Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 26 tháng 07 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
PHÁP LUẬT
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 6/12/2013 quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt s.
Quyết định nêu rõ, đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng thuộc biên chế của các đội chuyên trách trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (sau đây gọi là đội tìm kiếm, quy tập) ở trong nước và ngoài nước, trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định, còn được hưởng các chế độ, chính sách như phụ cấp, bồi dưỡng trực tiếp, bồi dưỡng sức khỏe, ăn thêm…
Trong đó, mức bồi dưỡng sức khỏe khi làm nhiệm vụ ở trong và ngoài nước được tăng từ 280.000 đồng/người lên 500.000 đồng/người (không quá 02 lần/năm).
Ngoài ra, khi làm nhiệm vụ ở trong nước, mức bồi dưỡng trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ tăng từ 100.000 đồng/người/ngày thực tế làm nhiệm vụ lên 220.000 đồng/người/ngày thực tế làm nhiệm vụ. Trong thời gian làm nhiệm vụ nếu hưởng tiền bồi dưỡng thì thôi hưởng chế độ công tác phí.
Quyết định cũng nêu rõ, thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Công tác đặc biệt và Ủy ban Chuyên trách các cấp về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chỉ đạo tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định, còn được hưởng chế độ sinh hoạt phí mức 220.000 đồng/người/ngày thực tế khi trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong và ngoài nước. Trường hợp hưởng chế độ sinh hoạt phí thì không hưởng chế độ phụ cấp lưu trú theo quy định đối với cán bộ, công chức đi công tác trong nước.
Người được cấp có thẩm quyền huy động trực tiếp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (người dẫn đường, bảo vệ; tham gia trực tiếp các hoạt động tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ) được hưởng các chế độ, chính sách: Mức 220.000 đồng/người/ngày thực tế được huy động làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước.
Mức bồi dưỡng đối với người cung cấp thông tin về liệt sĩ cũng được quy định tăng. Cụ thể, người cung cấp thông tin về liệt sĩ được bồi dưỡng mức 3 triệu đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được 01 hài cốt liệt sĩ; mức 5 triệu đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được mộ tập thể có từ 2-5 hài cốt liệt sĩ; mức 10 triệu đồng đối với thông tin chính xác, tìm kiếm, quy tập được mộ tập thể có từ 6 hài cốt liệt sĩ trở lên. (Quyết định 75/2013/QĐ-TTg chỉ quy định một mức là 2 triệu đồng).
Quyết định nêu rõ: Các đội tìm kiếm, quy tập làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở trong nước và ngoài nước được bảo đảm trang bị, phương tiện chuyên dụng, hậu cần, đời sống; chi bảo đảm xăng dầu;k inh phí làm nhà tạm… Trong đó, mức chi cất bốc mộ liệt sĩ có hài cốt được tăng từ 600.000 đồng/mộ lên 1 triệu đồng/mộ. Mức chi hỗ trợ vận động nhân dân nước Bạn cũng được tăng từ 20 triệu đồng lên 30 triệu đồng/đội/năm đối với một tỉnh Bạn. Mức chi mua thuốc phòng và chữa bệnh thông thường tăng từ 10 triệu đồng lên 20 triệu đồng/đội/năm (ngoài nguồn thuốc Bộ Quốc phòng cấp theo chế độ).
Quyết định cũng bổ sung quy định chi mua dụng cụ phục vụ đào bới (cuốc, xẻng, xà beng, dao, rựa và các vật dụng khác) mức 10 triệu đồng/đội/năm. (Tiền Phong 25/7) đầu trang(
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 63/NQ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, Chính phủ quyết nghị tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2 theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Phê duyệt số lượng hộ gia đình được hỗ trợ về nhà ở trong giai đoạn 2 là 313.707 hộ; kinh phí cần bổ sung thêm từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 840 tỷ đồng (ngoài 7.300 tỷ đồng đã được bố trí).
Chính phủ đồng ý chủ trương xử lý một số đề xuất của các địa phương. Cụ thể, đối với các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ nhưng chưa được Nhà nước cấp kinh phí mà đã tự ứng trước kinh phí để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở thì sẽ hoàn trả ngay cho các hộ gia đình này sau khi có kinh phí phân bổ từ ngân sách Trung ương trong năm 2017.
Đối với trường hợp thuộc diện được hỗ trợ nhưng đã chết mà vợ (hoặc chồng) còn sống, có hộ khẩu thường trú và đang ở tại nhà ở đó thì được hỗ trợ theo mức quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở.
Đối với trường hợp thuộc diện được hỗ trợ mà cả người có công và vợ (chồng) của người đó đều đã chết, hiện nay con của họ đang sinh sống tại nhà ở đó thì các địa phương rà soát cụ thể từng trường hợp, nếu con của họ thực sự có khó khăn về nhà ở thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn khác để thực hiện hỗ trợ; đồng thời báo cáo kết quả hỗ trợ về Bộ Xây dựng.
Đối với các trường hợp người có công thuộc diện được hỗ trợ nhà ở phát sinh thêm ngoài số liệu đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến thời điểm 31/5/2017 thì các địa phương có trách nhiệm chủ động bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương và các nguồn kinh phí hỗ trợ khác từ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể để thực hiện hỗ trợ theo quy định của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với trường hợp thuộc diện được hỗ trợ nhưng chuyển đổi hình thức hỗ trợ từ xây mới sang sửa chữa hoặc ngược lại mà không làm phát sinh thêm kinh phí từ ngân sách Trung ương đã duyệt cấp cho địa phương thì cho phép tiếp tục thực hiện; các trường hợp khác thì địa phương cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương hoặc huy động từ nguồn đóng góp của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân khác để thực hiện hỗ trợ.
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính phân bổ toàn bộ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (100%) để hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình có công với cách mạng giai đoạn 2 theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ (theo số liệu đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra); căn cứ Đề án và kế hoạch hỗ trợ đã được phê duyệt của các địa phương, đề xuất ứng vốn nhằm hoàn thành dứt điểm việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công trong 02 năm (2017 - 2018).
Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào quy định về thứ tự ưu tiên theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/TT-BXD ngày 1/7/2013 của Bộ Xây dựng để chủ động xác định đối tượng ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương; đối với các địa phương có khả năng ứng trước kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ dứt điểm giai đoạn 2 của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017 thì chủ động cân đối, bố trí kinh phí hỗ trợ.
Bên cạnh đó, thực hiện hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định, đúng đối tượng, đúng hình thức hỗ trợ đã được duyệt và thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017; lồng ghép các chính sách hỗ trợ, sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng nhà ở cho người có công với cách mạng.
Thực hiện tốt công tác nghiệm thu hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở theo đúng quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phòng ngừa và xử lý nghiêm các biểu hiện trục lợi chính sách.
Theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, người có công với cách mạng được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để sửa chữa, xây mới nhà ở. (Dân Trí 26/7) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Ngày 25-7, tại Hà Nội, đã khai mạc Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN lần thứ 38 về vấn đề ma túy.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, Việt Nam đang từng bước đấu tranh với tội phạm ma túy bằng nhóm các giải pháp đồng bộ cũng như kiện toàn hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa tệ nạn ma túy; đa dạng và xã hội hóa các mô hình điều trị cai nghiện triệt phá và thay thế cây có chứa chất ma túy.
Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh, Việt Nam tin tưởng rằng kết quả của hội nghị lần này sẽ góp phần thể hiện cam kết chính trị cấp cao của ASEAN trong phòng chống ma túy giai đoạn 2016-2025, đặc biệt chuẩn bị và hướng tới Hội nghị cấp bộ trưởng của ASEAN về vấn đề ma túy năm 2018 tại Việt Nam. (Sài Gòn Giải Phóng 26/7) đầu trang(

QUẢN LÝ
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) Quý II, phương hướng, nhiệm vụ Quý III/2017.
Phó Thủ tướng giao Ủy ban ATGT Quốc gia tiếp tục tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban ATGT giao thông quốc gia theo các chuyên đề và kiểm tra các địa phương có tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp, tai nạn giao thông tăng cao; tập hợp những bất cập về mặt quy định pháp luật, chính sách trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiến nghị với các Bộ, ngành và Thủ tướng Chính phủ để có kế hoạch sửa đổi, hoàn thiện.
Ủy ban ATGT phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông theo Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2017; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng quy định xác định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do lỗi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT để áp dụng xử lý trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện và chỉ đạo địa phương xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ; bổ sung gờ giảm tốc, cảnh báo nguy hiểm tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt; rà soát, điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn 41 mới, báo cáo tình hình thực hiện trong quý III năm 2017.
Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an xây dựng kế hoạch chuyên đề về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về tải trọng đối với xe ô tô chở hàng hóa trên đường bộ trong giai đoạn 2017 - 2020; khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt, vận hành các trạm Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tại các trạm thu phí BOT trên đường bộ; cung cấp dữ liệu cho lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông vận tải để xử lý vi phạm. Tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt trật tự, an toàn giao thông với công tác quản lý cấp giấy phép lái xe; chỉ đạo thực hiện và báo cáo kết quả khám sức khoẻ lái xe kinh doanh vận tải năm 2017.
Bộ Công an tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch phục vụ các hoạt động của Năm APEC 2017; tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm TTATGT, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống đua xe máy trái phép; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố và Trưởng phòng CSGT đường bộ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng đua xe máy trái phép trên địa bàn.
Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng Kế hoạch chuyên đề trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về tải trọng đối với xe ô tô chở hàng hóa trên đường bộ trong giai đoạn 2017 - 2020; khẩn trương đề xuất Chính phủ cho xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về công tác thống kê, báo cáo, chia sẽ dữ liệu tai nạn giao thông.
Đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu các giải pháp theo dõi, quản lý giấy phép lái xe bị tạm giữ, tước quyền sử dụng và giải quyết những bất cập, sơ hở trong công tác cấp, quản lý giấy phép lái xe; phối hợp Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để giải quyết tình trạng xe mô tô, xe máy bị tạm giữ do người điều khiển vi phạm giao thông bỏ lại không đến giải quyết, cần phải thanh lý nộp ngân sách theo quy định.
Bộ Quốc phòng tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát, duy trì nghiêm việc chấp hành các quy định pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng giấy tờ giả, biển số giả phương tiện quân sự hoạt động trái phép.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng nội dung và ban hành bộ tài liệu “Văn hóa giao thông” cho học sinh trung học cơ sở ngay trong Quý III/2017; đồng thời, có văn bản chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường thực hiện biện pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức ATGT năm học 2017-2018; nghiên cứu đưa nội dung giảng dạy ý thức chấp hành luật lệ giao thông, văn hóa giao thông vào các cấp học từ mầm non, tiểu học... tạo nên thế hệ mới có ý thức chấp hành luật lệ giao thông, có văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự.
Các Bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trật tự, an toàn giao thông để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông. Tập trung tuyên truyền vào các đối tượng có nguy cơ gây TNGT cao như lái xe khách, thanh thiếu niên trên địa bàn nông thôn; phát huy hiệu quả hệ thống đài truyền thanh tại các xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo Ban ATGT, các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch Năm ATGT 2017 của địa phương, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBATGTQG; chỉ đạo ngành giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấp phép lái xe; sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ để làm gờ giảm tốc, biển cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ trước điểm giao cắt với đường sắt; chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là theo các chuyên đề về kiểm soát tải trọng phương tiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tốc độ.
