Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 03 tháng 11 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
NHÂN SỰ MỚI
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
PHÁP LUẬT
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Đối với hỗ trợ làm nhà ở và công trình nước sinh hoạt, trường hợp các hộ có nhu cầu tạm ứng kinh phí để mua vật liệu, UBND cấp xã làm thủ tục tạm ứng cho các hộ đó, mức tạm ứng tối đa 60% mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho từng hộ.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 105/2017/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020.
Thông tư quy định rõ về hỗ trợ sắp xếp ổn định dân cư cho hộ dân tộc thiểu số còn du canh du cư. Đối với hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng: Hỗ trợ vốn đầu tư, việc tạm ứng, thanh toán vốn cho các dự án, công trình (bồi thường, giải phóng mặt bằng, san gạt đất ở, khai hoang đất sản xuất; xây dựng đường giao thông, điện, thủy lợi nhỏ, hệ thống nước sinh hoạt, lớp học, nhà mẫu giáo và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản và một số công trình thiết yếu khác theo nhu cầu thực tế) được thực hiện theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Về hỗ trợ trực tiếp hộ du canh, du cư thực hiện định canh, định cư: Đối với hỗ trợ làm nhà ở và công trình nước sinh hoạt, trường hợp các hộ tự làm nhưng có nhu cầu tạm ứng kinh phí để mua vật liệu, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách các hộ đề nghị tạm ứng và làm thủ tục tạm ứng cho các hộ để thực hiện chính sách đó. Mức tạm ứng tối đa 60% mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho từng hộ. Khi công trình hoàn thành, căn cứ kết quả nghiệm thu đối với từng hộ, Uỷ ban nhân dân cấp xã thanh toán cho các hộ; đồng thời làm thủ tục thu hồi số đã tạm ứng.
Về hỗ trợ phát triển sản xuất, mua lương thực: Căn cứ danh sách hỗ trợ các hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (nhận bằng hiện vật hoặc nhận bằng tiền) làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, cấp phát kinh phí để thực hiện.
Về hỗ trợ tạo nền nhà (ở những điểm định canh, định cư xen ghép) và hỗ trợ kinh phí di chuyển: Căn cứ danh sách các hộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương phối hợp với cộng đồng dân cư hướng dẫn giúp đỡ các hộ dân thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả kiểm tra, nghiệm thu khối lượng, dự án, thẩm định và thực hiện thanh toán cho các hộ dân theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2017. (Đấu Thầu 3/11) đầu trang(
Bộ VH,TT&DL cho biết, hiện cả nước có khoảng 8.000 lễ hội. Việc ban hành Nghị định về quản lý và tổ chức lễ hội là hết sức cần thiết; sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và tổ chức lễ hội được thống nhất, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Theo đó, Bộ VH,TT&DL đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Dự thảo đề xuất lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có quy mô toàn quốc hoặc khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu phải đăng ký với bộ trước khi tổ chức. Đối với lễ hội truyền thống được khôi phục sau thời gian gián đoạn; lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có quy mô cấp tỉnh được tổ chức lần đầu phải đăng ký với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi tổ chức lễ hội.
Bên cạnh đó, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có quy mô toàn quốc hoặc khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức định kỳ phải thực hiện thông báo với Bộ VH,TT&DL trước khi tổ chức. Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có quy mô cấp tỉnh được tổ chức định kỳ phải thông báo với UBND cấp tỉnh trước khi tổ chức lễ hội. (Giáo Dục TP.HCM 2/11) đầu trang(
Bộ Công Thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.
Theo dự thảo, Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thống nhất quản lý nhà nước đối với lực lượng quản lý thị trường trên phạm vi cả nước; thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại.
Tổng cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Về cơ cấu tổ chức, dự thảo nêu rõ, Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.
Các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương gồm: Văn phòng Tổng cục; Vụ Tổ chức - Xây dựng lực lượng; Vụ Chính sách Pháp chế; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Tổng hợp và Phối hợp liên ngành; Vụ Thanh tra - Kiểm tra; Cục Chống buôn lậu; Cục Chống hàng giả; Cục Kiểm soát chất lượng hàng hóa; Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương gồm: Các Cục Quản lý thị trường tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi tắt là Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; Các Đội Quản lý thị trường ở các huyện, quận, thị xã, thành phố hoặc liên huyện thuộc tỉnh, Đội Quản lý thị trường chuyên ngành hoặc cơ động, Văn phòng Cục và các Phòng tham mưu trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
Cục Chống buôn lậu, Cục Chống hàng giả, Cục Kiểm soát chất lượng hàng hóa, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, các Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và các Đội Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Về lãnh đạo Tổng cục, dự thảo đề xuất: Tổng cục Quản lý thị trường có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảonày tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ. (Báo Chính Phủ 2/11) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã cận kề, công tác chuẩn bị và không khí chào đón APEC đang rộn ràng khắp phố, phường, chuyển động cùng nhịp sống của người dân thành phố. Cả  thành phố đang hưởng ứng APEC bằng những hành động thiết thực làm cho từng con phố, ngõ phố khang trang, sạch đẹp, an toàn và thân thiện hơn nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp về một thành phố bình an, thân thiện và hiếu khách.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, đến nay, thành phố đã cơ bản hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho APEC, như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang trí làm đẹp bộ mặt đô thị, ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường, rào chắn các lô đất trống, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân ứng xử văn minh khi tham gia giao thông, thể hiện sự văn minh, văn hóa trong hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ...
“Với việc, đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, đặc biệt là yếu tố con người, sẽ mang lại ấn tượng tốt đẹp đến các đại biểu, khách quốc tế tham dự APEC về thành phố Đà Nẵng trẻ trung, năng động, hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiếu khách”, ông Tuấn kỳ vọng. Ông Tuấn cũng kêu gọi cán bộ và nhân dân thành phố đều cố gắng là một “Đại sứ văn hóa” mang nét đẹp văn minh, thân thiện, nhiệt tình, hiếu khách của thành phố Đà Nẵng đến các đại biểu, các nhà báo tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Trong niềm háo hức chào đón sự kiện APEC, ông Nguyễn Hữu Sang (trú 104- Nguyễn Đăng Đạo, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ) chia sẻ, bản thân rất ấn tượng với hành động lãnh đạo thành phố, các ngành các cấp cùng với hàng ngàn người dân ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn thành phố. Chính vì vậy, đến nay, trên hầu hết các đường phố, khu phố đều sạch, đẹp, khang trang hơn. “Chúng tôi sẽ góp sức giữ gìn an ninh trật tự, tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường khu dân cư, đường phố, thực hiện nếp sống văn minh và thân thiện, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố đáng sống” cũng như thành công sự kiện APEC”, ông Sang bày tỏ.
Ông Lê Tùng Lâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, để chuẩn bị cho sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC, từ cuối năm 2016 đến nay, nhiều tuyến đường, trong đó có những tuyến đường dự kiến đại biểu APEC sẽ đi qua đã được nâng cấp, cải tạo vỉa hè, tôn tạo cảnh quan, bổ sung cây xanh, hoa, thảm cỏ… Công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường, trật tự đô thị luôn được quan tâm triển khai. Đến nay, có thể cảm nhận thành phố đã khang trang hơn, sạch đẹp hơn, sẵn sàng chào đón đại biểu tham dự APEC. “Bản thân tôi cảm thấy phấn khởi và tự hào khi Đà Nẵng là địa phương được chọn làm nơi diễn ra sự kiện quan trọng nhất của năm APEC 2017. Tôi hy vọng qua đây, Đà Nẵng sẽ trở thành một địa chỉ hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Lâm nói.
Đối với ngành y tế thành phố xây dựng kế hoạch đảm bảo về phòng chống dịch bệnh, về an toàn thực phẩm (ATTP), về nhân lực, phương tiện, thuốc, trang thiết bị để chăm sóc y tế tốt nhất trong khả năng cho tất cả những người tham dự hội nghị. Ông Nguyễn Tấn Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, đến nay Sở đã lập 22 Tổ Y tế thường trực 24/24, 13 Tổ y tế dự phòng tại các Bệnh viên trên địa bàn thành phố. Trong đó, có 17 Tổ tại 18 khách sạn phục vụ cho đại biểu; 4 Tổ tại 24 khách sạn phục vụ cho các phóng viên tác nghiệp; một Tổ phục vụ tại Trung tâm Hội nghị Ariyana và chương trình phu nhân - phu quân trưởng đoàn các nền kinh tế. Ngoài ra, Sở Y tế đã thành lập 3 tổ thường trực kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATTP và bố trí 54 cán bộ thường trực giám sát ATTP tại 33 khách sạn trong thời gian diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.
Xác định APEC là cơ hội để Đà Nẵng xây dựng và quảng bá hình ảnh đến khu vực và cả thế giới, Đà Nẵng đã chủ động xây dựng video quảng bá những vẻ đẹp của sông, núi, biển, đảo, đất, trời, những con đường, những công trình và tình đoàn kết đến bạn bè trên toàn thế giới. Là đơn vị vinh dự được tham gia sản xuất video quảng bá Đà Nẵng trong Tuần lễ cấp cao APEC, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Cty CP Sao Media chia sẻ, được Sở Du lịch TP Đà Nẵng tin tưởng chọn là đơn vị thực hiện video quảng bá du lịch Đà Nẵng công chiếu tại các sự kiện quan trọng của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, với tình yêu dành cho TP Đà Nẵng, sau 8 tháng “thai nghén”, Sao Media đã cố gắng ra mắt trước thềm Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Hy vọng qua thước phim này, hình ảnh Đà Nẵng đẹp, thân thiện, mến khách sẽ được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn!
