Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 22 tháng 02 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
QUẢN LÝ
NHÂN SỰ MỚI
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
PHÁP LUẬT
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Nghị định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 23 đơn vị trực thuộc. Trong đó, đổi tên Tổng cục Dạy nghề thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và thêm một cục mới là Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
Theo đó, 23 đơn vị trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH gồm: Vụ Bảo hiểm xã hội; Vụ Bình đẳng giới; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Thanh tra; Văn phòng; Cục Việc làm; Cục Quan hệ lao động và Tiền lương; Cục Quản lý Lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động; Cục Người có công; Cục Trẻ em; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Trung tâm Thông tin; Tạp chí Lao động và Xã hội; Tạp chí Gia đình và Trẻ em; Báo Lao động và Xã hội; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.
Nghị định quy định Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Trong lĩnh vực lao động, tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu, định mức lao động, thang lương, bảng lương...
Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm), Bộ LĐ-TB&XH ban hành điều lệ trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp; quy chế tuyển sinh đào tạo; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu ở mỗi trình độ đào tạo; quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp...
Đối với lĩnh vực người có công, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng; quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng... (Dân Sinh 21/2) đầu trang(
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 48/2016/TT-BYT quy định chế độ làm việc của tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế gồm: Viện pháp y quốc gia, Trung tâm pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Viện pháp y quốc gia hoặc Trung tâm pháp y cấp tỉnh, bao gồm: Giám định viên và người giúp việc cho Giám định viên (trợ lý; kỹ thuật viên; y công) tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định pháp y.
Thông tư quy định, thời giờ làm việc của Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế làm việc theo giờ hành chính, cụ thể như sau:
Giám định viên và người giúp việc cho Giám định viên: Thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong một ngày và không quá 30 giờ trong một tuần. Các đối tượng khác có thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 40 giờ trong một tuần.
Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại trụ sở. Các phiên thường trực phải tổ chức chặt chẽ, để bảo đảm tiếp nhận kịp thời việc trưng cầu giám định và tổ chức thực hiện giám định.
Nhân lực cho 1 phiên trực không quá 4 người, gồm: Giám định viên và người giúp việc (người tham gia thường trực).
Người tham gia thường trực 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau: Trực vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần: được nghỉ bù 1 ngày vào ngày liền kề sau phiên trực; Trực vào ngày lễ, Tết được nghỉ bù 2 ngày.
Trường hợp đơn vị không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian cho người lao động thì thủ trưởng đơn vị phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2017. (Báo Chính Phủ 21/2) đầu trang(
Từ ngày 1/3, theo quy định tại Thông tư số 327/2016/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành, các cơ quan thanh tra nhà nước sẽ được trích một phần khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra với mức trích tối đa là 30%.
Theo Thông tư số 327/2016/TT-BTC thì đối tượng được trích và sử dụng khoản nguồn kinh phí từ khoản các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra là các cơ quan thanh tra nhà nước theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12, bao gồm Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện)….
Các cơ quan thanh tra nhà nước được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước gồm các khoản tiền thuộc ngân sách nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do các hành vi trái pháp luật gây ra; các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác đã thực nộp vào ngân sách nhà nước; các khoản đã thực chi ngân sách quản lý sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước (đối với các khoản chi đã quyết toán).
Về mức trích mà các cơ quan thanh tra nhà nước được trích, Thông tư nêu rõ:
Đối với cơ quan Thanh tra Chính phủ: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 50 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 50 tỉ đồng đến 80 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 80 tỉ đồng/năm.
Đối với thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỉ đồng đến 20 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỉ đồng/năm.
Đối với thanh tra các sở, thanh tra các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 2 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỉ đồng đến 3 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 3 tỉ đồng/năm.
Cũng theo Thông tư này thì cơ quan thanh tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng; bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước của thanh tra viên, cán bộ, công chức và người lao động các cơ quan thanh tra nhà nước; bổ sung chi phục vụ các hoạt động thanh tra; chi cho việc mua thông tin phục vụ việc xử lý thu hồi tiền vi phạm; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.
Nguồn kinh phí này cũng được dùng để chi hỗ trợ động viên, khuyến khích các tập thể và cá nhân trong và ngoài cơ quan thanh tra đã tích cực phối hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; chi khen thưởng, khuyến khích, động viên cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan thanh tra (ngoài khoản chi khen thưởng hàng năm theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng); chi hỗ trợ các khoản chi khác mang tính chất phúc lợi tập thể…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2017. (Xây Dựng 21/2) đầu trang(
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức một trong các hình thức khám chữa bệnh đột quỵ sau: 1- Đội đột quỵ; 2- Đơn vị đột quỵ; 3- Khoa đột quỵ; 4- Trung tâm đột quỵ.
Trong đó, đội đột quỵ là đội phản ứng nhanh về đột quỵ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập, có chức năng tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ.
Đơn vị đột quỵ là bộ phận thuộc khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đội đột quỵ và cấp cứu, chẩn đoán, điều trị tích cực, phục hồi chức năng, dự phòng đột quỵ cho người bệnh.
Khoa đột quỵ là khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đơn vị đột quỵ và điều trị nội khoa toàn diện cho người bệnh đột quỵ.
Trung tâm đột quỵ là đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện chức năng như của khoa đột quỵ và điều trị ngoại khoa cho người bệnh đột quỵ.
Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.
Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ.
Lộ trình thực hiện
Về lộ trình thực hiện, Thông tư nêu rõ: Đối với các bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020 thành lập khoa đột quỵ, đến năm 2025 thành lập trung tâm đột quỵ.
Các bệnh viện đa khoa hạng 1 phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đơn vị đột quỵ, đến năm 2025 thành lập khoa đột quỵ.
Các bệnh viện đa khoa còn lại phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đội đột quỵ, đến năm 2025 thành lập đơn vị đột quỵ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2017. (Xây Dựng 21/2) đầu trang(

QUẢN LÝ
Đắk Nông nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh các đột phá chiến lược; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh...
Thông báo số 93/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ cho biết, năm 2016, tỉnh Đắk Nông đã triển khai quyết liệt, huy động sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm; giữ vững quốc phòng an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách tôn giáo và dân tộc; tích cực tham gia phòng chống tội phạm; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tích cực đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Năm 2016 tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 7,08% và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 37 triệu đồng/người/năm; xuất khẩu đạt 620 triệu USD...
Tuy nhiên, Đắk Nông vẫn là tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; mặt bằng dân trí thấp, an ninh trật tự tiềm ẩn những yếu tố khó lường...
Để tỉnh Đắk Nông khắc phục những hạn chế trên và tiếp tục hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, tại Thông báo, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu tỉnh Đắk Nông tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh đã đề ra; tiếp tục triển khai quyết liệt Kế hoạch hành động của tỉnh thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tỉnh phải phát huy vị trí tiềm năng và thế mạnh của mình, đẩy mạnh các đột phá chiến lược; rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chú trọng phát triển các loại cây trồng chiến lược, tiếp tục tái canh cây cà phê, cây tiêu, cao su... Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để gia tăng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp; tập trung các nguồn lực, triển khai tốt các giải pháp, đảm bảo hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Cùng với đó, tỉnh phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nhất là đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển y tế, giáo dục, nâng cao chỉ số phát triển giáo dục ở tất cả các cấp học, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục có các giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tập trung xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục, tăng cường công khai minh bạch, làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, chủ quyền, biên giới quốc gia... (Báo Chính Phủ 21/2) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030.
Theo quy hoạch, Khu du lịch Mẫu Sơn thuộc địa bàn các xã: Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình), Mẫu Sơn và Công Sơn (huyện Cao Lộc). Diện tích vùng lõi tập trung phát triển khu du lịch quốc gia là 1.500 ha (không bao gồm 4 điểm du lịch ở khu vực có đường tuần tra biên giới thuộc địa bàn xã Xuất Lễ và xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc).
Khu du lịch Mẫu Sơn phát triển trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa tâm linh và văn hóa tộc người; bảo đảm an ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Phát triển Khu du lịch Mẫu Sơn theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư; chú trọng kết nối với các khu, điểm có tiềm năng phát triển du lịch trong tỉnh và các vùng lân cận để tạo tuyến du lịch liên hoàn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch.
