Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 24 tháng 02 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Thực hiện kế hoạch kiểm tra, liên tục trong các ngày từ 21 đến 24-2-2017, đoàn kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng gồm các cơ quan chức năng tỉnh, huyện đã kiểm tra đối với các khu rừng phi lao và rừng phòng hộ thuộc các xã: Thới Thuận, Thừa Đức (Bình Đại), Tân Mỹ, Bảo Thuận (Ba Tri), Thạnh Phong, Thạnh Hải (Thạnh Phú).
Tại các điểm đến, đoàn đã kiểm tra các mặt công tác gồm: Việc xây dựng phương án PCCC, quy chế hoạt động của các đội PCCC rừng cấp cơ sở (xã). Công tác xây dựng chữa cháy tại chỗ và phương án huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) khi có cháy xảy ra.
Kết quả công tác tập huấn của Công an PCCC huyện về kỹ năng PCCC rừng cho các đội PCCC rừng ở cơ sở, công tác tổ chức diễn tập theo phương án PCCC rừng.
Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra đã kiểm tra các công trình PCCC rừng như: chòi canh lửa, đường băng cản lửa, hệ thống mương - hồ trữ nước, biển báo cấm lửa, biển nội quy PCCC, các phương tiện và dụng cụ cho công tác chữa cháy.
Đoàn cũng đã kiểm tra công tác phối hợp tuần tra bảo vệ rừng, công tác tuyên truyền giáo dục cho dân cư sinh sống gần rừng về nâng cao ý thức PCCC rừng, công tác xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động PCCC rừng, công tác quản lý các dịch vụ tự phát và sản xuất của cư dân ở gần hoặc gần trong khu vực rừng.
Nhìn chung, các đơn vị và địa phương được kiểm tra đều đạt yêu cầu. Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở các đơn vị, địa phương này cần tăng cường công tác tuyên truyền về PCCC rừng; đồng thời, cần thường xuyên luyện tập cho các đội PCCC rừng cấp cơ sở và đảm bảo chế độ trực, thông tin báo cáo. (Báo Đồng Khởi 24/2 H.Đức)đầu trang(
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cục Kiểm lâm, Bộ NN - PTNT, mùa khô năm 2017 tình hình thời tiết nước ta có nhiều diễn biến phức tạp.
Những tháng đầu năm, nền nhiệt độ có xu hướng tăng cao hơn mức trung bình nhiều năm, dự báo tổng lượng mưa sẽ giảm và thiếu hụt từ 10 - 20% so với trung bình nhiều năm.
Dó đó, Bộ NN - PTNT đề nghị Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động thực hiện triển khai các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng liên ngành thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; các ngành liên quan thuộc tỉnh có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần theo phương châm bốn tại chỗ, thường trực tại địa phương để sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng…
Cùng với đó, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường lực lượng, phương tiện ứng trực tại các địa bàn trọng điểm về cháy rừng; tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy theo quy hoạch, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác trong thời kỳ khô hạn.
Kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp, nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương.
Ngoài ra, các địa phương cần tiến hành kiểm tra, rà soát phương án và các biện pháp triển khai thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thường trực 24/24 giờ trong ngày; bố trí lực lượng canh phòng ở những khu vực trọng điểm; không để phát sinh nguồn lửa; phát hiện sớm điểm cháy và chỉ đạo quyết liệt huy động các lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời… (Đại Biểu Nhân Dân 23/2, Băng Tâm)đầu trang(
Chiều ngày 22/02/2017, Đoàn kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Long An do ông Lê Hữu Lợi – Phó chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm làm trưởng đoàn, có buổi làm việc tại huyện Tân Thạnh. Ông Nguyễn Trí Dũng – PCT.UBND huyện cùng các thành viên Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng làm việc với đoàn.
Qua công tác kiểm tra, huyện Tân Thạnh đã có sự chuẩn bị tốt về các mặt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ; đặc biệt là công tác phối hợp huy động 3 lực lượng công an, quân đội và kiểm lâm.
Toàn huyện Tân Thạnh có hơn 1.723 ha rừng tràm phân bố xen kẽ đất sản xuất nông nghiệp nên rất dễ xảy ra cháy. Trong đó, Phân trại K2 – Trại giam Thạnh Hòa quản lý hơn 474 ha và Trạm giống lâm nghiệp Tân Hòa hơn 324 ha, đây là 2 trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao nhất nên công tác phòng cháy, chữa cháy được đặt lên hàng đầu.
Theo đó, Ban chỉ đạo huyện và các xã đảm bảo lực lượng trực 24/24 trong thời gian cao điểm vào mùa khô và thành lập 35 tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng với 370 thành viên, sẵn sàng hỗ trợ phối hợp khi có tình huống xấu xảy ra. Hiện một số xã kiến nghị xin trang bị mỗi xã một máy chữa cháy cải tiến và đề xuất sửa chữa một số máy đã hư hỏng để phục vụ công tác chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.
Đoàn kiểm tra đã đánh giá cao công tác chuẩn bị cũng như các phương án, kế hoạch của huyện và ghi nhận một số vấn đề khó khăn, kiến nghị của địa phương. Tuy nhiên, đoàn cũng yêu cầu huyện Tân Thạnh cần tăng cường chủ động hơn nữa trong công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là trong mùa khô, tuyệt đối không để xảy ra cháy rừng. (Đài PTTH Long An 23/2, Duy Thanh)đầu trang(
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 369/QĐ-UBND, ngày 20/2/2017, phân bổ chi tiết dự toán kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với tổng kinh phí hơn 15,241 tỷ đồng, (trong đó, các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý gần 2,612 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý hơn 10,268 tỷ đồng và các công ty TNHH MTV lâm nghiệp hơn 2,361 tỷ đồng).
Cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh gồm: Chi cục Kiểm lâm, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Ban QLRPH Tà Nung và Ban QLKDL hồ Tuyền Lâm. Thuộc cấp huyện quản lý có 26 cơ quan, đơn vị gồm 12 Hạt Kiểm lâm và 14 Ban QLR. Công ty TNHH MTV lâm nghiệp có 8 đơn vị: Đơn Dương, Di Linh, Bảo Thuận, Tam Hiệp, Bảo Lâm, Lộc Bắc, Đạ Huoai và Đạ Tẻh. (Báo Lâm Đồng 23/2, M.Đ)đầu trang(
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Trạch đã tích cực tham mưu cho UBND huyện triển khai các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích các cá nhân, tập thể và người dân tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng.
Qua đó, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao độ che phủ rừng trên địa bàn huyện. Để nâng cao độ che phủ rừng theo chủ trương của Chính phủ, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Trạch đã tích cực tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho người dân tự quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng.
Mặt khác, làm tốt công tác phân định ranh giới giữa đất rừng, đất lâm nghiệp và các chủ rừng, triển khai các phương án bảo vệ, quy hoạch phát triển rừng giai đoạn 2010 – 2020; phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức kiểm kê rừng trên địa bàn toàn huyện.
UBND huyện đã kịp thời chỉ đạo các ban, ngành, địa phương, các chủ rừng thực hiện nghiêm quy trình theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện các hành vi khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, đồng thời phân công các thành viên Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng chống cháy rừng phụ trách địa bàn, canh lửa thường xuyên trong các thời gian cao điểm.
Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, luôn được Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Trạch quan tâm, nên đã nâng cao được ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Huyện Quảng Trạch hiện có khoảng 22 ngàn ha đất có rừng, trong đó, rừng tự nhiên khoảng 10,5 ngàn ha, rừng trồng hơn 11,3 ngàn ha.
Đây là diện tích rừng rất quan trọng, bảo đảm trữ lượng nước cho các hồ đập thủy lợi trên địa bàn huyện, hàng năm cung cấp nguồn nước tưới cho gần 7 ngàn ha diện tích đất trồng lúa và nhiều diện tích đất trồng cây hoa màu, nuôi trồng thủy hải sản khác.
Để khuyến khích được người dân tích cực tham gia công tác bảo vệ và trồng rừng, hàng năm, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Trạch đã khảo sát quỹ đất rừng, tham mưu cho UBND huyện, giao chỉ tiêu trồng rừng cho các địa phương, các chủ rừng. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người trồng rừng phòng hộ đầu nguồn theo đúng Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Với chính sách này, nhiều năm qua, huyện Quảng Trạch đã khuyến khích được người dân, các chủ rừng tích cực tham gia công tác trồng và bảo vệ rừng, người dân đã tận dụng được nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc để trồng rừng kinh tế, trồng các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2016, toàn huyện đã trồng được 750 ha rừng tập trung, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn huyện lên 53%. Trong năm, trên địa bàn huyện không có vụ cháy rừng lớn xảy ra, công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản được chú trọng, đã xử lý 49 vụ vi phạm, tịch thu hơn 48 m3 gỗ và các loại lâm sản khác, thu nộp ngân sách nhà nước trên 548 triệu đồng.
Đáng chú ý là, thông qua chính sách giao đất, giao rừng, đến nay, các địa phương trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã trồng, khoanh nuôi và bảo vệ được hàng ngàn ha rừng kinh tế và rừng phòng hộ. Các địa phương có diện tích rừng trồng đạt cao như: xã Quảng Lưu, Quảng Thạch, Quảng Liên, Quảng Trường, Quảng Châu, Quảng Hợp và Quảng Kim... Từ số diện tích đất rừng trồng được, hàng năm, đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương có mức thu nhập ổn định.
Theo kế hoạch, năm 2017, huyện Quảng Trạch trồng mới khoảng 700 ha rừng tập trung, chăm sóc rừng khoảng 812 ha, trồng 0,5 triệu cây phân tán, khai thác khoảng 11.500m3 gỗ. Hiện tại, đang vào mùa trồng rừng, các địa phương, các chủ rừng đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ trồng rừng.
Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Trạch tiếp tục tham mưu cho UBND huyện đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho người dân, quy hoạch các vùng trồng rừng tập trung, đầu tư xây dựng vùng sản xuất các loại cây giống mới, có giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ phòng chống cháy rừng, tích cực tuần tra kiểm soát các hành vi, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, khuyến khích các cá nhân, tập thể trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng ngập mặn. (Báo Quảng Bình 23/2, Thế Lực)đầu trang(
Trong những năm qua, Hạt kiểm lâm Rừng đặc dụng Xuân Nha đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giữ vững diện tích rừng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vụ chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.
