Ngày 27 tháng 04 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
BẢO VỆ RỪNG
Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017 tại xã Hòa An.Tình huống giả định được đưa ra là do người dân bất cẩn trong đốt đồng làm cho đám cháy lây lan qua vườn tạp của một hộ dân.
Vì gió to nên đám cháy lan ra diện rộng. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương và người dân huy động lực lượng và phương tiện chữa cháy, sử dụng 3 máy bơm nước để dập lửa.
Sau khi xử lý ở 3 giai đoạn, cấp độ và quy mô cháy rừng khác nhau, với phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ), các lực lượng đã phối hợp nhịp nhàng trong xử lý chữa cháy. Sau hơn 1 giờ, đám cháy dần được khống chế và dập tắt hoàn toàn.
Buổi diễn tập chữa cháy rừng đã diễn ra theo đúng kế hoạch, các tình huống cháy rừng giả định trong diễn tập sát với tình hình thực tế của địa phương. Hiện huyện Phụng Hiệp có diện tích rừng lớn của tỉnh. Trong đó, diện tích đất rừng do Nhà nước quản lý là 1.903ha và đất nông nghiệp trồng cây lâm nghiệp của người dân là 541ha. Diện tích có nguy cơ cháy cao là trên 100ha. (Báo Hậu Giang 26/4, Văn Minh)đầu trang(
Mùa nắng nóng là thời điểm xảy ra nhiều vụ cháy rừng, vì vậy, nhiều giải pháp phòng chống cháy rừng đã được ngành chức năng tỉnh Quảng Trị khẩn trương triển khai.
Ghi nhận tại khu vực rừng trồng thuộc địa bàn thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, thời điểm này, trời nắng nóng và gió phơn lại thổi mạnh, nhưng người dân vẫn đốt nương làm rẫy. Vì vậy, nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng ở khu vực này rất là cao.
Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa, Đakrông, tỉnh Quảng Trị, quản lý 26.000 ha rừng, nhưng chỉ có 15 người quản lý, như vậy một người ở Ban quản lý phải quản lý địa bàn rừng của một xã, nên việc bảo vệ cũng như phòng chống cháy rừng của Ban gặp rất nhiều khó khăn.
Còn đối với khu vực rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn, nhờ vào giải pháp đồng bộ từ chủ rừng cho đến người dân sống gần khu vực rừng trồng, nhiều năm nay chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn.
Mặc dù trong những năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra. Thế nhưng, đây là mùa cao điểm của đồng bào vùng cao đang đốt nương làm rẫy, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng sẽ dẫn đến cháy rừng. (Đài Truyền Hình VN 26/4)đầu trang(
Tháng 4, thời gian cao điểm của mùa khô hanh, trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, nắng nóng cùng với gió Lào thổi mạnh, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp cộng với thảm thực vật dày lại trùng với mùa đốt nương, làm rẫy của người dân, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp nguy hiểm.
Quỳnh Nhai đã và đang tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, trong đó, xác định phải ngăn chặn lửa rừng từ cơ sở. Nhờ vậy, trong mùa khô năm nay, trên địa bàn huyện chưa xảy ra vụ cháy nào.
Những ngày này, hầu hết cán bộ của Hạt Kiểm lâm huyện đều xuống cơ sở, cắm chốt tại những điểm xung yếu dễ xảy ra cháy rừng. Bởi, Quỳnh Nhai hiện có 39.299 ha đất rừng, thì có đến 26.703 ha có nguy cơ cháy cao và rất cao. Cộng với địa bàn rộng lại giáp danh với nhiều huyện của các tỉnh khác, địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Mặt khác, đời sống của người dân trong huyện chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích đất ruộng hầu hết đã bị ngập, sản xuất của bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy nên những tháng mùa khô, nguy cơ cháy rừng rất cao.
Ông Quàng Văn Dánh, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện, thông tin: Chúng tôi đã xác định công tác bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu. Ngay khi chuẩn bị bước vào mùa khô hanh, Hạt chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với các xã xây dựng các phương án PCCCR phù hợp với từng vùng. Xây dựng phương án, kế hoạch tuyên truyền trên địa bàn, bố trí các biển cảnh báo cháy rừng, hướng dẫn bà con đốt nương vào giờ quy định.
Đồng thời, triển khai ký cam kết với các xã, bản, chủ rừng về công tác PCCCR; phát huy “4 tại chỗ” và hướng dẫn các xã, bản phát huy tốt nội lực khi có cháy xảy ra, đảm bảo không để cháy rừng trên diện rộng, gây thiệt hại về rừng.
Phân công kiểm lâm viên cắm điểm tại các địa bàn trọng điểm, phối hợp trực tiếp với xã, bản, chủ rừng kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những hành vi ảnh hưởng tới rừng; hướng dẫn chủ rừng phát dọn đường băng cản lửa tại các khu rừng có nguy cơ cháy cao. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng chữa cháy rừng cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR...
Được biết, để thực hiện tốt công tác PCCCR, Quỳnh Nhai đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân. Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, đã tổ chức 178 cuộc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng tại các bản, xóm cho hơn 12.000 lượt người. Đồng thời, củng cố và phát huy vai trò của 185 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR tại các bản, xóm với hơn 2.350 thanh viên.
Chính nhờ các tổ đội ở cơ sở đã phát hiện, báo với cơ quan chức năng, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi khai thác rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng để làm nương rẫy, vi phạm quy định PCCCR, buôn bán, vận chuyện trái phép lâm sản...
Cùng với đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã sử dụng máy GPS để xác định vị trí, diện tích các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi rừng sinh thái, những điểm có nguy cơ cháy cao, những khu vực sản xuất nương rẫy gần rừng, từ đó, số hóa lên bản đồ phục vụ nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng tốt hơn.
Với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện, thông qua những giải pháp cụ thể, hiệu quả, thiết thực đã tác động đến ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng và thực hiện tốt các quy định quản lý, bảo vệ rừng, tuân thủ các quy định khi phát dọn nương rẫy. Chính vì vậy, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển ngày càng giảm, từ đầu năm đến nay, Hạt xử lý 6 vụ giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm trước.
Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, lực lượng kiểm lâm huyện Quỳnh Nhai tiếp tục tăng cường kiểm tra gắn với vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định PCCCR; quản lý việc phát dọn nương, làm tốt công tác cảnh báo, xác định cấp dự báo cháy rừng sớm, chính xác để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng trên địa bàn. (Báo Sơn La 26/4, Việt Anh)đầu trang(
Vừa qua, Truyền tải điện Quảng Bình đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức lễ ký kết: “Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để bảo đảm an toàn hành lang lưới điện truyền tải quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”. Đây là việc làm thiết thực để bảo đảm vận hành an toàn các đường dây truyền tải điện quốc gia trong mùa khô năm 2017 trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi lễ, Truyền tải điện Quảng Bình đã đánh giá tình hình lưới điện đơn vị quản lý, những khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý vận hành, phối hợp trong phòng, chống cháy rừng để bảo vệ an toàn lưới điện truyền tải quốc gia giữa các hạt kiểm lâm thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh với 2 Đội quản lý vận hành đường dây trực thuộc Truyền tải điện Quảng Bình.
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng nên lên một số kinh nghiệm trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng, công tác quản lý địa bàn, quản lý các chủ rừng, chủ rẫy; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở khu vực hành lang lưới điện cao áp nói riêng, đặc biệt là những tháng cao điểm mùa khô từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm.
Giữa 2 đơn vị có sự tương đồng trong công tác phòng, chống cháy rừng. Phía Truyền tải điện Quảng Bình có lực lượng công nhân quản lý, vận hành, thường xuyên tuần tra dọc tuyến đường dây. Phía Chi cục kiểm lâm tỉnh có kiểm lâm địa bàn thuộc hạt kiểm lâm thường xuyên bám cơ sở, tham mưu chính quyền cấp xã trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ngoài ra, Truyền tải điện có ký kết hợp đồng trách nhiệm bảo vệ đường dây với các xã, lâm, nông trường nơi có đường dây đi qua nên có lực lượng hợp đồng bảo vệ thường xuyên; Chi cục Kiểm lâm tỉnh có Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tại các xã có rừng. Đây là những lực lượng nồng cốt trong công tác phòng, chống cháy rừng nhằm bảo vệ an toàn cho rừng cũng như lưới điện truyền tải quốc gia đi qua địa bàn các xã.
Để tiếp tục làm tốt công tác bảo đảm an toàn lưới điện truyền tải quốc gia cũng như phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, hai đơn vị đã tổ chức ký kết kế hoạch phối hợp với các nội dung cụ thể, như: tiếp tục xây dựng, củng cố lực lượng tuần tra bảo vệ lưới điện truyền tải tại cơ sở; phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân sinh sống dọc tuyến đường dây, các chủ rừng, chủ rẫy canh tác gần tuyến đường dây có ý thức khi sử dụng lửa để xử lý thực bì, đốt nương rẫy bảo đảm an toàn tuyệt đối hệ thống đường dây điện cao áp; làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên kiểm tra tuyến đường dây định kỳ, đột xuất; phối hợp xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra và hiệp đồng tác chiến khi có cháy rừng... (Báo Quảng Bình 26/4, Võ Như Quảng)đầu trang(
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau Lê Văn Hải cho biết: Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến toàn bộ diện tích rừng tràm, rừng đảo (Hòn Chuối và Hòn Khoai) đứng trước nguy cơ cháy cao. Trong số gần 45.000 ha rừng bị khô có trên 11.000 ha rừng đã chuyển sang cấp báo động cháy nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.
Trước tình hình này, Ban chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau đã yêu cầu các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán đất lâm nghiệp cần tăng cường thực hiện tốt các biện pháp phòng chống cháy rừng, phương châm bốn tại chỗ; đồng thời phát huy, vận dụng triệt để bài học kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn qua nhiều năm thực hiện công tác phòng chống cháy rừng đạt kết quả tốt ở một số đơn vị, địa phương.
Đối với các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, chủ rừng phải bố trí lực lượng, phương tiện để trực phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ trong suốt mùa khô, chủ động xử lý kịp thời các tình huống cháy rừng có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên đất rừng U Minh Hạ, rừng cụm đảo tuyệt đối chấp hành quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy. Cơ quan chức năng tỉnh chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong cán bộ nâng cao ý thức trách nhiệm và chấp hành tốt công tác phòng chống cháy rừng; nghiêm cấm người dân hầm than, đốt đất sản xuất trong và ven rừng trong mùa khô.
Hạt kiểm lâm tỉnh, huyện kết hợp chính quyền địa phương thường xuyên tăng cường kiểm tra, tuần tra, quản lý chặt chẽ lâm phần để kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng. (Tin Tức 26/4, Kim Há)đầu trang(
Huyện Tuần Giáo có 38.777ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, nhất là tại những diện tích rừng giáp ranh và những khu vực xảy ra tranh chấp địa giới hành chính.
Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo, 4 tháng đầu năm 2017, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 21 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng 4 vụ so với cùng kỳ năm 2016.
Hầu hết các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đều xảy ra tại các khu vực giáp ranh giữa huyện Tuần Giáo với 2 huyện: Mường Ảng, Tủa Chùa và một số huyện thuộc tỉnh Sơn La hoặc các khu vực xảy ra tranh chấp về địa giới hành chính giữa các bản, xã trên địa bàn.
Hiện nay, huyện Tuần Giáo có 3 điểm nóng thường xảy ra phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, đó là: Khu vực giáp ranh giữa bản Hua Sát (xã Mường Khong) và bản Nậm Chan 3 (huyện Mường Ảng); khu vực giáp ranh giữa xã Phình Sáng và xã Pá Ma Pha Khinh (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La); bản Huổi Nôm (xã Mường Khong) và 2 bản: Thẩm Mú, Thẩm Táng (xã Pú Xi).