Chỉ đạo UBND cấp huyện, xã tăng cường biện pháp cảnh giới, bảo đảm an toàn giao thông điểm giao cắt đường bộ với đường sắt không có rào chắn; làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm từ đường phụ ra đường chính; xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp huyện, xã nếu để phát sinh lối đi dân sinh trái phép.
UBND thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị trực thuộc Trung ương chỉ đạo tiếp tục triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; tổ chức quản lý hiệu quả phần vỉa hè, lòng đường sử dụng để trông giữ xe, kinh doanh, buôn bán....
Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an thành phố xây dựng thường xuyên cập nhật, công bố thông tin về phương án phân luồng, điều tiết giao thông và hướng dẫn tham gia giao thông qua các điểm hay ùn tắc giao thông, các đoạn tuyến có công trình xây dựng chiếm dụng lòng, lề đường, bị ngập nước do mưa, triều cường... Sở GTVT xây dựng phần mềm giám sát giao thông trực tuyến, cung cấp thông tin vi phạm cho Cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt “nguội”.
Xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao năng lực và chất lượng vận tải công cộng gắn với quản lý sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, trong đó chú trọng các giải pháp áp dụng nguyên tắc kinh tế thị trường; xác định đối tượng, lộ trình và khu vực áp dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu phương tiện, đặc biệt là người nghèo và cận nghèo. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 25/7) đầu trang(
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi.
Để khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cát, sỏi và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật hiện hành và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 357/TB-VPCP ngày 6/11/2015 và Thông báo số 161/TB-VPCP ngày 24/3/2017.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định ban hành Quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải, vùng nước cảng biển và luồng đường thủy nội địa, trong đó lưu ý quy định phân cấp giao địa phương tổ chức cấp phép, thực hiện các dự án nạo vét, duy tu các tuyến luồng có tận thu sản phẩm, trình Chính phủ trước ngày 30/9/2017 để triển khai thực hiện từ năm 2018.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an, các địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra phương tiện giao thông đường thủy, kiên quyết xử lý phương tiện hoạt động không có đăng ký, đăng kiểm, các phương tiện khai thác, vận chuyển cát, sỏi quá tải, không có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Rà soát các dự án xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa; đối với các dự án cấp bách, đúng quy hoạch, bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật của tuyến luồng và môi trường cho phép tiếp tục thực hiện trên cơ sở phối hợp, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra vi phạm trong quá trình thực hiện dự án; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án đang thực hiện, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đánh giá tình trạng biển xâm thực; nghiên cứu, lập phương án sử dụng nguồn cát nhiễm mặn thu hồi từ các dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải để bồi đắp những khu vực bờ biển bị xâm thực, công trình lấn biển, chống biến đổi khí hậu; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, phát triển bền vững khu vực bị ảnh hưởng từ việc khai thác cát, vấn đề sạt lở ven sông, ven biển cũng như tác động cộng hưởng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Trung Trung Bộ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, khắc phục tình trạng không tương đồng về độ sâu khai thác cát, sỏi lòng sông trong cùng một lưu vực có nguy cơ ảnh hưởng an toàn các công trình thủy lợi; nghiêm cấm quy hoạch khai thác cát sỏi tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao, các khu vực đang có xu thế thay đổi chế độ thủy văn, thủy lực; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để sớm hoàn thành việc xây dựng, phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quy chế phối hợp quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Cùng với đó phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động nạo vét, khơi thông luồng, kết hợp thu hồi cát; thành lập Đoàn kiểm tra một số dự án nạo vét, khơi thông luồng, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý dự án, nhất là các dự án gây bức xúc dư luận xã hội đã được báo chí phản ánh.
Bộ Công an chỉ đạo mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi tại các địa phương; chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng chuyển cơ quan điều tra để xử lý hình sự.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng tăng cường hướng dẫn việc sản xuất và sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên trong xây dựng; bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên trong san lấp; đẩy mạnh việc nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn để phục vụ nhu cầu san lấp và làm vật liệu xây dựng trong nước; đồng thời xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sử dụng loại vật liệu này.
Khẩn trương rà soát, xác định cân đối cung - cầu cát, sỏi xây dựng và cát san lấp trong nước, đề xuất giải pháp sử dụng các vật liệu thay thế nhằm tiết kiệm tài nguyên cát, sỏi; đồng thời phối hợp với các địa phương và cơ quan liên quan có các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt về vật liệu xây dựng hiện nay cũng như thời gian tới.
Bộ Tài chính phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hóa đơn thuế đối với việc mua bán cát, sỏi xây dựng; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, sử dụng bất hợp pháp, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với cát, sỏi xây dựng mua vào; chỉ đạo các đơn vị Thuế tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn; có giải pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi và chống thất thu ngân sách nhà nước.
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi không rõ nguồn gốc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn thực hiện nghiêm việc không khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép, kinh doanh cát, sỏi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo điều kiện kinh doanh.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường công tác kiểm tra, yêu cầu các đơn vị khai thác cát chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về thả phao, cắm mốc khu vực khai thác, thông báo niêm yết công khai thông tin của mỏ về diện tích, số lượng tàu hoạt động... để các lực lượng chức năng và nhân dân giám sát; kiểm tra toàn diện các bến, bãi kinh doanh tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn; kiên quyết xử lý những bến, bãi lập sai quy định để lợi dụng tiêu thụ cát, sỏi trái phép, không rõ nguồn gốc; phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp ranh trong việc quản lý khoáng sản nói chung và khai thác cát, sỏi lòng sông nói riêng; xử lý nghiêm các tụ điểm khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép; kiểm soát chặt chẽ các bến bãi tập kết cát và vật liệu xây dựng trên địa bàn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác, lập bến bãi thu mua cát, sỏi trái phép. (Xây Dựng 25/7) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Sáng 24/7, Đoàn công tác số 8 Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) do đồng chí Lê Thị Nga, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy viên BCĐ Trung ương về PCTN đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang.
Đoàn công tác số 8 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do bà Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm Trưởng đoàn. Thượng tướng Lê Quý Vương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an làm Phó trưởng đoàn.
Cùng tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương; Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; Toà án Nhân dân tối cao; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Bộ Công an.
Dự Hội nghị về phía tỉnh Hà Giang có ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng các lãnh đạo tỉnh và các thành viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành.
Bà Lê Thị Nga cho biết, kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố xét xử các vụ án, tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên, hàng năm của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Từ năm 2013 đến nay, Ban Chỉ đạo đã thành lập 32 Đoàn kiểm tra, giám sát tại 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 22 bộ, ngành Trung ương.
Qua kiểm tra, giám sát, các Đoàn công tác đã kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo giải quyết, khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng; kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy... để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và công tác thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nói riêng. Đồng thời giúp địa phương, đơn vị được kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện vi phạm, tồn tại, thiếu sót để chấn chỉnh, khắc phục.
Tahy mặt Đoàn công tác số 8  của BCĐ Trung ương về PCTN, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương đã công bố kế hoạch, các quyết định của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về việc thành lập các đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; lịch làm việc của Đoàn công tác số 8 với các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, giám sát của tỉnh Hà Giang.
Đoàn công tác số 8 cũng đã nghe BTV Tỉnh ủy Hà Giang báo cáo kết quả tự kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Từ năm 2011 đến nay BTV Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm tra 44 cuộc đối với 44 tổ chức đảng và 33 đảng viên; giám sát 29 cuộc đối với 29 tổ chức đảng và 37 đảng viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng từ huyện đến cơ sở đã tiến hành kiểm tra được 2.974 tổ chức, với 6.998 đảng viên; giám sát theo chuyên đề 1.595 tổ chức đảng với 2.971 đảng viên về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí.
Chỉ đạo UBKT các cấp thực hiện 272 cuộc kiểm tra, giám sát đối với 272 tổ chức đảng và 1.056 đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ diện cấp ủy các cấp quản lý, trong đó kiểm tra về phòng chống tham nhũng, lãng phí 19 tổ chức đảng và 43 đảng viên, kết luận rõ đúng, sai và xử lý kịp thời các sai phạm.
Thực hiện Kế hoạch số 64 của BCĐ Trung ương, Tỉnh ủy đã Quyết định thành lập 4 đoàn kiểm tra, giám sát tiến hành kiểm tra, giám sát trực tiếp tại 11/11 huyện, Thành ủy. Chủ động đưa các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế vào diện Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo; Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc xử lý, kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; chỉ đạo về rà soát các cuộc thanh tra về kinh tế xã hội trên địa bàn.
Đoàn công tác số 8 sẽ làm việc tại Hà Giang từ ngày 14-25/8 tại các cơ quan, đơn vị ở tỉnh Hà Giang gồm: Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thi hành án tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Cục Hải quan, Cục Thuế, Chi cục Quản lý Thị trường, Thành uỷ Thành phố Hà Giang và Huyện uỷ Đồng Văn. (Infonet 25/7) đầu trang(
Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, đã khẳng định như thế về trường hợp của bà Bùi Lệ Oanh (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau), người có thành tích trong việc tố giác tham nhũng nhưng không được khen thưởng.
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh trên số báo ngày 24-7, bà Bùi Lệ Oanh (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau) đã được thanh tra tỉnh đề xuất khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát hiện, tố giác tham nhũng (Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau cũng thống nhất với đề xuất này). Tuy nhiên, khi Hội đồng Thi đua-Khen thưởng (TĐ-KT) của tỉnh họp xét, bỏ phiếu, bà Oanh chỉ đạt 8/13 phiếu thuận, tỉ lệ dưới 75% nên theo quy chế TĐ-KT của tỉnh này, hội đồng không đề xuất lên chủ tịch tỉnh khen thưởng bà Oanh.
Vậy việc áp dụng phương thức bỏ phiếu của Hội đồng TĐ-KT tỉnh Cà Mau với trường hợp của bà Bùi Lệ Oanh có hợp lý không? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ).
Ông Đạt nói: “Việc Hội đồng TĐ-KT tỉnh Cà Mau họp xét, bỏ phiếu để quyết định có đề nghị lên chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau khen thưởng đối với bà Bùi Lệ Oanh về thành tích tố cáo hành vi tham nhũng ở Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau là can thiệp quá sâu vào quy trình khen thưởng đối với người tố cáo tham nhũng”.
Theo ông Đạt, vụ án đưa và nhận hối lộ diễn ra tại Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau do bà Oanh tố cáo đã được tòa xét xử và ra phán quyết đúng như bà Oanh tố cáo thì phải khen thưởng bà Oanh theo đúng chính sách, quy định của pháp luật. “Cụ thể, bà Oanh đủ tiêu chuẩn và xứng đáng để xét khen thưởng là người có thành tích xuất sắc trong việc tố giác tham nhũng theo Thông tư liên tịch 01/2015” - ông Đạt nhấn mạnh.
Ông Đạt cũng cho rằng việc Hội đồng TĐ-KT tỉnh Cà Mau bỏ phiếu kín và không đề xuất đến chủ tịch tỉnh khen thưởng bà Oanh vì không đạt tỉ lệ phiếu theo quy chế của tỉnh là không hợp lý mà phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước, cụ thể là theo thông tư trên.