Trong năm 2016, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 16 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; giảm 10 vụ so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó liên quan đến cháy rừng 3 vụ; Vận chuyển lâm sản trái phép 6 vụ, tang vật thu giữ trên 9,90 m3 gỗ các loại, 12,8 tấn lùng thanh; Cất giữ lâm sản trái pháp luật 7 vụ, tịch thu 2,04 m3 gỗ nhóm AII; 5,18m3 gỗ xẻ thông thường.
Ông Bàn Đức Quang – Phó hạt trưởng hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha cho biết: “Hạt kiểm lâm chúng tôi đã xây dựng phương án và kế hoạch để nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng hiện có; Tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý và bảo vệ rừng tại cơ sở và bước vào mùa khô công tác triển khai tuyên truyền tạo các cơ sở xã bản, các trường học, các cơ quan đơn vị trên địa bàn đã được chúng tôi thực hiện để người dân nắm được và triển khai thực hiện tốt”
Trong năm 2017, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trong đó chú trọng đến chỉ đạo đội ngũ cán bộ kiểm lâm thường xuyên bám sát cơ sở, tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến từng hộ gia đình; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện và xử lý các tụ điểm chặt phá, khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc khai thác tận dụng lâm sản trên vùng ngập thủy điện Trung Sơn. (Đài PTTH Sơn La 23/2, Mạnh Tiến)đầu trang(
Trên 510 tỷ đồng là tổng kinh phí được tỉnh Lâm Đồng ưu tiên thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trong giai đoạn 2017 - 2020 của dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học địa phương.
Theo đó, từ nay đến năm 2020, nguồn kinh phí trên được Lâm Đồng dùng để duy trì và phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang và các Vườn quốc gia: Bidoup-Núi Bà, Cát Tiên.
Đồng thời, thành lập mới và đưa vào hoạt động khu dự trữ thiên nhiên Đơn Dương, các khu bảo tồn loài/sinh cảnh như Núi Voi, Phát Chi, Madagui; xây dựng và đưa vào hoạt động Bảo tàng Thiên nhiên Tây Nguyên, Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên và các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
Bên cạnh đó, nâng cao độ che phủ rừng tối thiểu đạt 55%, hạn chế các tác động xâm hại đến rừng tại các địa phương trong tỉnh.
Ngoài ra, chương trình của dự án trong giai đoạn 2017 - 2020 cũng ưu tiên đầu tư vào các nhóm lĩnh vực như nâng cao nhận thức cộng đồng, năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học; quy hoạch chi tiết và thành lập các khu bảo tồn; xây dựng, phát triển các cơ sở bảo tồn; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các khu bảo tồn…
Dự án Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất các định hướng, giải pháp và cơ chế chính sách bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh; đồng thời, duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương. (Tin Tức 24/2, Nguyễn Dũng)đầu trang(
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh nằm ở phía bắc tỉnh Hà Giang, đây là khu vực với nhiều núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở.
Dãy núi chạy dài từ Tây sang Đông, nổi tiếng với đỉnh Tây Côn Lĩnh, có độ cao 2.428,5m, từ đây phát triển thành một dãy núi lớn khác chạy xuống phía Nam.
Đường phân thủy phía Tây đổ xuống sông Chẩy, phía Đông đổ xuống sông Lô. Nơi đây vẫn còn rất nhiều động thực vật quý hiểm sinh sống. Chính vì thế, cán bộ Kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh luôn chú trọng đến công tác bảo vệ rừng.
Do địa hình hiểm trở cho nên khu bảo tồn vẫn còn giữ được một khu rừng kín lá rộng, thường xanh mượt với diện tích liền vùng khá lớn, được phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích là 6.247,76 ha. Tổng diện tích là 15.012 ha, bao gồm 10 xã thuộc 3 huyện, thành phố là: Xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Thủy, Phương Tiến, Cao Bồ, Quảng Ngần, Thượng Sơn thuộc huyện Vị Xuyên; xã Phương Độ, Phương Thiện, TP Hà Giang và xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Linh là khu bảo tồn có đa dạng sinh học cao cần được bảo tồn và phát triển: Có 796 loài thực vật đã được ghi nhận, trong đó có 54 loài thực vật quý hiếm, chiếm 7% tổng số loài.
Trong số này có 49 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007), chiếm khoảng 6,2% tổng số loài đã biết trong khu vực nghiên cứu và chiếm khoảng 11,42% tổng số loài có tên trong SĐVN, trong đó: 3 loài thuộc cấp rất nguy hiểm (CR), 19 loài thuộc nhóm nguy cấp (EN), 27 loài thuộc nhóm sẽ nguy cấp (VU), 4 loài nằm trong Danh lục đỏ của IUCN (2007): 3 loài thuộc cấp ít nguy cấp (LR), 1 loài sẽ nguy cấp (VU), chiếm khoảng 0,41% tổng số loài đã biết trong khu vực nghiên cứu.
14 loài nằm trong NĐ32/2006 NĐ-CP chiếm khoảng 1,76% tổng số loài đã biết trong khu vực nghiên cứu và chiếm khoảng 27% tổng số loài có tên trong NĐ32/2006 NĐ-CP, trong đó 11 loài nằm ở nhóm IA, 3 loài nằm ở nhóm IIA. 5 loài nằm trong phụ lục II của công ước CITES 2008 chiếm khoảng 0,63% tổng số loài đã biết trong khu vực nghiên cứu.
Có 213 loài động vật được ghi nhận, trong đó có 36 loài quý hiếm. Trong số này có 14 loài thú ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2015); 24 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 17 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) của Chính Phủ và 15 loài ghi trong Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã bị đe dọa).
Hiện nay, KBTTNTCL và khu vực xung quanh chưa có một địa điểm du lịch nào chính thức hoạt động. Tuy vậy, tiềm năng du lịch sinh thái nhân văn, du lịch khám phá mạo hiểm có thể khai thác được như: Quần thể chè San tuyết cổ thụ ở xã Cao Bồ rất hấp dẫn du khách, nhất là vào mùa thu hoạch với việc tổ chức nhà nghỉ dạng “Homestay” trong các thôn bản đồng bào dân tộc Hmông, Clao, Dao .... Đỉnh Tây Côn Lĩnh là địa điểm nhiều khách du lịch muốn đặt chân đến khám phá cảnh đẹp.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc phải bảo vệ khu vực sinh sống của các loài động thực vật quý hiếm nơi đây, trao đổi với phóng viên, ông Cao Đạo Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh cho biết: “ Trong những năm qua, tuy lực lượng Kiểm lâm trong toàn hạt vẫn còn ít so với diện tích rừng được quản lý, địa hình rừng núi hiểm trở nhưng lực lượng Kiểm lâm trong toàn hạt đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh; tăng cường cho công tác bảo vệ rựng, bảo vệ nơi sinh sống của các loại động vật quý hiếm đang, không để xảy ra tình trạng săn bắn. Hạt cũng thường xuyên tham mưu cho các phòng ban, cơ quan chức năng của huyện, xã để tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý đối với các đối tượng vị phạm”.
Bên cạnh đó, ông Cao Đạo Quang còn cho biết thêm: Do được thiên nhiên ưu ái với các loài động thực vật quý hiếm và vô cùng phong phú đang sinh sống tại đây, hạt còn có cả khu vực bảo tồn thiên nhiên . Đây là nơi rất lý tưởng để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, sẽ tạo nên sự khởi sắc hơn cho sự phát triển kinh tế của huyện Vị Xuyên nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng. (Gia Đình & Pháp Luật 23/2, Thế Thực – Nguyễn Hải)đầu trang(
Nhà chức trách huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đang làm rõ hành vi xâm hại rừng ngập mặn phòng hộ đê biển quốc gia tại xã Đông Hưng.
Ngày 22/2, ông Trần Văn Khanh (Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) cho biết, huyện nhận được phản ánh về việc ông Lương Văn Hoàn (50 tuổi, xã Đông Hưng) chặt phá nhiều diện tích rừng phòng hộ đê biển cấp quốc gia trên địa bàn để chăng lưới đánh cá, và đã thành lập đoàn liên ngành để làm rõ.
Kết quả kiểm tra của đoàn liên ngành ngày 20/2 cho thấy, 750 m2 rừng lậu (cây lậu còn có tên gọi khác là cây bần) bị chặt; 20 cây bần có đường kính thân từ 10 cm đến 30 cm bị đẽo vỏ ở gốc, việc này sẽ khiến cây dần chết khô.
Làm việc với Công an huyện Tiên Lãng, ông Lương Văn Hoàn thừa nhận hành vi chặt cành cây bần để lấy lối đi, cắm đăng lưới đánh bắt cá tôm; còn việc đẽo vỏ ở một số gốc cây to không phải do ông thực hiện.
Để có căn cứ xử lý vụ việc, Công an huyện Tiên Lãng đã phối hợp với Kiểm lâm Hải Phòng xác định thiệt hại từ diện tích rừng bị chặt phá.
Rừng ngập mặn phòng hộ đê biển quốc gia tại Tiên Lãng trải dài hơn 20 km, qua nhiều xã ven biển. Nơi đây có rừng trồng theo chương trình hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và rừng tự nhiên, với những cây bần lâu năm đường kính gốc hơn một mét. (Vnexpress 23/2, Giang Chính)đầu trang(
Hàng chục ha rừng nguyên sinh ở Kon Tum bị người dân chặt phá không thương tiếc. Điều đáng nói là các chủ rừng, cơ quan chức năng chỉ phát hiện khi rừng đã bị chặt phá tan hoang, đo đếm diện tích rừng bị phá mà không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Cứ đến tháng 2, tháng 3 hàng năm, người dân Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng lại đi dọn nương, rẫy chuẩn bị cho mùa gieo trồng mới. Mùa dọn nương rẫy năm nay, tỉnh Kon Tum tái diễn tình trạng người dân phá rừng lấy đất làm rẫy.
Dọc theo quốc lộ 24 từ tỉnh Kon Tum đi tỉnh Quảng Ngãi, hai bên đường, nhiều khoảnh rừng bị người dân chặt phá, cây đổ ngổn ngang chờ ngày dọn sạch nhường chỗ cho cây sắn, cây bắp, lúa rẫy của người dân. Nhiều quả đồi đã bị phá trắng.
Dọc theo đường Trường Sơn Đông, cảnh tượng những cánh rừng bị phá không kém phần thê thảm. Cá biệt có những khoảnh rừng vừa mới bị chặt phá nằm giữa 2 trạm quản lý bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, tỉnh Kon Tum.
