Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 25 tháng 02 năm 2017
CHÍNH SÁCH MỚI
TIÊU ĐIỂM
PHÁT NGÔN NÓNG
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
MÔ HÌNH - KINH NGHIỆM
SAI PHẠM
TRÁI KHOÁY
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH MỚI
Chi soạn thảo Thông tư từ 2,7-3,2 triệu đồng/dự thảo. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Thông tư này quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan, đơn vị, bao gồm các văn bản: Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ…
Thông tư cũng nêu rõ các định mức chi có tính chất đặc thù, được bảo đảm từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Theo đó, chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản: Đối với luật, pháp lệnh nếu là dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế thì mức chi là 4,5 triệu đồng/đề cương; nếu là dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều thì mức chi là 3,8 triệu đồng/đề cương.
Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Trường hợp văn bản mới hoặc thay thế, mức chi là 2,3 triệu đồng/đề cương; văn bản sửa đổi, bổ sung, mức chi 1,5 triệu đồng/đề cương.
Đối với Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ…: Văn bản mới hoặc thay thế, mức chi 1 triệu đồng/đề cương; văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều thì mức chi là 800.000 đồng/đề cương.
Về chi soạn thảo văn bản, Thông tư quy định: Đối với luật, pháp lệnh mức chi từ 7,5 đến 12 triệu đồng/dự thảo văn bản tùy theo trường hợp văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung.
Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mức chi từ 4 đến 6 triệu đồng/dự thảo văn bản tùy theo trường hợp văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung.
Đối với Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, mức chi từ 2,7 đến 3,2 triệu đồng/dự thảo văn bản tùy theo trường hợp văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung…
Thông tư cũng quy định rõ nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trên cơ sở căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của mỗi hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Thông tư quy định cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện chi theo những nội dung thuộc phạm vi các hoạt động: Tổng kết việc thi hành pháp luật hiện hành; tập hợp, rà soát đánh giá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đánh giá tác động của chính sách, đánh giá tác động của văn bản; lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia; xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, văn bản góp ý và chỉnh lý, hoàn thiện các loại đề cương, báo cáo, dự thảo văn bản…
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/2/2017.
Chính phủ phê duyệt cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Nghị định trên thay thế Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013.
Theo Nghị định số 16/2017/NĐ-CP, NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN.
NHNN thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Ngoài ra, NHNN đảm nhận 36 nhiệm vụ cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, NHNN có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của NHNN đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động của các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực NHNN quản lý.
NHNN có nhiệm vụ xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Tổ chức thống kê, điều tra thống kê, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài thuộc thẩm quyền của NHNN nhằm phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
NHNN cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, NHNN được quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng...
Cơ cấu tổ chức của NHNN gồm các đơn vị: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Vụ Truyền thông; Văn phòng; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; Học viện Ngân hàng.
Thủ tướng chấn chỉnh công tác tổ chức lễ hội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị 06/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
Thời gian qua, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước đã được tổ chức tốt hơn, theo hướng trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị xã hội của cả nước và từng địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và tổ chức lễ hội, tổ chức lễ kỷ niệm vẫn còn những yếu kém cần phải được nghiêm túc chấn chỉnh và khắc phục.
Để thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội, tổ chức lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/07/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII); Kết luận số 88-KL/TW ngày 18/02/2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh, xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm, xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư (khoá XI) về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các công điện, văn bản liên quan của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời chỉ đạo, tổ chức lễ hội, tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, lãng phí; phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương. Sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp được giao thực thi nhiệm vụ).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để Bộ, ngành, địa phương do mình phụ trách và quản lý vi phạm quy định quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong lễ hội.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành: Nghị định quản lý và tổ chức lễ hội theo hướng có các quy định phù hợp với từng loại hình lễ hội; Nghị định quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương, theo hướng quy định cụ thể về quy mô, nghi thức và quy trình buổi lễ, thành phần, số lượng khách mời.
Đồng thời chấn chỉnh, hướng dẫn các địa phương việc cấp phép, tổ chức lễ hội truyền thống, không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, gây bức xúc trong dư luận xã hội như: chen lấn, tranh cướp lộc, gây mất an ninh trật tự, trang phục không phù hợp, mê tín dị đoan, cờ bạc, ăn xin…
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc tổ chức các sự kiện, liên hoan (festival) ngành nghề quảng bá sản phẩm hàng hóa, xúc tiến thương mại theo hướng quy định cụ thể quy mô, nội dung hoạt động, quy trình tổ chức, thành phần, số lượng khách mời bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ; tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ du khách.
Các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong việc quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm. Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Thanh tra các địa phương thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tổ chức lễ hội vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước; công bố công khai kết quả thanh tra những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý và tổ chức lễ hội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch tổ chức lễ hội phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, không trái với quy định của Nhà nước. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội tại địa phương; không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc.
Có phương án tổ chức, bố trí khu vực dịch vụ bảo đảm thuận tiện, phù hợp với không gian tổ chức lễ hội; không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra bảo đảm thực hiện các quy định về niêm yết giá, bán đúng giá, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Mức chi ngân sách cho công tác bảo vệ môi trườn. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Thông tư này hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường (bao gồm các dự án, đề án, chương trình bảo vệ môi trường nếu có) do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm: Chi xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của trung ương; hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường quốc gia, liên tỉnh, lưu vực sông liên tỉnh (bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường); đánh giá các khu vực bị ô nhiễm môi trường liên tỉnh, thuộc nhiệm vụ của trung ương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường phạm vi vùng, toàn quốc.
Đồng thời chi hỗ trợ công tác quản lý chất thải, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường quy mô liên tỉnh, đánh giá sức chịu tải của môi trường, thuộc nhiệm vụ của trung ương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường...
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm: Chi xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch bảo vệ môi trường địa phương; hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của địa phương; thẩm định các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được chi từ nguồn sự nghiệp môi trường, thuộc trách nhiệm của địa phương; hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường của địa phương (bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường); xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường của địa phương...
Mức chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường thực hiện theo định mức, đơn giá, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số mức chi như sau: Đối với lập dự án khung mức chi tối đa từ 3-5 triệu đồng/dự án tùy theo mức độ phức tạp của dự án; báo cáo tổng kết dự án, mức chi từ 10-15 triệu đồng/dự án...
Chi giải thưởng môi trường: Ở trung ương, mức chi giải thưởng đối với tổ chức là từ 8 - 20 triệu đồng, đối với cá nhân, mức chi giải thưởng từ 5-15 triệu đồng.
Ở địa phương, mức chi giải thưởng môi trường ở địa phương do UBND cấp tỉnh quyết định.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/2/2017.
Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong án tù. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 44/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.
Đối tượng áp dụng là người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng. Không áp dụng đối với người Việt Nam chấp hành xong án phạt tù định cư ở nước ngoài; người không có quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài và người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam; người chấp hành xong án phạt tù nhưng đã được xóa án tích.
Theo Thông tư, người chấp hành xong án phạt tù được hỗ trợ tham gia đào tạo nghề. Cụ thể, nếu tham gia đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; được hưởng chính sách nội trú theo Quyết định 53/2015/QĐ-TTg. Nếu tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng thì được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.
Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ trên, thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng này. Nguồn kinh phí được đảm bảo từ quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các nguồn khác.
Căn cứ nhu cầu của người chấp hành xong án phạt tù và thực tiễn thị trường lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người chấp hành xong án phạt tù theo các hình thức sau: Tư vấn trực tiếp; tư vấn tập trung; các phiên giao dịch việc làm; tư vấn qua điện thoại, trang thông tin điện tử.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi tình trạng việc làm của người chấp hành xong án phạt tù do Trung tâm giới thiệu trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng và trong thời gian 12 tháng đối với hợp đồng không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội...
Bộ LĐ-TB&XH có 23 đơn vị trực thuộc. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Nghị định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 23 đơn vị trực thuộc. Trong đó, đổi tên Tổng cục Dạy nghề thành Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và thêm một cục mới là Cục Quan hệ lao động và Tiền lương.
Theo đó, 23 đơn vị trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH gồm: Vụ Bảo hiểm xã hội; Vụ Bình đẳng giới; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Thanh tra; Văn phòng; Cục Việc làm; Cục Quan hệ lao động và Tiền lương; Cục Quản lý Lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động; Cục Người có công; Cục Trẻ em; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Trung tâm Thông tin; Tạp chí Lao động và Xã hội; Tạp chí Gia đình và Trẻ em; Báo Lao động và Xã hội; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.
Nghị định quy định Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Trong lĩnh vực lao động, tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu, định mức lao động, thang lương, bảng lương...
Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm), Bộ LĐ-TB&XH ban hành điều lệ trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp; quy chế tuyển sinh đào tạo; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu ở mỗi trình độ đào tạo; quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp...
Đối với lĩnh vực người có công, Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng; quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng...
Giám định viên pháp y làm việc không quá 6 giờ/ngày. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 48/2016/TT-BYT quy định chế độ làm việc của tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế gồm: Viện pháp y quốc gia, Trung tâm pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Viện pháp y quốc gia hoặc Trung tâm pháp y cấp tỉnh, bao gồm: Giám định viên và người giúp việc cho Giám định viên (trợ lý; kỹ thuật viên; y công) tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định pháp y.
Thông tư quy định, thời giờ làm việc của Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế làm việc theo giờ hành chính, cụ thể như sau:
Giám định viên và người giúp việc cho Giám định viên: Thời giờ làm việc không quá 6 giờ trong một ngày và không quá 30 giờ trong một tuần. Các đối tượng khác có thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 40 giờ trong một tuần.
Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại trụ sở. Các phiên thường trực phải tổ chức chặt chẽ, để bảo đảm tiếp nhận kịp thời việc trưng cầu giám định và tổ chức thực hiện giám định.
Nhân lực cho 1 phiên trực không quá 4 người, gồm: Giám định viên và người giúp việc (người tham gia thường trực).
Người tham gia thường trực 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau: Trực vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần: được nghỉ bù 1 ngày vào ngày liền kề sau phiên trực; Trực vào ngày lễ, Tết được nghỉ bù 2 ngày.