Nói về quy trình làm thủ tục khen thưởng cho bà Oanh, ông Đạt cho biết UBND tỉnh Cà Mau chỉ cần giao cho thanh tra tỉnh, cơ quan có liên quan hoàn tất hồ sơ đề xuất khen thưởng đối với bà Oanh về thành tích tố cáo tham nhũng là đảm bảo quy trình. Từ đây cần khen thưởng kịp thời cho bà Oanh.
Theo ông Đạt, việc khen thưởng cho bà Oanh là nhằm khuyến khích, động viên người dân tham gia tố cáo tham nhũng cũng như bảo vệ các quyền lợi của người tố cáo tham nhũng.
“Ở đây phải khẳng định rằng Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực trong việc phòng, chống tham nhũng thì các cơ quan đơn vị liên quan có thẩm quyền phải khen thưởng kịp thời đối với những người tố giác tội phạm. Trong vụ này, nếu Cà Mau chưa xem xét khen thưởng đối với bà Oanh thì phải khẩn trương xem xét để khen thưởng cho bà theo tiêu chí, quy định của Nhà nước để động viên người dân. Còn ngược lại không khen thưởng, động viên kịp thời thì còn gì là quy định, chính sách dành cho người tố cáo tham nhũng nữa” - ông Đạt nói. (Pháp Luật TP.HCM 25/7) đầu trang(
Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành từ T.Ư đến địa phương, hàng loạt công trình nước sạch đã được khởi công, xây dựng, nhằm giúp người dân có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những công trình phát huy hiệu quả, vẫn còn nhiều công trình được đầu tư xây dựng hàng tỷ đồng nhưng rồi bỏ hoang, gây lãng phí ngân sách nhà nước và bức xúc trong nhân dân.
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, hiện nay cả nước đã xây dựng được khoảng 16.220 công trình cấp nước tập trung. Việc quản lý các công trình này do nhiều đơn vị thực hiện, như: đơn vị sự nghiệp công lập (trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, ban quản lý dự án huyện…), công ty cổ phần cấp nước nông thôn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, UBND xã, cộng đồng người dùng nước... Đến nay, trong tổng số công trình đã xây dựng nêu trên, gần 2.500 công trình hoạt động kém hiệu quả, gần 1.800 công trình không hoạt động, chiếm 26,1%.
Nguyên nhân chủ yếu là do việc lựa chọn địa điểm, quy mô đầu tư, công nghệ cấp nước và mô hình quản lý sau đầu tư chưa phù hợp, còn nhiều yếu kém. Thêm vào đó, cơ chế tài chính bất cập, giá nước ở nhiều nơi được UBND tỉnh phê duyệt thấp hơn nhiều so giá thành, dẫn đến thu không đủ bù chi, thậm chí không đủ để trang trải cho việc quản lý, vận hành và sửa chữa nhỏ; hơn nữa, thu nhập của người lao động thấp, cho nên không nhiệt tình với công việc. Mặt khác, một số địa phương chỉ chú trọng xây dựng công trình, chưa quan tâm quản lý, nâng cấp, sửa chữa các công trình đã có.
Công trình nước sạch xã Phượng Mao nằm trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu tái định cư xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), có tổng mức đầu tư hơn ba tỷ đồng, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, được khởi công từ năm 2011. Đến cuối năm 2012, công trình chính thức được đưa vào khai thác, bảo đảm cung cấp nước sạch cho gần 120 hộ dân khu tái định cư xã Phượng Mao. Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động được vài tháng, toàn bộ hệ thống công trình này đã dừng hoạt động. Người dân cũng không mặn mà với nguồn nước máy, dẫn đến tất cả các hộ dân xã Phượng Mao tự đào giếng khoan lấy nước sinh hoạt hằng ngày.
Ông Bùi Văn Toàn, ở khu 4, xã Phượng Mao cho biết, toàn bộ hệ thống đã lắp đặt đến tận công trình phụ, bảo đảm cung cấp nước sạch cho các hộ dân khu tái định cư, nhưng sau khi vận hành miễn phí được ba tháng, tất cả các hộ dân không dùng nữa. Người dân ở đây cho rằng, dùng nước máy vừa không yên tâm về chất lượng nguồn nước, vừa phải bỏ tiền ra mua, do đó công trình bỏ hoang nhiều năm nay. Bí thư chi bộ khu 4, xã Phượng Mao Bùi Đức Thiện chia sẻ: “Lúc mới vận hành miễn phí, toàn bộ dân khu tái định cư Phượng Mao đã dùng thử nhưng khi bắt đầu thu tiền với giá 7.000 đồng/m3, người dân lại chuyển sang dùng nước giếng đào, vừa không phải mất tiền mua nước máy vừa được dùng nước sạch tự nhiên…”.
Công trình nước sạch nông thôn tại xã Hùng Quan, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) còn bi đát hơn. Được đầu tư hơn 5,5 tỷ đồng, công suất 235m3/ngày và đưa vào hoạt động năm 2011, nhưng chỉ có khoảng 130 hộ trong số hơn 700 hộ dân được sử dụng nước từ công trình. Năm 2012, nguồn nước cạn cho nên công trình dừng hoạt động từ đó, khiến người dân ở ngay sát công trình nước sạch nhưng hằng ngày lại phải đi mua, đi xin hoặc vận chuyển nước sạch từ nơi khác về sử dụng.
Nhiều gia đình tính đến việc khoan giếng, nhưng do phía dưới là đá cứng cho nên mũi khoan không xuống được sâu, có những hộ may mắn khoan được thì dùng một thời gian nước đã cạn. Chủ tịch UBND xã Hùng Quan Hoàng Minh Điệp cho biết, việc người dân phải đi xin, mua hay dùng nhờ nước là có thật. Xã đã gửi kiến nghị lên huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có hướng cải tạo, nâng cấp, Chi cục Thủy lợi cũng đã về khảo sát nhưng đến nay chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Xã Liên Thành là một trong sáu xã của huyện Yên Thành (Nghệ An), được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sạch để cung cấp cho gần 2.000 hộ, với hơn 8.000 nhân khẩu. Nhà máy có công suất thiết kế 750m3/ngày đêm, với tổng dự toán đầu tư gần 27 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách cấp theo Chương trình mục tiêu quốc gia khoảng 16 tỷ đồng; ngân sách xã và nhân dân đóng góp gần 11 tỷ đồng.
Tháng 10-2013, công trình nước sạch được khởi công xây dựng, nhưng đến tháng 3-2015, phải tạm dừng thi công cho đến nay. Hiện tại, công trình mới chỉ hoàn thành phần hồ chứa nước; hai căn nhà chứa máy móc đang làm dở dang, do thiếu vốn (cả nguồn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn đóng góp từ người dân và ngân sách xã). Theo lý giải của lãnh đạo xã, người dân trong vùng hưởng lợi chưa nộp tiền đầu tư, vì thấy công trình nước sạch này xây dựng ì ạch và dở dang khá lâu.
Ngoài ra, huyện Yên Thành còn có các công trình nước sạch tại bốn xã: Phú Thành, Tây Thành, Phúc Thành, Minh Thành, với tổng số tiền đầu tư khoảng 105 tỷ đồng, cũng rơi vào tình trạng dở dang như Liên Thành, mà nguyên nhân cũng do thiếu vốn hỗ trợ và vốn đóng góp của người dân.
Đại diện lãnh đạo UBND xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) thừa nhận, hiện nay, các công trình trên địa bàn vẫn có khả năng hoạt động, dù nhiều hạng mục xuống cấp. Tuy nhiên, phải khẳng định đây là dự án lãng phí vì bị bỏ hoang không ai quản lý, bảo dưỡng nhiều năm nay. Xã Phượng Mao đã nhiều lần có kiến nghị phương án xử lý, giải quyết, song mọi việc dường như vẫn… dậm chân tại chỗ, còn công trình thì ngày càng xuống cấp mà địa phương không biết xử lý như thế nào.
Dù có hai công trình nước sạch còn “đắp chiếu” trên địa bàn, nhưng theo kế hoạch, trong năm 2017, Phượng Mao là một trong chín xã phía nam của huyện Thanh Thủy được hưởng lợi từ dự án Nhà máy cung cấp nước sạch đặt tại hai xã Phượng Mao và Trung Nghĩa (đang trong giai đoạn nước rút để bàn giao).
Chi Cục trưởng Thủy lợi Phú Thọ Lâm Việt Tuấn cho biết, đối với nhà máy nước tại xã Trung Nghĩa được đầu tư để cung cấp nước sạch cho toàn bộ chín xã phía nam của huyện Thanh Thủy, chứ không cung cấp riêng cho xã Phượng Mao. Còn công trình nước sạch xã Phượng Mao nằm trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu tái định cư xã Phượng Mao, được đầu tư trước đó là để cung cấp cho toàn bộ người dân tái định cư khi đó chưa có nước sử dụng (năm 2011-2012)…
Việc người dân không dùng nước máy là do chính quyền xã chưa sát sao tích cực vận động người dân từ bỏ sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào, chứ không phải nguồn nước không bảo đảm. Người dân cho rằng, phí nước thu quá cao, Chi cục đã trình UBND tỉnh Phú Thọ áp dụng mức thu giảm từ 7.000 đồng/m3 xuống còn 5.000 đồng/m3 nhưng người dân vẫn không sử dụng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh Nghệ An có 15 công trình cấp nước sạch được triển khai xây dựng ở bốn huyện: Yên Thành, Diễn Châu, Hưng Nguyên và Quỳnh Lưu, với tổng mức đầu tư 318 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm khởi công, nhiều công trình đang có nguy cơ “chết yểu” vì thiếu vốn đầu tư, khối lượng thực hiện thấp, chủ đầu tư chưa huy động được vốn đối ứng để thực hiện. Trong khi đó, từ năm 2016, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch đã chấm dứt.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, về lâu dài, nếu T.Ư và địa phương không huy động, bố trí được nguồn vốn hay kêu gọi doanh nghiệp, xã hội đầu tư để thực hiện khối lượng công việc còn lại, các hạng mục công trình đã xây dựng sẽ xuống cấp ngày càng nhiều và mức độ lãng phí càng lớn. (Nhân Dân 26/7) đầu trang(
Đó là vấn đề được đặt ra tại buổi làm việc với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương giải ngân vốn đầu tư công chậm ngày 25/7. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng lý giải: “Dự án chậm đưa vào sử dụng là lãng phí. Tiền để đó chúng ta phải trả lãi, mua trái phiếu Chính phủ, huy động dân phải trả lãi. Nhà thầu đi vay tiền ngân hàng phải huy động các nguồn khác để thanh toán…".
Theo báo cáo của Tổ Công tác của Thủ tướng, tổng số kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2017 là 357.150 tỷ đồng (trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 307.150 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ: 50.000 tỷ đồng).
Số vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 chưa phân bổ được Quốc hội cho phép chuyển sang năm 2017 là hơn 16.458 tỷ đồng.
Tính đến ngày 15/6/2017, tổng số vốn thanh toán là 85.188 tỷ đồng, đạt 23,9% tổng kế hoạch vốn năm 2017 và 27,6% kế hoạch vốn được Quốc hội phân bổ và Thủ tướng giao (308.747 tỷ đồng). Kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2016 chưa phân bổ được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2017 mới giải ngân được 217 tỷ đồng, đạt 1,3% trên tổng nguồn và đạt 3,5% kế hoạch giao.
