Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 23 tháng 02 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động (Bắc Giang), trong hai ngày 19 và 20- 2, tại các thôn Đá Bờ, xã Tuấn Đạo; thôn Mùng, xã Bồng Am xảy ra 2 vụ cháy rừng nghiêm trọng khiến hơn 4 ha rừng trồng bị thiệt hại.
Ngay khi phát hiện vụ việc, Hạt Kiểm lâm huyện cùng cán bộ, nhân dân hai xã tích cực tham gia chữa cháy nhưng do các vụ cháy xảy ra đồng loạt tại nhiều điểm, địa hình dốc cao, xa khu dân cư khiến công tác chữa cháy gặp khó khăn.
Được biết, đây là diện tích do Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Sơn Động quản lý. Công ty đang thực hiện các thủ tục giải thể, bàn giao nguyên trạng về Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện.
Hiện các lực lượng chức năng huyện Sơn Động đang tích cực điều tra làm rõ nguyên nhân, diện tích thiệt hại. (Báo Bắc Giang 22/2, Hồng Dương)đầu trang(
Ngày 22/2, Bộ NN&PTNT ban hành Công điện 1566/CĐ-BNN-TCLN về việc tăng cường  phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương và Cục Kiểm lâm, mùa khô năm 2017 tình hình thời tiết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Dự báo chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển sẽ tiếp tục có xu hướng ấm dần và hiện tượng ENSO (sự xuất hiện đồng thời El Nino, La Nina) sẽ ở trạng thái trung tính trong những tháng nửa đầu năm 2017.
Do đó trong những tháng đầu năm 2017 là nền nhiệt độ tiếp tục có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm, dự báo tổng lượng mưa sẽ giảm và thiếu hụt từ 10-20% so với trung bình nhiều năm.
Trong thời gian tới, tình trạng khô hạn sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, miền Trung, Nam Bộ, Tây Nguyên. Số liệu quan sát qua nhiều năm cho thấy, thiệt hại về cháy rừng từ tháng 3 đến tháng 5 là cao nhất trong năm. Thực tế thời gian qua, cháy rừng đã xảy ra tại các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng..., không những gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn đe dọa đến tính mạng con người và tài sản.
Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai ngay các biện pháp phòng chống cháy rừng.
Thứ nhất, chủ động thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện có hiệu quả  Chỉ thị 10/CTT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 10100/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2016-2017.
Các địa phương cần chỉ đạo lực lượng liên ngành (Kiểm lâm, Công an, Quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, các ngành liên quan thuộc tỉnh lên phương án bảo đảm lực lượng, hậu cần theo phương châm bốn tại chỗ, thường trực tại địa phương để sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng, các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, chính quyền các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng bảo đảm kịp thời xử lý các tình huống.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường lực lượng, phương tiện ứng trực tại các địa bàn trọng điểm về cháy rừng.
Kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp, nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương; coi phòng chống cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm.
Tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy theo quy hoạch, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác trong thời kỳ khô hạn.
Tiến hành kiểm tra, rà soát phương án và các biện pháp triển khai thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thường trực 24/24 giờ trong ngày; bố trí lực lượng canh phòng ở những khu vực trọng điểm; không để phát sinh nguồn lửa; phát hiện sớm điểm cháy và chỉ đạo quyết liệt huy động các lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời.
Theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Báo cáo ngay khi phát sinh cháy rừng về Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng - Cục Kiểm lâm theo số điện thoại: 098 666 8 333 để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết. (Báo Quảng Ninh 22/2, Đỗ Hương)đầu trang(
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả ​ Chỉ thị 10/CTT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 10100/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2016 – 2017.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, các ngành liên quan thuộc tỉnh có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần theo phương châm bốn tại chỗ, thường trực tại địa phương để sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng.
Các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, chính quyền các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra.
Cùng với đó, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường lực lượng, phương tiện ứng trực tại các địa bàn trọng điểm về cháy rừng.
Tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy theo quy hoạch, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác trong thời kỳ khô hạn.
Các đơn vị tiến hành kiểm tra, rà soát phương án và các biện pháp triển khai thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thường trực 24/24 giờ trong ngày; bố trí lực lượng canh phòng ở những khu vực trọng điểm; không để phát sinh nguồn lửa; phát hiện sớm điểm cháy và chỉ đạo quyết liệt huy động các lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời.
Theo dự báo, những tháng đầu năm 2017, nền nhiệt độ tiếp tục có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm, dự báo tổng lượng mưa sẽ giảm và thiếu hụt từ 10-20% so với trung bình nhiều năm.
Bởi vậy, trong thời gian tới, tình trạng khô hạn sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, miền Trung, Nam bộ, Tây Nguyên.
Số liệu cháy rừng quan sát qua nhiều năm cho thấy, thiệt thại về cháy rừng từ tháng 3 đến tháng 5 thường cao nhất trong năm.
Thực tế thời gian qua, cháy rừng đã xảy ra tại các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng... không những gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn đe dọa đến tính mạng của con người và tài sản của người dân. (Bnews 22/2, Bích Hồng)đầu trang(
Sáng 22-2, UBND huyện Xuân Lộc phối hợp với Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - Long Khánh tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho trên 50 cán bộ thuộc ban chỉ huy, tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng 15 xã, thị trấn trên địa bàn.
Xuân Lộc hiện có khoảng gần 16 ngàn hécta diện tích rừng, trong đó trên 15 ngàn hécta rừng trồng, còn lại là rừng tự nhiên. Lớp tập huấn này nhằm giúp các học viên nâng cao kỹ năng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. (Báo Đồng Nai, 22/2, Tuệ Lâm)đầu trang(
Ngày 22-2, đoàn công tác do ông Đoàn Duy Lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác PCCC rừng mùa khô năm 2016-2017 trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.
Theo báo cáo của cơ quan thường trực bảo vệ và phát triển rừng huyện Xuyên Mộc, đến nay, tổng diện tích thực hiện công trình phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2016-2017 trên địa bàn huyện là 562ha; trong đó, làm mới 275ha đường băng cản lửa, đốt gần 200ha vật liệu dễ cháy.
Ban Chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng huyện Xuyên Mộc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn thành các công trình PCCC, có kế hoạch đốt thực bì đã khô, bố trí nhân lực, chuẩn bị hậu cần phục vụ công tác PCCC rừng…
Kết luận buổi kiểm tra, ông Đoàn Duy Lâm đề nghị Hạt Kiểm lâm huyện Xuyên Mộc, Hạt Kiểm lâm Bình Châu-Phước Bửu tiếp tục tham mưu cho Ban Chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng huyện hoàn thành phương án PCCC rừng mùa khô năm 2016-2017; tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về công tác PCCC rừng; tổ chức 100% chủ rừng và các hộ sống ven rừng ký cam kết PCCC rừng; tổ chức tập huấn, diễn tập các phương án chữa cháy rừng. (Báo Bà Rịa – Vũng Tàu 22/2, Nguyễn Thắng)đầu trang(
Thời gian qua, cháy rừng đã xảy ra tại các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng ..., không những gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn đe dọa đến tính mạng của con người và tài sản của người dân.
Do vậy, ngày 22/2, Bộ NN&PTNT đã ban hành Công điện 1566/CĐ-BNN-TCLN về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương và của Cục Kiểm lâm, mùa khô năm 2017 tình hình thời tiết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, nhiệt độ có xu hướng ấm dần.
Trong những tháng đầu năm 2017, nền nhiệt độ tiếp tục có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm. Dự báo tổng lượng mưa sẽ giảm và thiếu hụt từ 10-20% so với trung bình nhiều năm.
Trong thời gian tới, tình trạng khô hạn sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt tại các khu vực Tây Bắc, miền Trung, Nam bộ, Tây Nguyên. Số liệu cháy rừng quan sát qua nhiều năm cho thấy, thiệt thại về cháy rừng từ tháng 3 đến tháng 5 thường cao nhất trong năm.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai ngay các biện pháp:
Thứ nhất, chủ động thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 10/CTT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 10100/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2016 – 2017.
Thứ hai, các lực lượng liên ngành (Kiểm lâm, Công an, Quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, các ngành liên quan thuộc tỉnh có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần theo phương châm bốn tại chỗ, thường trực tại địa phương để sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng, các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra.
Thứ ba, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; Tăng cường lực lượng, phương tiện ứng trực tại các địa bàn trọng điểm về cháy rừng.
Thứ tư, kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng các cấp, nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương. Coi công tác Phòng cháy chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm của Ban chỉ đạo các cấp.
Thứ năm, tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy theo quy hoạch, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác trong thời kỳ khô hạn.
Thứ sáu, tiến hành kiểm tra, rà soát phương án và các biện pháp triển khai thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thường trực 24/24 giờ trong ngày; bố trí lực lượng canh phòng ở những khu vực trọng điểm; không để phát sinh nguồn lửa; phát hiện sớm điểm cháy và chỉ đạo quyết liệt huy động các lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời.
Thứ bảy, theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Báo cáo ngay khi phát sinh cháy rừng về Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng - Cục Kiểm lâm theo số điện thoại: 098 666 8 333 để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết. (Tin Tức 22/2, H.V)đầu trang(
Những ngày qua, khu rừng phòng hộ xã Ngok Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã bị lâm tặc dùng cưa máy khai thác dữ dội từ sáng sớm đến tối mịt. Nhiều cây gỗ quý có đường kính 0,5m- 0,8m đã bị đốn hạ.
Chiều 22-2, ông A Ngup - trưởng làng Kon Krơk, xã Ngok Réo cho biết làng có thành lập bốn tổ tuần tra rừng và hàng tháng có phân công các tổ đi kiểm tra.
“Các tổ thường đi tuần vào khoảng 5h sáng. Chúng tôi đã nhiều lần bắt gặp lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ. Khi bị phát hiện, họ bỏ chạy qua phía bên kia rừng về phía huyện Kon Rẫy nên không thể đuổi theo được”- ông A Ngup nói.
Bà con địa phương cho biết lợi dụng địa bàn hiểm trở, nhiều bẫy thú giăng mắc, lực lượng bảo vệ rừng không thường xuyên có mặt nên gần đây rừng phòng hộ xã Ngok Réo, huyện Đăk Hà bị khai thác trộm dữ dội.
Khi đề cập thực trạng khai thác gỗ lậu nói trên với ông Trịnh Xuân Long - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đăk Hà, ông Long tỏ ra bất ngờ và cho biết sẽ kiểm tra hiện trường, khi có kết quả cụ thể sẽ cung cấp đầy đủ thông tin. (Tuổi Trẻ 22/2, Q.Dũng – Thảo Nguyên)đầu trang(
Sáng 21-2, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2016, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng chủ trì Hội nghị.