Khu du lịch Mẫu Sơn sẽ tập trung đầu tư khai thác thế mạnh đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên, địa hình, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (Nùng, Dao...) để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu du lịch Mẫu Sơn.
Mục tiêu quy hoạch phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Mẫu Sơn đáp ứng được các tiêu chí và trở thành Khu du lịch quốc gia với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.
Khu du lịch Mẫu Sơn phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng 800 ngàn lượt khách; đến năm 2030 đón trên 1,0 triệu lượt khách du lịch, trong đó trên 50 ngàn lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2030 đạt trên 3.400 tỷ đồng. (Xây Dựng 21/2) đầu trang(
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn trong quá trình xây dựng Cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư.
Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel) xử lý kịp thời, dứt điểm những vướng mắc trong thực hiện các thủ tục liên quan đến việc bố trí nguồn vốn và giải ngân trong xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công an và Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện, phát huy, mở rộng số lượng địa phương được triển khai cấp số định danh cá nhân, bảo đảm các thông tin của công dân được thu thập chính xác, số định danh cá nhân được cấp theo quy trình khoa học và đúng quy định.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an căn cứ vào nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương, xác định quyền truy cập của các bộ, ngành, địa phương trong việc khai thác, sử dụng thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, bảo đảm sự kết nối và đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các bộ, ngành nghiên cứu tiếp thu các ý kiến rà soát độc lập của Văn phòng Ban Chỉ đạo để bảo đảm chất lượng rà soát, xây dựng dự thảo Nghị quyết đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân theo Đề án 896 và trình Chính phủ.
Trong quá trình thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, cần dự liệu những vướng mắc phát sinh trong việc cấp số định danh cá nhân cho những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, kiều bào ta ở nước ngoài, bảo đảm mọi công dân Việt Nam đều được cấp số định danh cá nhân và được hưởng đầy đủ các chính sách như học tập, chăm sóc sức khỏe, quyền về cư trú và quyền về tài sản…
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi các nội dung liên quan đến tổ chức của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Ban Chỉ đạo) và Văn phòng Ban Chỉ đạo được giao tại Quyết định số 896/QĐ-TTg.
Cùng đó, Văn phòng Ban Chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện và sớm trình Ban Chỉ đạo ban hành văn bản hướng dẫn việc thành lập Ban Chỉ đạo tại các địa phương để làm cơ sở cho địa phương thực hiện một cách đồng bộ. (Tin Tức 22/2) đầu trang(
Thủ tướng vừa ký ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT).
Theo đó, Nghị định 17/2017/NĐ-CP ban hành mới đây nêu rõ, Bộ TT&TT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Bộ TT&TT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
Trong đó, về ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách, các quy định về ứng dụng CNTT; quy chế quản lý đầu tư, đánh giá hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ sử dụng vốn nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng ứng dụng CNTT.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Chính phủ điện tử; xây dựng, duy trì, cập nhật, tổ chức thực hiện Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; hướng dẫn xây dựng, thẩm định đề án, dự án ứng dụng CNTT, dự án, đề án xây dựng Chính phủ điện tử theo thẩm quyền, kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh; hướng dẫn xây dựng mô hình ứng dụng CNTT các cấp.
Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống thông tin đầu mối kết nối, hỗ trợ truy nhập thuận tiện các cơ sở dữ liệu quốc gia; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; công bố theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng công bố danh mục thông tin, dữ liệu chia sẻ, dùng chung.
Đồng thời, tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành hạ tầng ứng dụng CNTT, hạ tầng khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và các hệ thống thông tin, dữ liệu dùng chung do Chính phủ, Thủ tướng giao; hướng dẫn các địa phương triển khai ứng dụng CNTT để phát triển, cung cấp các dịch vụ thành phố thông minh.
Về an toàn thông tin, Bộ TT&TT có nhiệm vụ quản lý về an toàn thông tin; bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin, các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT; phòng, chống thư rác; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng; tổ chức thực hiện chức năng quản lý, điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; chủ trì điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, theo quy định của pháp luật.
Quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin; tổ chức kiểm định, đánh giá, cấp chứng nhận về an toàn thông tin; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; xây dựng và tổ chức vận hành các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin; thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin, cấp độ an toàn hệ thống thông tin; quản lý công tác giám sát an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
Quy định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn các công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin.
Bộ TT&TT có 28 đơn vị gồm: 1- Vụ Bưu chính; 2- Vụ Công nghệ thông tin; 3- Vụ Khoa học và Công nghệ; 4- Vụ Kế hoạch - Tài chính; 5- Vụ Quản lý doanh nghiệp; 6- Vụ Hợp tác quốc tế; 7- Vụ Pháp chế; 8- Vụ Thi đua - Khen thưởng; 9- Vụ Tổ chức cán bộ; 10- Thanh tra Bộ; 11- Văn phòng Bộ; 12- Cục Báo chí; 13- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; 14- Cục Xuất bản, In và Phát hành; 15- Cục Thông tin cơ sở; 16- Cục Thông tin đối ngoại; 17- Cục Viễn thông; 18- Cục Tần số vô tuyến điện; 19- Cục Tin học hóa; 20- Cục An toàn thông tin; 21- Cục Bưu điện Trung ương; 22- Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông; 23- Trung tâm Thông tin; 24- Báo Bưu điện Việt Nam; 25- Báo điện tử VietNamNet; 26- Tạp chí Thông tin và Truyền thông; 27- Học viện Công nghệ bưu chính, viễn thông; 28- Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT.
Các đơn vị quy định từ (1) đến (21) nêu trên là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ (22) đến (28) nêu trên là các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật. (Vietnamnet 21/2) đầu trang(

NHÂN SỰ MỚI
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại 2 Thứ trưởng thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Cụ thể, tại Quyết định 245/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại đồng chí Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
Tại Quyết định 249/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại đồng chí Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. (Báo Chính Phủ 22/2) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Nước ta, từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tuy còn là nước nghèo, kinh tế chậm phát triển, dân trí thấp, phải vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, vừa xây dựng, bảo vệ miền Bắc, nhưng dưới chế độ mới, Đảng, Nhà nước đã thực hiện những quyền tự do dân chủ căn bản cho nhân dân, tạo nên cuộc sống chính trị, tinh thần rất tốt đẹp, nhân dân ta đã không còn bị áp bức, bóc lột, thực sự làm chủ vận mệnh của mình.
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái, Đảng, Nhà nước đã ban hành cơ chế, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia như chế độ tiếp dân, đường dây nóng ở các công sở hành chính sự nghiệp để nhân dân trực tiếp phản ánh biểu dương người tốt, việc tốt, tố cáo những hành vi quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân.
Tuy việc này còn có hạn chế nhất định nhưng ý kiến của cử tri qua các cơ quan dân cử, sự giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, sự điều tra, thông tin của các cơ quan thông tin đại chúng, nhiều công dân dũng cảm đứng lên tố giác những hành vi tham nhũng, suy thoái của tổ chức đảng, chính quyền, các cán bộ, đảng viên… đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh này; nhiều vụ tham nhũng, suy thoái đã được xử lý kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước xét xử nghiêm minh.
Như thế, nói rằng vì xã hội ta thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công chỉ là sự suy diễn chủ quan với dụng ý chống phá.
Trong chiến tranh, do phải tập trung vào công cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước chưa có điều kiện ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý tưởng là sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì việc cần làm ngay là chỉnh đốn Đảng.
Vì quá nhiều việc sau chiến tranh và chưa đánh giá được chiều hướng gia tăng, mức độ nguy hại của tệ nạn tham nhũng, suy thoái trong cán bộ, đảng viên, nên công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tuy vẫn làm thường xuyên nhưng việc thực hiện chưa được kiên quyết và hiệu quả.
Ở nước ta, khi cách mạng chuyển giai đoạn, cuộc sống trong hòa bình xây dựng đất nước, cộng thêm sự chống phá của các thế lực thù địch và sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, làm xuất hiện sự phức tạp về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được trao cương vị quản lý kinh tế, xã hội.