Các hành vi khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực giáp ranh diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi. Các đối tượng thường tiến hành phá rừng, khai thác rừng vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, tết, lắp ống giảm thanh vào ống xả cưa xăng để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Khi bị chủ rừng hoặc lực lượng chức năng phát hiện các đối tượng lại nhanh chóng di chuyển sang địa bàn khác. Chính vì vậy, lực lượng chức năng rất khó khăn để ngăn chặn và xử lý. Điển hình là vụ việc xảy ra trong tháng 3/2017, do tranh chấp địa giới rừng nên dân bản Huổi Nôm (xã Mường Khong) đã tổ chức phá rừng tập trung, gây thiệt hại trên 12ha rừng.
Ông Đinh Văn Cường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo, cho biết: Công tác quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực giáp ranh gặp rất nhiều khó khăn vì địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, rất khó để bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện, kinh phí để đóng chốt, ngăn chặn, truy đuổi các đối tượng vi phạm.
Mặt khác, hiện nay, huyện Tuần Giáo có 15 cán bộ kiểm lâm địa bàn phụ trách 19 xã, thị trấn, trong đó có 5 kiểm lâm địa bàn phụ trách kiêm nhiệm 2 xã: Quài Nưa – Pú Nhung; Mùn Chung – Nà Tòng; Phình Sáng – Rạng Đông; Nà Sáy – Mường Thín; thị trấn Tuần Giáo và Chiềng Sinh. Lực lượng kiểm lâm mỏng nên rất khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép. (Báo Điện Biên 26/4, Nhật Phương)đầu trang(
Sáng ngày 26-4-2017, xã Phú Nghiêm (Quan Hóa) tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã tại bản Pọng
Cuộc diễn tập được chia thành 2 tình huống giả định. Tình huống 1: Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhiệt độ cao, vật liệu tại chỗ khô nỏ, do sơ ý trong sản xuất, người dân gây ra cháy rừng. Khi xuất hiện đám cháy tổ quần chúng bảo vệ rừng bản Pọng phát hiện, báo cháy rừng, trưởng bản Pọng đã huy động lực lượng tại chỗ chữa cháy rừng khẩn cấp bằng các phương pháp thủ công để khống chế các điểm cháy rừng.
Tình huống 2: Do gió thổi mạnh, đám cháy đã vượt tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy tại bản. Để kịp thời ứng phó, bản xin hỗ trợ của xã, trên cơ sở đó xã đã nhanh chóng huy động tổ cơ động phòng cháy, chữa cháy rừng của xã, tổ phòng cháy, chữa cháy rừng các bản, công an viên, nhân dân các bản lân cận và lực lượng kiểm lâm phụ trách địa bàn phối hợp với lực lượng tại chỗ nhanh chóng dập lửa theo phương châm “4 tại chỗ”.
Sau một thời gian ngắn nỗ lực, đám cháy đã được dập tắt. Ngoài ra, công tác hậu cần phục vụ cho lực lượng tham gia chữa cháy, tình huống sơ cứu người bị nạn cũng được triển khai.
Cuộc diễn tập lần này nhằm nâng cao khả năng chỉ đạo, chỉ huy của ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng - bảo vệ rừng các cấp, kiểm tra phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, khả năng phối hợp và huy động lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ, đồng thời cũng là dịp để nâng cao ý thức, trách nhiệm về phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng của mỗi người dân. (Báo Thanh Hóa 26/4, Đỗ Lưu)đầu trang(
Huyện Kông Chro có trên 78.401 ha đất có rừng, trong đó có 73.760 ha rừng tự nhiên hơn và hơn 4.640 ha rừng trồng. Để chủ động phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), ngay từ đầu mùa khô, Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro đã lập kế hoạch kiểm tra công tác PCCCR, đồng thời hướng dẫn phổ biến tình hình PCCCR và quản lý bảo vệ rừng tới các xã, thị trấn và chủ rừng.
Ngay từ đầu mùa khô năm nay, tất cả 4 đơn vị chủ rừng (Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Hdé, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ia Pa, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro, Đội trồng rừng thuộc Công ty MDF-Vinafor Gia Lai) đã xây dựng kế hoạch và phương án PCCCR. Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro có nhiệm vụ quản lý bảo vệ trên 21.643 ha rừng; trong đó diện tích rừng tự nhiên trên 16.347 ha, rừng trồng 1.758 ha và đất trống trên 3.441 ha.
Để quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, Công ty đã thực hiện các công tác PCCCR theo thiết kế được Chi cục Kiểm lâm tỉnh phê duyệt. Cụ thể, Công ty phối hợp với các địa phương tổ chức 3 buổi tuyên truyền tại xã Đak Song và Đak Pling với trên 700 lượt người dân tham dự, phát đốt có điều khiển 13,5 km đường ranh…
“Tại các trọng điểm cháy, Công ty phân công nhân viên trực 24/24 giờ, mua sắm các dụng cụ phục vụ công tác PCCCR như: bàn dập lửa, rựa, máy thổi gió”-ông Trần Trọng Tấn-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro cho hay.
Tại 14 xã, thị trấn thuộc huyện Kông Chro, ngay từ đầu mùa khô, công tác củng cố, kiện toàn các Ban Chỉ huy PCCCR và các tổ đội bảo vệ rừng-PCCCR ở cơ sở đã được triển khai. Xã Ya Ma có 4.441 ha diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 1.908 ha, diện tích rừng trồng chiếm 1.113 ha.
“Đặc thù diện tích rừng ở xã Ya Ma nằm gần hoặc xen lẫn với khu dân cư, khu đất sản xuất của người dân nên nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cao, nhất là trong mùa phát nương làm rẫy. Bởi vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền cho người dân biết về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Ngay từ đầu mùa khô, các tổ bảo vệ rừng đều được trang bị cuốc, xẻng, rựa, xô nước, đồ bảo hộ… và luôn sẵn sàng huy động lực lượng khi có cháy rừng xảy ra”-ông Đinh Văn Thắng-Chủ tịch UBND xã Ya Ma cho biết.
Bên cạnh việc tuyên truyền, Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro rất chú trọng đến công tác sẵn sàng chữa cháy rừng tại chỗ. Huyện bố trí Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và 18 Ban Chỉ huy PCCCR cấp cơ sở với khả năng huy động lực lượng lên tới 919 người tham gia tại tất cả 14 xã, thị trấn và 4 đơn vị chủ rừng. Toàn huyện có 5 xe ô tô, 6 xe độ chế và 573 xe máy có thể huy động phục vụ công tác chữa cháy rừng cùng một số loại phương tiện khác như: 3 cưa xăng, 1 máy thổi gió, 37 bình chữa cháy, 202 bàn dập lửa và 459 dụng cụ thô sơ các loại…
Công tác tổ chức trực Ban Chỉ huy PCCCR ở 14 xã, thị trấn và phân công trực ở các vùng trọng điểm dễ cháy như các xã: Sró, Đak Kơ Ning, Yang Nam, Ya Ma, An Trung, Đak Pơ Pho và Chơ Long luôn được duy trì 24/24 giờ. Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ huy PCCCR các cấp trên địa bàn đã tổ chức 56 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng và PCCCR tại 56 thôn làng với 2.261 hộ tham gia; đồng thời ký cam kết an toàn lửa rừng với 1.242 hộ.
Theo dự báo, tình hình thời tiết mùa khô năm nay sẽ diễn biến phức tạp nên công tác PCCCR đứng trước không ít khó khăn. Nói về công tác phòng-chống cháy rừng trong mùa khô, ông Trần Hùng Anh-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro cho biết: “Đặc thù diện tích rừng trong huyện phân bố rộng và chủ yếu là rừng khộp, lá rụng quanh năm, vào mùa khô, lớp lá dày rất dễ cháy.Để nâng cao ý thức của người dân, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên đi kèm với tuần tra, kiểm soát rừng để phát hiện và xử lý kịp thời những nguy cơ dẫn đến cháy rừng. Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu cho các xã xây dựng các phương án PCCCR ở từng thôn, làng. Đặc biệt, công tác tuần tra, kiểm soát được duy trì thường xuyên trong mùa cao điểm cháy rừng. Đồng thời, các địa phương luôn sẵn sàng lực lượng tại chỗ để xử lý nếu xảy ra cháy và dập tắt các đám cháy nhỏ lẻ, không để cháy lan”. (Báo Gia Lai 27/4, Hải Minh)đầu trang(
Tính từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy rừng, tổng diện tích 283 ha, trong đó cháy đồng cỏ 270 ha. Đa số các vụ cháy xảy ra tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, nguyên nhân là do thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn và người dân xâm nhập trái phép vào rừng vẫn còn xảy ra, chưa có giải pháp ngăn chặn triệt để.
Nhờ chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng và thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” nên hầu hết các vụ cháy đều được phát hiện sớm, tổ chức chữa cháy kịp thời, diện tích rừng thiệt hại không lớn.
Năm 2017, Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vảo vệ, phòng chống cháy rừng tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện công tác chữa cháy rừng theo phương châm “bốn tại chỗ” để chữa cháy kịp thời, hạn chế cháy lan trên diện rộng.
Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cơ sở phải có kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị; tổ chức tuần tra, trực 24/24 tại Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng và các đài quan sát để phát hiện cháy sớm, tổ chức chữa cháy kịp thời.
Ban Chỉ đạo tỉnh sẽ tổ chức đốt diễn tập chữa cháy rừng để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ huy chữa cháy với quy mô cấp tỉnh. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Đồng Tháp 25/4, Nguyệt Ánh)đầu trang(
Ngày 26-4, Chi Cục kiểm lâm tỉnh Đác Nông cho biết, đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bốn cán bộ kiểm lâm huyện Đác G’long do thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra phá rừng quy mô lớn trên địa bàn xã Quảng Sơn vừa qua.
Theo quyết định, các đối tượng bị tạm đình chỉ, gồm: Tôn Thất Hoàng, Hạt phó phụ trách Trạm kiểm lâm địa bàn liên xã Quảng Sơn; Phạm Văn Anh, Trạm phó Trạm kiểm lâm địa bàn liên xã Quảng Sơn. Hai đối tượng còn lại, YHuôn và Đỗ Thiên Long đều là cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Quảng Sơn. Thời gian tạm đình chỉ từ ngày 28-4 đến 15-5. Lý do tạm đình chỉ là để tiến hành tổ chức kiểm điểm, làm rõ, xác định trách nhiệm, sau đó tiến hành các biện pháp kỷ luật.
Do vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có yếu tố hình sự, phải chờ sau khi có kết quả điều tra của cơ quan công an. Nếu đối tượng nào vi phạm có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển sang công an khởi tố theo quy định, các đối tượng còn lại sẽ bị thi hành kỷ luật tùy vào mức độ vi phạm cụ thể.
Hiện, vụ hủy hoại rừng ở xã Quảng Sơn đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can điều tra theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra ban đầu xác định, có 40 đối tượng liên quan. Trong đó đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra đối với chín đối tượng. Đã xác định được tổng diện tích rừng bị thiệt hại hơn 63ha.
Sau khi Báo Nhân Dân đăng bài: “Làm rõ việc chặt phá rừng ở xã Quảng Sơn”, một cán bộ kiểm lâm huyện Đác G’long đã liên hệ với phóng viên thường trú tại Đác Nông cung cấp thông tin với nội dung “có một cán bộ kiểm lâm nhận tiền” của các đối tượng để đồng ý cho phá rừng và đề nghị điều tra làm rõ.
