Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 25 tháng 04 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
NHÂN SỰ MỚI
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Chỉ thị số 15 do Thủ tướng mới ban hành nêu rõ: Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
Để tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã ký ban hành Chỉ thị số 15 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách.
Vật tư nông nghiệp có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu để bảo đảm phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thủ tướng, tình trạng sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng; hàng giả; không ghi rõ thành phần, hàm lượng, công dụng, nguồn gốc, xuất xứ trên bao bì; tình trạng quảng cáo không đúng công dụng của vật tư nông nghiệp còn xảy ra ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp và thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại cho người sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, ô nhiễm môi trường và bức xúc trong xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp chưa đầy đủ và tính khả thi chưa cao; năng lực quản lý Nhà nước còn hạn chế.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tội phạm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt, còn có nơi buông lỏng quản lý. Chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn ngừa vi phạm...
Do đó, chỉ thị nêu rõ: Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp.
Bộ này cũng được giao phải xử lý dứt điểm các điểm nóng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng Salbutamol, Aurmine, Cysteamine và các hóa chất, kháng sinh khác trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chất lượng vật tư nông nghiệp.
Đồng thời, Thủ tướng cũng nêu rõ, trách nhiệm của Bộ NN&PTNT là phải xử lý các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý vật tư nông nghiệp.
Về phía Bộ Công an, Thủ tướng giao cơ quan này chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương tăng cường công tác nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp là hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển tăng cường công tác tuần tra các tuyến, địa bàn trọng điểm trên bộ và trên biển để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật...
Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo lực lượng 389 của các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thành viên phối hợp tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm nhập lậu, kinh doanh vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên đề về đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng.
Thanh tra Chính phủ tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, quản lý vật tư nông nghiệp nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm.
Về phần địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn; xác định việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn; ưu tiên phân bổ kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp lưu thông và sử dụng trên địa bàn. (Dân Trí 25/4) đầu trang(
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công. Trong đó nêu rõ quy định về tiền công của người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều về việc người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công; chế độ đối với người lao động tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công áp dụng hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng theo quy định của pháp luật về đấu thầu (gọi chung là người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng) và báo cáo kết quả thực hiện chính sách việc làm công quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
Theo Thông tư, người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hợp pháp.
Tiền công của người lao động được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc người lao động đã thực hiện, cụ thể như sau: 1- Đối với người lao động làm việc đủ 8 giờ trong 1 ngày và 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo tháng và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện dự án, hoạt động 2- Đối với người lao động làm việc không đủ 8 giờ trong 1 ngày hoặc 26 ngày trong 1 tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi thực hiện các dự án, hoạt động chia 26 ngày và chia 8 giờ.
Trường hợp người lao động làm thêm giờ theo quy định thì được thanh toán tiền công theo giờ theo trường hợp (2) nêu trên cho những giờ làm thêm.
Theo Thông tư, việc tổ chức, sắp xếp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do những người lao động làm việc theo hình thức cộng đồng thỏa thuận nhưng phải bảo đảm các quy định sau đây: Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày. Mỗi tuần được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày. Trường hợp phải làm thêm giờ thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP, các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Việc làm được lựa chọn để thực hiện chính sách việc làm công bao gồm:
a) Dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;
b) Dự án, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch;
c) Dự án, hoạt động xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng: Đường giao thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao; công trình thủy lợi, tưới tiêu, đê điều; công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường;
d) Dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng khác. (Tuyên Giáo 24/4) đầu trang(
Thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại dự thảo Thông tư hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Theo dự thảo, công bố thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc (thủ tục hành chính) để đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời các quy định thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính, góp phần phòng, chống tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền.
Thủ tục hành chính được công bố phải đúng thẩm quyền, theo quy trình chặt chẽ đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn quy định.
Quyết định công bố của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đảm bảo đầy đủ, chính xác nội dung quy định về thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành đúng thời hạn quy định.
Quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh đối với các thủ tục hành chính được giao quy định chi tiết phải bảo đảm bổ sung đầy đủ bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quyết định công bố của Tổng Giám đốc cơ quan: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Tổng Giám đốc Cơ quan) phải bảo đảm phù hợp với quyết định công bố thủ tục hành chính có liên quan của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và có giá trị thực hiện đối với hệ thống các cơ quan trực thuộc trên phạm vi cả nước.
Theo dự thảo, thủ tục hành chính được công bố phải đảm bảo những điều kiện sau: 1- Thủ tục hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung; 2- Thủ tục hành chính đã được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Tổng Giám đốc Cơ quan ban hành; 3- Thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Phạm vi công bố thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP.
Dự thảo nêu rõ, các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm xây dựng quyết định công bố thủ tục hành chính ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định chi tiết về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý được ban hành.
Các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định chi tiết về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ban hành; xây dựng Quyết định công bố thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm xây dựng quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý ngành, lĩnh vực ngay sau khi văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định chi tiết về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức được ban hành. (Báo Chính Phủ 24/4) đầu trang(
Bộ Tư pháp đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp nhằm bảo đảm phù hợp, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013, đồng thời đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
Bộ Tư pháp cho biết, qua tổng kết thực tiễn thi hành Luật Lý lịch tư pháp (LLTP), có thể khẳng định Luật LLTP đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại nhiều kết quả tích cực. Luật LLTP đã tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP; chủ động cập nhật thông tin về xóa án tích, tạo điều kiện cho những người đã được xóa án tích tái hòa nhập cộng đồng.
Thông qua việc triển khai thi hành Luật LLTP, nhận thức của xã hội về ý nghĩa, giá trị của LLTP ngày càng được nâng lên. Phiếu LLTP đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong việc chứng minh nhân thân tư pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp lý, dân sự, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ. LLTP cũng phát huy vai trò là công cụ quan trọng hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước trong quản lý dân cư, quản lý xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, công tác LLTP vẫn còn một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013, trong đó có nhiều quy định mới về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, kể từ năm 2010 đến nay, Quốc hội đã ban hành nhiều bộ luật, luật mới có liên quan đến pháp luật về LLTP. Do được ban hành từ năm 2009 nên một số quy định của Luật LLTP chưa cập nhật được những nội dung, tư tưởng mới về việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 cũng như cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tổ chức thi hành những quy định mới có liên quan của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật Thi hành án hình sự, Luật phí, lệ phí….
Thứ hai, quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 hiện nay đang bị lạm dụng. Luật LLTP quy định có 2 loại Phiếu LLTP được cấp là Phiếu LLTP số 1 và Phiếu LLTP số 2. Khác với Phiếu LLTP số 1, Phiếu LLTP số 2 thể hiện cả những án tích đã được xóa và chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình. Tuy nhiên, từ năm 2012, tình trạng lạm dụng yêu cầu cá nhân phải nộp Phiếu LLTP số 2 ngày càng gia tăng. Theo phản ánh của công dân, khi Phiếu LLTP số 2 được cấp và sử dụng công khai có thể dẫn đến hệ lụy cho cá nhân khi tái hòa nhập cộng đồng, khó khăn, thậm chí mất cơ hội khi đi du học, xin việc làm, xuất cảnh…..
Thứ ba, quy định của Luật LLTP hiện nay chưa bảo đảm thực hiện chế định về đương nhiên xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Luật LLTP chưa có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và Viện Kiểm sát, Tòa án, cơ quan điều tra và các cơ quan có liên quan trong cung cấp, cập nhật, xác minh thông tin về “thực hiện hành vi phạm tội mới” để xem xét điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người đã bị kết án.
Thứ tư, quy định của Luật LLTP hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục cấp Phiếu LLTP, phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả cấp Phiếu theo quy định của Luật LLTP còn chưa thuận tiện, bất cập trong thực tiễn…
Vì vậy, theo Bộ Tư pháp, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật LLTP là rất cần thiết.
Tại dự thảo, Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi 20 điều, bổ sung 1 điều; tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm cập nhật các quy định mới được ban hành sau Luật LLTP hiện hành, đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục cấp Phiếu LLTP nhằm giảm tải và tăng tính khả thi giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước; tạo thuận lợi, đáp ứng tốt nhất yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, cơ quan, tổ chức. (Báo Quảng Ninh 24/4) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch QH Hàn Quốc Châng Sê Kun và Phu nhân đã đến Hà Nội, tiến hành thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến 26-4.
