà máy đã chế tạo nhiều dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm cả chip hệ thống SOC có công nghệ phức tạp. Mỗi đơn vị sản phẩm khi xuất khẩu đều gắn nhãn “Made in Vietnam” và bán ra khắp thị trường toàn cầu.
“Chúng tôi cũng tự hào khi có đóng góp đáng kể về giá trị xuất khẩu tại Việt Nam với trên 16 tỷ USD cho giai đoạn 2010 tới giữa năm 2017. Nhà máy cũng đạt mốc xuất khẩu 770 triệu sản phẩm trong cùng kỳ”, bà bày tỏ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục sản xuất với công nghệ mới nhất, gia tăng giá trị xuất khẩu và hỗ trợ cung ứng dịch vụ trong nước những năm tới”.
Đánh giá cao kết quả của Khu CNC, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ kỳ vọng về việc hình thành một khu đô thị sáng tạo phía đông Thành phố với các yếu tố gồm Khu công nghệ cao, Khu đô thị đại học quốc gia TPHCM, các khu công nghiệp đã và đang hình thành, khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng chia sẻ: “Tôi nhớ lại hình ảnh Khu CNC cách đây 10 năm còn rất hoang sơ. Các nhà máy, đơn vị nghiên cứu chưa nhiều. Đường xá, kết cấu hạ tầng còn hạn chế”. Ban quản lý Khu CNC còn khó khăn về nguồn vốn, hành lang pháp lý, về đầu tư xây dựng phát triển công nghệ cao còn rất thiếu, chưa được thuận lợi cho đầu tư xây dựng, phát triển công nghệ cao.
“Hôm nay, tôi rất vui mừng trước những kết quả ấn tượng trong sự phát triển của Khu CNC 15 năm qua”, Thủ tướng nói và biểu dương kết quả đạt được của Khu CNC.
Thủ tướng cho biết, ước tính cứ 1 đồng vốn đầu tư cho khu CNC đã kích thích 21 đồng vốn khác đầu tư và sản xuất phát triển CNC và con số này còn tăng cao trong những năm tới. Đến nay Khu CNC TPHCM đã dẫn đầu cả nước trong thu hút đầu tư lĩnh vực công nghệ cao, bước đầu hình thành mô hình đô thị khoa học, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển công nghệ cao Thành phố và cả nước.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho các quốc gia nhiều cơ hội và thách thức, tạo sự thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội, Thủ tướng cho rằng, với trí tuệ con người Việt Nam, với lực lượng tinh hoa về khoa học công nghệ của đất nước, chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với thế giới khi nắm bắt được những lợi thế mà cách mạng công nghệ lần thứ 4 đem lại.
Trước yêu cầu đó, theo Thủ tướng, Ban Quản lý Khu CNC TPHCM cần đổi mới tư duy, năng động hơn nữa, có tầm nhìn phát triển theo kịp xu thế của thời đại, phấn đấu trở thành một thung lũng Silicon của khu vực và vươn lên tầm cỡ thế giới.
Khu CNC Thành phố phải là một trung tâm lớn về nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu về khoa học công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh, vườn ươm công nghệ cao, DN công nghệ cao góp phần đưa TPHCM trở thành đô thị thông minh đầu tiên của nước ta.
Để đạt được mục tiêu quan trọng này Thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN, UBND TPHCM trực tiếp là Ban Quản lý Khu CNC cần đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, sự phù hợp của mô hình quản lý và hoạt động hiện nay của Khu CNC của Thành phố. Từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển của khu CNC trong những năm tới, phát huy lợi thế cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phù hợp với mô hình, các xu thế phát triển các khu CNC trên thế giới, đóng góp tích cực hơn nữa vào sự phát triển của đất nước.
Khu CNC TPHCM phải thực sự là khu kinh tế kỹ thuật đặc biệt, sản xuất được hầu hết các sản phẩm chủ lực về công nghệ cao. Không ngừng gia tăng nghiên cứu và phát triển trong cơ cấu hoạt động, tăng số lượng sản phẩm và tỷ lệ đầu tư nghiên cứu và phát triển từ khu vực DN. Nâng cao năng lực trong nước, chuẩn bị bước sang giai đoạn sáng tạo công nghệ cao.
Ban Quản lý cần rà soát đánh giá lại các dự án đầu tư, chỉ cấp phép đối với các dự án đáp ứng yêu cầu về CNC, có năng lực tài chính, bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả, đúng mục đích.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh thu hút nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao, kể cả các nhà khoa học nước ngoài; tăng cường mối quan hệ giữa các trường đại học và DN về đào tạo nhân lực, hợp tác đầu tư, nghiên cứu và phát triển; đầu tư phát triển các cơ sở và thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển công nghệ mới.
Trong công tác đào tạo nghiên cứu, Khu CNC TPHCM cần phối hợp tốt với Đại học Quốc gia TPHCM và các trường đại học, các viện nghiên cứu trong vùng, hình thành khu đô thị khoa học công nghệ đông bắc Thành phố với hạt nhân là Đại học Quốc gia và Khu CNC, sớm đưa TPHCM trở thành trung tâm lớn về KHCN của khu vực Đông Nam Á.
Khu CNC TPHCM phải tạo ra được một hệ sinh thái khởi nghiệp lành mạnh, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm của trí tuệ Việt Nam; ươm tạo DN khởi nghiệp, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao. Tăng cường thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ cao vào xây dựng các cơ sở "nghiên cứu và phát triển", tạo thành điểm hội tụ các “tinh hoa trí tuệ, công nghệ cao” của thế giới, phấn đấu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo mạnh của khu vực.
TPHCM và Khu CNC phải tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để tiết kiệm chi phí và thời gian cho DN. Thường xuyên trao đổi, lắng nghe ý kiến các nhà đầu tư để kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, tốt nhất cho các nhà đầu tư và DN, thực hiện tốt việc hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, nghiên cứu và phát triển các DN trong Khu CNC.
Thủ tướng hoan nghênh TPHCM đã chuẩn bị đề án thành lập khu công nghệ cao thứ hai với mô hình tiên tiến là Công viên Khoa học công nghệ; đồng thời đề nghị Thành phố lưu ý đầu tư hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa Khu CNC hiện hữu với Công viên Khoa học công nghệ. Đồng thời lãnh đạo TPHCM cùng với Bộ KH&CN cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp lý liên quanh việc xây dựng, phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển về CNC.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ tiếp tục thiết kế chính sách và ban hành chính sách pháp luật theo hướng tạo thuận lợi nhất để các khu CNC, sản phẩm CNC có giá trị cao phát triển. “Tôi tin tưởng rằng, Khu CNC TPHCM sẽ trở thành một trung tâm khoa học và công nghệ hàng đầu của Việt Nam và khu vực, là nơi hội tụ các “tinh hoa trí tuệ, công nghệ” của thế giới, là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của TPHCM và cả nước”, Thủ tướng nói.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ban Quản lý Khu CNC TPHCM.
Nhân dịp này, Thủ tướng đã tham quan nhà máy Intel Products Việt Nam và trồng cây lưu niệm tại Khu CNC TPHCM. (Xây Dựng 29/10) đầu trang(
Ngày 29/10, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân đã chủ trì Tổng duyệt các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Cùng tham gia lễ Tổng duyệt có Chủ tịch Ủy ban quốc gia APEC 2017, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo các bộ, ngành và thành phố Đà Nẵng.
Tại những địa điểm tổ chức các sự kiện chính, lễ đón chính thức và tiệc chiêu đãi, họp báo… đã được diễn tập.
Chủ tịch nước cũng kiểm tra địa điểm diễn ra các cuộc gặp song phương cấp cao. Phu nhân Chủ tịch nước đã chủ trì tổng duyệt chương trình phu nhân, phu quân các nhà lãnh đạo APEC.
Từ thực tiễn của buổi tổng duyệt, nhà chức trách cho hay đã có biện pháp khắc phục những khâu chưa hoàn thiện, rút kinh nghiệm trong xử lý tình huống nhằm bảo đảm các hoạt động của Tuần lễ cấp cao diễn ra thành công.
Theo Chủ tịch nước, APEC 2017 diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy cần bảo vệ ở mức cao nhất các nhà lãnh đạo APEC cùng những nguyên thủ khách mời.
Ông đề nghị việc tổ chức, lễ tân cần được chuẩn bị đầy đủ; đường phố Đà Nẵng phải thông thoáng, sạch sẽ, an toàn, trật tự; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt; tuyệt đối an ninh, an toàn cho đại biểu...
"Việc tổ chức sự kiện APEC chuyên nghiệp, chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ góp phần thể hiện Việt Nam nhân ái, mến khách, Đà Nẵng là thành phố hiện đại, văn minh", Chủ tịch nước nói.
Trước đó chiều 28/10, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã kiểm tra công tác an ninh, trật tự tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Trực tiếp kiểm tra khu nhà ga VIP A dành riêng đón chuyên cơ của các vị quan khách.
Tuần lễ cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6 đến 11/11, dự kiến sẽ đón khoảng 10.000 đại biểu của 21 nền kinh tế APEC, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu khu vực và quốc tế. (VnExpress 29/10) đầu trang(
Ngày 25-10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Theo đó, đối với hệ thống tổ chức của Đảng, nghị quyết nêu: Kết thúc hoạt động của các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Cùng với đó là tổ chức lại Đảng bộ ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao theo hướng vừa bảo đảm quy định chung, vừa bảo đảm tính đặc thù nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng ở ngoài nước.
Văn phòng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương sẽ chuyển về Ban Nội chính trung ương và tổ chức lại cho phù hợp.
Nghị quyết cũng yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của các ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ theo hướng chuyển giao cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ cho cơ sở y tế và sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.