Hay trên tuyến đường cắt rừng từ xã Mang Cành, huyện Kon Plông đi đường Trường Sơn Đông, nhiều khoảnh rừng bị tàn phá còn tươi nguyên. Điều đáng nói là điểm rừng bị phá chỉ cách Trạm quản lý bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham chừng nửa cây số.
Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã cùng bà Chu Thị Phiến – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, đến các điểm rừng bị tàn phá, dùng thiết bị định vị để xác định khoảnh rừng bị phá có thuộc diện tích rừng phòng hộ do Ban đang quản lý (?). Lãnh đạo và nhân viên kỹ thuật Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham xác định: Điểm phá rừng ngay bên cạnh đường Trường Sơn Đông, nằm giữa 2 trạm quản lý bảo vệ rừng của Ban nhưng không thuộc diện tích rừng do Ban đang quản lý. Ước chừng điểm rừng bị phá cách rừng phòng hộ vài trăm mét. Hay các điểm phá rừng khác cách trạm bảo vệ rừng chừng nửa cây số cũng được xác định không phải rừng Ban đang quản lý.
Từ Trưởng ban đến nhân viên đều không hay biết rừng bị phá do đơn vị nào quản lý. Khi phóng viên đặt vấn đề, cũng là người quản lý bảo vệ rừng mà sao để rừng bị phá ngay nách trạm quản lý như vậy, mọi người im lặng.
Làm việc với Hạt kiểm lâm huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, ông Võ Minh Văn - Hạt trưởng cho biết: Các điểm rừng bị phá như phóng viên mô tả do công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông (Cty lâm nghiệp Kon Plông) quản lý.
Sau khi nhận được thông tin từ đơn vị quản lý, ngày 6/2/2017, Hạt đã cùng công ty xuống đo đếm xác định diện tích bị phá là hơn 3 sào tại 6 điểm. Mục đích việc lập biên bản xác định rừng bị phá để làm cơ sở sau này nếu ai vào đó dọn dẹp để trồng cây nông nghiệp thì sẽ xử lý vì không ai khác chính người dọn là người phá rừng.
Điều khiến ông Võ Minh Văn lo lắng là: Rừng do Cty lâm nghiệp Kon Plông quản lý nhưng lại bị phá ngay bên cạnh Trạm quản lý rừng phòng hộ Thanh Nham đứng chân nhờ, nhưng cán bộ, nhân viên các trạm cũng không thông tin cho lực lượng chức năng hay chủ rừng biết.
Ông Văn đã phải vào trực tiếp trạm để nhắc nhở, phân tích về sự việc rừng bị phá tại sao lại không báo cho cơ quan chức năng, chủ rừng biết. Trong khi đó, số điện thoại di động của Hạt trưởng và kiểm lâm viên hạt kiểm lâm huyện Kon Plong đã công khai cho mọi người biết.
Trao đổi cùng phóng viên: ông Nguyễn Văn Nam - Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Kon Tum cho rằng: Thái độ thờ ơ khi thấy rừng hàng xóm bị phá ở rừng giáp ranh giữa các chủ rừng như vậy là không thể chấp nhận được. Đồng thời cũng không thực hiện đúng tinh thần phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng chung.
Việc bảo vệ rừng là của cả hệ thống chính trị, bắt đầu từ ý thức của người dân đến chủ rừng, liên kết các chủ rừng, các tổ chức cơ sở hội, đoàn thể, chính quyền các cấp, lực lượng chuyên trách và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tất cả phải đồng sức, đồng lòng cùng chung tay bảo vệ rừng mới có hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Nam cho biết: Qua sự việc này, với vai trò là lực lượng chuyên trách, Chi cục kiểm lâm sẽ tham mưu cho Sở NN&PTNT Kon Tum có những giải pháp căn cơ phối hợp liên kết với các chủ rừng giữ rừng. Cứ tình trạng thấy rừng đơn vị khác bị phá lại ngoảnh mặt làm ngơ thì rừng sẽ còn bị tàn phá không thể kiểm soát.
Ông Nguyễn Văn Nam chia sẻ: Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy là vấn đề nhức nhối tại Kon Tum. Hằng năm, tình trạng này vẫn tái diễn bởi nhu cầu đất sản xuất của người dân là vấn đề cấp bách. Song không vì thế mà đổ lỗi. Để hạn chế tình trạng này, UBND tỉnh Kon Tum đã thu hồi 42.431,84ha đất của 17 đơn vị giao về cho địa phương quản lý. Sau khi thực hiện xong sẽ cơ bản giải quyết được đất sản xuất cho người dân, nhằm hạn chế sức ép lên các cánh rừng nguyên sinh.
Vấn đề căn bản chính là nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng, người đứng đầu các địa phương, đơn vị chuyên trách. Nếu để xảy ra mất rừng thì phải chịu trách nhiệm và phải bị xử lý nghiêm minh, tình trạng mất rừng mới được hạn chế. (Tài Nguyên & Môi Trường 23/2, Đình Thắng)đầu trang(
Ngày 23-2, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng (Võ Nhai) đã tổ chức Hội nghị phối hợp quản lý, bảo vệ rừng, truy quét chống chặt phá rừng vùng giáp ranh giữa 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn năm 2017. Tham dự có đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm 3 tỉnh.
Theo đánh giá, thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm 3 tỉnh đã tăng cường thực hiện quy chế phối hợp kiểm tra, truy quét chống chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép tại vùng giáp ranh.
Trên cơ sở đó, các bên đã kịp thời phối hợp triển khai nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn nạn phá rừng đạt kết quả. Tuy nhiên, công tác này cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, truy quét nạn chặt phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép và phòng cháy, chữa cháy rừng tại vùng giáp ranh giữa 3 tỉnh.
Cũng trong dịp này, đại diện Chi cục Kiểm lâm 3 tỉnh đã thống nhất thông qua Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, truy quét chống chặt phá rừng vùng giáp ranh năm 2017, với một số điểm đáng chú ý như: Thành lập 9 chốt kiểm lâm trên địa bàn các xã trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng và khu vực rừng giáp ranh giữa 3 tỉnh.
Hạt Kiểm lâm các huyện: Đồng Hỷ, Phú Lương (Thái Nguyên); Bắc Sơn, Bình Gia (Lạng Sơn); Na Rì, Chợ Mới (Bắc Kạn) tăng cường các lực lượng phối hợp truy quét tại những địa bàn giáp ranh, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng, các đối tượng khai thác, tập kết, vận chuyển lâm sản trái phép tại vùng giáp ranh để có biện pháp phối hợp xử lý kịp thời, đạt hiệu quả cao…(Báo Thái Nguyên 23/2, Nguyên Ngọc)đầu trang(
Hơn 50m3 gỗ dầu bị lâm tặc chặt hạ chưa kịp lấy ra khỏi rừng được lực lượng kiểm lâm phát hiện, thu giữ.
Chiều 23.2, ông Trương Văn Dự, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H.Ea Súp (Đắk Lắk), cho biết cơ quan kiểm lâm cùng các đơn vị chức năng của huyện đang tiến hành điều tra, xử lý vụ một khối lượng gỗ lớn vừa được phát hiện trong rừng.
Trước đó, ngày 20.2, trong lúc tuần tra, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện nhiều cây gỗ đường kính thân từ 20 - 30 cm, dài 4 - 5m, nằm sâu trong rừng thuộc lâm phần các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia H’Mơ và Ia Lốp (đóng trên địa bàn H.Ea Súp). Qua kiểm đếm, số gỗ có khối lượng hơn 50 m3, chủ yếu là gỗ dầu thuộc nhóm 4. (Thanh Niên 23/2, Trung Chuyên; Đại Đoàn Kết 24/2, tr10)đầu trang(
Những ngày gần đây, dư luận bất bình trước thông tin ông Nguyễn Đức Lý – Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Bình đã “tận dụng” nhà kho của 2 đơn vị trực thuộc thành nơi chứa gỗ riêng của gia đình.
Hai đơn vị đó là chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm (đều đóng ở tổ dân phố 10, P.Đồng Phú, TP.Đồng Hới). Điều đặc biệt, một trong hai lô gỗ đó được cơ quan chức năng xác nhận là gỗ lậu.
Sau khi nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân tại TP.Đồng Hới về sự việc trên, lực lượng chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra. Tại Trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm, các lực lượng chức năng bất ngờ phát hiện một lượng lớn gỗ lim được chất thành đống cao và trùm phủ bạt màu xanh nằm chiếm gần hết diện tích của nhà kho. Qua tìm hiểu, Giám đốc trung tâm là bà Nguyễn Thị Ái Trinh – vợ của Giám đốc sở Nguyễn Đức Lý.
Bà Trinh sau đó xuất trình được hóa đơn ghi ngày 22/8/2013 có nội dung: Ông Nguyễn Đức Lý mua của công ty CP chế biến lâm sản và kinh doanh tổng hợp Quảng Bình (P.Bắc Lý, TP.Đồng Hới) hơn 4m3 gỗ lim hộp với tổng tiền hơn 97 triệu đồng. Hồ sơ lô gỗ này hợp pháp khi có bảng kê lâm sản, lý lịch gỗ và trên lô gỗ này có dấu búa kiểm lâm.
Tuy nhiên, tại kho gỗ thứ hai, ở trụ sở của chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, khi các lực lượng chức năng yêu cầu lãnh đạo đơn vị này mở cửa để kiểm tra, thì bà Ái Trinh, mặc dù không có chức năng, nhiệm vụ quản lý tài sản đơn vị này nhưng vẫn có chìa khóa mở nhà kho một cách bình thản. Đúng như phản ánh của người dân, tại đây, lực lượng chức năng khá bất ngờ khi thấy một nhà kho được xây dựng kiên cố lại được dùng làm nơi chứa gỗ. Mà, sở KHCN thì không có danh mục nào của nguyên liệu... liên quan đến gỗ.
Với lô gỗ này, bà Trinh chỉ xuất trình được hóa đơn đề ngày 10/12/2014, khối lượng hơn 2m3, tổng số tiền hơn 48 triệu đồng mà không có bảng kê lâm sản và xác nhận của kiểm lâm theo quy định, trên gỗ cũng không hề có dấu búa kiểm lâm. Chính vì không có giấy tờ hợp pháp, đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ lô gỗ trên.
Được biết, khi xác minh nguồn gốc số gỗ tại chính công ty bán gỗ cho gia đình ông Lý, lãnh đạo Công ty cũng không thể xuất trình được bất cứ giấy tờ nào hợp pháp của lô gỗ nói trên.