Đi vào cụ thể, Bộ Kế hoạch Đầu tư báo cáo, Bộ mới giải ngân vốn đầu tư công được gần 54,37 tỷ đồng, đạt 13,3% kế hoạch được giao (406,83 tỷ đồng).
Nguyên nhân chậm giải ngân là do 2 dự án “đầu tư xây dựng Học viện Chính sách và Phát triển” (được bố trí 202 tỷ đồng, chiếm 50% vốn được bố trí của Bộ nhưng mới giải ngân được 1,3 tỷ) và Dự án PPP “Ứng dụng thương mại điện tư trong mua sắm Chính phủ theo hình thức đối tác công tư” (vốn được bố trí 26 tỷ đồng nhưng mới giải ngân được phần chi phí Ban Quản lý Dự án, còn lại phần vốn tham gia của Nhà nước chưa giải ngân được).
Giải thích rõ hơn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Đào Quang Thu cho hay, Dự án Trụ sở Học viện Chính sách và Phát triển, cuối năm 2016 đã gửi sang Bộ Xây dựng thẩm tra thiết kế công trình và phương án thi công. Sau thẩm tra đến thủ tục thẩm định nhưng do thay đổi chính sách pháp luật, dự án này thuộc trách nhiệm Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định. Cũng theo quy định, cơ quan thẩm tra cũng là cơ quan sẽ tiến hành thẩm định nhưng Bộ Xây dựng “lỡ” thẩm tra rồi nên Sở Xây dựng cũng không thể thẩm định.
“Như vậy từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, mất 9 tháng chỉ cho việc làm thủ tục triển khai dự án”, ông Thu nói.
Nghe vậy, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lắc đầu, chỉ thủ tục giữa Bộ với Bộ mà còn thế này thì địa phương với Bộ còn mất bao lâu.
Còn với báo cáo than khó của Bộ Ngoại giao nêu nguyên nhân chậm giải ngân vốn do “vướng” thủ tục,  Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng, đó là thủ tục do tự “vẽ ra” chứ không có quy định nào “tréo ngoe” như vậy.
“Tình hình là rất tình hình, tình hình là do chúng mình gây nên. Với những cán bộ gây vướng mắc, cứ đưa xuống địa phương làm thì mới hiểu thế nào là khổ, chứ cứ ngồi phòng lạnh mà vẽ thủ tục, chỉ làm chậm đà tiến chung”, Bộ trưởng Dũng thẳng thắn nói.
Kết luận buổi làm việc, một lần nữa nhắc lại ý kiến của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ, đây là nhiệm vụ trọng tâm. Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017.
Theo đó, cần rà soát lại toàn bộ dự án, từ thủ tục đầu tư, chọn lựa nhà thầu thi công, các giải pháp liên quan đến thanh toán vốn, điều chỉnh vốn, cho các nhà thầu tạm ứng khi có khối lượng. Tinh thần Nghị quyết của Chính phủ là đến tháng 10/2017, các bộ, ngành, địa phương không thực hiện được sẽ điều chuyển vốn và việc điều chuyển này sẽ ảnh hưởng đến việc giao vốn năm 2018.
“Chậm giải ngân đương nhiên là địa phương thiệt, công trình chậm chưa đưa vào sử dụng là chúng ta thiệt, Nhà nước rất thiệt. Nói “chống thất thoát 1 nhưng lãng phí 3” tôi thấy cũng đúng. Vì dự án chậm đưa vào sử dụng là lãng phí. Tiền để đó chúng ta phải trả lãi, mua trái phiếu Chính phủ huy động dân phải trả lãi. Nhà thầu đi vay tiền ngân hàng phải huy động các nguồn khác để thanh toán. Đây là vấn đề bất cập”, Bộ trưởng nói.
Ông cũng cho hay, trong tháng 8/2017, Thủ tướng sẽ trực tiếp kiểm tra một số công trình không giải ngân được vốn, giải ngân vốn được nhưng tiến độ chậm để tránh việc tăng tỷ lệ giải ngân để ứng vốn, có tiền gửi ngân hàng - điều không thể cho phép.
Qua báo cáo của các bộ, ngành, đơn vị, địa phương, Văn phòng Chính phủ và Tổ Công tác sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2017, đề nghị Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương chủ động điều hòa vốn trong kế hoạch được giao, để số vốn tiêu được hết, dồn lại các công trình hoàn thành, sớm đưa vào sử dụng.
Đồng thời, đề xuất bỏ cơ chế phê duyệt chủ trương đầu tư trước 31/10 năm trước để giải quyết các vướng mắc hiện nay.
Theo ông Mai Tiến Dũng, các bộ, ngành, địa phương cũng cần thực hiện quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, rà soát kỹ các nhà thầu thi công, nhà thầu phải có biểu đồ tiến độ thi công..
“Quyết tâm giải ngân cơ bản trong tháng 8, 9/2017, để đến cuối năm đạt tỷ lệ 100% giải ngân hết vốn”, Bộ Trưởng nói, giải ngân sớm để thúc đẩy tăng trưởng, có tiền tiêu thụ nguyên liệu, giảm bớt thua thiệt trong doanh nghiệp. (Thanh Tra 25/7) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Sáng 24/7, Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật VN phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Diễn đàn Khoa học đánh giá kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2016: Đo lường từ sự hài lòng của người dân.
TS. Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) nhận định, các quy định về thủ tục hành chính theo hướng xin cho đã được Chính phủ giảm dần theo hướng phục vụ người dân, nhưng hiện tượng nhũng nhiễu vẫn còn. Về khâu cải cách tổ chức thực hiện, TS. Phan nhấn mạnh cán bộ là gốc vấn đề, nếu cán bộ còn chưa tâm huyết, chưa lấy người dân là đối tượng phục vụ thì sẽ vẫn còn nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính. “Công cuộc cải cách còn rất khó khăn, phức tạp, đụng chạm, chông gai, nhưng nếu quyết tâm làm thì không khó”, TS. Phan nhấn mạnh.
PGS., TS. Phạm Bích San, Viện nghiên cứu tư vấn và phát triển nhận định, nếu công khai, minh bạch, cán bộ làm việc có trách nhiệm hơn, và làm sao đồng lương gắn liền với công chức sẽ tốt hơn rất nhiều. “Có nhiều việc tưởng là khó nhưng lại rất đơn giản, chỉ cần có phong bì là xong”, ông San nêu thực tế và cho rằng, khi chấp nhận đưa phong bì tức là có trục trặc trong bộ máy hành chính mà không xử lý được, bắt buộc họ phải sử dụng cách này. Vấn đề là phải thiết kế lại bộ máy hành chính.
Cho ý kiến tại hội thảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, cải cách ở ta quá chậm so với các mối quan hệ, hội nhập kinh tế. Giờ phải lấy thực tiễn làm trọng tâm, chứ văn bản thì nhiều lắm, mấy nghìn văn bản sẽ khiến chúng ta sẽ rơi vào ma trận, tự ta làm khó ta, không hành động được một cách thuận tiện”, ông Phúc lưu ý và cho rằng, Nhà nước chỉ cần làm đúng việc của mình, còn lại chuyển giao cho xã hội, cho người dân, như vậy tự nhiên bộ máy sẽ giảm đi, còn nếu cái gì Nhà nước cũng muốn nắm từ trên xuống, không phân cấp, phân quyền thì sẽ không giảm được bộ máy. (Giao Thông 25/7) đầu trang(
Cải cách thủ tục hành chính chỉ đạo chưa thật sự quyết liệt, cũng như thực hiện công tác này tại một số đơn vị còn chưa theo đúng quy định.
Đưa ra quan điểm về Báo cáo chuyên đề tình hình, kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011-2016, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu đến năm 2020, TS Tạ Ngọc Hải - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ đã có những nhìn nhận ở góc độ cải cách thủ tục hành chính và mức độ hài lòng của người dân nhìn từ giác độ khoa học.
Trong bản tham luận, ông Hải nêu rõ, trên thực tế cải cách thủ tục hành chính đã được thực hiện từ năm 1994 với Nghị quyết 38-CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.
Qua những nội dung nêu trên cho thấy hơn 20 năm thực hiện cải cách thủ tục hành chính chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực cả về lý luận và thực tiễn. Tuy vậy cùng với những kết quả đạt được, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức:
Thứ nhất, số lượng thủ tục hành chính vẫn còn rất lớn, tỷ lệ thủ tục chưa được chuẩn hóa vẫn còn một tỷ lệ đáng kể. Trong báo cáo đã nêu đến hết năm 2016, số lượng thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, giải quyết của Bộ, ngành là 6.360 thủ tục trong đó số lượng thủ tục được chuẩn hóa là 5.907 (đạt 92,8%).
Thứ hai, thời gian giải quyết các thủ tục vẫn còn dài, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
Thứ ba, thủ tục hành chính luôn có xu hướng tăng. Theo quy định hiện hành thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật tuy vậy số lượng văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta rất lớn do vậy việc kiểm soát gia tăng thủ tục hành chính không dễ dàng.
Thứ tư, số lượng các giấy tờ trong hồ sơ của một số thủ tục vẫn còn nhiều.
Thứ năm, cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của các Trung tâm hành chính công còn hạn chế do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động.
Thứ sáu, một số công chức vẫn chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính dẫn đến việc chỉ đạo chưa thật sự quyết liệt, cũng như việc thực hiện công tác này tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa theo đúng quy định.
Thứ bảy, theo xếp hạng của quốc tế thì cải cách thủ tục hành chính của chúng ta xếp hạng 90 so với các nước trong khu vực, trong khi đó, Singapore thứ nhất, Thái Lan thứ 3.
Mức độ hài lòng của người dân theo TS Hải, được xem xét trên các nguồn tài liệu khác nhau như: Chỉ số cải cách hành chính các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trược thuộc trung ương (PARINDEX 2016), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS 2015), Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI 2016) và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2016) và tổng hợp kết quả đánh giá từ báo chí.
Cụ thể như sau:
- PAR INDEX 2016 thì giá trị trung bình của lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính năm 2016 của các Bộ đạt 86,22%.
Có 4 Bộ không đạt điểm số tại tiêu chí “Công bố, cập nhật thủ tục hành chính” và “Tỉ lệ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn” là Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ LĐTB-XH, Bộ NN-PTNT.
Đối với các địa phương chỉ số trung bình đạt 82.98%, tuy vậy vẫn có tới 22 địa phương không thực hiện công khai đầy đủ thủ tục hành chính tại Trung tâm thông tin điện tử của các sở ngành và UBND cấp huyện và 37 tỉnh, thành phố chưa công khai đầy đủ, đúng quy định thủ tục hành chính tại Bộ phân tiếp nhận và trả kết quả các sở ngành, huyện, xã.
SIPAS 2015 đánh giá “Các tỉnh, thành phố dường như ít có sự chuyển dịnh về điểm số trong cải cách thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ hành chính cho người dân ở 4 lĩnh vực mà SIPAS đo lường gồm: chứng thực và xác nhận của chính quyền địa phương; cấp phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và dịnh vụ hành chính cấp xã.
Tương tự với những phát hiện của năm trước, năm 2016, sự phân vùng của bốn nhóm điểm không rõ rệt, trong đó các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông là những tỉnh có điểm số thấp nhất.