Đang yêu cầu công nhân hoàn chỉnh một số hạng mục vệ sinh, tạo cảnh quan cuối cùng đối với dự án hầm chui Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương, ông Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Cty Thuận An, chỉ huy trưởng công trình cho biết, bản thân tôi rất tự hào khi Đà Nẵng (Việt Nam) được chọn là nơi tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC và Thuận An là nhà thầu thi công công trình này. Đặc biệt, niềm vinh dự ấy được nhân lên khi công trình hoàn thành vượt tiến độ trước 2 tháng để kịp thời phục vụ cho sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC. (Công An TP.Đà Nẵng 3/11) đầu trang(

QUẢN LÝ
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, ổn định đời sống, sản xuất của người dân tái định cư các dự án thủy điện.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan đề xuất, bổ sung chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đời sống của người dân cụ thể trước mắt và lâu dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 904/VPCP-TKBT ngày 11-4-2017 và số 2723/VPCP-TKBT ngày 9-9-2017 của Văn phòng Chính phủ, trong đó có vấn đề liên quan đến thẩm quyền phê duyệt dự án tại Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18-11-2014 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng ủy quyền cho các tỉnh phê duyệt dự án ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy điện có tổng mức vốn đầu tư thuộc dự án nhóm B, C để phù hợp với Luật Đầu tư công và quy định có liên quan.
Các bộ, cơ quan, địa phương chủ động lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn với dự án di dân, tái định cư và dự án ổn định đời sống sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy điện. (Nhân Dân 3/11) đầu trang(
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luậncủa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp thực hiện trong thời gian tới”.
Thông báo kết luận nêu rõ, bảo vệ và phát triển rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ cần phải "tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng" và "coi bảo vệ và phát triển rừng là một giải pháp quan trọng tạo việc làm và nâng cao thu nhập"; đồng thời đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%.
Trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu: Đảm bảo 15% diện tích hệ sinh thái rừng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn, đặc biệt là hệ thống rừng đặc dụng; đến năm 2020, tăng thêm khoảng 100.000 ha rừng đặc dụng; tăng cường năng lực thực thi pháp luật, giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, trong đó diện tích rừng bị thiệt hại và số vụ vi phạm giảm 30 - 35% so với giai đoạn 2011 - 2015; trồng rừng 1.025.000 ha; trong đó 75.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; 200.000 ha rừng trồng thâm canh gỗ lớn; khoanh nuôi tái sinh rừng 360.000 ha/năm; trồng cây phân tán 250 triệu cây; chuyển hóa rừng trồng, kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn 90.000 ha; tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát chất lượng giống là 75 - 80%.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch cụ thể hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ tổng thể trên đây. Triển khai đồng bộ các giải pháp xác định tại Chỉ thị số số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tại Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 06/6/2017, Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013; đẩy nhanh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty lâm nghiệp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và thực thi Chương trình REDD+ quốc gia để tạo nguồn thu từ bán quyền giảm phát thải các bon, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng, giảm áp lực khai thác rừng tự nhiên.
Đối với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quán triệt, phổ biến, giải thích để các tổ chức, cá nhân được giao rừng tự nhiên hiểu rõ chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên; hành động nhất quán của các cấp, các ngành; đồng thời quan tâm tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chủ rừng khi thực hiện dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khoán bảo vệ rừng, hoạt động công ích theo quy định của Nhà nước.
Thực hiện nghiêm việc chấm dứt khai thác chính và khai thác gỗ gia dụng rừng tự nhiên, khai thác tận thu, tận dụng; kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết khai thác tận dụng đối với các dự án được phép chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017, không để thất thoát, lãng phí tài nguyên rừng, nhưng cũng không để lợi dụng khai thác ngoài khu vực cho phép, ngăn ngừa triệt để lợi ích cục bộ.
Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ; kiểm tra, rà soát và thực hiện truy xuất nguồn gốc gỗ tại các cơ sở chế biến để quản lý nguyên liệu hợp pháp. Các địa phương tiếp tục rà soát các cơ sở chế biến gỗ theo đúng quy hoạch, đình chỉ ngay những cơ sở vi phạm pháp luật, thành lập không đúng quy định của Nhà nước. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, xóa bỏ những tụ điểm kinh doanh, buôn bán gỗ, lâm sản trái pháp luật.
Tổ chức rà soát, đình chỉ, thu hồi các dự án vi phạm pháp luật. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật hoặc lợi dụng chủ trương cải tạo rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng để trục lợi; đồng thời xử lý trách nhiệm bồi thường giá trị tài nguyên rừng; kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, khi thực hiện các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án đã có kết luận thanh tra, kiểm tra trong thời gian vừa qua.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng; điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật; công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng; điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật; công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát.
Kiểm điểm, xử lý nghiêm chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, tổ chức ngăn ngừa hành vi phá rừng; kiên quyết loại thải phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi cơ quan công quyền.
Đối với các Bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương.
Đồng thời tổng hợp, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương, chủ rừng khi thực hiện đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên; hướng dẫn các địa phương rà soát, tổng hợp về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, yêu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp cân đối đủ nguồn vốn để thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng hàng năm và các cơ chế, chính sách đầu tư trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã ban hành.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan Tài nguyên và Môi trường các cấp tăng cường công tác quản lý đất đai, chấm dứt tình trạng hợp thức hóa giao quyền sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật. (Đấu Thầu 3/11) đầu trang(
Cùng với vấn đề tăng trưởng, một trong hai nội dung được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lựa chọn để báo cáo thêm trong phiên thảo luận của Quốc hội sáng nay là công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng và tác động nặng nề nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH), đặc biệt là bão lũ, hạn hán và xâm nhập mặn. Trung bình mỗi năm, thiên tai làm chết và mất tích trên 300 người, thiệt hại về kinh tế từ 1-1,5% GDP (tương đương khoảng gần 1,3 tỷ USD).
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân trong công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó BĐKH; triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các biện pháp, từ chủ động phòng ngừa, ứng phó, đến khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của người dân sau thiên tai.
“Công tác chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai đã góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất tính mạng và tài sản của nhân dân, thể hiện rất rõ qua cơn bão số 10 vừa qua”, Phó Thủ tướng nói.
Đặc biệt, để có những giải pháp căn cơ, ứng phó và thích ứng hiệu quả với BĐKH và nước biển dâng tại khu vực ĐBSCL, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị về BĐKH và ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH với tầm nhìn dài hạn và những giải pháp chiến lược.
Tuy nhiên, công tác phòng chống thiên tai, BĐKH vẫn còn nhiều bất cập; chưa chủ động đầu tư phòng ngừa và thích ứng; thiệt hại do thiên tai còn lớn. Từ đầu năm đến nay, bão và áp thấp nhiệt đới đã làm 245 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 36.000 tỷ đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân các tỉnh miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ. Năng lực ứng phó thiên tai, BĐKH còn hạn chế.
Nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai còn rất hạn chế, chưa huy động được các nguồn kinh phí ngoài ngân sách. Tình trạng vi phạm quy định pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai còn phổ biến, chậm được khắc phục. Nổi cộm là khai thác cát trái phép trên các dòng sông; lấn chiếm lòng, bờ sông, kênh rạch gây sạt lở đê, kè, cản trở, suy giảm khả năng thoát lũ, tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, lấy phòng ngừa là chính.
“Phải lồng ghép phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tránh làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai”, Phó Thủ tướng nói.
Các bộ, ngành, địa phương cũng cần sớm xây dựng bản đồ phân bố dân cư; rà soát, di dời các khu dân cư nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét hoặc có phương án sơ tán khi có thiên tai..., đặc biệt là các tỉnh miền núi và ĐBSCL.
Về nguồn lực, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục bố trí, huy động nguồn lực cho công tác này và có các giải pháp để huy động thêm nguồn lực từ xã hội và cộng đồng quốc tế. Trước mắt sẽ ưu tiên triển khai các công trình, dự án đặc biệt cấp bách.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, BĐKH; thực hiện tốt Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh.
Tập trung bảo vệ nguồn nước, bảo vệ lòng sông, bờ biển; bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo vệ đê điều.
Đối với vùng ĐBSCL, tới đây sẽ xây dựng Quy hoạch tổng thể, xử lý hiệu quả những tác động từ bên ngoài (BĐKH, nước biển dâng, việc khai thác thuỷ điện tại thượng nguồn, thiên tai..), cũng như những tác động bên trong (quá trình phát triển kinh tế). Từ đó, xây dựng các dự án ứng phó, các giải pháp thích ứng phù hợp. Chính phủ cũng sẽ xem xét thành lập Quỹ về phát triển bền vững ĐBSCL. (Báo Chính Phủ 2/11) đầu trang(
Sáng 2/11, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2017; kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-NSNN quốc gia 3 năm 2018-2020; làm rõ, nhấn mạnh thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và cử tri quan tâm.
Trước đó, tại phiên thảo luận ở tổ và hội trường, nhiều ĐBQH có ý kiến về các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế; giải ngân vốn đầu tư công; môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại; cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; cơ cấu lại các ngành kinh tế; mở rộng tín dụng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát, nợ xấu; cơ cấu lại NSNN, nợ công và sử dụng vốn vay; thiên tai, bão lũ; bảo vệ rừng; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu; y tế, văn hóa, xã hội; giảm nghèo, giải quyết việc làm; phòng chống tham nhũng lãng phí…
Về các vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Tài chính, Công Thương, NN&PTNT, TN&MT, Nội vụ, Y tế, đặc biệt hôm nay Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã phát biểu, giải trình một số nội dung cụ thể.
Do đó, phát biểu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tập trung làm rõ, nhấn mạnh 2 nội dung chính là các giải pháp bảo đảm tăng trưởng kinh tế và phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
Năm 2017, mục tiêu được Quốc hội thông qua là tăng trưởng khoảng 6,7%. Trước những khó khăn, diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế khu vực và quốc tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có rất nhiều biện pháp quyết liệt nhằm bảo đảm giữ vững chỉ tiêu tăng trưởng.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
“Nếu không giữ được chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra ở mức 6,7%, mọi tính toán kinh tế vĩ mô sẽ phải thực hiện lại. Có bảo đảm tăng trưởng mới duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế cũng như tạo việc làm, thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội”, Phó Thủ tướng nói.
Cùng với đó, việc nỗ lực thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng cũng sẽ giúp bảo đảm chỉ tiêu an toàn nợ công, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu ngân sách, bảo đảm các mục tiêu chi, đầu tư xây dựng. Từ đó, đời sống người dân cũng sẽ được phát triển. Tăng trưởng cao hơn cũng giúp Việt Nam dần rút ngắn khoảng các so với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng các kịch bản hằng quý cho từng ngành, lĩnh vực. Đặc biệt là rà soát cụ thể đối với 31 sản phẩm chủ lực. Đồng thời, yêu cầu các bộ quản lý ngành, lĩnh vực kinh tế tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tăng trưởng kinh tế đạt kết quả tích cực. 9 tháng đạt 6,41%, ước cả năm đạt 6,7%.
Tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ là tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm huy động tối đa nguồn lực cho phát triển; đồng hành cùng doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
“Chính nhờ sự nỗ lực của các ngành, các cấp, môi trường kinh doanh của nước ta đã được cải thiện đáng kể, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao”, Phó Thủ tướng nói.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia 2017-2018 của Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố xếp hạng về môi trường kinh doanh năm 2018 của Việt Nam tăng 14 bậc, xếp thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Gần đây, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody’s nâng mức tín nhiệm của ngân hàng Việt Nam lên tích cực.
Đây là những tín hiệu rất mừng của việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Kết quả tăng trưởng cho thấy, tăng trưởng không phải chỉ phụ thuộc vào một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp như trước đây, mà đã có sự đóng góp của cả 3 lĩnh vực chính là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Số liệu cho thấy, 9 tháng ngành khai khoáng giảm 8,1%, riêng ngành dầu khí 10,7%. So với 2016, năm 2017 chỉ dự kiến khai thác 13,25 triệu tấn dầu, giảm 2 triệu tấn so với 2016, giảm 3 triệu tấn so với năm 2015. Tính theo giá so sánh năm 2010, mỗi triệu tấn dầu đóng góp 0,25% điểm GDP, như vậy so với hai năm trước, riêng dầu khí đã giảm 0,75% GDP.
Trong bối cảnh đó, các ngành, lĩnh vực khác đã có sự tăng trưởng đồng đều và ấn tượng.
Khu vực nông nghiệp 9 tháng tăng 2,78%, gấp hơn 4 lần cùng kỳ; trong đó thủy sản tăng 5,42%; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước cả năm đạt 35 tỷ USD.
Khu vực công nghiệp và xây dựng 9 tháng tăng 7,17%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh 12,77%. Trong tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng mạnh, đạt 17%. Tính chung 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,7%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ (7,3%).
Khu vực dịch vụ 9 tháng tăng 7,25%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng tăng 10,7% (cùng kỳ tăng 9,3%). Kinh tế du lịch tăng mạnh. Khách quốc tế đạt trên 10,4 triệu lượt, tăng 28,1%.
Xuất khẩu 10 tháng đạt 173,7 tỷ USD, gần bằng tổng xuất khẩu năm 2016, (tăng 20,7%). Trong đó rau quả tăng 42,7%, điện tử, máy tính tăng 38,8%, điện thoại tăng 28,8%, máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 28%...); xuất siêu 1,23 tỷ USD.
“Đây là lần đầu tiên nền kinh tế tăng trưởng không phụ thuộc vào tăng trưởng của khai khoáng. Điều này cho thấy, chất lượng của nền kinh tế đang ngày càng được cải thiện, đồng thời cho thấy việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt được những kết quả quan trọng”, Phó Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, chất lượng tăng trưởng vẫn còn thấp, chỉ số ICOR cao so với giai đoạn trước và những nước trong khu vực. Ứng dụng công nghệ cao còn thấp, gia công còn nhiều, giá trị gia tăng nhiều ngành, lĩnh vực, sản phẩm chưa cao. Năng suất lao động thấp; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm ở nhiều ngành, lĩnh vực.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, đặc biệt là triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5; tiếp thu ý kiến của các ĐBQH và cử tri cả nước, Chính phủ đã, đang và sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhất là tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, Quốc hội.
Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, trước hết là tiếp tục thực hiện các giải pháp hoàn thiện thể chế liên quan đến các lĩnh vực, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn.
Đồng thời, phải rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm.
“Yêu cầu là các quy hoạch không giới hạn bởi địa giới hành chính mà có liên kết vùng, thể hiện sự liên kết, hợp tác, phân công vùng; gắn quy hoạch với tái cấu trúc các ngành, lĩnh vực, sản phẩm, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; gắn quy hoạch với ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; gắn quy hoạch với thị trường”, Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, phải lấy thị trường để quy hoạch sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu. Lấy thị trường quốc tế với những tiêu chuẩn cao về chất lượng, mẫu mã… làm mục tiêu, nhưng đặc biệt coi trọng thị trường trong nước. Vừa mở rộng thị trường quốc tế, giữ vững thị trường truyền thống nhưng cần tổ chức lại thị trường trong nước, chú ý thị trường bán lẻ.
Dựa trên các quy hoạch được xây dựng một cách bài bản, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ có kế hoạch thực hiện phù hợp với nguồn lực, trình độ và các điều kiện liên quan, xác định những công trình, dự án ưu tiên. (Xây Dựng 2/11) đầu trang(
Chính phủ chính thức trình Quốc hội điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới...
Chiều 2/11, Chính phủ chính thức trình Quốc hội điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tại Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày, dù Nghị quyết 88 của Quốc hội có từ cuối năm 2014 tới nay nhưng kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập.
Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành để làm căn cứ biên soạn sách giáo khoa, thời gian thực tế để hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến, việc chuẩn bị điều kiện về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.
"Nếu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ngay từ năm học 2018 - 2019 sẽ khó yên tâm về chất lượng"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân trần.
Theo Bộ trưởng, nếu thực hiện theo đúng lộ trình của Nghị quyết 88 thì việc chuẩn bị giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp gặp nhiều khó khăn. Trong 3 năm học đầu tiên của lộ trình, mỗi năm học đều phải triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở 3 lớp thuộc ba cấp học khác nhau, trong khi 2 năm học cuối của lộ trình mỗi năm học chỉ triển khai thêm ở 1 hoặc 2 lớp ở cấp tiểu học.
Lý do khác là vì thực hiện việc đổi mới, sắp xếp bộ máy chính trị, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ cần có thời gian để chỉ đạo triển khai các nghị quyết này trong ngành giáo dục, đánh giá tác động của chính sách đối với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và có biện pháp giải quyết.
Theo đó, Chính phủ muốn bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới so với kế hoạch đã đề ra từ năm 2019 thay cho 2018, thực hiện cuối chiếu đối với cấp tiểu học (từ năm học 2019 -2020), đối với cấp trung học cơ sở (từ năm học 2020 – 2021) và đối với cấp trung học phổ thông (từ năm học 2021 – 2022).
Như vậy, so với lộ trình ban đầu, việc bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ở cấp tiểu học chậm 1 năm, ở cấp trung học cơ sở chậm 2 năm và ở cấp trung học phổ thông chậm 3 năm.
Bộ trưởng Nhạ thuyết phục Quốc hội rằng, kinh phí thực hiện xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa theo lộ trình đã điều chỉnh cũng không phát sinh do thời gian để tất cả các lớp trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn là 5 năm.
Phương án mới sẽ có nhiều thời gian hơn để địa phương rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học; ưu tiên ngân sách địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư bổ sung cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới.
Đa số thành viên đồng ý đề xuất lùi thời gian của Chính phủ nhưng cơ quan thẩm - Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, thực tế đã qua 3 năm triển khai nghị quyết 88 của Quốc hội nhưng việc chuẩn bị có nhiều hạn chế. Phần công việc cần triển khai trước khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước còn rất nhiều.
Chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho biết, trong uỷ ban thẩm tra có nhiều đại biểu băn khoăn về tính khả thi của lộ trình điều chỉnh Chính phủ nêu ra và đề nghị bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới mới từ năm học 2020-2021, chậm lại 2 năm thay vì chỉ lùi 1 năm như phương án được trình.
Vì, các công việc liên quan đến xây dựng chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới còn rất nhiều, bao gồm: xây dựng chương trình môn học, hoạt động giáo dục; biên soạn, thẩm định sách giáo khoa và tài liệu giáo dục chung và của địa phương; giảng dạy thí điểm, rút kinh nghiệm, điều chỉnh sách giáo khoa và triển khai đại trà. (VnEconomy 2/11) đầu trang(

NHÂN SỰ MỚI
Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ VHTTDL, VKSNDTC vừa tổ chức công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ.
Bộ Công Thương: Ngày 1/11, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã trao Quyết định số 4168/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho ông Lý Quốc Hùng, nguyên Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam.
Trước đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký Quyết định số 4188/QĐ-BCT về việc luân chuyển ông Trần Quang Huy, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ vào Ban chấp hành, Ban thường vụ Công đoàn Công Thương Việt Nam. Chiều 31/10, tại phiên họp bất thường của nhiệm kỳ 2013 - 2018, Ban chấp hành Công đoàn Công Thương Việt Nam đã thống nhất 100% phiếu tín nhiệm, bầu đồng chí Trần Quang Huy đã trở thành tân Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam.
Trao quyết định và chúc mừng các cán bộ được giao nhiệm vụ mới, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với Bộ Công Thương và Công đoàn Công Thương Việt Nam.
Với cá nhân ông Trần Quang Huy, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng đánh giá là một cán bộ trẻ rất có năng lực, bản lĩnh. 14 tháng công tác trong vai trò là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, ông Trần Quang Huy đã cùng các cán bộ của Vụ vượt qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt là giai đoạn 2016 - 2017, thời kỳ Bộ Công Thương có rất nhiều thay đổi về cơ cấu nhân sự, kiện toàn bộ máy.
Bộ trưởng khẳng định, việc luân chuyển cán bộ giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công Thương là một trong những thử thách tiếp theo để ông Trần Quang Huy có thể phát huy bản lĩnh, rèn luyện phẩm chất chính trị.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, điểm chung giữa ông Lý Quốc Hùng và ông Trần Quang Huy là từng công tác tại Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Nay thuộc Vụ Thị trường châu Á, châu Phi), sau đó được điều động, luân chuyển sang các vị trí công tác hoàn toàn mới, chuyên môn hoàn toàn khác biệt. Thế nhưng, với sự nỗ lực không ngừng, bằng sự nhạy bén và bản lĩnh chính trị, cả hai cán bộ đã nhanh chóng hòa nhập mới môi trường mới, từng bước hoàn thiện và hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ VHTTDL: Ngày 31/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho 9 cán bộ lãnh đạo của các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL.