Tham gia Đoàn có các nghị sĩ: Kim Hách Dông, thành viên Ủy ban Quốc phòng; Xeo Y-ăng Ki-ô, thành viên Ủy ban Quốc phòng; Y-un Chông-gô, thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ thông tin và truyền thông, Hoạch định tương lai và truyền hình; Trợ lý cấp cao của Chủ tịch QH Li Xê-ung Chơn và một số quan chức cấp cao khác.
Chủ tịch QH Hàn Quốc Châng Sê Kun sinh ngày 26-9-1950, là Tiến sĩ Quản trị kinh doanh. Ông từng tốt nghiệp cử nhân Khoa Luật, Trường đại học Hàn Quốc, Xơ-un. Năm 1973, ông là Chủ tịch Liên minh sinh viên Đại học Hàn Quốc. Từ tháng 1-1998 đến tháng 7-1999, ông tham gia Ủy ban thường trực Ủy ban ba bên Hàn Quốc (KTC). Từ tháng 7-2004 đến tháng 1-2005, là Chủ nhiệm Ủy ban đặc biệt về ngân sách - tài khoản công của QH.
Ông đồng thời là Chủ tịch Nhóm nghị sĩ về chống tham nhũng của QH trong giai đoạn tháng 7-2004 - tháng 1-2006. Từ tháng 10-2005 đến tháng 1-2006, ông là Chủ tịch đảng U-ri. Ông giữ chức Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc từ tháng 2-2006 đến tháng 1-2007. Ông là Chủ tịch đảng U-ri từ tháng 2-2007 đến tháng 8-2007 và là Chủ tịch đảng Dân chủ từ tháng 7-2008 đến tháng 7-2010.
Ông là Ủy viên Ủy ban Văn hóa, thể thao, du lịch, phát thanh truyền hình và truyền thông của QH (tháng 6-2012 - tháng 3-2013) và Ủy viên Ủy ban Giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch của QH (tháng 3-2013 - tháng 6-2014).
Từ tháng 12-2013 đến tháng 2-2014, ông giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban đặc biệt về cải cách Cơ quan tình báo quốc gia (NIS). Từ tháng 6-2014 đến tháng 5-2016, là Ủy viên Ủy ban đối ngoại và thống nhất đất nước của QH. Từ năm 1996 đến nay, ông là nghị sĩ QH từ khóa 15 đến khóa 20. Từ tháng 6-2016 đến nay, ông giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa 20 của Hàn Quốc. (Nhân Dân 25/4) đầu trang(

QUẢN LÝ
Ngày 24-4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng có ý kiến chỉ đạo về việc khắc phục sạt lở bờ sông Vàm Nao thuộc khu vực ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Theo đó, yêu cầu UBND tỉnh An Giang tiếp tục tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng cảnh báo, hạn chế người, phương tiện qua lại khu vực sạt lở; tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, không để người dân thiếu đói, khó khăn; có phương án hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân đã bị mất nhà cửa hoặc phải di dời, bảo đảm ổn định đời sống.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, UBND tỉnh An Giang và các cơ quan có liên quan khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân, đề ra các giải pháp thực hiện khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn và sớm ổn định đời sống nhân dân trong khu vực, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền. (Nhân Dân 25/4) đầu trang(
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo tương lai bền vững cho các cháu có người mẹ hiến tạng.
Trước đó, cháu Trần Thị Sáng (19 tuổi) ở thôn 7, xã Kiến Thành, huyện Đắk R"Lấp, tỉnh Đắk Nông, hiện đang ở cùng cậu ruột tại thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã quyết định hiến tạng của mẹ cho y học.
Vừa qua, mẹ cháu không may bị tai nạn giao thông không qua khỏi. Sáng đã quyết định hiến tạng của mẹ cho y học với mong muốn thêm nhiều người có cơ hội được cứu sống. Sáng có 2 em gái, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
Trước nghĩa cử cao đẹp này của Nguyễn Thị Sáng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét tạo điều kiện hỗ trợ chỗ ở và giải quyết các chế độ, chính sách về trợ giúp xã hội và các chính sách khác có liên quan cho các cháu theo quy định.
Đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ các cháu giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã gửi tặng 3 cháu mỗi cháu 10 triệu đồng để chia sẻ khó khăn với hoàn cảnh gia đình các cháu. (Pháp Luật + 25/4) đầu trang(
Huy động vốn vay của Chính phủ cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước khoảng 606,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 khoảng 247,2 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 172,3 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 186,9 nghìn tỷ đồng...
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu nợ công (bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Mục tiêu chung của Chương trình là tổ chức huy động vốn vay với chi phí và mức độ rủi ro phù hợp, đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; việc phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Chương trình đặt mục tiêu cụ thể vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi NSNN theo hướng giảm dần, trong đó bội chi NSNN năm 2016 là 5,4% GDP, bội chi ngân sách trung ương năm 2017 khoảng 3,38% GDP và bội chi ngân sách trung ương năm 2018 là 3,3% GDP.
Quyết định nêu rõ, huy động vốn vay của Chính phủ cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước khoảng 606,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 khoảng 247,2 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 172,3 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 186,9 nghìn tỷ đồng.
Vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương khoảng 414,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 là 132,4 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 144 nghìn tỷ đồng và năm 2018 là 138 nghìn tỷ đồng. Mức vay mới để trả nợ gốc hàng năm sẽ được Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định, thể hiện trong Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trên cơ sở tổng hợp, cân đối nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư và đảm bảo các chỉ tiêu nợ Chính phủ, nợ công trong giới hạn cho phép theo các Nghị quyết của Quốc hội.
Vay về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 118,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 khoảng 32 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 42,4 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 44 nghìn tỷ đồng.
Về bảo lãnh Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9/11/2016 của Quốc hội phê duyệt kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ theo hướng: Đối với phát hành trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội, khống chế hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm để ổn định dư nợ. Đối với các khoản vay nước ngoài đã được cấp bảo lãnh Chính phủ và đang giải ngân, thực hiện khống chế hạn mức rút vốn ròng hàng năm là 1 tỷ USD/năm.
Tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước; đồng thời rà soát danh mục các chương trình, dự án ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ để xây dựng hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 2016-2020 và hàng năm, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ trong giới hạn đã được Quốc hội phê duyệt.
Về vay nợ chính quyền địa phương, khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương năm 2017 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 11.100 tỷ đồng.
Hạn mức vay thương mại nước ngoài (vay ròng) của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả tối đa khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia, tốc độ tăng hàng năm tối đa 8-10%/năm.
Chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ; các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm, nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không sử dụng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư các chương trình, dự án trung và dài hạn, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn. (Thời Báo Tài Chính Việt Nam 24/4) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc áp dụng cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng công trình cầu Hàn, cầu Đăng, thành phố Hải Phòng.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc kiến nghị của UBND thành phố Hải Phòng và ý kiến của Bộ Giao thông vận tải cho phép áp dụng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 42 và điểm c khoản 2 Điều 43 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với công trình xây dựng cần Hàn, cầu Đăng, thành phố Hải Phòng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm; chỉ đạo thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả công trình, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Theo UBND thành phố Hải Phòng, cầu Hàn và cầu Đăng có thiết kế giống nhau, dài 375m, rộng 12m, với mức kinh phí xây dựng như nhau. Việc xây dựng cầu Hàn và cầu Đăng tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo; góp phần giảm tải QL10 và bảo đảm kết nối liên vùng Hải Phòng-Thái Bình. (Báo Chính Phủ 24/4) đầu trang(
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp vừa ban hành Chương trình công tác năm 2017 của Ban này.
Theo chương trình công tác năm 2017, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quy mô lớn; cổ phần hóa và chuyển các công ty nông, lâm nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
Cụ thể, thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức các đoàn công tác làm việc trực tiếp tại các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, kết hợp kiểm tra thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP; kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc để tổng hợp và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành.
Tiếp tục rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập hiện có đủ điều kiện để cổ phần hóa theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần và căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo dõi, đánh giá, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO); kết quả thoái vốn nhà nước; tình hình xử lý vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp; xử lý một số doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ.... (Báo Chính Phủ 24/4) đầu trang(

NHÂN SỰ MỚI
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thay đổi Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cụ thể, Thủ tướng quyết định bổ nhiệm ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiêm giữ chức vụ Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thay ông Phạm Minh Huân đã nghỉ hưu theo chế độ.