Từ mấy thập niên gần đây, nạn tham nhũng, suy thoái gia tăng, biểu hiện rõ nhất là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI).
Đại hội lần thứ X, lần thứ XI, lần thứ XII của Đảng, khi kiểm điểm công tác xây dựng Đảng, đều đánh giá nghiêm khắc những khuyết điểm, yếu kém của Đảng, trong đó có nạn tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ, đảng viên; đồng thời nêu lên mục tiêu, quan điểm, phương châm, giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn trên.
Đặc biệt Hội nghị Trung ương lấn thứ 4 (khóa XI), đã ra nghị quyết chuyên đề Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, xác định tập trung cao độ thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách, trong đó vấn đề “đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên , trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”.
Qua đó có thể thấy rõ, Đảng đã sớm nhận thức được tình hình, đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của tệ nạn, công khai thừa nhận và quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực đó.
Nhìn nhận một cách khách quan, từ Đại hội X của Đảng đến nay, nhất là từ Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), vấn đề chống tham nhũng, suy thoái luôn là vấn đề có tính thời sự trong xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tệ nạn đó. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã đạt được một số kết quả, nhưng một số việc chưa đạt mục tiêu yêu cầu đề ra.
Để tăng cường nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (khóa XII) đã ra Nghị quyết về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng - chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI: “Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị”.
“Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đạt được một số kết quả”. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết,“một số việc chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra”...
Vượt qua tâm trạng bức xúc trước các hiện tượng tiêu cực xã hội dễ làm người ta nhìn nhận thực tiễn thiếu khách quan, cần có cách đánh giá khách quan cả mặt làm được và mặt chưa làm được của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái những năm vừa qua, kể từ Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đến nay.
Rõ ràng là mấy năm gần đây, tệ nạn tham nhũng chưa bị đẩy lùi nhưng đã ngăn chặn được sự lây lan. Trước sự kiểm tra, xử lý nghiêm theo kỷ cương, kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước cũng như sự mạnh dạn đấu tranh, tố giác của nhân dân, những kẻ tham nhũng, suy thoái đã phải dè chừng, có phần e ngại, lo sợ bị phát hiện, xử lý, không dám hành động trắng trợn như trước.
Số cán bộ, đảng viên phạm vào tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có người được giáo dục, đấu tranh đã từ bỏ quan điểm sai trái của mình, trở về đội ngũ, giảm tình trạng thách thức dư luận, hách dịch, cửa quyền, phô trương giàu có, ăn chơi sa đọa…
Các cơ quan hành chính sự nghiệp đã có nhiều cải cách hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; các bệnh viện tăng cường trang thiết bị y tế, nâng cao y đức phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn; các trường học cũng chấn chính việc học thêm dạy thêm, thi cử chạy theo thành tích…
Rõ ràng là người dân có hài lòng hơn trước về chất lượng phục vụ của cơ quan, cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Các hiện tượng tham nhũng cũng có chiều hướng được ngăn chặn.
Điều đó nói lên rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái vừa qua, tuy chuyển biến chậm, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra, nhưng đã có kết quả bước đầu. Đó là điều không thể phủ nhận.
Viện dẫn một luận chứng không đúng sự thật để kết luận rằng “cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái hiện nay của Đảng Công sản Việt Nam không thể thành công” là không khách quan.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nhận diện rất cụ thể những biểu hiện suy thoái, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhóm giải pháp và việc tổ chức thực hiện.
Qua đó thể hiện Đảng xác định quyết tâm chính trị, cả xã hội có sự chuyển mình, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân quyết tâm vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái.
Một bài học kinh nghiệm trong lịch sử Đảng và lịch sử cách mạng nước ta, khi Đảng với bản lĩnh vững vàng, trí tuệ sáng suốt, có đường lối cách mạng đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của lịch sử, được lòng dân, Đảng với dân nhất trí, đồng lòng thì mọi việc dù khó khăn đến mấy, kể cả những khi tình thế cách mạng, vận mệnh dân tộc lâm nguy, cũng sẽ đi tới thành công.
Luận điểm Đảng Cộng sản không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công với những luận chứng chủ quan, võ đoán rõ ràng không phải là một luận điểm khoa học mà chỉ là luận điệu xấu nhằm gieo rắc, lan truyền gây hoang mang, mất niềm tin vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái. (Công An Nhân Dân 21/2) đầu trang(
Trong 2 tháng 10, 11/2016, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đã ký các quyết định xử phạt hành chính 10 bệnh viện với tổng mức phạt gần 1,7 tỷ đồng, về tội xả nước thải, bụi thải, khí thải gây ô nhiễm, không thực hiện giám sát, quan trắc môi trường. Trong đó, có tới 9/10 đơn vị là bệnh viện công, bị yêu cầu phải khắc phục các vi phạm chậm nhất vào ngày cuối năm 2016.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk (BV ĐKT) là đơn vị bị phạt nặng nhất trong đợt này, với tổng số tiền 349 triệu đồng. Sau khi nghe giám đốc bệnh viện giải trình, lãnh đạo tỉnh cũng phải mủi lòng, thôi không phạt nữa!
Bác sĩ Bùi Trường Phong - Giám đốc BV ĐKT khẳng định: Phạt này, nếu có phạt, phải phạt Nhà nước chứ không phải phạt bệnh viện! Giai đoạn 3 năm 1996-1999, BV ĐKT được ngân sách đầu tư xây dựng quy mô 500 giường kèm hệ thống xử lý nước thải đồng bộ. Về sau, tỉnh cho chèn thêm thành 700 giường, rồi 1.000 giường, nhiều lúc quá tải nhồi tới 1.800 bệnh nhân, mà vẫn hệ thống xử lý nước cũ đó, thì khắc phục sao được? Giải pháp tận gốc, phải chờ Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên (BV VTN) xây xong, sẽ chuyển gần trọn bộ máy nhân sự BV ĐKT sang bên đó.
Khởi công từ tháng 7/2010, BV VTN ban đầu công bố tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu Chính phủ, dự kiến hoàn thành năm 2013. Nhưng rồi, Sở Y tế Đắk Lắk trong vai chủ đầu tư ngoài việc mới tháng 12/2010 đã “cầm đèn…” dùng nguồn tiền của gói thầu xây lắp ký hợp đồng mua 111 máy vi tính nhằm “trang bị cho BV VTN”, thì đã để tiến độ triển khai dự án kéo dài, dang dở mãi.
Rất nhiều phần công trình mới xây xong phải đập bỏ xây sửa lại, lãng phí vô cùng. Lãnh đạo tỉnh sốt ruột, nhiều lần khẳng định tiền không thiếu, việc chậm trễ hoàn tất công trình là do cách quản lý quá yếu kém của Sở Y tế. Mới đây UBND tỉnh phải ra “tối hậu thư”, yêu cầu chậm nhất đến cuối năm 2017, Sở Y tế phải đưa công trình đi vào hoạt động.
Ông Đinh Xuân Hà giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Đắk Lắk cho biết sau khi điều chỉnh, tháng 7/2015 UBND tỉnh đã phê duyệt tổng mức đầu tư xây phần “vỏ” BV VTN là 1.098,4 tỷ đồng, còn phần đầu tư mua thiết bị hơn 777 tỷ đồng theo đề nghị của Sở Y tế, tỉnh vẫn đang chạy tìm nguồn vốn vay ưu đãi (ODA) từ các nhà tài trợ nước ngoài.
Một bác sĩ gần trọn quãng đời làm việc gắn bó với BV ĐKT tâm sự: Hàng nghìn cán bộ nhân viên ở đây từ lâu mòn mỏi chờ rất nhiều điều, trong đó việc chờ dọn sang nơi làm việc mới chỉ là thứ yếu. Khắc khoải nhất, là chờ bệnh viện được mua thêm nhiều máy thở và máy chạy thận nhân tạo để cứu mạng bệnh nhân, chờ tình hình cung ứng thuốc trở lại bình thường! Và hơn thế  nữa, chờ ngày thấy được tỉnh có được những cán bộ lãnh đạo Sở Y tế thật sự trong sạch, tâm huyết với sự nghiệp y tế.