Theo đó, Bộ VHTTDL quyết định bổ nhiệm bà Ninh Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Văn hóa cơ sở giữ chức Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở;
Ông Bùi Hoài Sơn, Phó Viện trưởng phụ trách Viện VHNT Quốc gia Việt Nam giữ vị trí Viện trưởng Viện VHNT Quốc gia Việt Nam;
Giao nhiệm vụ Quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng du lịch Nha Trang đối với bà Nguyễn Thị Thúy Hường, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng du lịch Nha Trang;
Giao nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam đối với ông Phạm Anh Tú, Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam;
Bổ nhiệm chức danh Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh đối với bà Lý Phương Dung, Trưởng phòng Nghệ thuật Cục Điện ảnh;
Bổ nhiệm chức danh Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo đối với ông Nguyễn Thanh Hà, Chuyên viên Vụ Đào tạo;
Bổ nhiệm chức danh Phó Tổng Biên tập Báo Văn Hóa đối với ông Phan Thanh Nam, Phó Trưởng Ban Thư ký Báo Văn Hóa;
Bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đối với ông Trần Mạnh Cường, Trưởng đoàn Xiếc 2;
Bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đối với ông Tống Toàn Thắng, Trưởng đoàn Xiếc 3.
Bộ Công an: Ngày 31/10, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Xuân Mười, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND đã chủ trì Lễ thông báo, công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Nhà xuất bản CAND.
Theo đó, thực hiện các Quyết định điều động cán bộ và giao phụ trách đơn vị, Đại tá Nguyễn Hồng Thái thôi chức vụ Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản CAND, đến nhận công tác và giữ chức vụ Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân.
Đại tá, Thạc sĩ Mã Duy Quân, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập được giao phụ trách Nhà xuất bản CAND kể từ ngày 26/10/2017.
Bộ Quốc phòng: Ngày 30/10, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên Hợp Quốc đã trao Quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga, sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ GGHB Liên Hợp Quốc tại Phái bộ Nam Sudan.
VKSNDTC: Ngày 30/10, Phó Viện trưởng VKSNDTC đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Hoàn, Kiểm sát viên trung cấp, Viện trưởng VKSND huyện Trần Đề giữ chức vụ Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng. (Infonet 2/11) đầu trang(
Ngày 2/11, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, thay mặt Bộ Chính trị trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công đồng chí Nguyễn Văn Thể - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT; đồng thời trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc phân công đồng chí Phan Văn Sáu - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2015-2020.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính chúc mừng Đảng bộ, nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã góp phần đào tạo cán bộ cấp cao cho Trung ương. Chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Thể được phân công nhận nhiệm vụ mới Bộ trưởng Bộ GTVT.
Theo đồng chí Phạm Minh Chính, đồng chí Nguyễn Văn Thể đã trải qua nhiều vị trí quan trọng từ Trung ương tới địa phương, hiện trên cương vị mới Bộ trưởng Bộ GTVT, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng đồng chí Nguyễn Văn Thể sẽ tiếp tục kế thừa những thành quả của lớp đàn anh đi trước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng chí Phạm Minh Chính cho biết thêm, để đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, Bộ Chính trị đã thống nhất cao việc phân công đồng chí Phan Văn Sáu, Tổng Thanh tra Chính phủ giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015-2020.
Trên cương vị mới Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng, với sự giúp đỡ tận tình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tin tưởng đồng chí Phan Văn Sáu tiếp tục kế thừa thành quả, kinh nghiệm của các lớp đàn anh đi trước cộng với bản lĩnh chính trị vững vàng, kinh nghiệm của bản thân hoàn thành xuất sắc mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII đề ra…   (Báo Chính Phủ 2/11) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Trước những xôn xao của dư luận về câu chuyện con nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo sở hữu khối tài sản khủng…TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra VBQPPPL (Bộ Tư pháp) đã có những quan điểm cá nhân về vấn đề này. Báo Đất Việt xin đăng tải nguyên văn những quan điểm của ông!
"Dư lụận xôn xao, thắc mắc là rất đúng. Con quan, chưa làm ăn, chưa lao động, kinh doanh gì nên hồn mà đã có được khối tài sản khủng. Người dân có quyền nghi ngờ tài sản này có nguồn gốc tham nhũng, là tài sản tham nhũng được Bố, Mẹ chuyển cho con cái. Đây là một dạng tẩu tán tài sản tham nhũng khá phổ biến lâu nay.
Không chỉ tẩu tán cho con cái, mà người ta còn chuyển sang cho cả Bố, Mẹ, Vợ hoặc Chồng. Vừa qua,công luận đã điểm mặt khá nhiều trường hợp điển hình.
Đáng tiếc là nhiều khi cơ quan có trách nhiệm xử lý thiếu kiên quyết, xử lý nửa vời như một sự dung túng vô lối, như là một sự thách đố, vô cảm trước công luận, trước sự bức xúc của người dân, của xã hội.
Vấn đề là phải xác minh được nguồn gốc tài sản của cá nhân đó. Xác định được những tài sản này là “sạch” hay “ bẩn”. Nếu đây là tài sản được Bố, Mẹ đương sự chuyển cho như một dạng tẩu tán tài sản tham nhũng, tẩu tán tài sản do phạm pháp mà có thì phải xử lý nghiêm, phải thu hồi chứ không thể xử lý kiểu nửa vời, buông trôi, thách thức dư luận như vừa qua.
Ở đây có vấn đề liên quan đến quan chức có chức, quyền, đến đối tượng có khả năng tham nhũng trong xã hội. Nếu khối tài sản khổng lồ này thuộc người dân bình thường, không liên quan đến quan chức thì nó thuộc quyền sở hữu của cá nhân công dân trong xã hội.
Nhà nước không thể buộc người dân phải tự chứng minh tài sản của mình là tài sản sạch hay không sạch? là hợp pháp hay không hợp pháp? Nếu nghi ngờ tài sản này của công dân là tài sản có được do phạm pháp mà có thì Nhà nước có trách nhiệm phải chứng minh.
Ở các nước tiên tiến, quản lý tốt thì người ta nắm khá chắc nguồn gốc tài sản của từng cá nhân. Nếu tự dưng, một người đột nhiên có khối tài sản lớn thì họ vào cuộc ngay để xác định và có thái độ cần thiết theo quy định của pháp luật, kể cả việc buộc chủ sở hữu phải chứng minh nguồn gốc nhằm chống tội phạm, tham nhũng và rửa tiền.
Ở Việt Nam hiện nay, theo tôi, nếu một người là con cái, Bố, Mẹ, Vợ hoặc Chồng của quan chức có chức, quyền, có điều kiện và khả năng tham nhũng, đột nhiên có khối tài sản lớn, thì đây cũng là lý do để buộc cơ quan có thẩm quyền phải vào cuộc, xem xét thấu đáo.
Không thể bỏ qua như lâu nay ở nhiều nơi. Khi vào cuộc, quan trọng nhất là phải tìm hiểu, kiểm tra được nguồn gốc của tài sản. phải minh bạch được nguồn gốc tài sản của các đối tượng này.
Hiện nay, việc quản lý tài sản người dân của chúng ta rất kém, nên hầu như không xác định được nguồn. Đây là điều khó. Tuy nhiên, nếu là con quan, người nhà quan thì phải làm đến nơi, đến chốn, làm có trách nhiệm.
Còn việc bố mẹ chuyển nhượng tài sản cho con cái, có liên quan gì hay không thì cũng phải làm rõ, phải làm theo Luật, phải minh bạch.
Mới 19-20 tuổi mà đã sở hữu một khối tài sản lớn thì cơ quan nhà nước có quyền và có trách nhiệm đặt vấn đề kiểm tra nguồn gốc. Việc con gái của nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước có biệt phủ khủng tại TP.HCM thì đã có thông tin của chính gia đình nói với công luận là của Bố, Mẹ cho con gái như của hồi môn.
Vậy thì nguồn gốc tài sản là của bố mẹ cho. Tài sản này của bố mẹ có nguồn gốc từ đâu? có được kê khai hay không? Cơ quan có thẩm quyền phải vào cuộc một cách có trách nhiệm để làm rõ.
Nếu chỉ quy định kiểm tra kê khai tài sản của riêng bản thân một cá nhân quan chức, còn không buộc kê khai tài sản của bố, mẹ, vợ hoặc chồng và con cái. Tôi cho rằng đây là lỗ hổng rất lớn trong thể chế phòng, chống tham nhũng.
Tôi còn biết có nhân vật lãnh đạo cao cấp sở hữu hơn chục cái bất động sản ở Hà Nội, ở đô thị lớn đến mức phải gọi cả con cháu trong dòng họ đến trông coi hộ.
Còn đô thị lớn, khu chung cư, chính quyền bao giờ cũng có yêu cầu buộc chủ đầu tư phải giao cho chính quyền một số căn hộ, một số diện tích theo cơ chế nội bộ. Đây cũng là biểu hiện của tham nhũng mà lâu nay không có ai vào kiểm tra được.
Không chỉ riêng nhà, đất, mà còn hàng loạt loại tài sản tham nhũng khác nữa dưới các hình thức, vỏ bọc tinh vi khác nhau vượt khỏi tầm kiểm soát.
Một vấn đề cần làm rõ thêm, đó là việc kê khai, kiểm tra tài sản của Bố, Mẹ, Vợ hoặc chồng, con của quan chức để phòng, chống tham nhũng liệu có vi hiến hay không?.
Tôi cho rằng nếu coi là vi hiến như nhiều người nói là không chính xác, là một lỗ hổng rất lớn của thể chế về quản lý quan chức, của việc phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Cần phải làm rõ mấy điểm: Theo quy định của Hiến pháp thì Bí mật đời tư là thế nào? Thế nào thì vi phạm Bí mật đời tư? Có được phép buộc quan chức phải kê khai tài sản của Bố, Mẹ, Vợ hoặc chồng, con như một biện pháp ngăn ngừa và chống tham nhũng của quan chức đó hay không?.