Cùng với đó là điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các đảng ủy khối cơ quan theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy và tập trung vào một số nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Đối với các đảng ủy khối doanh nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức lại cho phù hợp với điều kiện mới ở cả trung ương, địa phương nhằm nâng cao tính thực chất và hiệu quả hoạt động.
Nghị quyết cũng yêu cầu nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý chặt chẽ đội ngũ đảng viên. Đẩy mạnh xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước.
Nghị quyết yêu cầu thực hiện thống nhất văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp tỉnh; trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Cơ bản hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện.
Bên cạnh đó là thí điểm việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan của Đảng và Nhà nước, cơ quan của Đảng và Mặt trận Tổ quốc có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện những nơi có đủ điều kiện.
Đặc biệt, nghị quyết yêu cầu cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ở những nơi có đủ điều kiện. (Tuổi Trẻ 27/10) đầu trang(
Chiều 28/10, Ban Chỉ đạo Cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và chính sách người có công do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo dẫn đầu tiến hành việc khảo sát chính sách tiền lương tại Bộ Nội vụ.
Bộ Nội vụ cũng là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ tập hợp báo cáo việc thực hiện các chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và người có công của các ban, bộ, ngành, địa phương để dự thảo báo cáo trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, trước khi Ban cán sự Đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương lần thứ 7 sắp tới.
Các ý kiến từ lãnh đạo Bộ Nội vụ, đoàn công tác và các chuyên gia đều cho rằng chính sách tiền lương dành cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang còn rất nhiều bất hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn, không trở thành động lực cho hoạt động công vụ hay cung cấp dịch vụ công.
Đoàn khảo sát cũng đặt ra các vấn đề về thực trạng, cơ sở khoa học của mức lương cơ sở, việc căn cứ vào mức lương cơ sở để xây dựng các quy định về lương hưu, phụ cấp, mức thưởng, thang- bảng lương... trong hệ thống hành chính Nhà nước. Những quy định này đang tạo ra “méo mó” trong tổ chức, quản lý chính sách tiền lương hiện nay.
Để hoàn thành dự thảo báo cáo trình Ban Chỉ đạo vào cuối tháng 11/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Nội vụ chắt lọc các báo cáo, ý kiến, kiến nghị của hơn 250 đầu mối các địa phương, bộ, ban, ngành, đơn vị, các chuyên gia và phân loại các vấn đề; tổ chức phản biện bằng các luận cứ khoa học, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác.
Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quan điểm tiền lương cho khối công vụ phải bảo đảm công bằng, tương ứng với vai trò của chức danh, vị trí việc làm; bảo đảm yếu tố thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phân biệt tiền lương với bảo trợ xã hội và trợ cấp xã hội nhưng phải bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa các yếu tố này...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng trong xây dựng Đề án Cải cách tiền lương, không đặt nặng vấn đề nguồn bố trí chi trả lương khi thực hiện mà quan trọng nhất là làm rõ thực trạng, bất cập, nêu rõ các mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chung nhất để tổ chức triển khai trong thực tiễn. (Tuổi Trẻ Thủ Đô 28/10) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh vệ.
Theo đó, năm 2017 và các năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp biên soạn tài liệu phổ biến pháp luật về cảnh vệ cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân với nội dung rõ ràng, dễ hiểu, bảo đảm cho việc thực hiện Luật được thống nhất.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương dành thời lượng phù hợp phổ biến Luật Cảnh vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức phổ biến Luật Cảnh vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành; hướng dẫn, chỉ đạo các báo, tạp chí, đơn vị làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của bộ, ngành, địa phương mình xây dựng kế hoạch mở các đợt cao điểm và thường xuyên để phổ biến sâu rộng pháp luật về cảnh vệ.
Bộ Công an biên soạn tài liệu tập huấn, in ấn, phát hành, bồi dưỡng nghiệp vụ cảnh vệ; tổ chức tập huấn, tập huấn chuyên sâu pháp luật về cảnh vệ, bồi dưỡng nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức phục vụ, yêu cầu cải cách hành chính, chống quan liêu, gây phiền hà trong công tác cảnh vệ cho lãnh đạo cơ quan, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong Công an nhân dân.
Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn, tập huấn chuyên sâu pháp luật về cảnh vệ, bồi dưỡng nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức phục vụ, yêu cầu cải cách hành chính, chống quan liêu, gây phiền hà trong công tác cảnh vệ cho lãnh đạo cơ quan, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong Quân đội nhân dân.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình tiến hành kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác liên quan đến công tác cảnh vệ để sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ những nội dung trái với quy định của Luật Cảnh vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Kết quả rà soát gửi về Bộ Công an (qua Bộ Tư lệnh Cảnh vệ) trước ngày 31 tháng 12 năm 2017 để tập hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Cảnh vệ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cảnh vệ, trình Chính phủ trước tháng 5-2018; ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cảnh vệ trước ngày 15-5-2018; ban hành Thông tư quy định về mẫu, quản lý, sử dụng Giấy bảo vệ đặc biệt cho lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 15-5-2018; ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn, định mức trang bị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ trước ngày 15-5-2018.
Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định cụ thể tổ chức, biên chế, chức danh, trang bị, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 15-5-2018. (Công An TP.HCM 28/10) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2025”.
Theo định hướng đến 2025, Đề án xây dựng Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) - Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (Cơ quan điều phối quốc gia) thành một đơn vị mạnh, chuyên nghiệp, có năng lực về nhân sự, kỹ thuật, công nghệ để quản lý tình hình sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, phản ứng nhanh, điều phối ứng cứu kịp thời, hiệu quả, sẵn sàng hỗ trợ xử lý các sự cố nghiêm trọng, làm nòng cốt tổ chức triển khai công tác thực thi đảm bảo an toàn thông tin mạng của quốc gia.
Xây dựng Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (Mạng lưới ứng cứu sự cố) mạnh về chuyên môn, hoạt động chuyên nghiệp, gắn kết, với các đơn vị thành viên có trách nhiệm, hợp tác, kết nối chặt chẽ, đảm bảo điều phối kịp thời, phối hợp đồng bộ, hiệu quả các lực lượng để ứng cứu sự cố mạng, chống tấn công mạng; Xây dựng các đơn vị, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp lớn có năng lực chuyên môn cao, hoạt động chuyên nghiệp, tổ chức phòng ngừa hiệu quả, sẵn sàng phản ứng nhanh, ứng phó xử lý kịp thời các sự cố, tấn công mạng.
Cùng với đó là bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhân lực, chuyên gia ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn thông tin mạng thuộc các thành viên mạng lưới có kiến thức chuyên môn, kỹ năng cao, khả năng nghiên cứu, phân tích, nắm vững nghiệp vụ, có kỷ luật, tuân thủ quy trình, sẵn sàng ứng phó nhanh, xử lý chính xác, kịp thời với các loại sự cố, tấn công mạng.
Mục tiêu hướng tới năm 2020 là nâng cao năng lực của Cơ quan điều phối quốc gia thông qua việc xây dựng các quy trình, nghiệp vụ quản lý, điều phối; đầu tư các hệ thống nhằm chủ động theo dõi, thu thập thông tin sự cố; hệ thống tiếp nhận, lưu giữ và xử lý thông tin sự cố; tăng cường khả năng điều hành và chia sẻ thông tin sự cố; đẩy mạnh các hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố và các đơn vị chuyên trách, cơ quan chỉ đạo, điều hành ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; nâng cao năng lực theo dõi, thu thập, phân tích, phát hiện sự cố và điều phối, ứng cứu sự cố trên toàn mạng lưới; nâng cao nhận thức và tăng cường phổ biến kiến thức về các nguy cơ, sự cố mạng, công tác điều phối, ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tăng cường khả năng phối hợp với các cơ quan, tổ chức an toàn thông tin mạng, ứng cứu sự cố (CERT) của các nước.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đề ra 7 nhiệm vụ: 1- Nâng cao năng lực hoạt động Cơ quan điều phối quốc gia; 2- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố; 3- Tăng cường hoạt động thu thập, phân tích, xác minh và cảnh báo, điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Cơ quan điều phối quốc gia, các đơn vị, tổ chức thành viên của mạng lưới ứng cứu sự cố; 4- Tổ chức các chương trình diễn tập ứng cứu sự cố, phòng ngừa tấn công mạng; 5- Phát triển lực lượng và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng; 6- Tăng cường năng lực và tổ chức hoạt động cho các đơn vị, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố trên toàn quốc; 7- Xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm chuẩn hóa quy trình, dự phòng rủi ro, bảo vệ an toàn thông tin mạng. (Báo Chính Phủ 27/10) đầu trang(

NHÂN SỰ MỚI
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định chuẩn y Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An , nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Theo báo Nghệ An, ngày 27/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã tổ chức trao Quyết định chuẩn y Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với đồng chí Trần Văn Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Theo đó, căn cứ Điều lệ Đảng; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII; Quy định về phân cấp quản lý cán bộ; đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 20/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 602/QĐNS-TW về chuẩn y Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An , nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với đồng chí Trần Văn Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh trao Quyết định chuẩn y cho đồng chí Trần Văn Hùng.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh chúc mừng và mong muốn đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều đóng góp cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Trước đó, ngày 29/9, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng chí Nguyễn Hữu Lậm - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An đã công bố Công văn ngày 26/9/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư chỉ định đồng chí Đại tá Trần Văn Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2015 -2020.
Ngày 14/11/2016, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức trao Quyết định của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Đại tá Trần Văn Hùng - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giữ chức danh Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự  tỉnh.