Sau quá trình xác minh, ngày 8/11, hạt Kiểm lâm TP.Đồng Hới đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với Công ty đã bán gỗ cho ông Nguyễn Đức Lý vì đơn vị này đã thực hiện hành vi bán lâm sản trái quy định của Nhà nước. Mức phạt tiền 30 triệu đồng và tịch thu toàn bộ 35 hộp gỗ chua nhóm 3 với khối lượng hơn 1,8m3 được ông Lý cất giữ tại kho của Chi cục.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận băn khoăn là trong sự việc này, trách nhiệm của ông Lý lại không được nhắc đến. Với hành vi này, việc xử lý hành chính là quá nhẹ. Liên quan đến vấn đề này, một lãnh đạo tại hạt Kiểm lâm TP.Đồng Hới cho biết, không thể xử lý hình sự vì đó là loại gỗ thông thường và khối lượng gỗ chưa đủ cấu thành để xử lý hình sự.
Hơn nữa, bên mua đã có hóa đơn và bảng kê loại gỗ đầy đủ.Trong sự việc này, một vấn đề nữa cũng khiến dư luận bất bình đó là việc biến trụ sở của 2 đơn vị trực thuộc là chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm, đều đóng ở tổ dân phố 10, P.Đồng Phú (TP.Đồng Hới) thành nơi chứa gỗ riêng của gia đình.
Người dân bức xúc cho rằng, trụ sở, cơ sở vật chất của cơ quan Nhà nước được xây bằng ngân sách, từ tiền thuế của dân là để phục vụ việc công chứ không thể bị Giám đốc của đơn vị sử dụng vào mục đích cá nhân như vậy. Hơn nữa,việc này không phải chỉ xảy ra trong ngày một, ngày hai, mà nó diễn ra trong một thời gian dài.
“Chưa nói đến việc số gỗ mua, bán đó có hợp pháp hay không, chỉ cần nói đến việc Giám đốc Sở biến trụ sở đơn vị thành nơi chứa gỗ cho gia đình trong một thời gian dài là điều không thể chấp nhận được. Trụ sở cơ quan được xây nên từ sự đóng góp của người dân, là để phục vụ cho việc công, nhưng ở đây, họ lại dùng để tích trữ gỗ cho gia đình, việc này quả là hiếm thấy”, một người dân địa phương chia sẻ.
“Hơn nữa, ở đây, cũng cần nói đến trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Ái Trinh. Bà Trinh mặc dù là Giám đốc trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm nhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra nhà kho thuộc trụ sở của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bà Trinh lại có chìa khóa riêng và mở cửa một cách ngang nhiên. Về vấn đề này, cơ quan chức năng cũng cần có động thái để thể hiện sự công tư và minh bạch”, ông Nguyễn Văn Thắng (trú TP.Đồng Hới) bày tỏ quan điểm.
Nhìn nhận sự việc trên dưới góc độ pháp lý, luật sư Đỗ Ngọc Thiển, đoàn Luật sư Quảng Bình phân tích, một trong những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Trong trường hợp này, vì đã xử phạt công ty bán và người bán cũng không có phản ứng gì thì cơ quan chức năng sẽ không xử phạt bên mua nữa.
Tuy nhiên, cũng cần phải nghĩ đến trách nhiệm liên đới. Đặc biệt, một trong hai kho gỗ nêu trên có một kho gỗ lậu. Cơ quan chức năng đã xác định, kho gỗ này không có bảng kê lâm sản và xác nhận của kiểm lâm theo quy định, trên gỗ cũng không hề có dấu búa kiểm lâm. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Nguyễn Đức Lý, Giám đốc sở KH&CN tỉnh Quảng Bình thừa nhận việc dùng trụ sở của 2 đơn vị trực thuộc Sở để cất giữ gỗ của gia đình là sai nguyên tắc.
Ông Lý phân trần với PV: “Tôi mua một ít gỗ từ năm 2013 (4m3 gỗ lim) và 2014 (2m3   gỗ chua). Đây là  doanh nghiệp có uy tín và tất cả số gỗ đó đều có hóa đơn đỏ. Trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm có một kho dã chiến anh em tự làm để bỏ đồ vặt, nhưng sau này thừa nên đã bỏ 4m3 gỗ lim vào”.
Ông Lý thông tin, liên quan đến 2m3 gỗ chua, khi mua cũng có hóa đơn đỏ nhưng ông không chú ý đến dấu búa của đơn vị kiểm lâm, vì vậy lực lượng kiểm lâm đã quyết định tạm giữ lô gỗ này để xác minh làm rõ. Qua xác minh, công ty Lâm sản không xuất trình được hồ sơ, nguồn gốc rõ ràng của số gỗ chua này nên họ quyết định tịch thu và phạt hơn 30 triệu đồng.
“Tại chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, khi làm thì thiết kế 2 cái gara, một để để ô tô và một để chiếc xe bán tải phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Nhưng khi đầu tư ra thì không có tiền, nên chỉ có 1 chiếc ô tô thôi, còn một cái gara thừa và để trống nên vợ tôi đã dùng làm nơi cất gỗ”, ông Lý giải thích thêm.
Được biết, liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lý đang làm giải trình báo cáo lên Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Bình về sự việc. (Đời Sống & Pháp Luật 23/2, N.H)đầu trang(
Sáng sớm 22/2 tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết, 1 người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng, khi chiếc xe ô tô (loại 14 chỗ, đã tháo hết ghế), chở 10 hộp gỗ, hướng từ huyện Đức Cơ về huyện Chư Prông.
Đến địa phận xã Thanh An thì tông vào xe mô tô BKS 77M1- 6568, do chị Nguyễn Thị Liễu trú tại Thôn 1, xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông điều khiển.
Hậu quả, 2 người ngồi trên ô tô là anh Nguyễn Minh Nam (SN 1990) trú tại xã Ia Nan, huyện Đức Cơ và anh Nguyễn Văn Khánh, trú tại xã Thăng Hưng, huyện Chư Prông tử vong tại chỗ; chị Nguyễn Thị Liễu bị thương.
Sau khi tai nạn xảy ra, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường, đưa nạn nhân bị thương đi cấp cứu và điều tra làm rõ vụ việc. (Giao Thông 23/2, Tạ Vĩnh Yên)đầu trang(
Liên quan vụ “Cha làm chi cục trưởng kiểm lâm, con làm phó”, ngày 23-2, ông Phan Trọng Hổ - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định - cho biết đã quyết định cho ông Nguyễn Hiếu Hòa thôi kiêm nhiệm chức chi cục trưởng để tập trung nhiệm vụ phó giám đốc Sở NN&PTNT.
Sở cũng đã phân công một phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định. Theo ông Hổ, dù việc ông Hòa làm chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm, con gái ông làm chi cục phó chi cục này không vi phạm các quy định về tổ chức cán bộ, nhưng vì dư luận có ý kiến, đồng thời ông Hòa cũng bày tỏ nguyện vọng thôi giữ chức chi cục trưởng nên sở đã xin ý kiến UBND tỉnh và quyết định như trên.
Về việc Bộ Nội vụ mới đây đã nêu rõ có chín địa phương, đơn vị trong cả nước có tình trạng bổ nhiệm người nhà, trong đó nêu rõ một địa chỉ là Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, và cho biết có đề nghị kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý theo quy định, ông Hổ nói đang chờ Thanh tra Bộ Nội vụ đến sở này công bố, xác định vi phạm cụ thể, thuộc tổ chức, cá nhân nào rồi tiến hành kiểm điểm, xử lý.
Như Tuổi Trẻ đã phản ánh, ông Hòa làm chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định nhiều năm, con gái ông là bà Nguyễn Thị Anh Nguyên được bổ nhiệm làm chi cục phó từ năm 2015.
Ngoài ra, còn có con trai, cháu ngoại và người từng là con rể của ông Hòa đang làm việc tại chi cục này. (Tuổi Trẻ 23/2, Duy Thanh)đầu trang(
Hôm 23/2, ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau cho biết, đơn vị đã tiến hành kiểm điểm hai cán bộ địa bàn xã Đất Mũi là Trương Minh Nhựt và Kiều Minh Trung, vì không báo cáo kịp thời để hàng loạt diện tích rừng phòng hộ xung yếu chết do giao cho Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý thuê quản lý, kết hợp làm du lịch.
Theo ông Hải, trong thời gian bám địa bàn hoạt động, hai cán bộ này tuy đã phát hiện rừng mắm có dấu hiệu chết, đã nhắc nhở đơn vị này xổ nước, nhưng đã không quay lại kiểm tra đôn đốc; đồng thời, cũng không báo cáo vụ việc lên cấp trên nên đã bị kiểm điểm.
Trước đó, vào đầu tháng 1 vừa qua, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý có đề xuất tỉnh Cà Mau cho thu hoạch toàn bộ diện tích rừng mắm đơn vị thuê, quản lý để trồng đước thay thế.
Cơ quan chuyên ngành tỉnh này đã tiến hành khảo sát thực tế, phát hiện khoảng 8ha rừng có nguy cơ chết do bị úng thủy. Sau khi hướng dẫn đơn vị này khắc phục hậu quả, diện tích rừng bị thiệt hại được thống kê còn khoảng 4ha.
Về giải pháp khắc phục, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cũng đã đề xuất tỉnh này cho doanh nghiệp tận thu toàn bộ cây chết. Sau đó, phải bỏ vốn ra để trồng lại trong năm nay. VOV 23/2, CTV Khánh Hưng)đầu trang(
Trước những thông tin, hình ảnh ghi lại đàn voi xuất hiện tại khu vực bìa rừng xã Quế Lâm (H. Nông Sơn, Quảng Nam) thời gian gần đây, các ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đã có chỉ đạo, đưa ra những giải pháp hướng đến bảo tồn loài động vật quý này. Việc voi rừng "hạ sơn" cho thấy những chuyển biến tích cực về đa dạng sinh học đồng thời mang đến những tín hiệu vui.
Tuy nhiên, làm thế nào để xây một "ngôi nhà" vững chãi cho voi đang là những thách thức đặt ra cho các ngành chức năng.Sau Tết Nguyên đán vừa qua, anh Tăng Tâm (trú thôn Cấm La, xã Quế Lâm), đi thăm rẫy, vừa đến bìa rừng thì phát hiện đàn voi 7 con, trong đó có một voi con xuất hiện, chỉ cách nhà dân khoảng 1km. Khi thấy người, chúng sợ hãi trốn ngay vào rừng.