Kết quả SIPAS 2015 cho thấy, người dân đánh giá tốt về kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Con số hài lòng về toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính là:
+ Thủ tục cấp chứng minh nhân dân: 83,4%;
+ Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 74,4%;
+ Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở: 78,4%;
+ Thủ tục chứng thực: 86%;
+ Thủ tục kết hôn: 89,5%;
+ Thủ tục cấp giấy khai sinh: 87,5%.
Qua những thông tin, số liệu nêu trên cho thấy mức độ hài lòng của người dân đối với cải cách thủ tục hành chính, đối với sự phục của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy vậy, cải cách thủ tục hành chính của chúng ta còn không ít những khó khăn, vướng mắc do vậy cần tiếp tục thực hiện các biện pháp để cải cách. (Đất Việt 25/7) đầu trang(

KINH TẾ
Để có điều thô cho sản xuất, doanh nghiệp phải vận chuyển từ TPHCM xuống các tỉnh, thành nơi đặt cơ sở sản xuất để thông quan, sau đó vận chuyển trở lại TPHCM để kiểm dịch, rồi mới được chở lại tỉnh để nhập kho và đưa vào sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu điều cho rằng thủ tục này đang gây khó khăn cho họ.
Đây là tình trạng mà doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều của Việt Nam đang gặp phải đối với các lô hàng điều thô nhập khẩu từ các nước châu Phi, Indonesia, theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas).
Ngày 25-7, trong công văn 115/2017/CV-HHĐ gửi các bộ ngành có liên quan, Vinacas cho rằng, theo thông tin từ các doanh nghiệp hội viên, trong thời gian qua, hàng trăm container điều thô nhập khẩu về tới cảng TPHCM buộc phải lưu công, lưu bãi chờ thông quan do vướng mắc các quy định mới về khai báo hải quan.
Theo đó, với quy định mới này, một lô hàng sẽ phải vận chuyển từ TPHCM đi các tỉnh, thành phố có liên quan để thông quan (nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất), sau đó lại phải đưa về lại thành phố để kiểm dịch. Cuối cùng, doanh nghiệp lại vận chuyển ngược trở lại về địa phương - nơi đặt cơ sở sản xuất để nhập kho và đưa vào sản xuất.
Nghĩa là lô hàng phải có 2 lần vận chuyển đến một địa điểm để thông quan, sau đó lại đến một địa điểm khác để kiểm dịch thực vật (một quy định bắt buộc với mặt hàng nông sản) nên gây lãng phí thời gian và chi phí cho doanh nghiệp như phí lưu kho, lưu bãi, thời gian vận chuyển… Hiện tại, nhiều doanh nghiệp điều đặt cơ sở sản xuất tại Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu hay thậm chí ở Phú Yên.
Vì thế, trong công văn này, Vinacas đề nghị các cơ quan có liên quan cho doanh nghiệp điều được linh hoạt khai báo hải quan tại Chi cục Hải quan ở TPHCM hoặc ở tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất tùy theo điều kiện thực tế của mỗi cơ quan.
Đây không phải lần đầu Vinacas có công văn “kêu cứu” nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp hội viên trong việc nhập khẩu điều thô. Cuối tháng 6, Vinacas cũng có công văn số 88/2017/CV-HHĐ gửi các bộ có liên quan như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn can thiệp nhằm giải phóng 100.000 tấn điều thô nhập khẩu đang kẹt tại cảng đến nhằm giúp doanh nghiệp sớm có nguyên liệu để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngay sau đó, Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc với các bên liên quan và có công văn 7455/BGTVT-VT gửi Vinacas thông báo là đã làm việc với các hãng tàu biển để giải quyết vấn đề. Theo đó, các hãng tàu cam kết sẽ có kế hoạch vận chuyển, đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Như vậy, mặt hàng điều thô nhập khẩu của doanh nghiệp sau khi được giải quyết vấn đề kẹt tại cảng thì nay lại gặp thêm những vấn đề liên quan đến quy định mới về thông quan và kiểm dịch của các cơ quan chức năng. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 25/7) đầu trang(
Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc sẽ nhập khẩu gạo từ Mỹ sau một thỏa thuận thương mại vừa được ký kết.
Lý giải về việc Trung Quốc chọn gạo Mỹ để nhập khẩu trong khi cung đường vận chuyển quá xa chắc chắn sẽ đẩy giá gạo lên cao, PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) cho biết, khi có tiền, khách hàng muốn mua hàng ở đâu là tùy theo sự chọn lựa của họ.
Tại Trung Quốc hiện nay, giới nhà giàu ngày càng tăng và họ có xu hướng chọn loại gạo chất lượng cao, đặc sắc, an toàn. Họ sẵn sàng chấp nhận chi tiền cao để có được loại gạo như mong muốn. Do đó, những người này có nhiều chọn lựa, có thể ăn gạo nhập khẩu từ Mỹ hay bất cứ nơi nào trên thế giới mà họ muốn.
Mặt khác, theo PGS.TS Dương Văn Chín,  đây cũng là do sự trao đổi về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc mở cửa cho Mỹ bán mặt hàng này thì đổi lại, Mỹ cũng mở cửa cho Trung Quốc bán mặt hàng khác trên đất nước họ.
"Chẳng hạn, hơn 10 năm qua Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ nhưng tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã mở cửa trở lại đối với mặt hàng này. Đổi lại, Mỹ sẽ nhượng bộ lại bằng cách thị trường nước này sẽ mở cửa cho mặt hàng nào đó của Trung Quốc vào.
Đó là sự trao đổi thương mại và Trung Quốc sẽ chọn lựa mặt hàng nào để nhập khẩu. Có thể là thịt bò, gạo giá cao mà người Trung Quốc thích ăn...
Như vậy, có thể thấy Trung Quốc có nhiều lựa chọn và không phụ thuộc vào bất cứ thị trường nào. Không nhất thiết họ phải mua gạo Việt Nam vì Việt Nam gần Trung Quốc, chi phí vận chuyển rẻ, có tất cả các loại gạo...", PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh.
Về phía Mỹ, vị chuyên gia nông nghiệp cũng chỉ rõ, dù dân Mỹ không ăn gạo nhiều nhưng họ có vùng trồng lúa ở California rất hiện đại. Nông dân Mỹ dùng máy bay để sạ và bón phân, có khối lượng hàng hóa xuất khẩu rất lớn. Dù không nằm trong top 5 nhưng Mỹ cũng là nước xuất khẩu gạo mạnh trên thế giới.
PGS.TS Dương Văn Chín lưu ý, lượng gạo mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ không lớn và chủ yếu nước này vẫn nhập khẩu gạo từ các nước châu Á.
Bởi thế, ông khẳng định, Việt Nam hoàn toàn có khả năng thỏa mãn những loại gạo chất lượng cao, an toàn cho người Trung Quốc.
"Có nhiều công ty Trung Quốc đến Tập đoàn Lộc Trời để mua gạo. Tôi hỏi tại sao họ thích gạo Việt Nam, họ nói nhiều dòng sông ở Trung Quốc bị ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy xả ra khiến nhiều vùng trồng lúa bị nhiễm kim loại nặng.
Trong khi đó, các vùng dọc sông Mekong thuộc Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam chưa phát triển công nghiệp nên nước sông rất sạch và họ rất thích gạo trồng ở vùng ĐBSCL.
Bằng chứng là khi chúng tôi mang gạo Hạt Ngọc Trời Thiên Long thuộc top 3 gạo ngon thế giới, Hạt Ngọc Trời Tiên Nữ sang Trung Quốc, người dân rất thích ăn.
Ngay cả giống Lộc Trời 25, dù chưa bán giống nhưng khi đưa gạo sang, người Trung Quốc cũng rất thích.
Đó là yếu tố mà tôi nghĩ gạo Việt Nam có thể tận dụng để vào thị trường Trung Quốc. Vấn đề là phải tìm hiểu nhu cầu của từng dân tộc, từng vùng miền của Trung Quốc, xem họ cần loại nào thì tổ chức sản xuất thỏa mãn nhu cầu của họ", PGS Chín phân tích.
Cũng theo vị chuyên gia, hiện Tập đoàn Lộc Trời có lợi hơn doanh nghiệp khác là đã hợp tác với công ty TNHH Phát triển khoa học Viên Thị Hồ Nam để thành lập hai liên doanh - công ty liên doanh trong lĩnh vực giống cây trồng nhằm phát triển công nghệ tạo giống lúa lai siêu năng suất và đưa giống lúa này sang Việt Nam với giá thành hợp lý; liên doanh kinh doanh gạo và các thực phẩm khác chuyên nhập khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là các loại gạo an toàn của Tập đoàn.
Đây  là những yếu tố mà ông tin rằng sẽ giúp cho gạo Việt Nam sang Trung Quốc  theo đường chính ngạch ngày càng tăng lên.
Từ sự lạc quan và tự tin nói trên, nhìn lại chiến lược mua rẻ bán rẻ của gạo Việt bấy lâu nay, PGS.TS Dương Văn Chín nhấn mạnh, nếu Việt Nam không thay đổi chiến lược xuất khẩu gạo thì không thể cạnh tranh được với gạo của các quốc gia khác.
"Trước nay khi xuất khẩu gạo, Việt Nam ít chú trọng đến chất lượng gạo mà thường trộn gạo của nhiều giống lúa khác nhau rồi đấu thầu quốc tế và chỉ nhấn mạnh khía cạnh giá.
Thế nhưng nếu cứ trộn lẫn gạo rồi không ai chịu trách nhiệm, không truy xuất được nguồn gốc, không an toàn thì sẽ bị đào thải bởi xã hội ngày càng phát triển, người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn, họ sẽ chọn loại gạo đắt hơn, an toàn hơn.
Trong tương lai, Việt Nam phải có những loại gạo chất lượng cao, an toàn, không để dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép và phải thỏa mãn thị hiếu của người dân thì mới bán được nhiều hàng.
Từng doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu uy tín cho mình. Và khi nhiều doanh nghiệp có được thương hiệu uy tín, cùng bán theo đường chính ngạch với khối lượng ngày càng lớn thì sẽ đóng góp hình thành thương hiệu gạo Việt Nam.
Vấn đề là doanh nghiệp Việt phải tìm hiểu cho được thói quen, nhu cầu ăn gạo của từng dân tộc, từng địa phương, nơi nào thích ăn loại gạo gì thì tìm loại tương ứng và tổ chức sản xuất theo một quy trình hoàn chỉnh để đảm bảo an toàn, đặc biệt phải có khối lượng lớn và đảm bảo liên tục cho họ. Có như vậy Việt Nam mới cạnh tranh được với quốc gia khác", PGS.TS Dương Văn Chín chỉ rõ. (Đất Việt 26/7) đầu trang(
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang tiếp tục trở thành điểm sáng, tạo ra nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển sản xuất công nghiệp, xuất khẩu cũng như tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, kỳ vọng về sức lan tỏa của dòng vốn này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp (DN) trong nước có đủ sức mạnh để vươn lên, nắm bắt cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thì lại chưa như mong muốn. Thực trạng này đòi hỏi cần thêm nhiều quyết tâm nữa của Chính phủ, các DN FDI và quan trọng nhất là của chính các DN Việt Nam.
Sau khi đạt mức kỷ lục về giải ngân trong năm 2016 với 15,8 tỷ USD, sáu tháng đầu năm 2017, vốn FDI tiếp tục tăng trưởng ấn tượng với tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so cùng kỳ năm 2016; vốn thực hiện ước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 6,5% so cùng kỳ năm trước.