Năm 2016, các cấp, các ngành đã thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý và bảo vệ rừng, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý 1.582 vụ vi phạm lâm luật (giảm 289 vụ so với năm 2015), tịch thu hơn 2.946 m3 gỗ các loại, số tiền thu sau xử lý ước đạt 28,9 tỷ đồng.
Toàn tỉnh trồng được 1.956 ha rừng, đạt 85% kế hoạch đề ra; thực hiện chăm sóc 10.524 ha rừng trồng, đạt 100% kế hoạch; trồng 886.704 cây phân tán, đạt 89% kế hoạch; độ che phủ rừng đạt 39,23%.
Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được UBND các huyện tích cực chỉ đạo thực hiện hiệu quả, trong năm 2016 chỉ xảy ra 10 vụ cháy rừng, thiệt hại 19,7 ha rừng trồng, giảm 90,4% so với năm 2015.
Tuy nhiên, các đai biểu tham dự Hội nghị cũng thẳng thắn nhìn nhận công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: Tình trạng phá rừng trái phép để lấy đất sản xuất còn tiếp diễn ở một số địa phương; tình hình vi phạm khai thác lâm sản, phá rừng trái phép tại vùng giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Lâm Đồng diễn biến phức tạp; công tác trồng rừng hiện nay đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch do việc huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư cho công tác phát triển rừng gặp khó khăn; việc thực hiện Đề án đổi mới các công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp rất chậm do không chọn được đối tác để chuyển đổi thành Công ty TNHH hai thành viên…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng đề nghị trong thời gian tới, các địa phương, các ngành chức năng của tỉnh cần tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương chấm dứt việc chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây công nghiệp và các loại cây trồng khác …(Báo Đắc Lắc 22/2, Vạn Tiếp)đầu trang(
Rừng phòng hộ ở xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đang bị lâm tặc chặt hạ, trong khi cơ quan chức năng không hề hay biết.
Những cây gỗ bị lâm tặc chặt hạ đều là loại gỗ quý hiếm. Có những cây to 2 người ôm không xuể nhưng nay chỉ còn lại phần gốc và ngọn.
Theo người dân địa phương, do địa bàn hiểm trở, nhiều bẫy thú giăng mắc, lực lượng bảo vệ rừng không có mặt thường xuyên, nên gần đây, rừng phòng hộ xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà bị khai thác trộm nghiêm trọng.
Ban Quan quản lý bảo vệ rừng Đăk Hà cho biết, diện tích rừng nói trên đã được giao cho cộng đồng làng Kon Hơ Drế, xã Ngọc Réo quản lý và bảo vệ. Đài Truyền Hình VN 23/2, Đình Chiểu)đầu trang(
Rừng phòng hộ đầu nguồn Mường La hiện đang lưu giữ một phần vùng rừng á nhiệt đới cuối cùng ở Việt Nam, có loài vượn đen tuyền nằm trong sách đỏ thế giới...
Đây là khu vực có cảnh quan độc đáo, tài sản toàn cầu có giá trị đa dạng sinh học cao. Do vậy, việc tỉnh ta đã quy hoạch nơi đây thành “Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La” mang tính cấp thiết và là chủ trương đúng đắn...
Trước khi thành lập Khu bảo tồn thiên thiên Mường La, tỉnh ta có 4 khu bảo tồn thuộc địa bàn các huyện: Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, Thuận Châu, Sông Mã và Sốp Cộp. Tuy nhiên, nếu so sánh thì vùng rừng phòng hộ Mường La thuộc 3 xã Ngọc Chiến, Nặm Păm và Hua Trai được các nhà chuyên môn đánh giá có tính đa dạng sinh học cao.
Đặc biệt, nơi đây còn có khoảng 80 cá thể Vượn đen tuyền, loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng cao, hiện chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc; là nơi cư trú của các quần thể Voọc xám, Niệc cổ hung, Gà lôi hồng tía, Beo lửa cùng các loài thực vật quý hiếm không nơi nào có. Bởi vậy, rừng nơi đây đang nắm giữ một tài sản toàn cầu, thu hút sự chú ý không chỉ cấp quốc gia
Trao đổi với ông Đào Văn Tưởng, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La, được biết: Ngày 30/06/2015 UBND tỉnh có Quyết định số 1425/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xác lập Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La và ngày 07/03/2016 UBND tỉnh có Quyết định số 511/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La; Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La được thành lập là một trong những cố gắng, nỗ lực của tỉnh, sự hợp tác giúp đỡ của các ban, ngành liên quan và các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế cũng như sự đồng tình ủng hộ, tâm huyết của người dân.
Trước đây, một số khu vực của rừng phòng hộ Mường La đã bị suy thoái bởi nạn khai thác và phá rừng trái phép. Tuy nhiên, nơi đây vẫn còn những thung lũng hiểm trở, khó vào vẫn lưu giữ được tính nguyên sinh. Rừng nơi đây đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho các hồ chứa ở Mường La, các nhà máy thủy điện và việc canh tác nông nghiệp khu vực xung quanh.
Nhiều người dân sống quanh khu vực đã có tác động ảnh hưởng tới hệ sinh cảnh của rừng, đe dọa sự sinh tồn của các loài động, thực vật quý hiếm, nhất là loài Vượn đen tuyền. Mặc dù trước đó, lực lượng kiểm lâm đã và đang cùng nhóm giám sát cộng đồng tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác lâm sản trái phép, nhưng nỗ lực đó còn nhiều hạn chế, chưa đủ để đảm bảo an toàn cho các loài động, thực vật và tính đa dạng sinh học trong vùng...
Đã từng được tham gia chuyến xuyên rừng với thời gian 5 ngày, tôi đã được chứng kiến và cảm nhận giá trị của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La. Ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sinh tại một số cánh rừng với những loài thực vật cổ thụ quý hiếm chỉ nơi đây mới có, còn tận mắt thấy loài Vượn đen tuyền và nghe tiếng hót cuốn hút của loài linh trưởng này.
Tuy nhiên, bên cạnh việc chứa đựng trong mình sự đa dạng sinh học, thì rừng nơi đây đang đứng trước nguy cơ bị xâm lấn bởi tình trạng khai thác lâm sản, phá rừng trồng thảo quả, thu nhặt củi, phát triển thủy điện hay thu hái lâm sản phụ. Trong đó, tình trạng khai thác gỗ pơ mu trước đó hay thu hái lâm sản phụ cùng việc xây dựng nhiều thủy điện vừa và nhỏ nơi đây đã có những tác động không nhỏ tới cảnh quan, sinh cảnh các loài hoang dã...
Trong khi việc khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế. Do vậy, tỉnh có chủ trương thành lập Khu bảo tồn, ngoài việc đón nhận được sự ủng hộ không chỉ ở cấp quốc gia mà cả quốc tế, đây còn chính là giải pháp hữu hiệu bảo vệ rừng cùng các loại động, thực vật quý hiếm, tránh được nguy cơ suy thoái của rừng đầu nguồn Mường La.
Chủ trương thành lập “Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La” ngoài việc bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật quý hiếm, thì hành động này còn góp phần giúp các cơ sở đưa ra được kế hoạch phù hợp trong việc tái định cư, sử dụng rừng hay vấn đề sinh kế của người dân sống quanh khu vực này.
Đồng thời, giúp tỉnh ta đưa ra được các giải pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn những tác động ảnh hưởng tới rừng, gìn giữ được những giá trị nguyên sinh của vùng rừng nơi đây. (Báo Sơn La 22/2, Quốc Tuấn)đầu trang(
Như chúng tôi đã phản ánh , hiện các ngành chức năng đang tiếp tục điều tra, xác minh và xử lý vụ việc phá rừng trái phép và trộm gỗ tại lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah một cách kiên quyết, đảm bảo các quy định của pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh.
Qua vụ việc trên cho thấy, công tác quản lý và bảo vệ rừng ở những vùng giáp ranh giữa các địa phương với nhau đang gặp rất nhiều khó khăn và bất cập.
Tiểu khu 174 thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah quản lý- nơi diễn ra vụ phá rừng trái phép, chủ rừng đã phát hiện vào ngày 20/1/2017 nằm cách trung tâm xã Hà Tây, huyện Chư Pah hơn 20km. Đây là khu vực giáp ranh giữa huyện Chư Pah với huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và thành phố Kon Tum.
Để đến được khu vực này chủ yếu bằng đường mòn, đi bộ, địa hình rất hiểm trở. Các cán bộ, nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah và các ngành chức năng đã dựng các lán trại để ăn ở, sinh hoạt, làm nhiệm vụ giữa rừng trong điều kiện rất khó khăn và nguy hiểm, trong khi đó hoạt động của lâm tặc ngày càng tinh vi và manh động.
Những khúc gỗ này lâm tặc đã đốn hạ trên đỉnh núi sau đó dùng bò để kéo xuống nơi tập kết rồi dùng xe độ chế vận chuyển sang địa bàn tỉnh Kon Tum thì bị cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah phát hiện, ngăn chặn. Qua đây cho thấy lâm tặc đã dùng nhiều phương thức để khai thác rừng và vận chuyển gỗ trái phép.
Tại hiện trường vụ phá rừng và trộm gỗ tại lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah quản lý. Với địa hình rất hiểm trở như thế này mà lâm tặc đã khai thác và vận chuyển được gỗ ra khỏi rừng, điều này cho thấy phương thức hoạt động của lâm tặc rất tinh vi và manh động, đã gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ, nhân viên giữ rừng.
Ông Nguyễn Văn Thành- Phó Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah cho biết: “Công tác quản lý, bảo vệ rừng ở vùng giáp ranh gặp rất nhiều khó khăn vì địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, lực lượng thì mỏng. Đơn vị đã đề xuất với cấp trên tăng cường lực lượng để quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực giáp ranh ngày càng tốt hơn”.
Lâm tặc thường lợi dụng vùng giáp ranh để khai thác gỗ trái phép vì đây là địa bàn rất hẻo lánh, khi bị chủ rừng và các ngành chức năng phát hiện thì nhanh chóng di chuyển người và gỗ sang địa bàn thuộc địa phương khác. Chính vì thế gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng, xử lý các vụ vi phạm.
Ông Trần Minh Hiển- Kiểm lâm địa bàn- Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pah nói về những khó khăn khi tuần tra: “ Chúng tôi đi tuần tra chủ yếu đi bộ, địa bàn hẻo lánh, chia cắt bởi nhiều sông suối. Khi lâm tặc phát hiện các ngành chức năng thì chạy sang đất Kon Tum, chỉ cách địa bàn của xã Hà Tây bằng con suối nhỏ. Lâm tặc rất trắng trợn, manh động, nhiều thủ đoạn. Giữa huyện Chư Pah và một số địa phương của tỉnh Kon Tum có quy chế phối hợp nhưng khi phát hiện ra vụ việc xảy ra tại địa bàn giáp ranh ở xã Hà Tây thì hai bên không liên lạc với nhau được vì không có sóng điện thoại”…
Ông Nguyễn Ngọc Quang-PCT UBND huyện Chư Pah cho biết: “Thời gian qua, địa phương đã ký kết, thực hiện quy chế phối hợp giữa huyện với các huyện trong tỉnh như: Ia Grai, Đak Đoa và với các huyện ngoài tỉnh như: Sa Thầy, Kon Rẫy thuộc tỉnh Kon Tum.