Theo người dân địa phương, trước đây, vào giữa tháng 7-2016, có 6 cá thể voi ra kiếm ăn tại khu vực Khe Rong. Được biết, năm 2002 qua công tác khảo sát của đoàn chuyên gia thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp trên địa bàn H. Nông Sơn đã phát hiện trên 6 cá thể voi dòng Châu Á hiện sống trong môi trường tự nhiên thuộc địa bàn hai xã Quế Lâm, Phước Ninh H. Nông Sơn.
Qua khảo sát, các chuyên gia phát hiện đàn voi ở Quảng Nam có đầy đủ cá thể đực, cái, voi nhỡ và con non. Ngoài ra còn phát hiện thêm 2 cá thể voi khác tại xã Phước Gia, H. Hiệp Đức.Việc đàn voi hay xuất hiện là một tín hiệu đáng mừng nhưng cũng đưa chúng vào tình thế nguy hiểm tính mạng trước những kẻ xấu. Trước đây khi chưa ghi nhận được hình ảnh cụ thể của voi, H. Nông Sơn cũng đã tổ chức nhiều buổi họp liên quan đến vấn đề bảo vệ voi, phổ biến cách ứng phó trong dân khi đi rẫy gặp voi rừng. Ông Nguyễn Ngọc Nguyên, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H. Nông Sơn, cho hay, khu vực rừng núi này tương đối rộng lớn nên có nhiều loài sinh vật quý hiếm sinh sống trong đó có voi.
Từ những năm 2004, 2005 Hạt kiểm lâm cũng đã ghi lại được một số hình ảnh cá thể voi kiếm ăn và sinh hoạt trong rừng sâu. Đàn voi có thể duy trì nòi giống và sinh sống trong thời gian dài tại khu vực rừng H. Nông Sơn cho thấy sự đa dạng sinh học nơi đây.
Thời gian qua, ngành Kiểm lâm H. Nông Sơn cũng đã tăng cường theo dõi, nghiêm cấm, chống những hành vi xấu xâm hại đến cuộc sống hoang dã của loài vật quý này. Sau khi voi rừng xuất hiện, chính quyền H. Nông Sơn và Hạt kiểm lâm huyện đã tổ chức 2 đợt tuyên truyền, kêu gọi người dân chung tay bảo vệ voi.
Đồng thời trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản về việc tự bảo vệ bản thân khi bị voi tấn công. Mỗi một hộ dân đều có một hệ thống loa di động và một lư đồng dùng để đuổi voi trở lại rừng.Trong khuôn khổ Tuần lễ "Voi-người là bạn" diễn ra vào cuối tháng 8-2016, H. Nông Sơn đã tổ chức Hội thảo liên ngành: "Giải pháp bảo vệ rừng gắn với bảo tồn Voi; Tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn H. Nông Sơn".
Ông Nguyễn Chí Tùng, Phó Chủ tịch huyện cho biết cần khẩn trương xúc tiến việc thành lập Khu bảo tồn và BQL Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, từng bước hình thành các điểm du lịch, các dịch vụ sinh thái đi kèm như: dã ngoại, cắm trại, đốt lửa trại trong rừng, xem thú từ chòi cao...
Tăng cường chỉ đạo các địa phương chú trọng hơn nữa trong công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý. Đồng thời, tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức, xử lý nghiêm các vụ án phá rừng trái phép, tạo sự răn đe đối với các đối tượng vi phạm.
Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm tỉnh từ những năm trước đã có những cuộc thăm dò lấy ý kiến từ những chuyên gia nghiên cứu sinh học và có kế hoạch xây dựng khu bảo tồn loài sinh vật cảnh voi tại khu vực xã Quế Lâm. Theo đó, sẽ có 18.000ha rừng đặt dụng tại khu vực xã Quế Lâm được quy hoạch để đưa các cá thể voi về sinh sống.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản gửi các cơ quan thẩm quyền để xin chủ trương, gửi Bộ NN&PTNT kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ và theo kế hoạch sẽ triển khai trong thời gian tới. Tính đến việc sau khi xây được "ngôi nhà" vững chãi cho voi, H. Nông Sơn sẽ biến nơi đây thành điểm tham quan du lịch, thu hút du khách để quảng bá về hình ảnh voi.
Đã có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác, tuy nhiên, về lâu dài, xác định được mục tiêu nào là quan trọng nên chính quyền H. Nông Sơn đang cân nhắc kỹ bài toán phát triển kinh tế gắn với bảo tồn động vật hoang dã. Trước mắt, hưởng ứng dự án "Khẩn cấp bảo tồn voi và nâng cao năng lực kiểm soát buôn bán ngà voi ở Việt Nam đến năm 2020" của Tổng cục Lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm H. Nông Sơn sẽ tăng cường theo dõi, giám sát, bảo vệ đàn voi trong thời gian chờ để đưa voi về "nhà".
Trong khi chờ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi được thành lập, huyện cũng đang đề nghị Dự án khẩn cấp bảo tồn voi của Tổng cục Lâm nghiệp hỗ trợ kinh phí giúp cho người dân trong vùng cảnh quan bảo vệ rừng gắn với bảo vệ voi; Đầu tư trang thiết bị để ghi lại hình ảnh voi, nắm rõ khu vực voi thường kiếm thức ăn để theo dõi, cảnh báo nhân dân phòng tránh xung đột voi-người. (Công An Nhân Dân 23/2, Phi Nông - Đồng Dao)đầu trang(
Một con chim lạ được cho là loài quý hiếm vừa được một số em nhỏ ở Đồng Tháp bắt được.
Con chim lạ trên được một số em nhỏ ở khóm Cây Da, phường An Lạc (TX Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) bắt được vào khoảng 17h chiều 19/2.
Theo lời kể của các em, vào thời gian trên, con chim lạ bất ngờ bay đến đậu trên một bụi tre trong xóm. Con chim có màu lông sặc sỡ, thong dong đậu trên bụi tre khá lâu.
Sau đó, các em nhỏ đã vây bắt con chim này. Theo quan sát, chú chim có ngoại hình giống như con gà, màu lông sặc sỡ, nặng khoảng 1,2kg. Một số người cho biết, đây là chim Trĩ đỏ, loài chim quý hiếm ở Việt Nam...
Việc con chim lạ xuất hiện tại đây khiến nhiều người thích thú kéo đến xem. Anh Ngoạn Văn Việt – một người dân sống gần đó, trả giá 900.000 nghìn đồng mua con chim này về để nuôi kiểng.
Theo tìm hiểu, chim Trĩ đỏ có tên khoa học Phasianus colchicus, là loài chim thuộc họ Trĩ, sống ở khu vực miền Bắc.
Trĩ đỏ có đuôi dài và nhỏ, bộ lông có nhiều màu sắc đẹp; Trĩ đực trưởng thành có đầu, họng và trước cổ xanh lục, các phần còn lại có màu nâu đỏ và nâu vàng với các chấm đen, phần dưới cơ thể, đặc biệt là phần ngực có màu tối hơn; Trĩ cái trưởng thành lông có vằn, màu nâu điểm các chấm đen, mắt nâu đỏ, da trần ở mặt đỏ tươi, mỏ và chân màu ngà. Đây là loài chim có tên trong sách đỏ của Việt Nam, thuộc loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. (Công An TP.HCM 23/2)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Công trình có tổng mức kinh phí được phê duyệt lên tới 27,5 tỷ đồng tại rừng đặc dụng Đăk Uy (Huyện Đắk Hà,tỉnh Kon Tum) hiện nay chưa được bàn giao, vẫn đang trong quá trình thi công các hạng mục gồm tường bao và làm đường, thế nhưng nhiều người dân tại đây đã phản ánh về chất lượng công trình có nhiều biểu hiện kém chất lượng trước sự buông lỏng kiểm tra của chủ đầu tư, đơn vị giám sát?
Dự án do sở  Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là liên doanh nhà thầu gồm công ty THHH Kim Nguyên Kon Tum và công ty CP đầu tư XD và thương mại 119. Đơn vị tư vấn giám sát là công ty TNHH xây dựng TKG Kon Tum.
Tại văn bản số 456/TTg – KTN ngày 6/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì khu bảo tồn Rừng đặc dụng Đắk Uy nằm trên địa bàn xã Đắk Mar và xã Đắk Hring, (Đắk Hà, Kon Tum) được đầu tư xây dựng tường rào bảo vệ và các hạng mục khác, từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2011, 2013 còn tồn lại của tỉnh Kon Tum.
Ban Quản lý dự án trực thuộc Sở NN&PTNN tỉnh Kon Tum. UBND tỉnh Kon Tum đã có Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 27/04/2016 phê duyệt dự toán công trình bao gồm tường rào, các công trình bảo vệ, chòi canh lửa với tổng kinh phí đầu tư trên 27,5 tỷ đồng.
Trong đó, chi phí xây dựng gần 22,1 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án 429,9 triệu đồng, chi phí tư vấn xây dựng hơn 2 tỷ đồng, chi phí dự phòng hơn 2,2 tỷ đồng, chi phí khác 647 triệu đồng.  Công trình sẽ được hoàn thành vào tháng 12 năm 2016”.
Theo người dân xã Đăk Mar , huyện Đăk Hà phản ánh. Ban đầu khi dự án được khởi công  xây dựng họ rất phấn khởi vì từ nay việc đi lại của người dân sẽ thuân lợi, rừng và động thực vật của khu bảo tồn cũng sẽ từ đó mà phát triển gắn với công tác bảo vệ được bền vững hơn.
Công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ phát huy được thế mạnh du lịch của địa phương,là nơi thu hút du khách đến thăm quan. Tuy nhiên qua thời gian vừa qua nhà thầu thi công  tại Rừng đặc dụng Đăk Uy có những dấu hiệu bất thường trong quá trình quản lý chất lượng, thi công công trình.
Đoạn đường chưa tới 2km gồm cả tường bao, vỉa hè lát gạch đã được hoàn thiện đang bộc lộ những biểu hiện nghi vấn về sự yếu kém của chất lượng công trình .
Nói về vấn đề này anh Nguyễn Văn Tú một người dân sinh sống tại đây cho biết: Người dân chúng tôi rất lo lắng về chất lượng công trình, đơn vị thi công mới đỗ nhựa nhưng đã bong tróc, vỡ vụn nếu dùng  tay gỡ phần nhựa ở hai bên lề đường.