Đầu tháng 2/2017, báo Tiền Phong lại nhận nhiều đơn thư về việc bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (BV BMT) tiếp tục đốt rác độc hại, xả khói và khí thải hôi thối gây ô nhiễm khu dân cư.
Làm việc với phóng viên, lãnh đạo BV BMT xác nhận khoản phạt gần 252 triệu đồng lãnh đạo tỉnh ký, bệnh viện chưa biết dùng nguồn nào để trả! Việc xả khói và khí thải xảy ra, vì cái lò hấp rác giá 7,6 tỷ đồng do Sở Y tế đưa về mới vận hành ngày 7/11/2016, thì đến ngày 26/12/2016 lại đã... hỏng! Cực chẳng đã, Bệnh viện phải dùng chiếc máy cũ chạy bằng dầu, phun khói đen sì ra để đốt rác thải y tế.
Người bức xúc nhất vì các loại máy xử lý rác tại đây, là bác sĩ Y Lâm Niê - Giám đốc BV BMT. Cuối năm 2012, giám đốc bệnh viện này khi đó là ông Doãn Hữu Long đã ký bản hợp đồng rất sơ sài để mua một máy hấp rác giá gần 3 tỷ đồng. Chạy thử vài hôm thì máy hỏng hẳn, chả hiểu sao ông Long vẫn cho chuyển trả hết tiền mua máy.
Nghịch lý là sau khi bị kỷ luật vì vụ trục lợi tiền bảo hiểm xảy ra tại bệnh viện, ông Long lại được cất nhắc nhảy vọt, từ giám đốc bệnh viện  lên giám đốc Sở Y tế. Bác sĩ Y Lâm thế chỗ đã nhiều lần làm tờ trình xin Sở Y tế cho nâng cấp hệ thống xử lý nước thải lạc hậu, giải quyết máy hấp rác hỏng. Trong khi “kêu trời chưa thấu”, BV BMT tiếp tục bị dân khiếu nại, chính quyền xử phạt vì không thể ngưng việc xả nước và đốt rác khiến môi trường ô nhiễm.
Trong cuộc gặp mặt đầu năm có hơn 400 đại biểu trí thức, báo giới, văn nghệ sĩ do lãnh đạo tỉnh chủ trì, đại diện báo Tiền Phong được mời lên phát biểu ý kiến, đã đọc “Vè xuân con gà”. Bài vè kiểu sớ Táo quân Đắk Lắk có đoạn “Đấu thầu cài cắm lòng vòng/ Bệnh nhân thiếu thuốc, đau lòng thân nhân/ Máy hấp rác hỏng mấy lần/ Khói mù ô nhiễm khiến dân quá phiền!...” . Bài vè vừa lan truyền từ sáng 8/2/2017, thì trưa 9/2 bác sĩ Y Lâm vui mừng báo tin lò máy hấp rác 7,6 tỷ vừa được sửa xong (!)
Chiều 14/2, bà H’Yim Kđoh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các chuyên viên liên quan thân chinh đến làm việc với BV BMT về cái lò hấp rác. Bà phát biểu: Nghe đại diện báo Tiền Phong đọc “Vè xuân con gà”, mới hay cả 2 vấn đề nổi cộm về y tế là thiếu thuốc và xử lý rác thải đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Bà yêu cầu lãnh đạo BV BMT báo cáo rõ về cái lò hấp rác 7,6 tỷ đồng.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thịnh - Phó giám đốc BV BMT trình bày rành mạch trước Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các chuyên viên đi cùng. Ông nói: Tôi được phân công nghiệm thu, tiếp nhận máy, nhưng từ chối làm việc này, vì thấy có quá nhiều khuất tất. Bên cung ứng máy không chịu cung cấp hồ sơ máy và phụ lục kèm theo, nhưng cứ cam đoan cái lò hấp rác giá 7,6 tỷ đồng này có cấu hình tương đương chiếc máy hấp rác 3 tỷ đồng đã hư. Thực tế tôi thấy cấu hình cái lò 7,6 tỷ đồng này thua hẳn cấu hình cái máy 3 tỷ đồng. Còn họ giải thích lò mới bị hỏng do bị... chuột đái vào. Tôi phản đối vì quá vô lý!
Nếu cái lò ghi xuất xứ từ Tây Ban Nha này không hỏng, thì bệnh viện cũng không đủ sức “nuôi” nó. Công nghệ bán tự động lạc hậu, mỗi khi lò vận hành, bệnh viện phải cử thêm nhân công cực nhọc đứng xúc rác từ chỗ nọ đổ qua chỗ kia, kèm thêm nhiều khoản vật tư tiêu hao vô cùng tốn kém. Cụ thể: Với lượng rác bệnh viện thải ra, mỗi ngày lò phải hấp 6 mẻ. Mỗi mẻ sử dụng 3 túi đựng chất thải đã xử lý, mỗi túi giá khoảng 80.000 đồng chưa tính thuế VAT. Tính ra mỗi năm BV BMT phải bỏ ra hơn 500 triệu đồng chỉ riêng khoản mua túi đựng chất thải.
Chưa hết, mỗi tháng lò ngốn tiền triệu mua 1 tạ muối hoàn nguyên để khử và rửa cột lọc. Mỗi quý phải thay cột lọc giá khoảng 5-7 triệu đồng, rồi tiền điện nước, tiền trả cho công ty Môi trường thu gom các túi rác thải sinh hoạt sau khi máy hấp chín v.v... Tính sơ bộ, vị chi mỗi tháng BV BMT phải chi khoảng 50 triệu đồng cho việc hấp rác.  Chưa kể tới việc Bệnh viện đã phải phá thông 2 phòng đựng rác phân loại để có chỗ đặt cái lò tiêu tiền như... rác này. Mấy tháng qua bệnh viện không còn đủ chỗ đựng rác thải. BV BMT đề nghị đối tác cung ứng máy hỗ trợ khoản tiền xây lại phòng chứa rác khác. Họ bảo tiền đâu mà hỗ trợ?
Ngày 23/12/2016 bác sĩ Y Lâm Niê ký Tờ trình số 682 xin lãnh đạo Sở Y tế soi xét, vì khoản tiền trên 500 triệu đồng chỉ để mua túi đựng rác chuyên dụng mỗi năm cho cái lò hấp rác hiệu Matachana này là khoản “kinh phí quá lớn đối với bệnh viện”. Tới nay, tờ trình của Bệnh viện vẫn chưa được Sở Y tế hồi âm!
Trao đổi với đại diện báo Tiền Phong, bà H’Yim Kđoh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Vì mới tiếp nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách phần việc này chưa lâu, nên bà chưa nắm được hết tình hình ngành Y tế. Được nghe bài “Vè xuân con gà”, bà lập tức cho kiểm tra lại,  mới hay cả 2 vấn đề thiếu thuốc, và lò hấp rác hỏng tới nay vẫn tồn tại, khiến dư luận bức xúc, nên phải trực tiếp đến bệnh viện để lắng nghe. Sau khi nắm đầy đủ mọi thông tin, lãnh đạo tỉnh sẽ cân nhắc phương án chỉ đạo, xử lý sao để mọi khoản tiền ngân sách mua thuốc và trang thiết bị y tế phải bảo đảm sử dụng hiệu quả, phục vụ tốt cho người bệnh, người dân. (Tiền Phong 21/2) đầu trang(
Nhiều dự án tăng vốn đầu tư lên rất nhiều sau khi trúng thầu, khiến tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải vẫn còn nhiều "đất" sống.
Thực tế nêu trên được các đại biểu nêu tại phiên thảo luận chiều 21/2 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Đây là bước đổi mới quan trọng trong quản lý ngân sách khi lần đầu tiên, vốn đầu tư công trung hạn được lên kế hoạch phân bổ trong 5 năm, thay vì quyết theo từng năm như trước.
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV đã thông qua tổng số vốn đầu tư ngân sách Nhà nước kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Trung ương 1,12 triệu tỷ (vốn trong nước 820.000 tỷ đồng, bao gồm 260.000 tỷ vốn trái phiếu Chính phủ và vốn nước ngoài 300.000 tỷ đồng); vốn cân đối ngân sách địa phương là 880.000 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đến ngày 17/2 chỉ còn 3 địa phương là Ninh Bình, Thái Bình, Bình Định chưa gửi phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Còn 3 bộ, ngành trung ương gồm Ngân hàng phát triển Việt Nam, Bộ Lao động thương binh & xã hội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu để lại, chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020.