Bổ nhiệm bà Nguyễn Hồng Lý, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam kiêm giữ chức vụ Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thay đông Lều Vũ Điều được phân công lại công tác khác. (Đại Đoàn Kết 24/4) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Quý I, toàn ngành Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện 41 cuộc thanh, kiểm tra tại 1.503 đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Qua thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị xử lý về kinh tế hơn 1,3 tỷ đồng, trong đó, thu hồi về ngân sách 598 triệu đồng, giảm trừ quyết toán 53 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính 666 triệu đồng.
Toàn ngành đã triển khai 13 cuộc thanh tra hành chính tại 106 đơn vị. Phát hiện sai phạm về kinh tế, kiến nghị thu hồi 360 triệu đồng.
Thanh tra sở, ngành cũng đã tiến hành 28 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành tại 1.397 đơn vị. Những lĩnh vực thanh tra chủ yếu là: Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Tài nguyên môi trường, Thương mại - Công nghiệp... Ban hành 166 quyết định, xử phạt hành chính 666 triệu đồng, thu hồi về tài khoản tạm giữ 238 triệu đồng và giảm trừ quyết toán 53 triệu đồng.
Trong quý I, số lượt công dân và số đoàn đông người đến Ban Tiếp công dân tỉnh có tăng hơn so với cùng kỳ năm 2016. Toàn tỉnh tiếp 544 lượt công dân với 715 người (tăng 60 lượt công dân so với cùng kỳ năm 2016) với 325 vụ việc; có 12 đoàn đông người, với 232 người (tăng 3 đoàn so với cùng kỳ năm 2016). Tiếp nhận 373 đơn thư khiếu nại, tố cáo các loại; trong đó có 295 đơn đủ điều kiện xử lý; 34 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đã giải quyết 28/34 vụ việc (đạt 82,3%).
Quý I, toàn ngành cũng đã triển khai 5 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 5 đơn vị. Qua thanh tra kết luận vẫn còn có một số đơn vị có khuyết điểm tồn tại. Các khuyết điểm chủ yếu liên quan tới công tác triển khai các quy định về phòng, chống tham nhũng trong đơn vị; vi phạm nguyên tắc tài chính; vi phạm các quy định về kê khai tài sản thu nhập, công khai minh bạch và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan. Đến nay, các đơn vị có khuyết điểm tồn tại sau thanh tra, kiểm tra đã nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và khắc phục các tồn tại. (Thanh Tra 25/4) đầu trang(
Kết luận thanh tra về sai phạm đất đai tại Đà Nẵng đã được ban hành từ năm 2012, Thủ tướng đã 2 lần chỉ đạo, song địa phương này vẫn chưa thu hồi về ngân sách hàng ngàn tỉ đồng sai phạm.
Tại cuộc họp báo ngày 24.4 về kết quả hoạt động của thanh tra trong quý 1/2017, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết gần 5 năm trôi qua nhưng UBND TP.Đà Nẵng vẫn chưa thể thu hồi được hàng ngàn tỉ đồng sai phạm cũng như xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan theo kết luận của TTCP.
Ông Đặng Khánh Toàn, Vụ trưởng Vụ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra - TTCP, cho biết ngày 2.11.2012, TTCP ban hành Kết luận thanh tra số 2852/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có các ý kiến trái chiều. Kết luận này đã được Thủ tướng đồng ý và chỉ đạo xử lý theo Văn bản số 1930 của Văn phòng Chính phủ/VPCP-V1 ngày 29.11.2012.
Ngày 29.5.2015, Tổng TTCP có Văn bản 2733/BC-TTCP báo cáo Thủ tướng về kết quả kiểm tra việc thực hiện sau thanh tra với nhiều nội dung kiến nghị của TTCP chưa được Đà Nẵng thực hiện. Đến ngày 6.4.2016, Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của TTCP, đồng thời chỉ đạo: “UBND TP.Đà Nẵng và các bộ: Công an, Tài chính, TN-MT, KH-ĐT tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Văn bản 1930; báo cáo kết quả lên Thủ tướng trong tháng 5.2016”.
Đến ngày 30.3.2017, UBND TP.Đà Nẵng đã có báo cáo về việc thực hiện kết luận thanh tra. Tuy nhiên, theo TTCP, nhiều nội dung chưa thực hiện nghiêm túc - cụ thể, UBND TP.Đà Nẵng chưa điều chỉnh lại thời hạn sử dụng đất đã giao trái quy định cho 627 trường hợp, trong đó có 514 trường hợp là tổ chức và 113 trường hợp là cá nhân, hộ gia đình.
Đáng chú ý, Đà Nẵng chưa thu hồi về ngân sách thành phố số tiền 1.468 tỉ đồng do tính thiếu diện tích thu tiền sử dụng đất, không tính đủ tiền chuyển mục đích sử dụng đất, kéo dài thời gian cho thuê đất từ 50 năm lên 70 năm, xác định giá thu tiền sử dụng đất khi giao đất thấp hơn bảng giá do thành phố ban hành và giá do Hội đồng thẩm định giá đất thành phố trình. Đồng thời chưa thu hồi về ngân sách thành phố 867 tỉ đồng là số tiền sử dụng đất đã “ưu đãi” trái quy định cho các nhà đầu tư. Đà Nẵng cũng chưa kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã nêu trong kết luận thanh tra…
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc vì sao Đà Nẵng chưa thực hiện kết luận của TTCP cũng như chỉ đạo của Thủ tướng, ông Đặng Khánh Toàn cho biết là do các doanh nghiệp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi trong giao đất tại Đà Nẵng đang gặp nhiều “khó khăn”.
“Trong văn bản mới nhất của Đà Nẵng gửi TTCP, Đà Nẵng cho biết có tổ chức cuộc họp và mời các doanh nghiệp, chủ đầu tư tham dự. Các doanh nghiệp, chủ dự án đều nêu ý kiến khó khăn trong việc thực hiện thủ tục quyền thuê đất và vấn đề tài chính nên đề xuất không nộp thêm tiền sử dụng đất. Họ kiến nghị không thu thêm tiền sử dụng đất”, ông Toàn nói đồng thời khẳng định: “Trong sự việc này, quan điểm của TTCP là rất rõ ràng. Đó là phải tiếp tục thực hiện đầy đủ kiến nghị của TTCP đã được nêu trong kết luận thanh tra và được Thủ tướng đồng ý”.
Kết luận thanh tra cho thấy việc giao đất của UBND TP.Đà Nẵng chủ yếu không thông qua đấu giá và có nhiều sai phạm trong việc quản lý quỹ đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất dẫn tới nhiều nhà đầu tư sau khi được giao đất đã không thực hiện đầu tư mà bán cho người khác thu chênh lệch số tiền rất lớn, làm thất thu ngân sách nhà nước khoản tiền 3.434 tỉ đồng.
Cũng tại cuộc họp báo, Phó tổng TTCP Ngô Văn Khánh cho biết TTCP không tham gia trực tiếp vào cuộc thanh tra việc quản lý đất đai tại xã Đồng Tâm (H.Mỹ Đức, TP.Hà Nội). Tuy nhiên, TTCP sẽ thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, cùng lãnh đạo Hà Nội đảm bảo cuộc thanh tra về quản lý sử dụng đất ở Đồng Tâm diễn ra đúng quy định pháp luật, chính xác, triệt để.
Ngoài ra, ông Ngô Văn Khánh thừa nhận nhiều cuộc thanh tra đã kết thúc nhưng chưa ban hành được kết luận. Trong đó các cuộc thanh tra tại Tổng công ty CP xây lắp dầu khí VN (PVC), MobiFone mua cổ phần AVG, đã kết thúc thanh tra trực tiếp nhưng chậm trễ là do có những nội dung cần làm việc nhiều lần với đối tượng được thanh tra để làm rõ một số vấn đề nhằm đảm bảo tính khách quan.
Riêng cuộc thanh tra về quản lý đất đai tại tỉnh Khánh Hòa có sự cố ngoài ý muốn là trưởng đoàn thanh tra bị đột quỵ, không thể ký ban hành kết luận. Đối với cuộc thanh tra về quản lý vốn và tài sản tại Tập đoàn than và khoáng sản VN (KTV) đã kết thúc từ năm 2015 nhưng chậm ban hành là có một số lý do: Cơ quan thanh tra phải làm việc với các bên liên quan, trong đó có các bộ Công thương và Tài chính về một số nội dung rất lớn nhưng hiện còn ý kiến khác nhau về nhận thức pháp luật liên quan quy mô hoạt động của KTV. Ngoài ra việc tính thuế tài nguyên với số lượng hàng ngàn tỉ đồng cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau.
