Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 06 tháng 11 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
NHÂN SỰ MỚI
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Từ ngày 10/11/2017, việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất được thực hiện theo quy định tại Thông tư 92/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.
Thông tư nêu rõ, kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ các nguồn kinh phí sau: Nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên.
Về phân bổ dự toán: Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán chi được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính hướng dẫn, Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi.
Hồ sơ tài liệu kèm theo khi phân bổ dự toán các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất như sau: Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, tài liệu bao gồm: Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Tên công trình, mục tiêu sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng; sự cần thiết, lý do thực hiện; dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng; cơ quan, đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng kèm theo dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật không bắt buộc phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch nhưng phải có trước khi phân bổ dự toán.
Về quyết toán kinh phí, đối với các công trình có mức vốn dưới 500 triệu đồng: Các cơ quan, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định.
Các công trình có mức vốn từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài việc lập quyết toán hàng năm theo quy định, các cơ quan, đơn vị lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2017.(Báo Chính Phủ 5/11) đầu trang(
Ứng phó khẩn cấp với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ; rút ngắn thời gian xác nhận nhân sự công dân Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; làm rõ hành vi vi phạm của Tập đoàn Khaisilk... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 30/10-3/11/2017.
Công điện của Thủ tướng: Ứng phó khẩn cấp với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ
Thủ tướng Chính phủ có Công điện 1659/CĐ-TTg ngày 1/11/2017 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh ven biển từ Bến Tre đến Kiên Giang, nhất là các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang cần rút kinh nghiệm từ trận bão LINDA (xảy ra ngày 02 tháng 11 năm 1997), huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương tập trung chỉ đạo, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với áp thấp nhiệt đới, nhất là chủ động bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, phương tiện, tàu, thuyền và các hoạt động trên biển, trên sông, kênh rạch, đặc biệt lưu ý tránh tư tưởng chủ quan trong lãnh đạo, cũng như người dân.
Rút ngắn thời gian xác nhận nhân sự công dân Việt Nam ở nước ngoài
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Theo đó, sẽ thực hiện đơn giản hóa thủ tục Cấp giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Cụ thể, rút ngắn thời gian xác minh giải quyết thủ tục hành chính tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh từ 25 ngày làm việc xuống còn 20 ngày làm việc quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BCA-BNG ngày 20/8/2013.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100 triệu đồng, đối với tổ chức là 200 triệu đồng; mức phạt tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150 triệu đồng, đối với tổ chức là 300 triệu đồng, trừ một số trường hợp.
Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020.
Chương trình nhằm phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản. Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên; tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững.
Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
Đề án nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Phát triển báo đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam” đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu VietnamPlus trở thành 1 trong 5 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất từ nước ngoài.
Đề án cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, báo in Việt Nam News, tạp chí in Báo ảnh Việt Nam và báo điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam phát triển thành các báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia có tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới, hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo đường lối, chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước ta.
Sẽ xây dựng một số cơ chế, chính sách vượt trội cho Hà Nội
Với trách nhiệm “Thủ đô vì cả nước, cả nước vì Thủ đô”, Chính phủ, các thành viên Chính phủ sẽ cùng song hành với thành phố Hà Nội xây dựng một số cơ chế, chính sách vượt trội; xem xét phân cấp cho thành phố Hà Nội trách nhiệm, thẩm quyền, giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, đất đai, tài chính, quản lý trật tự xây dựng, trật tự giao thông, quản lý môi trường, quản lý dân cư…
Kiểm điểm tập thể, cá nhân vụ khai thác gỗ trái phép tại Đắk Lắk
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan đến các vụ vi phạm khai thác gỗ trái phép trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng tại Quảng Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm phá rừng tự nhiên tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Làm rõ phản ánh hàng xách tay chưa qua kiểm định bày bán công khai
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh việc hàng hóa xách tay chưa qua kiểm định những được bày bán công khai trên thị trường.
Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ hành vi vi phạm của Tập đoàn Khaisilk
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã chỉ đạoBộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 15/12/2017. (Báo Chính Phủ 4/11) đầu trang(
Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ 15-12.
Theo đó, liên quan đến hành vi vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch, Nghị định quy định, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng; Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực; Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định…
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch; sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi; bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản; sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế; cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GS1 hợp pháp; phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch từ 500.000 đồng đến 15 triệu đồng tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm. (Công An Nhân Dân 5/11) đầu trang(
Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng dự án Luật thanh niên sửa đổi để phù hợp với tình hình mới.
Bộ Nội vụ cho biết, sau 10 năm thực hiện, Luật thanh niên năm 2005 đã đạt được những kết quả nhất định, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của thanh niên, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế-xã hội của đất nước đã có nhiều thay đổi, xuất hiện vấn đề mới có liên quan đến thanh niên. Bên cạnh đó, việc thực hiện Luật thanh niên đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập cần sự điều chỉnh của pháp luật.
Cụ thể, Luật thanh niên năm 2005 chưa quy định cơ chế tạo điều kiện, khuyến khích và bảo đảm sự tham gia của thanh niên trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh niên, do đó thanh niên chưa phát huy và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho thanh niên.
Bên cạnh đó, tầm vóc cơ thể của thanh niên Việt Nam so với thanh niên các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn thuộc loại trung bình thấp, tình trạng sử dụng các chất gây nghiện và các chất kích thích ngày càng gia tăng trong lứa tuổi thanh niên, vấn đề sức khỏe sinh sản đang ở mức báo động, quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai trong thanh niên diễn ra nghiêm trọng… Do vậy cần phải bổ sung các quy định trong Luật thanh niên để nâng cao chất lượng dân số trong thời gian tới.
Ngoài ra, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng đòi hỏi các chính sách pháp luật đối với thanh niên cần phải đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình trong nước, khu vực và quốc tế.
Vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu xây dựng Luật thanh niên sửa đổi là cần thiết, cấp bách để đáp ứng yêu cầu chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo Bộ Nội vụ, dự án Luật thanh niên sửa đổi đề xuất: Sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước có chính sách phân luồng trong giáo dục, đào tạo để tạo cơ hội cho thanh niên được học tập, học nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ, được tư vấn hướng nghiệp, được miễn giảm học phí, cấp học bổng, cấp sách giáo khoa, cho vay tín dụng để học tập theo quy định của pháp luật.
Đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên trong lao động, việc làm để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên gắn với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Dự thảo cũng sửa đổi quy định trách nhiệm của Nhà nước cung cấp kiến thức cho thanh niên về sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục nhằm trang bị và nâng cao hiểu biết, kiến thức của thanh niên để tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể lực của chính thanh niên, đồng thời ngăn chặn tình trạng sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích, tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai trong thanh niên.
Sửa đổi quy định trách nhiệm của Nhà nước trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí của thanh niên nhằm đảm bảo cho thanh niên được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí; bổ sung quy định Nhà nước có chính sách miễn, giảm phí thăm quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa, cách mạng đối với thanh niên. (Báo Chính Phủ 3/11) đầu trang(
Bộ Công Thương đang dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương.
Dự thảo nêu rõ về Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Theo đó, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của vùng kinh tế, của quốc gia và các hoạt động xúc tiến thương mại liên kết giữa các ngành hàng, giữa các địa phương, được thực hiện thông qua các đề án xúc tiến thương mại do các đơn vị chủ trì thực hiện.
Đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm, phát triển thị trường xuất khẩu, thực hiện nhập khẩu hiệu quả, phục vụ phát triển sản xuất bền vững; nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
Đơn vị tham gia và hưởng lợi từ Chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Đơn vị tham gia được hỗ trợ từ Chương trình, thực hiện theo các quy định của Nghị định này và có trách nhiệm trong việc thực hiện hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại mà đơn vị tham gia.
Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp hàng năm; đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia Chương trình; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện cho các nội dung được hỗ trợ trong các đề án xúc tiến thương mại.
Dự thảo cũng nêu rõ về nội dung xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu. Theo đó, kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở trong nước và nước ngoài gồm các hoạt động: Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài; xây dựng khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu trong nước và nước ngoài; tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam khảo sát thị trường, giao dịch với doanh nghiệp ở nước ngoài; tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam về ngành hàng xuất khẩu; tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế tại Việt Nam.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảonày tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ. (Báo Chính Phủ 3/11) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Hôm nay (6/11), tại Đà Nẵng sẽ bắt đầu ngày làm việc chính thức đầu tiên trong khuôn khổ của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017- đây cũng là chuỗi hoạt động cuối cùng trong Hội nghị Cấp cao APEC và là hoạt động quan trọng nhất trong năm 2017 của đối ngoại Việt Nam.
Kể từ cuối năm 2016, trong bài phát biểu tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 24 tại Peru, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhấn mạnh: Việc Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà năm APEC 2017 thể hiện sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế, đồng thời khẳng định tầm nhìn chiến lược của Việt Nam về tương lai châu Á-Thái Bình Dương.