Dù đã được đề cập nhiều lần song theo Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, việc đầu tư dàn trải chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Nhiều dự án chưa bố trí đủ vốn, nhiều dự án nhóm B, C quá thời hạn tới 3 năm mà chưa có vốn giải quyết, dẫn tới lãng phí lớn.
“Còn tình trạng tăng vốn đầu tư lên rất nhiều sau khi trúng thầu, như vậy là đã vô hiệu hóa đấu thầu. Rồi vẫn còn dự án đầu tư thu không đủ bù chi phí, nhất là đối với các công trình giao thông”, Phó chủ tịch nước nêu thực tế. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị tăng cường kỷ luật kỷ cương về đầu tư công, kỷ luật tài chính và quy trách nhiệm rõ ràng với số dự án này. Có như vậy mới hy vọng khắc phục tình trạng vi phạm đầu tư công.
Cho ý kiến về danh mục đầu tư công 5 năm tới của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh chủ trương, giao cho Chính phủ phân bổ vốn, Quốc hội sẽ giám sát, nếu sai sẽ “thổi còi”. Các danh mục dự án cần rót vốn phải tạo ra nguồn lực phát triển cho đất nước. Bà đơn cử ví dụ, trong lúc nhiều dự án đầu tư dàn trải thì như ngành tư pháp lâu nay vẫn phải đi thuê trụ sở toà án để làm việc.
“Không chấp nhận được một đất nước độc lập, thống nhất hơn 40 năm mà vẫn phải thuê 35 nhà dân làm toà án”, bà Kim Ngân nói và đề nghị cần có phương án bố trí vốn hợp lý cho ngành tư pháp, chứ không trông chờ vào vốn ngân sách rót hằng năm cho ngành này.
Để từng đồng vốn ngân sách Nhà nước rót vào các dự án đầu tư công được sử dụng hiệu quả, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị danh mục đầu tư của Chính phủ cần xác định trên tinh thần thứ tự ưu tiên: thanh toán nợ đọng cơ bản trước tiên, rồi đến thu hồi khoản vốn ứng trước, bố trí vốn đối ứng công trình ODA, PPP và các công trình chuyển tiếp.
“2 triệu tỷ đồng phải tập trung xử lý theo thứ tự đó, số còn lại mới phân bổ cho dự án mới theo Luật Đầu tư công. Ngay việc rót vốn cho dự án mới cũng phải vào những lĩnh vực tập trung ưu tiên, tránh dàn trải”, ông Lưu nêu ý kiến.
Báo cáo thêm với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trong hai năm qua, Chính phủ đã làm việc với tất cả các bộ ngành, địa phương để hình thành danh mục. Chỉ rất ít dự án thay đổi so với danh mục ban dầu và Chính phủ giao cơ quan liên ngành làm việc lại với địa phương trên tinh thần lắng nghe ý kiến địa phương, giải quyết thấu tình đạt lý. Tuy nhiên, sau cuộc họp này Chính phủ sẽ giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư nghiêm túc tiếp thu và có giải trình thêm. (Xây Dựng 21/2) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
UBND thành phố vừa thông qua lộ trình triển khai dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2020 với mục tiêu tăng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 lên 1,5 lần so với năm 2016 (tức là khoảng 780 dịch vụ công trực tuyến).
Theo đó, trong năm 2017, triển khai cung cấp thêm khoảng 40 dịch vụ công mới; triển khai khoảng 215 dịch vụ trực tuyến trong giai đoạn 2018-2020 thuộc các lĩnh vực Đăng ký kinh doanh và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Du lịch, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội và thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng UBND thành phố và UBND các quận, huyện đồng thời triển khai thí điểm cổng thanh toán trực tuyến để phục vụ tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí qua mạng kết hợp ngay khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong năm 2017.
UBND thành phố quy định, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Đà Nẵng theo nguyên tắc phải tích hợp trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố và bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn để kết nối, liên thông với Cổng dịch vụ công trục tuyến của Chính phủ và Bộ ngành Trung ương khi có yêu cầu.
Đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả triển khai, khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn 2017 - 2020, UBND thành phố yêu cầu hằng năm, rà soát, đánh giá hiệu quả, mức độ hài lòng về dịch vụ công đã được triển khai tại thành phố Đà Nẵng, tổng kết những khó khăn vướng mắc, bất cập đang tồn tại có giải pháp triển khai phù hợp; Giám sát thường xuyên hoạt động của dịch vụ công trực tuyến, kịp thời hiệu chỉnh và cập nhật nếu thủ tục có thay đổi. Rà soát, tinh giản hồ sơ đầu vào của các thủ tục hành chính trong Bộ thủ tục hành chính của thành phố Đà Nẵng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tin học hóa và nộp hồ sơ qua môi trường mạng của tổ chức, công dân.
Ban hành danh mục các loại giấy tờ được chấp nhận nộp dưới dạng điện tử để áp dụng thống nhất tại các sở, ban, ngành, UBND các quận huyện, xã phường trên địa bàn thành phố. Phối hợp với tổ chức liên quan để thực hiện giải pháp chuyển phát kết quả hoặc làm hộ một số khâu trong nộp hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức công dân.
Đưa hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến thành một tiêu chí quan trọng trong đánh giá công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT của cơ quan, đơn vị, và xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể và thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
UBND thành phố cũng đề xuất các bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn chi tiết đối với việc lưu trữ hồ sơ điện tử thay cho hồ sơ giấy trong quá trình xử lý thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân và có cơ chế công chứng điện tử (nhận bản giấy và công chứng thành bản điện tử hoặc nhận bản điện tử và công chứng thành bản giấy để chuyển đổi tính pháp lý giữa bản giấy và bản điện tử).
Để nâng cao nhận thức, UBND thành phố đề nghị các cơ quan khi xử lý thủ tục hành chính thì ưu tiên nhận hồ sơ trực tuyến thay vì nhận hồ sơ giấy như truyền thống. Bố trí nhân lực tại tổ một cửa để hỗ trợ, hướng dẫn người dân đăng ký trực tuyến khi dịch vụ mới đưa vào hoạt động.
Các cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông, quảng bá, giới thiệu thường xuyên về dịch vụ công trực tuyến để tổ chức, công dân biết và hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Đưa thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào một số cuộc thi liên quan đến cải cách hành chính, công nghệ thông tin.
Triển khai các kênh cung cấp thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ, kênh đối thoại, lắng nghe và giải đáp các ý kiến, góp ý của tổ chức, công dân về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn tổ chức, công dân trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tổ chức các điểm, đại lý dịch vụ công trực tuyến để thực hiện việc nộp hồ sơ và nhận trả kết quả trực tuyến thay cho các tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố. (Báo Đà Nẵng 21/2) đầu trang(

KINH TẾ
Để hiểu và vận dụng đúng Quy tắc xuất xứ và các biện pháp phi thuế quan trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) các doanh nghiệp cần nắm vững những vấn đề mới như cơ chế chứng nhận xuất xứ; việc tạm dừng ưu đãi và quản lý lỗi hành chính; cơ chế xác minh xuất xứ; quy tắc xuất xứ và quy tắc cụ thể từng mặt hàng…
Hiện doanh nghiệp có thể chủ động tự chứng nhận xuất xứ nếu đủ điều kiện hoặc nhận chứng nhận xuất xứ từ các tổ chức cấp.
Đối với thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu, cơ chế xác minh xuất xứ nhằm mục đích tăng cường hậu kiểm. Tuy nhiên, hồ sơ xác minh vẫn được thực hiện trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau là chủ yếu.
Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng như rượu vang, thủy hải sản, hóa chất, xăng dầu, dệt may, ô tô hay phụ tùng ô tô hoặc một số mặt hàng nông sản như điều, cà phê… cần lưu ý những ưu đãi bắc cầu để tận dụng như hạn mức về miễn C/O; các quy định về thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh EU và giữa Liên minh EU với Thổ Nhĩ Kỳ (Liên minh hải quan)… thì hàng Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, hàng Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam thì không được hưởng ưu đãi tương tự. (Tin Tức 22/2) đầu trang(

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Chiều 21.2, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo quý I để thông báo tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Buổi họp báo “nóng lên” khi hàng loạt PV nêu vấn đề một DN tặng xe tiền tỉ cho tỉnh, sau đó xin tỉnh hỗ trợ, tạm ứng 25 tỉ đồng...
Đó là Cty TNHH xây dựng thương mại du lịch Công Lý (Cty Công Lý), có địa chỉ kinh doanh tại phường 5, TP. Cà Mau. Tại buổi họp báo, nhiều câu hỏi của PV đề cập đến vấn đề Cty Công Lý tặng cho Văn phòng UBND tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau mỗi đơn vị một chiếc xe có giá trị trên 3 tỉ đồng/xe.
Cũng DN này vào tháng 10.2016 làm tờ trình xin hỗ trợ, tạm ứng ngân sách 30 tỉ đồng để sửa chữa máy móc, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tại Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau. Và gần đây DN này cũng để cho 4ha rừng phòng hộ bị chết tại khu đất được Nhà nước giao thực hiện dự án khu du lịch Khai Long.
Cụ thể, ngày 17.10.2016 Sở Tài chính có công văn số 2894/STC-QLNS với nội dung “Theo báo cáo hiện nay công ty đang gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn kinh phí thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc để duy trì hoạt động. Việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị máy móc nhằm duy trì hoạt động của Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau là cần thiết. Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh Cà Mau cho Công ty Công Lý ứng trước chi phí xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh, số tiền 30.000.000.000 (ba mươi tỉ đồng)”.
Ngày 4.11.2016, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản số 7592/UBND-KT về việc tạm ứng kinh phí rác thải thống nhất cho Cty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Công Lý ứng trước kinh phí xử lý rác thải để thực hiện sửa chữa thay thế thiết bị Nhà máy xử lý rác thải TP. Cà Mau, với tổng số tiền 25.000.000.000 đồng. Giao Sở Tài chính cân đối nguồn cấp kinh phí cho Công ty Công Lý thực hiện sửa chữa, thay thế thiết bị. Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi có được, Cty Công Lý không đến nỗi khó khăn như báo cáo và văn bản của Sở Tài chính Cà Mau.
Trước đó, vào ngày 29.3.2016, DN này đã xuất tặng hai chiếc xe cho Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau và Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau với giá trị mỗi chiếc trên 3 tỉ đồng. Ngay sau đó, UBND tỉnh Cà Mau đã làm các thủ tục tiếp nhận và giao cho Giám đốc Sở Tài chính Cà Mau hướng dẫn Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau thực hiện việc tiếp nhận, hạch toán tài sản và báo cáo kê khai tài sản theo đúng quy định.
Gần đây, theo báo cáo của Sở NNPTNT Cà Mau, cũng chính DN này để tình trạng chết rừng tại khu du lịch Khai Long với số diện tích lên đến trên 4 ha.
Trả lời tại buổi họp báo, ông Đoàn Quốc Khởi - Giám đốc Sở Tài chính cho rằng, việc hỗ trợ, tạm ứng cho DN 25 tỉ đồng là căn cứ vào Luật Ngân sách và nhu cầu của DN. Về căn cứ để hỗ trợ, tạm ứng số tiền vượt mức quy định theo quy định của Bộ Tài chính, ông Khởi cho rằng căn cứ vào hợp đồng mua thiết bị của Cty Công Lý sau khi đã khảo sát thực tế nhu cầu của DN này. Về việc Cty Công Lý để cho rừng chết hàng loạt, ông Lê Thanh Triều - Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau cho rằng việc phát hiện rừng chết trên cơ sở báo cáo của Cty vào tháng 1.2017 xin phép khai thác và tận thu rừng chết.
“Ngay sau khi nhận được tờ trình, Sở NNPTNT thành lập đoàn xuống kiểm tra và phát hiện có 4ha (không phải 8ha như các báo thông tin trước đó) chết. Mức độ chết trên 80% và không có khả năng khắc phục được” - ông Triều thông tin. Về trách nhiệm của Sở NNPTNT đối với việc để cho rừng chết, ông Triều hứa sẽ kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ vụ việc, ai sai đến đâu căn cứ vào các quy định để xử lý đến đó.
Về việc Cty Công Lý tặng 2 chiếc “siêu xe” cho Văn phòng UBND tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau, ông Trần Văn Hiện - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau cho rằng, cho đến nay chưa phát hiện có mối liên hệ nào đối với việc DN tặng xe để nhận được “ưu ái” của tỉnh đối với DN này.
DN tặng xe vào tháng 3.2016, xin hỗ trợ, tạm ứng 25 tỉ đồng vào tháng 10.2016 - ông Hiện thông tin. (Lao Động 22/2) đầu trang(
Chiều ngày 21/2, ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra toàn bộ các văn bản có liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, qua đó làm rõ việc sử dụng 2 con dấu tại UBND TP Phan Thiết mà báo chí đã phản ánh.
Trước đó như VietNamNet đã đưa tin, theo thông báo của Văn phòng UBND TP Phan Thiết con dấu mới của UBND TP Phan Thiết có hiệu lực từ ngày 23/11/2016, thế nhưng người dân và báo chí đã phát hiện nhiều quyết định của UBND TP Phan Thiết được ký từ tháng 3/2016 đã sử dụng con dấu mới có ghi rõ dòng chữ “Uỷ ban nhân dân thành phố Phan Thiết” thay vì phải sử dụng con dấu cũ ghi chữ “U.B.N.D thành phố Phan Thiết”.
Đặc biệt, các quyết định này đều liên quan đến lĩnh vực XDCB…và được ký bởi Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết - Trần Hoàng Khôi. Ngoài ra, các quyết định này lại có số phát hành trùng với 1 văn bản khác đã ban hành được đóng dấu theo mẫu dấu cũ.
Tại báo cáo giải trình sự việc với chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và Thành uỷ Phan Thiết, UBND TP Phan Thiết đã thừa nhận việc sử dụng con dấu mới là không đúng quy định của pháp luật, tập thể lãnh đạo UBND TP Phan Thiết nghiêm túc nhận khuyết điểm trước UBND tỉnh và Thường trực Thành ủy Phan Thiết về vấn đề trên.
Do các sai phạm là vì yêu cầu đầu tư phát triển chung của TP, nhằm để tranh thủ các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng và cũng là để hợp thức hóa thủ tục, không vì mục đích cá nhân hay tiêu cực, tham nhũng, nên UBND TP Phan Thiết đề nghị tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp để xảy ra chậm trễ trong việc hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, dẫn đến sự việc nói trên.
Tuy nhiên, qua xem xét báo cáo của Sở Nội vụ về toàn bộ vụ việc, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra do Sở Nội vụ làm trưởng đoàn cùng các thành viên là Sở Kế hoạch & Đầu tư, Công an tỉnh, Sở Tư pháp để xem xét lại toàn bộ các văn bản có liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB trong năm 2016, qua đó làm rõ việc sử dụng con dấu của UBND TP Phan Thiết trong việc ban hành các văn bản này.
Được biết, kết quả làm việc của đoàn kiểm tra phải được báo cáo chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận trước ngày 20/3.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để thông tin sự việc. (Vietnamnet 22/2) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
Năm 2017, Nghị quyết HĐND tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao hơn năm trước. Qua đó, giá trị tăng thêm GRDP tăng ít nhất từ 8% trở lên, đồng thời đi đôi với việc phát triển văn hóa, giáo dục, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội.
Nhìn lại kinh tế - xã hội Lâm Đồng trong năm 2016 theo các chuyên gia đánh giá một cách khái quát: Kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ khá cao so với khu vực và cả nước. Kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu thực hiện đề ra trong năm đạt và vượt mức mà các nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh giao. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,93%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đ/người/năm. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh 6.800 tỷ đồng, đạt 100% dự toán địa phương và tăng 14,6% so với cùng kỳ. Giải quyết việc làm cho 29.000 lao động, đặc biệt giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,17% với mức kéo giảm 1,5% hộ nghèo trong năm 2016.