Giữa Người dân bình thường và Công chức, Quan chức có phải lúc nào cũng theo một chuẩn chung hay không?.
Là người dân bình thường thì không buộc họ phải kê khai tài sản là đương nhiên, còn đây lại là người có liên quan đến quan chức có chức, có quyền, vậy liệu có cần buộc họ phải kê khai tài sản hoặc chí ít, buộc họ phải kê khai khi nhận tài sản của quan chức cho, tặng?.
Muốn làm quan chức, muốn có chức, có quyền thì có buộc phải tuân theo yêu cầu chịu để Bố, Mẹ, Vợ hoặc Chồng, Con vào vòng quản lý nào đó hay không?.
Đặc biệc là kê khai tài sản của họ với một mức độ và cách thức hợp lý nào đó hay không? Xã hội và dân thì muốn mà ngược lại, rất nhiều quan chức lại không muốn, tìm cách ngụy biện, né tránh trách nhiệm kê khai này. (Đất Việt 3/11) đầu trang(
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) ngày 2/11 phát biểu như vậy tại phiên thảo luận cuối cùng tại Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội.
Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, bộ máy hiện nay đang phải giải quyết hậu quả khủng khiếp của nạn cán bộ yếu kém, hư hỏng và tham nhũng, móc ngoặc với những nhóm lợi ích xấu để chiếm đoạt các tài nguyên và để lại những món nợ công khổng lồ vài chục năm sau chưa thể trả xong. Do đó nhân dân rất hoan nghênh việc công khai, minh bạch về những dự án thua lỗ, nợ công, vi phạm về kinh tế, môi trường và việc xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan đến các vụ việc tiêu cực.
Song để xử lý cho có hiệu quả, ông Nghĩa đề nghị cần tiến hành tịch thu các tài sản bất minh, nếu đối tượng không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp. Đồng thời, cần kiên quyết hơn và triệt để hơn trong các vụ án tham nhũng đang và sẽ tiến hành vì nếu không thì sẽ phản tác dụng. Đặc biệt, theo ông Nghĩa cần có những giải pháp đột phá trong việc tinh giản bộ máy cán bộ, công chức, có biện pháp đồng bộ, hợp lý nhưng kiên quyết. “Cỗ xe hành chính” đã sắp chết máy vì chở quá nhiều người, chở quá nặng và sẽ hết xăng”, ông Nghĩa than.
Theo ĐB Ngô Trung Thành (Đắk Lắk), muốn cải cách hành chính thì phải trên nóng, dưới nóng, toàn hệ thống đều nóng. “Phải làm sao cho “bếp lò” cải cách hành chính của chúng ta, cho dù “củi tươi” đưa vào cũng phải cháy”; “chính sức ỳ của nền hành chính đang là kẻ thù của việc xây dựng Chính phủ kiến tạo”, ĐB Thành nói.
ĐB Thành dẫn chứng về tình hình xử lý các vụ việc sai phạm trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Hầu hết các vụ việc đều thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, cấp bộ xử lý, không có vụ việc nào phải lên đến Thủ tướng. Tuy nhiên Thủ tướng vẫn phải vào cuộc phải chỉ đạo các đơn vị mới làm. “Tại sao Bộ Nội vụ, các cơ quan phải đợi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng mới thực hiện trách nhiệm kiểm tra của mình? Tại sao sự việc cứ phải đẩy lên Thủ tướng thì mới chuyển được?”, ông Thành nêu câu hỏi.
Từ đó, ông Thành đề nghị, Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để thúc đẩy, tăng cường được tính chủ động, trách nhiệm, tính tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, người đứng đầu các cơ quan, chấm dứt tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, cấp dưới ì ra, đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên, cấp trên cứ phải lo thay công việc của cấp dưới.
Ghi nhận và đánh giá cao việc Chính phủ thực hiện có hiệu quả 13 chỉ tiêu đề ra, song theo ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) “Giá như có thêm một chỉ tiêu mà định lượng được lòng tin thì chắc chắn sẽ làm cho sự phát triển về kinh tế bền vững”. Dẫn ví dụ về sự kiện Đồng Tâm, ông Quốc cho rằng cần nhìn nhận nó như một cuộc khủng hoảng về lòng tin, chứ không nên nhìn thuần túy là một án hình sự.
“Tất cả những gì diễn ra ở đó có một yếu tố mà tôi thấy Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan có trách nhiệm phải quan tâm, đó là việc những đề đạt ý kiến, những khiếu nại của người dân không được quan tâm, xem xét kịp thời để nó tích tụ lại trở thành hiện tượng “tức nước vỡ bờ”, ông Quốc nói.
Ông Quốc cho hay, tại kỳ họp trước đã viết một bức thư gửi cho các vị lãnh đạo, trong đó có nêu câu hỏi của rất nhiều cử tri nhờ tôi đặt ra - đó là tại sao một lực lượng tinh nhuệ nhất, được đào tạo, huấn luyện trang bị tốt nhất lại bị bắt và giữ? “Câu trả lời duy nhất, đó là vì họ vẫn giữ được phẩm chất của Công an nhân dân, họ không coi nhân dân là kẻ thù và họ chấp nhận một giải pháp như vậy”, ông Quốc bày tỏ quan điểm.
Tán thành việc thượng tôn pháp luật, phải xử lý đến cùng, song điều khiến ông Quốc đặt ra là, cơ quan chức năng đã khởi tố những người dân ở Đồng Tâm vi phạm nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân bất hợp pháp hoàn toàn vẫn đứng ngoài pháp luật? “Chúng ta phải rút bài học sâu sắc để Đồng Tâm không phải chỉ là một bài học tiêu cực, chúng ta góp phần làm cho nó không lặp lại như thế nữa. Chúng tôi rất mong các cơ quan có trách nhiệm trả lời cho những kiến nghị của người dân, khi họ chưa thông với kết quả thanh tra của thành phố Hà Nội”, ông Quốc kiến nghị.
Đồng tình với việc phải tập trung giải quyết dứt điểm vụ Đồng Tâm, ĐB Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng- An ninh của Quốc hội lưu ý tình trạng lợi dụng bức xúc của người dân để có ý đồ không tốt ở phía sau. “Tôi không nói vụ Đồng Tâm có chuyện này hay không, nhưng có một số vụ việc liên quan đến vấn đề chính sách chúng ta phải thận trọng, nghe ngóng khi đưa ra quyết định chính sách. Ngược lại chúng ta phải hết sức tỉnh táo xem rằng đấy là thực chất của vấn đề hay không”, ông Hồng lưu ý. (Tiền Phong 3/11) đầu trang(
Sáng 2/11, Quốc hội (QH) tiếp tục bàn thảo về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Câu chuyện cán bộ, tham nhũng, lãng phí, “trên nóng, dưới lạnh”, vụ Đồng Tâm (Hà Nội)… được nhiều đại biểu (ĐB) QH quan tâm nêu ý kiến.
Nêu ý kiến, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng, tình trạng “kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm” tồn tại ở nhiều lĩnh vực như công tác tổ chức cán bộ, quản lý sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản.
“Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân nảy sinh những tồn tại. Cử tri mong muốn Chính phủ báo cáo kỷ luật kỷ cương hành chính đã nghiêm. Hạn chế này kéo dài, nhưng chậm khắc phục, đề nghị Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ vấn đề này”, ông Học nhấn mạnh.
Cũng theo ĐB tỉnh Phú Yên, Đảng, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về thực hành chống lãng phí. Nhiều cán bộ cấp cao Trung ương đã làm gương, tiết kiệm trong cuộc sống, thực thi công vụ. Nhưng, vẫn có nhiều cán bộ trong bộ máy Nhà nước chưa thực sự tiết kiệm, chống lãng phí, từ đi lại, ăn uống, quản lý sử dụng tài sản công đến tổ chức lễ hội, động thổ, khởi công khánh thành... làm người dân bất bình, nhất là khu vực lũ lụt, hạn hán.
“Chống tham nhũng phải đi liền với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ cần có chế tài xử lý nghiêm”, ông Nguyễn Thái Học đề xuất.
Đánh giá cao tập thể Chính phủ, những vất vả lo toan của người đứng đầu Chính phủ nên năm nay đất nước có kết quả phát triển đầy lạc quan, nhưng ĐBQH Ngô Trung Thành (Đắk Lắk) vẫn băn khoăn, trước “sức ỳ” của nền hành chính - kẻ thù của việc xây dựng Chính phủ kiến tạo. Khi mà nhiều vụ việc nếu dư luận, báo chí không nêu thì chưa chắc đã được phát hiện, giải quyết.
“Tại sao các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trực tiếp lại không xử lý mà phải đợi yêu cầu từ trên xuống. Tại sao nhiều vụ việc phải đẩy lên Thủ tướng mới chuyển biến được”, ông Thành đặt loạt câu hỏi.
Theo ĐB Thành, nếu các cơ quan làm đúng chức năng, thẩm quyền của mình thì những vụ việc đó chắc chắn được xử lý. Nếu cơ quan chức năng phát huy đầy đủ chức năng của mình thì sự việc không phải lên đến bàn Thủ tướng và Thủ tướng không phải chỉ đạo như vụ quán cà phê Xin Chào.
ĐB đoàn Đắk Lắk đề nghị, Chính phủ có giải pháp quyết liệt để nâng cao trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan. Từ đó, chấm dứt tình trạng trên nóng - dưới lạnh, đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên, cấp trên cứ phải lo thay cho cấp dưới. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm, buộc cấp dưới phải chủ động, năng động thực hiện đúng, đủ trách nhiệm của mình.
“Làm sao trên nóng - dưới nóng, toàn hệ thống đều nóng. Đến đây tôi xin vận dụng câu nói của đồng chí Tổng Bí thư: Phải làm sao cho bếp lò cải cách hành chính của chúng ta cho dù củi tươi đưa vào cũng phải cháy”, ĐBQH Ngô Trung Thành nhấn mạnh.
Cũng đề cập đến công tác cán bộ, ĐBQH TP Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa cho rằng, “thời gian không thuộc về chúng ta, cơ hội không chờ chúng ta, trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay không có bữa trưa miễn phí dù đó là vịt quay Bắc Kinh hay là Hamburger của Mỹ”.