Trường hợp đơn vị không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian cho người lao động thì thủ trưởng đơn vị phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2017.
Cơ quan thanh tra được trích tới 30% khoản thu hồi sau thanh tra. Từ ngày 1/3, theo quy định tại Thông tư số 327/2016/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành, các cơ quan thanh tra nhà nước sẽ được trích một phần khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra với mức trích tối đa là 30%.
Theo Thông tư số 327/2016/TT-BTC thì đối tượng được trích và sử dụng khoản nguồn kinh phí từ khoản các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra là các cơ quan thanh tra nhà nước theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Thanh tra số 56/2010/QH12, bao gồm Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện)….
Các cơ quan thanh tra nhà nước được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước gồm các khoản tiền thuộc ngân sách nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do các hành vi trái pháp luật gây ra; các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác đã thực nộp vào ngân sách nhà nước; các khoản đã thực chi ngân sách quản lý sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước (đối với các khoản chi đã quyết toán).
Về mức trích mà các cơ quan thanh tra nhà nước được trích, Thông tư nêu rõ:
Đối với cơ quan Thanh tra Chính phủ: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 50 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 50 tỉ đồng đến 80 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 80 tỉ đồng/năm.
Đối với thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 10 tỉ đồng đến 20 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 tỉ đồng/năm.
Đối với thanh tra các sở, thanh tra các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 2 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 2 tỉ đồng đến 3 tỉ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 3 tỉ đồng/năm.
Cũng theo Thông tư này thì cơ quan thanh tra nhà nước được sử dụng kinh phí được trích để chi tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng; bổ sung chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước của thanh tra viên, cán bộ, công chức và người lao động các cơ quan thanh tra nhà nước; bổ sung chi phục vụ các hoạt động thanh tra; chi cho việc mua thông tin phục vụ việc xử lý thu hồi tiền vi phạm; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.
Nguồn kinh phí này cũng được dùng để chi hỗ trợ động viên, khuyến khích các tập thể và cá nhân trong và ngoài cơ quan thanh tra đã tích cực phối hợp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; chi khen thưởng, khuyến khích, động viên cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan thanh tra (ngoài khoản chi khen thưởng hàng năm theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng); chi hỗ trợ các khoản chi khác mang tính chất phúc lợi tập thể…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/3/2017.
Các bệnh viện sẽ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 47/2016/TT-BYT quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tùy theo điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức một trong các hình thức khám chữa bệnh đột quỵ sau: 1- Đội đột quỵ; 2- Đơn vị đột quỵ; 3- Khoa đột quỵ; 4- Trung tâm đột quỵ.
Trong đó, đội đột quỵ là đội phản ứng nhanh về đột quỵ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành lập, có chức năng tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu và hỗ trợ vận chuyển người bệnh đột quỵ.
Đơn vị đột quỵ là bộ phận thuộc khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đội đột quỵ và cấp cứu, chẩn đoán, điều trị tích cực, phục hồi chức năng, dự phòng đột quỵ cho người bệnh.
Khoa đột quỵ là khoa lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện các chức năng như của đơn vị đột quỵ và điều trị nội khoa toàn diện cho người bệnh đột quỵ.
Trung tâm đột quỵ là đơn vị lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện chức năng như của khoa đột quỵ và điều trị ngoại khoa cho người bệnh đột quỵ.
Đội đột quỵ, đơn vị đột quỵ, khoa đột quỵ và trung tâm đột quỵ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần.
Người bệnh đột quỵ được coi là trường hợp cấp cứu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện về nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất để xử trí cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ.
Lộ trình thực hiện
Về lộ trình thực hiện, Thông tư nêu rõ: Đối với các bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020 thành lập khoa đột quỵ, đến năm 2025 thành lập trung tâm đột quỵ.
Các bệnh viện đa khoa hạng 1 phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đơn vị đột quỵ, đến năm 2025 thành lập khoa đột quỵ.
Các bệnh viện đa khoa còn lại phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đội đột quỵ, đến năm 2025 thành lập đơn vị đột quỵ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/3/2017.
Đề xuất nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 75 triệu đồng. Dự thảo Quyết định này quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng, trong khi đó, mức tối đa hiện đang áp dụng là 50 triệu đồng.
Quản lý chi phí cưỡng chế thi hành xử phạt vi phạm hành chính. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 05/2017/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (cưỡng chế) theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP.
Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 166/2013/NĐ-CP, bao gồm các chi phí: Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế; chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên; chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản…
Thông tư quy định rõ mức chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế. Đối với cán bộ, công chức của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế được huy động thực hiện cưỡng chế, lực lượng công an, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế: Người chủ trì mức 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, đối tượng khác mức 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn và các đối tượng khác được người ra quyết định cưỡng chế huy động tham gia cưỡng chế, mức chi là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/03/2017. đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1583/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ về việc liên quan tới Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư tại văn bản số 3308-CV/VPTW ngày 16/2/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra, kết luận những nội dung các bài báo đã nêu và những vấn đề khác có liên quan.
Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp khẩn trương nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bổ sung, sửa đổi hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, phòng, chống thất thoát tài sản của Nhà nước, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2017. (Tin Tức 23/2) đầu trang(

PHÁT NGÔN NÓNG
Những tồn tại yếu kém không thể đổ cho dân
“Hà Nội bị kêu rất nhiều về chặt chém, trông xe thu gấp 2-3 lần, chèo kéo khách, thậm chí lừa khách du lịch. Những tồn tại yếu kém đó cần nhìn từ cán bộ, không thể đổ cho dân được, chẳng lẽ lại bảo thay dân đi để làm cho tốt” (Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo quận Ba Đình ngày 14/2)
Thu hút chuyên gia giỏi, sao cứ bắt phải có hộ khẩu
"Tại sao để trộm cướp, mại dâm, ma túy vào thành phố không quản lý hộ khẩu mà những chuyên gia giỏi lại bắt phải có hộ khẩu? Anh quản lý hộ khẩu mại dâm, ma túy chặt chẽ vào thì chắc chắn tệ nạn sẽ hết, sao chỉ quản lý những người nghiêm chỉnh?". (Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng phát biểu trong buổi làm việc với Sở Khoa học – Công nghệ ngày 17/2) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Cải cách hành chính ngành Tài chính: Thành tựu 2016 - Kế hoạch 2017. Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, ngành Tài chính đã chủ động và kịp thời triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hành động với các giải pháp quyết liệt, các nhiệm vụ cụ thể hóa gắn chặt với trách nhiệm của từng thủ trưởng đơn vị. Việc làm trên đã góp phần quan trọng vào thành công chung của công cuộc cải cách hành chính nước ta, tác động mạnh mẽ đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 và từ năm 2014 tới nay, hàng năm Chính phủ đều ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Năm 2016, ngoài Nghị quyết 19-2016/NQ-CP, Chính phủ còn ban hành thêm Nghị quyết 35/NQ-CP hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến năm 2020.
Chủ động và kịp thời triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, năm 2016, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1134/QĐ-BTC ngày 23/5/2016 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ, trong đó cụ thể hóa các giải pháp thành 118 nhiệm vụ và xác định rõ 83/118 nhiệm vụ cần khẩn trương hoàn thành trong năm 2016;
Ban hành Quyết định 1239/QĐ-BTC ngày 31/5/2016 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP với 46 nhiệm vụ cụ thể. Với nỗ lực trên, hoạt động cải cách hành chính của Bộ Tài chính đã đạt nhiều kết quả toàn diện, tác động trực tiếp và tích cực đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN phát triển sản xuất, kinh doanh:
Hệ thống pháp luật tài chính tiếp tục được Bộ Tài chính hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới với số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là năm 2016, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ 109 đề án, trong đó có 91 đề án trong chương trình, ngoài ra còn 28 đề án bổ sung ngoài chương trình; soạn thảo và ban hành theo thẩm quyền 310 thông tư. Trong đó, có nhiều văn bản trọng tâm tác động mạnh mẽ tới người dân và DN. Điển hình như:
- Lĩnh vực hải quan: Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 nghị định, 02 quyết định và 10 thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đồng thời, ban hành 11 quy trình, quy chế nghiệp vụ về hải quan để hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả.
- Lĩnh vực thuế: Bộ Tài chính đã trình Quốc hội ban hành 01 Luật, 01 Nghị quyết; Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 10 nghị định, 01 nghị quyết và 04 quyết định; cùng với đó ban hành theo thẩm quyền 185 thông tư, thông tư liên tịch.
Việc sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản pháp luật đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho tổ chức cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh.
Xác định cải cách TTHC là khâu đột phá trong CCHC, căn cứ vào các Kế hoạch hành động, Bộ Tài chính đã tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp cải cách TTHC sau:
i) Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật ngay từ khâu dự thảo;
ii) Chủ động rà soát các TTHC hiện hành để đề nghị sửa đổi, bổ sung và thay thế, qua đó nâng cao chất lượng TTHC trong lĩnh vực tài chính, nhất là TTHC liên quan tới người dân, DN;
iii) Công khai, minh bạch tất cả các TTHC thông qua việc thực hiện đánh giá tác động và tham gia ý kiến, thẩm định nội dung đối với 128 TTHC tại 31 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về TTHC; Thực hiện rà soát, ban hành 16 quyết định để chuẩn hóa 908 TTHC; Triển khai rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa đối với 91 TTHC, giấy tờ công dân; bãi bỏ 17 tờ khai và 16 TTHC (57 TTHC trong lĩnh vực thuế; 32 TTHC trong lĩnh vực chứng khoán; 02 TTHC trong lĩnh vực hải quan).
Từ cơ sở trên, năm 2016, Bộ Tài chính đã ban hành 29 quyết định công bố TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý và đã thực hiện cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; Đã thực thi đơn giản hóa TTHC, giúp giảm thời gian thông quan hàng hóa giảm bình quân từ 21 ngày xuống 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm nhanh số giờ thực hiện TTHC về thuế qua các năm và hiện còn 117 giờ/năm (giảm 420 giờ so với năm 2014).
Trong năm 2016, ngành Tài chính đã có nhiều cải cách mạnh mẽ, trước yêu cầu cao về việc thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC không những là yêu cầu mà còn là nhiệm vụ cấp bách tạo nền tảng thực hiện hệ thống thông tin quản lý tài chính Chính phủ (GFMIS).