Với kết quả đạt được nêu trên, mục tiêu hàng đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2017 có tốc độ cao hơn năm trước, Nghị quyết 17 của HĐND tỉnh xác định: Tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển; tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển mạnh dịch vụ và phát triển có chọn lọc ngành công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững.
Với việc xác định này, bên cạnh thu hút nguồn lực để phát triển, tái cơ cấu nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển dịch vụ sẽ được chú trọng tập trung thực hiện, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể đặt ra với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế là ít nhất tăng 8% GRDP so với năm 2016 và đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 54 - 54,5 triệu đồng. Trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng từ 5,5 - 6%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,5 - 9% và khu vực dịch vụ tăng từ 11 - 11,5%.
Qua đó, xác định tỷ lệ từng khu vực kinh tế cụ thể tham gia đóng góp và duy trì cơ cấu nền kinh tế của các khu vực: Nông lâm thủy sản chiếm 48,5 - 49%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5 - 18%; ngành dịch vụ chiếm 33,5 - 34%. Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh là 5.797 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 550 triệu USD, tăng 20,9% so với năm 2016. Mặt khác, thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng trong năm 2017 khoảng 5,8 triệu lượt với số lượng khách đăng ký qua lưu trú đạt 3,9 triệu khách.
Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu về xã hội cũng được tỉnh đặt ra rất cụ thể. Đáng chú ý là tỷ lệ giảm hộ nghèo từ 1 - 1,5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020; có thêm ít nhất 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 78% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Để duy trì phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và đạt được 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong năm 2017, Lâm Đồng cần huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 32 - 32,5% GRDP, tương đương khoảng 23.000 - 23.500 tỷ đồng.
Vậy giải pháp nào để năm 2017 này bứt phá đi lên. Theo Nghị quyết 17 của HĐND tỉnh được Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đức Quận ký ban hành, Lâm Đồng sẽ tập trung ưu tiên các nguồn lực triển khai thực hiện 4 chương trình trọng tâm bao gồm: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: Phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững và hiện đại; Phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao và Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được thể hiện bởi các nghị quyết chuyên đề riêng trong quá trình phát triển với tầm nhìn trung và dài hạn của tỉnh. Song song đó là đẩy mạnh việc thực hiện danh mục 12 công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và các công trình quan trọng của các địa phương mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Để thực hiện tốt 4 chương trình trọng tâm trên, cần các sở, ngành và địa phương nỗ lực thực hiện các giải pháp cụ thể bằng việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch, tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là đặt mối quan tâm hàng đầu vào công nghiệp chế biến nguyên liệu của địa phương; thực hiện hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công… và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Đi đôi với việc đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, xã hội; huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo nhanh bền vững; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính... Cuối cùng, quan trọng nhất là phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 để đảm bảo nhiệm vụ chi; trong đó đảm bảo cơ cấu chi hợp lý giữa đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao 82% trong cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng, do đó việc đẩy mạnh phát triển hai khu vực này cùng với duy trì phát triển ổn định đầu tư, kinh doanh sản xuất công nghiệp và chăm lo thực hiện tốt an sinh xã hội sẽ là chìa khóa để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2017. (Xây Dựng 21/2) đầu trang(

PHÁP LUẬT
Theo dự kiến, hôm nay 22/2, Tòa sẽ tuyên án đối các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Vinashinlines.
Sau thời gian nghị án kéo dài, chiều 22/2, Tòa án Hà Nội sẽ tuyên án vụ tham nhũng tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines), theo tin tức trên báo VOV.
Đây là một trong sáu đại án tham nhũng, kinh tế được Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương yêu cầu đưa ra sớm xét xử.
Theo cáo trạng, thời gian lãnh đạo Vinashinlines, Trần Văn Liêm – cựu TGĐ và thuộc cấp đã thực hiện thỏa thuận với đối tác để nhận hoa hồng trong việc mua tàu, cho thuê tàu… để chiếm đoạt 260 tỷ đồng.
Để nhận số tiền này, bị cáo Giang Văn Hiển – bố đẻ của Giang Kim Đạt đã mở 22 tài khoản ngoại tệ tại 4 ngân hàng. Các đối tác của Vinashinlines đã 92 lần chuyển tiền vào các tài khoản.
Cáo buộc còn cho biết, ngoài việc chia tiền mặt, các bị cáo còn sử dụng tiền chiếm đoạt để mua bất động sản, sắm phương tiện cá nhân đắt tiền.
Trước đó, vào chiều ngày 18/2, đại diện VKS Nhân dân TP Hà Nội đã thực hiện quyền công tố tại phiên tòa, đề nghị các mức án cho bị cáo trong đại án này, theo tin tức trên báo KTĐT.
VKS cho rằng, đây là vụ án tham nhũng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài. Hành vi của các bị cáo đã xâm hại trực tiếp đến quan hệ sở hữu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội...
Vị đại  diện VKS khẳng định, cáo trạng truy tố các bị cáo là hoàn toàn có cơ sở, đúng người, đúng tội.
Theo đó, Trần Văn Liêm được xác định là người chỉ đạo, đã chiếm đoạt số tiền hơn 3,1 tỷ đồng. Giang Kim Đạt, thời gian công tác tại Vinahinlines từ 2006-2008, với vai trò là quyền trưởng phòng kinh doanh, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, được sự đồng ý của Trần Văn Liêm, Đạt đã đàm phán với các đối tác nước ngoài nhận hoa hồng từ việc mua ba con tàu và cho thuê chín tàu. Đạt là đồng phạm tích cực, có trách nhiệm bồi thường 249 tỷ đồng cho Vinashinlines.
Trần Văn Khương, từ 2006-2008 là kế toán trưởng Vinashinlines. Quá trình thực hiện dự án mua tàu và khai thác kinh doanh cho thuê tàu, bị cáo biết được khoản 110.000 USD Liêm đưa là tiền hoa hồng nhưng đã không hạch toán, để ngoài sổ sách, không giải trình được số tiền này tiêu vào việc gì. Khương có trách nhiệm bồi thường 110.000 USD. Bị cáo Giang Văn Hiển đã 92 lần nhận tiền do các công ty nước ngoài chuyển về, sau đó rút ra chuyển cho Đạt. Hiển rút tiền ra mua gần 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 ô tô kiếm lời.
Từ những phân tích trên, đại diện VKS đã đề nghị tòa tuyên phạt:  Bị cáo Trần Văn Liêm - nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) bị đề nghị mức án chung thân vì tội Tham ô tài sản, với số tiền chiếm đoạt 3,1 tỷ đồng.
Bị cáo Giang Kim Đạt (SN 1977, ở Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) - nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh Vinashinlines - bị đề nghị mức án tử hình vì tội Tham ô tài sản, với số tiền chiếm đoạt hơn 255 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Văn Khương (SN 1950, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines - bị đề nghị mức án 20 năm tù vì tội Tham ô tài sản, với số tiền chiếm đoạt 110 nghìn USD.
Bị cáo Giang Văn Hiển (bố của Giang Kim Đạt) bị đề nghị 8-9 năm tù về tội Rửa tiền.
Đồng thời, VKS cũng đề nghị thu hồi số tiền các bị cáo đã chiếm đoạt trả lại cho Vinashinlines. (Doanh Nghiệp Việt Nam 22/2) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Sau hơn 1 tháng kiểm tra tại 9 địa phương được báo chí phản ánh có tình trạng “cả họ làm quan”, Bộ Nội vụ đã “điểm mặt” được 58 trường hợp có quan hệ họ hàng. Điều đáng nói cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý công chức chưa đưa ra giải pháp cụ thể chặn đứng tình trạng một người làm quan cả họ được nhờ gây bức xúc trong dư luận hiện nay.
Qua rà soát 60 trường hợp tại 9 tỉnh, có tới 58 trường hợp có quan hệ họ hàng, ruột thịt. Điều đáng nói, những trường hợp được tuyển dụng, bổ nhiệm, tại thời điểm được bổ nhiệm đều có sai phạm, nhẹ là thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước… Nặng thì không thực hiện trình tự tuyển dụng đồng thời không thực hiện trình tự bổ nhiệm theo quy định như trường hợp của ông Hồ Thanh Hà, Phó Trưởng phòng Tài chính - kế hoạch huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế.