Ngay cả phần nền đường cũng cho thấy nhà thầu sử dụng vật liệu không đúng với thiết kế khi có quá  nhiều các loại đá to nhỏ khác nhau vẫn còn nằm trên mặt đường. Anh Tú nói thêm, không biết trong hồ sơ thiết kế có yêu cầu bóc phong hóa hay không chứ ở đây thì chúng tôi không hề thấy nhà thầu thi công họ bóc phong hóa đoạn đường đã đỗ nhựa.
Theo ghi nhận của phóng viên trên đoạn đường ngay tại khu vực mà nhầu thầu đã hoàn thiện cho thấy những gì người dân phản ánh trước đó là hoàn toàn có cơ sở. Vỉa hè lót gạch không có mặt phẳng, tạo nên những sóng cao thấp không đều nhau, nhiều chỗ gach lát bị vỡ, bong lên từng mảng.
Cùng với đó là phần đường cũng đã xuống cấp dù  chưa được bàn giao. Nhiều mảng nhựa đường có thể dùng tay bóc gỡ lên, sự kết dính rất ít khi dễ dàng dùng tay bẻ vụn như cốm…
Để tiếp tục làm rõ hơn về vấn đề người dân phản ánh, khi phóng viên liên hệ xin được gặp đơn vị giám sát và cán bộ kỹ thuật ngay tại chân công trình này thì chỉ nhận được câu trả lời của công nhân đang thi công tại đây là không biết họ ở đâu. Dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu công trình có được thi công đúng như thiết kế về chất lượng,nguyên vật liệu khi mà không có sự giám sát ,không có sự kiểm trađôn đốc của chủ đầu tư.
Khoản 6 Điều 4 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng quy định: Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng (gồm nhà thầu; chủ đầu tư; cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình, thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng…) chịu trách nhiệm công việc do mình thực hiện.
Đề nghị Sở nông nghiệp tỉnh Kon Tum và các ban nghành có liên quan cần kiểm tra xử lý, đôn đốc nhà thầu thi công đảm bảo chất lượng công trình và xử lý những sai phạm đang xảy ra. (Thời Báo Doanh Nhân 23/2, Lê Phan – Hữu Ngọc)đầu trang(
Tỉnh Quảng Bình may mắn sở hữu hệ thống hang động kỳ vĩ nằm trong khối núi đá vôi khổng lồ được mệnh danh là “kinh đô hang động”, “vương quốc hang động”. Thế nhưng, “mỏ vàng” du lịch này vẫn chưa được khai quật, thậm chí có dấu hiệu lãng phí, dù tỉnh xác định đây là ngành kinh tế trọng điểm.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (PN-KB) đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với các tiêu chí về địa chất địa mạo, hệ sinh thái, đa dạng sinh học. Đây là những giá trị mà không nhiều nơi trên thế giới có được. Khu vực này là một trong 2 khu vực đá vôi lớn nhất thế giới, có niên đại trên dưới 400 triệu năm, đã tạo nên hệ thống hang động độc đáo.
Lịch sử phát hiện, khám phá hang động ở PN-KB có từ thời Champa, và người Pháp cũng từng giới thiệu du lịch về động Phong Nha. Cuối thế kỷ 19, một linh mục người Pháp đã suy tôn Phong Nha là “Đông Dương đệ nhất động”. Nhưng thực sự mọi cánh cửa bắt đầu phát lộ kể từ năm 1990, khi có bàn chân khám phá của nhóm chuyên gia hang động thuộc Hiệp hội Hang động Anh, dẫn đầu nhóm là ông Howard Limbert.
Từ đó đến nay, cùng với các đối tác tại VN, nhóm đã thực hiện 17 chuyến khám phá, công bố được 311 hang động. Những tên tuổi như động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng đã khiến PN-KB nổi danh hơn. Riêng năm 2016, nhóm ghi nhận thêm 57 hang động, trong đó có hang Hòa Hương rất độc đáo bởi hình thành dưới dòng nước. Dù vậy, ông Howard Limbert khẳng định mới chỉ khám phá 30% hệ thống hang động ở PN-KB.
Tuy nhiên, trên thực tế, đóng góp của “kinh tế hang động” cho ngân sách địa phương lại rất hạn hẹp. Chỉ tính từ năm 1995 (thời điểm đưa động Phong Nha vào khai thác) đến nay, hoạt động du lịch ở PN-KB cũng trải qua ngót 22 năm nhưng số lượng hang động được đưa vào khai thác và đang thử nghiệm chỉ đếm trên đầu ngón tay, như Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, Sơn Đoòng, hang Én, hang Va - Nước Nứt, hang Tối, Thủy Cung, Trạ Ang. Hiện chỉ có 3 đơn vị đang khai thác, cùng với 1 công ty đang thử nghiệm.
Năm 2016, tổng lượt khách đến PN-KB hơn 705.000; tổng doanh thu tại các khu, tuyến, điểm trong vườn đạt hơn 117 tỉ đồng (chưa bao gồm doanh thu dịch vụ du lịch của Công ty Oxalis và Công ty Jungle Boss trên địa bàn vườn quốc gia đạt hơn 41 tỉ đồng).
Đây là con số quá khiêm tốn nếu so với các điểm du lịch khác ở VN như quần thể danh thắng Tràng An, vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An (được tính bằng con số triệu lượt khách). Doanh thu thấp, nên khoản thu nộp ngân sách cũng chẳng thể khá được: 2 động Phong Nha, Tiên Sơn đóng khoảng 22,5 tỉ đồng/năm, còn Sơn Đoòng, hang Én, hang Va khoảng hơn 9 tỉ đồng/năm, theo số liệu năm 2016.
Ông Đặng Đông Hà, Phó giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, cũng nhìn nhận: “Du lịch hang động thực sự chưa phát huy được thế mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng. Thu rất ít, nếu không muốn nói là không đáng bao nhiêu”. Trong khi đó, một số nhà đầu tư du lịch lại lý giải theo hướng khác. Họ chỉ ra rằng hoạt động du lịch ở PN-KB đang “vướng” mức phí cao.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đơn vị khai thác tour sẽ phải “trích phần trăm” cho Ban Quản lý Vườn quốc gia PN-KB liên quan đến tiền vé, phí kiểm lâm, phí môi trường rừng. Ví dụ, với hang Én, đơn vị khai thác phải nộp trên 1 đầu khách gồm 400.000 đồng tiền vé, 600.000 đồng tiền môi trường rừng, 100.000 đồng tiền giám sát của kiểm lâm. Tương tự, tại hang Va phải nộp 1 triệu đồng tiền phí và vé, 200.000 đồng tiền giám sát kiểm lâm; với Sơn Đoòng phải nộp 660 USD. Vì thế, giá tour đội lên khiến khách chê đắt.
Đáng lưu ý, khai thác du lịch PN-KB đang có dấu hiệu không ổn định. Hiện tại, Sơn Đoòng và hang Én được ký hợp đồng khai thác hằng năm, hang Va thì 5 năm. Lý giải vấn đề này, ông Đặng Đông Hà cho rằng: “Vì đó là những tour mới nên tỉnh cần cân nhắc, xem xét cặn kẽ và có thời gian thử nghiệm để tìm ra phương án khai thác hiệu quả nhất”. Tuy nhiên, doanh nghiệp lữ hành lại cần có sự ổn định, lâu dài để tính toán chiến lược kinh doanh, vốn đầu tư.
Trong những năm gần đây, việc áp giá, phí tham quan tại PN-KB không đồng nhất, tăng một cách... bất ngờ khiến hoạt động kinh doanh du lịch hang động rơi vào tình cảnh bất ổn. Mới đây, ngày 24.1, Công ty Oxalis có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Bình và các đơn vị liên quan về việc xin chấm dứt khai thác tuyến du lịch “Hang Va, hang Nước Nứt - Những trải nghiệm khác biệt” kể từ tháng 5.2017.
Thông tin trên gây không ít ngạc nhiên cho nhiều người, nhất là trong giới kinh doanh du lịch, bởi Oxalis là đơn vị tiên phong trong khai thác tour mạo hiểm và tour này hoạt động chưa đầy 2 năm.
Nguyên nhân được cho là xuất phát từ thông báo của Ban Quản lý Vườn quốc gia PN-KB gửi ngày 24.1, trong đó yêu cầu Oxalis thực hiện phụ lục hợp đồng thu thêm các khoản phí tham quan và phí dịch vụ môi trường rừng. Mức thu mới phải nộp trên mỗi đầu khách là 1,8 triệu đồng, bao gồm phí tham quan, phí dịch vụ môi trường rừng, phí giám sát của kiểm lâm. So với mức cũ, tổng mức thu mới tăng đến 600.000 đồng/khách.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Bình phải tổ chức cuộc họp và quyết định giữ nguyên mức nộp cũ. Tuy nhiên, trả lời PV Thanh Niên, lãnh đạo ban quản lý cho hay vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể về mức giá, phí này.
Trước đó, cuối năm 2014, UBND tỉnh Quảng Bình cũng gây bất ngờ khi quyết định tăng giá vé tham quan các hang động Thiên Đường, Phong Nha, Tiên Sơn kể từ ngày 1.1.2015. Thời điểm thông báo đến thời điểm tăng rất ngắn khiến các công ty du lịch gặp khó khăn vì đã bán tour. Khi nhận sự phản ứng, UBND tỉnh cũng quyết định tạm dừng việc tăng giá. (Thanh Niên 24/2, Trương Quang Nam)đầu trang(
Theo ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện tỉnh Đắk Lắk kiên quyết không chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây công nghiệp dài ngày và các loại cây trồng khác để góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Tỉnh Đắk Lắk rà soát, đánh giá kết quả thực hiện dự án chuyển đổi rừng sang trồng các loại cây trồng khác và các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2006 đến nay.
Cụ thể, tỉnh rà soát, kiểm tra 57 dự án chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp sang thực hiện dự án nông, lâm nghiệp; trong đó có 29 dự án trồng rừng, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng, 28 dự án chuyển đất lâm nghiệp, rừng nghèo sang trồng cao su. Qua kết quả kiểm tra, các dự án các doanh nghiệp được giao đất đều sử dụng đúng mục đích và trồng được trên 7.825 ha cao su; 7.825 ha rừng kinh tế, cây ăn quả, bông vải… giải quyết việc làm trên 3.300 lao động là đồng bào các dân tộc tại chỗ.
Tỉnh Đắk Lắk thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp của hàng chục dự án nông, lâm nghiệp vi phạm pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng, không thực hiện đúng quy định, cũng như các dự án có chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai.