Trở thành chủ nhà của APEC 2017 là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao đối với nước ta trong việc cùng các nền kinh tế thành viên nỗ lực làm cho Năm APEC 2017 ghi đậm dấu ấn của tiến trình phát triển không ngừng của Diễn đàn APEC, thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới. Xu thế ấy là rất cần thiết trong một thế giới toàn cầu hóa đầy biến động; nhưng dù có biến động thế nào thì  châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục là một khu vực phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế, địa chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới.
Kể từ cuối năm 2016  đến nay, tại 10 tỉnh thành phố của Việt Nam đã diễn ra 20 hội nghị lớn nhỏ với hàng trăm cuộc họp từ cấp chuyên viên đến họp SOM trên nhiều lĩnh vực và giờ là Tuần lễ Cấp cao APEC. Nói với Đại đoàn kết về những hoạt động của năm 2017 cho đến trước ngày Tuần lễ Cấp cao khai mạc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: “Từ đầu năm đến giờ bao nhiêu đề xuất của Việt Nam các bạn đều đồng ý hết. Văn kiện chính thức của Cấp cao APEC thì tuần sau mới bắt đầu làm. Hiện tất cả các văn kiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, Việt Nam đang thảo luận với các nền kinh tế để có thể đạt được đồng thuận cao trong Tuần lễ Cấp cao tới đây.”
Mỗi một cơ chế hợp tác đều đem lại giá trị nhất định cho Việt Nam. APEC cũng vậy. Có thể nói, kể từ khi Việt Nam tham gia APEC năm 1998, Diễn đàn này đã trở thành một động lực quan trọng hỗ trợ cho tiến trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, và đưa hội nhập kinh tế của nước ta lên tầm toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sau này. Nói thế là bởi, APEC, cơ bản là thương mại tự do và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.
Tham gia APEC đã góp phần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và làm sâu sắc các mối quan hệ song phương của Việt Nam, góp phần củng cố môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển. Các hội nghị APEC tổ chức hàng năm là dịp để các thành viên tiếp xúc, gặp gỡ song phương ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao nhất, nhằm củng cố quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực, trong đó có nhiều đối tác hàng đầu. Đến nay, trong tổng số 25 đối tác chiến lược và toàn diện của Việt Nam, có 13 đối tác là thành viên APEC.
Bên cạnh đó, việc tham gia APEC đã góp phần nâng cao nội lực của đất nước, thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam với các đối tác APEC. APEC hiện chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 79% tổng lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Là thành viên APEC, chúng ta có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, tranh thủ nguồn lực quốc tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu…. Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập của Việt Nam có điều kiện trưởng thành thêm thông qua triển khai các cam kết và dự án hợp tác của APEC.
Năm 2017, chúng ta tiếp tục chứng kiến nhiều chuyển biến nhanh và phức tạp của tình hình thế giới và khu vực. Tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu tích cực hơn song về dài hạn còn nhiều rủi ro, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng. Trong bối cảnh thuận lợi vẫn luôn đan xen cùng thách thức, khó khăn, việc Việt Nam thúc đẩy các thành viên đạt đồng thuận cao về chủ đề và 4 ưu tiên của Năm APEC 2017 đã khẳng định vai trò dẫn dắt, thúc đẩy hợp tác đi vào thực chất giữa các thành viên của chính chúng ta.
Điểm đáng chú ý hơn nữa, đó là những lĩnh vực được đưa ra bàn thảo luôn luôn là những lĩnh vực thiết thực với lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Và với   sáng kiến của Việt Nam về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội; cũng như việc triển khai các bước chuẩn bị cho xây dựng tương lai APEC sau năm 2020 cũng được các thành viên hưởng ứng tích cực và cùng đồng hành thúc đẩy. Mục tiêu là “Cùng tạo động lực mới, vun đắp tương lai chung”.
Nói cụ thể hơn về những đóng góp của Việt Nam trong suốt Năm APEC 2017, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch UB Quốc gia APEC 2017 Bùi Thanh Sơn cho biết: Với vai trò chủ nhà, Việt Nam đã cùng với các thành viên APEC khơi dậy những động lực mới cho tăng trưởng và liên kết của khu vực thông qua hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp; tạo điều kiện cho người lao động có các kỹ năng mới để tìm được việc làm trong thị trường lao động thời kỳ công nghệ số; bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ tới ngành nông nghiệp của khu vực; hỗ trợ phụ nữ và những đối tượng yếu thế tham gia vào kinh tế và hưởng các thành quả của phát triển kinh tế; bảo đảm tính bao trùm trong phát triển…
Cùng với đó, nhiều nội dung hợp tác năm nay mang tính kế thừa của hợp tác APEC những năm trước đó, song chúng ta đã gắn thêm với những yếu tố mang tính thời sự. “Các hoạt động chúng ta tổ chức đã góp phần quan trọng nâng cao vai trò, vị thế của APEC trong cục diện khu vực đang định hình. Đại diện và chuyên gia của nhiều tổ chức quốc tế đã đến tham dự và phát biểu tại các hoạt động APEC chúng ta tổ chức, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…
Cộng đồng doanh nghiệp và học giả cũng tham gia và đóng góp tích cực tại các hoạt động này. Qua đó, APEC đang từng bước khẳng định vai trò là cơ chế khởi xướng ý tưởng hợp tác, liên kết và khả năng “hội tụ” trí tuệ của cộng đồng khu vực và quốc tế”- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.
Với chừng ấy công việc, chúng ta có quyền hy vọng một Năm APEC 2017 thành công và chúng ta sẽ làm tất cả để Năm APEC 2017 đạt kết quả cao nhất. (Đại Đoàn Kết 6/11) đầu trang(

QUẢN LÝ
Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm.
Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí có đăng bài phản ánh các sản phẩm lụa tơ tằm của Tập đoàn Khaisilk bày bán trên thị trường có dấu hiệu là hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Về việc này, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học - công nghệ và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 15-12-2017.
Bộ Thông tin - truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, các hiệp hội ngành, nghề đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật, về những nguy hại của hành vi gian lận xuất xứ, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, nhất là tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, các làng nghề truyền thống; kịp thời lên án, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật; bảo vệ uy tín quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng. (Tuổi Trẻ 4/11) đầu trang(
Trung tâm Dạy nghề giao thông vận tải Hải Dương sẽ được chuyển thành công ty cổ phần Nhà nước không nắm giữ cổ phần.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển Trung tâm Dạy nghề giao thông vận tải Hải Dương (đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương) thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước không nắm giữ cổ phần, thực hiện từ năm 2017.
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt phương án cổ phần hóa Trung tâm Dạy nghề giao thông vận tải Hải Dương và triển khai các công việc liên quan theo quy định hiện hành.
UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục rà soát các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, lập danh mục các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. (Đầu Tư 4/11) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ LĐ-TB&XH xử lý vụ việc “Có tên tại Đài tưởng niệm vẫn không được công nhận liệt sĩ” mà Dân trí vừa có nhiều bài viết phản ánh.
Nội dung công văn Công văn số 11706/VPCP-KVGX của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Bộ LĐ-TB&XH ngày 2/11 nêu rõ:
“Báo Dân trí ngày 24/10/2017 có bài viết "có tên tại Đài tưởng niệm vẫn không được công nhận liệt sĩ" phản ánh về việc ông Nguyễn Hữu Quỳ ở Hà Tĩnh được khắc tên trên văn bia Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, được hưởng chế độ hương khói của liệt sĩ, nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận liệt sĩ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công.
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý".
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, bố ông Định là cụ Nguyễn Hữu Quỳ, SN 1920, nhập ngũ năm 1947, bị địch Pháp bắt rồi xử tử 1951, được chính quyền địa phương truy điệu từ năm 1962, được khắc ghi trên văn bia Đài tưởng niệm và Lịch sử Đảng bộ xã, lưu danh trong danh sách liệt sĩ của huyện, được hưởng chế độ hương khói của liệt sĩ theo chế độ Nhà nước ban hành.
Thế nhưng suốt hàng chục năm qua cụ Quỳ vẫn chưa được Chính phủ công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công.
Sau khi báo đăng, ông Nguyễn Hữu Định (người con trai duy nhất của “liệt sĩ” Nguyễn Hữu Quỳ) và gia đình ông đã nhận được nhiều điện thoại sẻ chia, động viên của đồng đội, những người bạn đã từng là người lính với ông, người thân quen và cả những người lạ. Tất cả đều tin tưởng mọi vướng mắc về hồ sơ của cha ông sẽ được tháo gỡ, chấm dứt nhiều năm trời ông mỏi mòn đi đòi quyền lợi chính đáng cho cha mình. (Dân Trí 4/11) đầu trang(
Vừa qua, các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin bài phản ánh tình trạng hàng trăm hộ dân ở thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc sống trong bất an do đạn lạc từ 4 tháng qua (đã có nhiều trường hợp bị thương do trúng đạn).
Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung phản ánh của báo chí, nếu đúng như nội dung các bài báo phản ánh thì phải kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đồng thời, có ngay các biện pháp bảo vệ an toàn cho người dân, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ. (Nông Nghiệp Việt Nam 4/11) đầu trang(
Thời gian qua, một số cơ quan báo chí có bài phản ánh hàng hóa xách tay là các loại thực phẩm, mỹ phẩm, chất kích thích chưa qua kiểm định nhưng được bày bán công khai trên thị trường với số lượng rất lớn.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh việc hàng hóa xách tay là các loại thực phẩm, mỹ phẩm, chất kích thích chưa qua kiểm định nhưng được bày bán công khai trên thị trường với số lượng rất lớn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và gây thất thu ngân sách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 1-12-2017. (Hà Nội Mới 6/11) đầu trang(
Tính đến trưa 4-11 đã có 12 vụ tai nạn, sự cố và chìm tàu làm nhiều ngư dân, thuyền viên bị mất tích, trôi dạt trên biển.
Chiều 4-11, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên, ngư dân bị nạn do ảnh hưởng của cơ bão số 12 trên vùng biển miền Trung, trong đó có các thuyền viên của các tàu bị nạn tại vùng biển Quy Nhơn, Bình Định.
Công điện nêu rõ, sáng 4-11, bão số 12 với sức gió mạnh cấp 11, cấp 12 giật trên cấp 13 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung từ Quảng Nam - Bình Thuận gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Tính đến trưa cùng ngày đã có 12 vụ tai nạn, sự cố và chìm tàu làm nhiều ngư dân, thuyền viên bị mất tích, trôi dạt trên biển.
Các lực lượng chức năng đã cứu được 69 người và vẫn còn người mất tích trên biển.
Để khẩn trương, kịp thời tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân còn đang bị mất tích, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục triển khai ngay các biện pháp để tìm kiếm các nạn nhân còn đang bị mất tích, trôi dạt trên biển, đặc biệt tại vùng biển Quy Nhơn, Bình Định.
Yêu cầu các bộ GTVT, Quốc phòng, NN&PTNT và UBND các tỉnh liên quan chỉ đạo ngay các cơ quan chức năng khẩn trương, tăng cường lực lượng, phương tiện phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích, trôi dạt trên biển, nhất là các thuyền viên, ngư dân mất tích ở vùng biển Quy Nhơn, Bình Định.
Trong thực hiện tìm kiếm, Thủ tướng yêu cầu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và các phương tiện tham gia, tìm kiếm cứu nạn.
Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương rà soát, thống kê các phương tiện và người còn đang bị nạn trên biển để tìm kiếm, cứu nạn kịp thời.
Thủ tướng cũng chỉ đạo UBND các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các tỉnh có liên quan tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời đối với gia đình có người bị nạn và chỉ đạo cơ quan y tế sẵn sàng cứu chữa, chăm sóc sức khỏe chu đáo đối với những người bị thương và tổ chức tốt việc giải quyết, khắc phục hậu quả sau cơn bão. (Tuổi Trẻ 4/11) đầu trang(

NHÂN SỰ MỚI
Lãnh đạo các tỉnh Quảng Ninh; Quảng Ngãi; Yên Bái; TPHCM; Thái Bình; Quảng Trị; Hải Dương, Bình Dương, Gia Lai, Nghệ An vừa trao các quyết định về công tác cán bộ.
Quảng Ninh: Ngày 3/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã trao quyết định của UBND tỉnh về việc điều động và bổ nhiệm có thời hạn đồng chí Phạm Ngọc Thủy, Phó Giám đốc Sở Công Thương giữ chức Giám đốc Sở Du lịch và đồng chí Vũ Thành Long, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh giữ chức Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới, thay đồng chí Nguyễn Đình Tuấn về nghỉ hưu theo chế độ.
Quảng Ngãi: Chiều 3/11, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức công bố và trao các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp nhận, điều động và bổ nhiệm đối với 14 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định điều động ông Nguyễn Đăng Vũ, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến nhận công tác tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng và bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng;
Điều động ông Nguyễn Minh Trí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đến nhận công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều động ông Nguyễn Vĩnh Lạc, Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh đến nhận công tác tại Sở Tư pháp và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp.
Quyết định điều động ông Trần Thanh Trường, Phó Giám đốc Sở TT&TT đến nhận công tác tại Sở KH&CN và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở KH&CN.
Điều động, ông Cao Đình Hòa, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH đến nhận công tác tại Thanh tra tỉnh và bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh.
Tiếp nhận ông Lê Báy, Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, phân công đến nhận công tác tại Sở Y tế và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Y tế.
Tiếp nhận bà Lê Thị Xí, Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, phân công đến nhận công tác tại Sở Tài chính và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Tài chính;
Tiếp nhận ông Nguyễn Ngọc Thái, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sơn Tịnh, phân công đến nhận công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tiếp nhận ông Nguyễn Thái Hiệp, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, phân công đến nhận công tác tại Sở Nội vụ và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng ban Tôn giáo tỉnh.
Tiếp nhận ông Nguyễn Thế Nhân, Phó Chủ tịch phụ trách Hội Nông dân tỉnh, phân công đến nhận công tác tại Ban Dân tộc tỉnh và bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Điều động ông Hồ Quý Nhân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến nhận công tác tại Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
Điều động ông Võ Văn Rân, Phó Giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Vương, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh; ông Nguyễn Xuân Mến, Phó Giám đốc Sở Y tế, đến nhận công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Yên Bái: Ngày 1/11, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã trao Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh về việc điều động, bổ nhiệm ông Hồ Đức Hợp, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, giao nhiệm vụ quyền Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường kể từ ngày 1/11/2017. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Quảng Trị: Ngày 31/10, đồng chí Phạm Đức Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị vừa trao các quyết định về công tác cán bộ.
Theo đó, lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Trị trao: Quyết định số 2917/QĐ-UBND về việc tiếp nhận đồng chí Đỗ Văn Bình, TUV, Bí thư Tỉnh đoàn đến công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2017. Thời hạn bổ nhiệm 5 năm.
Quyết định 729-QĐ/TU về việc chuẩn y đồng chí Trương Chí Trung, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh giữ chức Bí thư Huyện ủy Gio Linh nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Quyết định 759-QĐ/TU về việc luân chuyển cán bộ và chỉ định bổ sung BCH Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Gio Linh, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với đồng chí Trần Văn Quảng, Phó Trưởng Ban Dân tộc.
Quyết định 757-QĐ/TU về việc điều động cán bộ và chỉ định bổ sung BCH Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với đồng chí Đặng Trọng Vân, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hải Dương: Ngày 31/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Việt Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Hải Dương giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 1/11/2017. Thời hạn giữ chức vụ 5 năm.
Thái Bình: Ngày 31/10, lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp lãnh đạo Thái Bình đã trao Quyết định số 1005 ngày 16/10/2017 của Tổng cục thi hành án dân sự, ông Ngô Quang Toản, Chấp hành viên Trung cấp, Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án dân sự thuộc Cục thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình từ ngày 1/11/2017, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm kể từ ngày bổ nhiệm.
Ngày 27/10, tại VKSND tỉnh Thái Bình, đồng chí Lê Hữu Thể, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đã trao các Quyết định số 56 và 57/QĐ-VKSTC cùng ngày 26/10/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc bổ nhiệm đồng chí Lại Hợp Mạnh, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình giữ chức vụ Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình, đồng chí Vũ Xuân Đông, Viện trưởng VKSND thành phố Thái Bình giữ chức vụ Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình kể từ ngày 1/11/2017.
* Cùng ngày (27/7), đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đã trao Quyết định số 102/QĐ-VKSTC ngày 27/9/2017 của Viện trưởng VKSNDTC về việc bổ nhiệm đồng chí Đinh Công Cảnh, Kiểm sát viên trung cấp Vụ 4 VKSNDTC giữ chức danh Kiểm sát viên cao cấp kể từ ngày 1/10/2017 đến khi nghỉ hưu.
Đồng thời trao Quyết định số 22/QĐ-VKSTC ngày 18/10/2017 của Viện trưởng VKSNDTC về việc bổ nhiệm đồng chí Đinh Công Cảnh, Kiểm sát viên cao cấp giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 4). Nhiệm kỳ bổ nhiệm là 5 năm, quyết định có hiệu lực từ ngày 1/11/2017.
Bình Dương: Ngày 30/10, đồng chí Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương đã trao các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Theo đó, đồng chí Nguyễn Thanh Liêm, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương thôi giữ chức Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy từ ngày 1/11/2017;
Đồng chí Nguyễn Văn Lộc, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Dĩ An được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy kể từ ngày 1/11/2017;
Đồng chí Bùi Thanh Nhân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Dĩ An, nhiệm kỳ 2015-2020.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng quyết định bổ nhiệm lại đồng chí Đỗ Ngọc Huy, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.
TPHCM: Ngày 30/10, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã công bố và trao quyết định bổ nhiệm lại chức danh Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng đối với đồng chí Nguyễn Tấn Phong, Thành ủy viên, Đại biểu HĐND TPHCM, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng.
Được biết, đồng chí Nguyễn Tấn Phong được Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng từ tháng 5/2012.
Gia Lai: Ngày 30/10, lãnh đạo Tỉnh ủy Gia Lai đã trao Quyết định số 791-QĐ/TU về việc bổ nhiệm đồng chí Lương Văn Danh, Trưởng phòng Thư ký Tòa soạn Báo Gia Lai giữ chức Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, kể từ cuối tháng 10/2017.