“Việc chậm ban hành kết luận thanh tra có vi phạm luật thanh tra hay không và có ảnh hưởng thế nào đến việc xử lý sai phạm cũng như tình hình kinh tế xã hội của đất nước?”. Trả lời câu hỏi này của Thanh Niên, ông Ngô Văn Khánh cho rằng đúng là có chậm so với luật song có nguyên nhân từ khách quan, không phải do cơ quan thanh tra. (Thanh Niên 25/4) đầu trang(
Xe công đang ngốn nhiều ngân sách, bao gồm cả tiền thuế của dân. Vì thế, nhiều bộ ngành, địa phương đã đẩy mạnh việc cắt giảm ô tô công. Ước tính, việc này sẽ giúp ngân sách tiết kiệm nhiều nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Tháng 10 năm ngoái, Bộ Tài chính đã tiên phong khoán xe công đối với các chức danh Thứ trưởng, chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ này.
Mức khoán kinh phí đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày được xác định trên đơn giá taxi nhân với số ngày làm việc trong tháng của các lãnh đạo, áp dụng từ 1/10. Người có mức kinh phí khoán thấp nhất là 3,96 triệu đồng/tháng, cao nhất là 9,9 triệu đồng/tháng.
Sau hình ảnh “thứ trưởng Bộ Tài chính đi taxi đi làm”, cuộc cách mạng trong khoán xe công đã có sự góp mặt của nhiều cơ quan mới.
Ngày 20/2, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định thí điểm khoán kinh phí sử dụng ôtô phục vụ công tác chung khi đi công tác đối với các chức danh lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố, áp dụng từ ngày 1/3. Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, có 8 đơn vị thực hiện thí điểm gồm các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, LĐTB&XH và các quận: Hà Đông, Long Biên, các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm.
Việc khoán ô tô công được thực hiện theo 2 phương thức. Thứ nhất, khoán kinh phí cho từng chức danh, nhưng không vượt quá mức khoán tối đa 9,3 triệu đồng/người/tháng. Thứ hai, khoán kinh phí sử dụng xe cho từng chức danh theo nguyên tắc khoảng cách thực tế đi công tác hàng tháng của từng chức danh nhân đơn giá 13.000 đồng/km.
Ngay sau quyết định này, Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Khuất Văn Thành tâm sự rằng: “Cá nhân tôi cảm thấy việc không có xe công để đi lại như trước đây cũng bình thường, không có gì thay đổi nhiều. Anh em trong sở cũng nghiêm túc thực hiện quy định của thành phố”.
Mức độ lan tỏa của kế hoạch khoán xe công chưa dừng lại. Văn phòng Chính phủ cũng cho biết cũng đang xây dựng phương án khoán xe ô tô đối với các chức danh thuộc Văn phòng. Cụ thể, các lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 sẽ được áp dụng phương án khoán xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại. Khi đi công tác nội thành, đi sân bay và đi công tác địa phương thì những vị này sẽ được Văn phòng Chính phủ bố trí xe ô tô phục vụ...
Ngay cả Bộ Tài chính cũng không dừng lại ở mức khoán xe công với chức danh thứ trưởng từ nhà đến cơ quan và ngược lại. Hiện nay Bộ Tài chính chuẩn bị mở rộng diện khoán xe công. Theo đó, cấp Cục trưởng, Vụ trưởng thuộc một loạt Tổng cục như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế… khi đi công tác trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể bị “cắt” xe biển xanh.
Ở cấp Cục và đơn vị tương đương có trụ sở ở Hà Nội, việc khoán xe công đi công tác được tính toán áp dụng cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội.
Lãnh đạo Cục Kế hoạch Tài chính cho hay: Chúng tôi đã lấy ý kiến các đơn vị, mừng là thủ trưởng các đơn vị đều ủng hộ. Trong các văn bản gửi ý kiến lại, đơn vị trả lời rất ngắn gọn là nhất trí và ủng hộ.
Không chỉ trông chờ vào sự tự nguyện, việc khoán xe công đang được thực hiện “mạnh tay” hơn.
Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe công, Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều phương án khá cứng rắn để thực hiện mục tiêu giảm xe công.
Cụ thể, các cục, vụ thuộc Bộ có 50 biên chế trở lên sẽ giảm số xe từ 2 xe/đơn vị xuống còn 1 xe/đơn vị. Nếu đơn vị nào có biên chế dưới 50 người thì 2 đơn vị mới được 1 xe.
Một phương án khác “chặt” hơn được Bộ Tài chính đề xuất là đơn vị có 50 biên chế trở lên thì 2 đơn vị dùng chung 1 xe. Còn dưới 50 biên chế thì 3 đơn vị chung 1 xe.
Đối với các cục, vụ thuộc Tổng cục thì quy định cũng chặt hơn hẳn, theo đó có thể 4 đơn vị mới được cấp 1 xe thay vì 2 đơn vị chung 1 xe như hiện nay.
Ở các địa phương, Bộ Tài chính dự kiến giảm số xe ở các sở, ban ngành từ 2 xe 1 đơn vị xuống mức mỗi đơn vị chỉ được 1 xe…
Tính đến cuối năm 2016 tổng số ôtô công của cả nước là 34.241 chiếc. Trong đó xe phục vụ chức danh là 864, xe phục vụ công tác chung là 17.047 và xe chuyên dùng là 16.330 chiếc.
Bộ Tài chính cho hay số xe ô tô phục vụ công tác chung có thể giảm từ 42-62%, có nghĩa giảm trung bình được 10 ngàn xe ô tô công, giảm 684 đầu xe phục vụ chức danh. Mỗi chiếc ô tô công trung bình “ngốn” 320 triệu đồng/năm (gồm chi phí bảo dưỡng, xăng xe, lương cho lái xe...). Như vậy, ngân sách có thể tiết kiệm được khoảng 3.400 tỷ đồng mỗi năm.
3.400 tỷ đồng là một con số không hề nhỏ, bằng số thu ngân sách của nhiều tỉnh nghèo miền núi cộng lại trong cả năm. Số tiền đó có thể dành cho nhiều việc khác thiết thực hơn trong bối cảnh ngân sách ngày càng eo hẹp. Cho nên, cuộc cách mạng về quản lý, sử dụng xe công không khó để nhận được nhiều sự ủng hộ của nhiều tầng lớp. (Cafef 24/4) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (LLTP) do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng là giảm thời hạn cấp Phiếu LLTP xuống 07 ngày làm việc, thay vì quy định không quá 10 ngày như hiện nay.
LLTP được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Qua tổng kết thực tiễn 06 năm thi hành,  Luật LLTP đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, công tác LLTP vẫn còn một số hạn chế.
Đơn cử, quy định của Luật LLTP hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục cấp Phiếu LLTP, phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả cấp Phiếu theo quy định của Luật LLTP còn chưa thuận tiện, bất cập trong thực tiễn. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP, ngoài Tờ khai còn phải kèm theo bản sao một số giấy tờ như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, hộ khẩu, giấy xác nhận tạm trú… mà không có quy định ngoại lệ áp dụng cho một số đối tượng như người chưa đủ 14 tuổi hoặc người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam…
Những quy định này không chỉ gây khó khăn cho người yêu cầu cấp Phiếu LLTP mà còn gây lúng túng cho cơ quan giải quyết yêu cầu.
Cũng theo quy định của Luật LLTP, việc yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân bị giới hạn theo nơi đăng ký thường trú, tạm trú và phải thực hiện trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu LLTP. Quy định này làm tăng chi phí và gây những khó khăn nhất định cho người yêu cầu cấp Phiếu, đặc biệt là những trường hợp đang học tập, lao động, cư trú ở nước ngoài; cư trú ở xa nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Bên cạnh đó, tình trạng chậm thời hạn cấp Phiếu vẫn còn (chiếm khoảng hơn 20%) chủ yếu là đối tượng công dân Việt Nam cư trú tại nhiều tỉnh, thành phố, cư trú tại nước ngoài, người nước ngoài…
Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp Phiếu LLTP, Dự thảo Luật đã đa dạng các phương thức nộp hồ sơ và cấp Phiếu LLTP; bổ sung hình thức Phiếu LLTP dưới dạng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử và phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính công ích, trực tuyến; bổ sung quy định về hình thức nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính công ích, trực tuyến).
Dự thảo Luật sửa đổi cũng mở rộng quyền lựa chọn cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu LLTP. Luật LLTP (Điều 45) quy định công dân Việt Nam nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP tại Sở Tư pháp nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm LLTP quốc gia.