Do vậy, để đảm bảo sự đồng bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như tạo thuận lợi cho người dân và DN theo đúng tinh thần Nghị quyết 30c/NQ-CP, Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP (Quyết định 2765/QĐ-BTC), đến nay nhiều kết quả đã đạt được sau nỗ lực triển khai thực hiện như:
Một là, việc ứng dụng công nghệ thông tin theo Kế hoạch 5 năm về ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 trong hoạt động của ngành Tài chính và tại cơ quan Bộ Tài chính đã thu được nhiều kết quả cụ thể:
- Tính đến 15/12/2016, đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với 906 TTHC thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính, trong đó mức độ 3 là 105 thủ tục và mức độ 4 là 180 thủ tục.
- Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính theo Quyết định 2376/QĐ-BTC ngày 01/11/2016.
- Triển khai Hệ thống thông quan điện tử tự động (VNACSS/VCIS): 100% các quy trình, thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa trên phạm vi toàn quốc. Tính từ 1/1/2016 đến hết ngày 15/12/2016, đã có trên 69,39 nghìn DN tham gia hệ thống, tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 298,44 tỷ USD, tổng số tờ khai xuất nhập khẩu là 8,36 triệu tờ khai.
- Thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, đã kết nối chính thức với 10/14 Bộ với 36 TTHC, xử lý trên 204 nghìn bộ hồ sơ hành chính với sự tham gia của hơn 8,2 nghìn DN.
- Về cơ chế một cửa ASEAN, đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 22/4/2016 phê duyệt Nghị định thư về khung pháp lý Cơ chế một cửa ASEAN. Việt Nam đã kết nối kỹ thuật với các nước trong ASEAN để trao đổi thông tin Chứng nhận xuất xứ điện tử trong khuôn khổ Cơ chế một cửa ASEAN.
- Về khai thuế qua mạng, hệ thống khai thuế qua mạng đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố; với 564.488 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng, đạt 99,64% trên tổng số 566.504 DN đang hoạt động trên cả nước; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận và xử lý đến nay là hơn 35,4 triệu hồ sơ.
Hai là, thanh toán thuế điện tử cũng đã thu được những kết quả nhất định sau:
- Đối với thuế nội địa: Số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 547.785 DN trên tổng số 566.504 DN đang hoạt động, đạt tỷ lệ 96,70%. Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 530.757 DN, chiếm tỷ lệ 93,69% trên tổng số DN đang hoạt động, với số tiền đã nộp ngân sách nhà nước từ 01/01/2016 đến cuối năm 2016 là 404.687 tỷ đồng với 2,04 triệu lượt giao dịch nộp thuế điện tử; Đã hoàn thành kết nối triển khai nộp thuế điện tử với 43 ngân hàng thương mại.
- Đối với thuế xuất, nhập khẩu: Đã thực hiện ký thỏa thuận hợp tác thu thuế xuất, nhập khẩu bằng phương thức điện tử trên cơ sở kết nối hệ thống công nghệ thông tin giữa Hải quan với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ DN nộp thuế. Cụ thể là đã ký kết với 33 ngân hàng thương mại về thu thuế xuất, nhập khẩu qua dịch vụ này với số thu hơn 202.179 tỷ đồng, chiếm hơn 89,12% tổng thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan.
Ba là, về áp dụng ISO trong hoạt động của Bộ Tài chính: Việc triển khai dự án áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của Bộ Tài chính đã đảm bảo mục tiêu, yêu cầu và bám sát theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 19/2014/QĐ-TTg) về việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Đến nay, tất cả các đơn vị thuộc Bộ đã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia theo đúng quy định.
Đặc biệt, để CCHC thực sự là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành Tài chính, được triển khai toàn diện và đồng bộ trên tất cả mọi lĩnh vực, việc giám sát, đánh giá chất lượng, kết quả công tác CCHC cần được thực hiện hàng năm, có sự lượng hóa với các tiêu chí cụ thể, theo đó Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 793/QĐ-BTC ngày 4/5/2015 phê duyệt bộ Chỉ số CCHC của Bộ Tài chính để áp dụng đánh giá kết quả CCHC đối với các đơn vị trực thuộc.
Việc phê duyệt bộ Chỉ số CCHC đã giúp công tác CCHC đi vào thực chất hơn và tạo sự lan tỏa trong thực hiện các giải pháp CCHC đối với cả hệ thống tài chính. Qua đó, nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện CCHC. Hoạt động này đã góp phần giúp ngành Tài chính tiếp tục giữ vững ngôi vị “á quân” về CCHC trong 2 năm liên tiếp (2014-2015).
Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh năm 2016 do World Bank (WB) thực hiện ghi nhận sự thăng hạng của Việt Nam. Cụ thể: Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, với số điểm 63,83 trên thang điểm 100. Như vậy, so với năm trước, thứ hạng của Việt Nam đã tăng 9 bậc nhờ sự đóng góp của lĩnh vực tài chính.
Cụ thể: Chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội (tăng 11 bậc từ hạng 178 lên 167) với thời gian nộp thuế giảm mạnh và chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới (lĩnh vực hải quan) tăng 15 bậc (từ vị trí 108 lên vị trí 93) nhờ giảm được thời gian thực hiện, đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm 2017, công tác CCHC Bộ Tài chính tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020 và các nhiệm vụ, giải pháp tại các nghị quyết của Chính phủ.
Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo sự thông thoáng cho người dân và DN nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc triển khai có hiệu quả các luật, nghị quyết đã được thông qua.
Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm công khai, minh bạch và đơn giản hóa các TTHC, rút ngắn thời gian thực hiện TTHC; Phấn đấu góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia đưa Việt Nam tiến tới mức trung bình của nhóm nước ASEAN – 4.
Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thực hiện dịch vụ công trực tuyến với mức độ cao trong việc giải quyết TTHC, tổ chức triển khai các Đề án Hiện đại hóa hệ thống Hải quan điện tử VNACCS/VCIS, Đề án thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia, Đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế; hoàn thiện hệ thống TABMIS.
Thứ năm, tiếp tục triển khai Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân cấp quản lý và hoàn thiện tổ chức công vụ.
Thứ sáu, nâng cao tính chủ động, chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành tài chính – ngân sách  gắn với tăng cường trách nhiệm của địa phương và nâng cao kỷ cương kỷ luật tài chính.
Thủ tục công giảm, tính cạnh tranh tăng. Tin vui cho hàng triệu người ở TPHCM khi Sở Giao thông Vận tải vừa thông báo họ có thể ngồi nhà xin đổi giấy phép lái xe cũng như sử dụng các thủ tục công khác không cần phải đến các cơ quan công quyền như trước. Ai đã từng đổi giấy phép lái xe hẳn đã biết cảnh phiền hà, mất thời gian... tại các điểm thu đổi. Động tác này của cơ quan công quyền sẽ giúp người dân tiết kiệm được hàng triệu ngày công, mang lợi ích lớn lao đến cho toàn xã hội.
Vấn đề đặt ra ở đây là có bao nhiêu thủ tục công khác có thể được thực hiện như các loại vừa được công bố, tại sao các cơ quan công quyền liên quan chưa cho phép và khi nào thì sẽ cho phép. Tưởng rằng đây là vấn đề nhỏ nhưng chúng không nhỏ chút nào. Mỗi người có thể chỉ mất một ngày để làm thủ tục, nhưng không như giấy phép lái xe chỉ cần đổi một vài lần trong đời, nhiều thủ tục công khác phải lặp đi, lặp lại mãi. Nhìn từ góc độ kinh tế, chi phí về thời gian và tiền bạc xã hội phải gánh chịu cho những thủ tục này như hiện nay là vô cùng lớn.
Ở tầm khu vực, thuận lợi trong thủ tục công cũng tạo điều kiện giúp nền kinh tế tăng cường tính cạnh tranh. Sự thông thoáng đó sẽ lan tỏa khắp xã hội, tạo thuận lợi cho cả người dân, doanh nghiệp và cuối cùng tác động tích cực lên cả nền kinh tế. Chính vì lợi ích lan tỏa này Chính phủ đã không ngừng thúc đẩy cải cách hành chính.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, hồi tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết năm 2016 lần đầu tiên số doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam vượt mốc 110.000, nghĩa là trung bình cứ mỗi năm phút có một doanh nghiệp ra đời. Ông cũng nói Việt Nam đặt mục tiêu có hơn 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Đây là một con số đẹp đáng phấn đấu. Nhưng chính quyền các cấp và các cơ quan quản lý doanh nghiệp có thể làm gì để góp phần biến mục tiêu này thành hiện thực?
Một trong những câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi này là các cơ quan công quyền hãy thực sự cải cách hành chính, hãy quyết tâm đơn giản hóa các thủ tục công để giảm phiền hà cho doanh nghiệp, cho người dân. Thực hiện các thủ tục công như đề cập ở đầu bài viết là một ví dụ. Nhưng không dừng lại ở đó, các cơ quan có trách nhiệm cần xem đây là một kinh nghiệm điển hình để rà soát ngay danh mục thủ tục công có thể đơn giản hóa nhằm giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chu kỳ sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh. Khi mọi sự dễ dàng, phong trào khởi nghiệp sẽ “nở hoa”, doanh nghiệp sẽ sinh sôi với tốc độ cao hơn bất kỳ chỉ tiêu cụ thể nào.
Tuần trước, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã cùng các bộ liên quan điểm lại việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết 35/NQ-CP. Hầu hết các ý kiến cho rằng cần tiếp tục thực hiện nghị quyết này mà chưa cần phải sửa đổi, bổ sung. Còn rất nhiều chuyện phải làm, chẳng hạn, cần có tổng kết cụ thể về việc đơn giản hóa 73 thủ tục kiểm tra chuyên ngành liên quan đến nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh - cái gì làm được, cái gì chưa và vì sao chưa, cần gì để khai thông, lộ trình sắp tới như thế nào.
Dù Chính phủ đã khẳng định không chỉ “hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn” mà còn “tạo thuận lợi” cho doanh nghiệp, tựu trung, thay đổi thực sự vẫn phụ thuộc vào hành động cụ thể của chính các cơ quan công quyền có chịu thay đổi hay không. Nơi nào chưa thay đổi, Chính phủ nhất thiết phải can thiệp.