Theo ĐB Nghĩa, chúng ta đã chứng kiến và đang giải quyết hậu quả khủng khiếp của nạn cán bộ yếu kém, hư hỏng, tham nhũng, móc ngoặc với những nhóm lợi ích xấu để chiếm đoạt các tài nguyên, cơ hội ở diện rộng, quy mô lớn để lại những món nợ công khổng lồ vài chục năm sau chưa thể trả xong.
“Nhân dân hoan nghênh việc công khai, minh bạch về những dự án thua lỗ, nợ công, vi phạm về kinh tế, môi trường và việc xử lý trách nhiệm của các cá nhân. Nhưng nhiều cử tri từ dân thường đến lão thành cách mạng đều đề nghị phải tịch thu các tài sản bất minh nếu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp, bởi bỏ tù hay tử hình cũng không giảm được thiệt hại cho đất nước”, ông Nghĩa nói.
ĐB Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng, cần kiên quyết hơn và triệt để hơn trong các vụ án tham nhũng đang và sẽ tiến hành, nếu không thì sẽ phản tác dụng. Cùng với đó, cần đột phá trong tinh giản bộ máy cán bộ, công chức, có biện pháp đồng bộ, hợp lý nhưng kiên quyết. “Cỗ xe hành chính đã sắp chết máy vì chở quá nhiều người, chở quá nặng và sẽ hết xăng”, ông Nghĩa ví von.
Dành thời gian nói đến vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, TP Hà Nội), ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, không nên đơn thuần nhìn đây là vụ án hình sự mà phải xem xét dưới góc độ “khủng hoảng niềm tin” với vấn đề là các ý kiến, khiếu nại của người dân chưa được quan tâm, xem xét kịp thời nên đã tích tụ trong thời gian dài.
“Tôi nói điều này vì cho đến thời điểm này, Chính phủ và Hà Nội chỉ đạo rất sát sao trong việc giải quyết vụ Đồng Tâm, nhưng 2,5 tháng nay người dân Đồng Tâm có kiến nghị liên quan đến kết luận của thanh tra TP Hà Nội mà chưa được một cơ quan nào trả lời. Liệu chúng ta có để lặp lại chuyện cũ không?”, ông Quốc băn khoăn.
ĐB đoàn Đồng Nai cho hay, kỳ họp trước đã viết thư gửi nhiều vị lãnh đạo liên quan đến vụ việc này và Thủ tướng có văn bản trả lời. Trong thư, ông đề cập đến việc các chiến sĩ cảnh sát tinh nhuệ, được đào tạo, được trang bị phương tiện nhưng đã để cho người dân Đồng Tâm giữ lại. "Vì sao như vậy? Câu trả lời duy nhất là các chiến sĩ giữ được phẩm chất của người công an nhân dân, không coi nhân dân là kẻ thù và chấp nhận giải pháp như vậy", ông Quốc nói.
Đề cập đến việc gần đây, cơ quan thực thi pháp luật kêu gọi những người dân Đồng Tâm bắt giữ cán bộ ra đầu thú. “Tôi nghĩ dùng chữ đầu thú không ổn”, ông chia sẻ quan điểm, "ai cũng có thể hình dung được để bắt và giữ được lực lượng đó chắc chắn không phải là một vài người, trong đó có phụ nữ, trẻ con... Chúng ta có nên dùng từ đầu thú không? Tại sao không xuống với dân, lắng nghe và gạn lọc thông tin để có bước xử lý".
Tán thành quan điểm thượng tôn pháp luật trong giải quyết vụ việc, nhưng ĐB Quốc cho rằng, cần quan tâm đúng mức đến việc củng cố niềm tin, bởi "pháp luật không phải chỉ có bắt bớ".
ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh, bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của ông Dương Trung Quốc về tập trung giải quyết dứt điểm vụ việc ở Đồng Tâm. Song, theo ông Hồng, cần chú ý tình trạng lợi dụng những bức xúc của dân để phục vụ ý đồ không tốt.
“Tôi không nói vụ Đồng Tâm có chuyện này hay không, nhưng một số vụ việc mà các đại biểu phát biểu, những vấn đề chính sách hay phản đối chính sách, Quốc hội phải hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định, hết sức tỉnh táo để xem đó có phải là bản chất hay không”, ông Hồng nói. (Thanh Tra 2/11) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Ngày 29-10, “Hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên về cải cách hành chính” trên địa bàn thành phố Hà Nội lần đầu được tổ chức đã thu hút sự tham gia của 29 đội thi với 87 thí sinh. Với các phần thi sôi nổi, trách nhiệm và đầy tính cạnh tranh hấp dẫn, các đội tham dự đã mang đến cho người xem nhiều kiến thức bổ ích về cải cách hành chính (CCHC).
Được chính thức phát động từ tháng 6-2017, Hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên về cải cách hành chính đã nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của các quận, huyện, thị xã. Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai) Hoàng Thị Minh Huệ, Đội trưởng đội thi của quận Hoàng Mai cho biết: Ngay khi nhận được các thông tin về cuộc thi, chúng tôi đã tập hợp, phân công nhau nghiên cứu các văn bản của T.Ư và thành phố nhằm thực hiện tốt các phần thi. Việc lựa chọn các thành viên tham dự được chú trọng. Ba thành viên của đội đều là những người đã và đang hằng ngày làm việc trong lĩnh vực này gồm: Trưởng Phòng Nội vụ quận Hoàng Mai; trưởng bộ phận một cửa của UBND phường Thanh Trì và một công chức bộ phận một cửa của UBND phường Giáp Bát. Chị Huệ đánh giá, đây là hội thi bổ ích, giúp cho các tuyên truyền viên, báo cáo viên nắm rõ hơn kiến thức để thực hiện tốt hơn công việc của mình.
Có mặt tại Hội trường Trung tâm Đào tạo công nghệ thông tin và Truyền thông của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, chứng kiến Hội thi Tuyên truyền viên, báo cáo viên về CCHC, chúng tôi thật sự bị cuốn hút vào những màn tranh tài hấp dẫn, gay cấn qua từng vòng thi. Nếu như ở vòng 1 (phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm) diễn ra khá êm ả, thì ở vòng 2 (phần giành quyền trả lời câu hỏi trắc nghiệm) đã có sự bứt phá, cạnh tranh trực tiếp. Những tiếng chuông đăng ký trả lời của các đội thi gần như vang lên cùng lúc khiến Ban giám khảo phải làm việc hết sức căng thẳng.
Kết thúc vòng 2, tình huống gay cấn đã diễn ra khi có tới năm đội có điểm cao vượt trội và bốn đội bằng điểm nhau, trong khi chỉ có sáu đội được bước tiếp vào vòng trong. Ban Tổ chức đã buộc phải đưa ra câu hỏi phụ và chọn sáu đội có số điểm cao nhất bước tiếp vào vòng thi số 3 (phần thi trình bày ý tưởng). Kết quả, các đội Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ và Hoàn Kiếm đã lọt vào vòng 3. Tại vòng này, từng đội bốc thăm câu hỏi và cử ra một thành viên trả lời và các đội đều hoàn thành khá tốt câu trả lời. Đội Nam Từ Liêm, Thanh Xuân nắm rất vững kiến thức về các nội dung liên quan đến Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội. Đội Hai Bà Trưng trong phần trả lời đã làm rõ vai trò của việc đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Đáng chú ý, đội Hoàn Kiếm đã mang đến một phần trình bày sâu sắc, đầy thuyết phục về việc thực hiện “5 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả và giành giải nhất hội thi. Bí thư Đoàn phường Hàng Mã Nguyễn Thị Thùy Trang thành viên đội Hoàn Kiếm chia sẻ: hội thi rất ý nghĩa, giúp mỗi cán bộ, công chức, viên chức nhận thức đúng, thực hiện đúng về CCHC. Sau cuộc thi, mỗi thí sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực để nhân rộng, tạo sức lan tỏa rộng rãi, góp phần vào thành công của đơn vị cũng như của thành phố trong công tác CCHC.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Phan Lan Tú cho biết: Hội thi nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền; đồng thời bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền về CCHC cho đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên cấp cơ sở. Qua theo dõi, đánh giá phần chuẩn bị, cũng như các phần thi, cho thấy các đội đã có sự chuẩn bị nghiêm túc, khẩn trương và rất trách nhiệm đối với cuộc thi. Chất lượng giữa các đội khá đồng đều, các đội đều hiểu nội dung về công tác CCHC và trả lời các câu hỏi tương đối tốt.
Ban Tổ chức mong muốn đây không chỉ là lần tập dượt kiến thức về CCHC của cán bộ, công chức, viên chức tham gia các đội thi, mà còn là cơ hội để đội thi thể hiện những kinh nghiệm và kỹ năng tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp, cũng như đóng góp sáng kiến CCHC cho thành phố. CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của thành phố Hà Nội. Thời gian tới, công tác tuyên truyền về CCHC sẽ tiếp tục được đẩy mạnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đồng thời góp phần tăng cường sự đồng thuận, hài lòng của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp với việc thực hiện CCHC của thành phố và với đội ngũ công chức, viên chức Thủ đô. (Nhân Dân 2/11) đầu trang(
Ngày 2/11, Cụm thi đua số XI của thành phố Hà Nội gồm 6 cơ quan, đơn vị đã tiến hành tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2017 và ký giao ước thi đua năm 2018.
6 cơ quan đơn vị gồm: Tòa án nhân dân TP Hà Nội, Viện KSND TP Hà Nội, Công an TP Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Cục Thi hành án dân sự, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, 6 cơ quan, đơn vị đều đã triển khai công tác thi đua khen thưởng năm 2017 với nhiều phương thức hoạt động phù hợp với đặc thù của từng đơn vị, hoàn thành tốt công tác chuyên môn và các nhiệm vụ của ngành. Trong đó, chú trọng thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017” của thành phố Hà Nội thông qua công tác cải cách hành chính tư pháp trong 6 cơ quan, đơn vị.
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tập trung xét xử các vụ án theo tinh thần của Nghị quyết số 08/NQ - TW ngày 02/1/2002 và Nghị quyết số 49/NQ - TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về cải cải cách tư pháp, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nâng cao chất lượng tranh tụng không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội; có đường lối xử lý nghiêm minh đối với các bị cáo, trừng phạt nghiêm khắc kẻ chủ mưu, cầm đầu nhưng khoan hồng đối với bị cáo thật thà khai báo, ăn năn hối cải, lần đầu phạm tội.