Nghệ An: Ngày 27/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã tổ chức trao Quyết định chuẩn y Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với đồng chí Trần Văn Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Theo đó, căn cứ Điều lệ Đảng; Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII; Quy định về phân cấp quản lý cán bộ; đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 20/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 602/QĐNS-TW về chuẩn y Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An , nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với đồng chí Trần Văn Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An.
Trước đó, Văn phòng Trung ương Đảng đã có Công văn ngày 26/9/2017 thông báo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư chỉ định đồng chí Đại tá Trần Văn Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2015 -2020.
Ngày 14/11/2016, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức trao Quyết định của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng bổ nhiệm Đại tá Trần Văn Hùng - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giữ chức danh Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đại tá Trần Văn Hùng nhận nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An thay cho Đại tá Hà Tân Tiến được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng điều động, bổ nhiệm chức danh Phó Tư lệnh Quân khu 4. (Xây Dựng 4/11) đầu trang(
Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ VHTT&DL, VKSNDTC vừa tổ chức công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ.
Bộ Y tế: Ngày 2/11, GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng, Bộ Y tế đã trao quyết định số 4968/QĐ-BYT ngày 01/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bổ nhiệm PGS.TS Lê Văn Quảng - Trưởng khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K, Chủ nhiệm bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội giữ chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện K kể từ 1/11/2017.
Chúc mừng PGS.TS Lê Văn Quảng trên cương vị mới, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao năng lực và tinh thần trách nhiệm của PGS.TS Lê Văn Quảng. Thứ trưởng hy vọng, PGS.TS Lê Văn Quảng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình và góp phần đưa Bệnh viện K phát triển xứng đáng với danh hiệu Bệnh viện đầu ngành về chuyên ngành ung bướu.
* Cùng ngày, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đã trao Quyết định bổ nhiệm TS.BS. Phạm Ngọc Đông, Trưởng khoa kết giác mạc Bệnh viện Mắt Trung ương giữ chức vụ Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Mắt Trung ương.
Phát biểu tại lễ công bố, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chúc mừng và giao nhiệm vụ cho tân Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện với mong muốn trong cương vị mới của mình tân Phó Giám đốc tiếp tục cùng tập thể lãnh đạo bệnh viện cùng các cán bộ công chức viên chức người lao động trọng bệnh viện đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy kinh nghiệm chuyên môn, quản lý để xây dựng và hoàn thành các nhiệm vụ mà Bộ Y tế giao cho.
* Liên quan đến công tác nhân sự Bộ Y tế, ngày (2/11), GS.TS. Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế đã trao quyết định bổ nhiệm cho ThS. Trần Đức Thuận đảm nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế.
Thứ trưởng Lê Quang Cường chúc mừng và giao nhiệm vụ cho tân Phó Viện trưởng với mong muốn ông Trần Đức Thuận cùng tập thể lãnh đạo Viện tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng Viện ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bộ Công Thương: Ngày 1/11, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã trao Quyết định số 4168/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho ông Lý Quốc Hùng, nguyên Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam.
Trước đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký Quyết định số 4188/QĐ-BCT về việc luân chuyển ông Trần Quang Huy, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ vào Ban chấp hành, Ban thường vụ Công đoàn Công Thương Việt Nam. Chiều 31/10, tại phiên họp bất thường của nhiệm kỳ 2013 - 2018, Ban chấp hành Công đoàn Công Thương Việt Nam đã thống nhất 100% phiếu tín nhiệm, bầu đồng chí Trần Quang Huy làm tân Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam.
Trao quyết định và chúc mừng các cán bộ được giao nhiệm vụ mới, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với Bộ Công Thương và Công đoàn Công Thương Việt Nam.
Với cá nhân ông Trần Quang Huy, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ trưởng đánh giá là một cán bộ trẻ rất có năng lực, bản lĩnh. 14 tháng công tác trong vai trò là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, ông Trần Quang Huy đã cùng các cán bộ của Vụ vượt qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt là giai đoạn 2016-2017, thời kỳ Bộ Công Thương có rất nhiều thay đổi về cơ cấu nhân sự, kiện toàn bộ máy.
Bộ trưởng khẳng định, việc luân chuyển cán bộ giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công Thương là một trong những thử thách tiếp theo để ông Trần Quang Huy có thể phát huy bản lĩnh, rèn luyện phẩm chất chính trị.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, điểm chung giữa ông Lý Quốc Hùng và ông Trần Quang Huy là từng công tác tại Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (nay thuộc Vụ Thị trường châu Á, châu Phi), sau đó được điều động, luân chuyển sang các vị trí công tác hoàn toàn mới, chuyên môn hoàn toàn khác biệt. Thế nhưng, với sự nỗ lực không ngừng, bằng sự nhạy bén và bản lĩnh chính trị, cả hai cán bộ đã nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, từng bước hoàn thiện và hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ VHTT&DL: Ngày 31/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cho 9 cán bộ lãnh đạo của các đơn vị thuộc Bộ VHTT&DL.
Theo đó, Bộ VHTT&DL quyết định bổ nhiệm bà Ninh Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Văn hóa cơ sở giữ chức Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở;
Ông Bùi Hoài Sơn, Phó Viện trưởng phụ trách Viện VHNT Quốc gia Việt Nam giữ vị trí Viện trưởng Viện VHNT Quốc gia Việt Nam;
Giao nhiệm vụ Quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng du lịch Nha Trang đối với bà Nguyễn Thị Thúy Hường, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng du lịch Nha Trang;
Giao nhiệm vụ Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam đối với ông Phạm Anh Tú, Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam;
Bổ nhiệm chức danh Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh đối với bà Lý Phương Dung, Trưởng phòng Nghệ thuật Cục Điện ảnh;
Bổ nhiệm chức danh Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo đối với ông Nguyễn Thanh Hà, Chuyên viên Vụ Đào tạo;
Bổ nhiệm chức danh Phó Tổng Biên tập Báo Văn hóa đối với ông Phan Thanh Nam, Phó Trưởng Ban Thư ký Báo Văn hóa;
Bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đối với ông Trần Mạnh Cường, Trưởng đoàn Xiếc 2;
Bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam đối với ông Tống Toàn Thắng, Trưởng đoàn Xiếc 3.
Bộ Công an: Ngày 31/10, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Xuân Mười, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND đã chủ trì Lễ thông báo, công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Nhà xuất bản CAND.
Theo đó, thực hiện các Quyết định điều động cán bộ và giao phụ trách đơn vị, Đại tá Nguyễn Hồng Thái thôi chức vụ Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản CAND, đến nhận công tác và giữ chức vụ Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân.
Đại tá, Thạc sĩ Mã Duy Quân, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập được giao phụ trách Nhà xuất bản CAND kể từ ngày 26/10/2017.
Bộ Quốc phòng: Ngày 30/10, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên Hợp Quốc đã trao Quyết định của Chủ tịch nước và giao nhiệm vụ cho Thiếu tá Đỗ Thị Hằng Nga, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ GGHB Liên Hợp Quốc tại Phái bộ Nam Sudan.
VKSNDTC: Ngày 30/10, Phó Viện trưởng VKSNDTC đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Việt Hoàn, Kiểm sát viên trung cấp, Viện trưởng VKSND huyện Trần Đề giữ chức vụ Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng. (Báo Chính Phủ 3/11) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Một trong những nội dung đáng chú ý trong ngày làm việc hôm nay của Quốc hội là nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017 và thảo luận về nội dung này. Phiên làm việc được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.
Theo chương trình kỳ họp, ngày hôm nay 6/11, Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Theo đó, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo công tác năm 2017 của Chánh án TAND Tối cao (trong đó có nội dung về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân).
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo công tác năm 2017 của Viện trưởng VKSND Tối cao (trong đó có nội dung về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân).
Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2017.
Bộ trưởng bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác thi hành án năm 2017.
Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.
Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.
Sau đó, Quốc hội sẽ thảo luận cả ngày ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng. (Người Đưa Tin 6/11) đầu trang(
“Việc xử lý ông Phạm Sỹ Quý đến thời điểm này mới chỉ là xử lý vi phạm hành chính. Nếu một năm sau, ông Quý không có vi phạm nào khác, biết đâu lại được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn”, ĐB Nguyễn Bá Sơn băn khoăn.
Việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ vụ “biệt phủ” Yên Bái cho thấy nhiều vấn đề còn “vênh” giữa thực tế cuộc sống và pháp luật. Cụ thể, việc truy nguồn gốc tài sản bà Hoàng Thị Huệ, vợ ông Phạm Sỹ Quý không nằm trong nội dung thanh tra vì luật không quy định. Đặc biệt là theo ĐB Nguyễn Bá Sơn, Ủy viên ủy ban Tư pháp của QH, các vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý mới được nhìn nhận là các vi phạm hành chính.
Bên hành lang QH, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐB Nguyễn Bá Sơn để làm rõ những nhận định này.
ĐB Nguyễn Bá Sơn cho rằng: “Việc xử lý ông Phạm Sỹ Quý đến thời điểm này mới chỉ là xử lý vi phạm hành chính. Nếu một năm sau, ông Quý không có vi phạm nào khác biết đâu lại được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn. Đây là thực tế cuộc sống trong xã hội cho thấy có độ "vênh" với quy định pháp luật. Và chúng ta đã nhìn thấy điều này. Có những "chuyển dịch" của cán bộ mà pháp luật không cản trở hết được”.