Để tạo thuận lợi cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu LLTP, đặc biệt là các công dân đi du học, công tác xa nơi đăng ký thường trú, người nước ngoài, Dự thảo Luật sửa đổi quy định theo hướng mở rộng quyền lựa chọn cơ quan giải quyết thủ tục cấp Phiếu LLTP cho một số đối tượng như công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở nhiều nơi, đang cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú hoặc Cơ quan quản lý LLTP.
Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn cấp Phiếu LLTP. Luật LLTP (Điều 48) quy định thời hạn cấp Phiếu LLTP không quá 10 ngày. Trường hợp công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích, thì thời hạn không quá 15 ngày.
Để tạo thuận lợi hơn cho người yêu cầu cấp Phiếu, Dự thảo Luật sửa đổi quy định về thời hạn theo hướng giảm xuống là 07 ngày làm việc. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế công tác xác minh tình trạng án tích để cấp Phiếu LLTP đối với các trường hợp cá nhân đã từng bị kết án bởi nhiều bản án là rất phức tạp, Dự thảo Luật bổ sung trường hợp người được cấp Phiếu là người bị kết án bởi nhiều bản án thì thời hạn không quá 20 ngày.
Xuất phát từ thực tế giải quyết yêu cầu cấp Phiếu LLTP của người chưa đủ 14 tuổi, đây là đối tượng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự, Dự thảo Luật bổ sung quy định về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu đơn giản hơn (không cần chứng minh nhân dân, chỉ cần có bản sao Sổ hộ khẩu; đối với người nước ngoài chỉ cần cần nộp bản sao hộ chiếu); không phải thực hiện tra cứu thông tin LLTP. Đồng thời, thời hạn cấp Phiếu được rút ngắn tối đa là 01 ngày làm việc. (Pháp Luật Việt Nam 25/4) đầu trang(
Một trong những bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính của TP HCM là triển khai dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết thủ tục, hồ sơ
Bình Tân là quận đầu tiên của TP HCM triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 theo chỉ đạo của UBND TP vào ngày 1-10-2016. Mô hình “một cửa điện tử” của địa phương này được người dân đánh giá cao.
Hỏi về dịch vụ công trực tuyến ở quận Bình Tân, nhiều người dân khẳng định là rất tiện lợi. Chị Đỗ Thị Cẩm Vân (quận Bình Tân) cho biết vừa qua, chị làm hồ sơ xin phép xây dựng trực tuyến, được giải quyết nhanh chóng. Chị Vân nói: “Tôi khai trên mạng, chụp hình giấy sở hữu nhà, bản vẽ và gửi. Sau đó, tôi nhận được email, tin nhắn cho biết hồ sơ đã được tiếp nhận và hẹn ngày đến trả kết quả. Đúng ngày hẹn, tôi được giấy phép xây dựng”. Theo chị Vân, trước đây, để có giấy phép xây dựng, người dân phải đến trụ sở UBND quận để chờ đợi làm thủ tục. Nhiều người ngại thủ tục phức tạp, chờ đợi lâu nên nhờ làm dịch vụ, chạy qua “cò” nhiều rủi ro. Nay có thể ngồi ở nhà khai hồ sơ, rất tiện lợi.
Bà Phạm Thị Ngọc Diệu, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết quận đang triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đối với 21 thủ tục, tập trung vào 4 lĩnh vực: kinh tế, y tế, lao động và xây dựng. Tính từ ngày 1-10-2016 đến 31-3-2017, quận tiếp nhận giải quyết 425 hồ sơ trực tuyến, trong đó lĩnh vực kinh tế 138, xây dựng 236, lao động 35, y tế 16. Bà Diệu khẳng định dịch vụ công trực tuyến là một bước đột phá mới trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), góp phần gắn kết quan hệ giữa người dân và chính quyền. Đây cũng là nền tảng để xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử mà TP HCM quyết tâm thực hiện.
Cũng theo bà Diệu, tuy hiệu quả của chương trình dịch vụ công trực tuyến đã thấy rõ nhưng số lượng người dân sử dụng dịch vụ này vẫn còn khá ít. Do đó, để thay đổi thói quen của người dân, cần triển khai đồng bộ các biện pháp, liên thông kết nối từ sở ngành để phát huy tối đa tiện ích của mô hình “một cửa điện tử” này.
Chia sẻ thêm về cải cách TTHC của địa phương, bà Diệu cho rằng với mục đích mang lại thuận lợi cho người dân, UBND quận Bình Tân thường xuyên rà soát các TTHC đang áp dụng trên địa bàn quận để kịp thời bổ sung điều chỉnh khi có sự thay đổi về pháp lý. “Chúng tôi đã xây dựng 305 quy trình xử lý công việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 đối với 278 TTHC và 42 thủ tục xử lý công việc thông thường” - bà Diệu thông tin.
Thời gian trước đây, tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (XNC) Công an TP HCM lúc nào cũng có đông người xếp hàng, chen chúc làm thủ tục cấp đổi hộ chiếu. Nhờ cải tiến thủ tục hành chính, hiện nay tình trạng trên đã không còn.
Năm 2015, Phòng Quản lý XNC triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, tích hợp với cổng thông tin điện tử Công an TP HCM. Đến đầu năm 2016, đơn vị tiếp tục triển khai mô hình tờ khai điện tử cho người dân đến làm thủ tục cấp, đổi hộ chiếu, trang bị 25 bộ máy tính để phục vụ người dân. Do thuận lợi nên ngày càng nhiều người dân sử dụng mô hình này. Tính đến tháng 3-2017, trong số 269.938 hồ sơ tiếp nhận, có tới 203.084 hồ sơ khai qua mạng. Song song đó, với việc triển khai dịch vụ trả kết quả qua đường bưu điện, tính đến tháng 2-2017, đã có 169.186/269.938 hộ chiếu được trả qua đường bưu điện.
Anh Nguyễn Tiến Danh (quận 7) vừa được cấp đổi hộ chiếu sau khi đăng ký trực tuyến. Anh nhận xét: “So với trước đây, việc cấp hộ chiếu nhanh hơn nhiều, chỉ hơn 1 giờ là xong hồ sơ”. Còn theo thượng tá Phạm Ngọc Tiến, Phó trưởng Phòng Quản lý XNC Công an TP HCM, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cho phép người dân khai trực tuyến tại nhà. “Sau khi khai trực tuyến hồ sơ, người dân thực hiện chụp ảnh ngay tại trụ sở, ảnh không phải dán thủ công mà được in trực tiếp lên tờ khai góp phần nâng cao công tác lưu trữ hồ sơ và hơn hết là giảm tối đa các chi phí trong việc in ấn bìa, mẫu và văn phòng phẩm phục vụ người dân. Cải tiến này còn giúp người dân không phải đi lại nhiều lần, giảm thời gian chờ đợi” - thượng tá Tiến chia sẻ. Cũng theo lãnh đạo đơn vị này, hiệu quả của cải cách hành chính mang lại tại đơn vị này còn thể hiện qua tỉ lệ 99% hồ sơ của người dân được giải quyết mau chóng, kịp thời.
Do đặc thù của đơn vị, lãnh đạo Phòng Quản lý XNC Công an TP luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nghiên cứu cải tiến để giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của nhân dân. “Đơn giản hóa TTHC luôn là nhiệm vụ trọng tâm của chúng tôi với phương châm không ngừng cải tiến quy trình giải quyết TTHC theo hướng ngày một nhanh chóng và thuận tiện cho người dân” - thượng tá Tiến đúc kết. (Người Lao Động 24/4) đầu trang(

KINH TẾ
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy thương mại giữa Việt Nam và Campuchia trong những năm gần đây luôn ở trạng thái xuất siêu từ Việt Nam, nhưng 3 năm nay, xuất siêu sang nước láng giềng này có chiều hướng giảm.
Thống kê của cơ quan hải quan về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2011-2016 và cập nhật 3 tháng đầu năm 2017 cho thấy, 3 năm gần đây, xuất siêu của Việt Nam sang thị trường nước này đã sụt giảm dần.
Cụ thể, trong năm 2011 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 2,84 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 2,41 tỉ đô la Mỹ, nhập khẩu từ Campuchia gần 430 triệu đô la Mỹ. Như vậy, thặng dư thương mại của Việt Nam từ thị trường này là 1,98 tỉ đô la Mỹ. Đáng chú ý là vào năm 2013, xuất siêu hàng hóa từ Việt Nam sang quốc gia này đã đạt mức kỷ lục 2,4 tỉ đô la Mỹ, chiếm đến 83% tổng trị giá xuất khẩu của nước ta sang Campuchia.