Nhận kết quả thủ tục hành chính bằng dịch vụ bưu chính công ích. Thay vì phải đến trụ sở các cơ quan Nhà nước, sắp tới, người dân Hà Nội có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính ngay tại nhà với dịch vụ bưu chính công ích.
Nếu công tác chuẩn bị hoàn tất, từ 1-4 tới, thành phố sẽ chính thức thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua bưu điện với một số TTHC không bắt buộc chính chủ nhận kết quả.
Theo lộ trình, thành phố sẽ nhân rộng số TTHC có thể trả qua bưu điện. Công dân, tổ chức trên địa bàn thành phố có thể trả cước phí để yêu cầu chuyển trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC về địa chỉ mình đăng ký.
Theo UBND TP Hà Nội, việc triển khai đồng bộ kênh hỗ trợ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC phục vụ tổ chức, người dân trong việc thực hiện TTHC trên địa bàn thành phố sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho tổ chức, người dân trong việc thực hiện TTHC. Đây cũng là cơ sở để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, người dân.
Về hình thức thực hiện, theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân có thể gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC (hoặc chọn 1 trong 2 dịch vụ) tại bất kỳ điểm giao dịch bưu điện nào của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam hoặc tại địa chỉ do mình yêu cầu.
Để chuẩn bị cho việc triển khai đồng bộ nội dung trên, thành phố yêu cầu các đơn vị rà soát để công bố, niêm yết công khai danh sách các TTHC thực hiện hay không thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích trên trang/cổng thông tin điện tử của đơn vị đồng thời đăng trên Cổng giao tiếp điện tử/Cổng dịch vụ công của thành phố.
Dự kiến, việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích sẽ triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có thể sẽ bắt đầu từ 1-4-2017, với việc trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích đối với các TTHC không bắt buộc chính chủ nhận kết quả. Giai đoạn 2, sẽ triển khai trong năm 2017, áp dụng với các TTHC có thành phần hồ sơ đơn giản, không phải đối chiếu với bản gốc.
Trong các năm tiếp theo, hàng năm, thành phố sẽ thực hiện rà soát, thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích để đảm bảo tỷ lệ tối đa các TTHC được thực hiện theo Quyết định 45 của Thủ tướng Chính phủ.
Bưu điện TP Hà Nội cho biết, trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định, đơn vị đã phối hợp với một số sở, ngành như Sở Tư pháp, Bảo hiểm xã hội, Sở GTVT, CATP Hà Nội trong việc trả hồ sơ một số TTHC, giấy phép lái xe, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, bảo hiểm xã hội...
Bưu điện Hà Nội cũng đã phối hợp với bộ phận một cửa và UBND các phường thuộc 2 quận Long Biên và Bắc Từ Liêm - 2 đơn vị được chọn thí điểm ban đầu, thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, qua đó đã đạt được những kết quả khả quan. Thời gian công dân nhận được kết quả kể từ ngày nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa của cơ quan UBND (không tính ngày nghỉ, lễ, tết) trong nội thành là sau 1 ngày; ngoại thành sau 2 ngày; liên tỉnh sau 3 - 5 ngày.
Đại diện Bưu điện Hà Nội cho biết, để đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của thành phố, thời gian tới, đơn vị sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nhân viên về công tác nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Đồng thời, sẽ mở rộng mạng lưới, đảm bảo tất cả các xã, thị trấn vùng xa đều có các điểm phục vụ người dân…
Để công tác này đạt kết quả tốt, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phan Lan Tú đề nghị Sở Tư pháp xác định rõ danh mục những TTHC theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở danh mục đó, công bố các quy trình cụ thể theo tiêu chí lựa chọn thực hiện quy trình ưu tiên trước. Sở Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh việc thực hiện nhiệm vụ được giao để Sở tổng hợp báo cáo thành phố nhằm xây dựng Kế hoạch tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn TP Hà Nội theo đúng tiến độ.
Đến năm 2020, Đà Nẵng có gần 800 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. UBND thành phố vừa thông qua lộ trình triển khai dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2017 – 2020 với mục tiêu tăng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 lên 1,5 lần so với năm 2016 (tức là khoảng 780 dịch vụ công trực tuyến).
Theo đó, trong năm 2017, triển khai cung cấp thêm khoảng 40 dịch vụ công mới; triển khai khoảng 215 dịch vụ trực tuyến trong giai đoạn 2018-2020 thuộc các lĩnh vực Đăng ký kinh doanh và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Du lịch, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội và thuộc thẩm quyền giải quyết của Văn phòng UBND thành phố và UBND các quận, huyện đồng thời triển khai thí điểm cổng thanh toán trực tuyến để phục vụ tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí qua mạng kết hợp ngay khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong năm 2017.
UBND thành phố quy định, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến tại thành phố Đà Nẵng theo nguyên tắc phải tích hợp trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố và bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn để kết nối, liên thông với Cổng dịch vụ công trục tuyến của Chính phủ và Bộ ngành Trung ương khi có yêu cầu.
Đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả triển khai, khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giai đoạn 2017 - 2020, UBND thành phố yêu cầu hằng năm, rà soát, đánh giá hiệu quả, mức độ hài lòng về dịch vụ công đã được triển khai tại thành phố Đà Nẵng, tổng kết những khó khăn vướng mắc, bất cập đang tồn tại có giải pháp triển khai phù hợp; Giám sát thường xuyên hoạt động của dịch vụ công trực tuyến, kịp thời hiệu chỉnh và cập nhật nếu thủ tục có thay đổi. Rà soát, tinh giản hồ sơ đầu vào của các thủ tục hành chính trong Bộ thủ tục hành chính của thành phố Đà Nẵng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tin học hóa và nộp hồ sơ qua môi trường mạng của tổ chức, công dân.
Ban hành danh mục các loại giấy tờ được chấp nhận nộp dưới dạng điện tử để áp dụng thống nhất tại các sở, ban, ngành, UBND các quận huyện, xã phường trên địa bàn thành phố. Phối hợp với tổ chức liên quan để thực hiện giải pháp chuyển phát kết quả hoặc làm hộ một số khâu trong nộp hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức công dân.
Đưa hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến thành một tiêu chí quan trọng trong đánh giá công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT của cơ quan, đơn vị, và xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể và thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
UBND thành phố cũng đề xuất các bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn chi tiết đối với việc lưu trữ hồ sơ điện tử thay cho hồ sơ giấy trong quá trình xử lý thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân và có cơ chế công chứng điện tử (nhận bản giấy và công chứng thành bản điện tử hoặc nhận bản điện tử và công chứng thành bản giấy để chuyển đổi tính pháp lý giữa bản giấy và bản điện tử).
Để nâng cao nhận thức, UBND thành phố đề nghị các cơ quan khi xử lý thủ tục hành chính thì ưu tiên nhận hồ sơ trực tuyến thay vì nhận hồ sơ giấy như truyền thống. Bố trí nhân lực tại tổ một cửa để hỗ trợ, hướng dẫn người dân đăng ký trực tuyến khi dịch vụ mới đưa vào hoạt động.
Các cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông, quảng bá, giới thiệu thường xuyên về dịch vụ công trực tuyến để tổ chức, công dân biết và hình thành thói quen sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Đưa thông tin, sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào một số cuộc thi liên quan đến cải cách hành chính, công nghệ thông tin.
Triển khai các kênh cung cấp thông tin về tình trạng giải quyết hồ sơ, kênh đối thoại, lắng nghe và giải đáp các ý kiến, góp ý của tổ chức, công dân về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn tổ chức, công dân trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tổ chức các điểm, đại lý dịch vụ công trực tuyến để thực hiện việc nộp hồ sơ và nhận trả kết quả trực tuyến thay cho các tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố.
Cải cách hành chính: 2 Bộ xin giảm, 20 Bộ xin tăng biên chế. Sáng 22/2, đoàn giám sát của Quốc hội khoá XIV tổ chức Hội thảo khung chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước.
Thông tin tại Hội thảo, ông Thái Quang Toản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết, tính đến ngày 22/2, có đến 20 Bộ đồng loạt đề nghị tăng biên chế, chỉ có 2 Bộ xin giảm là Bộ Công thương và Bộ Nội vụ. Trong đó Bộ Công thương xin giảm hẳn một Tổng cục xuống thành Cục.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm cải cách bộ máy hành chính, đại diện Bộ Công thương - Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nói rất ngắn gọn vì không phụ trách lĩnh vực này. Bà Thoa thông tin, Bộ Công Thương làm rất quyết tâm và đã giảm từ hơn 30 đầu mối xuống còn 28 đầu mối.
Về tình hình thực hiện biên chế từ năm 2014-30/10/2016, ông Nguyễn Văn Tùng - Vụ trưởng Vụ tổ chức điều lệ, Ban Tổ chức T.Ư cho biết, năm 2014 tổng số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước của các tổ chức trong hệ thống chính trị là 3.685.961 người.
Các cơ quan quản lý biên chế của T.Ư giao năm 2016 là 3.725.559 người. Tuy nhiên tính đến ngày 30/10/2016, tổng số người hưởng lương, phụ cấp thực tế trong bộ máy của hệ thống chính trị là 3.734.302 người, vượt 8.743 người so với số được giao. "Như vậy dù có Nghị quyết của T.Ư, của Bộ chính trị nhưng số biên chế vẫn tăng chứ không giảm", ông Tùng cho hay.
Hà Nội: Vạn Phúc tăng cường giao dịch trực tuyến dịch vụ công. Ngày 22/2, phường Vạn Phúc (quận Hà Đông) đã khai trương điểm truy cập internet thứ 2 hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 cho công dân.
Theo ông Đặng Quang Hải - Phó Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc, sau khi thành phố triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 vào 10/8/2016, phường Vạn Phúc đã được quận Hà Đông triển khai thí điểm lắp đặt 1 điểm truy cập internet tại khu vực miếu làng Vạn Phúc từ 1/9/2016.