Theo thông tin chúng tôi được cung cấp, việc hủy hoại rừng ở tiểu khu 1685 thuộc xã Quảng Sơn là do một cán bộ kiểm lâm thuộc Trạm kiểm lâm địa bàn liên xã Quảng Sơn có tên P.V.A. tiếp tay, bao che và nhận tiền lót tay. Khi rừng mới bị phá khoảng 12ha, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ hai đối tượng.
Tuy nhiên, các đối tượng này đã chi 20 triệu đồng tiền lót tay cho P.V.A. nên đã được bỏ qua. Sau đó, các đối tượng này tiếp tục phá rừng, đốt dọn, đưa xe cơ giới vào mở đường, đắp đập thủy lợi… mà không hề bị ngăn chặn.
Từ nguồn thông tin này, chúng tôi đã làm việc với Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Đác G’long Tôn Thất Hoàng để thẩm định thông tin thì được ông Hoàng khẳng định: “Nguồn thông tin mà Báo Nhân Dân nhận được là chính xác. Tuy nhiên, người đứng ra nhận tiền không phải là cán bộ thuộc Hạt kiểm lâm huyện Đác G’long, mà là cán bộ của lâm trường (Xí nghiệp Lâm nghiệp Đác Ha đã bị giải thể-PV) nay được ký hợp đồng làm việc với Ban quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa.
Ông Hoàng thông tin thêm, liên quan đến việc nhận tiền, không phải một người mà có một nhóm khoảng bảy người. Hiện đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin cụ thể về nhân thân các đối tượng này. (Nhân Dân 26/4, Nguyễn Văn Yên)đầu trang(
Sau quyết định giải thể Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa (Công ty Gia Nghĩa), toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của doanh nghiệp này khoảng 4.898 ha tại xã Quảng Thành được tạm giao cho thị xã Gia Nghĩa quản lý, bảo vệ.
Đơn vị chủ chốt được giao nhiệm vụ tiếp quản là Hạt Kiểm lâm thị xã Gia Nghĩa, cùng với lực lượng công an, cán bộ xã Quảng Thành được huy động để cùng tham gia bảo vệ rừng. Hiện nay, lực lượng được huy động là 20 người, tham gia bảo vệ tại 3 chốt gồm các tiểu khu 1705, 1691, 1684. Các chốt trực 24/24 giờ, tuần tra, kiểm tra thường xuyên để chống phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.
Ông Y An Niê, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Gia Nghĩa cho biết, toàn bộ lực lượng tham gia bảo vệ rừng được chuyển giao từ Công ty Gia Nghĩa hầu hết là lực lượng không chuyên, không có nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng. Lực lượng này đang sử dụng các phương tiện cá nhân để tham gia giữ rừng. Hiện nay, kinh phí hỗ trợ xăng xe cho lực lượng này đang “vướng” ở thủ tục giải ngân tại kho bạc. Kho bạc không hỗ trợ tiền mà chỉ hỗ trợ xăng, việc này cũng gây khó khăn cho các chốt khi phải mua xăng, vận chuyển, bảo quản xăng…
Cũng theo ông Y An Niê, hiện nay diện tích rừng và đất rừng đang đối mặt với nhiều nguy cơ, đó là việc lấn chiếm để sản xuất nông sản. Hình thức phá, lấn chiếm đất rừng ở vùng giáp ranh lấy trụ tiêu và trồng ngay trên diện tích phá nên khó phát hiện, xử lý.
Tình trạng phá rừng trên địa bàn có dấu hiệu phức tạp, các đối tượng phá rừng lợi dụng lúc giao thời đang chuyển đổi mô hình quản lý, phá rừng vào ban đêm. Khu vực này hiện có 114 hộ lấn chiếm đất rừng để sản xuất trên diện tích 266 ha. Bên cạnh đó, hầu hết 2.370 ha diện tích đất rừng giao cho Công ty Gia Nghĩa quản lý trước đây đã bị lấn chiếm.
Ông Phạm Công Chiến, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết, hiện nay xã gặp một số khó khăn trong công tác huy động lực lượng đi bảo vệ rừng. Một số cán bộ không chuyên trách điều đi thì xin nghỉ vì phụ cấp thấp, chỉ hơn 1 triệu đồng mỗi tháng, còn cán bộ chuyên trách huy động đi tham gia bảo vệ rừng thì không có người giao dịch với dân.
Theo bà Nguyễn Thị Lưu, Phó Chủ tịch UBND thị xã Gia Nghĩa, hiện nay địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng được tỉnh giao. Hiện trạng tại khu vực rừng được bàn giao manh mún, phân tán, người di cư tự do đến cư trú, làm ăn, sinh sống, hiện nay thống kê khoảng 3.000 người đang sinh sống trong khu vực.
Thị xã huy động 20 người, thành lập 3 tổ chốt bảo vệ từ khi công bố Công ty Gia Nghĩa giải thể đến nay nhưng chưa được cấp kinh phí để chi trả tiền ăn, tiền xăng xe cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ. (Báo Đắc Nông 26/4, Đức Hùng)đầu trang(
Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết, việc chuyển đổi gần 64ha rừng dẻ phòng hộ nghìn năm tuổi thành rừng sản xuất cấp cho dự án sân golf là nhằm phát triển kinh tế...
Liên quan đến vụ “Nguy cơ rừng dẻ nghìn năm tuổi lại bị "xẻ thịt" cho dự án sân golf”, ngày 25.4, PV Dân Việt đã trao đổi với ông Hồ Sỹ Nguyên- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Ông Nguyên xác nhận gần 64ha rừng dẻ phòng hộ ở ven biển thôn Phú Hải (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc) đã được điều chỉnh quy hoạch từ rừng phòng hộ thành rừng sản xuất vào năm 2016 để cấp cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô. Theo ông Nguyên, việc điều chỉnh này thực hiện theo đúng chỉ đạo từ Trung ương, tức là những khu vực rừng phòng hộ không xung yếu thì chuyển sang rừng sản xuất để phát triển kinh tế.
Ông Nguyên cũng cho biết, trước khi khu rừng dẻ phòng hộ nói trên được điều chỉnh quy hoạch thành rừng sản xuất, cơ quan chức năng đã làm việc với chính quyền xã, huyện nơi có rừng để lấy ý kiến. Tiếp đó, việc điều chỉnh phải xin ý kiến của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) rồi mới thông qua tại kỳ họp HĐND tỉnh, và sau đó UBND tỉnh ban hành quyết định.
Tuy nhiên, ghi nhận ý kiến người dân, chính quyền xã và huyện của PV Dân Việt trước đó cho thấy, gần 64ha rừng dẻ phòng hộ hàng nghìn năm tuổi này lại có tác dụng bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân trước thiên tai bên cạnh giá trị cảnh quan. Chính vì lý do này nên chính quyền xã Lộc Vĩnh cũng như huyện Phú Lộc đều không muốn khu rừng dẻ nghìn năm tuổi bị chuyển đổi thành rừng sản xuất và bị phá bỏ để nhường đất cho dự án sân golf.
Đơn cử, vào tháng 2.2016, ông Hồ Trọng Cầu- Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc đã ký văn bản kiến nghị Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế tham mưu UBND tỉnh giữ nguyên quy hoạch rừng phòng hộ đối với diện tích rừng dẻ này vì những tính năng, tác dụng của khu rừng. Mặc dù vậy, sau đó khu rừng vẫn được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế chuyển đổi thành rừng sản xuất.
Trước đó, Dân Việt đã phản ánh việc dư luận tại xã Lộc Vĩnh bức xúc trước tình trạng khu rừng dẻ có tuổi đời hàng nghìn năm được cấp cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Phong Phú Lăng Cô, dẫn tới nguy cơ rừng bị phá. Theo chính quyền xã Lộc Vĩnh, tổng diện tích dự án (sau khi đã điều chỉnh) là 253ha, trong đó toàn bộ 63,9ha rừng dẻ đều nằm trong diện tích đất cấp cho dự án. (Dân Việt 26/4, An Sơn)đầu trang(
Sáng 26/4, ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ tịch UBND huyện Cư Mgar, cho biết sau một năm lắp đặt 20 camera an ninh trên địa bàn, đã phát hiện và bắt giữ được khoảng 10 vụ vận chuyển gỗ lậu.
Theo ông Minh, trong những năm qua, lượng xe chở gỗ từ các địa bàn lân cận đi qua huyện Cư Mgar diễn ra rất phức tạp, cộng với việc một số khu vực nông thôn có tình trạng chích ma túy công khai.
Do đó, tháng 3/2016, UBND huyện Cư Mgar đầu tư hơn 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách để lắp 20 camera an ninh tại các tuyến đường ở 11 xã, thị trấn. Gần một năm sau khi lắp đặt hệ thống camera giám sát, cơ quan chức năng phát hiện được khoảng 10 vụ vận chuyển gỗ trái phép, thu giữ 20 khối gỗ lậu.
Lý giải việc đầu tư số tiền hơn 200 triệu đồng để lắp camera nhằm phát hiện gỗ lậu nhưng hiệu quả không cao, ông Minh cho biết khi mới triển khai thì còn phát hiện xe vi phạm; tuy nhiên, sau một thời gian thì các xe đều biết vị trí đặt camera nên tài xế cho phương tiện đi đường khác, vòng qua rẫy.
Đặc biệt, vào tháng 6/2016, một camera đặt trên một trục đường qua xã Ea Kiết bị lâm tặc đẩy ổng kính ngược lên trời, để xe vi phạm đi qua. Vị phó chủ tịch cho biết thêm, sắp tới UBND huyện sẽ tiếp tục đầu tư 12 camera tại 6 xã trên địa bàn, để đảm bảo an ninh trật tự.
Ngoài 20 camera đã triển khai ở các xã để theo dõi xe chở gỗ, UBND huyện Cư Mgar cũng đang đầu tư gần 300 triệu đồng để lắp đặt các camera tại các phòng giao dịch một cửa ở 17 xã, thị trấn. Việc lắp đặt các camera để giám sát thực thi công vụ, theo dõi giờ giấc làm việc của cán bộ và thái độ ứng xử, giao tiếp với người dân.
“Hiện nay, ở một số xã vùng xa cán bộ có tình trạng nghỉ hoặc đi làm trễ buổi chiều. Do đó, đơn vị cho lắp đặt camera ở các phòng một cửa và hình ảnh được truyền về UBND huyện. Từ đó, ai đi muộn không có lí do, hoặc giải quyết hồ sơ cho người dân với thái độ không đúng mực thì bị xử lý ngay”, ông Minh nói. (Zing News 26/4, Tây Nguyên)đầu trang(
Ngày 26-4, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang mục đích khác để thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Công ty CP Chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên.
Đây là dự án mà Báo Người Lao Động gần một tháng trước đã phản ánh nhiều về việc tỉnh Phú Yên làm trái quy định khi cho đốn hạ hàng trăm hecta rừng tự nhiên ở huyện Sông Hinh để lấy đất giao nhà đầu tư khi chưa có phương án trồng rừng thay thế. Ngay sau khi báo chí phản ánh, UBND tỉnh Phú Yên đã “rất kịp thời” phê duyệt phương án trồng rừng thay thế cho dự án này vào ngày 5-4. Quyết định do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế ký phê duyệt phương án trồng rừng thay thế cho gần 384 ha rừng đã chuyển mục đích cho dự án này.
Trong đó, chủ đầu tư tự thực hiện việc trồng 270 ha rừng trên địa bàn 2 xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) và Xuân Thọ 1 (thị xã Sông Cầu). Số diện tích còn lại gần 114 ha, tỉnh Phú Yên cho phép nhà đầu tư nộp tiền vào Quỹ Đầu tư và Phát triển rừng Phú Yên với số tiền trên 6,1 tỉ đồng (bình quân hơn 53,7 triệu đồng/ha). Lý do cho nhà đầu tư nộp tiền thay vì trực tiếp trồng rừng là “đơn vị chưa khảo sát quỹ đất trồng rừng theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT)”.