Tuy nhiên, mức thặng dư này đã suy giảm dần vào những năm sau đó như năm 2014 chỉ còn hơn 2 tỉ đô la Mỹ, và chỉ đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2017 thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 1,08 tỉ đô la Mỹ, trong đó Việt Nam chỉ xuất khẩu 640 triệu đô la Mỹ, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái và nhập khẩu từ nước này là 446 triệu đô la Mỹ, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Mặc dù là một nước láng giềng kề cận nhưng tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu với nước này trong nhiều năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (chỉ khoảng 1,1-1,2%).
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Campuchia là xăng dầu, sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm dệt may,… Trong năm 2016 Campuchia là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu xăng dầu và sắt thép từ Việt Nam (tương ứng 36,7% và 18,2% kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam). Xuất khẩu nhóm hàng sắt thép đạt 655.000 tấn, trị giá 307 triệu đô la Mỹ, giảm lần lượt 9% và  20%; hàng dệt may là 244 triệu đô la Mỹ, tăng 19,2%; nguyên phụ liệu dệt may da giày là 152 triệu đô la Mỹ, tăng 4,2%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 97 triệu đô la Mỹ, giảm 5,8% so với năm 2015 ...
Campuchia là thị trường xếp vị trí thứ 22 cung cấp hàng hóa  cho các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2016 với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ thị trường này là 726 triệu đô la Mỹ, giảm mạnh 23,3% so với năm 2015.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam có nguồn gốc từ Campuchia trong năm qua bao gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 182 triệu đô la Mỹ, giảm 52,7%; hạt điều 114 triệu đô la Mỹ, giảm 14,4%; cao su 84 triệu đô la Mỹ, tăng 9%; đậu tương 23 triệu đô la Mỹ  giảm 10,7% so với năm 2015. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 24/4) đầu trang(
Mặc dù tình hình xuất khẩu hàng hóa những tháng đầu năm 2017 gặp nhiều trở ngại, nhưng các doanh nghiệp (DN) của thành phố vẫn giữ được đà tăng trưởng nhờ làm mới sản phẩm và mở rộng được thị trường.
Theo Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Phương Đông cho biết, kim ngạch xuất khẩu của DN thành phố qua cửa khẩu cả nước trong quý I-2017 đạt 7,69 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2016. Với diễn biến phức tạp của thị trường hàng hóa thế giới trong thời gian gần đây, giá xuất khẩu của nhiều loại hàng hóa sụt giảm, nhất là nông, lâm, thủy, hải sản nhưng kim ngạch xuất khẩu của thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng khá.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của thành phố tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu tiếp tục tăng thêm 1% so với cuối năm 2016, đạt tỷ trọng 77% tổng kim ngạch xuất khẩu (không tính dầu thô). Mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh là máy tính, sản phẩm linh kiện và điện tử tăng 61% so với cùng kỳ 2016, đạt 1,85 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 29,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (không tính dầu thô). Trong khi đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản xuất khẩu có xu hướng giảm; riêng kim ngạch xuất khẩu gạo giảm đến 51,6%. “Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản giảm là do hạn hán ở Nam Bộ làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu và một số nước thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại với thủy, hải sản của Việt Nam”, ông Nguyễn Phương Đông cho biết.
Năm 2016, không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh đạt 29 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2015. Năm 2017, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu thô) tăng 8% so với năm 2016. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó hỗ trợ vốn, hỗ trợ thiết bị công nghệ, tổ chức xúc tiến thương mại, tìm thị trường mới cho DN tiếp tục được chú trọng…
Theo đại diện các DN sản xuất hàng xuất khẩu, họ rất cần những thông tin mới về thị trường các nước, thông tin về thị trường tiềm năng, tập quán của mỗi quốc gia, lợi thế của hàng Việt khi đến các nước này và cả những rủi ro trong giao thương. Ông Mã Đức Linh là chủ một DN ở quận Tân Phú chuyên xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Hoa Kỳ và một số nước châu Phi cho biết, dù đã có hàng chục năm làm hàng xuất khẩu nhưng công ty luôn trong tình trạng “đói thông tin” về nhu cầu mới của thị trường, kể cả nhu cầu vĩ mô, trong đó không riêng gì thị trường mới mà cả thị trường truyền thống.
Phó Cục trưởng Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Bùi Thị Thanh An cho biết, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga năm 2016 đạt hơn 2,74 tỷ USD, tăng 25,6% so với năm 2015, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,61 tỷ USD. Việt Nam xuất sang Nga các mặt hàng chủ yếu như điện thoại, da giày, quần áo, cà-phê, thủy sản. Thương mại Việt Nam - Nga chắc chắn sẽ tăng cao vì Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đã có hiệu lực từ ngày 5-10-2016. Dự báo, kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020.
Tuy vậy, thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù Nga là thị trường truyền thống của Việt Nam nhưng nhiều mặt hàng của nước ta vẫn chưa tiếp cận được thị trường này. Phó Chủ tịch Hiệp hội Thiết bị y tế TP Hồ Chí Minh Trương Hùng cho rằng, nhiều DN Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Nga nhưng đang gặp khó khăn về thông tin chuẩn của thị trường, về đối tác, ngôn ngữ, tỷ giá, khâu thanh toán, cấp visa.
Sự bất cập này đã tồn tại từ lâu nhưng hiện vẫn chưa được khai thông để hàng Việt Nam dễ dàng vào Nga. Một số đại diện DN Nga cho biết, ngoài hàng tiêu dùng, thị trường Nga đang có nhu cầu cao các loại hàng hóa đặc thù của Việt Nam như sản phẩm y học cổ truyền, các loại vật tư tiêu hao y tế (dùng một lần), các loại tinh dầu…
“Các DN Việt Nam đã sản xuất và cung cấp cho nhiều bệnh viện trong nước cũng như đủ năng lực để xuất khẩu các mặt hàng như ống tiêm nhựa, dây truyền dịch, chỉ khâu phẫu thuật, quần áo dùng một lần trong phẫu thuật, stend (thiết bị thông tim) … chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường Nga đang có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng này từ Việt Nam nhưng tất cả là do thiếu thông tin nên các DN hai nước chưa tìm tới nhau”, ông Trương Hùng khẳng định.
Ông Lưu Huỳnh, Quản lý truyền thông Công ty Bánh kẹo Phạm Nguyên cho biết, bánh kẹo của Phạm Nguyên chiếm 10% từ thị trường ASEAN trong tổng doanh thu 800 tỷ đồng/năm, chủ yếu là thị trường Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái-lan. Việc xuất khẩu sang các nước ASEAN sau khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ không có trở ngại lớn bởi công ty đã chọn được phân khúc tiêu thụ, thị trường phù hợp cho sản phẩm của mình. Thậm chí, Thái-lan là nước có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu bánh kẹo (trong đó có Việt Nam) nhưng sản phẩm của Phạm Nguyên vẫn trụ vững tại thị trường này vì có giá tốt, chất lượng ổn định và mẫu mã phong phú.
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thép Việt Đỗ Duy Thái cho hay, các sản phẩm thép xây dựng của Thép Việt xuất khẩu sang các nước ASEAN vẫn ổn định với số lượng khoảng 30% trong tổng sản lượng sản xuất mỗi năm. Thép Việt đang có đầu ra ổn định và xu hướng tăng do công ty đã đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của nước nhập khẩu… (Nhân Dân 24/4) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
Cùng chung xu thế phát triển nông nghiệp bền vững, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang từng bước xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ. Dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đây là hướng đi tất yếu cho ngành nông nghiệp toàn vùng, trong bối cảnh an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành tiêu chí quan trọng của người tiêu dùng.
Năm 2016, khối lượng xuất khẩu gạo của cả nước chỉ đạt khoảng 4,88 triệu tấn, kim ngạch 2,2 tỷ USD, giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2015. Bên cạnh những lý do khách quan cũng như thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp thì đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với nền lúa gạo nước nhà, đòi hỏi cần có chiến lược phát triển toàn ngành bằng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), với các mức độ khác nhau, từ VietGAP, Global GAP, đến sản xuất theo hướng hữu cơ.
Đó là những dòng chữ mà chúng tôi đọc được trên tấm biển chỉ dẫn đường vào Công ty TNHH MTV Nuôi trồng thủy sản Tâm Việt tại ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Hơn hai năm nay, công ty thực hiện trồng lúa sạch theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, với diện tích hiện tại gần 40 ha.