Đại tá Trần Văn Hùng nhận nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An thay cho Đại tá Hà Tân Tiến được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng điều động, bổ nhiệm chức danh Phó Tư lệnh Quân khu 4. (Báo Chính Phủ 27/10) đầu trang(
Ngày 26/10, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đã trao quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã quyết định: Tiếp nhận và cử ông Trần Quang Tuyến, nguyên Công sứ - Người thứ Hai Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, hết nhiệm kỳ về nước, làm Quyền Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam;
Bổ nhiệm ông Ngô Trịnh Hà, Quyền Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, giữ chức Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài;
Bổ nhiệm bà Lê Thị Minh Thoa, Tập sự Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế.
Phát biểu tại lễ trao quyết định bổ nhiệm, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc chúc mừng các cán bộ vừa được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí công tác mới. Thứ trưởng Hà Kim Ngọc bày tỏ tin tưởng, các vị mới được bổ nhiệm sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.
Thay mặt các cán bộ được bổ nhiệm, ông Trần Quang Tuyến chân thành cảm ơn tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và tập thể lãnh đạo Bộ đã tin tưởng giao cho các cán bộ những trọng trách mới trong công tác. Ông Trần Quang Tuyến khẳng định sẽ tiếp tục cống hiến hết sức mình xây dựng đơn vị đoàn kết, vững mạnh, phối hợp tốt với các đơn vị trong Bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ tin tưởng giao phó.
* Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ đã trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Giám đốc ban Quản lý dự án 6.
Theo Quyết định số 2906/QĐ-BGTVT ngày 13/10/2017, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 giữ chức Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông thay cho ông Khuất Minh Tuấn nghỉ chế độ kể từ ngày 1/11/2017.
Theo Quyết định số 2907/QĐ-BGTVT ngày 13/10/2017, ông Nguyễn Hữu Long, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án 2 giữ chức Giám đốc ban Quản lý dự án 6 kể từ ngày 1/11/2017.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Ban cán sự và lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Lê Đình Thọ chúc mừng ông Phạm Tuấn Anh và ông Nguyễn Hữu Long đã được lãnh đạo Bộ tín nhiệm bổ nhiệm vào vị trí Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Giám đốc Ban Quản lý dự án 6. Thứ trưởng hy vọng trên cương vị mới, với kinh nghiệm cá nhân hai ông Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Hữu Long sẽ lãnh đạo tập thể cán bộ công chức trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đóng góp vào thành tích chung của ngành giao thông vận tải. (Xây Dựng 28/10) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Thời gian qua, bên cạnh một số thành công đáng ghi nhận, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn diễn ra khá chậm, chưa thật sự đạt mục tiêu về tăng cường huy động vốn xã hội hóa và bổ sung nguồn lực mới cho phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN sau CPH… Ðáng chú ý, nguy cơ thất thoát tài sản công đã và đang khiến dư luận lo ngại.
Tình trạng “chảy máu”, thất thoát tài sản công trong quá trình CPH các DNNN đang diễn ra khá phức tạp, khó lường. Cá biệt, có một số cổ đông công khai hoặc ngấm ngầm mua gom cổ phần và trở thành nhóm nhỏ cổ đông lớn nhất, nắm quyền khống chế trong và sau khi CPH DNNN, biến DNNN từ sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân - theo mô hình “gia đình trị”. Ðiều này có thể thấy rõ ở một số ít cổ đông từng là lãnh đạo cấp cao của DNNN hoặc người nhà của họ tiến hành thâu tóm một lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp để nắm quyền chi phối.
Theo Công văn số 2000/BTC-TTr ngày 15-2-2017 gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính, từ ngày 1-7-2014 đến 30-11-2016, cả nước có 60 trường hợp DNNN (tập trung tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Ðồng, Nghệ An, Nam Ðịnh, Quảng Ninh) sau khi CPH được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH và không thực hiện đấu giá khi CPH. Một số dự án thậm chí còn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước… Do đó, nếu tiến hành CPH sẽ dễ dẫn đến tình trạng xác định
giá trị cổ phần thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế, gây thất thoát, lãng phí tài sản công. Trước tình trạng này, Bộ Tài chính đã kiến nghị chuyển danh sách nêu trên cho Thanh tra Chính phủ tham khảo, phục vụ công tác thanh tra về việc quản lý đất đai theo kế hoạch thanh tra năm 2017 của Thanh tra Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kiến nghị đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Ðình Huệ chấp thuận, đồng thời Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Theo đó, có thể thuê các công ty kiểm toán, tư vấn định giá quốc tế đã hoạt động ở Việt Nam, thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, giá khởi điểm và sử dụng kết quả này thực hiện chào bán cổ phần ra quốc tế nhằm bảo đảm tính khách quan. Việc kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc minh bạch hóa, góp phần phòng, chống tham nhũng, thất thoát tài sản công khi thực hiện CPH DNNN. Thực tế cho thấy, giá trị sổ sách tài sản trên đất có thể rất thấp, nhưng quyền thuê đất và chuyển nhượng đất có vai trò hết sức quan trọng để thu hút các nhà đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một số vụ việc nổi cộm thời gian qua được báo chí nêu ra đã cho thấy rất rõ điều này.
Ðiển hình có thể kể đến quỹ đất vàng trên đường Lê Duẩn của Công ty Xổ số Kiến thiết TP Hồ Chí Minh được định giá 558 tỷ đồng, nhưng khi tổ chức đấu giá, thu được 1.430 tỷ đồng. Hoặc giá trị Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) chỉ là 4.043 tỷ đồng theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội ngày 1-7-2016, song dư luận tin rằng, với những vị trí đắc địa của công ty, đóng trên các tuyến phố quan trọng như Tràng Thi, Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Cát Linh, Phạm Ngọc Thạch,... cùng các thương hiệu có tên tuổi như kem Thủy Tạ, vang Thăng Long, gốm Chu Ðậu,… thì giá trị thực tế sẽ lớn hơn gấp nhiều lần. Do đó, dư luận đang trông chờ vào việc tổ chức đấu giá Hapro tới đây, vì nếu được tổ chức thật sự nghiêm túc, chắc chắn sẽ thu về cho ngân sách nhà nước một khoản tiền đáng kể.
Ngoài những lý do khách quan, tình trạng “chảy máu” tài sản công còn có nguyên nhân từ những bất cập, thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách, nhận thức chưa đầy đủ của một số người, tình trạng lạm dụng kẽ hở luật định, sự không tuân thủ đúng hoặc thiếu công khai, minh bạch trong tính toán giá trị và tổ chức CPH của một nhóm người có quyền lợi liên quan,…
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành T.Ư Ðảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 3-6-2017, có nội dung quan trọng nhằm kịp thời chấn chỉnh cũng như phòng tránh hiện tượng chảy máu tài sản công trong quá trình CPH DNNN. Cụ thể: Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng DNNN, dự án đầu tư thua lỗ, thất thoát, lãng phí lớn...
Bảo đảm công khai, minh bạch trong cơ cấu lại DNNN, nhất là trong CPH và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Áp dụng các phương pháp định giá tài sản tiên tiến phù hợp với cơ chế thị trường; bảo đảm vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp được định giá đầy đủ, hợp lý, công khai, minh bạch...
Quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá độc lập trong định giá tài sản, vốn và xác định giá trị doanh nghiệp. Xác định rõ trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp, định giá tài sản, vốn nhà nước. Trên cơ sở giá trị vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp đã được xác định đầy đủ, hợp lý và theo quy định của pháp luật, khẩn trương bán cổ phần, thoái vốn một cách công khai, minh bạch, chủ yếu thông qua bán đấu giá cạnh tranh trên thị trường. Cổ phần hóa phải gắn với niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán...
Nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh các trường hợp định giá thấp tài sản, vốn của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước. Ðối với các DNNN đang được giao quản lý, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, khi CPH, Nhà nước tiến hành kiểm soát theo nguyên tắc: Nhà nước thống nhất sở hữu các công trình hạ tầng quan trọng; doanh nghiệp CPH, nhà đầu tư nhận quyền khai thác chỉ được quyền quản lý, vận hành, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng; việc lựa chọn nhà đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện theo Luật Ðấu thầu, công khai, minh bạch; bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ... Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nhà đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau CPH…
Thời gian tới, để bảo vệ tài sản công nói chung và chống “chảy máu” tài sản đất đai nói riêng trong quá trình CPH các DNNN cần tổ chức thanh tra, kiểm toán lại các vụ chuyển nhượng đất đai, hồi tố và truy thu, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định hiện hành, các hành vi trục lợi gây thất thoát tài sản công và thất thu ngân sách nhà nước. Mặt khác, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, cả trong quá trình CPH DNNN, cũng như di dời các cơ sở này theo quy hoạch xây dựng đô thị.
Không chỉ đưa giá trị sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH, mà việc định giá đất cần bám sát giá thị trường, gắn với quy hoạch sử dụng đất và trách nhiệm của cơ quan tư vấn, thẩm định giá. Hơn nữa, không chỉ chấm dứt việc cho doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời hạn giao, thuê đất, mà còn cần chấm dứt tình trạng dùng quỹ đất quốc phòng để cho tư nhân thuê kinh doanh dài hạn. Quá trình đấu giá cần được thực hiện rộng rãi, nghiêm túc, công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở thông tin đầy đủ về diện tích đất, vị trí, giá thuê và thời hạn thuê, phương thức thanh toán tiền thuê đất; kiên quyết xử lý nghiêm khắc hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”, dùng thủ thuật, kỹ thuật (như nộp hồ sơ quá gấp gáp hay thông đồng “đi đêm” nhằm bắt tay nhau) để gạt người khác ra, dìm giá và chi phối kết quả đấu giá khi CPH DNNN…
Ðồng thời, cần sớm nhận diện, xử lý kịp thời và nghiêm khắc cả về tài chính, hành chính và hình sự với các cá nhân là lãnh đạo, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ vốn và tài sản của Nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thực tế đã, đang và sẽ còn cho thấy, quá trình sắp xếp, đổi mới và CPH DNNN chỉ được đẩy nhanh, đúng hướng, có hiệu quả cao nhất khi và chỉ khi có đột phá cơ chế phù hợp trên tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm nguyên tắc thị trường và xử lý hài hòa lợi ích, nhất là kiên quyết chống lợi ích nhóm và trục lợi bất minh, bất hợp pháp.