Riêng về dự án làm sân golf của Công ty TNHH New City Việt Nam tại xã An Phú, TP Tuy Hòa mà Báo Người Lao Động những ngày qua đã đề cập khi cho triệt hạ gần 116 ha đất rừng phòng hộ mà chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa chuyển mục đích sử dụng rừng thì tỉnh Phú Yên cũng đã phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Theo đó, tỉnh Phú Yên đã cho chủ đầu tư nộp tổng số tiền trên 6,2 tỉ đồng để tỉnh này trồng lại gần 116 ha rừng giao cho dự án.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, từ năm 2014 đến ngày 10-4-2017, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Phú Yên đã thu được trên 11 tỉ đồng từ các đơn vị nộp tiền để trồng 198 ha rừng thay thế. Con số này chưa tính đến số tiền vừa nộp và chưa nộp của 2 dự án nói trên. Thế nhưng, tỉnh này chỉ mới giải ngân được 1,7 tỉ đồng để trồng 67 ha rừng.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Người Lao Động ngày 28-3 về việc chưa có phương án trồng rừng thay thế mà vẫn cho chặt hạ rừng để giao đất thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế thừa nhận có khó khăn trong việc tìm quỹ đất “vì diện tích còn lại manh mún và nhỏ”.
Còn trước đó, việc tìm quỹ đất để Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ trồng thay thế cho diện tích rừng bị mất khi làm thủy điện Sông Ba Hạ chật vật, cuối cùng phải cho công ty này nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Khó khăn khi tìm quỹ đất để chủ đầu tư trồng rừng thay thế thì cũng sẽ không dễ tìm ra đất để địa phương xuất quỹ trồng lại rừng. Trong khi đó, Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế của Bộ NN-PTNT quy định rõ: “Diện tích trồng rừng thay thế ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác”.
Theo thống kê của UBND tỉnh Gia Lai, các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải thực hiện trồng rừng thay thế là hơn 4.346 ha. Trong đó, diện tích các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước là hơn 3.428 ha, các dự án sử dụng vốn doanh nghiệp (DN) là gần 918 ha (chủ yếu làm thủy điện, khai thác khoáng sản). Trong số 918 ha rừng chuyển đổi của các DN, chỉ có 139 ha rừng các chủ đầu tư trực tiếp trồng rừng thay thế, số còn lại chọn phương án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
Ông Tào Huy Nam, cán bộ Phòng Sử dụng rừng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, cho biết nhiều dự án hiện vẫn chưa tiến hành trồng rừng hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế. “Nhiều dự án đã khai thác xong hoặc chuyển dự án cho đơn vị khác nên rất khó liên lạc. Thậm chí, nhiều đơn vị khi đoàn kiểm tra làm việc nhưng không hợp tác, không liên lạc được. Đối với các dự án này, chúng tôi đã có văn bản tham mưu, đề nghị UBND tỉnh xử lý cương quyết” - ông Nam nói.
Theo ông Nguyễn Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, khó khăn nhất hiện nay là những dự án vốn nhà nước vẫn chưa có kinh phí để thực hiện trồng thay thế hơn 3.428 ha. Trong đó có các dự án lớn như xây dựng công trình hồ chứa nước thủy lợi Ia Mơr với hơn 2.783 ha. Hiện các dự án này vẫn đang chờ kinh phí từ trung ương.
Báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết hiện nay, toàn tỉnh có 57 dự án phải trồng rừng thay thế theo quy định với tổng diện tích rừng đã chuyển đổi là 2.277 ha nhưng đến nay chỉ mới trồng được 367 ha. Phần lớn các dự án chuyển đổi rừng của các DN kinh doanh đã chọn phương án đóng tiền cho tỉnh thực hiện việc trồng rừng thay thế.
Tuy nhiên hiện nay, còn nhiều dự án kinh doanh của các DN chưa thực hiện việc đóng tiền nên cơ quan chức năng chưa thể trồng rừng thay thế. Đơn cử như Công ty CP SX-KD NL Dệt may Việt Nam trồng 98 ha rừng thay thế với tổng số tiền phải nộp là hơn 8,2 tỉ đồng nhưng chưa đóng đồng nào; Công ty TNHH Hoàn Vũ phải nộp 5,4 tỉ đồng để trồng gần 65 ha rừng thay thế nhưng đơn vị vẫn chưa thực hiện.
Theo ông Trần Đức Thanh, Vụ phó Vụ Kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các dự án gặp khó khăn trong việc trồng rừng thay thế do không bố trí được quỹ đất trong khi nếu DN đóng tiền để trồng rừng cũng chỉ thực hiện trên diện tích đất lâm nghiệp có rừng bị phá, chứ không trồng trên diện tích đất mới để bù đắp diện tích rừng đã mất. (Người Lao Động 27/4, Hồng Ánh - Cao Nguyên - Hoàng Thanh)đầu trang(
Một số dự án được tỉnh Phú Yên “bật đèn xanh” xóa rừng phòng hộ ven biển. Một số cơ quan, ban, ngành tỉnh Phú Yên phân trần, việc làm này không ngoài mục đích nóng lòng muốn “thay áo” diện mạo kinh tế tỉnh nghèo.
Thế nhưng, ai đã chủ trương làm dự án kiểu “tiền trảm hậu tấu”? Trong khi UBND tỉnh thừa nhận thiếu sót trong quá trình triển khai dự án thì câu hỏi này vẫn đang bị bỏ ngõ.
Đó là thực tế dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City tại xã An Phú, TP. Tuy Hòa do Cty TNHH New City VN làm chủ đầu tư chuẩn bị làm sân golf, khách sạn... Có mặt tại đây, PV chứng kiến nhiều phương tiện đang thi công san ủi, phá bỏ rừng phi lao, chuẩn bị làm sân golf, khách sạn... Rừng phòng hộ này được trồng từ sau năm 1975.
Dự án này được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 9.9.2014. Ngày 23.4.2015, Sở TNMT tỉnh Phú Yên có công văn hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện thủ tục môi trường. Văn bản thể hiện dự án này có diện tích đất 121,25ha, trong đó có sử dụng 115,94ha đất rừng phòng hộ.
Ngày 28.2.2017, Sở TNMT yêu cầu chủ đầu tư bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng khi các thủ tục, hồ sơ chưa hoàn thiện thì chủ đầu tư đã phá rừng phòng hộ (phi lao), triển khai dự án. Minh chứng rõ ràng nhất là chính UBND tỉnh đã có văn bản cho phép dự án được động thổ vào ngày 24.6.2015.
Ngày 24.4, ông Phan Đình Phùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - ký văn bản gửi đến các cơ quan báo chí, cho rằng việc triển khai các dự án du lịch ven biển nói chung và dự án này nói riêng là nhằm khai thác và phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch biển, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh theo kế hoạch số 119/KH-UBND (ngày 12.8.2016 của UBND tỉnh) về thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.
Vì vậy, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo khắc phục những thiếu sót để dự án được thực hiện theo quy định. Văn bản thông báo lại là tổng diện tích dự án này 122,52ha, trong đó diện tích rừng theo hồ sơ thiết kế là 64,12ha, diện tích đất trống không có cây 58,4ha. Diện tích rừng thực khai thác tại thực địa là 32,34 ha/64,12 ha.
So sánh với diện tích rừng phòng hộ dự án sử dụng mà Sở TNMT đề cập ở trên, diện tích rừng phòng hộ theo thông báo này lại giảm đi... hơn một nửa. Ngoài ra, một dự án khác có tên khu du lịch sinh thái Sao Mai (xã An Phú, TP. Tuy Hòa) cũng sẽ xóa hơn 19,3ha rừng phòng hộ, được UBND tỉnh cho phép động thổ trùng thời gian cùng với dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City.
Phó GĐ Sở TNMT tỉnh Phú Yên Mai Kim Lộc khẳng định, dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City chưa có quyết định giao đất. “Theo giấy chứng nhận đầu tư tỉnh cấp vào tháng 9.2014, nhà đầu tư đang hoàn tất các thủ tục gửi chúng tôi tham mưu cho tỉnh quyết định. Tuy nhiên đến nay, nhà đầu tư đang trong quá trình hoàn tất” - ông Lộc nói.
“Nếu căn cứ quy hoạch trước và sau, chúng ta có thể kiến nghị đưa diện tích đất này thành phi nông nghiệp” - ông Lộc phân trần và cho hay dự án này khởi động từ 2005 và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
“Theo tôi biết vấn đề này còn chồng chéo trong quy hoạch. Vấn đề này khi Thanh tra Chính phủ, hay Kiểm toán Nhà nước về làm việc, chúng tôi cũng đã kiến nghị. Đúng ra, tỉnh nên sớm chỉ đạo đưa diện tích đất này ra khỏi đất rừng phòng hộ thì thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư hơn” - ông Lộc nói. Theo hợp đồng của nhà đầu tư với đơn vị tư vấn để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổng diện tích dự án “số tròn” là 121ha, trong đó đất rừng là 115ha, còn lại là đất khác. Ông Lộc khẳng định, qua theo dõi, hiện nay nhà đầu tư đã thực hiện được hơn 70% diện tích.
“Việc sử dụng đất rừng phòng hộ chắc tỉnh cũng căn cứ vào sự cho phép của Chính phủ trước đây” - ông Lộc nói, và thừa nhận, khi phát triển đô thị thì tất nhiên ảnh hưởng đến một số lĩnh vực khác. “Về khách quan mà nói thì nó ảnh hưởng môi trường, nhưng về chủ quan đây là điều kiện để phát triển trong tương lai. Khi họ phá bỏ thì họ sẽ trồng lại thôi. Rừng phi lao này trồng cấp thời để chắn gió, chắn cát là chính”.
Không phủ nhận rừng phòng hộ ven biển có tác dụng bảo vệ tài sản của con người, tuy nhiên, ông Lộc cho rằng: “Do điều kiện phát triển kinh tế tỉnh và căn cứ vào quy hoạch thì cũng cần tính toán phát triển như thế nào vừa bảo vệ môi trường vừa đẩy mạnh tốc độ phát triển, chứ cứ rừng tự nhiên mà không cho khai thác, không cho phát triển thì tỉnh không thể đi lên được (!)”.
Một lãnh đạo Hợp tác xã nông nghiệp Đông An Phú (xã An Phú) cho rằng, khi phá rừng thì về môi trường ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng phòng hộ. Theo nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Hữu, Phú Yên là một tỉnh nghèo cần có các dự án lớn về du lịch. Tuy nhiên, không vì thế mà địa phương bỏ qua các quy định của pháp luật.
“Rừng phòng hộ ven biển là tài sản vô giá, ảnh hưởng đến đời sống của người địa phương nên không thể đánh đổi để làm dự án” - ông Hữu nói. Theo ông Hữu, lâu nay, việc phát động, trồng rừng ở đó (khu vực dự án) cho nó sống là rất vất vả.
“Vùng cát mà, phi lao sống được như thế rất là mừng. Phá rừng tràn lan hết thì rất là tiếc. Biến đổi khí hậu, vùng biển gió như vậy thì rừng là vô giá. Không thể đánh đổi bằng mọi giá. Chỉ có những dự án nào quá cần thiết, nhưng cũng hết sức thận trọng, phải làm đúng quy trình” - ông Hữu cảnh báo. (Lao Động 27/4, Nhiệt Băng)đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Thanh tra Chính phủ chủ trì kiểm tra, làm rõ các vấn đề liên quan đến việc Phú Yên phá nhiều diện tích rừng, trong đó có cả rừng phòng hộ để thực hiện các dự án liên quan. Cụ thể, mới đây nhất là tỉnh Phú Yên đã cho phá hơn 100 ha rừng phòng hộ (xã An Phú, TP Tuy Hòa) để làm sân dự án Khu du lịch cao cấp New City VN.