Dẫn chúng tôi đi thăm những thửa ruộng xanh rì, anh Võ Văn Tiếng, Giám đốc Công ty chia sẻ: Chọn phương thức trồng lúa theo hướng hữu cơ là niềm ấp ủ của tôi từ nhiều năm trước, nhưng mãi đến năm 2015 mới có thể bắt đầu. Mong muốn khởi điểm là sản xuất ra hạt gạo thật sạch, thật ngon trên đồng đất không ô nhiễm. Vụ sản xuất đầu tiên chỉ huề vốn, vụ thứ hai năng suất đạt 4,4 tấn/ha, xay xát thành gạo đạt hơn 1,9 tấn/ha, trừ chi phí và thuê đất, lợi nhuận đạt hơn 18 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, đó chỉ là tính chi phí “cứng”, chưa tính chi phí “mềm”, như cải tạo đất bằng phân hữu cơ. Cụ thể, những vụ đầu, để cải tạo đất đã nhiễm quá nhiều phân hóa học, phải sạ khoảng hai tấn phân hữu cơ/ha. Với giá năm triệu đồng/tấn phân hữu cơ, 10 ha đã lên tới 100 triệu đồng. Đây là con số không nhỏ với nhà nông, nhưng thật sự để sản xuất theo hướng hữu cơ thì không có cách nào khác.
Đến thời điểm này, anh Tiếng đã đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận nhãn hiệu hàng hóa “Gạo an toàn Tâm Việt”, sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP (tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp). Công ty của anh đang từng bước gửi mẫu đất, nước, gạo thành phẩm đến cơ quan chứng nhận hữu cơ quốc tế. Mặc dù năng suất không cao như sản xuất lúa thông thường, nhưng giá bán hiện đạt 32 nghìn đồng/kg, gấp hai lần giá gạo cùng loại nên vẫn duy trì được mức lợi nhuận cho người trồng. Tới đây, khi đồng đất, nguồn nước được làm sạch, khoanh được vùng trồng, thì giá gạo cũng sẽ tăng, dự kiến đạt mức 50 đến 60 nghìn đồng/kg.
Tại An Giang, sản xuất lúa sạch được thực hiện thành chuỗi giá trị, như cách làm của Tập đoàn Lộc Trời; liên kết sản xuất lúa Nhật Bản của Công ty Angimex - Kitoku; hay vùng chuyên canh nếp Phú Tân. Mô hình liên kết trồng lúa Nhật Bản hiện sản xuất trên diện tích 1.500 đến 2.000 ha.
Ông Nguyễn Văn Bình, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn cho biết: "Trước đây, gia đình tôi sản xuất 5 ha lúa hàng hóa, nhưng cứ vào vụ thu hoạch là giá lúa sụt giảm, cộng với thương lái ép giá cho nên lợi nhuận rất thấp, thậm chí có vụ không lãi đồng nào. Từ khi tham gia mô hình sản xuất lúa Nhật Bản, được công ty bao tiêu sản phẩm, giá ổn định nên lợi nhuận cao. Hiện tôi đã thuê thêm 15 ha đất để sản xuất lúa Nhật Bản". Để nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình, hiện Hội Nông dân tỉnh An Giang đã thành lập ban điều hành tại năm huyện, thành phố với 27 xã, trong đó có 40 tổ hợp tác với hơn 1.400 thành viên, tổng diện tích canh tác khoảng bốn nghìn ha.
Thực hiện mô hình chuỗi lúa gạo khép kín, Tập đoàn Lộc Trời đã liên kết 25 nghìn nông hộ, tổ chức lại sản xuất, cung cấp giống, hỗ trợ vật tư nông nghiệp và xây dựng thành những cánh đồng lớn. Hiện Tập đoàn có hệ thống năm nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến, cung cấp nhiều sản phẩm gạo chất lượng cao cho thị trường nội địa và quốc tế.
Nói về mô hình này, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết: Đây là chương trình sản xuất lúa gạo bền vững, gọi tắt là SRP (Diễn đàn Lúa gạo bền vững Quốc tế). SRP chính là bộ tiêu chuẩn có các chỉ số đo lường cụ thể, nhấn mạnh đến các yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường, trong đó chú trọng kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, giảm khí thải nhà kính. Thực hiện tiêu chuẩn SRP đạt được ba lợi ích quan trọng: Nông dân thực hiện sản xuất sạch và tiếp cận chuỗi cung ứng minh bạch. Nhà sản xuất kiểm soát được chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, tạo thương hiệu cho “hạt Lộc Trời”, tăng cường lòng tin của khách hàng, nâng cao quyền thương lượng về giá đối với nhà bán lẻ.
Tại ĐBSCL, việc sản xuất lúa chất lượng cao, theo hướng hữu cơ đã bắt đầu được nhiều đơn vị, cá nhân theo đuổi. Tuy nhiên, những mô hình thành công và trên đà phát triển như của Công ty Angimex - Kitoku, Tập đoàn Lộc Trời hay Tâm Việt vẫn còn rất ít. Không ít doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đã từng có liên kết sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP nhiều năm, nhưng rồi lại “giữa đường đứt gánh”. Cụ thể, như liên kết sản xuất lúa GlobalGAP giữa Công ty cổ phần Gentraco và HTX Khiết Tâm (ấp D2, xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ). Từ năm 2012 - 2015, hai bên liên kết sản xuất hơn 100 ha lúa GlobalGAP nhưng đến năm 2016 buộc phải dừng lại.
Trao đổi với chúng tôi, Phó Trưởng phòng Đầu tư Công ty cổ phần Gentraco Nguyễn Minh Trung Đức chia sẻ: Việc dừng sản xuất GlobalGAP là do gạo sản xuất ra có giá bán không cao hơn so với gạo thông thường, trong khi công ty vẫn phải thu mua lúa của các hộ xã viên với mức giá cao hơn. Mặt khác, trong quá trình sản xuất, do GlobalGAP yêu cầu quá nhiều tiêu chí khắt khe, nên một số hộ dân không tuân thủ đầy đủ, dẫn đến chất lượng lúa không đồng đều, càng khó khăn hơn cho công ty trong việc phân loại gạo và làm giá.
Không chỉ ở TP Cần Thơ, tại tỉnh Đồng Tháp, nhiều doanh nghiệp và HTX cũng loay hoay trong việc triển khai thực hiện sản xuất lúa theo tiêu chuẩn sạch. Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp Đồng Tháp Mười Trần Đức Long cho biết: Công ty đang liên kết với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh sản xuất 32 ha lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, cũng gặp không ít khó khăn như các doanh nghiệp khác.
Thí dụ, quy định sau hai năm phải đánh giá lại việc thực hiện các tiêu chí một lần, khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí. Cụ thể, nếu cứ 100 ha thực hiện VietGAP thì khi đánh giá lại sẽ mất tổng chi phí khoảng 200 triệu đồng. Trong khi việc thí điểm thực hiện mô hình sau hai năm chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận như mong muốn, thậm chí chỉ hòa hoặc chịu lỗ.
Việc doanh nghiệp chưa thể tiêu thụ được gạo theo chuẩn GAP hay kinh doanh chưa đạt lợi nhuận để có kinh phí “tái tạo”, xét cho cùng vẫn do chưa tìm được đầu ra hiệu quả. Thực tế, những mô hình thành công nhờ có đầu ra ổn định, dù là tiêu thụ trong nước như gạo Tâm Việt hay xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như gạo của Tập đoàn Lộc Trời và Công ty Angimex - Kitoku. Vì vậy, dù việc sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP, dần tiến tới hữu cơ là hướng đi tất yếu của ngành lúa gạo ĐBSCL, thì việc mở rộng cũng phải tính kỹ đến yếu tố thị trường.
Từ thực tế địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan đánh giá: Để mở rộng ngay lập tức diện tích trồng lúa theo tiêu chuẩn GAP, nhất là theo tiêu chuẩn hữu cơ là rất khó, vì nhiều yếu tố liên quan như: đất đai, nguồn nước, tiềm lực tài chính, quản trị của doanh nghiệp nông nghiệp, tư duy sản xuất của nông dân, sự hỗ trợ từ chính quyền, các sở ngành liên quan trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm.