Trước hết là rà lại những quy chế  phối hợp không còn phù hợp để bổ sung, còn những quy chế nào chưa thực hiện quy chế thì phối hợp xây dựng thực hiện quy chế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở địa bàn vùng giáp ranh, xây dựng quy quy chế giữa 2 huyện, ngành chức năng kiểm lâm và giữa các xã vùng giáp ranh để làm sao quản lý được, tránh tình trạng như vừa qua. Tiếp tục các đợt truy quét, chốt chặn.
Qua thực tế trên cho thấy, để triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng ở vùng giáp ranh tại huyện Chư Pah cũng như tại nhiều địa phương khác một cách hiệu quả một mặt chủ rừng và các ngành chức năng cần chủ động khắc phục khó khăn, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, mặt khác cần tăng cường lực lượng và các trang thiết bị, phương tiện.
Hơn nữa, cần tăng cường công tác phối hợp giữa chính quyền và các ngành chức năng ở các địa phương với nhau với các biện pháp quyết liệt để xử lý kịp thời các trường hợp xâm hại đến rừng. (Đài PTTH Gia Lai 22/2, Hà Đức- Thiên Thanh- R’Piên- Đặng Trà)đầu trang(
Sau gần 2 giờ đồng hồ luồn rừng, vượt núi cheo leo, chúng tôi tận mắt chứng kiến rừng quế cổ thụ hàng trăm năm tuổi đang “sừng sững” trên đỉnh Ngọc Linh hùng vĩ. Để rừng quế cổ thụ tồn tại cho đến bây giờ, công đầu phải nói đến quyết tâm giữ rừng của đồng bào Ca dong nơi đây.
Rừng quế cổ thụ, kỳ bí trên đỉnh Ngọc Linh thuộc địa phận xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau khi cùng người dân thổ địa vượt hàng chục ngọn đồi, đối mặt với những cung đường lầy lội, chúng tôi có mặt tại khu vực có rừng quế “lão niên” này.
Đập vào mắt là hàng chục cây quế cổ thụ 3 người ôm mới xuể. Do cây đã lớn, rêu xanh mọc đầy thân nên nếu như không có người bản địa hướng dẫn thì mọi người không nhận ra đây là loài quế Trà My nức tiếng một thời.
Nhiều cây quế mọc cheo leo bên sườn núi, cao ngất ngưởng, rễ đâm sâu vào những ngách đá như muốn chứng minh với thiên nhiên là để tạo ra hương vị quế Trà My nổi tiếng, chúng phải chịu bao nắng gió, mưa bão, thậm chí là ảnh hưởng của chiến tranh tàn phá.
Là người dẫn chúng tôi đến tận từng gốc quế vì mỗi gốc quế cổ thụ có khi cách nhau cả trăm mét đường núi, già làng Bùi Xuân Đường (nóc ông Ní, xã Trà Vân) cho biết: rừng quế có từ lâu rồi, bên cạnh mỗi năm trồng thêm cây quế con thì mỗi gia đình nơi đây cũng có khoảng vài chục gốc quế tự nhiên từ “mẹ rừng”. Mặc dù khó khăn bộn bề, nhưng chúng tôi đều quyết tâm giữ rừng quế.
Để rừng quế tồn tại và phát triển đến tận bây giờ, công đầu phải kể đến đồng bào Ca dong ở vùng cao Trà Vân còn nhiều khó khăn nhưng đầy nghĩa tình này.
Già làng Hồ Văn Đạo, năm nay đã 76 tuổi cho biết: khi tôi lớn lên thì đã thấy những cây quế cổ thụ này rồi. Quế là loài cây quý của núi rừng Ngọc Linh, nó giúp người dân chữa bệnh cho mình cũng như chữa bệnh cho động vật nuôi trong nhà.
Từ hàng trăm năm nay, thương hiệu quế Trà My đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhiều khi điều kiện gia đình khó khăn nên một số hộ dân cũng muốn khai thác để có tiền trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, với quyết tâm giữ rừng, chúng tôi đã ngầm quy ước với nhau là không được bán quế, cũng như tàn phá rừng quế cổ thụ này. Do trình độ người dân nơi đây còn thấp nên chúng tôi chỉ thỏa thuận bằng miệng chứ không có văn bản, giấy tờ gì. Tuy nhiên, bà con nơi đây vẫn kiên quyết giữ rừng quế.
Xã Trà Vân, huyện Nam Trà My có 10 nóc, thuộc 3 thôn có tổng dân số là 2.600 người. Trong đó, đồng bào người dân tộc Ca dong chiếm 98%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 80%.
Người dân ở nóc ông Ní là địa bàn có nhiều người sở hữu quế cổ thụ lớn nhất. Nóc ông Ní có trên 60 hộ dân, trung bình mỗi gia đình sở hữu ít nhất khoảng 15 gốc quế tự nhiên có tuổi đời trên 100 tuổi. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nuôi lợn đen, trồng lúa rẫy... nên đời sống còn nhiều khó khăn khi thiên nhiên không thuận lợi.
Ông Hồ Văn Huyện, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Vân cho biết: người dân Trà Vân còn nghèo, nhưng ý thức giữ rừng của bà con là rất đáng trân trọng. Những cây quế cổ thụ hiện nay có thể bán ra thị trường với giá hàng chục triệu đồng/cây nhưng bà con vẫn không muốn bán.
Để “lấy ngắn nuôi dài”, mỗi năm cứ đến khoảng đến tháng 12 dương lịch thì người dân tiến hành lấy hạt. Đối với cây quế cổ thụ trên 100 năm tuổi thì mỗi năm cho khoảng 3 ang hạt, mỗi ang khoảng 30 lon hạt giống. Số tiền thu được theo giá thị trường hiện nay thì trung bình mỗi cây quế đem lại 4,5 triệu đồng.
Quế Trà My đã được các nhà khoa học đặt tên CINNAMONNUM CASIA, thuộc họ innamonnum, là dòng họ đứng đầu của 4 loại quế mọc ở Đông Dương, với hàm lượng ALDEHYT CINNAMIC 95% trong tinh quế. Quế Trà My hơn hẳn các loại quế ở Nghệ An, Thanh Hóa về chất lượng, và sớm trở thành một nguồn dược liệu vô cùng quý giá đối với cả đông y lẫn tây y.
Quế Trà My được biết đến với cái tên “Cao sơn Ngọc quế”, là loại quế được thế giới ưa chuộng nên có giá trị cao so với các loại quế khác và đã trở thành hình ảnh gần gũi, thân thương, một sản phẩm giá trị về kinh tế và tinh thần, ngày càng làm đẹp thêm dải đất giàu có nằm bên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Quế là một vị thuốc quý, được dùng nhiều trong Đông y và Tây y, có tác dụng kích thích làm tăng sự tuần hoàn máu, gây co mạch, tăng bài tiết, gây co bóp tử cung, sát trùng, chữa đau bụng, đi tả.
Kinh nghiệm dân gian của các dân tộc người Cor, Ca dong, Xê đăng ở vùng núi Trà My, khi gặp những bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu, trúng gió... Họ mài vỏ quế trong nước rồi uống bệnh sẽ thuyên giảm. Từ đó người ta mới phát hiện được rằng cơ thể con người tiếp giáp với quế sẽ ngăn ngừa được các chứng phong hàn, cảm lạnh, nhức đầu...
Hiện trên thị trường giá bán mỗi kg quế Trà My loại khô, dạng kẹp với mức khoảng 60.000 đồng/kg. Mỗi cây con sau khi ươm hạt nảy mầm sẽ bán được 1.000 đồng/cây. Chính vì cây quế cho lại giá trị kinh tế như vậy nên trong thời gian qua đã xảy ra tình trạng “quế tặc” trên địa bàn.
Để bảo vệ yên bình cuộc sống cũng như tài sản của người dân, cơ quan chức năng mà chủ công là lực lượng công an xã phối hợp với người dân tăng cường tuần tra địa bàn, kịp thời phát hiện những đối tượng lạ mặt hoặc có ý đồ xấu.
Ông Đinh Mươk, Chủ tịch Hội Quế Trà My tỉnh Quảng Nam cho biết: trong thời gian qua, bên cạnh trồng giống quế bản địa một số người dân mua cây quế giống từ nơi khác về Quảng Nam trồng. Do đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu cũng như nguồn giống nên những loại quế ngoại lai không mang lại hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí là sản phẩm còn bị ép giá vì không đạt những tiêu chuẩn cần thiết.
Hội đã phối hợp với ngành chức năng thực hiện đề án phát triển cây quế bản địa. Trước mắt, Hội vận động người dân nhân rộng diện tích quế bản địa, đồng thời liên hệ với các điểm chế biến quế thành phẩm để bao tiêu sản phẩm cho người trồng quế Trà My.
Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My: để bảo tồn và phát triển loài quế bản địa, huyện đã lập đề án và trình cơ quan chức năng phê duyệt. Quan điểm của huyện là sẵn sàng mua lại những cây quế cổ thụ của người dân và giao cho chính họ chăm sóc. Có như vậy, những cây quế Trà My mới giữ được đúng những hương vị, tiêu chuẩn mà từ xưa nó vốn có. (Tin Tức 22/2, Nguyễn Sơn)đầu trang(
Ngày 21/2, ông Vũ Hồng Sinh- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum cho biết lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ một xe tải ngang nhiên chở gỗ lậu trên đường phố.
Theo đó, vào lúc 9h30 ngày 20/2, từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, Hạt Kiểm lâm thành phố phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 truy đuổi và tiến hành kiểm tra xe ô tô tải mang biển kiểm soát 82K - 2981, do ông Đỗ Minh Thanh điều khiển đang di chuyển theo hướng đường Trần Phú rẽ về đường Trường Chinh và phát hiện trên xe chở 3 hộp gỗ xẻ không có dấu búa Kiểm lâm và không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Qua đo đếm cụ thể, 3 hộp gỗ trên có khối lượng 0,92m3 (chủng loại huỷnh, thuộc nhóm III).
Lực lượng chức năng đã lập biên bản và đưa phương tiện, tang vật về Hạt Kiểm lâm thành phố Kon Tum để tiếp tục xác minh, xử lý. (Báo Kon Tum 22/2 Hồng Lam)đầu trang(
Những ngày gần đây, (từ 15 đến 19-2) Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hóa đã liên tiếp bắt quả tang và xử lý 3 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, tịch thu 4,03 m 3 gỗ quy tròn các loại.