Trước đó, Pháp Luật TP.HCM cùng nhiều tờ báo khác đã có nhiều tin bài phản ánh hơn 100 ha rừng phòng hộ ở Phú Yên đang bị phá để làm sân golf, khách sạn, resort nhưng đến nay vẫn chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
Mở rộng vấn đề này, báo Tuổi Trẻ đã có bài "Xẻ thịt 1.000 ha rừng cho 20 dự án" phản ánh không chỉ có dự án sân golf của New City, Phú Yên dành hơn 1.000 ha rừng cho 20 dự án đầu tư khác. Phá rừng nhiều nhất là các dự án nuôi bò, thủy điện, trường đua ngựa và nhà máy lọc dầu.
Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì kiểm tra làm rõ các vấn đề trên, báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-5.
Cũng liên quan đến việc phá rừng ở Phú Yên, mới đây Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã có văn bản chỉ đạo lập đoàn thanh tra việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp sang mục đích khác của các dự án ở Phú Yên, trong đó có dự án phá hàng trăm hecta rừng tự nhiên để trồng cỏ, nuôi bò ở các tiểu khu 310, 311 (huyện Sông Hinh). Hiện đoàn thanh tra về vấn đề này vẫn đang tiếp tục làm nhiệm vụ. (Pháp Luật TP.HCM 26/4, M.Lê)đầu trang(
TAND tỉnh vừa xử phúc thẩm theo kháng nghị của Viện KSND tỉnh về việc không cho bị cáo K’Pa Y Phương (trú xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa) được hưởng án treo về tội hủy hoại rừng. Kết thúc phiên xử, TAND tỉnh chấp nhận kháng nghị của viện, tuyên phạt Y Phương 3 năm tù về tội hủy hoại rừng.
Theo bản án phúc thẩm, ngày 17/3/2016, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Krông Trai phát hiện Y Phương đang trồng hoa màu tại khu vực rừng bị chặt phá thuộc rừng đặc dụng Krông Trai. Qua điều tra xác định, từ tháng 3/2010-2/2016, Phương đã dùng cưa lốc chặt phá hơn 11.000 m2 rừng đặc dụng tại tiểu khu 199 rừng đặc dụng Krông Trai để lấy đất sản xuất, gây thiệt hại hơn 150 triệu đồng.
Xử sơ thẩm, TAND huyện Sơn Hòa tuyên phạt Y Phương 2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm về tội hủy hoại rừng. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm đã bị Viện KSND tỉnh kháng nghị, đề nghị TAND tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt và không cho bị cáo hưởng án treo. (Báo Phú Yên 26/4, Lệ Văn)đầu trang(
Báo Kinh tế nông thôn số ra ngày 2/4/2017 có đăng bài viết: “Quế Phong: Tan hoang rừng 163” phản ánh thực trạng hàng chục hecta rừng theo Nghị định 163 được Nhà nước giao cho các hộ dân khoanh nuôi, sản xuất trên địa bàn bản Long Quang, xã Tiền Phong (Quế Phong, Nghệ An) bị chặt hạ không thương tiếc, ảnh hưởng không nhỏ đến độ che phủ, tác động xấu đến hệ sinh thái rừng đầu nguồn.
Sau khi báo đăng tải, UBND huyện Quế Phong đã có Kết luận số 342/UBND-KL về việc báo cáo kết quả xử lý vụ phá rừng sản xuất tại xã Tiền Phong. Trong kết luận này, UBND huyện Quế Phong khẳng định bài báo phản ánh việc phá rừng sản xuất tại xã Tiền Phong là có thực.
Đồng thời, kết luận nêu rõ: “Qua kết quả kiểm tra, khám nghiệm hiện trường thì diện tích rừng bị chặt phá là rừng hỗn giao nứa-gỗ, trong đó cây thân gỗ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, hầu hết cây gỗ có đường kính từ 5cm đến 25cm, cá biệt một số cây có đường kính đến 30cm. Trữ lượng theo kết quả đo đếm tại hiện trường nơi thấp nhất 14,49m3/ha; cao nhất 36m3/ha; mật độ cây nứa nơi thấp nhất là 1.260 cây/ha; nơi cao nhất là 6.060 cây/ha thuộc trạng thái rừng nghèo kiệt.
Hiện nay vụ việc đã được Công an huyện tiếp nhận hồ sơ để điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. Trong kết luận này, UBND huyện Quế Phong cũng cảm ơn Báo Kinh tế nông thôn đã kịp thời phản ánh và kính mong quý báo đồng hành với huyện nhà trong thời gian tới. (Kinh Tế Nông Thôn 26/4)đầu trang(
Gần 24.000 ha rừng đặc dụng ở xã vùng cao An Toàn, huyện An Lão (Bình Định) có rất nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm, đây chính là những miếng “mồi ngon” của lâm tặc.
Thế nhưng khi được cả cộng đồng chung tay bảo vệ, dù có "thèm" đến mấy lâm tặc cũng không dám xâm hại rừng. Nhờ đó, rừng đặc dụng An Toàn đã thực sự an toàn.
Đứng trên đỉnh đồi cao khoảng 900 mét so với mặt nước biển, ông Nguyễn Hùng Nam, Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng (BQL RĐD) An Toàn, chỉ tay về phía chân mây in những dãy núi lờ mờ.
Ông nói: “Anh cứ nhìn ngút tầm mắt thì nơi đó mới mới hết ranh giới của RĐD An Toàn. Gần 24.000 ha rung giáp ranh với huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), KBang (Gia Lai) và các huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, An Lão (Bình Định). Ấy vậy mà lực lượng của BQL RĐD An Toàn chỉ có 23 người, trong đó lực lượng QLBVR chuyên trách chỉ 15 người, còn lại là bộ phận gián tiếp. Anh cứ thử làm phép tính chia tổng diện tích rừng cho 15 người thì ra ngay đáp số mỗi người phải quản lý bảo vệ đến gần 2.000 ha rừng”.
Bài toán chia của ông Nam làm tôi bất chợt hỏi: “Vậy các anh bảo vệ rừng kiểu nào mà mấy năm nay lâm tặc không dám bén mảng vào rừng đặc dụng, nơi còn đầy những cây gỗ và loài thú quý hiếm?”. Ông Nam nói ngay: “Chúng tôi chỉ có 23 con người nhưng lại có sức mạnh của 210 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Công tác BVR ở đây hầu như đã được xã hội hóa. Xã An Toàn có 800 nhân khẩu/3 thôn thì ngoài trẻ nít, còn lại ai cũng là nhân tố BVR tích cực”.
Theo ông Nam, ngoài lực lượng QLBVR chuyên trách, tại mỗi thôn đều được thành lập 1 tổ QLBVVR gồm 10 thanh niên cường tráng, có ý thức BVR tốt để thường xuyên phối hợp với lực lượng chuyên trách đi tuần tra, kiểm tra rừng. Mỗi đợt tuần tra rừng kéo dài đến 10 ngày, nhưng không một thành viên nào từ chối, với mong muốn những cánh rừng được yên tĩnh để lâm sản dưới tán rừng càng sinh sôi nhiều thì họ càng có thêm thu nhập.
Trưởng trạm QLBVR An Toàn 3, ông Nguyễn Phước Thiện, năm nay 50 tuổi thì ông Thiện đã có đến 25 năm ăn cùng ở cùng với đồng bào thôn 1 (xã An Toàn) để cùng nhau BVR. Ông Thiện kể: “Tính cộng đồng của đồng bào ở đây rất cao, khi họ đã ý thức được việc BVR chính là bảo vệ cuộc sống của họ thì những khi họ đi làm rẫy, thấy có người lạ thâm nhập vào rừng, hoặc thấy có biểu hiện xâm hại rừng là họ lập tức báo cáo ngành chức năng ngay”.
Theo ông Nguyễn Hùng Nam, Giám đốc BQLRĐD An Toàn, nhờ cộng hưởng sức mạnh của người dân nên mấy năm qua rừng đặc dụng An Toàn đã được bảo vệ an toàn, không hề xảy ra vụ phá rừng nào.
Rừng đã cho người dân xã vùng cao An Toàn có được đời sống ổn định, thậm chí có hộ còn dư dả cho con đi học đại học, trong nhà sắm 2-3 chiếc xe máy từ nguồn hỗ trợ khoán QLBVR và thu lâm sản phụ dưới tán rừng. Nếu không có rừng thì nhiều hộ không có được cuộc sống như hôm nay.
Theo ông Nguyễn Hùng Nam, Giám đốc BQL RĐD An Toàn, 210 hộ dân ở xã An Toàn đều nhận giao khoán QLBVR, mỗi hộ 30 ha, nguồn thu từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước bình quân 40 triệu đồng/hộ/năm. Không chỉ vậy, những năm gần đây nhờ rừng An Toàn được bảo vệ tốt nên lâm sản dưới tán rừng cũng nhiều hẳn lên, thu nhập của người dân từ lâm sản phụ cũng tăng theo.
Lâm sản dưới tán rừng cũng rất phong phú, từ tháng 3 đến 6 dương lịch hằng năm bà con ở đây nô nức khai thác mật ong rừng. Chưa cân đo đong đếm, nhưng ước tính sản lượng mật ong rừng thu hoạch mỗi vụ ở An Toàn đạt đến 2.000-3.000 lít. Anh Đinh Văn Trang, Trưởng Công an xã An Toàn, dù bộn bề công việc cơ quan nhưng vào những ngày nghỉ anh cũng mang gùi lên rừng đi lấy mật để tạo thêm thu nhập cho gia đình.
“Tùy vùng rừng có nhiều hay ít hoa mà trữ lượng mật ong trong mỗi tổ ong có khác nhau, nhưng tổ ong nào cho ít nhất cũng được 5 lít mật, phần nhiều là trên 10 lít/tổ. Riêng vùng rừng ở thôn 3 là tổ ong cho nhiều mật nhất, từ 12 -15 lít/tổ. Hiện nay giá mật ong rừng ở An Toàn được bán từ 250- 300.000đ/lít. Nhà nào có nhiều thanh niên leo cây giỏi thì sẽ có thu nhập cao từ mật ong rừng”, anh Trang cho hay.
Không chỉ có mật ong, người dân An Toàn còn quanh năm thu hoạch mây để cung ứng cho các cơ sở đan lát và trái mây cung ứng cho cơ sở làm đồ thủ công mỹ nghệ; hoặc thu hoạch lá nón, trái ư, trái sim, riêng loại lan kim tuyến hiện có giá đến 1,3 triệu đồng/kg.
Chị Đinh Thị Huynh (48 tuổi), 1 nách 2 con nhưng nhờ nguồn thu từ rừng chị đã có thể nuôi nấng 2 con nên người, cậu anh trai học đến bậc đại học, cô em đang học cao đẳng. Chị Huynh phấn khởi kể: “Mình làm ruộng mỗi năm thu được 20 bao lúa, đủ ăn quanh năm. Rẫy trồng mì gòn làm rượu ghè, tháng nào cũng làm 10 ché ai mua thì bán, còn thừa làm thức ăn nuôi heo nuôi bò. Tiền thu được từ nhận khoán bảo vệ rừng mình để dành cho con đi học. Thằng lớn vừa tốt nghiệp Đại học Nông lâm, đang xin việc, con gái nhỏ thì đang học cao đẳng nghề ở thị xã An Nhơn”. (Nông nghiệp Việt Nam 26/4, Vũ Đình Thung)đầu trang(
Hạt kiểm lâm huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) vừa ban hành quyết định xử phạt 2 đối tượng tự ý khai thác trái phép rừng sản xuất được giao khoanh nuôi bảo vệ, với số tiền gần 33 triệu đồng.