Vị Ủy viên ủy ban Tư pháp của QH cho rằng vấn đề “dịch chuyển” của cán bộ sau vi phạm chỉ là phía sau của một sự kiện. Điều đáng nói là chúng ta nhìn nhận các hành vi sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý chỉ là sai phạm hành chính, có những nội dung đánh giá với tư cách là hạn chế yếu kém về công vụ. “Các sai phạm này chưa được nhìn nhận dưới góc độ là hành vi vi phạm pháp luật”, ĐB Nguyễn Bá Sơn nêu quan điểm.
ĐB Nguyễn Bá Sơn phân tích: “Trong bản kết luận của Thanh tra Chính phủ nhận định là ông Phạm Sỹ Quý “kê khai tài sản không trung thực, thiếu trung thực”. Pháp lý không có các khái niệm đó. Về mặt pháp lý, chỉ có khái niệm vi phạm hay không vi phạm, đúng hoặc sai. Tuy nhiên, luật của chúng ta chưa ghi rõ, đầy đủ vấn đề này dẫn đến việc diễn giải, kết luận theo cách nhìn nhận về đạo đức công vụ và vi phạm hành chính. Chính vì thế, các vi phạm trên mới chỉ được xử lý ở mức độ hành chính.
Các vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý không chỉ là vi phạm hành chính mà đó là vi phạm pháp luật về luật Phòng, chống tham nhũng”.
Trước độ “vênh” của pháp luật so với thực tế từ vụ “biệt phủ” Yên Bái, ĐB Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh: “Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) tới đây phải chặn được những nội dung yếu kém trên. Đặc biệt, cán bộ không kê khai tài sản nếu bị phát hiện phải tịch thu. Nếu điểm này được luật hóa sẽ có tác dụng ngăn ngừa phòng, chống tham nhũng, thu hồi được tài sản tham nhũng triệt để”. (Người Đưa Tin 6/11) đầu trang(
Liên quan tới quy mô làn đường của dự án cao tốc - Bắc - Nam, một số chuyên gia cũng cho rằng tại sao không triển khai làm 6-10 làn xe mà chỉ đề xuất làm 4-6 để rồi dự tính quá tải sau 10 năm.
Tại kỳ họp thứ 4, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Theo đó, giai đoạn 1 (2017-2020) dự kiến đầu tư trước khoảng hơn 650 km, chia thành 11 dự án thành phần, đi qua 13 tỉnh thành. Trong đó có 8 dự án đầu tư theo hình thức BOT, 3 dự án còn lại gồm đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2 theo hình thức đầu tư công.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 118.716 tỷ đồng, tổng diện tích giải phóng mặt bằng tái định cư khoảng 3,736 ha. Quy mô từ 4-6 làn xe.
Liên quan tới quy mô làn đường của dự án, một số chuyên gia cũng cho rằng tại sao không triển khai làm 6-10 làn xe mà chỉ đề xuất làm 4-6 để rồi dự tính quá tải sau 10 năm?
Theo lý giải của ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư - Bộ Giao thông vận tải, lý do Bộ lựa chọn 4 - 6 làn xe là dựa trên nghiên cứu của JICA khi nghiên cứu, phân tích tất cả các loại hình vận tải, từ đó phân bổ cho từng loại hình vận tải để tránh lãng phí.
"Trong chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam Chính phủ phê duyệt, đến 2030 sẽ đưa tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh vào khai thác. Trong khoảng cách dưới 300km, đi đường sắt chắc chắn sẽ thuận tiện hơn đường bộ rất nhiều. Do đó, lúc đó nhu cầu đường bộ sẽ giảm xuống. Đây là lý do chúng tôi quyết định chỉ làm 4 làn xe", ông Huy nói.
Theo vị này, ở nước ngoài, đường liên tỉnh, liên bang cũng chỉ 4 - 6 làn xe, chỉ có đường kết nối giữa các đô thị lớn trong bán kính khoảng 100-200 km thì mới có đường 10 làn xe.
"Nếu nhu cầu lên 10 - 12 làn xe, sẽ phải chuyển sang phương thức vận tải khác phù hợp hơn", ông Nguyễn Danh Huy nói.
Trong báo cáo thẩm tra tờ trình dự án, có ý kiến cho rằng cần phải giải phóng mặt bằng theo quy mô từ 8 đến 10 làn xe để bảo đảm tầm nhìn dài hạn và hiệu quả đầu tư trong tương lai.
Liên quan tới việc bổ sung tuyến đường sắt cao tốc vào năm 2030, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết Bộ cùng một số bên đang phối hợp nghiên cứu tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Hiện Chính phủ đang giao Bộ nghiên cứu tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang.
"Thực hiện đúng quy hoạch, chúng tôi đang đặt mục tiêu cố gắng đến năm 2019 – 2020 sẽ trình Chính phủ dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang. Bởi sau 2030 thì đường cao tốc cũng sẽ đạt tới ngưỡng quá tải", vị này cho biết.
Trước đó, tình bày báo cáo thẩm tra tờ trình dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông hôm 3/11, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh khẳng định cao tốc Bắc - Nam có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cần phải giải phóng mặt bằng theo quy mô từ 8 đến 10 làn xe để bảo đảm tầm nhìn dài hạn và hiệu quả đầu tư trong tương lai. Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ làm rõ hơn các ý kiến này. (Bizlive 6/11) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Giữ vai trò là "xương sống" cho nền kinh tế tỉnh, những năm qua, Sở Công Thương Quảng Ninh đã quyết tâm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước thông qua cải cách hành chính (CCHC). Nỗ lực của cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong năm 2016 đã được ghi nhận ở vị trí thứ 2 về khối các Sở, ngành; đứng thứ 3 về chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) khối Sở, ngành và được UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Ngay từ đầu năm, Sở Công Thương đã tích cực triển khai giai đoạn 2 xây dựng Chính quyền điện tử và Trung tâm Hành chính công; hoàn thành số hóa tài liệu, dữ liệu của các phòng chuyên môn, đơn vị. Theo đó, Sở quyết liệt triển khai kế hoạch CCHC tới toàn thể cán bộ chủ chốt. Trên cơ sở đó, các phòng chuyên môn quán triệt tầm quan trọng của công tác CCHC tới từng cán bộ công chức, nhân viên để nghiêm túc thực hiện. Trong tất cả các cuộc họp giao ban hằng tháng, nội dung về CCHC luôn được lãnh đạo Sở yêu cầu các phòng, đơn vị trực thuộc báo cáo. Sở thường xuyên tổ chức cuộc họp chuyên đề về CCHC. Nhờ đó, kết quả thực hiện hàng tháng về CCHC của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc luôn được theo dõi, cập nhật, đánh giá, định hướng kịp thời.
Nhằm nâng cao hiệu quả, CCHC được Sở Công Thương xác định là một trong những tiêu chí quan trọng trong thi đua giữa các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc và cán bộ, công nhân viên, người lao động. Do đó, Sở tăng cường kiểm tra các phòng, ban, đơn vị trực thuộc để kịp thời phát hiện, khắc phục, điều chỉnh những bất cập, đảm bảo thực hiện tốt công tác CCHC.
Xác định hiện đại hóa chính là yếu tố then chốt của công tác CCHC, Sở Công Thương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì hoạt động có hiệu quả các phần mềm quản lý văn bản, sử dụng cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý văn bản dùng chung cho toàn tỉnh để trao đổi, gửi, nhận, phát hành văn bản.
Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư, Sở chủ động rà soát, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các quy định, cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực của ngành. Hiện, Sở đang gấp rút hoàn thiện chính sách nâng cao năng lực hội nhập cho doanh nghiệp; quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035; chính sách khuyến khích xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vào các sản phẩm sản xuất, chế biến. Đồng thời, Sở chủ động triển khai thanh tra, kiểm tra theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt trong các lĩnh vực: Vật liệu nổ công nghiệp; hoạt động khoáng sản; quản lý đầu tư xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn...
Song song với đẩy mạnh cải cách TTHC, các nhiệm vụ về cải cách thể chế; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính... Sở đã và đang triển khai đồng bộ với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa cho các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sở cũng thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với tổ chức, doanh nghiệp để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn.
Bằng những giải pháp quyết liệt CCHC, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một trong những Sở, ngành thực hiện tốt CCHC. Đó cũng là lý do giúp Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng top đầu cả nước.
Ngành Công Thương Quảng Ninh quyết tâm duy trì xếp hạng chỉ số CCHC năm 2017 và những năm tiếp theo ở top đầu, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Công Thương 6/11) đầu trang(
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội (QH) khóa XIV, các đại biểu QH đã bàn sâu về nội dung tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (TCBMHCNN) để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Nhiều trăn trở, băn khoăn, lo lắng cũng như ý kiến hiến kế tâm huyết được đặt ra khi tổ chức bộ máy cả hệ thống chính trị chưa chuyển biến tương xứng với đổi mới về kinh tế và nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân.