Như vậy, sau gần 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta đã có được hơn 160 tỷ USD vốn FDI, mang lại nguồn lực to lớn cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế FDI cũng đang chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp, trong đó dầu khí, điện tử, linh kiện điện tử, thiết bị di động, thức ăn gia súc, đồ uống... có tỷ trọng cao hơn nhiều. Khu vực này cũng đóng góp hơn 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó chủ lực là các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao.
GS, TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng: Những con số thống kê trên đây đã thể hiện quy mô vốn FDI vào nước ta ngày càng lớn, đồng thời chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của khu vực kinh tế này ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn trăn trở về tác động lan tỏa chưa nhiều của FDI, trong đó mấu chốt là mối liên kết còn tương đối yếu giữa các DN FDI với cộng đồng DN trong nước, nhất là khu vực DN nhỏ và vừa (DNNVV).
Khảo sát tại tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, sức tăng trưởng công nghiệp ở địa phương trong những năm qua có công rất lớn của hai DN FDI là Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam, đóng góp khoảng 80% GDP của tỉnh. Có thể nói, đây là các DN lớn, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng, do đó tạo cơ sở tốt để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, thực tế hai DN này hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng thiết bị, phụ tùng nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa hầu hết các sản phẩm chính không cao; rất ít DN trong nước tham gia được vào chuỗi sản xuất của Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam.
Cụ thể, theo khảo sát của Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Vĩnh Phúc, Công ty Honda Việt Nam hiện có khoảng 500 nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nhưng trong đó đã có hơn 400 DN FDI. Riêng trên địa bàn Vĩnh Phúc, mặc dù chỉ có 35 DN cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc lĩnh vực công nghiệp ô-tô, xe máy, nhưng đã có đến 34 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 830 triệu USD và chỉ một dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) duy nhất là Công ty TNHH Cosmos với số vốn đầu tư đăng ký 48 tỷ đồng.
Phó Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc) Phan Tiến Dũng cho biết: Mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ thông qua thu hút FDI của Vĩnh Phúc rõ ràng chưa đạt như kỳ vọng, hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI đối với khu vực DN trong nước chưa cao. Nhiều DN FDI khi đầu tư vào Vĩnh Phúc cam kết sau mười năm được cấp phép sẽ nâng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm từ 30 đến 40%, nhưng đến nay hầu hết chỉ đạt 2 đến 10%. Riêng trong ngành công nghiệp ô-tô, mức nội địa hóa không quá 6%.
Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh tập trung nhiều DN FDI nhất cả nước với hơn một nghìn dự án FDI đang hoạt động. Những năm qua, sức lan tỏa từ việc thu hút đầu tư nước ngoài đã tạo ra cơ hội lớn cho nhóm DNNVV trong và ngoài tỉnh tham gia cung ứng sản phẩm theo chuỗi sản xuất cho DN FDI. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa nhiều DN nắm bắt được cơ hội này.
Phó Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai Mai Văn Nhơn thừa nhận: So với yêu cầu của Đồng Nai đề ra, sự liên kết theo chuỗi trong sản xuất giữa DN trong nước gắn với hoạt động của các DN FDI là chưa như mong muốn. Ít DN trong nước được tham gia cung cấp, gắn kết theo chuỗi sản xuất với các DN FDI đang hoạt động tại tỉnh. Theo số liệu thống kê, do công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng tốt yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài cho nên các DN FDI ở Đồng Nai vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị... (chiếm hơn 70% tổng giá trị nhập khẩu của địa phương này).
Theo Báo cáo đánh giá mới đây của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), chỉ 21% số DN Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Còn theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ sản phẩm được mua từ các nhà chế biến, chế tạo trong nước chỉ chiếm khoảng 27% tổng giá trị đầu vào của DN FDI.
Theo đó, mới khoảng 36% số DN Việt Nam tham gia được vào mạng lưới sản xuất để xuất khẩu của khối FDI, rất thấp so với tỷ lệ 60% ở Ma-lai-xi-a hay Thái-lan. Điều này chứng tỏ, DN Việt Nam đang được hưởng lợi rất ít từ hiệu ứng lan tỏa do dòng vốn FDI mang lại qua quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất.
Về nguyên nhân, Phó Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc) Phan Tiến Dũng cho rằng: Nhiều DN nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đã có hợp đồng kinh tế và tin tưởng vào các đối tác truyền thống, do đó cơ hội dành cho DN Việt Nam là rất ít, thường chỉ tập trung vào những sản phẩm giản đơn, mang tính gia công thấp, như là một hình thức đối phó các quy định yêu cầu khi cam kết đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, phần lớn DN trong nước lại ít vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng lao động chưa cao, kinh nghiệm quản lý, quản trị ở mức độ hạn chế,... do vậy, thường phải đứng ở bên lề của “cuộc chơi” cung ứng sản phẩm cho các dự án lớn.
Từ một góc nhìn khác, Phó Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai Mai Văn Nhơn đánh giá: không phải tất cả DN FDI đều không “mặn mà” với việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ của DNNVV trong nước, mà ngược lại họ rất cần bởi khi nhập khẩu các sản phẩm hỗ trợ sẽ phải chịu thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển,... làm tăng giá thành sản xuất. Tuy nhiên, DNNVV trong nước nhìn chung với quy mô sản xuất nhỏ, yếu về tiềm lực tài chính, công nghệ lạc hậu cho nên sản phẩm làm ra không đáp ứng được yêu cầu.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Toàn Phát, một DN “đóng quân” tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) chia sẻ: Nhu cầu sử dụng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các DN FDI tại Đồng Nai là rất lớn. Thí dụ như lĩnh vực sản xuất giày dép, đồ nhựa cần rất nhiều các khuôn bằng thép để sản xuất, nhưng DN trong nước vẫn chưa nắm bắt được cơ hội. Hiện tại, Nguyên Toàn Phát mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất ra phôi thép để làm khuôn, còn muốn đúc thành khuôn cần có vốn đầu tư máy sản xuất.
Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai Phạm Thế Linh nhận định: Do hạn chế về tài chính cho nên DN trong nước rất khó đổi mới công nghệ sản xuất. Trong khi đó, máy móc để làm ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, đủ đáp ứng yêu cầu của DN FDI thường ít được sản xuất trong nước, nhập ở nước ngoài về thì chi phí quá cao, hầu như nằm ngoài “tầm với” của các DN. Bên cạnh đó, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế,... Vì vậy, rất cần các cơ quan liên quan có những chính sách thông thoáng hơn để các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp hỗ trợ.
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, dòng vốn FDI tại Việt Nam chưa tạo được sức lan tỏa lớn đến nền kinh tế, chưa thúc đẩy khu vực DN trong nước phát triển là do thiếu một mối liên kết chặt chẽ giữa hai khu vực. Việc tăng cường mối liên kết giữa hai thành phần quan trọng của nền kinh tế này là rất cần thiết, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, tăng cường liên kết sẽ không chỉ tạo động lực cho DN trong nước phát triển, thêm cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mà bản thân DN FDI cũng được hưởng lợi. Muốn tăng cường mối liên kết này, không những Chính phủ, DN FDI mà cả DN trong nước đều phải có trách nhiệm phối hợp, trong đó, Chính phủ đóng vai trò "yểm trợ" cho các hoạt động liên kết thông qua việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật; đưa ra cơ chế ưu đãi đối với các DN FDI có chiến lược mở rộng quan hệ mua bán phụ tùng và sản phẩm hỗ trợ từ DN trong nước; mở kênh trung gian giúp hàng hóa của DN hai khu vực đến với nhau; tập trung hỗ trợ DN trong nước về vốn, công nghệ, nhân lực chất lượng cao,... để đủ điều kiện vươn lên, bắt kịp với những đòi hỏi khắt khe của DN FDI.
Các DN FDI cần chủ động liên kết bằng cách tạo cơ hội cho DN trong nước tìm hiểu những sản phẩm, linh phụ kiện có nhu cầu trong quá trình sản xuất, chủ động chuyển giao công nghệ cho khu vực DN tư nhân tiếp cận chuỗi giá trị. DN trong nước cần mạnh dạn đầu tư máy móc, thay đổi công nghệ, tập trung đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu thị trường,... để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của DN FDI, từ đó có được cơ hội trở thành mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. (Nhân Dân 26/7) đầu trang(
Tôm tươi nguyên con và trái thanh long là những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được Quyền Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia ủng hộ đề xuất tạo thuận lợi cho Việt Nam.
Tôm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Australia. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm (qua chế biến) chiếm khoảng 32,2% thị phần nhập khẩu tôm của Australia, là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này.
Tuy nhiên, tôm nguyên liệu chưa qua chế biến của Việt Nam chưa được Australia cấp phép nhập khẩu.
Ngày 25.7, trong phiên làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ông Barnaby Joyce và Bộ trưởng Bộ Thương mại Steven Ciobo khẳng định, Australia sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để hỗ trợ các mặt hàng trái cây nhiệt đới, tôm nguyên liệu không qua chế biến đáp ứng điều kiện nhập khẩu vào Australia.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam, việc Australia khẳng định hỗ trợ tôm tươi nguyên con, các sản phẩm tôm qua chế biến đáp ứng điều kiện nhập khẩu vào nước này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp nuôi, chế biến tôm xuất khẩu và bà con nông dân Việt Nam.
Ngoài mặt hàng tôm, về trái cây, Quyền Thủ tướng Australia và Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng đồng tình với đề nghị hỗ trợ trái thanh long của Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia trong năm 2017 của Phó Thủ tướng. Nếu được cấp phép, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm hiện nay được cấp phép nhập khẩu thanh long vào thị trường Australia.
Ngoài ra, phía Autralia cũng bày tỏ quan tâm hỗ trợ Việt Nam xuất khẩu hai loại trái cây là nhãn, vú sữa, chôm chôm và chanh dây trong thời gian tới. (Lao Động 25/7) đầu trang(
Kết quả phiên mở thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo (25% tấm) của Philippines diễn ra vào hôm nay, 25-7 cho thấy các doanh nghiệp của Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 175.000 tấn cho quốc gia này.
Thông tin nêu trên được ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) xác nhận khi trao đổi với TBKTSG Online ngay sau phiên mở thầu kết thúc.
Theo đó, các doanh nghiệp của Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo cho Philippines gồm Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) là 50.000 tấn; Công ty quốc tế Gia (Gia International Corp) trúng thầu 50.000 tấn; Công ty cổ phần tập đoàn Tân Long 50.000 tấn và Công ty lương thực Hiệp Lợi là 25.000 tấn.
Trong khi đó, một doanh nghiệp đến từ Singapore là Olam International Limited trúng thầu 50.000 tấn và một đơn vị khác là Công ty Capital Cereal trúng thầu 25.000 tấn.
Mức giá trúng thầu của từng gói mà các doanh nghiệp Việt Nam đã giành được, ông Năng không tiết lộ khi trao đổi với TBKTSG Online.
Trước đó, vào đầu tháng 7-2017, Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) đã chính thức mời thầu mua 250.000 tấn gạo theo phương thức chính phủ - tư nhân (G2P), thay vì là liên chính phủ (G2G) như trước đây.
Theo đó, thông tin chính thức từ ông Năng cho biết, có tổng cộng 20 doanh nghiệp đủ điều kiện tham dự cuộc đua bán gạo cho Philippines, trong đó có 8 doanh nghiệp đến từ Việt Nam và còn lại là các doanh nghiệp từ Thái Lan, Singapore và Myanmar.