Ngoài ra, ngành còn đưa công tác cải cách hành chính tư pháp đi vào hoạt động có hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Tòa án; thiết lập trang thông tin điện tử để bảo đảm việc triển khai công tác nhanh chóng, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội.
Trong năm 2017, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chú trọng cải tiến phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành. Trong đó nhấn mạnh thực hiện đúng quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch đã đề ra; giành nhiều thời gian kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các chủ trương, mệnh lệnh công tác ở các đơn vị cơ sở, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phức tạp nảy sinh.
Chương trình công tác Công an năm 2017 đều đạt và vượt so với yêu cầu tiến độ đề ra. “Năm công tác nghiệp vụ cơ bản” đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện có chiều sâu với cách làm toàn diện, quyết liệt, đạt được nhiều kết quả khả quan, tích cực. Lực lượng an ninh đã thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản nhất là trong việc phân công, phân cấp địa bàn điều tra cơ bản, hạn chế tối đa việc trùng dẫm địa bàn điều tra cơ bản giữa các đơn vị của Bộ Công an với các phòng nghiệp vụ của Công an thành phố và Công an các quận, huyện, thị xã. Lực lượng Cảnh sát đã quản lý tốt đối tượng trọng điểm. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội được triển khai quyết liệt, hiệu quả cao, kéo giảm tội phạm ẩn, không để tội phạm lộng hành...
Đối với Viện kiểm sát hai cấp đã tiến hành rà soát tổng thể, đi đến rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới nhiều Quy chế, Quy định phục vụ công tác theo định hướng công tác cải cách thủ tục hành chính như: Quy chế khen thưởng đột xuất, Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước, Quy chế sử dụng xe, Quy chế chi tiêu nội bộ...
Bên cạnh đó, Viện kiểm sát thành phố Hà Nội đang chú trọng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chỉ đạo điều hành nhằm tăng chất lượng quản lý công tác, tiết kiệm thời gian. Đồng thời, thực hiện thủ tục để áp dụng việc số hóa toàn bộ tài liệu lưu trữ của Viện kiểm sát thành phố trên phần mềm, nhằm giúp việc tra cứu tài liệu nhanh, thuận lợi chính xác hơn.
Thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội cũng đã thực hiện kỷ cương, kỷ luật, tập trung giải quyết, xử lý công việc ngay sau những ngày nghỉ Tết, không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, không tổ chức liên hoan ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc. Lãnh đạo Cục đã triển khai thực hiện và tổ chức cho 100% cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động ký cam kết nắm vững và thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội…
Qua đánh giá kết quả, thành tích trong năm 2017 của từng đơn vị, Cụm thi đua số XI thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất khen thưởng Cờ Thi đua UBND thành phố Hà Nội đối với 4 đơn vị: Công an Thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Cục Thi hành án dân sự. Các đơn vị còn lại đề nghị thành phố tặng Bằng khen.
Cũng tại hội nghị, các đơn vị cũng đã triển khai ký kết giao ước thi đua năm 2018 với mục tiêu hoàn thành tốt công tác chuyên môn và nhiệm vụ khác của đơn vị; bầu đơn vị Cụm trưởng là Công an thành phố Hà Nội, đơn vị Cụm phó là Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội. (Công Lý 2/11) đầu trang(

KINH TẾ
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết: Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 430 triệu USD tăng đến 21% so cùng kỳ 2016; hầu hết các thị trường bao gồm cả Mỹ và EU đều tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, việc EU “rút thẻ vàng” đối với hải sản VN lý do vi phạm các nguyên tắc IUU (chương trình chống các hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý) làm xấu đi hình ảnh và ảnh hưởng xấu uy tín, thương hiệu của ngành hải sản mà cụ thể là mặt hàng cá ngừ của VN. (Thanh Niên 3/11) đầu trang(
Nhìn chung, các nhóm hàng nhập khẩu từ Đài Loan trong 9 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhóm hàng đá quí, kim loại quí tăng mạnh nhất 242,8%, đạt 3,22 triệu USD.
Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – Đài Loan liên tục tăng trưởng tốt; theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm, con số này tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 11,12 tỷ USD; trong đó hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Đài Loan về Việt Nam đạt 9,22 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Đài Loan 1,9 tỷ USD (tăng 17,9%).
Như vậy Việt Nam nhập siêu hàng hóa từ thị trường Đài Loan lên tới đạt 7,31 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2017, tăng 11% so với cùng kỳ.
Trong số 38 nhóm hàng hóa chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Đài Loan trong 9 tháng đầu năm, thì  nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu về kim ngạch với 2,79 tỷ USD, chiếm trên 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, tăng 23,4% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu vải may mặc từ thị trường này đạt 1,17 tỷ USD, chiếm 12,7% trong tổng kim ngạch - đứng vị trí thứ 2, tăng 5,5% so cùng kỳ; tiếp đến nhóm máy móc thiết bị đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 10,9%, tăng 1,1%; chất dẻo nguyên liệu 768,98 triệu USD, chiếm 8,3%, tăng 13,5 %; sắt thép 657,07 triệu USD, chiếm 7%, tăng 26,3%.
Nhìn chung, các nhóm hàng nhập khẩu từ Đài Loan trong 9 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhóm hàng đá quí, kim loại quí tăng mạnh nhất 242,8%, đạt 3,22 triệu USD.
Ngoài ra, nhập khẩu còn tăng mạnh ở các nhóm hàng như: Cao su (tăng 61,5%, đạt 68,83 triệu USD); phân bón (tăng 33,7%, đạt 13,21 triệu USD); dược phẩm (tăng 37,4%, đạt 15,35 triệu USD); dây điện và dây cáp điện (tăng 33,9%, đạt 30,26 triệu USD).
Ngược lại, nhập khẩu xăng dầu; máy ảnh, máy quay phim; quặng, khoáng sản; phế liệu sắt thép từ thị trường Đài Loan giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 91%,  55%, 52% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái. (Vinanet 3/11) đầu trang(

PHÁP LUẬT
Chiều 2/11, Tòa án nhân dân TP Hà Nôi cho biết, đã nhận được đơn kháng cáo của hơn 250 bị hại và khách hàng đã nộp tiền vào Dự án B5 Cầu Diễn. Nhiều khách hàng chưa được xác định là bị hại trong vụ án do họ chưa có đơn tố cáo cũng như chưa có lời khai tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng C46 – Bộ Công an.
Trước đó, C46 đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc tìm người bị hại liên quan đến vụ án này, nhưng những khách hàng nói trên chưa đến và chưa có đơn tố cáo tại cơ quan điều tra. Tuy nhiên, sau phiên tòa sơ thẩm, những khách hàng này đã đơn gửi đến tòa án yêu cầu được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Được biết, toàn bộ các đơn kháng cáo của các bị hại và những khách hàng này đều chung nội dung đề nghị được nhận nhà chứ không nhận lại tiền đã đóng.
Ngoài ra, có thêm 2 bị cáo mới nộp đơn kháng cáo là: Lê Hồng Cương (nguyên Phó Tổng Giám đốc Housing Group) và Đinh Phúc Tiếu (nguyên Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Housing Group). Bị cáo Cương đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm còn bị cáo Tiếu kháng cáo kêu oan.
Như vậy, toàn bộ 10 bị cáo trong trong vụ án Châu Thị Thu Nga và các đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất (viết tắt là Công ty Housing Group) đều đã có đơn kháng cáo.
Trước đó, bị cáo Châu Thị Thu Nga (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Housing Group) đã làm đơn kháng cáo gửi đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, đồng thời cho rằng mức hình phạt tù chung thân đã tuyên phạt đối với bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là quá nặng và không đúng tội danh.
Các bị cáo còn lại đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm, cho rằng mức án đã tuyên là quá nặng và mong muốn được giảm nhẹ hình phạt, một số bị cáo đề nghị được cho hưởng án treo.
Vào tháng 10/2017, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nói trên và tuyên phạt tù chung thân với bị cáo Châu Thị Thu Nga về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Hành vi phạm tội của các bị cáo liên quan đến Dự án B5 Cầu Diễn. Dự án chưa được phê duyệt, chưa được cấp phép nhưng bị cáo Châu Thị Thu Nga cùng các đồng phạm vẫn thực hiện huy động vốn từ các khách hàng và chiếm đoạt tiền của họ.
Bị cáo Nga bị xác định là giữ vai trò chủ mưu, là người hưởng lợi chính từ số tiền chiếm đoạt gần 350 tỷ đồng nên phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tổng số 501 bị hại. Đây là những người đã nộp tiền vào Dự án B5 Cầu Diễn và có đơn tố cáo, có lời khai tại cơ quan điều tra. (Đầu Tư Chứng Khoán 2/11) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
Nói về Đề án đô thị thông minh của thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT - TT) TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết: Thời gian vừa qua, thành phố phải đối diện với tình trạng gia tăng dân số đô thị; đối mặt với những vấn đề khó khăn cần giải quyết ngay như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, tình trạng ngập nước…
Do đó, việc triển khai đô thị thông minh với hoạt động ứng dụng công nghệ cho từng lĩnh vực khác nhau (y tế, giáo dục, giao thông…) sẽ góp phần giải quyết các vấn đề này. Thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT), hệ thống quản lý đô thị thông minh sẽ thu thập dữ liệu theo thời gian thực (real-time), giúp cho người dân kịp thời ra quyết định liên quan đến cuộc sống.
Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) Lâm Nguyễn Hải Long, công viên phần mềm đã triển khai các ứng dụng CNTT-TT để giúp cho việc quản lý tài nguyên, hạ tầng tại đây được hiệu quả, thông minh hơn. Điều này cũng xuất phát từ nhu cầu tăng cường khả năng quản lý của QTSC cũng như đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ, sự thuận tiện của hệ thống dịch vụ.