Ngày 26/4, Hạt kiểm lâm huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết, đơn vị vừa mới xử phạt 2 đối tượng khai thác gỗ trái phép số tiền gần 33 triệu đồng, tịch thu hơn 7m³ gỗ và nhiều tang vật khác.
Trước đó, vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2017, tại khu vực bản Yên, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn xảy ra tình trạng khai thác rừng trái phép.
Sau khi nắm bắt được thông tin, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn đã chỉ đạo các ban ngành thành lập đoàn kiểm tra đến hiện trường ghi nhận thực tế sự việc.
Qua thực tế xác minh, khu vực bị khai thác thuộc khoảnh 2, tiểu khu 230 thuộc bản Yên, xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn, đây là rừng sản xuất giao cho hộ gia đình ông Vi Văn Toản trú bản Yên, xã Mường Mìn khoanh nuôi và bảo vệ.
Ngày 4/4, cán bộ kiểm lâm địa bàn đã cùng chính quyền địa phương phát hiện trong khu rừng của gia đình ông Toản đang cho 2 đối tượng là Lương Văn Dôn và Dương Văn Nguyên đang dùng cưa xăng khai thác gỗ nên đã tịch thu toàn bộ tang vật gồm: 46 lóng gỗ tròn ràng ràng (thuộc nhóm 6) với hơn 7m³ gỗ, 2 cưa xăng, 2 con dao.
Đến ngày 7/4, Hạt kiểm lâm Quan Sơn đã phối hợp với UBND xã Mường Mìn tiếp tục tổ chức kiểm tra, xác minh và phát hiện có thêm 15 cây gỗ, loại ràng ràng thuộc nhóm 6 đã bị khai thác trái phép.
Ngày 13/4, Hạt kiểm lâm Quan Sơn đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Lương Văn Dôn và Lương Văn Nguyên với số tiền phạt là 32,7 triệu đồng.
Ông Vũ Văn Đạt - Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết, đây là rừng sản xuất giao cho hộ gia đình khoanh nuôi bảo vệ, chủ hộ chưa nhận thức được hành vi của mình nên đã cho người khác khai thác gỗ để phát triển cây vầu chứ không phải vì mục đích thương mại.
Chủ tịch UBND huyện cũng yêu cầu các ngành, chính quyền địa phương kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của tập thể, các cá nhân trong việc để xảy ra khai thác gỗ trái phép trong đầu tháng 4/2017 tại khu vực bản Yên đồng thời báo cáo sự việc Chủ tịch UBND tỉnh. (Infonet 26/4, Trần Nghị)đầu trang(
Huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá đang khẩn trương làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan trong việc để xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép tại xã Mường Mìn.
Ngày 26/4, trao đổi với PV Pháp luật Plus, ông Vũ Văn Đạt Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) xác nhận, thời gian vừa qua, trên địa bàn xã Mường Mìn đã xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép. UBND huyện đã nắm bắt tình hình, chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, chính quyền xã lập biên bản, thu giữ lượng gỗ khai thác trái phép trên.
Liên Quan vụ việc, ngày 24/4/2017, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa ban hành văn bản số 174/CCKL-TTrPC yêu cầu Hạt kiểm lâm Quan Sơn báo cáo, làm rõ và xử lý vụ việc; phối hợp Công an huyện xác minh làm rõ đối tượng khai thác; tham mưu cho Thường trực huyện Ủy, UBND huyện làm rõ trách nhiệm cấp ủy, chính quyền xã Mường Mìn; kiểm tra toàn diện an ninh rừng trên địa bàn xã Mường Mìn, các cơ sở chế biến gỗ có nguồn gốc khai thác tự nhiên…
Theo báo cáo nhanh số 84/BC-UBND của UBND huyện Quan Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, ngay sau khi nhận được phản ánh, Chủ tịch UBND huyện đã khẩn trương triệu tập Thường trực UBND, Trưởng ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ & Phát triển rừng, Hạt trưởng Kiểm lâm Quan Sơn triển khai các phương án xác minh, xử lý.
Theo đó, ngày 4/4/2017, Kiểm lâm viên địa bàn đã phối hợp với UBND xã Mường Mìn (huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) kiểm tra và phát hiện tình trạng khai thác gỗ trái phép tại khu vực Khoảnh 2, Tiểu khu 230 thuộc bản Yên, xã Mường Mìn.
Ngày 7/4, lực lượng của Hạt kiểm lâm Quan Sơn, UBND xã Mường Mìn đã xác minh, kiểm tra hiện trường, thu giữ 15 cây gỗ Ràng ràng (gỗ nhóm 6) bị khai thác trái phép, được cắt bằng cưa máy thành 46 đoạn.
Số gỗ trên do ông Lương Văn Dôn và ông Lương Văn Nguyên (cùng trú tại bản Mìn, xã Mường Mìn) khai thác trái phép, tại khu rừng thuộc chủ rừng là ông Vi Văn Toản (trú tại bản Yên, xã Mường Mìn.
Ông Dôn khai nhận cưa 8 cây gỗ, cắt làm 24 khúc với khối lượng 3,6m3. Ông Nguyên khai cưa 7 cây, cắt làm 22 khúc, khối lượng 3,7 tại lô 18, khoảnh 2, tiểu khu 230.
Toàn bộ số gỗ trên được lập biên bản, thu giữ tại trạm Kiểm lâm na Mèo. Căn cứ các quy định pháp luật và thẩm quyền, Hạt trưởng Kiểm lâm Quan Sơn đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 16/QĐ-XPVPHC ngày 13/4 và số 17/QĐ-XPVPHC với tổng số tiền 32,7 triệu đồng.
Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn Vũ Văn Đạt cho biết, huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra toàn diện gần 1.000ha rừng tại xã Mường Mìn; lập các tổ chốt chặn. Yêu cầu chủ rừng phải giải trình do để xảy ra khai thác trái phép.
Trong thời gian tới, căn cứ báo cáo giải trình của các bộ phận liên quan để đưa ra hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân chịu tránh nhiệm để xảy ra sự việc. Xử lý trách nhiệm đối với Kiểm lâm viên địa bàn, Trạm Kiểm lâm Na Mèo, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quan Sơn.
Về khía cạnh Đảng, sẽ làm rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch xã Mường Mìn; trách nhiệm người được phân công nắm địa bàn trong công tác Kế hoạch bảo vệ & Phát triển rừng, ông Đạt nói. (Pháp Luật Plus 26/4, Hoàng Anh Thắng)đầu trang(
Bản thân ông Dèn là trưởng thôn luôn tuyên truyền người khác làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng nhưng chính ông lại khai thác gỗ nghiến trái phép.
Trước đó, như Phapluatplus.vn đã thông tin bài viết: "Một tuần cơ quan chức năng Hà Giang bắt giữ hàng ngàn khúc gỗ nghiến trái phép" phản ánh tình trạng tàng trữ lâm sản quý hiếm không rõ nguồn gốc trên địa bàn xã thôn Tân Sơn, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên bị Cảnh sát môi trường kiểm tra ngày 22/4.
Theo lời khai của ông Tẩn Tờ Dèn - Trưởng thôn Tân Sơn, thì bản thân ông đã cùng một số bà con trong thôn vào rừng khai thác tận dụng những cây gỗ nghiến do lâm tặc bỏ lại, thu gom về dành làm nhà.
Không những thế để biện minh cho việc làm của mình, ông Dèn còn lớn tiếng cho rằng nhiều nhà dân khác trong thôn cũng cũ nát cần phải làm lại và đương nhiên là họ vẫn vào rừng để tận thu gỗ nghiến.
Theo quan sát của phóng viên Phapluatplus.vn, tại hiện trường có khoảng hơn chục m3 gỗ màu đỏ, có số đã đóng khung thành từng vì kèo xếp ngổn ngang trên một bãi đất san thành nền nhà. Đáng chú ý, trong đó có đống gỗ nghiến mỗi thanh dài 4m rộng 25 cm dày 7 cm khối lượng khoảng 3,50 m3.
Tất cả đều nục nạc không sâu thối nứt nẻ chứng tỏ nó được xẻ từ cây rất to và dài chứ không có dấu hiệu của gỗ tận dụng như lời khai của ông Dèn.
Để tìm hiểu thêm, phóng viên đã tới trạm Kiểm lâm Tân Sơn (thuộc Hạt đặc dụng Phong Quang) cách điểm tập kết gỗ nghiến chừng 2 km.
Được biết, ở đây luôn túc trực 6 người cả Kiểm lâm và Biên phòng. Khi đề cập đến vấn đề trên, ông Đặng Đình Công - Trạm trưởng nói không hề hay biết gì về số gỗ đó, không rõ ông Dèn mua của ai hay khai thác ở đâu và vận chuyển về bằng cách nào? Chỉ biết là đã từ rất lâu rồi không nghe thấy tiếng cưa xẻ trên núi .
Rừng đặc dụng là loại rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm tận thu tận dụng, cấm khai thác tài nguyên sinh vật, do đó việc ông Tẩn Tờ Dèn - Trưởng thôn Tân Sơn huy động người vào rừng xẻ gỗ nghiến vận chuyển về sử dụng đã là vi phạm.
Mặt khác, ông Dèn bản thân còn là Trưởng thôn và có hiểu biết pháp luật nên các cơ quan chức năng cũng cần xác minh làm rõ số gỗ trên được khai thác ở đâu vào thời điểm nào?
Trước đó, ngày 18/4 tại xưởng chế biến gỗ của ông Vũ Mạnh Hoạch (tổ 5 thị trấn Nông trường Việt Lâm, Vị Xuyên) lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ 1,174 khúc gỗ nghiến dạng thớt và 13 thanh gỗ nghiến dạng hộp, tổng khối lượng là 14,40 m3.
Toàn bộ số lâm sản này được chủ cơ sở khai nhận mua tại xã Ngọc Minh huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang và không có giấy tờ hợp lệ . (Pháp Luật Plus 26/4, Tiến Vũ)đầu trang(
Sáng 26/4, ông Nguyễn Kim Hùng – Trưởng BQL Bảo vệ rừng Ngàn Sâu (Hương Khê - Hà Tĩnh) thông tin, trên địa bàn xã Hương Lâm vừa xảy ra vụ Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Rào Tre bị một nhóm người đánh trọng thương trong lúc làm nhiệm vụ, khiến cán bộ này phải nhập viện.
Trước đó, vào khoảng 17h45" ngày 23/4/2017, Trạm kiểm lâm Hương Đô cùng với Trạm bảo vệ rừng Rào Tre (trực thuộc Ban quản lý, bảo vệ rừng Ngàn Sâu) thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng thì phát hiện 42 bê gỗ xẻ hình hộp với khối lượng khoảng hơn 3,6m3 (gỗ nhóm N2 – N6), tập kết trái phép tại tiểu khu 269, thuộc lâm phần xã Hương Lâm.
Đến tối cùng ngày, lực lượng chức năng (gồm Đội kiểm lâm cơ động tỉnh, Hạt kiểm lâm huyện, Đồn Biên phòng Bản Giàng, Ban quản lý, bảo vệ rừng Ngàn Sâu) tiến hành tạm giữ số gỗ trên. Một lúc sau, có một nhóm người dân được cho là trú tại xã Hương Lâm đưa 3 xe ô tô tải vào khu vực tập kết gỗ trái phép xin chuyển gỗ về nhưng bất thành.
Đến 1h30" sáng 24/4/2017, một số người dân quá khích đã manh động đánh anh Đinh Hữu Thành – Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng Rào Tre khi đang làm nhiệm vụ ở đó gục tại chỗ, phải vào BVĐK huyện Hương Khê cấp cứu.
Ông Lưu Văn Dân – Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Hương Đô cho biết, lúc anh Thành bị đánh trời tối đen, trong khi nhóm người này đông nên không biết ai ra tay.