Với số lượng gạo như trên, NFA chia ra làm 8 lô hàng, trong đó có 2 lô 50.000 tấn và 6 lô 25.000 tấn. Mục đích nhập khẩu gạo được NFA cho biết là nhằm tăng cường lượng gạo dự trữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong mùa giáp hạt, từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
Đối với việc giao hàng, các doanh nghiệp trúng thầu sẽ thực hiện giao cho Philippines trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9-2017. Trong đó, dự kiến có 120.000 tấn gạo được giao đến kho của NFA trong tháng 8 và 130.000 tấn còn lại sẽ đến trong tháng 9.
Về diễn biến giá lúa gạo thị trường nội địa, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cho biết, giá lúa gạo vẫn ổn định so với ngày hôm qua (24-7) - thời điểm trước mở thầu. Theo đó, gạo nguyên liệu IR 50404 được giao dịch ở mức 7.200-7.250 đồng/kg và giá lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp được thương lái mua của nông dân là 4.700-4.700 đồng/kg.
Liên quan đến tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines, thống kế của VFA cho biết, trong năm 2015, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang đây đạt trên 1,1 triệu tấn, chiếm 17,2% tổng khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam. Sang năm 2016, lượng gạo bán cho Philippines chỉ còn trên 400.000 tấn, chiếm 8,18% tổng xuất khẩu gạo Việt Nam và giảm đến 64,58% so với năm 2015.
Riêng trong năm 2017, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 2,87 triệu tấn với kim ngạch 1,28 tỉ đô la Mỹ, tăng 8,2% về khối lượng và 8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Trung Quốc, với khối lượng đạt 267.620 tấn với kim ngạch đạt 103,8 triệu đô la Mỹ, tăng 38,4% về lượng và 26% về kim ngạch so với cùng kỳ. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 25/7) đầu trang(

PHÁP LUẬT
Đây là nhận định của Thượng tá Vũ Như Hà, Trưởng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Tham nhũng (PC46, Công an TPHCM) khi nói về những khó khăn trong đấu tranh phòng chống tội phạm lĩnh vực ngân hàng tại hội thảo về nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và xử lý loại tội phạm này tại TPHCM, được tổ chức ngày 25/7.
Thượng tá Vũ Như Hà, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và Tham nhũng (PC46, Công an TPHCM) cho biết, với những ngân hàng để xảy ra tội phạm, thường có sự thân thiết, đan xen nhau giữa các bộ phận hoặc giữa các cán bộ ở những khâu quan trọng với nhau trong ngân hàng. Ông Hà dẫn chứng:
“Ở nhiều ngân hàng, lãnh đạo bố trí người không đủ trình độ, bố trí người thân gia đình vào các vị trí then chốt như tín dụng, kế toán, kinh doanh,... cùng ăn chia với nhau nên khả năng bảo vệ, che chắn, đối phó với cơ quan bảo vệ pháp luật rất cao”.
Cùng nhìn nhận thực trạng này, bà Nguyễn Quỳnh Lan, Phó Trưởng phòng 3 (VKSND TPHCM) lấy ví dụ như trong vụ án “tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) – Chi nhánh Bến Thành, Nguyễn Thị Hoàng Oanh (nguyên giám đốc Chi nhánh Bến Thành) đã cùng các đồng phạm là thủ quỹ, cán bộ tín dụng, trưởng phó phòng kinh doanh sử dụng tên người quen, người thân để tạo lập các hồ sơ tín dụng. Sau đó ký duyệt cho vay nhằm chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại hơn 300 tỷ đồng.
“Hầu hết các đối tượng phạm tội đều là người giữ chức vụ, quyền hạn cao trong ngân hàng, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng nên thủ đoạn phạm tội rất tinh vi. Các đối tượng phạm tội đã lợi dụng vị trí, quyền hạn, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các nhân viên dưới quyền phải thực hiện theo yêu cầu”, bà Lan cho biết.
Ngoài ra, đại diện VKSND TPHCM còn nêu thực trạng, có những đối tượng phạm tội không phải là người làm việc trong ngân hàng, lợi dụng các mối quan hệ, quen biết với lãnh đạo, cán bộ ngân hàng, đã móc nối thông đồng để làm hồ sơ giả, hồ sơ khống;không thẩm định tài sản thế chấp hoặc nâng khống giá trị tài sản đảm bảo lên nhiều lần,... gây thiệt hại số tiền rất lớn cho ngân hàng.
Ông Huỳnh Anh Kiệt, Phó Chánh tòa Hình sự (TAND TPHCM) đánh giá, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đã và đang xảy ra với tính chất và quy mô đặc biệt lớn với mức độ thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.
“Nếu như trước đây thiệt hại trong các vụ án chỉ từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng thì hiện nay lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng , cá biệt có những vụ án mà thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng”, ông Kiệt nói.
Dẫn chứng cụ thể trước thực trạng này, bà Nguyễn Quỳnh Lan nêu, trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm gây thiệt hại gần 4.000 tỷ đồng, vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền thu hồi trong các vụ án ở lĩnh vực ngân hàng thì “nhỏ giọt”.
“Tỷ lệ thu hồi tài sản thiệt hại trong các vụ án tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thấp bởi các vụ án xảy ra trong thời gian dài, đối tượng phạm tội sử dụng tài sản chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân hoặc tẩu tán tài sản,...”, thượng tá Vũ Như Hà nói.
Do đó, theo ông Hà, cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng chặt chẽ hơn để tránh tình trạng rút ruột, lợi ích nhóm, lũng đoạn hoạt động của ngân hàng. (Tiền Phong 26/7) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
Hơn lúc nào hết, liên kết vùng trong kêu gọi đầu tư, xúc tiến thương mại là một xu hướng tất yếu cho sự phát triển của vùng Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 4 (tháng 3/2017) là dịp để 5 tỉnh Tây Nguyên cùng nhìn về một hướng, cùng xây dựng một cơ chế hợp tác, liên kết trong xúc tiến đầu tư. Hợp tác này dựa trên sự bình đẳng, các bên cùng có lợi, trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh, đặc thù của từng địa phương và toàn vùng để cùng phát triển.
Các địa phương cũng đã nhìn rõ mục tiêu của sự liên kết này là tăng cường hiệu quả xúc tiến đầu tư mang tính chất hợp tác, nhằm chia sẻ thông tin, qua đó, xây dựng cơ chế giao lưu, liên kết, phối hợp các tỉnh Tây Nguyên trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Sự liên kết giữa các vùng Tây Nguyên đã bắt đầu nhận được quan tâm, chú ý và cũng đã đạt được những kết quả bước đầu, tạo nên một thương hiệu vùng giúp Tây Nguyên bứt phá trong thời gian tới.
Tây Nguyên có vị trí địa lý chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; có tiềm năng to lớn về nhiều mặt, đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng, khoáng sản, du lịch sinh thái, văn hóa… Sở hữu một mạng lưới sông suối, hồ nước dày đặc và nhiều thác, ghềnh, nên khu vực này còn có tiềm năng rất lớn về thủy điện.
Nơi đây có nguồn tài nguyên rừng phong phú (độ che phủ đạt trên 51%) cùng hệ động thực vật đa dạng với nhiều loài quý hiếm. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nghề rừng và ngành công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy… Khí hậu nhiệt đới gió mùa và đất đai là lợi thế đặc biệt của Tây Nguyên, trong đó, nổi bật là đất đỏ bazan với khoảng 2 triệu ha và hàng chục vạn ha đất đen, đất phù sa rất phù hợp cho trồng nhiều loại cây như: hồ tiêu, cà phê, cao su, điều, chè, hoa xuất khẩu… là những sản phẩm chủ lực của vùng.
Khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng. Một số loại đã được điều tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzolan và bauxite. Nhóm khoáng sản kim loại có giá trị như: sắt, wonfram, antinomy, chì, kẽm, vàng; nhóm đá quý như: saphia. Xircon, corindon, thạch anh hồng và thạch anh tinh thể… khá nhiều và phân bố đều ở các tỉnh. Ngoài ra, Tây Nguyên là khu vực tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, nên thích hợp với du lịch văn hóa dân tộc, với các di tích lịch sử có giá trị, cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách mang tính đặc thù nhằm khai thác lợi thế sẵn có của vùng Tây Nguyên và từng bước cải thiện môi trường đầu tư, khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất này. Về chủ trương, những năm qua, Tây Nguyên đã nhận được sự quan tâm của Chính phủ; đã có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù được ban hành nhằm hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào khu vực. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đường bộ và hàng không từng bước được đầu tư, đến nay đã hình thành mạng lưới giao thông thuận lợi giữa các tỉnh. Nhờ vậy, những năm qua, Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.
Ông Điểu K’ré, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, Đảng, Nhà nước xác định xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm, có lực lượng sản xuất phát triển ở mức trung bình của cả nước, có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc.
Để thực hiện mục tiêu đó, các tỉnh Tây Nguyên xác định 3 nhóm giải pháp. Đó là tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các vùng sinh thái đặc thù; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; tập trung phát triển nông nghiệp hàng hoá có quy mô lớn, gắn với thế mạnh của vùng theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ sạch, nông nghiệp công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao, đồng thời tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông - lâm sản. (Đấu Tư 25/7) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Nghị quyết Trung ương 4 (NQTƯ4), khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đề ra 4 nhóm giải pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Trong đó, việc phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội (CT-XH), của nhân dân, báo chí và công luận trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là một giải pháp rất quan trọng.
NQTƯ4 khóa XII chỉ ra một nguyên nhân cụ thể dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm trong nội bộ Đảng, là: "Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể CT-XH, các cơ quan truyền thông và nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao". Sự hạn chế đó biểu hiện ở một số mặt sau đây:
(1). Không ít vụ việc tiêu cực được quần chúng nhân dân phát hiện, nhưng không được cấp ủy, tổ chức đảng ngăn chặn, xử lý kịp thời hoặc giải quyết không hợp tình, hợp lý, thậm chí còn có hiện tượng bao che;
(2). Việc tổ chức để quần chúng tham gia góp ý kiến cho cán bộ, đảng viên, nhiều nơi còn mang tính hình thức, nhận xét, góp ý chung chung hoặc chỉ một chiều ca ngợi vì ngại va chạm;
(3). Một bộ phận quần chúng nhân dân có biểu hiện không tin tưởng vào cách giải quyết của cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, nên dẫn đến khiếu kiện đông người, vượt cấp và kéo dài, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi, sử dụng đất;
(4). Tình trạng khiếu kiện nặc danh vẫn diễn ra nhiều, tuy không được các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết, nhưng vẫn gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội…
Những hạn chế, tiêu cực nêu trên đều do việc lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền; công tác tuyên truyền, vận động, giám sát của mặt trận và các đoàn thể chưa tốt. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền thì có hiện tượng thiếu khách quan hoặc bị các "nhóm lợi ích" thao túng trong xử lý vụ việc; không bảo vệ người dũng cảm đấu tranh, phê bình, tố cáo đúng đắn; hoặc chưa có giải pháp mạnh mẽ, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện, góp ý phê bình xuất phát từ những động cơ tiêu cực, bị kẻ xấu lợi dụng. Mặt trận và đoàn thể có thời điểm chưa làm tốt vai trò là chỗ dựa để quần chúng nhân dân thực hiện phê bình, góp ý và giám sát cán bộ, đảng viên; hoặc chưa tuyên truyền, giải thích, đấu tranh để những người khiếu kiện, viết đơn, thư tố cáo chưa đúng pháp luật; chưa hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Để nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát việc thực hiện NQTƯ4 khóa XII, các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị phải làm tốt công tác tư tưởng để nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tính cấp bách của nhiệm vụ tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Đặc biệt, phải làm cho toàn Đảng, toàn dân thấy rõ tính quyết liệt của việc ngăn chặn, đẩy lùi 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp mà Trung ương đã xác định.