Theo đó, ngày 15-2, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hóa đã tiến hành mai phục và bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Chi (trú tại xã Trung Lương, Định Hóa) khi đang vận chuyển trái phép 1,332 m3 gỗ keo trên đường đi tiêu thụ. Tiếp đến, ngày 17-2, khi đang tuần tra trên địa bàn xã Tân Thịnh, lực lượng kiểm lâm đã bắt quả tang 1 ô tô vận chuyển gỗ keo trái phép do Mai Tất Thế (trú tại xóm Trú 1, xã Bộc Nhiêu) làm chủ, tịch thu 1,266 m3gỗ keo.
Ngày 19-2, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Quy Kỳ tiếp tục bắt quả tang Nguyễn Đình Tỉnh (trú tại xã Quy Kỳ, Định Hóa) đang có hành vi vận chuyển 1,433 m3 gỗ trám không có giấy phép khai thác và vận chuyển.
Hiện, Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hóa đang tạm giữ toàn bộ tang vật liên quan đến 3 vụ vận chuyển lâm sản trái phép nêu trên (gồm: 4,03 m3 gỗ và 3 xe ô tô tải), đồng thời tiến hành củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm rừng ATK Định Hóa đã phát hiện và xử lý 19 trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (tăng 1 vụ so với cùng kỳ); tịch thu 42,07 m3 gỗ quy tròn và 0,885 m3 gỗ xẻ các loại (tăng 9,47 m3 so với cùng kỳ); xử lý phạt và thu nộp vào ngân sách Nhà nước 75,7 triệu đồng. (Báo Thái Nguyên 22/2, Nguyên Ngọc)đầu trang(
Cơ quan chức năng địa phương xác định nguyên nhân hàng loạt cây mắm bị chết ở Khu du lịch Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là do mưa lớn gây ngập úng…
Trả lời NDĐT về việc gần đây có nhiều diện tích rừng mắm bị chết trong khuôn viên Khu du lịch Khai Long, ông Trần Văn Thức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khẳng định như trên.
Theo ông Thức, sau khi kiểm tra thực tế vào ngày 21-2 vừa qua, Chi cục Kiểm lâm đã có báo cáo chính thức vụ việc đến UBND tỉnh về hiện tượng cây chết. Báo cáo nêu rõ, Công ty TNHH XDDVTM Du lịch Công Lý (đơn vị đầu tư Khu du lịch Khai Long) được UBND tỉnh Cà Mau cho thuê hơn 32 ha đất và khoảng 19,3 ha phòng hộ rất xung yếu (loại rừng nghèo kiệt) để phục vụ công trình mở rộng điểm du lịch Lý Thanh Long II.
Quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư phát hiện nhiều cây mắm bị chết nên có tờ trình xin kiểm đếm lại số cây chết và xin trồng cây thay thế trên diện tích rừng mắm bị chết. Ngay khi tiếp nhận tờ trình, ngày 21-7-2017, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau tổ chức khảo sát, kiểm tra thực tế và xác định, hiện tượng cây mắm bị chết là có thật nhưng không phải do tác động của con người mà do khách quan.
Cụ thể, thời điểm cây chết vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017, cây bị sâu gây hại, tổn thương nặng về mặt sinh học. Đây cũng là thời điểm mưa lớn kéo dài, triều cường trên các tuyến sông, rạch lên rất cao nên hệ thống bốn cống xả nước của Khu du lịch Khai Long không thoát nước kịp.
Vì vậy, lượng nước ứ đọng trong rừng lâu ngày khiến cây bị chết cục bộ thành từng đám. Chi cục Kiểm lâm Cà Mau kiểm đếm, xác định số cây rừng có khả năng bị chết chiếm khoảng 60% (khoảng 8ha). Tiếp tục kiểm tra vào ngày 20-2 vừa qua, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau không phát hiện thêm diện tích cây rừng bị chết ở Khu du lịch Khai Long, và diện tích cây có dấu hiệu bị chết đã có dấu hiệu phục hồi, ra lá non. Chỉ còn khoảng 30% cây có khả năng bị chết.
“Ngoài nguyên nhân bị ngập úng, theo quy luật tự nhiên “mắm trước, đước sau”, sau khi cây mắm phát triển, giữ được đất, vùng đất có nhiều cây mắm mọc sẽ bồi tụ cao, ổn định. Khi đó, cây mắm sẽ bị đào thải và hình thành cây khác để thay thế mà chủ yếu là cây đước – ông Thức cho biết thêm.
Liên quan đến vụ việc trên, ông Thức cho biết đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh kiểm điểm trách nhiệm của hai kiểm lâm phụ trách địa bàn, có kiểm tra nhưng chậm hậu kiểm và chậm báo cáo về cấp trên nhằm có hướng khắc phục khi cây bị chết. Về phần đơn vị nhận thuê môi trường rừng, ông Thức cho biết chủ doanh nghiệp chủ động khắc phục, có tờ trình gửi UBND tỉnh xin tự bỏ tiền để trồng lại cây rừng (cây đước) trên diện tích cây đã chết.
Khi được hỏi đất rừng rất xung yếu cho doanh nghiệp thuê phát triển du lịch có vi phạm, ông Thức khẳng định: “Các đơn vị chức năng đã rà soát chặt chẽ quy định mới tham mưu cho UBND tỉnh. Chiếu theo quy định, Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền cho thuê đất rừng phòng hộ rất xung yếu nhưng dưới 20 ha”.
Ngoài số cây rừng bị chết trong khuôn viên Khu du lịch Khai Long, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đặc biệt ven tuyến đường Hồ Chí Minh về xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển), chúng tôi phát hiện nhiều nơi có cây mắm bị chết thành từng cụm nhỏ.
Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết đã chỉ đạo kiểm lâm tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra thực tế hiện tượng cây chết nêu trên để có hướng xử lý, khắc phục, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại địa phương. (Nhân Dân 22/2, Hữu Tùng)đầu trang(
Ngày 22-2, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết tỉnh này không chấp thuận để 64 hộ dân ở tỉnh Bình Phước và huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) về lại sinh sống ở bon (làng) cũ.
Các bon (làng) cũ này hiện là các khu rừng của 2 tiểu khu 1487 và 1500 thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý tại xã Quảng Trực huyện Tuy Đức.
Trước đó, các hộ dân này (trong đó có 49 hộ dân ở thôn 8, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và 15 hộ cư trú trên địa bàn xã Quảng Trực huyện Tuy Đức) có đơn xin về lại sinh sống ở bon cũ với lý do để chăm sóc mồ mả, tổ tiên. Tuy nhiên, qua xác minh, hiện số hộ này đều đã có nhà ở và đất sản xuất ổn định.
Ngày 21-2, tại huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông, UBND 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước đã tổ chức đối thoại với số hộ dân nói trên. Tại buổi đối thoại, UBND 2 tỉnh đã thông báo kết luận không chấp thuận việc về lập làng cũ trong rừng.
Sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan không tác động đến khu vực làng cũ, nghiêm cấm việc chặt phá, lấn chiếm đất rừng, tạo khu rừng thiêng, bảo vệ, tạo điều kiện để người dân thăm viếng mồ mả tổ tiên. Người Lao Động 22/2, Nguyên Khôi)đầu trang(
Đàn voi 7 con vừa được người dân phát hiện gần khu vực nương rẫy ở xã Quế Lâm (Nông Sơn) cho thấy dấu hiệu chuyển biến tích cực về đa dạng sinh học ở nơi đây, đồng thời cũng đặt ra những thách thức cho công tác bảo tồn về loài ĐVDH quý hiếm này.
Hệ sinh thái rừng trùng điệp cắt qua dải Trường Sơn, lại nằm ngay khu vực đầu nguồn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc xã Quế Lâm (Nông Sơn) lâu nay như “ngôi nhà lý tưởng” chở che cho voi. Nhưng điều quan trọng hơn, chính người dân bản địa đã “dang rộng vòng tay” và nhận thức đúng về giá trị của bảo tồn loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này.
Mấy ngày qua người dân và cơ quan kiểm lâm đã ghi lại hình ảnh đàn voi 7 con ra khỏi bìa rừng thuộc xã Quế Lâm tìm thức ăn, đây là tin vui cho những người làm công tác bảo tồn. Còn nhớ đầu tháng 7.2016, người dân thôn Cấm La (xã Quế Lâm) phát hiện 6 cá thể voi đang sinh sống tại khu vực Khe Rong - thôn Cấm La, trong đó có 1 voi đực, ngà voi dài khoảng 30cm. Trước đó, tháng 12.2015, điều tra mới nhất của các chuyên gia động vật và đa dạng sinh học cho thấy có ít nhất 4 cá thể voi hiện hữu ở khu vực này.
Sáng 14.2, ông Từ Văn Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm khẳng định, kiểm lâm đã thu thập và có hình ảnh đàn voi xuất hiện nhưng chưa công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng vì muốn bảo vệ an toàn tuyệt đối cho đàn voi.
Trong khi đó, theo người dân, ngày 28.1 (tức mùng Một Tết Đinh Dậu), khi đi rẫy đã phát hiện đàn voi 7 con ra khỏi rừng tìm thức ăn nên họ đã quay phim, chụp hình cung cấp cho cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Ngọc Nguyên - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nông Sơn cho biết,  đơn vị đã có phương án, kế hoạch cụ thể, trước mắt phối hợp với các ngành chức năng đến thông báo địa điểm vừa xuất hiện đàn voi rừng cho người dân xã Quế Lâm phòng tránh, ít đi lại chung quanh khu vực này.
Tránh xung đột giữa voi và người là một trong những nhiệm vụ tuyên truyền xuyên suốt được cơ quan kiểm lâm địa phương triển khai trong thời gian qua. Cũng theo ông Nguyên, đơn vị có kế hoạch tổ chức 2 đợt tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân cách đối phó khi voi xuất hiện và cấp cho mỗi hộ một chiếc thau đồng, mỗi thôn một chiếc loa di động. Mục đích để khi có voi xuất hiện, người dân đánh lên xua đuổi đàn voi vào lại rừng.
Thêm vào đó, lực lượng kiểm lâm cùng với chính quyền xã Quế Lâm tuyên truyền cho người dân hạn chế vào khu bảo tồn voi. Chính quyền huyện Nông Sơn và Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang xúc tiến hoàn tất các thủ tục hồ sơ pháp lý thành lập khu bảo tồn loài voi ở địa phương này.
Ông Phan Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho rằng, đàn voi xuất hiện đã ghi nhận những thành quả bước đầu của công tác bảo tồn và hiệu quả của chính sách tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.
Cuộc khảo sát của ngành kiểm lâm cho thấy, hầu hết người dân bản địa đều nhận thức được voi là loài động vật quý hiếm, đặc hữu cần được bảo tồn. Gặp voi trong rừng, nhưng người dân không có hành động kích động voi. Nhờ vậy, những năm qua, xung đột giữa voi và con người không xảy ra.