Tại phiên thảo luận, Chính phủ đã nhìn nhận nghiêm túc, thẳng thắn trước QH về công tác đổi mới và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Hệ thống pháp luật về cải cách TCBMHCNN chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu thống nhất. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ chậm được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. TCBMHCNN bên trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc. Nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính chưa được thực hiện triệt để, hình thành nhiều cơ quan phối hợp liên ngành, làm phát sinh bộ máy, biên chế.
Ghi nhận ý kiến tại hội trường và trả lời báo chí bên hành lang QH, các đại biểu QH cho rằng, thực trạng TCBMHCNN chưa bao giờ được phân tích, đánh giá một cách thẳng thắn, khách quan với tinh thần phản biện, xây dựng như vậy. Đây là bước tạo đà quan trọng để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết T.Ư 6, khóa XII về đổi mới, sắp xếp hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Yêu cầu cải cách TCBMHCNN cho phù hợp tinh thần kiến tạo, phục vụ là tất yếu, nhưng để đạt mục tiêu này, cần giải quyết một cách cơ bản, căn cơ.
Nhiều đại biểu trăn trở, khi những vấn đề liên quan đến tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ đã được bổ sung, mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội ngày càng rõ, thì cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành, địa phương vẫn chưa đổi mới căn bản để thích ứng theo hướng tinh gọn, tập trung cho công tác quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách, giảm các nội dung mang tính tác nghiệp, quản lý, điều hành trực tiếp.
Thời gian qua, kết quả cải cách, đổi mới, cơ cấu lại TCBMHCNN chưa tương xứng với những đổi mới về kinh tế, chưa đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế và những đòi hỏi của tiến trình hội nhập quốc tế, chưa tạo động lực, “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Hơn nữa, còn hạn chế vai trò lãnh đạo của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước), cho rằng: “Nhiều cấp ủy đảng, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn buông lỏng lãnh đạo, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện. Hạn chế ở cấp T.Ư còn nhiều, khó nêu gương, tạo chuyển biến cho địa phương, cơ sở”.
Không ít cơ quan, đơn vị, người đứng đầu còn mang nặng tâm lý trông chờ sự bao cấp của Nhà nước, ngại thay đổi, không thích trao quyền và rất ngại phân cấp, còn cục bộ, chưa vì lợi ích chung, bằng nhiều cách như: chậm ban hành đề án, chậm hướng dẫn triển khai... làm tăng nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế để mang lại lợi ích cho cơ quan, đơn vị, cá nhân mình. Vì vậy, các đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), Lưu Thành Công (Vĩnh Long) đề xuất, cần coi việc tăng biên chế, phình bộ máy là một dạng tham nhũng để quyết tâm xử lý và thực hiện hiệu quả công cuộc này, đồng thời làm rõ trách nhiệm người đứng đầu đối với yếu kém, hạn chế, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm cụ thể, nếu không “5 đến 10 năm nữa, việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính vẫn chậm như hiện nay”.
Nhiều đại biểu phản ánh tình trạng kỷ luật công vụ chưa nghiêm, rõ nhất là việc không tuân thủ quy định của Đảng và Nhà nước, để tăng bộ máy, biên chế, số lượng cấp phó, tăng tỷ lệ lãnh đạo, xảy ra nhiều nơi trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận nhưng chưa được xem xét, xử lý công khai, nghiêm túc, kịp thời. Các đại biểu đề nghị chấn chỉnh tình trạng này, bằng cách đề cao và phát huy vai trò các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ thức đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng và nhân dân trong việc giám sát tổ chức hoạt động của cơ quan nhà nước, để bảo đảm sứ mệnh phục vụ nhân dân, vì sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
Đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) và nhiều đại biểu cho rằng, một số chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước không được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, chưa đặt trong tổng thể cải cách hành chính cho nên hiệu quả thấp. Trong nhiều nội dung, lĩnh vực, việc ban hành văn bản hướng dẫn đôi khi chưa kịp thời hoặc chưa rõ, trùng lắp, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ. Do đó, cần rà soát, sửa đổi hoàn thiện mô hình TCBMHCNN thống nhất, thực hiện nguyên tắc một tổ chức có thể thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
Kiên quyết loại bỏ những tổ chức, những khâu trung gian không cần thiết. Xác định rõ mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên môn tham mưu từ T.Ư đến địa phương. Các đại biểu cũng bày tỏ lo ngại khi chủ trương xã hội hóa và đổi mới, sắp xếp lại khu vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chậm, hiệu quả thấp mà chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu để xử lý. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức làm việc của bộ máy hành chính chưa gắn kết với yêu cầu tinh gọn, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động...
Cử tri cả nước đánh giá cao việc QH lựa chọn và thảo luận nội dung giám sát này, cho đây là vấn đề thật sự cấp thiết để xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, hướng về cơ sở, vì nhân dân, bảo đảm phù hợp thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Những đề xuất, kiến nghị, giải pháp cụ thể sẽ được tiếp thu bằng Nghị quyết mà QH sắp thông qua tại kỳ họp, tạo tiền đề giúp Chính phủ triển khai kịp thời và hiệu quả các Nghị quyết quan trọng của Hội nghị T.Ư 6, khóa XII.
Đại biểu QH và cử tri đề nghị, những việc đã rõ, đã "chín" cần triển khai ngay, những nội dung chưa rõ, quá phức tạp, có ý kiến khác nhau cần được tiếp tục nghiên cứu quyết định sau, làm từng bước chắc chắn, không nóng vội. Đồng thời, coi việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu. (Nhân Dân 6/11) đầu trang(

KINH TẾ
Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang bàng hoàng vì Liên minh Châu Âu (EU) vừa áp “thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội để ngành thuỷ sản thay đổi chiến lược nhằm phát triển bền vững.
Mỗi năm tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản của Việt Nam đạt 1,9-2,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 16-17%.
Khi bị áp dụng “thẻ vàng”, tần suất kiểm tra nguồn gốc khai thác của các container hàng sẽ tăng lên, thậm chí lên mức 100%, đồng thời bị giữ lại từ 3-4 tuần để kiểm tra. Như vậy, dù được thông quan thì doanh nghiệp cũng mất khoảng 600-700 EUR/container chi phí neo đậu cảng, bến bãi trong 4 tuần kiểm tra. Trường hợp bị trả về, riêng tiền vận chuyển cho mỗi container đã mất 4.000- 5.000 EUR, chưa tính tới thiệt hại hàng hóa. Việc “đội” chi phí quá lớn sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước khác khi cùng xuất khẩu vào EU.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các khách hàng tại EU sẽ rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU của Ủy ban châu Âu (EC) nên sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng của các quốc gia đang bị “thẻ vàng”. Tên quốc gia bị cảnh báo sẽ được công khai trên các tạp chí và website chính thức của EU. Điều này ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín, thương hiệu của hải sản Việt.
Từ nay đến ngày 23/4/2018, để cải thiện những khuyến cáo từ EU, Việt Nam sẽ có ba lựa chọn: Thứ nhất, nếu Việt Nam triển khai đầy đủ các quy định của EC thì tình trạng cảnh báo sẽ được dỡ bỏ. Thứ hai, nếu việc triển khai các quy định của EU về IUU có tiến bộ, EC có thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu. Thứ ba, trong trường hợp cảnh báo của EC không được thực hiện, EC sẽ “cấm cửa” các doanh nghiệp Việt xuất khẩu thủy sản vào một trong ba thị trường lớn nhất hiện nay của EU.
“Thẻ vàng” sẽ ngay lập tức gây bất lợi cho ngành thủy sản. Nhưng ở góc độ lớn hơn, động thái của EU sẽ khiến ngành thuỷ sản Việt phải thay đổi cái nhìn về phát triển thuỷ sản bền vững. Theo đó, ngành thuỷ sản Việt Nam phải điều chỉnh thói quen khai thác, tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá để thoát “cửa tử” của EU.
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), ngành thủy sản Việt Nam cần thực hiện quyết liệt những kiến nghị của EU, thông qua các quy phạm pháp luật chứng minh cho cộng đồng châu Âu thấy rằng Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của EU về hệ thống thể chế.
“Việc các doanh nghiệp cần làm là tập trung thay đổi quy trình về xác nhận, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận nguồn gốc nguồn lợi thủy sản. Đảm bảo các thông tin minh bạch được kiểm tra một cách đầy đủ và cần phải tăng cường các hệ thống giám sát hoạt động trên biển. Đồng thời, cần tăng cường ngăn chặn tàu cá của Việt Nam đi khai thác ở vùng biển nước ngoài”, ông Tuấn nói.
Được biết, Thủ tướng Chính phủ đang xem xét phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp”, các địa phương cũng có kế hoạch cụ thể thực hiện chương trình này, hỗ trợ ngư dân, doanh nghiệp thay đổi phương thức khai thác thuỷ sản, xây dựng thương hiệu sản phẩm ngành thuỷ sản Việt Nam. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 6/11) đầu trang(
Nhập khẩu hàng hóa là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ nền kinh tế nào và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra là cần phân biệt, lựa chọn những loại hàng gì cần nhập và ở mức nào để dung hòa lợi ích của doanh nghiệp - tức là nhà nhập khẩu cũng như mục tiêu chung của nền kinh tế...