Trong ngày hôm đó (24/4), lực lượng chức năng đã huy động thêm nhiều cán bộ, chiến sỹ và phương tiện áp giải, vận chuyển số gỗ nói trên đưa về tập kết tại Trạm Kiểm lâm Hương Đô để xác minh, xử lý theo quy định. Vụ việc đã được báo cáo UBND huyện và Chi cục Kiểm lâm tỉnh có hướng xử lý. (Báo Hà Tĩnh 26/4, Đức Quyền)đầu trang(
Những năm qua, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phòng cháy - chữa cháy rừng (PCCCR).
Qua đó, nhiều năm nay, diện tích rừng trên địa bàn xã luôn được bảo vệ, phát triển tốt, không xảy ra hiện tượng chặt phá, xâm hại tài nguyên rừng.Xã Tân Mỹ hiện có gần 1.698,4 ha rừng, trong đó 344,42 ha rừng sản xuất và hơn 1.336,52 ha rừng phòng hộ, đặc dụng. Diện tích rừng được giao cho 21 thôn, xóm trong xã trông coi và trực tiếp quản lý.
Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có diện tích tương đối lớn, nằm ở vị trí giáp ranh với rừng Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) với nhiều lâm sản quý. Sự đa dạng và phong phú của những cánh rừng ở xã Tân Mỹ cũng là sự thèm muốn của các đối tượng khai thác rừng trái phép.
Do vậy, nhiều năm nay, công tác bảo vệ và phát triển rừng được Đảng bộ xã đưa vào Nghị quyết về phát triển KT-XH. Với mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, xã chỉ đạo các thôn, xóm thành lập các đội xung kích bảo vệ, PCCCR với lực lượng gồm các công an viên, trưởng xóm và dân quân, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Đồng thời, xã chỉ đạo các trưởng xóm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết về bảo vệ rừng gắn với PCCCR; chủ động chuẩn bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy từ các gia đình. Đặc biệt, trong những tháng cao điểm của mùa khô hanh, công tác PCCCR đã thực hiện nghiêm túc, chế độ trực theo dõi 24/24h nắm tình hình, bảo đảm thông tin liên lạc, tăng cường lực lượng, bố trí những người có kinh nghiệm cho cơ sở.
Đồng chí Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ cho biết: Xã đã chủ động nắm chắc địa bàn, tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên theo kế hoạch mỗi tháng 2 lần. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cho người dân chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng luôn được chú trọng. Từ đầu năm đến nay, xã đã phối hợp với các xóm tổ chức hơn 10 cuộc tuyên truyền, phổ biến tới từng xóm về chính sách, pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; tập huấn nghiệp vụ PCCCR cho lực lượng xung kích và nhân dân các xóm.
Xóm Bu, xóm Trôi là 2 xóm có diện tích rừng phòng hộ lớn. Do làm tốt công tác tuyên truyền, nhiều năm nay trên địa bàn không để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng làm nương và khai thác lâm sản trái phép. Đồng chí Bùi Bằng Giang, Trưởng Công an xã Tân Mỹ cho biết: Qua công tác tuyên truyền và bảo vệ rừng, bà con 2 xóm đã nhận thức rõ, xác định rừng là nguồn sống, vì vậy bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà.
Để giữ rừng hiệu quả, 2 xóm đã thành lập đội xung kích, mỗi xóm 15 thành viên có nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với cán bộ xã tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng; tuyên truyền, hướng dẫn bà con phát, đốt nương đúng quy trình kỹ thuật, khi đốt nương phải báo với đội xung kích và bố trí người túc trực không để lửa cháy lan vào rừng; tổ chức phát dọn thực bì thường xuyên; phát đường băng cản lửa tại những vị trí giáp ranh của các khu rừng.
Phát huy hiệu quả từ việc đổi mới tổ chức công tác quản lý, bảo vệ rừng theo hướng xã hội hóa và triển khai hiệu quả các biện pháp lâm sinh, phục hồi những diện tích rừng trọng điểm, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, giao khoán rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ, đến nay, độ che phủ rừng của xã Tân Mỹ đạt 57%.
Trong thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong thực hiện mục tiêu quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, từng bước nâng cao độ che phủ rừng, chuẩn bị tốt công tác PCCCR cho mùa khô. (Báo Hòa Bình 26/4, Hoàng Anh)đầu trang(
Chiều 25-4, ông Nguyễn Hữu Tạo, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn cho biết, tại tiểu khu 290 thuộc Trạm kiểm lâm số 7-VQG Yok Đôn vừa xuất hiện một đàn voi rừng khoảng 15 cá thể vào phá chốt trực phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).
Đàn voi đã làm hư hỏng một số công trình và vật dụng sinh hoạt của chốt PCCCR gồm: 1 bồn chứa nước inox, bếp ăn, 1 xe máy và toàn bộ vật dụng sinh hoạt; đẩy lệch 1 bồn composite chứa nước. Thiệt hại ước tính khoảng 20 triệu đồng.
Sau khi phá chốt PCCCR, đàn voi di chuyển khắp các tiểu khu 291, 287, 435, 429 và làm gãy đổ nhiều cây nhỏ, để lại nhiều dấu chân có kích thước khác nhau. Theo nhận định, đàn voi di chuyển để đi tìm thức ăn và nước uống. (Báo Đắc Lắc 26/4, Duy Tiến)đầu trang(
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Hiện nay, huyện Bắc Quang có tổng diện tích đất lâm nghiệp đạt trên 79 nghìn ha (chủ yếu là rừng phòng hộ và sản xuất), đưa tỷ lệ che phủ rừng duy trì ở mức 65,4%.
Đặc biệt, đây không chỉ là vùng nguyên liệu chính cung cấp cho hoạt động của 3 công ty lâm nghiệp đóng trên địa bàn huyện mà còn giúp nhiều hộ trồng rừng nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc khai thác tiềm năng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện chưa thực sự hiệu quả. Giá trị kinh tế từ rừng chưa cao, năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp. Cùng với đó, công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng đa phần nhỏ lẻ, đầu tư chưa đồng bộ, chưa tạo được chuỗi liên kết trong phát triển sản xuất lâm nghiệp và chưa thu hút được nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất lâm nghiệp…
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm xây dựng vùng nguyên liệu bền vững theo tiêu chuẩn QLRBV của Hội đồng Quản trị rừng thế giới, tháng 1.2016, cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất, nhập khẩu lâm nghiệp (CPCN&XNK) Hà Giang thí điểm áp dụng QLRBV và Chứng chỉ rừng (FSC) cho nhóm hộ trồng rừng, thuộc 4 xã: Đồng Yên, Thượng Bình, Bằng Hành, Kim Ngọc của huyện Bắc Quang.
Anh Đỗ Xuân Hân, Công ty CPCN&XNK Hà Giang cho biết: FSC được ví như công cụ mềm để thiết lập QLRBV, nghĩa là chuyển lâm nghiệp khai thác lâm sản là chính sang sử dụng tổng hợp rừng với 3 chức năng: Kinh tế, môi trường và xã hội theo các tiêu chuẩn QLRBV của Hội đồng Quản trị rừng thế giới. Trong đó, để đảm bảo rừng sản xuất được quản lý bền vững, các cơ sở kinh doanh rừng phải đạt Tiêu chuẩn QLRBV. Và để xác nhận QLRBV không thể thiếu khâu tổ chức đánh giá, cấp FSC…
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đến nay 1.006,87 ha rừng, chủ yếu là rừng keo thuộc sở hữu của 374 hộ trên địa bàn huyện Bắc Quang đã được cấp FSC. Với độ tuổi trung bình từ 2 – 3 tuổi, những diện tích rừng được cấp FSC này sẽ rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tạo thu nhập sớm cho hộ trồng rừng.
Không những vậy, sản phẩm từ rừng được cấp FSC có tính cạnh tranh cao, dễ dàng xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Vì gỗ được khai thác từ diện tích rừng được cấp chứng chỉ không những tuân thủ các quy định liên quan đến tính pháp lý mà còn tuân thủ các quy định liên quan đến môi trường, xã hội và kinh tế.
Trong khi đó, chương trình QLRBV của cộng đồng quốc tế (bao gồm tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chế biến, tiêu thụ gỗ) đã cam kết chỉ sử dụng và lưu thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ được khai thác hợp pháp từ những khu rừng được quản lý bền vững, nghĩa là đã được cấp FSC. Như vậy, hàng nghìn ha rừng của huyện Bắc Quang được cấp FSC đã mở ra bước ngoặt quan trọng cho nghề trồng rừng trên địa bàn huyện.
Từ đây, sản phẩm từ rừng được cấp chứng chỉ có quyền xuất khẩu vào thị trường quốc tế và được hưởng giá trị kinh tế cao hơn so với rừng không được cấp FSC. Đặc biệt, trong chương trình phối hợp với cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang, Công ty CPCN&XNK Hà Giang cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm gỗ keo (ngọn, cành, thân) cho các hộ xây dựng FSC với giá tăng từ 10-15% so với cây cùng loại không có FSC theo giá tại thời điểm thu mua.
Chia sẻ thêm về nội dung trên, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang Nguyễn Trung Hiếu cho biết: Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy việc quản lý, kinh doanh rừng theo tiêu chuẩn QLRBV của Hội đồng Quản trị rừng thế giới tạo giá trị kinh tế cao, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư và góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sống. Vì việc QLRBV là nhằm đạt những mục tiêu quản lý đã đề ra.
Trên cơ sở đó, đảm bảo sản xuất liên tục sản phẩm, dịch vụ từ rừng mà không làm giảm đáng kể giá trị và năng suất của rừng trong tương lai, nhất là không gây ra những tác động tiêu cực với môi trường tự nhiên và xã hội… Với mong muốn hình thành chuỗi liên kết “4 nhà” trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân từ trồng rừng, huyện Bắc Quang quyết tâm thực hiện hiệu quả việc xây dựng FSC và QLRBV, mặc dù đây là việc làm rất mới đối với huyện…
Trong xu thế hội nhập hiện nay, đặc biệt là hợp tác về lâm nghiệp trong khối ASEAN tập trung chủ yếu vào quá trình QLRBV, thì việc xây dựng FSC để QLRBV là việc làm cấp thiết. Song song với đó, với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của rừng sản xuất, ứng phó trước biến đổi khí hậu… thì cách làm của huyện Bắc Quang sẽ tạo đà quan trọng để sản phẩm từ rừng có bước vươn xa đến thị trường quốc tế. (Báo Hà Giang 26/4, Thu Phương)đầu trang(
Dự án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng công trình thủy điện Đăk Mi 3 vừa được UBND tỉnh phê duyệt và ủy quyền Sở NN&PTNT quản lý; đồng thời giao Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Mi làm chủ đầu tư.
Theo đó, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (Ban quản lý Dự án nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 làm đại diện) đền bù trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng nhà máy thủy điện Đăk Mi 3.
Cụ thể, sẽ trồng rừng phòng hộ (gồm các loại cây lim xanh, lát hoa, sao đen) trên diện tích hơn 16,7ha tại tiểu khu 689 và tiểu khu 690, xã Phước Kim (Phước Sơn).
Dự án thực hiện từ 2017 đến năm 2026 với tổng kinh phí hơn 1,94 tỷ đồng, bao gồm các chi phí vật tư, nhân công, tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác. (Báo Quảng Nam 26/4, Châu Nữ)đầu trang(
Cách đây chưa xa, mỗi lần về các xã Thái Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy- miền tây của huyện Lệ Thủy, ai cũng trăn trở trước cái nghèo, cái khổ của bà con. Bây giờ, miền tây Lệ Thủy đã có một diện mạo mới, một tâm thế mới…
Ông Trần Đức Phong, Chủ tịch UBND xã Thái Thủy khẳng định: “Một thời gian khó đã qua, hàng nghìn ha rừng trồng đã làm đổi thay từng căn nhà, từng xóm làng và diện mạo một vùng đất…”Tháng 10 năm 2013, sau bão số 10, chúng tôi đã có mặt ở miền tây huyện Lệ Thủy và đã chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão lịch sử.