Điểm đáng lưu ý là ngoài thủy điện Khe Diên, dự án đường Đông Trường Sơn cắt qua, thì núi rừng nơi đây ít bị can thiệp bởi các hoạt động phát triển kinh tế. Một vùng cảnh quan còn khá hoang sơ chính là môi trường tốt để bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Nhận ra được tầm quan trọng của vùng sinh cảnh rừng đặc dụng Nông Sơn, đầu tháng 8.2016, tại đây Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức “Tuần lễ voi” với nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho người dân địa phương, qua đó lồng ghép tổ chức hội thảo giải pháp bảo vệ rừng gắn với bảo tồn voi, tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Nông Sơn.
Các nhà làm du lịch đều có cái nhìn lạc quan về phát triển tiềm năng du lịch sinh thái, nếu công tác giữ rừng, bảo tồn voi thực thi một cách bài bản. Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp (thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng - Tổng cục Lâm nghiệp) đã xây dựng hẳn kế hoạch thực hiện quy hoạch thành lập khu bảo tồn loài voi tại huyện Nông Sơn.
Theo ông Vũ Tiến Điển - Giám đốc Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp, năm ngoái đơn vị đã khảo sát, điều tra đa dạng thành phần loài động thực vật, đa dạng sinh cảnh rừng, khảo sát phân bố, sinh cảnh sống của voi nhằm có cơ sở dữ liệu hồ sơ để thành lập khu bảo tồn loài, sinh cảnh voi tại huyện Nông Sơn.
Đến nay, Bộ NN&PTNT đã thẩm định khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Nông Sơn. Theo đó, sẽ có hơn 18.000ha rừng đặc dụng nằm ở xã Quế Lâm (huyện Nông Sơn) được quy hoạch.
Giữa năm 2016, UBND tỉnh chính thức có văn bản gửi Bộ NN&PTNT và Tổng cục Lâm nghiệp để xin chủ trương, nguồn vốn xây dựng đề án xác lập các khu rừng đặc dụng trên địa bàn, trong đó thành lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi tại huyện Nông Sơn.
Đã có một số doanh nghiệp đặt vấn đề về đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái tại đây, nhưng chính quyền cẩn trọng cân nhắc bài toán phát triển kinh tế với bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia bảo tồn thuộc Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế - WWF, chính quyền tỉnh và huyện Nông Sơn trước mắt phải bảo tồn loài, vùng sinh cảnh voi, sau đó mới tính chuyện phát triển du lịch. Hiện tại giữa các cơ quan chức năng đã ký cam kết bảo vệ loài voi; người dân được ngành kiểm lâm hướng dẫn kỹ năng ứng xử khi phát hiện có voi.
Ông Phan Tuấn khẳng định, Bộ NN&PTNT đã thẩm định đề án thành lập khu bảo tồn sinh cảnh voi Nông Sơn. Các ngành chức năng của tỉnh đã góp ý xong cho đề án, đơn vị tổng hợp có văn bản trình UBND tỉnh phê duyệt đề án khu bảo tồn sinh cảnh voi.
Sau khi tỉnh phê duyệt đề án khu bảo tồn, bước tiếp theo sẽ thành lập ban quản lý khu bảo tồn sinh cảnh voi Nông Sơn. “Trước Tết Đinh Dậu, đơn vị tư vấn, phối hợp với ngành đã làm xong các bước thủ tục. Thành lập khu bảo tồn sinh cảnh voi Nông Sơn thuộc thẩm quyền của tỉnh” - ông Tuấn nói. (Infonet 22/2)đầu trang(
Một cá thể Voọc Hà Tĩnh quý hiếm bị xích cổ chạy trên đường đã được người dân giải cứu, giao cho lực lượng chức năng chăm sóc.
Theo tin tức trên báo Điện tử Quảng Bình, ngày 21/2, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, trung tâm vừa tiếp nhận, cứu hộ cá thể động vật hoang dã quý hiếm từ một người dân tại TP Đồng Hới.
Hiện Cá thể Voọc này đang được các bác sĩ thú y theo dõi sức khỏe để đưa ra chế độ chăm sóc và phác đồ điều trị phù hợp.
Báo Dân trí thông tin thêm, trước đó, anh Nguyễn Trường Khánh (trú tại phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới) đã vô tình phát hiện 1 cá thể Voọc Hà Tĩnh quý hiếm đang mang dây xích trên cổ chạy dọc trên đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Ngay sau đó, anh Khánh đã vây bắt và chủ động liên hệ với Hạt Kiểm lâm TP Đồng Hới để giao nộp. Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể Voọc Hà Tĩnh có trọng lượng 7,5 kg (lông màu đen, đuôi dài, má và gáy có viền lông màu trắng) và có biểu hiện mất tập tính hoang dã nghi do bị nuôi nhốt trong một thời gian dài.
Báo Điện tử Quảng Bình đã đưa một số thông tin liên quan đến loài Voọc này. Theo đó, qua kiểm tra, cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh kết luận đây là cá thể Voọc Hà Tĩnh (tên khoa học Trachypithecus hatinhensis), phân bố chủ yếu ở các khu rừng núi đá vôi thuộc tỉnh Quảng Bình.
Voọc Hà Tĩnh là loài động vật cực kỳ quý hiếm, thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định của Chính phủ, cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Những hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ loài này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Đời Sống & Pháp Luật 22/2)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Huyện Sốp Cộp phối hợp với Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 99 ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và Nghị định 147 ngày 02/11/2016 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99 tới các tổ chức và cá nhân là chủ rừng; các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
Hội nghị đã công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các huyện trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, tổng diện tích rừng trên địa bàn huyện Sốp Cộp là 66.701ha, trong đó có 901 ha là diện tích rừng trồng. Có 10 nhóm hộ, 116 cộng đồng bản, 111 chủ rừng là các tổ chức cấp bản, 3.173 hộ gia đình được chi trả dịch trả dịch vụ môi trường rừng.
Tại Hội nghị Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cũng đã yêu cầu chi nhánh Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng huyện Sốp Cộp xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể để triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện phù hợp sát với thực tế; phối hợp tốt với các phòng ban chuyên môn của huyện, các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện; chủ trì phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện, Ủy ban nhân dân các xã thực thi chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tới các chủ rừng kịp thời, chính xác, đúng đối tượng; tăng cường và làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát các chủ rừng trong các cộng đồng thôn bản, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được chi trả, sử dụng đúng mục đích; đồng thời phối hợp với Quỹ tỉnh, các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng. (Đài PTTH Sơn La 22/2, Bùi Nga)đầu trang(
Hiện chỉ có 20 – 30% diện tích đất rừng được sử dụng đúng mục đích. Trong khi đó, các DN chế biến gỗ muốn có đất trồng rừng thì lại bị cản trở.
Theo báo cáo của Bộ NN – PTNT, tổng diện tích rừng toàn quốc đến ngày 31/12/2015 có 14.061.856 ha, trong đó gồm 10.175.519 ha rừng tự nhiện và 3.886.337 ha rừng trồng. Trong 14.061.856 ha rừng, diện tích cây lâm nghiệp là 13.613.056 ha với độ che phủ là 39,5% và diện tích trồng cây lâu năm trồng trên đất lâm nghiệp là 448.800 ha, độ che phủ 1,34%.
Tìm hiểu riêng của PV DĐDN cho thấy, tại tỉnh Sơn La hiện đang có trên 318.000 ha đất lâm nghiệp được sử dụng không đúng mục đích, trong đó, đa phần diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm được người dân dùng để trồng ngô, sắn, cà phê và các loại cây nông nghiệp khác. Còn tại các tỉnh Tây Nguyên, diện tích đất trống hiện nay khoảng 100.000 héc ta, theo thống kê không đầy đủ, nếu để quỹ đất rừng trống lớn như hiện nay, trung bình mỗi năm sẽ mất khoảng gần 1.000 tỷ đồng tiền thu ngân sách.
Theo chuyên gia kinh tế lâm nghiệp Vũ Long, sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, đến hết năm 2015 đã giao được 11.661.597 ha, chiếm 84% diện tích rừng toàn quốc và chiếm 71,8% so với tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (16,24 triệu ha).
Tuy số lượng đất rừng đã được giao với tỷ lệ lớn, song theo ông Long, trên thực tế, công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm. Một số địa phương đã giao đất, giao rừng xong theo các quy định trước đây, nhưng chưa tổ chức rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, sự phân chia đất manh mún chính là rào cản cho việc phát triển quy mô lớn, nâng cao về chất lượng làm hạn chế khả năng đầu tư và tiếp cận thị trường. Trong khi đó, các DN chế biến gỗ muốn có đất trồng rừng thì lại bị cản trở.
Bởi lẽ, theo quy định của Nhà nước, việc chuyển nhượng đất trồng rừng tối đa là 100 ha và việc giao đất cho các chủ thể cũng chỉ được 30 ha mà cả hai cái này đều không thỏa mãn được nhu cầu sản xuất công nghiệp của DN trong ngành.
Mặt khác, theo ông Long, quá trình tích tụ đất còn khó ở chỗ, tâm lý của người dân có đất, họ cũng không chịu hợp tác. Thậm chí, có ý kiến cho rằng quá trình tích tụ đất sẽ dẫn đến mất đất, dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo.
Theo tính toán của Bộ NN – PTNT, nhu cầu vốn cho trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 rất lớn, cần khoảng 11.000 nghìn tỷ đồng, bình quân sẽ là 2.200 tỷ đồng/năm.
Như vậy, phát triển lâm nghiệp không thể trông chờ vào nguồn tích lũy của hộ gia đình ở nông thôn. Vậy điều cần thiết lúc này là cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận được với đất trồng rừng và rừng tự nhiên.
Trên thực tế, theo chia sẻ của lãnh đạo Cty CP Thương mại Lương Sơn, Hòa Bình, việc quy hoạch diện tích rừng các dự án trong thực tế cần phải cụ thể hơn, thời hạn thực hiện dự án phải bằng thời hạn giao đất 50 năm và ổn định. Mỗi dự án đầu tư vào kinh doanh rừng phải có quy mô đủ lớn để bảo đảm hiệu quả đầu tư, nhất là dự án xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến gỗ, lâm sản.
Vì vậy, dự án không nhất thiết chỉ giới hạn trong một huyện hay một tỉnh mà phải có tính liên huyện, liên vùng thuận lợi cho sản xuất. Ông này cho biết, không thể có những khu đất và khu rừng liền nhau rộng hàng nghìn, hàng vạn ha để giao, cho thuê để thực hiện một dự án kinh doanh rừng, nhưng cũng không thể để tình trạng quá manh mún, phân tán. Vì thế, tích tụ đất đai trở thành một yêu cầu cấp thiết để phát triển lâm nghiệp.