Vì vậy, các địa phương nên chủ trương nhân rộng những mô hình nhỏ. Khi phương thức sản xuất này được nhân lên nhiều mô hình, thì sẽ dễ dàng mở rộng trên đơn vị diện tích lớn. Và đó cũng là thời gian để doanh nghiệp từng bước lớn mạnh, chiếm lĩnh thị trường nội địa, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. (Nhân Dân 25/4) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Sự gắn kết của một đại gia đình, vốn là một nét văn hóa đẹp, đã biến điều 37 Luật phòng chống tham nhũng thành cái sàng không đủ lọc...
Năm 2012, một anh bạn cùng lớp Đại học của tôi bỏ dở công việc tại một doanh nghiệp tư nhân đang ăn nên làm ra để “vào biên chế” cơ quan Bộ.
Lúc ấy, anh đã ở tuổi 33, bạn bè ai cũng ngạc nhiên. Ở Bộ, anh nhận mức lương tương đương chuyên viên bậc 3. Tức là bằng chưa đến một phần năm lương làm bên ngoài.
Bẵng đi một thời gian, bạn tôi mới được đề bạt chức vụ Phó phòng.
Hóa ra, bố vợ anh bạn đang làm Cục trưởng đã bố trí để anh này chuyển ngang vào Cục của ông. Anh tâm sự với tôi rằng, dù trái nghề, nhưng anh buộc lòng phải theo ý của nhạc phụ. “Cá chuối đắm đuối vì con”, anh kể ông cụ cứ lo lắng, vì thằng con rể chưa vào biên chế thì không biết sau này cháu ngoại ông sẽ “trông vào đâu”. Cả nhà nội cũng xúm vào khuyên răn khiến anh phải bỏ công việc nghìn đô ở ngoài, để vào làm công chức.
Và nay, nhạc phụ lại bố trí cho anh con rể/cấp dưới chức vụ Phó phòng mà bao người ao ước. “Được đề bạt thì vui nhưng cũng nhiều áp lực, ông ạ. Mọi người sơ sót không sao, nếu mình va vấp thì sẽ bị quy là đi lên nhờ bố vợ. Nhiều khi thấy hối hận” - anh kể với tôi bên chén rượu.
“Nhưng dù gì thì cũng không oán ông cụ. Ông cụ lo cho mình thôi mà” - anh kết. Bằng một logic Á Đông quen thuộc tới mức chẳng ai muốn bàn cãi: phụ huynh lo cho con cái bằng việc đặt chỗ ngồi, là chuyện đương nhiên.
Nhiều bạn bè tôi cũng được sắp xếp như vậy. Một cô bạn được bố chồng đưa vào cơ quan do ông đứng đầu. Cậu em họ tôi thì được mẹ vợ bố trí chức giám đốc chi nhánh ngân hàng nơi bà nắm giữ vị trí ủy viên Hội đồng quản trị. Mọi sự đều đúng quy trình: chỉ có những lời xì xào vô nghĩa, còn bộ phận tổ chức cho biết, việc tiếp nhận, bổ nhiệm con dâu, con rể không trái quy định.
Tất nhiên là không trái quy định. Bởi pháp luật nước ta chỉ ngăn ngừa xung đột lợi ích bằng các điều chỉnh liên quan đến vợ chồng hoặc ruột thịt. Các đối tượng được điều chỉnh bởi Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng chỉ là “vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột”  của cán bộ.
Nhưng nền văn hóa Việt Nam cho ra một đáp số khác về xung đột lợi ích. Cấm bổ nhiệm con ruột thì bổ nhiệm dâu rể. Cấm anh chị em kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý thì cho các cháu. Lọt sàng xuống nia. Sự gắn kết của một đại gia đình, vốn là một nét văn hóa đẹp, đã biến điều 37 Luật phòng chống tham nhũng thành cái sàng không đủ lọc.
Luật còn bỏ qua nhiều trường hợp rất nhạy cảm khác, như là không hề cấm vợ làm cấp phó nếu chồng làm trưởng. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, cục trưởng Cục thuế tỉnh quy hoạch vợ mình làm cục phó. Thanh tra kết luận rằng “chưa có cơ sở kết luận ông lợi dụng chức vụ quyền hạn”. Đó đơn giản vẫn là một việc làm hợp pháp.
Ngăn chặn xung đột lợi ích là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để phòng chống tham nhũng. Giám sát và kiểm tra liên tục chỉ có thể tìm ra các “sự đã rồi”, không thể hiệu quả bằng việc chặn đứng các nguy cơ phát sinh từ đầu.
Nhiều nước phương Tây có nền văn hóa không mặn mà lắm với “tam đại đồng đường” vẫn dựng một hàng rào rất cao trong ngăn chặn xung đột lợi ích. Tổng thống Donald Trump gặp ngay sự phản đối khi định bổ nhiệm con rể. Bởi vì khái niệm “người thân” được luật pháp Mỹ điều chỉnh rất rộng, mở ra đến cả dâu, rể, cọc chèo, cha, mẹ/con nuôi, thậm chí là anh, chị em chỉ cùng cha hoặc mẹ.
Và còn một lợi ích quan trọng nữa: việc ngăn chặn các cuộc bổ nhiệm này, là một động thái nuôi dưỡng niềm tin. “Việc bổ nhiệm người thân làm giảm niềm tin của công chúng rằng chính phủ đang tìm kiếm người giỏi nhất cho công việc” - GS Kathleen Clark của Đại học Washington, chuyên gia về đạo đức công quyền phân tích - “Một người thân của sếp được bổ nhiệm sẽ làm các công chức khác "mất tinh thần”.
Tinh thần “thà chặn nhầm còn hơn bỏ sót” ấy đã tồn tại từ cổ luật phương Đông. Nó gọi là luật Hồi tỵ (tránh đi). Nôm na rằng, trong một nha môn hay một hạt, cha con anh em hay thân thích khác, không được cùng làm việc. Nếu được bổ nhiệm thì các đương sự phải khai ra để đổi một người đi chỗ khác. Quy định này có lúc mở ra đến việc cấm những người cùng quê hay "học cùng một thầy từ nhỏ, tình nghĩa mật thiết" làm quan một nơi.
Sẽ không thể trông chờ vào đạo đức của mỗi cá nhân; hoặc đến khi có vấn đề liên quan đến các cuộc bổ nhiệm, thì kỷ luật hay lên án các cá nhân. “Lên án” không phải là một biện pháp đảm bảo công bằng xã hội.
Luật pháp cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng “chồng trưởng vợ phó” hay “cả họ làm quan” từ khâu bổ nhiệm. Sự ngăn chặn này theo tôi sẽ không bỏ lọt người tài. Nếu là người tài thực sự, một cá nhân có thể thi thố năng lực ở một địa phương khác, cống hiến cho xã hội bằng một cách khác.
Hay là có ai đó thực sự nghĩ rằng nhân dân vẫn tuyệt đối tin tưởng, chẳng chút hoài nghi nếu một cơ quan có chồng là trưởng, vợ là phó, bố vợ là cục trưởng, con rể là trưởng phòng? (Ngày Nay 24/4) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Toàn bộ thượng nghị sĩ Mỹ sẽ tới Nhà Trắng nghe các quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump báo cáo về tình hình Triều Tiên.
Toàn bộ 100 thượng nghị sĩ Mỹ sẽ đến Nhà Trắng ngày 26/4 để dự họp cùng Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats và tướng Joseph Dunford, Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, Reuters dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer cho biết.
Các thượng nghị sĩ sẽ được thông báo về tình hình bán đảo Triều Tiên. Sự kiện dự kiến diễn ra vào 15h giờ Miền Đông (19h GMT).
Theo kế hoạch ban đầu, sự kiện sẽ diễn ra trong một phòng bảo mật tại quốc hội Mỹ. Tổng thống Donald Trump sau đó đề nghị chuyển địa điểm về Nhà Trắng, các trợ lý quốc hội cho biết. Đây được cho là điều bất thường bởi quan chức chính quyền Mỹ luôn tới quốc hội để trình bày về chính sách đối ngoại với các nghị sĩ.
Giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại về các cuộc thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên và lời đe dọa từ Bình Nhưỡng về việc tấn công Washington cùng các đồng minh tại châu Á.
Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 23/4, Tổng thống Trump chỉ trích Triều Tiên "tiếp tục hung hăng" và cho rằng hành động của Bình Nhưỡng gây bất ổn.
Các cố vấn Hạ viện Mỹ cho biết họ đang làm việc với Nhà Trắng để thiết lập cuộc họp tương tự cho các hạ nghị sĩ. (Phụ Nữ News 25/4) đầu trang(./.