Trong lúc này rất cần quán triệt đầy đủ, thực hiện triệt để lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhân dân giúp xây dựng Đảng bằng cách: Hiểu rõ Đảng, ủng hộ Đảng, hưởng ứng những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình trong nhân dân, đối với công tác của Đảng thì thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình để quần chúng nhân dân tin tưởng và thực hiện việc phê bình, góp ý kiến xây dựng Đảng với tất cả tấm lòng, trách nhiệm của mình.
Một yêu cầu quan trọng trong giải pháp này là muốn nhân dân tin vào Đảng và nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng thì các cấp ủy, tổ chức đảng phải thực sự quyết tâm, tỏ rõ thái độ nghiêm túc, quyết liệt khắc phục cho được những suy thoái trong tổ chức, nội bộ đã được chỉ ra. Các tổ chức, cấp ủy phải thẳng thắn nhìn nhận, phân tích, đánh giá đúng thực tiễn, rút ra những bài học trong thực hiện NQTƯ4 khóa XI để có chủ trương, biện pháp đúng đắn, khả thi trong triển khai thực hiện NQTƯ4 khóa XII.
Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền phải chỉ ra được những vấn đề, vụ việc cụ thể mà cá nhân, tập thể đã vi phạm hoặc có biểu hiện vi phạm cùng với phương pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa, không đánh giá chung chung. Nếu không làm được điều đó thì ngay trong cấp ủy, tổ chức đảng sẽ nảy sinh tình trạng: Với những sai phạm, khuyết điểm theo đánh giá của cấp ủy, tổ chức đảng thì cán bộ, đảng viên nào cũng thấy có mình ở trong đó, nhưng không ai nhận ra trách nhiệm của mình ở đâu, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu, mà quy kết hoàn toàn là do tập thể.
Tạo cơ chế thực sự để nhân dân thực hiện quyền giám sát phải tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật để nhân dân thông qua MTTQ Việt Nam và đoàn thể của mình giám sát hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Ở từng cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp cần xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân; tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân.
MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện NQTƯ4, khóa XII được ban hành tại Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII. Trong đó, tổ chức để nhân dân thực hiện giám sát và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ bằng các hình thức: Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH các cấp thực hiện nghiêm túc định kỳ và đột xuất tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp thông tin, ý kiến của nhân dân phản ánh, kiến nghị về những nội dung liên quan đến suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên để kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý, thông tin kết quả thực hiện cho nhân dân biết.
MTTQ Việt Nam phối hợp thật tốt, có hiệu quả với báo chí trong việc giám sát, đấu tranh ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên. Triển khai có hiệu quả Giải Báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí". Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên phối hợp triển khai giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng trên cơ sở những nội dung đã thống nhất với Chính phủ về hoạt động giám sát giai đoạn 2016-2020...
Đẩy mạnh thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội bằng việc xây dựng luật về dân chủ trên cơ sở những kết quả đạt được sau khi tổng kết Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Đây là giải pháp vừa giúp đẩy lùi, ngăn chặn tình trạng "lợi ích nhóm", vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đồng thời thực hiện ngay việc "Xây dựng và thực hiện quy định việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; có hình thức xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp".
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Bộ Chính trị sớm ban hành cơ chế thực hiện "Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo của MTTQ Việt Nam" để khắc phục tình trạng các tổ chức đảng và lãnh đạo cấp ủy Đảng mới chỉ thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận, còn vai trò thành viên thì chưa rõ.
Thực hiện tốt vai trò giám sát của nhân dân trong triển khai thực hiện NQTƯ4 khóa XII của Đảng nhất định sẽ nâng cao sự vững mạnh của cấp ủy, tổ chức đảng, củng cố sự liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. (Đại Đoàn Kết 24/7) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Bộ Tài chính Thái Lan đã xin lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của cựu Thủ tướng Yinluck như một biện pháp sơ bộ để thu hồi khoản tiền phạt.
Bộ Tư Pháp Thái Lan vừa thông báo quyết định đóng băng một số tài khoản ngân hàng của cựu Thủ tướng Yinluck Shinawatra liên quan đến khoản tiền phạt 1 tỷ USD về những thiệt hại do chương trình hỗ trợ giá gạo dưới thời chính quyền của bà gây ra.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Somchai Sujjapongse cho biết, Bộ này đã đệ trình lên Vụ Điều hành pháp lý Thái Lan bản báo cáo chi tiết về 12 tài khoản ngân hàng thuộc về cựu Thủ tướng Thái Lan phong tỏa nhiều tài khoản ngân hàng của cựu Thủ tướng Yinluck và xin lệnh phong tỏa số tài sản này như một biện pháp sơ bộ để thu hồi khoản tiền phạt.
Đây là một động thái chưa từng có tiền lệ ở Thái Lan vì trước đây chưa có nhà lãnh đạo được bầu nào bị phạt tiền vì một chính sách của Chính phủ.
Nhóm luật sư của bà Yinluck hôm nay cho biết đã nộp đơn kháng nghị lên tòa án khi tuyên bố quyết định phong tỏa tài khoản ngân hàng và tịch biên tài sản vừa nêu của cựu Thủ tướng là bất hợp pháp. Các chuyên gia pháp lý đồng thời xác nhận, 7 tài khoản của bà Yinluck đã bị phong tỏa từ ngày 25/7, một ngày sau khi họ nhận được thông báo từ Bộ Tài chính.
Dự kiến, Tòa án tối cao Thái Lan sẽ đưa ra bản án chính thức về cuộc chiến pháp lý này vào ngày 25/8 tới.
Chương trình trợ giá gạo là một nội dung chủ đạo trong chiến dịch tranh cử của bà Yinluck cùng đảng Pheu Thai, đã giúp bà giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2011. Theo đó, Chính phủ Thái Lan thu mua gạo của nông dân với giá gấp đôi giá thị trường và trữ tại các kho chứa của nhà nước trên toàn quốc. Tuy  nhiên, tháng 5/2014, Thủ tướng Yinluck bị quân đội của cựu Tư lệnh lục quân Prayut Chan-o-chan lật đổ. Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan sau đó cáo buộc cựu Thủ tướng Yinluck sao nhãng nhiệm vụ giám sát chương trình trợ giá gạo, gây thiệt hại khoảng 8 tỷ USD. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 25/7) đầu trang(
Các nhà điều tra Hàn Quốc đang điều tra về những chứng cứ tham nhũng trong các hợp đồng mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và sản xuất máy bay chiến đấu nội địa của Hàn Quốc dưới thời bà Park Geun-hye.
Theo Công tố viên Hàn Quốc thì cựu Giám đốc Công ty Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) là Ha Sung-yong và cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) Chang Myoung-jin về những cáo buộc tham nhũng và lơ là để thất thoát công quỹ trong các hợp đồng vũ khí lớn.
Nhiều người tin rằng vụ điều tra mới này không đơn giản chỉ là một vụ riêng lẻ mà là một mảnh ghép liên quan đến cựu Tổng thống Park Geun-hye, người đã bị phế truất và đang bị xét xử vì tội tham nhũng.
Cụ thể hai dự án quốc phòng FX và KF-X trị giá nhiều tỉ USD đang bị các nhà điều tra Hàn Quốc nghi ngờ có tham nhũng. FX là dự án mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ được thông qua hồi năm 2014 dưới thời bà Park có trị giá lên tới 6,48 tỉ USD. Còn KF-X là dự án chế tạo máy bay chiến đấu nội địa của Hàn Quốc nhằm thay thế máy bay chiến đấu F-4 và F-5 của Mỹ với tổng kinh phí 4,48 tỉ USD.
Những nhân vật chủ chốt trong cả hai dự án này đều có liên quan đến Kim Kwan-jin cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và Choi Soon-sil bạn thân lâu năm của bà Park. Cả hai nhân vật này đều là trung tâm của bê bối chính trị, tham nhũng làm rúng động Hàn Quốc từ cuối năm ngoái đến nay.
Vụ điều tra được tiến hành bởi Giám đốc Văn phòng Công tố Quận trung tâm Seoul, Yoon Seok-youl người chỉ mới được Tổng thống Moon Jae-in bổ nhiệm hồi tháng 5 vừa qua.
Ông Ha Sung-yong hiện đang bị nghi là tham nhũng hàng tỉ won khi để cho tập đoàn sản xuất máy bay duy nhất của Hàn Quốc cố tình làm tăng chi phí phát triển các mẫu máy bay quân sự mới gồm cả máy bay trực thăng Surion và máy bay huấn luyện phản lực T-50. Trong khi đó ông Chang Myoung-jin thì bị nghi lơ là trong công tác giám sát khi để KAI tiếp tục cung cấp mẫu máy bay trực thăng Surion bất chấp những lỗi lớn nhỏ gồm cả lỗi động cơ.
Dự án FX được xem là dự án gây tranh cãi nhất tại Hàn Quốc dưới thời bà Park. Việc chính quyền thúc đẩy mua máy bay F-35 vốn vừa giá đắt vừa không đáng tin cậy thay vì mua F15-SE như khuyến cáo ban đầu của DAPA luôn là tâm điểm của sự chỉ trích.
Thời điểm khi dự án được phê duyệt, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin đã bảo vệ quyết định mua F-35 và nói với các trợ lý của ông rằng "chúng ta cần phải đưa ra một quyết định chính trị" trong việc mua máy bay mới cho quân đội.
Các nhà phê bình chính trị cho rằng "quyết định chính trị" mà ông Kim nhắc tới là áp lực từ cựu Tổng thống Park Geun-hye.
Sau đó việc mua F-35 còn khiến dư luận phẫn nộ hơn khi biết rằng Lockheed Martin sẽ không trao cho Hàn Quốc 4 công nghệ lõi chế tạo F-35 để nước này có thể áp dụng vào dự án chế tạo máy bay chiến đấu nội địa. Theo kế hoạch ban đầu, Hàn Quốc sẽ nhận được công nghệ liên quan tới radar dò tìm điện tử tích hợp (AESA), dò tìm và theo dõi hồng ngoại (IRST), máy dò hồng ngoại (EOTGP) và RF jammer từ Mỹ, nhưng chính quyền Mỹ sau đó đã cấm Lockheed Martin chuyển giao các công nghệ trên với lý do "an ninh quốc gia".
Trong một báo cáo hồi cuối năm ngoái, bà Choi được cho là đã giúp Lockheed Martin "vận động hành lang" để đạt được hợp đồng với chính quyền của bà Park và nhận lại một khoản hoa hồng lớn. Dù vậy, Lockheed Martin khi đó bác bỏ thông tin và nói rằng họ không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bà Choi hoặc bà Park. (Một Thế Giới 25/7) đầu trang(./.