Đất đai và tài sản, vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp đều là tài sản công, là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu của toàn dân mà Nhà nước là đại diện. Bảo vệ tài sản công là quyền của toàn dân, nhưng không thể quản lý theo kiểu vô chủ, mà trước hết phải là trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan và cá nhân cụ thể, trực tiếp có liên quan trong một cơ chế quản lý Nhà nước ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả hơn, với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an ninh và lợi ích quốc gia, sự đồng thuận và đoàn kết xã hội, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường của đất nước, vì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. (Mặt Trận 29/10) đầu trang(
Đó là số liệu trong báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ gửi tới kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV.
Đối với việc tặng quà và nộp lại quà tặng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 20/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong đó yêu cầu thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà cho cấp trên dưới mọi hình thức; tiếp tục quán triệt và chấp hành nghiêm Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng. Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, rà soát và yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng các bộ, ngành, địa phương nhận xe ô tô do doanh nghiệp biếu tặng, đặc biệt là các doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quản lý; đồng thời thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các xe ô tô đã tiếp nhận trước đây theo đúng quy định về quản lý tài sản nhà nước và sử dụng đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Một số địa phương đã trả lại, không tiếp nhận xe do doanh nghiệp biếu tặng: Cà Mau trả lại 02 xe, TP. Đà Nẵng trả lại 01 xe. Có 02 trường hợp ở Bình Thuận và 01 trường hợp ở Lâm Đồng trả lại quà tặng với số tiền 32 triệu đồng. Đã xử lý kỷ luật cán bộ cấp cao thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp (Tại Đà Nẵng).
Báo cáo cũng nêu rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. Cụ thể: Năm 2017, có 39 trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật (tăng 28 người so với năm 2016).
Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng đã được chú trọng trong quá trình xử lý tham nhũng, từ đó có tác dụng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong PCTN tại đơn vị mình phụ trách. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn lúng túng trong việc xác định mức độ trách nhiệm của người đứng đầu cấp trên đối với sai phạm của người đứng đầu cơ quan cấp dưới hoặc trong trường hợp sai phạm liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều cơ quan, đơn vị, bộ phận. (Lao Động 29/10) đầu trang(
Trong báo cáo mới đây của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng gửi tới Quốc hội, năm 2017, toàn ngành Thanh tra đã triển khai tổng hơn 250 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và thanh tra hành chính, phát hiện vi phạm hàng chục nghìn tỷ đồng.
Năm 2017, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 6.845 cuộc thanh tra hành chính (tăng 1,6%) và 259.449 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (giảm 5,4%).
Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm 92.123 tỷ đồng, hơn 10 nghìn ha đất. TTCP đã kiến nghị thu hồi hồi 46.268 tỷ đồng và 5.308 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 52.116 tỷ đồng, 4.722 ha đất.
TTCP cũng đã kiến nghị xử lý hành chính hơn 2 nghìn tập thể, cá nhân; ban hành 154.298 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân với số tiền 5.403 tỷ đồng. Đơn vị này đã chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 105 vụ, 214 đối tượng (tăng 52,1% số vụ, 100% số đối tượng).
Theo báo cáo, cơ quan hành chính nhà nước các cấp tiếp 396.584 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với 260.663 vụ việc; có 5.412 đoàn đông người (tăng 4,7%).
Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước và trả lại cho 1.075 công dân 106 tỷ đồng, 40 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 275 người (đã xử lý 134 người); chuyển cơ quan điều tra 11 vụ, 04 đối tượng (năm 2016 không có số liệu chuyển cơ quan điều tra).
Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Kiểm toán Nhà nước khẩn trương triển khai các cuộc thanh tra, kiểm toán theo kế hoạch năm; kịp thời đề xuất các cuộc thanh tra, kiểm toán đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật; chú trọng các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng, lãng phí như: đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT...
Từ ngày 1.10.2016 đến ngày 30.9.2017, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngành Thanh tra đã phát hiện 136 vụ, 207 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng, tăng 177% số vụ, 117% số đối tượng so với năm 2016.
Trong đó, qua tự kiểm tra nội bộ phát hiện 44 vụ, 56 đối tượng; qua công tác thanh tra 68 vụ, 107 đối tượng; qua giải quyết khiếu nại tố cáo 24 vụ 44 đối tượng.
Mặc khác, cơ quan điều tra trong công an nhân dân đã thụ lý điều tra 354 vụ án, 785 bị can phạm tội về tham nhũng, khởi tố mới 202 vụ, 438 bị can. Cơ quan điều tra cũng đã kết luận điều tra 197 vụ, 467 bị can...
Về phía viện kiểm sát các cấp thụ lý giải quyết 255 vụ với 571 bị can, án mới là 215 vụ, 527 bị can. Viện kiểm sát các cấp đã giải quyết 222 vụ với 488 bị can, đạt tỷ lệ 86,6 %, giảm 0,88% so với cùng kỳ năm trước, trong đó truy tố 219 vụ, 481 bị can, chiếm 98,6% tổng số án đã giải quyết.
Đặc biệt, kết quả công tác phòng chống tham nhũng cho thấy, các vụ án, vụ việc tham nhũng gây thiệt hại trên 1.521 tỷ đồng và 77.057m2 đất; đã thu hồi 329 tỷ 691 triệu đồng, 314.000USD và 3.700 m2 đất; kê biên 5 bất động sản và nhiều tài sản giá trị như xe ô tô và dây chuyền trị giá 1,6 triệu USD.
Với việc báo chí phản ánh về việc lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, quản lý, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm, thiếu sót trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm được phát hiện qua kiểm tra.
Theo báo cáo của Chính phủ, công tác phòng chống tham nhũng tuy tạo được sự thay đổi tích cực nhưng vẫn chưa thực sự mang tính đột phá. Tham nhũng nhìn chung vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản và đầu tư công.
Công tác phòng chống tham nhũng tại các bộ, ngành, địa phương còn yếu, chưa đồng đều, vẫn còn những hạn chế, yếu kém.
Thứ nhất, ý thức, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ trong quá trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn còn xảy ra.
Một bộ phận cán bộ chính quyền còn hành động vô cảm hoặc gây tai tiếng cho bộ máy nhà nước do tham nhũng, lợi ích nhóm.
Một số trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi hoặc chiếm đoạt tài sản của người dân, doanh nghiệp, trong đó có trường hợp là thanh tra giao thông, hải quan, cảnh sát, tòa án, phóng viên báo chí…
Thứ hai, một số văn bản, đề án quan trọng phục vụ cho công tác phòng chống tham nhũng nhưng chậm được ban hành. Việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở, bất cập của chính sách, pháp luật vẫn còn chậm, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng.
Thứ ba, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp; một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.
Thứ tư, vẫn còn hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Một số cuộc thanh tra triển khai chậm so với kế hoạch; còn để kéo dài, nhất là thời gian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra. Công tác đôn đốc, xử lý về thanh tra có nhiều tiến bộ, tích cực cả về phương pháp cách thức xử lý nhưng tỷ lệ thu hồi, xử lý khác về tiền, tài sản, đất đai còn thấp.
Thứ năm, hiệu quả hoạt động của một số cơ quan, đơn vị có chức năng PCTN chưa đáp ứng yêu cầu (lực lượng còn thiếu, tính chuyên nghiệp không cao, cơ cấu tổ chức chưa hợp lý). Công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập, thời gian giám định dài, kinh phí chi trả giám định lớn, kết luận giám định không thực sự rõ ràng, phải trưng cầu giám định nhiều lần, năng lực chuyên môn của giám định viên hạn chế...
Thứ sáu, công tác phát hiện, điều tra tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, việc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng kinh tế còn chưa đạt được tiến độ đề ra; thu hồi tài sản tham nhũng đã được chú ý và có kết quả tích cực hơn nhưng tỷ lệ thu hồi còn thấp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở nhiều địa phương chưa có chuyển biến mạnh mẽ và quyết liệt. (Dân Việt 29/10) đầu trang(
Lắng nghe dân, dân sẽ cho chúng ta biết cán bộ nào là công tâm, chính trực; cán bộ nào xa dân, biến chất, hư hỏng.
Ban Bí thư vừa ban hành Quyết định số 99 kèm theo hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Đáng chú ý, Quyết định này nêu rõ phải công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; công khai 19 điều quy định đảng viên không được làm; công khai các kết luận kiểm toán, kiểm tra; công khai danh tính, chức vụ, kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý... Khi có đơn thư phản ánh của nhân dân đối với cấp uỷ, đảng viên thuộc cấp nào quản lý thì cấp uỷ, tổ chức Đảng cấp đó phải tiếp nhận, xử lý. Kiên quyết xử lý người có hành vi cản trở hoạt động giám sát hoặc trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo….
Bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ Quyết định 99 của Ban Bí thư, ông Nguyễn Quang Tiến, ở Yên Dũng, Bắc Giang kỳ vọng đây sẽ là vũ khí sắc bén để Đảng ta thực hiện cho được quyết tâm chính trị, đẩy lùi, ngăn chặn tham nhũng, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Theo ông Tiến, một trong những nguyên nhân xảy ra tham nhũng là trong quá trình sử dụng cán bộ không chú trọng đến khâu kiểm soát quyền lực, không kiểm soát, giám sát thường xuyên cho nên những sai lầm, yếu kém, thậm chí hư hỏng chậm phát hiện. Khi phát hiện ra thì cũng vì nể nang, hoặc xử lý nội bộ với nhau dẫn tới cái sai chồng chất cái sai.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy muốn kiềm chế, đẩy lùi tham nhũng ngoài việc công khai, minh bạch, thì cán bộ, đảng viên, cấp ủy, tổ chức Đảng đều chịu sự giám sát thường xuyên, trong đó có sự giám sát của nhân dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn phải dựa vào dân để xây dựng Đảng, dựa vào dân để kiểm soát đường lối, nghị quyết đúng hay sai, dựa vào dân để chấn chỉnh tổ chức bộ máy, để lựa chọn cán bộ. Mỗi cán bộ có chức có quyền từ thấp đến cao đều phải đặt trong sự đánh giá của quần chúng nhân dân. Bởi nhân dân có trăm tai nghìn mắt, có những ý kiến sáng suốt, khách quan, trung thực, mà nhiều khi cán bộ là người trong cuộc lại không có những đánh giá khách quan đó.
Lắng nghe dân, dân sẽ cho chúng ta biết cán bộ nào là công tâm, chính trực; cán bộ nào xa dân, biến chất, hư hỏng. Nếu lắng nghe tiếng nói của dân, tôn trọng ý kiến của dân từ cơ sở thì cấp ủy, tổ chức Đảng sẽ tiếp nhận những nguồn thông tin chính xác và kịp thời để tự mình xử lý đội ngũ cán bộ của mình.
Một trong những nội dung được ông Lê Chu Đình ở phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội quan tâm trong Quyết định 99 đó là công khai nội dung, kết quả tiếp thu ý kiến của người dân; bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên… Đặc biệt là bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định.
Các nội dung này được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị, công khai thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ, công khai thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội bằng việc gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác.
Ông cho rằng, việc kê khai tài sản là một trong những chủ trương đúng đắn để ngăn chặn, kiểm soát tham nhũng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian qua cho thấy việc này chưa mang lại kết quả như mong muốn, thậm chí có nơi, có lúc còn hình thức.
Nổi cộm lên một số vụ việc gần đây, khi cán bộ kê khai rất bình thường nhưng khi bị thanh tra, kiểm tra lại có khối tài sản lớn. Xảy ra tình trạng này là do chúng ta mới thực hiện việc kê khai, mà chưa tổ chức kiểm tra, giám sát xem kê khai đúng hay sai cho nên tạo ra sự nghi ngờ trong dư luận.
“Nếu kê khai rồi mà để trong tủ thì không có kết quả gì cả. Đã kê khai thì phải công khai cho người dân ở nơi cư trú biết để theo dõi, giám sát, bởi không ai rõ bằng dân cư ở địa phương nơi cán bộ, đảng viên đó sinh sống. Dân biết hết cán bộ đó có bao nhiêu nhà, bao nhiêu xe, có minh bạch tài sản hay không” – ông Lê Chu Đình cho biết.
Ông cũng cho rằng, việc quy định cụ thể công khai rộng rãi bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên sẽ tạo thuận lợi cho nhân dân và các đối tượng có liên quan giám sát. Vấn đề quan trọng nữa là khi người dân phát hiện kê khai không trung thực, có đơn thư phản ánh thì cấp ủy, tổ chức Đảng phải khẩn trương chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết và có văn bản để trả lời chủ thể gửi đơn, thư, ý kiến phản ánh theo quy định.
Bày tỏ thêm về giải pháp thực hiện, ông Nguyễn Quang Tiến cho rằng, cần thực hiện thăm dò ý kiến của người dân bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ, đảng viên. Việc này nên làm thí điểm ở cơ quan, tổ chức đang nổi lên vấn đề tham nhũng để thanh lọc dần cán bộ, sau đó mới tổ chức rộng rãi trên các địa bàn khác.
“Dựa vào dân thì sẽ chiến thắng” – ông Tiến nói như vậy đồng thời cho biết khi cơ quan kiểm tra của Đảng thực sự vào cuộc, thực sự công tâm, có trách nhiệm cùng với sự giám sát của nhân dân thì dù vi phạm có phức tạp, tinh vi đến mấy nhất định cũng sẽ phát hiện được. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 29/10) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Cải cách hành chính nói chung, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước nói riêng là một chủ trương lớn, có tính đột phá, được Đảng và Nhà nước ta đề ra từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành T.Ư khóa XII thì: “tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả…”. Vì sao có thực trạng đó?
Thứ nhất, số đơn vị hành chính thuộc các cơ quan ngang bộ chỉ trong 5 năm gần đây (từ 2011 - 2016) đã tăng lên 28 đơn vị (năm 2011 có 482 đơn vị đầu mối, tháng 12-2016 có 510 đơn vị đầu mối). Số đơn vị hành chính trực thuộc tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tăng lên 822 đơn vị.
Xu hướng chuyển vụ thành cục diễn ra khá phổ biến trong các bộ, cơ quan ngang bộ để có tư cách pháp nhân có con dấu và để "đẻ" ra nhiều phòng, ban. Cũng tương tự các bộ, ngành ở T.Ư, cơ cấu tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cũng cồng kềnh không kém. Trong các sở chuyên môn này cũng “đẻ” ra nhiều chi cục, phòng và tương đương phòng.
Những biểu hiện nêu trên làm cho bộ máy bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ phình to; bộ máy hành chính của các bộ, ngành ở T.Ư và cơ quan chuyên môn ở địa phương bị phân tán, cắt khúc, thiếu tập trung, thống nhất; phát sinh thêm nhiều người có chức, hưởng lương bổng, phụ cấp cao hơn, tiêu tốn thêm nhiều ngân sách của Nhà nước… Điều đó đã đi ngược lại chủ trương cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là “tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Thứ hai là, tính pháp quyền trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính không nghiêm, kỷ cương, kỷ luật, thanh tra, kiểm tra không được coi trọng. Có thể lấy một số thí dụ sau đây chứng minh cho nhận định này: Nghị định của Chính phủ là hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ. Tuy nhiên, ngoài Nghị định quy định về tổ chức, bộ máy của bộ, còn nhiều văn bản khác của bộ tạo thêm tổ chức, bộ máy. Trên thực tế, số lượng đơn vị thuộc bộ lớn hơn rất nhiều so với số đơn vị được quy định trong Nghị định về tổ chức bộ máy của bộ.
Nghị định 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định không tổ chức phòng trong vụ, riêng trường hợp vụ có nhiều mảng công tác hoặc khối lượng công việc lớn, bộ trình Chính phủ quyết định số lượng phòng trong vụ tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ. Theo quy định này, về nguyên tắc không được tổ chức phòng trong vụ, còn cá biệt có tổ chức phòng thì chỉ trong một số trường hợp ngoại lệ và phải được Chính phủ quyết định. Thế nhưng quy định này không được thực hiện, nhiều phòng vẫn được thành lập trong các vụ của bộ, cơ quan ngang bộ. Đây cũng là một biểu hiện của sự vi phạm nguyên tắc pháp quyền trong cải cách hành chính, là một trong những nguyên nhân làm cho bộ máy hành chính phình ra với nhiều tầng cấp, kém hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, số lượng cấp phó trong các bộ, cơ quan ngang bộ, trong các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh nhiều hơn quy định của pháp luật dẫn đến tình trạng người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhiều hơn nhân viên. Đây cũng là một biểu hiện nguyên tắc pháp quyền trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước bị vi phạm vì lợi ích cục bộ.
Thứ ba, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước từ T.Ư đến địa phương là nhân tố quyết định trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của mình. Bởi vì đây là công việc gắn với tổ chức và con người, gắn với các lợi ích của họ cho nên rất khó khăn và phức tạp trong quá trình thực hiện. Và cũng chính vì khó khăn đó mà phải phát huy trách nhiệm của người đúng đầu; đòi hỏi người đứng đầu phải quyết tâm và quyết liệt trong thực hiện.
Thực trạng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước những năm qua chỉ ra rằng nhiều việc đã rõ, đã có quy định của pháp luật nhưng không được thực hiện, thậm chí làm không đúng quy định của pháp luật. Đấy là chưa nói những vấn đề mới, chưa có tiền lệ trước đây như xác định vị trí việc làm theo Luật Công chức và Luật Viên chức; phân cấp, ủy quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan, một người chịu trách nhiệm chính;...
Vì vậy, để cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cần phải nhanh chóng xây dựng cơ chế bảo đảm, gắn quyền hạn với trách nhiệm, với các chế tài tương ứng để người đứng đầu thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn thì công cuộc cải cách hành chính nói chung, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nói riêng mới đạt được kết quả mong muốn. (Nhân Dân 30/10) đầu trang(
Đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội năm 2018 là tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến cải cách bộ máy hành chính, để thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương đã đề ra.
Ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hôm nay, 30/11/2017 Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Cụ thể, vào đầu giờ sáng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.
Sau đó, dành thời gian cả ngày để thảo luận về vấn đề này. Nội dung báo cáo và thảo luận được truyền hình và phát thanh trực tiếp trên sóng VTV1, VOV, và Kênh truyền hình Quốc hội.
Ngay sau khi Trung ương ban hành Nghị quyết 18, các Đại biểu Quốc hội đã lên tiếng ủng hộ chủ trương tinh giản biên chế. Đại biểu Bùi Văn Phương, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội năm 2018 là tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến cải cách bộ máy hành chính, để thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương đã đề ra.
Đại biểu Bùi Văn Phương nhìn nhận: “Điểm rất mới hiện nay là Trung ương cũng đã làm rất nghiêm túc, khách quan. Cán bộ, đảng viên, công chức đều đã thấm nhuần tư tưởng cải cách của Trung ương. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, có thể sẽ phải có sự hy sinh riêng vì cái chung. Quan trọng là phải làm công tác tư tưởng tốt, để những đối tượng trong phạm vi đó nhận thức được cái chung, đặt lợi ích của dân tộc lên trên và chắc chắn sẽ đồng thuận và sẽ làm được”.
Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, cho rằng vấn đề hiện nay là tổ chức bộ máy chưa kiểm soát và chưa giải quyết được trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Do vậy xảy ra chuyện biên chế tăng, số lượng lãnh đạo cũng tăng, trong đó có tình trạng nể nang, né tránh, chạy theo lợi ích cá nhân, làm tăng biên chế.
“Để giải quyết phương án tinh giản biên chế hiện nay, Chính phủ phải rà soát cơ cấu tổ chức bộ máy, bộ phận nào sáp nhập được thì sáp nhập. Các bộ ngành cũng phải tự rà soát và sáp nhập các phòng ban để giảm đầu mối. Đặc biệt, phải rà soát từng chức danh, vị trí việc làm để tinh giản biên chế”, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề xuất.
Ông Nguyễn Ngọc Phương cho rằng quá trình tinh giản biên chế cần lưu ý vấn đề khoán định mức về tài chính, tránh hiện tượng để một số văn bản pháp luật tạo thành kẽ hở cho nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng. Chẳng hạn Nghị định 29 quy định sau 36 tháng làm “nhân viên hợp đồng” sẽ được phép xét tuyển đặc cách. Như vậy nhiều cơ quan đơn vị có biên chế nhưng thay vì xét tuyển họ lại cứ để chế độ “hợp đồng”, khiến cơ quan hành chính không tuyển được người tài mà chỉ tuyển được…. người nhà.
“Đó là những kẽ hở cần phải bịt kín, cần phải kiên quyết những đơn vị nào có biên chế mà không tổ chức thi, không tổ chức xét tuyển thì cắt biên chế”, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nói.
Trong một số lĩnh vực cần phải rà soát lại, nếu không sẽ thừa biên chế, tạo ra tình trạng công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Chẳng hạn trong một xã phường có thể có nhiều điểm trường khác nhau thay vì thành lập đến 2-3 trường tiểu học cùng trên một địa bàn, kéo theo 2-3 Hiệu trưởng, 4-6 Hiệu phó và các chức danh khác.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng cần có quy định rõ mỗi đơn vị có bao nhiêu công chức thì được phân bổ 1 phó phòng, bao nhiêu công chức thì được phân bổ 2 phó phòng.
“Hiện nay có tình trạng có cấp trưởng mà không có cấp phó, hoặc số lượng lãnh đạo chiếm 2/3, còn lại 1/3 là nhân viên. Có những cơ quan đơn vị 90% là lãnh đạo, nhân viên chỉ chiếm có 5%.” (Infonet 30/10) đầu trang(

KINH TẾ
Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại tháng 10 ước ước tính xuất siêu 900 triệu USD (trong khi tháng 9 xuất siêu 1,1 tỷ USD). Tính chung 10 tháng năm 2017, Việt Nam xuất siêu 1,23 tỷ USD.
Cụ thể, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 19,4 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,2 tỷ USD, giảm 0,4%.
Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng so với tháng trước như: Phương tiện vận tải và phụ tùng; điện thoại và linh kiện; thủy sản; hạt điều; gỗ và sản phẩm gỗ.
Tính chung 10 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 173,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với 34,7 tỷ USD (tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2016). Tiếp đến là EU đạt 31,8 tỷ USD; Trung Quốc đạt 25,6 tỷ USD; thị trường ASEAN đạt 18 tỷ USD...
Cũng theo Tổng cục Thống kê, ước tính tháng 10, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 18,5 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng trước.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 172,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ sản xuất trong nước tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 30,9 tỷ USD (tăng 35,3%); máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 28 tỷ USD (tăng 23,1%); điện thoại và linh kiện đạt 12,8 tỷ USD (tăng 49,3%)...
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 47,1 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.
Như vậy, tháng 10 ước tính xuất siêu 900 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2017 xuất siêu 1,23 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,40 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,63 tỷ USD. (Tin Tức 30/10) đầu trang(
Từ vài năm trước, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã hồ hởi sang Myanmar tìm cơ hội đầu tư vì cho rằng thị trường này là “mỏ vàng” cuối cùng của châu Á. Tuy nhiên qua thực tế triển khai đầu tư kinh doanh, một số doanh nghiệp cho biết Myanmar không phải là một thị trường dễ dàng.
Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh tại Myanmar và với tư cách Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Myanmar, ông Vĩnh Khang cho rằng doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar cần xác định đầu tư dài hạn chứ không phải là để nhanh chóng kiếm tiền, bởi khó khăn diễn ra với cả những doanh nghiệp lớn lẫn nhỏ.
Hiện Viettel là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất vào Myanmar với cam kết đầu tư gần 1,4 tỉ đô la Mỹ để liên doanh làm mạng di động dự kiến khai trương vào đầu năm sau. Ông Nguyễn Thanh Nam, Giám đốc Viettel Myanmar, cho biết một trong những cái khó khi hoạt động tại Myanmar là vấn đề pháp lý.
Ở Việt Nam để xây một trạm thu và phát sóng di động (BTS) chỉ cần có 2-3 giấy phép của sở thông tin truyền thông, sở xây dựng. Còn để làm được điều này ở Myanmar, doanh nghiệp phải xin tới bảy giấy phép, từ người dân đến các cơ quan có thẩm quyền từ thấp đến cao. Ông nói: “Để hoàn thiện giấy phép triển khai một trạm BTS phải mất nhiều tháng. Tương tự, các thủ tục khác cũng lâu như vậy. Điều này chúng tôi chưa từng gặp ở Lào, Campuchia, Đông Timor hay Banglades…”. Ông Nam cho biết ở Myamar, ngoài sự chấp thuận của chính phủ và bộ, ban, ngành chủ quản, doanh nghiệp nước ngoài dù có đầu tư lớn vẫn phải tiếp tục làm việc ở các bang, quận huyện để hoàn thành hàng loạt thủ tục phép tắc khác.
FPT là doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ Internet tại Myanmar vào năm 2015. Ông Phạm Lê Hào, Phó giám đốc FPT Myanmar, cho biết do Myanmar đang trong quá trình hội nhập nên luật của họ liên tục được cập nhật, thay đổi. Các doanh nghiệp luôn phải chủ động tìm hiểu luật bởi có khi ngay cả cán bộ thi hành luật cũng không am hiểu luật của họ dẫn đến vận dụng không sát với các quy định.
Ông Đặng Hải Nhã, Giám đốc chi nhánh Yangon của BIDV, cho biết tình trạng cùng một văn bản nhưng cách hiểu của cơ quan quản lý nhà nước các địa phương của Myanmar khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt khác, nhiều luật quy định rất chung và ngắn ngủi trong vài trang, rất khó hiểu. Doanh nghiệp phải có nhiều thời gian tìm hiểu để biết cách áp dụng. Ông Nhã dẫn ví dụ đạo luật quy định về người có liên quan của Myanmar sử dụng từ “officer” nhưng lại không định nghĩa “officer” là gì. Trước nay, doanh nghiệp Việt thường nghĩ officer là để chỉ chuyên viên hay cán bộ, nhưng ở Myanmar thì họ quy định là giám đốc điều hành, lãnh đạo công nghệ thông tin, thành viên của ban điều hành. “Thực tế luật của Myanmar dùng từ tiếng Anh khá phổ biến, nhưng cần phải hiểu nội hàm của nó ra sao để mà vận dụng”, ông Nhã nói.
Ông Nhã còn cho biết Myanmar có những quy định rất bất lợi cho doanh nghiệp nước ngoài, như không được đứng tên nhập khẩu hàng vào nước này mà phải thông qua một đại lý phân phối là doanh nghiệp bản địa. Cũng đã có một số doanh nghiệp Việt sang mở doanh nghiệp ở Myanmar nhưng do người bản địa đứng tên. Đây là cách làm mà nếu có tranh chấp thì người Việt sẽ thua thiệt.
Một số doanh nghiệp còn cho biết có những dự án đã được Chính phủ cấp phép, được đánh giá tác động môi trường..., nhưng trong quá trình triển khai mà bị khiếu kiện thì cũng sẽ bị dừng. Đây cũng là một rủi ro đối với nhà đầu tư.
Đã kinh doanh ở Myanmar nhiều năm, ông Nguyễn Bá Khoát, Phó giám đốc điều hành của Viettranimex Group, cho biết các khu công nghiệp ở Myanmar ngay sau khi hình thành đã được phân lô bán cho doanh nhân địa phương. Họ thậm chí chỉ mua để đó hoặc xây biệt thự cũng không bị phạt. Doanh nghiệp Việt muốn đầu tư vào khu công nghiệp thì phải tìm chủ đất để liên doanh. Nhưng vấn đề là liên doanh với ngưới có đất mà họ không quyết liệt làm ăn cùng nhau thì cũng không yên tâm!
Ông Nguyễn Thanh Nam cho biết chi phí kinh doanh của Viettel tại Myanmar đắt đỏ hơn so với trong nước. Myanmar tuy có diện tích gấp đôi Việt Nam nhưng dân số chỉ hơn một nửa và phân bổ thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn. Gần 60% dân số Myanmar chưa có điện lưới... Và do không có điện nên rất nhiều trạm BTS của Viettel phải chạy bằng máy nổ, làm cho giá thành mạng di động của Viettel ở Myanmar cao hơn so với các thị trường khác, trong khi giá cước thì phải rẻ để thu hút khách.
Còn ông Cao Duy Thịnh, Giám đốc điều hành Hoàng Anh Gia Lai Myanmar, cũng cho biết doanh nghiệp này có dự án đầu tư bất động sản 440 triệu đô la Mỹ trên diện tích 7,5 héc ta tại Yangon. Để đảm bảo chất lượng và đẩy nhanh tiến độ dự án, Hoàng Anh Gia Lai không thể sử dụng nhà thầu địa phương mà chọn cách tự xây và đưa lao động Việt Nam sang. Việc này làm chi phí xây dựng tăng hơn 30% so với trong nước. Ông cho biết việc xây dựng giai đoạn 1 của dự án chỉ mất hai năm rưỡi, nhưng nếu sử dụng dịch vụ xây dựng địa phương thì có thể phải kéo dài gấp đôi thời gian, thậm chí gấp 3.