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 thống nhất với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
Tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các địa phương, chủ rừng kiểm tra, thu hồi gần 27.000 ha rừng, đất rừng bị người dân lấn chiếm từ năm 2008 trở lại đây để trồng lại rừng. Đồng thời triển khai tốt hơn dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2016 – 2020 để tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 39,2% năm 2015 lên 43% năm 2020. (Tin Tức 23/2, Quang Huy)đầu trang(
Hàng trăm hộ dân trồng rừng ở 3 xã Cam Thành, Cam Tuyền, Cam Chính ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị) hiện rất lo lắng trước thông tin Cty Lâm nghiệp Đường 9 (viết tắt: Cty Đ9) triển khai thu hồi đất rừng.
Các hộ dân trồng rừng ở đây cho biết: “Cách đây mấy chục năm, chúng tôi thấy đất đai Nhà nước để hoang không làm gì nên tiến hành khai hoang phục hóa trồng rừng. Nhiều năm sau đó, chúng tôi cũng chẳng thấy ai đến hỏi han, thắc mắc gì. Song nay Cty Đ9 đòi thu hồi làm chúng tôi rất hoang mang, lo lắng”.
Giữa tháng 2/2017, chúng tôi đến khu vực rừng, nơi đang xảy ra hiện tượng gần như là tranh chấp, giữa một bên là người dân khai thác đất trồng rừng và một bên là Cty Đ9 quản lý rừng và đất rừng.
Khu vực này có hai loại cây trồng là cây rừng kinh tế và cây hoa màu mà đa phần là sắn được trồng sau một chu kỳ thu hoạch rừng. Ông Trần Minh Dũng (thôn Cam Phú 3, xã Cam Thành) thở dài: “Người dân thấy đất rừng bỏ trống thì trồng cây nhằm xóa đói giảm nghèo. Mấy mươi năm cũng chả thấy ai ngăn cấm. Bà con bỏ công và vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng rừng, song giờ bị thu hồi thì khó có thể xóa đói giảm nghèo được”.
Thực tế cho thấy người dân tổ chức khai hoang đất để trồng rừng kinh tế, cây hoa màu đã diễn ra từ hàng chục năm nay không chỉ ở xã Cam Thành mà còn nhiều nơi khác trên địa bàn huyện Cam Lộ như ở xã Cam Tuyền.
Xã này có đến 200ha đất do bà con khai hoang kiểu như ở Cam Thành để trồng rừng kinh tế và cây hoa màu, đến nay đã thu hoạch qua nhiều chu kỳ khai thác. Ông Nguyễn Văn Tâm (thôn Tân Lập, xã Cam Tuyền) bày tỏ: “Dân ở đây khai hoang phục hóa từ những năm 1977, 1978 tức là từ trước lúc Cty Đ9 có mặt ở đây. Cho nên lúc Cty nói thu hồi đất, bà con chúng tôi khó có thể đồng tình”.
Cty Đ9 có 100% vốn Nhà nước, được Nhà nước giao quản lý và sử dụng hơn 4.000ha rừng trên địa bàn huyện Cam Lộ, trong đó có gần 3.200ha rừng sản xuất và hơn 900ha rừng phòng hộ đầu nguồn.
Theo báo cáo của Cty Đ9, việc xâm lấn đất rừng và rừng trên địa bàn huyện này là cực kỳ nghiêm trọng, với diện tích bị xâm lấn đến nay đã gần 1.000ha trong tổng số hơn 4.000ha mà Cty quản lý. Trước tình hình này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đã khẩn trương chỉ đạo các ban ngành và địa phương vào cuộc.
Theo đó, ngày 13/9/2016, tại huyện Cam Lộ đã diễn ra một cuộc họp do Sở TN&MT Quảng Trị chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Cam Lộ và các lãnh đạo chính quyền 3 xã Cam Thành, Cam Tuyền, Cam Chính cùng với lãnh đạo Cty Đ9.
Tại cuộc họp này, Giám đốc Cty Đ9 Nguyễn Hồng Thái đã thừa nhận công tác quản lý của Cty thời gian qua là yếu kém. Tựu trung các ý kiến trong cuộc họp đều thống nhất cao là việc thu hồi đất rừng cần phải có lộ trình; quan tâm đến tính lịch sử của vấn đề cũng như đời sống người dân; cần chú trọng đến biện pháp tuyên truyền giáo dục, bên cạnh việc thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và Cty Đ9 cần chú trọng phối hợp, thống nhất với các địa phương, các ngành trong quản lý và bảo vệ rừng.
Ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ thẳng thắn: “Chúng ta luôn luôn yêu cầu và mong muốn người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, trong đó có pháp luật bảo vệ rừng. Rất cần phải nghiêm khắc với những đối tượng cố tình ngoan cố làm trái pháp luật. Song mặt khác cũng cần quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của hàng trăm hộ dân, cốt tìm cho ra một giải pháp tối ưu an sinh để an dân”.  (Tiền Phong 23/2, Hữu Thành)đầu trang(
Hiện nay, công tác chuẩn bị trồng rừng năm 2017 đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện.
Cùng với việc chỉ đạo người dân chủ động xử lý thực bì trên những diện tích đã được thiết kế thì công tác chăm sóc, bảo vệ cây con giống để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đủ điều kiện khi xuất vườn cũng được các chủ vườn ươm đặc biệt quan tâm.
Cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Mạnh Minh có địa chỉ tại tổ Tân Cư, phường Xuất Hóa là một trong những vườn ươm lớn nhất trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
Cùng với việc ươm và ghép các loại cây ăn quả như bưởi, hồng không hạt, chanh, cam, quýt để cung cấp cho người dân, năm 2017 này, cơ sở cũng hợp đồng cung cấp gần 1 triệu cây con giống trồng rừng cho hai huyện Chợ Mới và Ba Bể, trong đó chủ yếu là các loại cây keo, lát, xoan, quế và cây mỡ. Bên cạnh số lượng cây quế giống và cây keo được gieo ươm từ trước đó vài tháng đã có thể xuất vườn, hiện số lượng cây con giống mới gieo ươm gồm cây mỡ và cây xoan cũng đang phát triển tốt.
Ông Bàn Văn Chiến – Cán bộ kỹ thuật, Cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Mạnh Minh cho biết: Để đảm bảo cho cây con đủ điều kiện khi xuất vườn, cán bộ  kỹ thuật của cơ sở cũng thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý đối với những cây bị chết hoặc chậm phát triển do ảnh hưởng của thời tiết, đôn đốc nhân công chủ động thực hiện che chắn, bảo vệ.
Năm 2017, toàn tỉnh dự kiến sẽ trồng mới khoảng 6.400 ha rừng với cơ cấu giống cây trồng chủ yếu là cây keo lai, cây mỡ, cây thông, cây quế và một số loại cây khác. Để chủ động cung ứng giống đảm bảo chất lượng và kịp tiến độ trồng rừng, tỉnh đã chỉ đạo tổ chức sản xuất giống tại chỗ trên vườn ươm cây con giống tại các huyện, thành phố với số lượng khoảng 15 triệu cây giống.
Cùng với việc chỉ đạo chủ các vườn ươm chủ động che phủ nilon khi thời tiết lạnh, tăng cường tưới nước để giữ ẩm cho cây giống thì đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Ban chỉ đạo dự án trồng rừng các huyện, thành phố cũng thường xuyên xuống kiểm tra tại các vườn ươm để hướng dẫn và kip thời chỉ đạo cho các chủ vườn ươm chăm sóc cây con giống.
Ông Vũ Đình Vinh – Giám đốc Xí nghiệp Giống và thiết kế lâm nghiệp Nông Thịnh cho biết: Qua đánh giá, nhờ thực hiện chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật nên trong những ngày qua, mặc dù thời tiết thay đổi thất thường, có thời điểm nhiệt độ xuống rất thấp và ngược lại nhưng cây con giống tại các vườn ươm trên địa bàn tỉnh vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, không có tình trạng cây con bị chết hoặc không phát triển được do thay đổi thời tiết xảy ra.
Như vậy, với sự sát sao của ngành chức năng và sự chủ động của các chủ vườn ươm, có thể nói, đến thời điểm này số lượng cây con giống tại các vườn ươm của toàn tỉnh đã có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu trồng rừng của bà con nông dân trên địa bàn. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là các địa phương cần chỉ đạo nhân dân nhanh chóng xử lý thực bì trên những diện tích rừng đã được thiết kế để tiến hành trồng rừng đúng khung thời vụ, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. (Đài PTTH Bắc Kạn 24/2, trung Dương)đầu trang(
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ năm 2006 đến nay, diện tích rừng chuyển đổi mục đích để làm thủy điện, các công trình, dự án sản xuất, kinh doanh và xây dựng các công trình công cộng phải trồng rừng thay thế là 2.276,6 ha.
Đến nay, các đơn vị liên quan mới chỉ trồng được 367,8 ha rừng chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Trong đó, diện tích trồng rừng thay thế ở các công trình thủy điện đạt 260 ha/263,5 ha; tại các công trình, dự án sản xuất kinh doanh đạt 107,8 ha/286 ha; còn 1.727,1 ha rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi để xây dựng các công trình công cộng chưa thực hiện được.
Để đẩy nhanh công tác trồng rừng thay thế tại các công trình thủy điện, công trình, dự án sản xuất, kinh doanh, Sở NN-PTNT đang đốc thúc các đơn vị, chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế về Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh để đơn vị phân bổ vốn cho các chủ rừng trồng rừng. Còn đối với diện tích trồng rừng thay thế thuộc các công trình công cộng, UBND tỉnh đã có văn bản trình Trung ương xin bố trí vốn. (Báo Đắc Lắc 23/2, Vạn Tiếp)đầu trang(
Trên con đường vào làng Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, khách đến làng sẽ ngạc nhiên khi thấy từ những mẩu gỗ nhỏ như nắm tay cho đến những khối gỗ to được bày bán la liệt.
Trên con đường vào làng Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, khách đến làng sẽ ngạc nhiên khi thấy từ những mẩu gỗ nhỏ như nắm tay cho đến những khối gỗ to được bày bán la liệt.
Dù chỉ là những mảnh gỗ nhỏ nhưng giá trị của chúng không hề nhỏ bởi đó toàn là các loại gỗ tự nhiên, quý hiếm như gụ, hương, trắc, nghiến, lim, sưa... và được sử dụng cho những chi tiết thiếu hụt của sản phẩm mộc.