Ngày 22/2, phường Vạn Phúc tiếp tục khai trương điểm truy cập internet thứ 2 hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 cho công dân tại Nhà văn hóa tổ dân phố 8. Việc đi vào hoạt động điểm truy cập internet hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần này nhằm tạo điều kiện cho nhân dân về cơ sở hạ tầng để tiếp cận với công nghệ thông tin. Các thiết bị đều được phường huy động bằng nguồn xã hội hóa trong nhân dân.
Để hỗ trợ cho người dân giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, UBND phường đã huy động các đoàn viên thanh niên được qua các lớp tập huấn do Sở Thông tin - Truyền thông và UBND quận tổ chức thường trực tại điểm truy cập internet để hướng dẫn nhân dân thực hiện khai nộp hồ sơ, nhận kết quả.
Tính đến ngày 10/2/2017 phường Vạn Phúc đã tiếp nhận 278 hồ sơ giao dịch trực tuyến trong các lĩnh vực: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn, trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Từ khi triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (1/9/2016) đến nay phường chưa để hồ sơ nào quá hạn.
Thực hiện “Năm kỷ cương hành chính” của TP, phường Vạn Phúc đã xây dựng kế hoạch phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát huy vai trò tuổi trẻ xung kích chung tay trong công tác cải cách hành chính, thực hiện dịch vụ công trên môi trường mạng. Đồng thời, phường tiếp tục cử cán bộ, công chức đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao kỹ năng giao tiếp, thực hiện đúng quy tắc ứng xử và kỷ cương hành chính trong công việc.
Trong năm 2017, phường Vạn Phúc tiếp tục tăng cường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường, tại các hội nghị ở các tổ dân phố về việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 nhằm hỗ trợ người dân tốt nhất trong điều kiện có thể.
Cần Thơ: 100% UBND cấp xã sẽ có trang tin điện tử. Ngày 23-2, UBND TP Cần Thơ họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo về dự thảo kế hoạch triển khai chính quyền điện tử của TP Cần Thơ.
Theo kế hoạch của UBND TP về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước TP Cần Thơ giai đoạn 2016-2020, TP xác định đến cuối năm 2017 xây dựng nền tảng cho việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Kế hoạch chỉ rõ, tới thời điểm đó 100% UBND cấp xã có cổng/trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp...
Đến giai đoạn 2018-2020, TP hoàn thiện trung tâm dữ liệu, sẵn sàng cho việc xây dựng chính quyền điện tử. 35% hồ sơ thủ tục hành chính sẽ được xử lý trực tuyến ở mức độ 4. Ở giai đoạn này, 100% văn bản không mật trình UBND TP dưới dạng điện tử; 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử; 100% sở, ban ngành, UBND các cấp được trang bị và sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến...
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống yêu cầu các sở/ngành, UBND các quận/huyện tập trung triển khai kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử theo đúng mục tiêu đề ra. Trong đó chú ý xây dựng chính quyền điện từ TP mang tính thống nhất, liên thông từ bộ, ngành trung ương, TP, quận/huyện đến cấp xã.
Hệ thống chính quyền điện tử phải đôi với cải cách hành chính, cải cách thể chế, giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh... đạt kết quả cao. đầu trang(

MÔ HÌNH - KINH NGHIỆM
Biến Cần Giờ thành sản phẩm du lịch đặc trưng của TP Hồ Chí Minh. Huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng chưa được đầu tư đúng tầm, vì vậy thành phố sẽ thực hiện nhiều giải pháp để biến nơi này thành sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố.
Đó là nhận định của ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh tại buổi khảo sát các tuyến điểm, dịch vụ du lịch nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tại Cần Giờ vào ngày 18/2.
Đoàn khảo sát lần này đã đi theo các tuyến du lịch, như Ban quản lý rừng phòng hộ – Làng nuôi hàu trên sông – khu chế biến hải sản Đông Hòa – Khu du lịch 30/4 – Tam Thôn Hiệp.
Theo đại diện UBND huyện Cần Giờ, huyện Cần Giờ cách trung tâm thành phố 60 km, là huyện duy nhất có đường bờ biển đài trên 13 km với hệ thống sông rạch chằng chịt. Có hệ sinh thái rừng ngập mặn, Cần giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Có các làng nghề truyền thống như làng nghề muối, các mô hình nuôi trồng thủy sản, nuôi chim yến, các trái cây vườn xoài, nhãn…là những tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, tạo điều kiện cho du khách tham quan, tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển các tour, tuyến điểm du lịch Cần giờ còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều du khách.
Sau khi kết thúc buổi khảo sát, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho rằng muốn đẩy mạnh phát triển du lịch Cần giờ, trước tiên phải xác định xây dựng Cần giờ là sản phẩm đặc trưng của du lịch thành phố để có kế hoạch quảng bá.
Theo đó, cần xác định sản phẩm du lịch nào đặc trưng, độc đáo nhất của Cần Giờ để quảng bá đến với người dân và du khách. Với mục tiêu phát triển cả tour du lịch đường bộ, đường thủy từ thành phố đến Cần giờ, với tiêu chí tour phải hấp dẫn du khách, các nhà quản lý của huyện cũng cần tăng cường tính kết nối, kiến tạo để tạo cầu nối cho doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch.
Theo ông Tuyến, để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường thủy, UBND thành phố, UBND huyện cần nghiên cứu xây dựng đầu tư 1-2 cầu phà riêng dành cho du lịch hoặc những nhà bè nổi trên sông để người dân và du khách có những trạm dừng có thể vừa tham quan các khu vực nuôi hào, nuôi sò huyết…của người dân. Hoặc như phát triển du lịch ẩm thực hải sản, đây cũng là đặc thù hấp dẫn của Cần giờ, chúng ta có thể xây dựng những nhà lồng hải sản rộng hơn, quy mô hơn tại chợ hải sản Đồng Hòa để du khách có thể ghé tham quan mua về hay ăn liền tại chỗ. Việc này cần triển khai làm ngay để thúc đẩy du lịch phát triển.
“Ngoài ra, UBND huyện cần phối hợp với Công an huyện tính toán phương án di chuyển nhanh chóng cho khách du lịch, giảm thiếu tối đa việc kẹt phà, kẹt xe…Đặc biệt, khi xây dựng các tuyến tour điểm du lịch đường thủy phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Sản phẩm du lịch phải có thương hiệu, có bao bì rõ ràng…”, ông Tuyến cho biết thêm.
Được biết, trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng bình quân hàng năm đối với lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Cần Giờ đạt 9,8%, tổng thu du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 18%. Chỉ tính riêng năm 2016, lượng khách đến Cần Giờ là hơn 1 triệu lượt khách, tăng 53% so với cùng kỳ. Trong đó, các công ty du lịch đường thủy có sản phẩm tour du lịch Cần Giờ trong năm 2016 đưa 22 ngàn lượt khách đến Cần Giờ ( năm 2015 là 24 ngàn lượt khách)…
Nhằm hỗ trợ phát triển du lịch Cần giờ, trong năm 2016, sở Du lịch đã phối hợp với UBND huyện Cần Giờ Hiệp hội du lịch TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp du lịch…tổ chức 2 đợt khảo sát với 4 đoàn khảo sát các điểm tham quan, mua sắm, nhà hàng, cơ sở lưu trú và khảo sát xã đảo Thạnh An bằng đường thủy kết hợp đường bộ.
Đổi mới quản lý để nâng cao hiệu quả giáo dục. Với những cách làm chủ động sáng tạo, đặc biệt là việc nâng cao công tác quản lý tại các nhà trường, ngành GD-ĐT ở các địa phương đã có những kết quả khả quan trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục. Ở cấp tiểu học, nhiều mô hình dạy học sáng tạo đi đôi với thực hành đã giúp thầy và trò có môi trường học tập tốt hơn.
Ông Nguyễn Anh Ninh - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai - cho biết: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc học này, vấn đề đổi mới công tác chỉ đạo dạy học luôn được ngành chú trọng.
Sở GD&ĐT Lào Cai chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện đổi mới theo chỉ đạo chung của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, Sở chủ động tổ chức các hoạt động phù hợp với tình hình giáo dục của tỉnh có nhiều học sinh DTTS; tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học, thực hiện Mô hình Trường học mới Việt Nam có hiệu quả.
Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo triển khai đổi mới cách học, đổi mới đánh giá, đổi mới tổ chức lớp học để cha mẹ và cộng đồng tham gia vào giáo dục.
Nhờ đó cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh đã hiểu hơn về giáo dục và góp phần không nhỏ cùng với ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học.
Tại tỉnh Cao Bằng, để giúp các cơ sở giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngay từ đầu năm học, ngành đã chỉ đạo các trường tiểu học chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường.
Cụ thể, các nhà trường chủ động xây dựng và giải trình về kế hoạch phát triển giáo dục; chủ động về thời gian, sắp xếp nguồn lực thực hiện kế hoạch giáo dục trên cơ sở phát huy quyền tự chủ, chủ động, sáng tạo.
Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình các môn học được tiến hành theo tiêu chí linh hoạt, đảm bảo vừa sức, phù hợp với thực tế giáo dục ở địa phương.
Sở GD&ĐT cũng đồng thời tập huấn cho các nhà trường về việc điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Đặc biệt, việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học trong từng môn học, kết hợp dạy học theo hướng tích cực để tạo phong trào thi đua “dạy tích cực, học tích cực” trong các nhà trường.
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý, năm học này Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai tiếp tục triển khai hiệu quả Câu lạc bộ Hiệu trưởng, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ luân phiên giữa các huyện, thành phố.
Nội dung sinh hoạt tập trung vào chia sẻ kinh nghiệm quản lí, chỉ đạo, giúp đỡ và hỗ trợ kĩ thuật các trường về chuyên môn, về tài lực, vật lực, ủng hộ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay mắc bệnh hiểm nghèo...
Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Anh Ninh nhấn mạnh: Trong năm học 2016 – 2017, các Phòng GD&ĐT đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cụ thể để triển khai đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống.
Chỉ đạo có hiệu quả việc xây dựng trường, lớp học xanh, sạch, đẹp, môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hấp dẫn học sinh. Đặc biệt có các giải pháp cụ thể kiểm soát chất lượng dạy và học được coi trọng.