Đầu năm 2016, QTSC đã chủ động ứng dụng các nền tảng công nghệ khác nhau như IoT (Internet of Things)… để giải quyết các bài toán về quản trị nội khu nhằm giúp công viên phần mềm này ngày càng trở nên thông minh hơn, tiến đến trở thành hình mẫu về đô thị thông minh đầu tiên của cả nước. QTSC phát triển mô hình quản trị thông minh với ba mục tiêu chính là: nâng cao chất lượng quản trị, điều hành; gia tăng sự hài lòng của cộng đồng nội khu (doanh nghiệp phần mềm, nhân viên các công ty…) và phát triển thương hiệu QTSC.
Một đô thị thông minh sẽ phải bao gồm các hệ thống thông minh luôn kết nối với một kho dữ liệu lớn thu thập từ nhiều hệ thống khác nhau, có khả năng xử lý tình huống theo thời gian thực, cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý đô thị, người dân. Hệ thống dịch vụ thông tin ở một đô thị thông minh sẽ cung cấp thông tin một cách kịp thời và kết nối với các hệ thống hạ tầng cơ sở khác của đô thị (giao thông, y tế, giáo dục, môi trường…).
Tiến sĩ Nguyễn Trọng, Ban cố vấn Hội Tin học TP Hồ Chí Minh nhận xét về nhu cầu phát triển đô thị thông minh: Sự “mách bảo” cần thiết của các hệ thống thông minh trong đô thị sẽ giúp người dân, doanh nghiệp nhanh chóng ra quyết định. Thí dụ như nếu được mách bảo kịp thời bởi một hệ thống dẫn đường thông minh, người dân từ quận 7 di chuyển qua khu vực quận 1 sẽ chọn đường đi tốt nhất, không bị ảnh hưởng bởi các điểm kẹt xe. Tiến sĩ Nguyễn Trọng cho rằng, khi một thành phố hiện đại có thể cung cấp một hệ thống thông minh đúng nghĩa, giúp cho người dân sử dụng các dịch vụ một cách hiệu quả hơn thì hoàn toàn có thể cung cấp thông tin và yêu cầu người dùng trả tiền.
Với chất lượng thông tin cung cấp kịp thời và hữu ích của hệ thống thông tin này, người dân sẽ sẵn sàng trả tiền khi sử dụng hệ thống dịch vụ thông minh. Hoặc như hệ thống điều khiển, giám sát hệ thống giao thông có khả năng điều khiển từ hệ thống tín hiệu đèn giao thông, điều phối giao thông thông qua mạng lưới ca-mê-ra kết nối in-tơ-nét cũng như điều khiển tín hiệu đèn giao thông một cách phù hợp theo tình hình trên các tuyến đường (đông xe hay vắng xe). Một đô thị thông minh cần sẵn sàng cho việc ứng dụng CNTT-TT như công cụ quản lý đô thị; giúp cho người dân thỏa mãn các yêu cầu thiết yếu của mình. Bên cạnh nhu cầu quản trị hành chính (đăng ký hồ sơ, làm thủ tục…), người dân còn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác một cách hiệu quả hơn thông qua ứng dụng CNTT-TT.
Giám đốc Sở TT-TT thành phố Dương Anh Đức cho biết: Sở đã xây dựng kế hoạch phát triển thành phố thông minh, tập trung vào năm nội dung chính là: xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; Xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; xây dựng trung tâm điều hành; thành lập trung tâm an toàn, an ninh thông tin; đề xuất một khung công nghệ tổng quan, làm nền tảng cho việc triển khai xây dựng đô thị thông minh. Và bảy lĩnh vực ưu tiên phát triển, gồm: Cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử; giao thông; chống ngập; môi trường; y tế; dịch vụ sức khỏe cộng đồng, an toàn thực phẩm; an ninh trật tự, an toàn xã hội; chỉnh trang đô thị. (Nhân Dân 3/11) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Vụ “Ruột China da Hoàng Khải” khẳng định thêm một điều, Việt Nam có nhiều sản phẩm có giá trị, xuất sắc hơn các nước, thôi ít nhất là so sánh với nước láng giềng Trung Quốc. Sản phẩm của Việt Nam hơn Trung Quốc thì mới có chuyện mua hàng Trung Quốc dán mác Việt.
Cũng từ vụ Khaisilk, nhiều thông tin cho biết, còn một số sản phẩm thương hiệu Việt nhưng ruột Trung Quốc. Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội các Làng nghề Việt Nam - cho biết, không chỉ Khaisilk mà lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng cũng bán hàng nhập từ Trung Quốc. Ông Lưu Duy Dần đưa thông tin sốc, có nhiều cửa hàng bán gốm Bát Tràng nhưng thực ra là gốm sứ Giang Tây - Trung Quốc.
Còn bao nhiêu nhãn hiệu hàng Việt đang độn ruột hàng Trung Quốc? Ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam - trả lời Tuổi Trẻ ngày 2.11: “Có thể nói tình trạng hàng giả, nhái thương hiệu, đặc biệt là hàng Trung Quốc giả mạo thương hiệu Việt, phổ biến rộng khắp ở nhiều lĩnh vực, từ quần áo, giày dép, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm cho đến vật liệu xây dựng như thép, tôn, thậm chí là cả những sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và cả nền sản xuất như tân dược, phân bón, thuốc thú y, nuôi trồng thủy sản...”.
Báo chí cũng từng đưa tin, có những cửa hàng bán nông sản Trung Quốc nhưng dán mác Đà Lạt. Nay thêm sản phẩm của các làng nghề, cho thấy chúng ta đang làm giàu cho thiên hạ và bán đứng thương hiệu của mình. Một chút lòng tham nhưng dần dần sẽ làm mất đi danh tiếng và sản phẩm chất lượng của các làng nghề truyền thống.
Thử tìm nguyên nhân xem sao. Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có thương hiệu là báu vật mà cha ông để lại, nhưng không làm ra được sản phẩm chất lượng, đủ sức cạnh tranh. Cho nên, nhà buôn chơi trò phù phép, mua hàng Trung Quốc về dán mác các thương hiệu tên tuổi Việt, một kiểu làm ăn quá dễ mà kiếm lời to. Có thế anh Hoàng Khải mới có dinh thự và dàn xe hơi xa xỉ.
Hàng của Trung Quốc tràn vào thay hàng sản xuất từ các làng nghề, vậy thì các làng nghề thua, chỉ về giá thôi cũng đủ chết. Bởi vì, chúng ta có thương hiệu làng nghề, nhưng hữu danh mà vô thực, chúng ta thừa hưởng di sản của cha ông nhưng không phát huy, làm giàu có sang trọng mà làm lụi bại, thật xấu hổ với tiền nhân.
Người buôn bán vì lòng tham nên nhập hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam mà không cần suy nghĩ về việc bảo vệ thương hiệu Việt, người sản xuất ở các làng nghề không sản xuất được sản phẩm đủ sức cạnh tranh với những kẻ làm giả thương hiệu của mình, quản lý thị trường không kiểm soát được. Chính chúng ta giết chết nền sản xuất của chúng ta. (Lao Động 3/11)

NHÌN RA THẾ GIỚI
Theo trang Sina của Trung Quốc, việc tiếp nhận thêm tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 sẽ giúp nâng cao đáng kể sức mạnh cho Hải quân Việt Nam.
Tờ báo Trung Quốc cho biết, căn cứ vào lịch trình cập nhật trên trang Marinetraffic thì tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Star chở theo chiến hạm Gepard 3.9 thứ 3 của Hải quân nhân dân Việt Nam mang số hiệu tạm thời 486 đã về tới cảng Cam Ranh, dự kiến con tàu sẽ sớm được bốc dỡ vào khu neo đậu.
Trước đó Việt Nam đã nhận đủ 6 tàu ngầm diesel - điện lớp Kilo 636 được trang bị tên lửa hành trình Klub-S và 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thuộc lớp, chưa kể số lượng đông đảo tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 tự đóng trong nước theo giấy phép của Nga, đưa họ trở thành lực lượng rất đáng gờm trong khu vực.
Chiếc chiến hạm trên được Nhà máy đóng tàu Gorky của Zelenodolsk ký hợp đồng với Công ty xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport để đóng mới theo đơn đặt hàng của Hải quân Việt Nam vào ngày 15/2/2013.
Cặp chiến hạm trên được hạ thủy lần lượt vào các ngày 28/4 và 26/5/2016. Đến tháng 8/2016 chúng được đưa ra biển Đen để thử nghiệm. Ngày 13/9/2017, chiếc mang số hiệu 486 được tàu vận tải Rolldock Star đưa ra khỏi cảng Novorossiysk và về đến Cam Ranh vào ngày 27/10.
Tàu Gepard có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.930 tấn, lên tới 2.100 tấn khi mang đầy tải, mặc dù hỏa lực không quá nổi trội nhưng nó vẫn được trang bị đầy đủ tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không tầm ngắn và ngư lôi săn ngầm.
Bên cạnh đó tàu còn được tích hợp pháo hạm AK-176M cải tiến với nòng dài gấp 59 lần đường kính (L/59), có thể dùng để chống lại mục tiêu mặt nước, mặt biển thậm chí cả phòng không. Phía sau tàu là 2 pháo bắn nhanh thuộc hệ thống CIWS AK-630M với cơ số 4.000 viên đạn.
Trên tàu còn có bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn 4K33 Osa-MA2 với ray phóng đôi ZIF-122 tương thích tên lửa 9M33 với cơ số dự trữ 20 quả trong khoang phía dưới, tên lửa có tầm bắn khoảng 10 km, sử dụng đầu tự dẫn radar thụ động, thời gian thay đổi trạng thái chiến đấu là 20 giây. Có thể thấy rằng thông tin của sina về vũ khí phòng không của Gepard 3.9 là thiếu chính xác khi trên tàu chỉ có 1 module tên lửa - pháo phòng không Palma mang tên lửa 9M311 Sosna-R.
Vũ khí chống ngầm của tàu là cặp ống phóng kép của ngư lôi hạng nặng cỡ 533 mm bố trí mỗi bên đi kèm với 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 (vũ khí này cũng không có trên Gepard 3.9), các loại bom chìm. Ngoài ra tàu còn có thể mang theo trực thăng Ka-28 trong khi làm nhiệm vụ. (Đất Việt 3/11) đầu trang(./.