Gỗ nguyên liệu được bán tại làng Đồng Kỵ được phân thành các khu và mỗi khu dường như chỉ chuyên bán một loại gỗ nhất định. Và ở Đồng Kỵ có rất nhiều khu chợ như vậy.
Người dân ở đây cho biết chợ gỗ mọc lên từ gần 5-6 năm nay. Ban đầu, những đoạn đường này chỉ là những điểm tập trung, bãi chứa gỗ của làng nghề. Vừa tập kết, vừa trao đổi, hoạt động của các bãi chứa ngày càng nhộn nhịp và dần dần trở nên đông đúc.
Giờ không chỉ người làng Đồng Kỵ buôn bán với nhau, mà những người làm nghề đồ mộc ở khắp các địa phương cũng về đây mua bán và họp thành chợ. Những người mua hàng cũng rất đa dạng, từ các thương lái cho tới thợ mộc, chủ xưởng đi chọn gỗ và những gia đình làm nghề mộc ở Đồng Kỵ. Do nhu cầu của làng nghề nên chợ diễn ra hàng ngày, từ khoảng tờ mờ sáng cho đến tối mịt.
Không chỉ có những khối gỗ to, tròn hay đã xẻ vuông vắn được bày bán mà ở Đồng Kỵ còn có có một khu chợ chỉ chuyên bán những mảnh gỗ chỉ dài vài chục centimet hay những đầu mẩu, cục gỗ chỉ nặng vài lạng đến vài cân. Đó là khu chợ chuyên bán gỗ trắc. Do gỗ trắc quý nên không thể bỏ đi dù chỉ là một mẩu gỗ nên đã tạo nên nét độc đáo của khu chợ này.
Tất cả các mảnh gỗ trắc, từ những đầu mẩu, mảnh gỗ vụn, thậm chí đã bị cháy xém cho đến những tấm ván thô hoặc đã qua sử dụng, được sơn bào cũng bán tại đây. Có những tấm gỗ chỉ dài hai gang tay, dày nửa phân mà có giá tới hàng trăm nghìn đồng. Có những tấm có vân đẹp giá có thể lên cả triệu đồng còn gỗ vụn, thô thường bán theo cân với giá vài trăm nghìn cho đến 1 triệu đồng/kg.
Mỗi người đến chợ gỗ Đồng Kỵ trên tay đều có một vật dụng không thể thiếu trong mua bán gỗ đó là cái thước. Chỉ cần đặt thước đo là họ nhanh chóng định ra được khối lượng, giá trị của mảnh gỗ.
Đặt thước đo xong, anh Nguyễn Hoàng Nghiên, người làng Đồng Kỵ, cho hay mẩu gỗ anh đo nặng khoảng 1kg. Nhưng anh cho biết, giá trị của mẫu gỗ này không chỉ ở trọng lượng mà ở cả chất lượng gỗ nên người mua nhiều khi cũng không cần cân.
Trên tay cầm thước đo, anh Hoàng Văn Lâm cùng ở làng Đồng Kỵ đang tìm một miếng gỗ như ý còn thiếu trong chi tiết sản phẩm của mình. Anh Lâm chia sẻ đều là gỗ trắc cả nhưng có nhiều loại giá. Bởi nó tùy thuộc vào kích cỡ, chất lượng gỗ. Người đi mua chỉ mua những mẩu gỗ nhưng cũng phải cầm tiền triệu mới mua được hàng.
Chị Đào Thị Lan, là một trong những tiểu thương bán gỗ trắc trong khu chợ, cho biết sở dĩ loại gỗ này có giá trị vì đây là loài gỗ hiếm. Gỗ rất mịn, chắc và đặc biệt đây là loại gỗ không bị cong vênh, biến dạng với mọi thời tiết. Gỗ không bị mối mọt và có hoa văn đẹp. Thêm vào đó, đồ đạc được đóng bằng gỗ trắc càng dùng lại càng bóng đẹp.
Theo anh Hoàng Văn Lâm, nhiều tiểu thương tại chợ gỗ Đồng Kỵ đã tích gỗ trắc trong nhà có giá trị lên đến tiền tỷ. Có những hộ vừa buôn gỗ vừa đóng đồ. Những mảnh gỗ trắc còn thừa, không thích hợp với những món đồ của họ thì sẽ được đem ra chợ bán cho những người khác có nhu cầu. Bởi vậy, những mảnh gỗ trắc ở đây thường rất nhỏ, chủ yếu được mua để bù vào những chỗ còn khuyết của sản phẩm.
Đi thêm một đoạn là đến khu chợ hầu hết bán gỗ hương. Đây là dòng gỗ phổ thông, chưa phải là dòng gỗ đắt tiền nhất nên những khối gỗ được bày bán cũng lớn hơn. Mỗi tiểu thương ở đây đều phải sắm một cái cân tạ để bán hàng. Những khối gỗ to nhỏ, thậm chí là những mảnh gỗ đã được xẻ ra với đủ loại quy cách được bày bán đầy bên đường. Gỗ hương có giá từ 60.000 cho đến trên 100.000 đồng/kg, tương đương 60-100 triệu/m3.
Làng Đồng Kỵ nổi tiếng với những sản phẩm gỗ như tủ thờ, bàn ghế, gụ, sập... Với những chi tiết chạm khắc vô cùng tinh xảo, mẫu mã đẹp nên đồ gỗ của làng không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Theo ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hội gỗ Đồng Kỵ, có tới 60-70% lượng hàng của làng nghề làm ra được xuất sang thị trường Trung Quốc.
Do đó, ở chợ gỗ này cũng có nhiều người Trung Quốc mua hàng. Theo chị Đào Thị Lan, họ mua mang về nước họ đóng đồ nhưng thường đóng luôn tại Đồng Kỵ và mang sản phẩm về. Trung Quốc là thị trường ưa chuộng các loại gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, một vài năm gần đây thị trường này tiêu thụ chậm các sản phẩm gỗ.
Theo Hội gỗ Đồng Kỵ, lượng hàng của làng nghề bán sang thị trường Trung Quốc hiện đã giảm xuống còn một nửa, thậm chí 2/3 so với cách đây khoảng hai năm. Cùng với sản lượng xuất khẩu giảm sút, giá bán các sản phẩm làng nghề làm ra cũng giảm đáng kể. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề. Vì vậy, chợ gỗ cũng kém đông đúc hơn những năm trước đây. (Dân Trí 23/2)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Các nhà khoa học Ấn Độ đã có một phát hiện thú vị khi tìm ra 7 loài ếch mới, trong đó 4 loài có kích thước chỉ bằng một viên kẹo M&M.
Thường được biết đến với cái tên ếch đêm, các loài này chỉ sống ở miền Tây Ghats, một rặng núi có hệ sinh thái phong phú chạy dọc miền Tây Ấn Độ.
Phát hiện này đã bổ sung thêm cho danh sách 28 loài ếch đêm đã được phát hiện, trong đó có hơn một nửa được nhận diện trong vòng 5 năm qua.
Sonali Garg, một nghiên cứu sinh tiến sỹ thuộc đại học Delhi, cho biết việc tìm ra các loài ếch đêm này, một trong những loài có kích thước nhỏ nhất thế giới, là rất khó khăn và phức tạp.
Thứ nhất, chúng rất nhỏ. Loài nhỏ nhất trong các loài mới được phát hiện chỉ dài 12mm. Trước đó, loài ếch nhỏ nhất được biết đến trên thế giới (và cũng là loài động vật có xương sống nhỏ nhất), loài Paedophryne amauensis ở Papua New Guinea, có chiều dài 7,7mm.
Ngoài kích thước, các loài ếch đêm mới được phát hiện cũng sống ở những nơi rất kín đáo như trong các đầm lầy hay các cánh rừng, không giống như các họ hàng của chúng, vốn thích sống ở những dòng suối.
“Việc xác định vị trí các cá thể đang kêu, vì chúng luôn lẩn trốn dưới thảm thực vật và lá rụng dày,” Garg, đồng tác giả của một nghiên cứu mới được công bố ngày 21/2 trên chuyên san PeerJ cho biết. “Nếu chúng tôi đến quá gần, chúng sẽ ngừng kêu, khiến cho điều đó càng khó khăn hơn.”
Không chỉ vậy, Garg và các cộng sự đã gặp phải một số sự cố với các loài vật hoang dã khác trong khu vực.
“Chúng tôi đã hào hứng với việc ghi tiếng kêu của một chú ếch đến mức lờ đi 2 tiếng kêu lớn của một con voi gần đó,” chị cho biết qua email. “Cuối cùng, chúng tôi bị voi đuổi và phải chạy thục mạng, không bắt được ếch mà cũng chẳng ghi được tiếng của chúng.”
Khi đã an toàn và yên vị ở phòng thí nghiệm, Garg và các cộng sự đã xác nhận việc các mẫu vật ếch thu thập được là &loài mới thông qua việc phân tích DNA, các đặc điểm thể chất và tiếng kêu.Sathyabhama Das Biju, một chuyên gia về loài lưỡng cư thuộc đại học Delhi và là một đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết các loài mới được phát hiện cần được bảo vệ ngay lập tức.
“Mặc dù loài ếch nhỏ là tương đối phổ biến và phong phú tại các điểm thăm dò của từng loài, chúng tôi nhận thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, môi trường sống của chúng đã bị các hoạt động của con người gây nhiễu động nghiêm trọng,” Biju cho biết qua email.
Các đồn điền lớn và khu định cư của con người đang ngày càng gia tăng về số lượng ở miền Tây Ghats và điều này có thể tàn phá môi trường của các loài có phạm vi sống hạn chế. “Bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng có thể xóa sổ toàn bộ các cá thể trong một khu vực,” ông cho biết.
Gần 1/3 các loài lưỡng cư đã biết đang bị đe dọa bởi sự tuyệt chủng. Điều này đã thôi thúc những người như Garg và Das tìm kiếm chúng trước khi chúng biến mất mãi mãi.
“Đã có một số lượng lớn phi thường các loài lưỡng cư mới được mô tả trong thập kỷ vừa qua,” Cox cho biết.
Từ 2001 đến 2015, các nhà khoa học đã mô tả 1581 loài lưỡng cư mới, trong số đó có 159 loài được tìm thấy ở miền Tây Ghats – khu vực đa dạng sinh học thứ nhì sau rừng Atlantic của Brazil.
“Chúng ta càng hiểu về nơi sinh sống của các loài và cuộc sống của chúng, thì càng làm được nhiều điều hơn để hỗ trợ hoạt động bảo tồn, nhằm cố gắng ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài động vật.” (Vietnam + 23/2)đầu trang(./.