Nhờ những đổi mới mạnh dạn và sáng tạo trong công tác quản lý, năm học 2016 – 2017, Sở GD&ĐT Lào Cai đã tổ chức triển khai thành công một số mô hình hết sức thiết thực như: Mô hình vườn ươm các giống hoa (Phòng GD&ĐT Bảo Thắng, Sa Pa); Cam kết trách nhiệm, lớp học mở có sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng (Phòng GD&ĐT Mường Khương); Trường học gắn với bảo vệ môi trường (Phòng GD&ĐT Sa Pa, Bát Xát); Chăm sóc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (Phòng GD&ĐT Bảo Yên, Văn Bàn); Trường học là trung tâm văn hóa giáo dục và duy trì bản sắc văn hóa địa phương (Phòng GD&ĐT Bắc Hà, Si Ma Cai); Trường học với 6 giá trị căn bản “An toàn - thân thiện - tự tin - sáng tạo - hiệu quả - hội nhập” (Phòng GD&ĐT TP Lào Cai). Các mô hình đã được các trường chủ động tài liệu hóa. Các Phòng GD&ĐT duy trì và phát huy tốt phong trào “Thầy giúp thầy, trò giúp trò, trường giúp trường, phòng giúp phòng”.
Về vấn đề đổi mới công tác quản lý ở bậc tiểu học tại tỉnh Cao Bằng, theo bà Nguyễn Mai Phương - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, ngành đã chỉ đạo hiệu trưởng các nhà trường tiếp tục thực hiện việc đổi mới trên các mặt:
Công tác quản lý hành chính, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; công tác quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường theo các nhiệm vụ của hiệu trưởng được quy định tại chuẩn hiệu trưởng.
Công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho cán bộ quản lý của ngành được tiến hành thường xuyên thông qua các hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giao ban nhằm làm cho mỗi cán bộ quản lý nắm được nguyên tắc, phương pháp quản lý trường học.
Lâm Đồng phát triển toàn diện với tốc độ cao. Năm 2017, Nghị quyết HĐND tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao hơn năm trước. Qua đó, giá trị tăng thêm GRDP tăng ít nhất từ 8% trở lên, đồng thời đi đôi với việc phát triển văn hóa, giáo dục, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội.
Nhìn lại kinh tế - xã hội Lâm Đồng trong năm 2016 theo các chuyên gia đánh giá một cách khái quát: Kinh tế tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ khá cao so với khu vực và cả nước. Kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu thực hiện đề ra trong năm đạt và vượt mức mà các nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh giao. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,93%, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đ/người/năm. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh 6.800 tỷ đồng, đạt 100% dự toán địa phương và tăng 14,6% so với cùng kỳ. Giải quyết việc làm cho 29.000 lao động, đặc biệt giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5,17% với mức kéo giảm 1,5% hộ nghèo trong năm 2016.
Với kết quả đạt được nêu trên, mục tiêu hàng đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2017 có tốc độ cao hơn năm trước, Nghị quyết 17 của HĐND tỉnh xác định: Tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển; tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển mạnh dịch vụ và phát triển có chọn lọc ngành công nghiệp, đảm bảo phát triển bền vững.
Với việc xác định này, bên cạnh thu hút nguồn lực để phát triển, tái cơ cấu nông nghiệp và đẩy mạnh phát triển dịch vụ sẽ được chú trọng tập trung thực hiện, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể đặt ra với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế là ít nhất tăng 8% GRDP so với năm 2016 và đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 54 - 54,5 triệu đồng. Trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng từ 5,5 - 6%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,5 - 9% và khu vực dịch vụ tăng từ 11 - 11,5%.
Qua đó, xác định tỷ lệ từng khu vực kinh tế cụ thể tham gia đóng góp và duy trì cơ cấu nền kinh tế của các khu vực: Nông lâm thủy sản chiếm 48,5 - 49%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5 - 18%; ngành dịch vụ chiếm 33,5 - 34%. Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh là 5.797 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 550 triệu USD, tăng 20,9% so với năm 2016. Mặt khác, thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng trong năm 2017 khoảng 5,8 triệu lượt với số lượng khách đăng ký qua lưu trú đạt 3,9 triệu khách.
Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu về xã hội cũng được tỉnh đặt ra rất cụ thể. Đáng chú ý là tỷ lệ giảm hộ nghèo từ 1 - 1,5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020; có thêm ít nhất 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 78% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Để duy trì phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội và đạt được 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường trong năm 2017, Lâm Đồng cần huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn chiếm khoảng 32 - 32,5% GRDP, tương đương khoảng 23.000 - 23.500 tỷ đồng.
Vậy giải pháp nào để năm 2017 này bứt phá đi lên. Theo Nghị quyết 17 của HĐND tỉnh được Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đức Quận ký ban hành, Lâm Đồng sẽ tập trung ưu tiên các nguồn lực triển khai thực hiện 4 chương trình trọng tâm bao gồm: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: Phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững và hiện đại; Phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao và Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được thể hiện bởi các nghị quyết chuyên đề riêng trong quá trình phát triển với tầm nhìn trung và dài hạn của tỉnh. Song song đó là đẩy mạnh việc thực hiện danh mục 12 công trình, dự án trọng điểm của tỉnh và các công trình quan trọng của các địa phương mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Để thực hiện tốt 4 chương trình trọng tâm trên, cần các sở, ngành và địa phương nỗ lực thực hiện các giải pháp cụ thể bằng việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch, tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là đặt mối quan tâm hàng đầu vào công nghiệp chế biến nguyên liệu của địa phương; thực hiện hiệu quả kế hoạch vốn đầu tư công… và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Đi đôi với việc đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, xã hội; huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo nhanh bền vững; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính... Cuối cùng, quan trọng nhất là phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017 để đảm bảo nhiệm vụ chi; trong đó đảm bảo cơ cấu chi hợp lý giữa đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
Nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao 82% trong cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng, do đó việc đẩy mạnh phát triển hai khu vực này cùng với duy trì phát triển ổn định đầu tư, kinh doanh sản xuất công nghiệp và chăm lo thực hiện tốt an sinh xã hội sẽ là chìa khóa để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2017.
TP Hà Nội thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TƯ: Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. TP Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 giảm tối thiểu 10% số biên chế được giao, hoàn thành trước một năm so với yêu cầu.
Để thực hiện mục tiêu đó, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thành phố thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TƯ ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” đã đề ra hàng loạt nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Triển khai Nghị quyết 39-NQ/TƯ, đến nay TP Hà Nội đã thực hiện được khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, tạo được sự đồng thuận cao. Trong đó, khối các cơ quan Đảng, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội thành phố đã hoàn thành rà soát, sắp xếp, tổ chức bộ máy 20 đơn vị. Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất chủ trương chấm dứt hoạt động của tổ chức hội nông dân tại 7 quận. Ngoại trừ huyện Ba Vì có thêm Phòng Dân tộc, UBND các quận, huyện, thị xã còn lại đã thống nhất cơ cấu 12 phòng chuyên môn.
Các quận, huyện, thị xã cũng đã hoàn thành cơ cấu lại các trung tâm, ban quản lý chợ..., trong đó 24 chi nhánh phát triển quỹ đất và 24 ban bồi thường GPMB cùng địa bàn đã được sáp nhập thành 24 Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc UBND cấp huyện quản lý. Bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng đã sáp nhập Ban Bồi thường GPMB vào Ban Quản lý dự án quận. Hai huyện Chương Mỹ, Thạch Thất đổi tên và kiện toàn Ban Bồi thường GPMB thành Trung tâm Phát triển quỹ đất. 30 quận, huyện, thị xã cũng đã đổi tên Đội Thanh tra xây dựng địa bàn thành Đội Quản lý trật tự đô thị và giao UBND cấp huyện quản lý toàn diện.
Từ đầu năm 2017 đến nay, Hà Nội tiếp tục thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TƯ với tinh thần quyết liệt, tốc độ cao. Theo Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, đến nay, Thành ủy Hà Nội đã hoàn thành thẩm định đề án vị trí việc làm 50/50 cơ quan khối Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Kết quả thẩm định dự kiến biên chế giao năm 2017 là 3.435 người, giảm 212 biên chế so với tổng biên chế các đơn vị đề xuất.
Đây là căn cứ để thành phố tổng hợp báo cáo Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt chung toàn khối. Trước mắt, để ổn định tình hình biên chế, đồng thời có căn cứ pháp lý tính định mức kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị, trong tháng 2-2017, Ban Tổ chức Thành ủy dự kiến sẽ thông báo tạm giao biên chế năm 2017 theo số biên chế gửi báo cáo Trung ương. Sau khi có quyết định phê duyệt của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ có quyết định chính thức giao biên chế giai đoạn 2017-2020 cho các cơ quan, đơn vị.
Quyết tâm về đích trước một năm so với yêu cầu của Trung ương đã được BCĐ thành phố thể hiện qua triển khai khối lượng công việc lớn thời gian tới. Có trên 30 phần việc đã được BCĐ phân công cụ thể cho từng thành viên thực hiện ngay trong năm 2017. Thành phố sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các cơ quan, đơn vị như: Trung tâm Điều hành giao thông đô thị trực thuộc Sở GT-VT, 5 công ty thuộc thành phố về lĩnh vực thủy lợi; các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp…
Ban Cán sự đảng UBND thành phố sẽ thực hiện điều chỉnh đề án vị trí, việc làm trong cơ quan hành chính theo Quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ và theo các quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của UBND thành phố... Một việc quan trọng khác là Hà Nội sẽ rà soát, bổ sung, sửa đổi hệ thống các văn bản, quy định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý biên chế.
BCĐ thành phố sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế giai đoạn 2017-2020. Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, chế độ chính sách, tinh giản biên chế sau sắp xếp cũng sẽ được quan tâm thực hiện thường xuyên trong năm nay. Hiện nay, Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ đang xây dựng đề cương, biểu mẫu và hướng dẫn rà soát trình độ đào tạo, năng lực của CBCCVC để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ.
Trong quá trình đó, thành phố sẽ có biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những CBCCVC không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định và những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức. Ngay trong năm nay, lần đầu tiên, thành phố sẽ xây dựng Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC giai đoạn 2017-2020 gắn với tiêu chuẩn chức danh. Đặc biệt, Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu, thí điểm, đề xuất một số đề án, mô hình mới.