Theo các chuyên gia, để đánh giá hoạt động nhập khẩu có lành mạnh hay không cần xét theo một số yếu tố quan trọng. Trước hết, cần đánh giá về cơ cấu hàng và lấy sự cần thiết cho hoạt động sản xuất trong nước. Với “thước đo” này, việc nhập khẩu nhóm nguyên liệu, phụ liệu, vật tư là đương nhiên, đáng khuyến khích. Lý do là khối lượng nhập về để phục vụ sản xuất, đáp ứng tiêu dùng trong nước, đặc biệt trong đó có một tỷ lệ lớn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu càng lớn thì mức nhập khẩu nhóm này càng tăng. Đơn cử, mỗi năm các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu hàng chục tỷ USD giá trị nguyên, phụ liệu để gia công sản phẩm thuộc lĩnh vực dệt may, da giày, máy tính, điện thoại...
Bên cạnh đó, nhóm máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất cũng được xem là bắt buộc phải nhập khẩu và được đánh giá là “lành mạnh” bởi nó phục vụ mục đích triển khai các dự án đã đăng ký đầu tư. Sau cùng là nhóm nhiên liệu, chủ yếu gồm xăng dầu và gas để đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh, nên phải được duy trì nhập khẩu liên tục, đồng thời để ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Như vậy, ba nhóm hàng nói trên chiếm tỷ trọng lớn nhất, cũng là danh mục nhập khẩu đương nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu do năng lực nội tại chưa thể tự cung ứng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Trong 10 tháng qua, nền kinh tế đã nhập khẩu 172,5 tỷ USD giá trị hàng hóa, thấp hơn kết quả xuất khẩu và được ghi nhận là mức vừa phải, dễ chấp nhận.
Trên thực tế vẫn diễn ra việc nhập khẩu những mặt hàng không đáng khuyến khích, mặc dù về nguyên tắc không cơ quan nào có quyền cản trở, hạn chế doanh nghiệp nhập khẩu. Đó là những mặt hàng ít có ý nghĩa, mờ nhạt đối với mục đích sản xuất, xuất khẩu của đất nước, hoặc không nên nhập khẩu và chỉ phục vụ nhu cầu của một nhóm người tiêu dùng có sức mua cao. Cụ thể, từ đầu năm đến nay cả nước đã nhập khoảng 75.000 xe ô tô các loại, chủ yếu là xe dưới 9 chỗ ngồi, với kim ngạch 1,6 tỷ USD.
Rõ ràng, đây là con số không nhỏ xét trong bối cảnh thu nhập bình quân của Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Mặt khác, do nhập ô tô liên tục trong nhiều năm qua nên lượng ngoại tệ phải bỏ ra lũy kế đến nay ngày càng lớn, vì thế tạo ra sự “chảy máu" ngoại tệ, cũng như góp phần gây ra nạn ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng.
Tiếp theo là hoạt động nhập khẩu rau quả diễn ra dồn dập, đạt 1,15 tỷ USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ, gây ra sự lo ngại từ các cơ quan hữu quan. Đây là vấn đề không dễ chấp nhận, bởi Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, vốn có nhiều thế mạnh sản xuất rau quả, cũng như không thiếu các loại rau quả chất lượng tốt.
Ngoài ra, còn có một số loại hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu, nhưng vẫn được nhập về do nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu của các nhóm hàng cần kiểm soát đạt hơn 9 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ.
Những diễn biến trên cho thấy, cơ quan quản lý cần tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp hiểu, tự giác thực hiện tiết giảm nhập khẩu những mặt hàng không quá cần thiết, dành ngoại tệ cho mục đích thiết thực hơn. (Hà Nội Mới 6/11) đầu trang(
Kim ngạch xuất khẩu (XK) cả nước 10 tháng năm 2017 đạt 173,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2016, vượt xa mức Bộ Công Thương dự báo từ đầu năm. Đáng chú ý, 10 tháng qua, cả nước đã xuất siêu 1,23 tỷ USD.
Bà Dương Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, kim ngạch XK tăng trưởng cao là do một số doanh nghiệp (DN) FDI mở rộng đầu tư sản xuất. Trong đó, Dự án Samsung Display đã cho sản phẩm XK ngay trong những tháng cuối năm, góp phần giúp kim ngạch XK tăng trưởng ngoạn mục. 10 tháng qua, khu vực DN FDI (kể cả dầu thô) đã đạt kim ngạch XK 125,5 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ.
Một điểm đáng mừng trong bức tranh XK 10 tháng qua là kim ngạch XK của khu vực kinh tế trong nước đã đạt 48,2 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ. "Đây thực sự là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh vài năm gần đây, mức tăng trưởng XK của khu vực này đều đạt thấp, thậm chí có thời gian tăng trưởng âm" - bà Dương Phương Thảo nhấn mạnh.
Về các nhóm hàng XK, nông - lâm - thủy sản có sự bứt phá mạnh mẽ, đạt 29,76 tỷ USD sau 10 tháng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Gạo cũng là mặt hàng đáng chú ý khi khối lượng XK sau 10 tháng đạt 5,05 triệu tấn với 2,25 tỷ USD, tăng 22,3% về khối lượng và 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Năm nay, Việt Nam ký được một loạt các hợp đồng XK tập trung với nhiều thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Bangladesh…, giúp mặt hàng này "lội ngược dòng" thành công, vượt qua đà tăng trưởng âm của năm ngoái và XK mạnh.
Cùng với đà tăng của nhóm nông - lâm - thủy sản, kim ngạch XK nhóm nhiên liệu khoáng sản cũng tăng 29,7%, nhóm công nghiệp chế biến tăng 21,9% so với cùng kỳ. Nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm.
Cùng với đà tăng của XK, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (NK) sau 10 tháng đạt 172,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Bà Dương Phương Thảo lý giải, kim ngạch NK tăng mạnh là do những tháng đầu năm, nhiều tập đoàn, DN lớn như: Samsung, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân… đẩy mạnh NK thiết bị phục vụ các dự án lớn. Các dự án đều đã triển khai xong nên áp lực NK sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm.
Ngoài các điểm sáng kể trên, kim ngạch NK một số mặt hàng trong nhóm cần hạn chế như thép, phế liệu sắt thép, rau, quả… lại tăng mạnh. Theo bà Dương Phương Thảo, Trung Quốc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thép nên một số nhà máy thép không đủ tiêu chuẩn về môi trường bị đóng cửa, ảnh hưởng nguồn cung nên giá thép tăng cao. Dù lượng NK trong những tháng qua giảm nhưng giá tăng đã khiến kim ngạch NK thép tăng 13,9%.
"Rau, quả cũng là mặt hàng NK tương đối mạnh trong 10 tháng qua, tăng 74%. Tuy nhiên, mặt hàng này tăng mạnh phần lớn do NK từ Thái Lan về để tái XK sang Trung Quốc nên Cục Xuất nhập khẩu đang báo cáo Bộ Công Thương trừ đi phần kim ngạch tái xuất này, bảo đảm không ảnh hưởng đến thành tích XK thời gian tới" - bà Dương Phương Thảo cho biết. (Công Thương 6/11) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
Với quyết tâm “Một lần hướng dẫn, kiểm tra tiếp nhận; một lần thẩm định, phê duyệt và trả kết quả đúng hẹn”, đến nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) tại Móng Cái đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân và doanh nghiệp khi đến giao dịch, làm việc tại huyện.
Nâng cao hiệu quả CCHC, phục vụ tốt nhất cho người dân, hiện nay, những chính sách liên quan mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân đều được UBND TP. Móng Cái thực hiện niêm yết công khai. Danh mục, thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, xã đối với hộ nghèo, người có công và đối tượng bảo trợ xã hội được công khai tại nơi tiếp công dân, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, hội trường UBND xã, hội trường nhà văn hóa thôn, khu phố để người dân biết, tham gia ý kiến về các nội dung liên quan.
Nhờ cách làm công khai, minh bạch đó mà công tác CCHC tại TP. Móng Cái được đánh giá là có những chuyển biến tích cực theo từng năm. Cụ thể: Năm 2014 đạt 76,5 điểm (Loại khá), năm 2015 đạt 78,25 điểm (Loại khá), năm  2016 đạt 80,22 điểm (Loại tốt). Chỉ số cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) được đánh giá tương đối tốt: Năm 2015 xếp thứ 2/6 địa phương được khảo sát với tổng số 75,75 điểm, năm 2016 xếp thứ 4/14 địa phương với tổng số 55,69 điểm.
UBND TP. Móng Cái cũng thường xuyên tổ chức giao ban, đối thoại (cấp huyện 1 lần/quý, cấp xã 1 lần/tháng) với người dân nhằm trao đổi thông tin, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm. Đồng thời, thông qua hội nghị giao ban để nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng và chính quyền. Điều này đã góp phần làm thay đổi cung cách phục vụ người dân của các cơ quan hành chính nhà nước.
Nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, TP. Móng Cái là một trong 2 địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai mô hình Trung tâm Hành chính công (HCC). Đây được xem là bước đột phá về công tác CCHC và hiện đại hóa nền hành chính. Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại và đội ngũ cán bộ chuyên môn, Trung tâm HCC TP. Móng Cái đã phát huy hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, người dân trong giải quyết các TTHC. Thành phố đã hoàn thành việc cài đặt, tiếp nhận, giải quyết bộ TTHC cấp xã trên phần mềm “Một cửa điện tử” và TTHC liên thông 2 cấp - vượt trước một quý so với kế hoạch đề ra...