Điều đáng nói, diện tích đất trống, đồi trọc phần lớn đã được giao cho các hộ gia đình với quy mô nhỏ 5-10 ha. Vậy câu hỏi đặt ra làm sao có thể tập trung họ tham gia vào các dự án quy mô lớn. Vì vậy, chính quyền địa phương phải tìm ra biện pháp để thực thi quyền chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thì nhà đầu tư mới có thể nhanh chóng tiếp cận được với đất rừng và rừng.
Một cơ chế để các hộ gia đình liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước với những hình thức tổ chức rất đa dạng để phát triển rừng công nghiệp đang chứng tỏ là mô hình có tính hiện thực cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế rừng – chuyên gia kinh tế lâm nghiệp Vũ Long chia sẻ. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 23/2, Nhật Anh)đầu trang(
Tiền thân là Phân Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp miền Nam được thành lập năm 1977, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào...
Tiền thân là Phân Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp miền Nam được thành lập năm 1977, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào về nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lâm nghiệp, góp phần đáng kể cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh phía Nam.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ là tác giả và đồng tác giả của 8 giống keo lá tràm, 9 giống keo lai tự nhiên, 2 giống keo tai tượng, 11 giống bạch đàn, 3 giống tràm ta và 6 giống tràm Úc đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật (TBKT), trong đó có 4 giống đã được công nhận là giống quốc gia là AA1, AA9, AH1, AH7 năng suất rừng trồng đạt trên 25m3/ha/năm.
Ngoài ra, Viện còn là đồng tác giả của 57 giống keo lai, keo lá tràm, keo tai tượng và bạch đàn được công nhận là giống TBKT và giống Quốc gia.
Đã cải tiến công nghệ giâm hom ngoài trời là bước đột phá cho sản xuất đại trà cây hom keo lai phục vụ trồng rừng kinh tế. Đã ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống vô tính các loài thông, keo, bạch đàn, gáo cung cấp giống cây lâm sản ngoài gỗ như: Vàng đắng, lan kim tuyến, anh thảo, hoắc hương, tràm trà,…
Bước đầu đã nghiên cứu đa dạng di truyền, chọn giống bằng chỉ thị phân tử cho loài keo lá tràm, dầu rái, sao đen và nghiên cứu chuyển gen kháng sâu cho thông nhựa và nghiên cứu chọn dòng cho một số loài cây bản địa mọc nhanh như gáo trắng, gáo Vàng,... theo hướng phát triển trồng rừng rừng gỗ lớn.
Viện đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng và quản lý lập địa bền vững đối với keo và bạch đàn bằng việc giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác; bón phân; quản lý thực bì cạnh tranh làm tăng năng suất rừng tối đa 5,7 m3/ha/năm so đối chứng, cải thiện được độ phì của đất. Kết quả nghiên cứu đã được Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
Đã nghiên cứu tối ưu hóa kỹ thuật trồng rừng keo cung cấp gỗ xẻ như: Chọn và đánh giá lập địa, bón phân, tỉa đơn thân, tỉa cành, tỉa thưa và chăm sóc để từng bước chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn có năng suất cao và chất lượng gỗ xẻ tốt, lợi nhuận thu được tăng 36% so với rừng trồng gỗ nhỏ.
Kỹ thuật trồng rừng keo trên đất phèn đã giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng rừng ở Tây Nam Bộ đã phá thế độc canh cây tràm. Việc lên líp và biện pháp thâm canh trồng rừng đã cho năng suất rừng đạt từ 30 - 44 m3/ha/năm và giảm chu kỳ kinh doanh 3 - 4 năm so với trồng tràm. Hiệu quả kinh tế trồng keo lai đã tăng gấp 2 lần so với trồng tràm.
Đã nghiên cứu trồng cây bản địa, mọc nhanh cung cấp gỗ lớn ở vùng Nam bộ có triển vọng như: thanh thất, chiêu liêu, bời lời, sấu tía, lò bo, xoan mộc, gáo trắng, gáo vàng,... góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Hiện nay, Viện đã xây dựng được các kỹ thuật trong làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt, như trồng theo băng, rạch hay đám với 13 loài cây bản địa mọc nhanh ở vùng Đông Nam bộ. Bốn loài cây có triển vọng là: lim xanh, chiêu liêu, xà cừ và nhạc ngựa.
Đã nghiên cứu phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng tự nhiên, đánh giá và bảo tồn, sử dụng bền vững tiềm năng cây thuốc ở trong rừng tự nhiên ở một số vườn quốc gia vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số.
Đối với bảo tồn nguồn gen thực vật rừng, Viện đã duy trì và phát triển tốt vườn thực vật Trảng Bom xây dựng từ năm 1905 hiện có 279 loài, thuộc 67 họ, là nơi lưu giữ bảo tồn nhiều nguồn gen quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam. Từ năm 2002, Viện tiếp tục xây dựng 2ha vườn sưu tập thực vật ở Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, gồm 153 loài, thuộc 52 họ.
Ngoài ra, còn có 2 vườn sưu tập thực vật thân gỗ trên vùng đất phèn (6ha) và 1 vườn sưu tập thực vật trên vùng đất ngập mặn (1ha) ở đồng bằng sông Cửu Long được thiết lập năm 1995 và 2003 tại tỉnh Long An và Cà Mau.
Với lĩnh vực sinh thái, môi trường rừng, Viện đã nghiên cứu và xây dựng được giải pháp phục hồi rừng tràm sau cháy tại Cà Mau, giải pháp chống suy thoái rừng ngập mặn Cần Giờ ở TP.HCM. Xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật về trồng rừng trên các dạng lập địa khó khăn ở các đảo ven bờ, kỹ thuật trồng cây chống sạt lở ven sông rạch, kỹ thuật trồng rừng trên các lòng hồ bán ngập nhằm chống sạt lở và giảm bồi lắng lòng hồ.
Xây dựng được kỹ thuật trồng rừng phòng hộ cho một số loài cây trên vùng đất cát khô hạn và trồng rừng chống cát bay ở vùng duyên hải Nam Trung bộ. Trong 5 năm gần đây, Viện đã và đang thực hiện hơn 60 hợp đồng tư vấn dịch vụ với tổng doanh thu hơn 15 tỷ đồng, góp phần tạo nguồn thu cho các đơn vị và đóng góp một phần cho ngân sách Nhà nước. (Nông nghiệp Việt Nam 22/2)đầu trang(
Về huyện Thanh Sơn vào những ngày giữa tháng hai, trên những nương đồi người dân đã chuẩn bị sẵn sàng cho mùa trồng rừng mới. Với huyện có trên 40.000ha đất lâm nghiệp như Thanh Sơn thì kinh tế rừng giữ vai trò chủ đạo. Rừng trồng đã tạo kế sinh nhai bền vững và cũng kéo những ngành nghề dịch vụ, chế biến gỗ phát triển theo.
Mới ra Giêng nhưng nhịp sống ở Thanh Sơn những ngày này đã nhộn nhịp tiếng máy xẻ, máy bóc gỗ đều đều. Huyện đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng chính nghề rừng như khai thác gỗ, bóc, vận chuyển gỗ, từ đó tạo thêm cho người dân công ăn việc làm. Phong trào trồng rừng đã tạo chuyển biến về ý thức của người dân trong việc phát triển kinh tế ngay trên vùng đất trống đồi núi trọc.
Trước kia, người dân chưa thấy được giá trị của rừng trồng nên ít bỏ công chăm sóc, tỷ lệ cây sống thấp, thời gian thu hoạch kéo dài. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng sản xuất, huyện vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng rừng sản xuất, cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến.
Những năm qua, cùng với thực hiện dự án bảo vệ và phát triển rừng, huyện đã trồng mới được hàng nghìn hec-ta rừng, nâng độ che phủ rừng lên trên 60%, diện tích trồng rừng tập trung hàng năm bình quân 1.500ha/năm. Sản lượng gỗ khai thác những năm gần đây đạt khoảng32.000m3/năm.
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đang hình thành và phát triển. Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 40 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có 7 công ty, 1 hợp tác xã, trên 30 cơ sở sản xuất quy mô gia đình, công suất bình quân đạt 5.000m3 gỗ/cơ sở/năm, cơ sở chế biến gỗ lớn có công suất đạt 7.000m3 gỗ/năm, các cơ sở nhỏ lẻ từ 1.500 – 2.000m3 gỗ/năm. Giá trị sản phẩm chế biến đạt 33 tỷ đồng.
Ông Phan Văn Sơn – Chủ tịch UBND xã Hương Cần cho biết: “Trên địa bàn xã cơ bản không còn đất trống, đồi núi trọc. Ở đây, mọi người dân đều ý thức được vai trò của rừng, chủ động nhận giao khoán đất, trồng và bảo vệ rừng bởi họ thấy được những lợi ích thiết thực của rừng đem lại. Các hộ trồng rừng còn thực hiện các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dưới tán rừng như chăn nuôi lợn, phát triển nuôi gà thả vườn dưới tán rừng, nuôi ong lấy mật…
Đặc biệt, người dân đã được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn kỹ thuật trồng và đầu tư thâm canh nên năng suất rừng trồng tăng lên đạt 70-80m3/ha, có diện tích đạt 100m3/ha, trước đây mỗi hecta chỉ đạt 40-50m3. Những đồi bạch đàn chồi năng suất thấp lại làm đất bạc màu đã dần thay thế bằng keo hạt ngoại có năng suất, chất lượng cao mà lại cải tạo đất tốt”.
Mặc dù kinh tế rừng ở Thanh Sơn vẫn còn có những hạn chế nhưng tin rằng với việc áp dụng kỹ thuật thâm canh rừng trồng, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước sẽ nâng cao chất lượng rừng, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng bền vững. (Báo Phú Thọ 23/2, Nguyễn Huế)đầu trang(
Dự kiến, trong tháng 4/2017, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, để trình UBND tỉnh và đề nghị HĐND tỉnh cho phép điều chỉnh quy hoạch và hoàn chỉnh hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu cho người dân trong tháng 5-6/2017.
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định 209/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và chỉnh lý, bổ sung hồ sơ giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tỉnh Sơn La sẽ tiến hành điều chỉnh cục bộ mục đích quy hoạch 3 loại rừng để cấp GCNQSDĐ lần đầu cho người dân. Việc thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Điều 13 Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Thông tư 05/2008/TT-BNNPTNT ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng.
Quá trình điều chỉnh sẽ bóc tách diện tích đất ở của nhân dân chưa được cấp GCNQSDĐ hiện nay đang được quy hoạch là đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng đưa ra khỏi quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh để thực hiện cấp GCN đất ở.
Dự kiến, trong tháng 5-6/2017, các huyện, thành phố sẽ trình UBND tỉnh và đề nghị HĐND tỉnh cho phép điều chỉnh quy hoạch và hoàn chỉnh hồ sơ cấp GCN đất ở lần đầu cho người dân. Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch chỉ thực hiện với diện tích đất thuộc quy hoạch phòng hộ và đặc dụng là đất chưa có rừng.