Năm 2017, khối lượng công việc thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TƯ đặt ra rất lớn. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải yêu cầu các cấp ủy cần chỉ đạo quyết liệt hơn. Đặc biệt là tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị về Nghị quyết 39-NQ/TƯ, qua đó nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi CBCCVC của thành phố, tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân.
Hải Dương đẩy mạnh đầu tư cho KH&CN trong năm 2017. Trong bản báo cáo tổng kết công tác hoạt động năm 2010-2016 và phương hướng hoạt động năm 2017 của tỉnh Hải Dương có một điểm đáng chú ý là tỉnh sẽ đẩy mạnh đầu tư cho KH&CN từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh.
Giai đoạn từ năm 2010 - 2016, theo báo cáo của Sở KH&CN, Hải Dương đã có khá nhiều thành tựu trong hoạt động khoa học và công nghệ như đưa nhiều giải pháp khoa học trong lĩnh vực trồng trọt vào ứng dụng (gieo cấy theo phương thức một vùng, một giống, một thời gian, mô hình ánh đồng mẫu lớn, phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa, trồng ngô mật độ cao không làm đất kết hợp đặt bầu…., phục tráng giống và cải tạo vườn cây ăn quả bằng công nghẹ ghép chồi…); tiếp nhận và làm chủ công nghệ sản xuất một số giống lúa như Bắc thơm số 7 kháng bạc lá, lúa lai TH &-2…
Ngoài ra, sở KH&CN tỉnh đã đưa nhiều giống cây có giá trị sản xuất hàng hóa vào sản xuất như cà chua ghép gốc cà tím, khoai tây Sinora, bí xanh, dưa hấu F1 super Hoàn Châu, Thúy Đào 169, và các giống ngô nếp lai…Đã xây dựng được vườn cây ăn quả đầu dòng với 23 loại cây ăn quả quí hiếm như Vải thiều, nhãn sớm, nhẫn muôn, bưởi đào Thanh Hà, ổi, cam,..Song song với đó, tỉnh cũng đầu tư phát triển mở rộng vùng sản xuất các giống chè mới như Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên thay thế vườn chè giống cũ và vườn ché kém hiệu quả trên địa bàn.
Với đàn gia súc gia cầm, tỉnh đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật đồng bộ để nâng cao chất lượng đàn nuôi, phát triển các giống lợn ngoại, đưa giống gia cầm mới vào sản xuất thử nghiệm. Đặc biệt đã phát triển được nhãn hiệu tập thể “Gà đồi Chí Linh”.
Công tác quản lý, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tỉnh được quan tâm. Đến năm 2016 tỉnh đã xây dựng được 1 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm vải thiều Thanh Hà, 18 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông sản đặc sản và các sản phẩm nông sản, sản phẩm làng nghề khác như: Gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn, Cà rốt Đức Chính (Cẩm Giàng), Gà đồi Chí Linh, Củ đậu Kim Thành, Sắn dây Kinh Môn, Bánh đa Hội Yên, Bánh gai Ninh Giang, Na Chí Linh, Bưởi Lập Lễ (Thanh Hà), Giầy da Hoàng Diệu (Gia Lộc), …
Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp và các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đến nay hầu hết các doanh nghiệp đã xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quảng bá thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; Hải Dương là tỉnh đứng thứ 8 trong toàn quốc về đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Tỉnh đã xây dựng thành công một số mô hình phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường.
Sắp tới, ngoài việc tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho các hoạt động KH&CN, Hải Dương sẽ huy động thêm nhiều nguồn lực đầu tư cho KH&CN, đẩy mạnh thị trường KH&CN tại địa phương, tiếp tục kiện toàn cơ quan quản lý và các tổ chức khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và Công nghệ mới sửa đổi, đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong các ngành kinh tế - kỹ thuật của tỉnh, tập trung đầu tư trong việc nghiên cứu, rà soát, lập quy hoạch phát triển từng cây trồng chủ lực, vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên phạm vi toàn tỉnh và của từng địa phương trong tỉnh.
Hải Dương tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đối với cây rau và cây hoa. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, nhất là đối với những thủy sản cho giá trị cao, nghiên cứu để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung , tập trung hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, có thế mạnh của tỉnh. đầu trang(

SAI PHẠM
Án tử cho Giang Kim Đạt, xem xét hoạt động của Vinashin. Ngày 22/2, sau 6 ngày xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội đưa ra bản án với 4 bị cáo trong vụ tham nhũng tại Cty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines).
Có 2 án tử hình được tuyên cho Trần Văn Liêm (SN 1955) - nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines và Giang Kim Đạt (SN 1977) - nguyên Quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines. Trần Văn Khương (SN 1950) - nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines lĩnh án chung thân cùng về tội tham ô tài sản. Bố đẻ của Đạt là Giang Văn Hiển (SN 1950) nhận 12 năm tù về tội rửa tiền.
Riêng Trần Văn Liêm phải chấp hành bản án 19 năm tù trong vụ mua tàu Hoa Sen, tổng hợp hình phạt của Liêm là tử hình. Tòa cũng đồng ý với CQĐT trong việc đình chỉ điều tra bị can cho Đạt tại vụ tàu Hoa Sen và khởi tố Đạt về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức khi dùng giấy tờ giả trốn ra nước ngoài.
Về dân sự, HĐXX xác định tại thời điểm xảy ra vụ án, nguồn vốn thực hiện hợp đồng mua tàu thuộc Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin). Đến nay, Vinashinlines trực thuộc Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nhưng vì Vinashinlines còn nợ Vinashin tiền nên Vinashin là nguyên đơn dân sự. Các bị cáo sẽ phải bồi thường số tiền chiếm đoạt cho Vinashin. Sau khi nhận tiền, Vinashin phải đối trừ công nợ với Vinashinlines. Ngoài ra, các tài sản do các bị cáo phạm tội mà có sẽ tiếp tục được kê biên để đảm bảo thi hành án. HĐXX kiến nghị Bộ Công an phối hợp với phía Singapore và nước Anh để thu hồi tài sản của Giang Kim Đạt.
Trước đó, tại phần xét hỏi, các bị cáo không thừa nhận nội dung bản cáo trạng, cho rằng mình không chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Các luật sư cho rằng có  nhiều điểm thiếu sót trong cáo trạng và yêu cầu tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng tòa bác yêu cầu này. HĐXX nhận định, lợi dụng việc thực hiện dự án mua - cho thuê tàu biển, các bị cáo Liêm, Đạt và Khương đã chiếm hưởng tiền hoa hồng mua tàu, tiền gửi cước giá thuê tàu tổng cộng hơn 260 tỷ đồng.
Để che giấu nguồn tiền bất hợp pháp, bị cáo Giang Văn Hiển trực tiếp tham gia giao dịch tài chính, mở nhiều tài khoản rồi nhận gần 16 triệu USD do các Cty nước ngoài gửi về. Sau đó, Hiển rút ra chuyển cho Đạt để Đạt chuyển cho Liêm còn lại mua tài sản đứng tên mình và người thân.
Trong vụ án này, Trần Văn Liêm giữ vai trò chính, chủ mưu và chiếm đoạt số tiền hơn 3,1 tỷ đồng. Giang Kim Đạt là đồng phạm tích cực trong vụ án, chiếm hưởng hơn 255 tỷ đồng. Còn lại, kế toán trưởng Trần Văn Khương chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng. HĐXX cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét hoạt động mua và cho thuê tàu biển của các doanh nghiệp nhất là Vinashin. đầu trang(

TRÁI KHOÁY
Chiều 21.2, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo quý I để thông báo tình hình kinh tế xã hội của tỉnh. Buổi họp báo “nóng lên” khi hàng loạt PV nêu vấn đề một DN tặng xe tiền tỉ cho tỉnh, sau đó xin tỉnh hỗ trợ, tạm ứng 25 tỉ đồng...
Đó là Cty TNHH xây dựng thương mại du lịch Công Lý (Cty Công Lý), có địa chỉ kinh doanh tại phường 5, TP. Cà Mau. Tại buổi họp báo, nhiều câu hỏi của PV đề cập đến vấn đề Cty Công Lý tặng cho Văn phòng UBND tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau mỗi đơn vị một chiếc xe có giá trị trên 3 tỉ đồng/xe.
Cũng DN này vào tháng 10.2016 làm tờ trình xin hỗ trợ, tạm ứng ngân sách 30 tỉ đồng để sửa chữa máy móc, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tại Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau. Và gần đây DN này cũng để cho 4ha rừng phòng hộ bị chết tại khu đất được Nhà nước giao thực hiện dự án khu du lịch Khai Long.
Cụ thể, ngày 17.10.2016 Sở Tài chính có công văn số 2894/STC-QLNS với nội dung “Theo báo cáo hiện nay công ty đang gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn kinh phí thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc để duy trì hoạt động. Việc bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị máy móc nhằm duy trì hoạt động của Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau là cần thiết. Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh Cà Mau cho Công ty Công Lý ứng trước chi phí xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh, số tiền 30.000.000.000 (ba mươi tỉ đồng)”.
Ngày 4.11.2016, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản số 7592/UBND-KT về việc tạm ứng kinh phí rác thải thống nhất cho Cty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Công Lý ứng trước kinh phí xử lý rác thải để thực hiện sửa chữa thay thế thiết bị Nhà máy xử lý rác thải TP. Cà Mau, với tổng số tiền 25.000.000.000 đồng. Giao Sở Tài chính cân đối nguồn cấp kinh phí cho Công ty Công Lý thực hiện sửa chữa, thay thế thiết bị. Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi có được, Cty Công Lý không đến nỗi khó khăn như báo cáo và văn bản của Sở Tài chính Cà Mau.
Trước đó, vào ngày 29.3.2016, DN này đã xuất tặng hai chiếc xe cho Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau và Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau với giá trị mỗi chiếc trên 3 tỉ đồng. Ngay sau đó, UBND tỉnh Cà Mau đã làm các thủ tục tiếp nhận và giao cho Giám đốc Sở Tài chính Cà Mau hướng dẫn Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau thực hiện việc tiếp nhận, hạch toán tài sản và báo cáo kê khai tài sản theo đúng quy định.