Công tác kiểm soát, chuẩn hóa và lựa chọn TTHC đưa vào giải quyết tại Trung tâm được thực hiện thường xuyên theo phương châm “Rõ người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành”. TTHC giải quyết tại Trung tâm được xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và thực hiện theo nguyên tắc “Tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt tại Trung tâm”. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đến nay, thành phố đã rà soát và tiếp nhận phần lớn lượng hồ sơ thông qua mạng internet thực hiện theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
Ông Nguyễn Đức Tuân - Phó Giám đốc Trung tâm HCC TP. Móng Cái - cho biết: Những TTHC đang áp dụng giải quyết tại Trung tâm được niêm yết, công khai theo quy định và trên cổng thông tin thành phần nhằm phục vụ việc tìm hiểu, tra cứu thông tin của tổ chức, người dân, doanh nghiệp. Có thể khẳng định, các TTHC tiếp nhận tại Trung tâm HCC TP. Móng Cái luôn đảm bảo nguyên tắc thuận lợi, nhanh gọn, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho tổ chức, người dân và  doanh nghiệp. (Công Thương 6/11) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Cuối cùng thì cuốn sổ hộ khẩu, một tàn tích dai dẳng của lề lối quản lý hành chính lạc hậu, của chế độ bao cấp lỗi thời, đã chính thức bị thải bỏ.
ỏ sổ hộ khẩu, đó là tin vui, nhưng là thứ “vui sao nước mắt lại trào”. Nghị quyết số 112/NQ-CP được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 30.10.2017 về đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến quản lý dân cư thuộc chức năng của Bộ Công an, đã quyết định nhiều điều liên quan đến hộ khẩu. Đáng lưu ý nhất là: Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân; Bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là Sổ hộ khẩu và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Với nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và chính phủ đương nhiệm đã thể hiện thái độ dứt khoát đối với một thứ công cụ hết tác dụng, thậm chí phản tác dụng, cực kỳ vô lý trong đời sống xã hội hiện nay. Ân huệ cuối cùng mà Thủ tướng ban phát cho sổ hộ khẩu là nó được phép sống trọn nốt tháng 10, chỉ chính thức bị đào thải khi cuộc sống xã hội Việt Nam bước vào ngày đầu tiên của tháng 11. Sau này, các niên biểu, các nhà chép sử sẽ dõng dạc nhấn cây bút với nét mực thật đậm mà biên rằng: Kể từ ngày 1.11.2017, sổ hộ khẩu chính thức hết thời, không còn tác oai tác quái như trước nữa.
Kể ra, bây giờ mới bỏ sổ hộ khẩu, bỏ chính sách quản lý con người và xã hội bằng hộ khẩu cũng là quá muộn. Cuộc sống thay đổi, chuyển biến, đi lên, tiến bộ không ngừng, đáng nhẽ những nhà làm chính sách, nhà quản lý phải bắt kịp những thay đổi đó, nhưng trong rất nhiều chục năm có những thứ cứ dậm chân tại chỗ trong sự cổ hủ, lạc hậu. Sổ hộ khẩu là minh chứng rõ nhất.
Nói một cách công bằng, đã có thời gian dài, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, rồi tiếp đó là những năm tháng dưới “ách bao cấp” khi vật chất, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn đủ đường, thì sổ hộ khẩu làm nhiệm vụ quản lý của nó. Không có sổ hộ khẩu, không thể nắm được tương đối chính xác số lượng con người để huy động vào việc thực hiện những nhiệm vụ thời đại, như người lính ra chiến trường, người lao động ở lại hậu phương, người đi học, người được chuẩn bị cho mai sau...
Không có hộ khẩu, sẽ khó mà phân phối lượng hàng hóa quá ít ỏi cho số đông người đang chịu cảnh thiếu thốn. Cuốn sổ hộ khẩu có lúc được coi là căn cứ pháp lý cụ thể nhất để chứng minh sự tồn tại của hộ gia đình, của từng cá nhân trong đời sống. Không có sổ hộ khẩu, dù đang sống sờ sờ ra đó vẫn là siêu hình, là bất hợp pháp.
Cuốn sổ hộ khẩu, nói chính xác, từng có uy lực ghê gớm. Muốn di chuyển nơi này nơi khác trên đất nước mình, đi học, đi làm, thậm chí đi bộ đội, làm giấy tờ xác nhận lý lịch, yêu nhau lấy nhau, vào đoàn vào đảng, khai sinh khai tử, mua nhà mua đất, bán xe bán cộ… mà không có hộ khẩu, không chuyển được khẩu, cũng đành bó tay. Không hộ khẩu, không có tên trong cuốn sổ mỏng tang nhưng nặng nghìn cân ấy, thì bị coi là người ngoài xã hội, chả ai dám nhận, dám dùng. Không hộ khẩu, sẽ không có gạo, nước, điện, than, dầu, thịt cá, đậu phụ, vải vóc quần áo, xe cộ, trăm thứ trên đời. Mất sổ hộ khẩu, chẳng khác gì tự đặt gia đình mình, bản thân mình ra ngoài trật tự xã hội, thậm chí ngoài vòng pháp luật. Thành ngữ của một thời “bị cắt hộ khẩu”, “mất sổ hộ khẩu” nói lên sự thất vọng tột cùng của con người khi họ cảm thấy bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống hợp pháp. Quan trọng đến mức, mất sổ hộ khẩu, dù sống sờ sờ ra đó nhưng cũng không có quyền làm người.
Buồn cười nhất là cái gì cũng đòi hộ khẩu. Muốn mua cái nhà không được bởi không có hộ khẩu thì không làm được giấy tờ sang tên. Muốn nhập được khẩu vào thành phố thì nhà chức việc lại vặn hỏi đã có nhà chưa. Mua nhà phải có hộ khẩu, nhập khẩu phải có nhà, cái sự vô lý ấy kéo dài suốt bao nhiêu năm trời, dân tình oán thán nhưng cứ cắn răng chịu bởi nhà nước bảo sao phải làm vậy. Chính sách quản lý bằng hộ khẩu dần dần trở thành tai họa cho dân lành.
Sổ hộ khẩu, với chính quyền thì đó là công cụ quản lý chặt chẽ, hữu hiệu, cần thiết; nhưng với nhân dân, đó là chiếc vòng kim cô trói buộc, một thứ tai ách mà họ phải gồng mình gánh chịu. Cởi bỏ được vòng kim cô-sổ hộ khẩu, không khác gì được tháo cũi sổ lồng, sống thuận lẽ tự nhiên, thuận theo trào lưu tiến bộ...
Cuốn sổ hộ khẩu tai ách này nay bị xóa sổ, nhưng có lẽ chúng ta phải lưu lại vài cuốn như một thứ chứng tích về loại công cụ đè nén, kìm hãm xã hội và con người kéo dài suốt bao năm. Cho con cháu đến ngắm và kinh. (Thanh Niên 5/11) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Theo tin đầu tiên, 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng đang tại chức và nhiều chục cựu bộ trưởng bị bắt vào tối thứ Bảy 4/11/2017, RFI đưa tin.
Một cuộc thanh trừng đang diễn ra tại vương quốc dầu hỏa Ả Rập Xê Út. Vài giờ sau khi ủy ban chống tham nhũng được thành lập, hàng chục quan chức có thế lực bị tống giam. Theo tin đầu tiên, 11 hoàng tử, 4 bộ trưởng đang tại chức và nhiều chục cựu bộ trưởng bị bắt vào tối thứ Bảy 4/11/2017, RFI đưa tin.
Theo truyền thông Ả Rập Xê Út, chiến dịch trong sạch hóa guồng máy vương triều được tiến hành nhanh chóng. An ninh tung lưới tóm gọn: Phi cơ riêng bị cấm bay, không một đại gia hay hoàng tử nào có thể trốn ra nước ngoài. Trong số những nhân vật nặng ký bị bắt có hoàng tử al Walid ben Talal, nhà tỷ phú doanh nhân đầy thế lực và hoàng tử Miteb ben Abdalla, bộ trưởng kinh tế.
Vài giờ trước, Ryad thông báo thành lập xong ủy ban chống tham nhũng với nhiệm vụ trừng phạt những kẻ dựa vào thế lực để biển thủ công quỹ. Theo giới phân tích, dường như người chủ động là thái tử nối ngôi Mohammed ben Salman, đang dọn đường kế nghiệp vua cha 81 tuổi.
Được mệnh danh là MBS, thái tử Mohammed ben Salman, với vai trò phó thủ tướng đã tiến hành nhiều cuộc cải cách trong vương quốc bảo thủ này, gần đây nhất là cho phép phụ nữ lái xe một mình.
Mohammed ben Salman muốn áp đặt nhãn quan của một nhà lãnh đạo trẻ 32 tuổi trên mọi lĩnh vực, dù phải loại trừ những tiếng nói khác biệt trong hoàng gia. (Bizlive 6/11) đầu trang(./.