Quyền Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Tuấn cho biết: “Việc tiếp nhận đối với ông Hà từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới về công tác tại UBND huyện không thực hiện trình tự, thủ tục tuyển dụng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thời điểm bổ nhiệm, ông Hà không có bằng lý luận chính trị, không đủ thời gian giữ ngạch chuyên viên 3 năm trở lên và không có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tại quyết định, đồng thời không thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm”…Như vậy những sai phạm trong việc bổ nhiệm người nhà như dư luận, báo chí phản ánh là đúng.
Trước những sai phạm trên, Bộ Nội vụ “đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tồn tại, thiếu sót trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm được phát hiện qua kiểm tra; rà soát điều kiện, tiêu chuẩn còn thiếu của các công chức, viên chức được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý theo kết quả kiểm tra lại tại biên bản làm việc giữa Bộ Nội vụ với các cơ quan, đơn vị, xem xét theo thẩm quyền việc miễn nhiệm chức vụ đối với các trường hợp không đáp ứng quy định”… Ông Nguyễn Hữu Tuấn cho biết, Bộ sẽ hậu kiểm lại các đơn vị xem các đơn vị đã thực hiện đề nghị của Bộ đến đâu”, chứ chưa đưa ra hình thức xử lý cụ thể cho trường hợp nào.
Điều mà dư luận bức xúc đó là việc kiểm điểm trách nhiệm các địa phương có sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ thì trách nhiệm của người bổ nhiệm sai đến đâu? Trách nhiệm của chính ông quan khiến “cả họ được nhờ”kia thế nào chưa được đề cập đến. Bài học rút ra ở đây là gì? Bộ Nội vụ có giải pháp nào để chặn đứng tình trạng bổ nhiệm người nhà chứ không phải người tài ở nhiều địa phương hay không chưa hề có câu trả lời thích đáng.
Ai cũng biết, cán bộ là gốc của mọi việc. Chọn không đúng người hệ lụy là rất lớn. Bài học Trịnh Xuân Thanh còn đó. Việc bổ nhiệm người nhà chứ không phải người tài không chỉ mất cơ hội cho người tài giỏi mà nguy hại hơn khi lợi ích nhóm được hình thành từ những bè cánh được thành lập nó sẽ kéo theo những hệ lụy khôn lường.
“Phải rà soát sửa đổi ngay các thủ tục, quy trình bất hợp lý, sớm xóa bỏ tình trạng chạy chọt, tuyển dụng và bổ nhiệm người nhà. Không để xảy ra tình trạng bổ nhiệm đúng quy trình nhưng lại bổ nhiệm người không xứng đáng, thực tế đó là những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vi phạm đạo đức, có sai phạm hoặc vi phạm pháp luật”… Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc làm việc với Bộ Nội vụ đầu năm 2017.
Ông cũng đề nghị “Bộ Nội vụ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giải quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm được dư luận xã hội quan tâm”. Rõ ràng, việc xử lý cán bộ sai phạm không chỉ chờ sự “tự phê bình” của chính đơn vị có sai phạm.
Vấn đề cần làm lúc này là cần quy định mang tính pháp lý để các quan  không có cơ hội bổ nhiệm người nhà. Để ngăn chặn tình trạng tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà, nhiều tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, UN, IFC trong bản kê khai lý lịch luôn có câu hỏi “Anh/chị có ai là họ hàng hiện đang làm việc tại tổ chức này?”. Họ hàng (relatives) được hiểu là vợ, con, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, anh chị em, cháu… Nếu câu trả lời là có ứng viên sẽ không được nhận vào làm.
Ở Việt Nam trong thời Hậu Lê, Vua Lê Thánh Tông rồi sang nhà Nguyễn, Vua Minh Mạng cũng đã sử dụng một luật là Luật Hồi tỵ. Luật này quy định những điều cấm kỵ, như cấm bổ nhiệm con cháu, người ruột thịt trong địa bàn mà ông quan đó đứng đầu. Quy định chặt như vậy là để tránh duy tình, lạm quyền trong bổ nhiệm cán bộ.
Phải kiểm soát quyền lực, giao quyền đến đâu kiểm soát đến đấy “phải nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định như vậy tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm. Rõ ràng, phải có những chiếc barie, những quy định mang tính pháp lý để chặn đứng tình trạng nhiều cán bộ chủ chốt ở địa phương “độc diễn” khiến tình trạng “cả họ làm quan’’ không hề có dấu hiệu giảm. (Đại Đoàn Kết 21/2) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Dư luận quốc tế đang chú ý đến các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp ở Romania đòi chính quyền tại đây từ chức, BBC đưa tin.
Nhưng căn nguyên của cuộc đấu tranh lại đến từ thành công quá sức tưởng tượng của cơ quan chống tham nhũng nước này lập ra từ hơn 10 năm qua để truy quét các quan tham.
Ra đời năm 2005, Tổng cục chống tham nhũng (DNA) trực thuộc Bộ Nội vụ Romania nhưng hoạt động theo một bộ luật riêng.
Hiện 120 công tố viên đang truy xét 6.000 vụ việc, cơ quan này đã 'gặt hái' kỷ lục năm 2015: kết tội 1.250 quan chức vì liên quan đến tham nhũng.
Tính trung bình mỗi ngày có trên ba quan chức bị DNA ra lệnh bắt.
Trong số các nhân vật cao cấp nhất bị DNA đem truy tố có cựu thủ tướng Victor Ponta, năm bộ trưởng, 21 thành viên lưỡng viện Quốc hội và cả thị trưởng Bucharest, ông Sorin Oprescu.
DNA cũng thu về khoản tiền gần 500 triệu euro từ các tài khoản, gia sản của những quan chức bị kết tội tham nhũng.
Cơ quan này được sự hỗ trợ của Liên hiệp châu Âu và tư vấn của các chuyên gia Tây Ban Nha cùng Anh Quốc.
Tuy nhiên, giới chỉ trích cũng phê phán DNA của Romania "hành xử như công an mật" với thẩm quyền quá rộng rãi.
Chẳng hạn trên cơ sở các bằng chứng mới chỉ mang tính nghi vấn, cục chống tham nhũng Romania có thể tạm giam nghi phạm tới 180 ngày để điều tra.
Báo chí châu Âu cũng chú ý đến vụ một triệu phú, ông Dan Adamescu bị chết trong tù ở tuổi 68, khi đang chịu án tội đưa hối lộ.
Từng là một trong số người giàu nhất Romania, ông bị xử hơn 4 năm tù trong vụ đưa hội lộ cho hai thẩm phán.
Khi còn sống, ông Adamescu luôn lên án cơ quan chống tham nhũng DNA và gia đình ông cáo buộc điều kiện tồi tệ trong nhà giam đã khiến ông nhiễm bệnh mà chết.
Nhìn chung, phản ứng từ các quan chức Romania đã khiến chính phủ của đảng Dân chủ Xã hội thông qua sắc lệnh để giảm tội cho những ai nhận hối lội chưa đến 44 nghìn euro.
Sắc luật này, do chính phủ của Thủ tướng Sorin Grindeanu thông qua hồi đầu năm 2017, đã gây ra các cuộc phản đối tụ họp 700 nghìn đến 1 triệu người ở Bucharest và một số đô thị, để đòi toàn bộ chính phủ từ nhiệm.
Hiện sắc luật giảm tội cho quan tham đã bị rút lại và chính quyền chấp nhận để có cuộc trưng cầu dân ý xem các biện pháp chống tham nhũng hà khắc có tiếp tục hay không.
Được sự ủng hộ của Tổng thống Klaus Iohannis, người cũng đứng về phía người biểu tình, luật trưng cầu dân ý còn đang chờ có ngày tháng cụ thể để cử tri đi bỏ phiếu.
Nếu được thông qua, kết quả trưng cầu dân ý sẽ cho phép cơ quan chống tham nhũng không chỉ duy trì công việc mà còn mở rộng phạm vi hoạt động. (Bizlive 22/2) đầu trang(./.