Ông Nam cho biết Myanmar có ít người có kinh nghiệm quản lý công ty cũng như thiếu những chuyên gia kỹ thuật bậc cao nên doanh nghiệp phải thuê người nước ngoài với chi phí cao. Năng suất của lao động phổ thông thấp hơn người Việt, tay nghề chưa cao, chưa được đào tạo…
Còn theo ông Nhã, do dịch vụ ngân hàng ở Myanmar chưa phát triển nên khi tuyển người bản địa làm việc cho BIDV thì doanh nghiệp phải đào tạo rất nhiều.
Bà Luận Thùy Dương, Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, lưu ý là để dễ dàng nhận được giấy phép đầu tư kinh doanh ở Myanmar, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm các vấn đề lợi ích kinh tế - xã hội, công ăn việc làm cho người địa phương; cần có đối tác địa phương vì việc “tự vật lộn” sẽ rất khó khăn. Điển hình là sự hợp tác của Viettel với đối tác địa phương trong liên doanh Mytel. Để vào được thị trường Myanmar, Viettel đã cam kết hỗ trợ xã hội, đảm bảo công ăn việc làm cho người địa phương, cam kết lắp mạng cáp quang trên cả nước.
Bà Dương cũng cho rằng doanh nghiệp Việt muốn trụ được ở thị trường Myanmar, ngoài việc phải có sản phẩm được chấp nhận còn phải có chiến lược chăm sóc khách hàng. “Muốn thành công ở Myanmar, vấn đề không hẳn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà là cần có sự đầu tư dài hơi, có chiến lược dài hạn và cần phải kiên nhẫn với thị trường này bởi việc cấp phép, các thủ tục giấy tờ là khá chậm”, bà Dương nói.
Ông Khoát của Viettranimex Group thì cho rằng doanh nghiệp nào muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Myanmar thì nên đến Hội Hữu nghị Việt Nam - Myanmar để đuợc tư vấn. Theo ông, hội này có thể trả lời khoảng 90% các câu hỏi của doanh nghiệp và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Về phía hội, ông Vĩnh Khang nói: “Trung tâm xúc tiến đầu tư của hội là cầu nối giúp doanh nghiệp hiểu được thực trạng của Myanmar để sớm có bức tranh tổng thể và đưa ra quyết định”.
Về phía BIDV, ông Nhã cho rằng bên cạnh tìm hiểu thông tin từ sứ quán, các doanh nghiệp có thể đến với sự tư vấn miễn phí của BIDV. Cho đến nay, BIDV đã tư vấn cho khoảng hai phần ba trong số vài trăm doanh nghiệp Việt sang Myanmar tìm hiểu thị trường. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 30/10) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
"Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là một luật lớn, được thiết kế nhằm tạo ra sự khác biệt trong thể chế và có thể được coi như một thí nghiệm về sự cải cách đột phá thể chế theo hướng hoàn toàn khác biệt mà nếu thành công sẽ có thể mang lại những động lực tăng trưởng mới, tạo biến chuyển tích cực to lớn cho đất nước trong thời gian tới".
Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội đã chia sẻ như vậy tại cuộc trao đổi, cung cấp thêm thông tin về Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mới đây.
Ông Phúc cho biết, ngày 22/3/2017, Bộ Chính trị có kết luận tại Thông báo số 21-TB/TW về các đề án xây dựng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và đồng ý chủ trương xây dựng Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Trên cơ sở các nghiên cứu kinh nghiệm và mô hình thực tiễn từ các nước trong khu vưc và trên thế giới, Chính phủ đã chọn 3 khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) là những khu kinh tế đặc biệt với những chính sách và cơ chế đặc biệt để phát triển.
Kết quả nghiên cứu và phân tích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nếu được thành lập và quản lý với mô hình hiệu quả, 3 đặc khu kinh tế có thể đạt mức thu nhập bình quân đầu người lên đến 12.000 USD - 13.000 USD/năm (tương đương 230 - 250 triệu đồng).
Trong đó, riêng đặc khu Vân Đồn có thể mang lại khoảng 1,9 tỷ USD từ thuế và phí, 2,1 tỷ USD từ các nguồn thu từ đất đóng góp cho ngân sách hàng năm.
Đặc khu Bắc Vân Phong cũng dự kiến sẽ đem lại khoảng 1,2 tỷ USD thuế và phí, 1 tỷ USD từ các nguồn thu từ đất, còn Phú Quốc sẽ đóng góp khoảng 3,3 tỷ USD từ thuế và phí và các nguồn thu từ đất.
Tuy nhiên, theo ông Phúc, hiện nay, nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh việc thành lập 3 đặc khu và nhất là mô hình cơ chế phát triển đặc khu thế nào để đạt được những mục tiêu kỳ vọng là mang lại sự đột phá lớn về phát triển kinh tế tại 3 đặc khu, từ đó tạo tác động lan tỏa tới toàn khu vực và trên cả nước.
Đặc biệt quan trọng hơn nữa là trên cơ sở sự thể nghiệm về mô hình thể chế và phát triển đột phá tại 3 đặc khu có thể tìm ra được một mô hình mới hoàn toàn khác biệt và hiệu quả, có thể mang lại sự đột phá về thế chế cho đất nước.
“Vấn đề được đặt ra hiện nay là thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của 3 khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong hiện nay ra sao? Liệu khi chúng ta có Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ tạo ra hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo bệ phóng cho 3 đặc khu kinh tế phát triển mạnh mẽ, mang tính “đột phá” như kỳ vọng? 3 đặc khu này có tạo ra cơ hội gì lớn cho phát triển kinh tế đất nước hay không? có sự tác động lan tỏa của cả nước hay không? Và hơn nữa có cần cơ chế đặc biệt nào cho đặc khu nào, cơ chế giám sát ra sao cũng như những khó khăn, vướng mắc đặt ra khi triển khai mô hình đặc khu kinh tế…”, ông Phúc nêu ra hàng loạt câu hỏi.
Nhìn nhận lại những kết quả của việc hình thành và phát triển của các khu kinh tế, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện nay, Việt Nam có 17 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, cả nước có 328 khu công nghiệp được thành lập…
Về thu hút đầu tư, các khu kinh tế đã thu hút được 153 tỷ USD, chiếm 52% đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 42%, xuất khẩu bằng 52%, thu hút khoảng 3 triệu lao động; đồng thời, khi triển khai các dự án trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất cũng tạo điều kiện để quản lý tốt hơn về môi trường và công nghệ.
Tuy nhiên, việc phát triển các khu kinh tế vẫn còn một số hạn chế như ít có sự khác nhau giữa mục tiêu và hướng phát triển ngành, thể chế đặt ra cho các khu khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất chưa có nhiều vượt trội, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, nhiều đầu mối.
“Việt Nam hiện đã có nhiều khu kinh tế nhưng các đặc khu kinh tế vẫn chưa thực sự được triển khai áp dụng đúng nghĩa, nơi mà các thể chế được mở rộng, thông thoáng, nâng cấp cao hơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tối ưu nhất cho đầu tư.
Để các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trở thành các vùng động lực tăng trưởng cho đất nước, điều tiên quyết là phải có mô hình và cơ chế đột phá.
Để làm được điều đó, chúng ta phải tìm mô hình phù hợp với Việt Nam, rút ra các bài học thành công và thất bại của các nước trên thế giới và quan trọng nhất là công cuộc thể chế hóa bộ máy quản lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, gia tăng được lợi ích cho các nhà đầu tư và tạo sự lan tỏa cho cả nền kinh tế”, ông Phúc khẳng định.
Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu Luật được thông qua và triển khai áp dụng trong thực tiễn, sẽ có thể mang lại những đột phá mà bây giờ ta có thể chưa hình dung hết được.
“Với những đột phá về thể chế theo hướng trao quyền phân cấp mạnh cho bộ máy thiết chế trưởng đơn vị hành chính đặc biệt cùng các kênh giám sát chặt chẽ, hiệu quả, các đặc khu sẽ phát huy tối đa các tiềm năng, nguồn lực và  điều kiện thuận lợi để hấp dẫn, thu hút được nhiều nhân tài về đóng góp phát triển cho đặc khu, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả lao động ở mức tối đa, đồng thời thu hút được các nhà đầu tư chiến lược nhờ các điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa thủ tục hành chính”, ông Đông chia sẻ.
Ông Đông cho biết, dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được xây dựng trên quan điểm thiết kế các chính sách về kinh tế - xã hội dành cho các đặc khu có ưu đãi cao hơn, thuận lợi hơn với các cơ chế vượt trội hơn so với bất cứ một mô hình cơ chế đặc thù hiện hành nào tại Việt Nam.
Thậm chí, xét ở cả 9 tiêu chí về ưu đãi, môi trường kinh doanh, giải quyết tranh chấp, phát triển cơ sở hạ tầng, ngoại hối, xuất nhập cảnh, thời gian thuế suất miễn giảm…, những cơ chế, chính sách về kinh tế xã hội, tổ chức chính quyền và công tác tư pháp được Việt Nam thiết kế xây dựng trong Dự thảo Luật đã cao hơn, hiện đại hơn một số đặc khu của Trung Quốc, hoặc mở cửa thị trường ở mức tương tự hoặc cao hơn so với một số đặc khu kinh tế của nhiều nước có trình độ phát triển mạnh hơn trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore…
Dự thảo Luật đề xuất áp dụng mức độ mở cửa thị trường tại các đặc khu kinh tế với mức cao hơn các khu vực khác và bảo đảm cạnh tranh quốc tế thông qua quy định điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, cũng như nhà đầu tư trong nước trong các ngành nghề cần thu hút đầu tư.