Bên cạnh đó, tiến hành rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất. Rà soát, chuyển đổi đất lâm nghiệp chưa có rừng sang đất sản xuất nông lâm nghiệp.
Đồng thời, tỉnh Sơn La sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030. Cụ thể, tiến hành điều chỉnh cơ cấu lại tổng thể quy hoạch 3 loại rừng toàn tỉnh; thực hiện rà soát điều chỉnh bổ sung 70.477ha rừng hiện còn đưa vào quy hoạch 3 loại rừng tỉnh giai đoạn 2016-2025, định hướng 2030.
Rà soát đưa ra khỏi quy hoạch lâm nghiệp diện tích đất có cây nông nghiệp; để lại một phần diện tích để tổ chức trồng rừng, trồng cây ăn quả trên đất dốc, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên thành rừng, đảm bảo nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 50%; ổn định diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh các năm tiếp theo khoảng 55% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Trong đó, điều chỉnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp thoái hóa, bạc màu nhân dân có nguyện vọng chuyển sang đất lâm nghiệp để trồng và phát triển rừng, trồng cây ăn quả tại các vùng có điều kiện.
Sau khi hoàn thành điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sẽ thu hồi GCNQSDĐ lâm nghiệp đã cấp của các chủ rừng nằm trong diện tích đất lâm nghiệp có cây nông nghiệp đã được điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch lâm nghiệp.
Tổ chức cấp mới GCNQSDĐ lâm nghiệp cho các chủ rừng chưa được giao đất và cấp GCNQSDĐ, đặc biệt là diện tích đất lâm nghiệp có rừng nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp sẽ đưa vào quy hoạch để người dân được hưởng lợi từ rừng.
UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố chủ trì thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch rừng, chuyển đổi đất lâm nghiệp. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh trong công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch.
Sở TN&MT phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, chuyển đổi đất lâm nghiệp gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Cung cấp cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 để thực hiện. Chủ trì hướng dẫn thực hiện chỉnh lý biến động, thu hồi, cấp mới GCNQSDĐ theo quy định Luật Đất đai sau rà soát, điều chỉnh chuyển đổi đất lâm nghiệp theo đúng quy hoạch 3 loại rừng.
Được biết, hiện toàn tỉnh Sơn La còn khoảng 25.000 hộ dân đang nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cần phải điều chỉnh quy hoạch đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng để cấp GCN. Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch rừng để cấp GCNQSDĐ cho người dân đang là vấn đề hết sức cấp thiết. (Tài Nguyên & Môi Trường 22/2, Nguyễn Nga)đầu trang(
Trồng, phát triển và bảo vệ rừng ven biển là một trong những nội dung quan trọng của “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng của thành phố giai đoạn 2015-2020”. Tuy nhiên, việc triển khai dự án chậm, chưa đáp ứng mục tiêu đề ra.
Theo kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của thành phố, giai đoạn 2015-2020, Hải Phòng có 4 chương trình trồng rừng gồm: triển khai bảo vệ đa dạng sinh học, sinh thái rừng ngặp mặn ven biển; duy trì và bảo tồn khu rừng ngặp mặn tự nhiên ở các huyện Cát Hải, Thuỷ Nguyên; tăng cường bảo vệ và trồng mới rừng ngặp mặn tại các huyện An Dương, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng; trồng rừng phòng hộ phủ xanh đất trống, đồi trọc thích ứng BĐKH tại huyện đảo Bạch Long Vỹ; đầu tư phục hồi, phát triển rừng ngặp mặn ven biển.
Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, mới có dự án duy trì và bảo tồn rừng ngập mặn tự nhiên ven biển Cát Hải được thực hiện, các dự án vẫn… nằm trên giấy!
Nguồn kinh phí phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư của một số tổ chức phi chính phủ. Hầu hết dự án trồng rừng theo kế hoạch ứng phó BĐKH của thành phố đều có nguồn vốn đầu tư từ Chương trình ứng phó với BĐKH (SP-RCC).
Theo các dự án của chương trình ứng phó BĐKH (SP-RCC), một phần kinh phí dành cho trồng rừng, số còn lại dành cho hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, số kinh phí thực tế chi cho công tác trồng rừng của dự án SP-RCC không lớn.
Bên cạnh đó, chính sách giao khoán người dân trồng và bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao. Đến nay, mới chỉ có huyện Cát Hải thực hiện bảo đảm sinh kế cho người dân từ việc giao quản lý, bảo vệ rừng.
Tại hầu hết địa phương, người dân chưa hào hứng nhận khoán rừng, bởi phần lớn diện tích đất rừng đều xa khu dân cư, không thuận lợi giao thông. Trong khi đó, nguồn thu từ trồng và bảo vệ rừng chưa thực sự hấp dẫn người dân.
Hiện, người dân nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên thì nguồn thu duy nhất là tận dụng lâm sản phụ, song cũng không đáng kể. Trong khi đó, mức hỗ trợ công tác bảo vệ rừng rất thấp.
Được biết, từ năm 2015, thành phố nâng mức hỗ trợ công tác bảo vệ rừng từ 50 nghìn đồng/ ha/năm lên 100 nghìn đồng/ ha/ năm, nhưng mức hỗ trợ này chưa khuyến khích được người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng.
Hiện, diện tích rừng của toàn thành phố gần 18 nghìn ha, mới đạt 74% tổng diện tích đất lâm nghiệp theo quy hoạch đến năm 2020 ; trong đó, rừng trồng phòng hộ đồi núi, ven biển, ven sông mới hơn 7000 ha. Theo quy hoạch, tới năm 2020, thành phố cần trồng thêm hơn 24 nghìn ha rừng nữa.
Bên cạnh đó, đến nay toàn thành phố mới có  hơn 15 km đê biển, 58 km đê sông có rừng ngặp mặn chiếm 17% tổng chiều dài đê của Hải Phòng. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phòng hộ ven biển, ứng phó BĐKH, thành phố cần đẩy nhanh chương trình trồng, phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển.
Theo giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Phạm Quốc Ka: để nhân rộng diện tích rừng trong những năm tiếp theo, thành phố sớm xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển rừng bền vững, xây dựng phương án xã hội hóa trồng, bảo vệ rừng; Công khai các quyền lợi được khai thác từ rừng ngập mặn để người dân, các tổ chức cùng tham gia; khuyến khích các hình thức liên kết với người dân để trồng rừng như thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để trồng rừng ven biển theo quy hoạch kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nông lâm kết hợp du lịch sinh thái.
Đồng thời, đẩy mạnh rà soát, kiểm tra phục vụ thống kê yêu cầu phục hồi rừng tại các địa phương. Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, các địa phương có thể vận động các nguồn lực xã hội hóa trong trồng rừng, kêu gọi, ưu tiên doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trồng rừng, công bố quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm các bên khi tham gia trồng rừng.
Theo đó, cần đặc biệt ưu tiên trồng rừng phòng hộ ven biển, cửa sông, nhất là các khu vực đê kè xung yếu, vùng biển hở, nguy cơ bị xói lở uy hiếp hệ thống đê điều, các công trình ven đê; chú trọng giải pháp cải tạo, nâng cấp diện tích rừng kém chất lượng, nâng cao sinh kế cho người dân, nhất là dân cư 26 xã nghèo ven biển thuộc huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Bà và quận Đồ Sơn....
Cùng với đó, thành phố tăng cường phân cấp trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; tiếp tục ưu tiên hỗ trợ tài chính cần thiết cho công tác chăm sóc, tuần tra, bảo vệ diện tích rừng ngập mặn cho các địa phương. Đồng thời,  sớm xây dựng, công khai quy hoạch diện tích rừng, để người dân biết, tạo cơ sở pháp lý phục vụ công tác trồng, bảo vệ rừng tại Hải Phòng. (Báo Hải Phòng 22/2, Nguyên Mai)đầu trang(
Để chủ động cung cấp nguồn cây giống phục vụ trồng rừng vụ xuân, các ban quản lý dự án cơ sở, các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được 15 triệu cây giống các loại, trong đó có 6,5 triệu cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
Để chuẩn bị được lượng giống cây lâm nghiệp nói trên, các đơn vị sản xuất cung ứng giống cây lâm nghiệp đã tham khảo cơ cấu cây lâm nghiệp của tỉnh từ đó chủ động chuẩn bị hạt giống, triển khai gieo ươm từ nhiều tháng trước.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giống cây lâm nghiệp năm nay đảm bảo chất lượng, chủng loại. Trong đó có  nhiều giống triển vọng đem lại sinh khối lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ nhu cầu giống lâm nghiệp trồng rừng sản xuất của nhân dân. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã trồng được trên 200 ha rừng tập trung. (Đài PTTH Thanh Hóa 22/2, Đình Hà)đầu trang(
Làm việc với phóng viên Báo Lâm Đồng, ông Vũ Gia Huấn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đức Trọng cho biết: Sau khi nhận được đơn của một số hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ (QLBV) rừng tại tiểu khu 365, Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Ninh Gia, tố cáo ông Phạm Ngọc Tình, nhân viên Ban QLRPH Ninh Gia tự ý thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của họ trong tháng 7/2016, nhưng không bị xử lý theo pháp luật, Hạt Kiểm lâm huyện đã thành lập đoàn công tác xác minh sự việc, để có cơ sở xử lý.
Qua kiểm tra xác minh cho thấy: Trong tháng 7/2016, cụm TK 365 thực hiện thanh lý hợp đồng của những hộ nhận khoán cũ và tìm những hộ nhận khoán mới để thay thế. Trong quá trình tìm người thay thế, cụm TK 365 đã tổ chức những hộ hợp đồng cũ chưa bị thanh lý tiếp tục thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng thay thế cho những hộ hợp đồng cũ đã bị thanh lý. Đến ngày 1/8/2016, Ban QLRPH Ninh Gia tiến hành ký hợp đồng nhận khoán QLBVR số 16/HĐ-MTR trong thời gian từ ngày 1/8 - 31/12/2016 với một số hộ nhận khoán mới.
Trong thực tế, số hộ dân hợp đồng nhận khoán mới này không thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng trong tháng 7/2016, nhưng lại được nhận tiền chi trả DVMTR. Phát hiện được điều đó, ông Phạm Ngọc Tình đã chỉ đạo các tổ trưởng nhận khoán Vũ Văn Thặng thu hồi số tiền 9.000.000 đồng, ông Võ Văn Thành thu hồi số tiền 11.950.000 đồng đối với các hộ nhận hợp đồng mới mà không thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng trong tháng 7/2016.