Gần đây, theo báo cáo của Sở NNPTNT Cà Mau, cũng chính DN này để tình trạng chết rừng tại khu du lịch Khai Long với số diện tích lên đến trên 4 ha.
Trả lời tại buổi họp báo, ông Đoàn Quốc Khởi - Giám đốc Sở Tài chính cho rằng, việc hỗ trợ, tạm ứng cho DN 25 tỉ đồng là căn cứ vào Luật Ngân sách và nhu cầu của DN. Về căn cứ để hỗ trợ, tạm ứng số tiền vượt mức quy định theo quy định của Bộ Tài chính, ông Khởi cho rằng căn cứ vào hợp đồng mua thiết bị của Cty Công Lý sau khi đã khảo sát thực tế nhu cầu của DN này. Về việc Cty Công Lý để cho rừng chết hàng loạt, ông Lê Thanh Triều - Giám đốc Sở NNPTNT Cà Mau cho rằng việc phát hiện rừng chết trên cơ sở báo cáo của Cty vào tháng 1.2017 xin phép khai thác và tận thu rừng chết.
“Ngay sau khi nhận được tờ trình, Sở NNPTNT thành lập đoàn xuống kiểm tra và phát hiện có 4ha (không phải 8ha như các báo thông tin trước đó) chết. Mức độ chết trên 80% và không có khả năng khắc phục được” - ông Triều thông tin. Về trách nhiệm của Sở NNPTNT đối với việc để cho rừng chết, ông Triều hứa sẽ kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ vụ việc, ai sai đến đâu căn cứ vào các quy định để xử lý đến đó.
Về việc Cty Công Lý tặng 2 chiếc “siêu xe” cho Văn phòng UBND tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy Cà Mau, ông Trần Văn Hiện - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau cho rằng, cho đến nay chưa phát hiện có mối liên hệ nào đối với việc DN tặng xe để nhận được “ưu ái” của tỉnh đối với DN này.
DN tặng xe vào tháng 3.2016, xin hỗ trợ, tạm ứng 25 tỉ đồng vào tháng 10.2016 - ông Hiện thông tin. (Lao Động 22/2) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Romania: Mỗi ngày bắt 3 quan tham và hạ bệ cả cựu thủ tướng. Dư luận quốc tế đang chú ý đến các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp ở Romania đòi chính quyền tại đây từ chức, BBC đưa tin.
Nhưng căn nguyên của cuộc đấu tranh lại đến từ thành công quá sức tưởng tượng của cơ quan chống tham nhũng nước này lập ra từ hơn 10 năm qua để truy quét các quan tham.
Ra đời năm 2005, Tổng cục chống tham nhũng (DNA) trực thuộc Bộ Nội vụ Romania nhưng hoạt động theo một bộ luật riêng.
Hiện 120 công tố viên đang truy xét 6.000 vụ việc, cơ quan này đã 'gặt hái' kỷ lục năm 2015: kết tội 1.250 quan chức vì liên quan đến tham nhũng.
Tính trung bình mỗi ngày có trên ba quan chức bị DNA ra lệnh bắt.
Trong số các nhân vật cao cấp nhất bị DNA đem truy tố có cựu thủ tướng Victor Ponta, năm bộ trưởng, 21 thành viên lưỡng viện Quốc hội và cả thị trưởng Bucharest, ông Sorin Oprescu.
DNA cũng thu về khoản tiền gần 500 triệu euro từ các tài khoản, gia sản của những quan chức bị kết tội tham nhũng.
Cơ quan này được sự hỗ trợ của Liên hiệp châu Âu và tư vấn của các chuyên gia Tây Ban Nha cùng Anh Quốc.
Tuy nhiên, giới chỉ trích cũng phê phán DNA của Romania "hành xử như công an mật" với thẩm quyền quá rộng rãi.
Chẳng hạn trên cơ sở các bằng chứng mới chỉ mang tính nghi vấn, cục chống tham nhũng Romania có thể tạm giam nghi phạm tới 180 ngày để điều tra.
Báo chí châu Âu cũng chú ý đến vụ một triệu phú, ông Dan Adamescu bị chết trong tù ở tuổi 68, khi đang chịu án tội đưa hối lộ.
Từng là một trong số người giàu nhất Romania, ông bị xử hơn 4 năm tù trong vụ đưa hội lộ cho hai thẩm phán.
Khi còn sống, ông Adamescu luôn lên án cơ quan chống tham nhũng DNA và gia đình ông cáo buộc điều kiện tồi tệ trong nhà giam đã khiến ông nhiễm bệnh mà chết.
Nhìn chung, phản ứng từ các quan chức Romania đã khiến chính phủ của đảng Dân chủ Xã hội thông qua sắc lệnh để giảm tội cho những ai nhận hối lội chưa đến 44 nghìn euro.
Sắc luật này, do chính phủ của Thủ tướng Sorin Grindeanu thông qua hồi đầu năm 2017, đã gây ra các cuộc phản đối tụ họp 700 nghìn đến 1 triệu người ở Bucharest và một số đô thị, để đòi toàn bộ chính phủ từ nhiệm.
Hiện sắc luật giảm tội cho quan tham đã bị rút lại và chính quyền chấp nhận để có cuộc trưng cầu dân ý xem các biện pháp chống tham nhũng hà khắc có tiếp tục hay không.
Được sự ủng hộ của Tổng thống Klaus Iohannis, người cũng đứng về phía người biểu tình, luật trưng cầu dân ý còn đang chờ có ngày tháng cụ thể để cử tri đi bỏ phiếu.
Nếu được thông qua, kết quả trưng cầu dân ý sẽ cho phép cơ quan chống tham nhũng không chỉ duy trì công việc mà còn mở rộng phạm vi hoạt động.
Malaysia yêu cầu Triều Tiên tôn trọng cuộc điều tra vụ án Kim Jong-nam. Phó thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi hôm qua kêu gọi Triều Tiên tôn trọng luật pháp nước này trong cuộc điều tra vụ án mạng liên quan đến người đàn ông được cho là anh trai nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Ahmad Zahid nhấn mạnh Triều Tiên không được phép hoài nghi tính chính xác trong cuộc điều tra mà cảnh sát Malaysia đang thực hiện, hãng thông tấn Bernama đưa tin.
"Chúng ta tôn trọng văn hóa và quyền lợi của mỗi cá nhân và cùng lúc chúng ta tuân thủ những nguyên tắc ngoại giao cũng như tiến trình ngoại giao quốc tế", Phó thủ tướng Ahmad Zahid nói trước các phóng viên, đồng thời thêm rằng luật pháp Malaysia cần được tôn trọng.
"Chúng ta cũng tôn trọng luật pháp của các nước khác nếu họ phát hiện ra công dân Malaysia tham gia những hoạt động phi pháp hay phạm tội liên quan đến luật pháp quốc gia đó", ông Ahmad Zahid nói. "Chúng ta giao công việc cho cảnh sát và nếu có bằng chứng, những người bị thẩm vấn sẽ phải ra hầu tòa".
Trước đó cùng ngày, Đại sứ quán Triều Tiên tại Malaysia ra thông báo cáo buộc Malaysia thực hiện "những hành động bất hợp pháp vi phạm luật quốc tế, hải quan và các đặc quyền ngoại giao".
Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia Kang Chol mới đây cũng tố Kuala Lumpur có "hành vi bất chính" và "mục đích chính trị" khi điều tra về cái chết của một công dân Triều Tiên mang hộ chiếu có tên Kim Chol.
Người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu công vụ với tên Kim Chol sáng 13/2 bị hai phụ nữ tấn công tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur khi đang chờ chuyến bay đến Macau, Trung Quốc. Ông chết trên đường tới bệnh viện.
Giới chức Hàn Quốc và Phó thủ tướng Malaysia cho rằng ông Kim Chol thực chất là Kim Jong-nam dù việc xác định danh tính thi thể chưa hoàn tất do chưa có thân nhân cung cấp ADN.
Quốc hội Tunisia thông qua Luật Chống tham nhũng. Quốc hội Tunisia ngày 22/2 đã thông qua Luật Chống tham nhũng trong bối cảnh vấn nạn tham nhũng tràn lan đã và đang làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế nước này kể từ sau cuộc cách mạng năm 2011.
145 nhà lập pháp trên tổng số 217 người đã bấm nút thông qua Luật Chống tham nhũng với 36 điều khoản. Theo Luật này, bất kỳ hành vi nào được coi là trả thù người tố cáo đều bị trừng phạt, bao gồm các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
"Các chế tài mạnh mẽ như thế này giúp chúng ta chống tham nhũng", Bộ trưởng Dân chính Abid Briki, người vừa tham dự phiên họp phát biểu với báo chí.
Người phát ngôn của Quốc hội Tunisia Abelfattah Mourouj cũng cho rằng, đạo luật là một bước tiến từ cuộc cách mạng.
Theo các chuyên gia, tham nhũng đã cản trở nền kinh tế của Tunisia kể từ sau các cuộc biểu tình chống tham nhũng cách đây 6 năm gây ra sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali - người đã cầm quyền lâu năm tại Tunisia.
Cơ quan Kiểm toán Tunisia cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2013, ít nhất 450 triệu dinars (230 triệu USD) tiền hối lộ đã chui vào túi của cán bộ, nhân viên Nhà nước.
Chính phủ của Thủ tướng Youssef Chahed đã đặt chống tham nhũng là ưu tiên kể từ khi nhậm chức vào năm ngoái, khi người đứng đầu Cơ quan Chống tham nhũng Quốc gia Chawki Tabib cảnh báo tham nhũng đã đạt tới mức như một "dịch bệnh" nguy hiểm.
Tham nhũng đã tràn lan dưới thời cựu Tổng thống Ben Ali. Theo bảng xếp hạng năm 2016 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Tunisia xếp thứ 75 trên tổng số 170 quốc gia về chỉ số nhận thức tham nhũng, trong khi năm 2010, nước này đứng thứ 59.
Một trong những động thái tích cực nhằm khuyến khích người dân dũng cảm đứng lên chống tham nhũng, tháng trước, Cơ quan Chống tham nhũng nước này đã vinh danh 10 cá nhân tiêu biểu đã dám tố cáo, vạch trần những vụ việc tham nhũng. ./. đầu trang(