Nhiều cơ chế chưa từng được áp dụng như có thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đối với hợp đồng đầu tư thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài giữa nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; rút ngắn các danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, thực hiện trung tâm hành chính một cửa, đột phá mới về tổ chức bộ máy, không dựa vào trách nhiệm tập thể mà đề cao trách nhiệm cá nhân; công tác tư pháp hoàn toàn mới với vai trò của tòa án đặc khu tương đương cấp huyện nhưng thẩm quyền như cấp tỉnh…
Đặc biệt, Dự thảo Luật hướng tới mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong tiếp cận đất đai và tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở…
"Mặc dù vậy. các ưu đãi cao nhất chỉ tập trung ở một số ngành lĩnh vực dự án gắn với lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư quy định tại phụ lục áp dụng riêng cho từng đặc khu. Dự án bình thường vào đây được áp dụng cơ chế dành cho khu ven biển hiện hành, do đó sẽ đảm bảo không có chuyện ưu đãi vượt khung, ưu đãi tràn làn không hiệu quả", ông Đông nhấn mạnh. (Đầu Tư Chứng Khoán 28/10) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Sự việc ông chủ thương hiệu KhaiSilk thừa nhận dùng lụa Trung Quốc giả lụa Việt Nam để bán với giá đắt vừa qua khiến dư luận xã hội rất bức xúc. Một phần người ta bức xúc với việc phải bỏ vài trăm nghìn, thậm chí cả triệu đồng để mua tấm lụa Trung Quốc chỉ có giá vài chục nghìn đồng, song lớn hơn là sự bất bình bởi thái độ làm ăn thiếu đứng đắn, thiếu tôn trọng khách hàng, “treo đầu dê, bán thịt chó” của nhãn hàng này.
Nói đến thương hiệu KhaiSilk thì những người sành sỏi, chịu chơi mấy ai không biết. Điều này có nghĩa là nhãn hàng đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, từng được vinh danh hàng Việt Nam chất lượng cao, tạo được chỗ đứng ở thị trường lụa trong nước. Chẳng thế mà rất nhiều người Việt chọn mua khăn lụa KhaiSilk để làm quà mỗi khi có dịp ra nước ngoài, hay tiếp đãi bạn bè, người thân ở ngoại quốc như một kỷ vật biểu trưng cho sự cao sang, quyền quý. Từ doanh nhân, du khách nước ngoài, cho tới các chính trị gia đều tỏ ra yêu thích khăn lụa KhaiSilk.
Về mặt lý thuyết, một doanh nghiệp muốn xây dựng được thương hiệu mạnh không chỉ phải mất rất nhiều thời gian, tâm sức, tiền bạc, quan trọng hơn cả là uy tín với khách hàng. Và KhaiSilk cũng không là ngoại lệ. Để chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng như ngày hôm nay, chắc chắn ông chủ của nhãn hàng KhaiSilk cũng đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu tâm huyết. “Xây” thì lâu mà nhọc nhằn đến vậy, ấy thế mà thương hiệu KhaiSilk từng “nổi đình, nổi đám” đó lại tan tành như bong bóng xà phòng trong phút chốc chỉ vì cái lợi trước mắt.
Dù ông chủ của nhãn hàng KhaiSilk đã rất “lễ phép” theo kiểu của người Nhật là cúi đầu xin lỗi, đồng thời giải thích việc “bất đắc dĩ” phải nhập lụa Trung Quốc bán lẫn với hàng Việt Nam là do nguồn cung trong nước không đủ, rằng đã kiểm duyệt kỹ mẫu mã, chất lượng trước khi nhập lụa Trung Quốc... cũng không làm nguôi đi cơn giận của cộng đồng xã hội. Thà ông chủ của KhaiSilk chỉ cúi đầu xin lỗi và hứa sẽ bồi thường cho khách hàng, chứ đừng lý giải này nọ, có khi lại nhận được sự cảm thông, chia sẻ của mọi người. Càng giải thích thì chỉ càng khiến dư luận xã hội thêm giận dữ.
Người ta tức giận cũng là tâm lý dễ hiểu, khi cho rằng ông chủ của nhãn mác KhaiSilk đang cố ngụy biện cho hành vi gian dối trong kinh doanh của mình. Và lẽ tất nhiên là cách nghĩ đó dẫu có hơi “quá tả” nhưng cũng hoàn toàn có lý. Trong kinh doanh, khi anh đã “trưng” ra sản phẩm thế nào thì phải đảm bảo tuyệt đối chất lượng, mẫu mã sản phẩm đó đúng với những gì đã cam kết. Theo lẽ đó, anh phải tự cân đối nguồn cung, nguồn cầu để vừa đảm bảo việc kinh doanh của mình, song cũng vừa phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đó là lý do người ta không thể chấp nhận lời giải thích của người sáng lập nhãn mác KhaiSilk về nguồn hàng trong nước không đủ cung cấp.
Lẽ tất nhiên là việc nhãn hàng KhaiSilk “treo đầu dê, bán thịt chó” sẽ phải chịu sự chế tài của pháp luật về hành vi gian lận thương mại, giả nguồn gốc, xuất xứ... Và tất nhiên KhaiSilk cũng sẽ phải bồi thường cho khách hàng khoản tiền không nhỏ từ hành vi gian dối đó. Song, cái quan trọng hơn, cái mất nhiều hơn mà người sáng lập KhaiSilk đang phải đối mặt là một thương hiệu nổi tiếng đã bị chính ông chủ của nó ném vào sọt rác chỉ trong tích tắc.
Còn mất mát nào lớn hơn đối với một nhãn mác hàng hóa, một doanh nghiệp, hay lớn hơn là một thương hiệu, khi mà người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm của họ? Sự tẩy chay của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở lòng tự tôn của ông chủ thương hiệu bị tổn hại, mà còn khiến bất cứ ông chủ nào “trường vốn” nhất cũng phải tiêu tan, phá sản. Kinh doanh là phải có sự quay vòng vốn, phải giải phóng kho thì mới có thể tái đầu tư, còn nếu sản xuất bao nhiêu cũng chỉ chất kho để ngắm thì việc phá sản doanh nghiệp là điều có thể nhìn thấy trước được.
Hệ lụy xấu là vậy, song có vẻ như không phải doanh nhân nào cũng biết và ý thức được điều này. Trên thực tế, KhaiSilk không phải là trường hợp đầu tiên, cũng không phải là doanh nghiệp duy nhất có kiểu làm ăn gian dối, chộp giật. Chẳng thế mà sản phẩm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất khó vươn xa ra ngoài khu vực và thế giới. Từng có dịp tiếp xúc với một số tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, đa số họ đều kêu trời vì không ít doanh nghiệp Việt Nam đánh mất thị trường chỉ sau một thời gian rất ngắn. Phải rất vất vả mới thâm nhập được vào thị trường nước bạn, vậy mà chỉ đảm bảo được vài chuyến hàng đầu tiên, sau đó các doanh nghiệp bắt đầu trà trộn hàng kém chất lượng gây mất uy tín để rồi bị “cấm cửa”.
Người ta nói, xây thì lâu chứ phá thì mấy, để xây dựng được một thương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu càng khó hơn. Trong trường hợp cụ thể của KhaiSilk thì có thể chắc chắn một điều rằng, thương hiệu này khó có cơ may ngóc đầu dậy được sau vố scandal vô cùng nghiêm trọng này. Một thương hiệu nổi tiếng như vậy mà còn làm ăn gian dối đã gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức kinh doanh của không ít ông chủ doanh nghiệp Việt hiện nay. Đừng vì tham cái lợi trước mắt mà đánh mất bản sắc, uy tín của doanh nghiệp, phá hỏng thương hiệu phải dầy công gây dựng. Chẳng phải các cụ vẫn thường nói “ăn ít no lâu” đấy sao? Đừng chọn giải pháp “ăn nhiều” để rồi phải “lo lâu”. Thương hiệu cũng cần một lối hành xử đúng đắn. (Đại Đoàn Kết 28/10) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Đầu năm sau, Trung Quốc dự định thành lập một đơn vị mới để thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng quy mô trong đảng Cộng sản và chính phủ do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Theo Reuters, báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho hay ủy ban mới dự kiến được thành lập trong kỳ họp quốc hội tới vào đầu năm 2018. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu thông qua một bộ luật giám sát về tham nhũng vào dịp này.
"Tất cả các tỉnh thành và khu vực đều phải liên kết chặt chẽ trong hành động, tiếp thu kinh nghiệm cải cách và kế hoạch thí điểm, thực hiện đầy đủ kế hoạch tổng thể theo quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng và thúc đẩy hợp nhất tổ chức", Tân Hoa Xã dẫn báo cáo.
Ủy ban Giám sát Quốc gia mới sẽ tiếp quản công việc từ CCDI và hợp nhất nhiều đơn vị chống tham nhũng khác nhau, theo một thông báo phát đi hồi năm ngoái. Nó cũng mở rộng phạm vi của chiến dịch chống tham nhũng tới cả những viên chức thuộc các tổ chức nhà nước nhưng không nhất thiết phải là đảng viên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" nhằm vào các quan chức cả cấp thấp và cao, một ưu tiên chính sách cốt lõi trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông.
Trong bài phát biểu tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vừa qua, ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vững động lực "không thể đảo ngược" của chiến dịch chống tham nhũng.
Ông Tập Cận Bình bày tỏ niềm tin rằng con đường phát triển của đảng chính là duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao song song với đấu tranh chống tham nhũng. (An Ninh Tiền Tệ & Truyền Thông 29/10) đầu trang(./.