Sau khi bị thu hồi số tiền nói trên, các hộ nhận khoán QLBVR mới đã có đơn tố cáo ông Phạm Ngọc Tình thu hồi sai tiền chi trả DVMTR của họ. Nhận được đơn tố cáo, Hạt Kiểm lâm huyện đã yêu cầu Ban QLRPH Ninh Gia, chỉ đạo ông Phạm Ngọc Tình phải dùng toàn bộ số tiền thu hồi nói trên, chi trả cho những hộ nhận khoán cũ chưa bị thanh lý đã tham gia công tác tuần tra, bảo vệ rừng trong tháng 7/2016.
Ông Phạm Ngọc Tình đã thực hiện đúng chỉ đạo của của Ban QLRPH Ninh Gia. Đồng thời, Ban QLRPH Ninh Gia cũng đã tổ chức họp các hộ nhận khoán để giải thích sự việc một cách đúng đắn. Qua cuộc họp, các hộ nhận khoán đã nhận thức được sự việc và đồng ý rút đơn tố cáo.
Tuy nhiên, ông Vũ Gia Huấn cũng cho biết thêm: Hạt Kiểm lâm huyện cũng đã đề nghị UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo Ban QLRPH Ninh Gia tổ chức kiểm điểm ông Phạm Ngọc Tình về việc thu hồi tiền chi trả DVMTR, nhưng không giải thích rõ cho các hộ nhận khoán và không chi trả kịp thời cho các hộ tham gia tuần tra, bảo vệ rừng trong tháng 7/2016. Mặt khác, Ban QLRPH Ninh Gia cũng tổ chức rút kinh nghiệm trong chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong công tác chi trả DVMTR. (Báo Lâm Đồng 22/2)đầu trang(
Bảo Lâm là huyện có số lượng doanh nghiệp thuê rừng nhiều nhất. Theo Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Bảo Lâm, đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện đã có tới 57 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép đầu tư các dự án bảo vệ rừng, trồng rừng (gọi chung là thuê rừng).
Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp này như thế nào? Theo Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Bảo Lâm, 57 doanh nghiệp hiện được giao và cho thuê 16.417 ha rừng và đất lâm nghiệp.
Trong đó, 16 doanh nghiệp thuê rừng để triển khai dự án trồng cao su (diện tích 9.176 ha); 26 doanh nghiệp thuê rừng để trồng rừng kinh tế (diện tích 5.480 ha); 5 doanh nghiệp thuê rừng để sản xuất nông lâm kết hợp (diện tích 633,84 ha); 3 doanh nghiệp thuê rừng để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái (diện tích 223 ha); 3 doanh nghiệp thuê rừng để nuôi cá nước lạnh (diện tích 43,76 ha); 4 doanh nghiệp thuê rừng để triển khai các dự án khác (diện tích 860 ha).
Từ ngày được cấp phép thuê rừng đến nay, các doanh nghiệp chỉ mới trồng rừng và trồng cây cao su được trên 3.000 ha, mới đạt gần 30%. Qua kiểm tra của các ngành chức năng cho thấy, hiện chỉ có một số doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và triển khai các hạng mục đầu tư theo phương án đã được phê duyệt, ít để xảy ra mất rừng và góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng.
Những doanh nghiệp tiêu biểu này được kể đến là Công ty cổ phần Cao su Bảo Lâm, Công ty TNHH Tân Liên Thành, Công ty TNHH Lê Dương, Công ty TNHH ván ép Trung Nam, Công ty cổ phần Cao Nguyên, Công ty TNHH Minh Tú, Doanh nghiệp Tư nhân Hành Phát…
Tuy nhiên, “phần lớn các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc phương án đã được phê duyệt, chưa triển khai tổ chức trồng rừng; công tác quản lý, bảo vệ rừng còn yếu kém, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên lâm phần đơn vị mình quản lý”. Theo đánh giá, nhận xét của Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Bảo Lâm.
Trong số 57 doanh nghiệp thuê rừng, hiện chỉ có 16 doanh nghiệp đã thực hiện dự án đạt tiến độ trên 70%; 29 doanh nghiệp thực hiện chậm, tiến độ chỉ mới đạt từ 5 đến 40%; các doanh nghiệp còn lại chưa triển khai dự án.
Qua kiểm tra và đề xuất của các ngành chức năng, UBND huyện Bảo Lâm đã kịp thời xử lý và kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi dự án của 17 doanh nghiệp do vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; để rừng bị phá, lấn chiếm đất lâm nghiệp; triển khai dự án quá chậm hoặc không triển khai đầu tư các hạng mục theo phương án đã được phê duyệt. Trong số các doanh nghiệp đã bị thu hồi dự án, có 11 doanh nghiệp bị thu hồi toàn bộ diện tích dự án (1.409 ha); 6 doanh nghiệp bị thu hồi một phần diện tích dự án (823 ha).
Do buông lỏng việc quản lý, nhiều doanh nghiệp để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp.
Chẳng hạn, tại các tiểu khu 466, 469 (xã Lộc Tân) đã xảy ra tình trạng chặt phá rừng; tình trạng đục đẽo, “ken” cây, đổ hóa chất để cây chết dần (nhằm lấn chiếm đất để canh tác, trồng cà phê) tại rừng thông trên địa bàn xã Lộc Phú, Lộc Ngãi và tại các tiểu khu 613, 614, 442, 443 (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri, Công ty TNHH Khang Thịnh, Công ty TNHH Hà Phong, Công ty TNHH An Nguyễn quản lý)…
Một thực tế phát sinh là các doanh nghiệp thuê rừng không triển khai dự án hoặc triển khai chậm là do thiếu vốn, không đủ năng lực tài chính; có dấu hiệu sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép… dẫn đến buông lỏng quản lý, tạo sơ hở để rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm
Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng; chưa phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc tuần tra, kiểm soát trên diện tích rừng được giao.
Trước thực trạng nói trên, ngoài biện pháp thu hồi dự án, Huyện ủy, UBND huyện và Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Bảo Lâm đã tăng cường chỉ đạo và nhắc nhở các doanh nghiệp phải tích cực phối hợp với các ngành và địa phương để quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao; giao cho các ngành tổ chức giải tỏa, kiên quyết thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để trồng lại rừng và xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm.
Riêng tại địa bàn xã Lộc Bảo, diện tích rừng bị phá trước năm 2009 tại tiểu khu 373 và 374 (thuộc lâm phần Công ty Cao su Bảo Lâm quản lý), huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng vận động bà con trả lại diện tích đất rừng đã lấn chiếm trái phép và giao lại cho Công ty Cao su Bảo Lâm tổ chức ký kết với dân trồng lại rừng.
Năm 2012 - 2014, các hộ dân thôn 2 và thôn 3 (xã Lộc Bảo) phá rừng tại tiểu khu 375 và 389, huyện đã kịp thời đề nghị UBND tỉnh giao 679 ha rừng tại tiểu khu 375 (thuộc lâm phần Công ty Cao su Bảo Lâm và Công ty Chấn Lập quản lý) cho bà con nhận quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng; đồng thời, bố trí đất cho những hộ còn thiếu đất sản xuất... Nhờ vậy, tình trạng phá rừng ở những khu vực này giảm đáng kể.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Bảo Lâm đã và đang được tăng cường. Tuy nhiên, đây là vấn đề còn khá phức tạp, kể cả diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các doanh nghiệp thuê.
Trong giai đoạn 2008 - 2015, Huyện ủy Bảo Lâm đã có Nghị quyết số 08 - NQ/HU và trong giai đoạn 2016 - 2020, Huyện ủy Bảo Lâm tiếp tục có Nghị quyết số 03 - NQ/HU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.
Nội dung Nghị quyết số 03 - NQ/HU ghi rõ: “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đơn vị chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ rừng phải chịu trách nhiệm cao nhất trước UBND tỉnh và UBND huyện về diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, được thuê. Chủ rừng nào nếu để rừng, đất lâm nghiệp bị thiệt hại thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại về giá trị tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp; đồng thời, bị xem xét thu hồi dự án”. (BÁo Lâm Đồng 22/2, Xuân Long)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Những con khỉ này đã bị lai với một giống khỉ nước ngoài, có nguy cơ đe dọa môi trường tự nhiên ở Nhật Bản, quan chức nước này cho biết.Một vườn thú ở miền bắc Nhật Bản vừa giết chết 57 con khỉ tuyết bằng cách tiêm thuốc độc sau khi phát hiện chúng mang gen của một "loài ngoại lai xâm hại".
Vườn thú Thiên nhiên Takagoyama ở Chiba cho biết xét nghiệm ADN cho thấy những con khỉ này đã bị lai với khỉ Rhesus. Khỉ Rhesus là một giống khỉ không phải bản địa ở Nhật và hiện bị luật pháp nước này cấm nuôi, vận chuyển.
Một quan chức địa phương cho biết khỉ tuyết bị giết nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên.
Giám đốc điều hành sở thú đã tổ chức một lễ tưởng niệm cho linh hồn của những con khỉ tuyết tại một ngôi chùa Phật giáo gần đó, BBC đưa tin.
Khỉ Nhật Bản, thường được gọi là khỉ tuyết, có nguồn gốc từ Nhật Bản và là một trong những yếu tố chính giúp thu hút du lịch của quốc gia Mặt Trời mọc.
Nhật Bản cấm sở hữu và vận chuyển các loài vật xâm lấn, bao gồm cả loài vật lai giống.
Một quan chức của Văn phòng Quản lý động vật ngoại lai thuộc Bộ môi trường Nhật Bản nói rằng việc giết khỉ là không thể tránh khỏi vì chúng có thể trốn thoát và sinh sản trong môi trường hoang dã.
Junkichi Mima, phát ngôn viên của tổ chức bảo tồn WWF Nhật Bản cho biết các loài vật xâm lấn sẽ gây ra nhiều vấn đề "vì chúng được lai với động vật bản địa, đe dọa môi trường tự nhiên và hệ sinh thái". (Dân Việt 22/2, Trà My)đầu trang(
Nói đến cầu vượt hay hầm chui, mọi người thường nghĩ đó là lối đi dành riêng cho người và xe cộ. Trên thực tế, có không ít cây cầu hay hầm chui được xây dành riêng cho động vật.
Những cây cầu/hầm chui này được xây nhằm giúp đảm bảo an toàn cho các động vật hoang dã, sau khi vô số con vật tội nghiệp bị chết oan khi băng qua đường.
Theo Boredpanda, khó thống kê được chính xác có bao nhiêu động vật hoang dã bị xe đụng chết trên thế giới mỗi năm, nhưng riêng tại Mỹ, ước tính con số này lên đến cả triệu con/ngày.
Pháp là nước đầu tiên xây cầu vượt dành cho động vật, cây cầu mang tên Natuurbrug Zanderij Crailoo, được xây vào những năm 1950.
Nhiều quốc gia khác sau đó cũng xây những cây cầu tương tự để bảo vệ những con vật băng ngang đường. (Tuổi Trẻ 22/2 Tường Vy)đầu trang(./.