Xã Trường Thủy có đến gần 1.000 ha rừng trồng, trong đó có cao su, keo, tràm bị bão san phẳng. Củi là thứ rẻ nhất lúc bấy giờ. Sau bão, xã Trường Thủy đã đứng dậy và cả miền tây Lệ Thủy cũng đã đứng dậy tiếp tục khôi phục lại rừng trồng...
Gần 4 năm sau, một ngày đầu tháng tư, chúng tôi về lại miền tây. Một màu xanh ngút ngát trải rộng trong tầm mắt. Màu xanh của rừng trồng đã làm dịu bớt cái nắng đầu mùa. Đường Hồ Chí Minh như bé nhỏ hẳn đi, lúc ẩn lúc hiện trong những cánh rừng bao la...
Đứng bên những lô rừng đang được thu hoạch trong tiếng ầm ào của xe máy, tiếng cưa, tiếng người gọi nhau, ông Phan Hữu Tình, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy cho hay: “Trong nhiều năm qua, địa phương luôn xác định phát triển kinh tế rừng là một hướng đi quan trọng, chủ yếu của địa phương để nâng cao đời sống cho người dân”. Định hướng đó đã được người dân Trường Thủy cụ thể hóa thành những lô, khoảnh rừng trồng trên địa bàn.
Đến cuối năm 2016, toàn xã có 1.200 ha rừng trồng, trong đó, thông nhựa khoảng 250 ha, còn chủ yếu là keo, tràm phần lớn đã đến tuổi khai thác. Tính ra, với 550 hộ dân toàn xã, bình quân mỗi hộ dân có hơn 2 ha rừng trồng.
Ông Tình cho biết: “Trong xã, có nhiều hộ có diện tích rừng lớn, như: hộ ông Nguyễn Văn Quý ở thôn Lục Sơn có trên 20 ha, hộ chị Nguyễn Thị Thanh ở thôn Lục Giang 50 ha... Những hộ này thực sự năng động trong việc mở rộng diện tích rừng, đầu tư thâm canh, tính toán thời điểm thu hoạch, nên họ khá giàu”. Trao đổi với các hộ gia đình này, họ cùng đưa ra những con số “làm ăn” về rừng trồng.
Đó là với rừng keo, sau 5 năm trồng là khai thác, trừ chi phí, lợi nhuận thu được là 50 triệu đồng. Tính bình quân mỗi năm trồng keo sẽ thu được 10 triệu đồng/ ha. Bên cạnh đó, mỗi ha còn giải quyết việc làm cho khoảng 50 công lao động với thu nhập khoảng 200 nghìn đồng/công.
Cũng theo ông Tình, năm 2016, toàn xã thu được hơn 6 tỷ đồng từ rừng trồng. Nhưng đó là năm thu hoạch đầu tiên đối với rừng trồng sau cơn bão số 10 năm 2013. Những năm tiếp theo diện tích thu hoạch sẽ tăng lên gấp bội, tất nhiên sẽ đưa lại nguồn thu cho địa phương lớn hơn nhiều lần so với năm 2016. Trường Thủy vẫn chưa phải là địa phương “giàu có” nhất về rừng trồng trong khu vực.
Rời xã Trường Thủy, theo đường Hồ Chí Minh cắt qua những cánh rừng trồng xanh ngút ngát chừng 7 km, chúng tôi được anh Nguyễn Xuân Quế, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lệ Thủy cùng đi, cho biết đã đến địa phận xã Thái Thủy. Thái Thủy thì chúng tôi chẳng lạ. Hơn hai chục năm về trước, chúng tôi đã về đây để tuyên truyền về dự án trồng rừng Việt Đức và sau đó là tuyên truyền về phòng chống cháy rừng. Phải nói rằng lúc ấy người dân chưa mặn mà lắm với việc trồng rừng. Sau này, người dân kể lại thời đó như chuyện cổ tích, bởi sự kém hiểu biết và không ai biết trước được rằng trồng rừng có lợi đến thế.
Ngày ấy, Thái Thủy là những xóm làng thưa thớt giữa những đồi bát úp chập chùng tím ngắt hoa sim, mua. Nhưng bây giờ đến đây mà không có người hướng dẫn thì chắc chắn... bị lạc giữa rừng trồng. “Đất trống nay bói không ra”, ông Trần Đức Phong, Chủ tịch UBND xã Thái Thủy nói khái quát về thực trạng đất trồng rừng trên địa bàn.
Thái Thủy là xã có diện tích đất trống, đồi núi trọc vào loại cao nhất trong các xã vùng bán sơn địa của huyện Lệ Thủy, nhưng đến nay đã phủ hết với thông nhựa và keo, tràm với diện tích 3.400 ha, trong đó, diện tích thông nhựa là 1.078 ha và đã được người dân khai thác trong nhiều năm qua.
Có lẽ, trừ 3 xã vùng dân tộc thiểu số, Thái Thủy là địa phương có bình quân diện tích rừng trồng cao nhất huyện với gần 3 ha/ hộ. Trong đó, có khoảng 120 hộ có diện tích trên 10 ha. Đấy là những thông tin tiếp theo mà ông Chủ tịch UBND xã đã cho chúng tôi biết. Chỉ tiếc rằng cũng như các địa phương khác ở miền tây này, bão số 10 năm 2013 đã san phẳng rừng trồng, chỉ bỏ sót lại những diện tích cây còn nhỏ, rừng thông.
Vì vậy, trong mấy năm qua, diện tích rừng đến tuổi khai thác không lớn. Riêng năm 2017, theo ông Phong sẽ có khoảng 150-200 ha, mỗi ha cho bán được giá hơn 60 triệu đồng. Các năm tiếp theo diện tích đưa vào khai thác sẽ lớn hơn nhiều. Điều đáng mừng nữa với người trồng rừng ở Thái Thủy là ngay tại địa phương, từ năm 2015, đã có cơ sở thu mua trực tiếp gỗ cho người dân, theo cơ chế “tiền trao cháo múc”.
Riêng thông nhựa, ông Phong khẳng định “Dự án Việt Đức đã thực sự tạo cú hích cho người dân vượt qua đói nghèo, với mức thu bình quân 50 triệu đồng /ha/năm và nguồn thu này là khá ổn định vì giá nhựa thông đang ở mức khá cao, khoảng 22 nghìn đồng/kg”.
Nói về tác động của rừng trồng đối với địa phương, Ông Phong cho biết, năm 2011, số hộ nghèo của xã là 30%, đến cuối năm 2016, chỉ còn 14,21%. Và chính rừng trồng đã đưa địa phương này ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn từ năm 2017. Nhiều hộ giàu lên trong những năm gần đây nhờ diện tích rừng trồng lớn, biết cách làm ăn, như: hộ ông Võ Văn Xuân ở thôn Nam Thái, hộ ông Trần Văn Sáng ở thôn Bắc Thái...
Ra khỏi rừng trồng, nhìn lên dãy núi Thi Ve xa xa, anh Quế nói ngày trước đất này cũng lắm “hảo hán” phá rừng lắm đây. Ông Phong tiếp lời, nhưng nay thì hết hẳn rồi, chính xác là từ 5 năm trở lại đây. Chính rừng trồng đã đổi đời nhiều phận người. Rồi vị chủ tịch xã kể tên những người chuyên “kiếm cơm” trong rừng nay đã “rửa tay gác kiếm” và đang khá lên từ rừng trồng, như: anh Phan Viết Tiến, Phan Viết Bảy ở thôn Thanh Sơn, anh Trần Văn Trọng ở thôn Minh Tiến...
Cũng như các địa phương vùng bán sơn địa khác trong tỉnh, các xã miền tây của Lệ Thủy đang trỗi dậy từ tiềm năng đất đai và lao động sáng tạo. Nhưng, khó khăn và những lực cản vẫn đang hiện hữu trên từng cánh rừng. (Báo Quảng Bình 26/4, Văn Hoàng – Nguyễn Tâm)đầu trang(
Chiều 26/4, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên do ông Y Thông, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nguyên làm Trưởng đoàn, đã làm việc với huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) về công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ rừng ở Tây Nguyên; việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng; Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2016-2020); kết quả sắp xếp lại doanh nghiệp lâm nghiệp, đơn vị quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Ea H’leo.
Chủ tịch UBND huyện Ea H’leo Lê Thăng Long cho biết: Huyện Ea H’leo có diện tích đất lâm nghiệp hơn 70.000 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 38.000 ha; trên địa bàn hiện có 4 công ty lâm nghiệp quản lý 35.000 ha rừng; 22 dự án cho thuê đất liên kết trồng rừng, trồng cao su, quản lý bảo vệ rừng với tổng diện tích 14.813 ha.
Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng được huyện thực hiện nghiêm túc, các ngành chức năng thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn các vụ vi phạm lâm luật trong quản lý, bảo vệ rừng; giám sát chặt việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của các công ty lâm nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án liên kết trồng rừng, trồng cao su trên địa bàn thực hiện không hiệu quả, để xảy ra việc khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng trái phép; đời sống, sinh kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số liên kết trồng rừng với các dự án không đảm bảo.
Các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến đề xuất các ngành chức năng cần quyết liệt thu hồi các dự án thuê đất, các đơn vị doanh nghiệp quản lý, bảo vệ rừng không hiệu quả; có cơ chế, chế tài xử lý đối với chủ rừng vi phạm; cần có chế độ phù hợp đối với công nhân, lao động đang hoạt động trong việc quản lý, bảo vệ rừng.
Thay mặt đoàn công tác, ông Y Thông, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đánh giá cao công tác quản lý, bảo vệ rừng của huyện Ea H’leo; đồng thời yêu cầu huyện cần thực hiện nghiêm thông báo 191 TB/VPCP của Văn phòng Chính phủ, Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục bền vững vùng Tây Nguyên; tổ chức rà soát, đánh giá lại hiệu quả các dự án cho thuê đất liên kết trồng rừng, trồng cao su, quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, đặc biệt là các dự án liên kết trồng rừng với các buôn đồng bào dân tộc thiểu số…
Trước đó, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đi kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng, liên kết trồng rừng, trồng cao su đối với Công ty TNHH Tân Tiến Ea H’leo và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại, dịch vụ Hoàng Việt Đắk Lắk tại xã Ea Son, huyện Ea H’leo. (Tin Tức 26/4, Phạm Cường)đầu trang(
Tiếp xúc cử tri huyện Cần Giờ, sáng nay, 26/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị TP HCM, các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất để có các chính sách ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những người bảo vệ giá trị đặc thù của rừng ngập mặn, rừng sinh quyển Cần Giờ...
Tại buổi tiếp xúc, cử tri huyện Cần Giờ đã nêu nhiều kiến nghị như cần sớm hoàn thành cây cầu nối huyện Cần Giờ với huyện Nhà Bè để phá thế độc đạo của phà Bình Khánh đang bị quá tải; nâng cấp tuyến đường Rừng Sác; xây dựng hệ thống kè kiên cố để chống sạt lở tại các xã như Bình Khánh, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông... Nhiều cử tri nêu ý kiến về vấn đề thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tìm đầu ra cho sản phẩm của địa phương.
Cử tri Cần Giờ kiến nghị Trung ương và TP HCM cấp kinh phí nâng cấp đường, cầu giao thông về xã; có chính sách ưu đãi kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp về Cần Giờ liên kết sản xuất, giải quyết đầu ra cho sản phẩm của người dân địa phương.
Các cử tri nêu kiến nghị với Trung ương, TP HCM quan tâm chăm lo chế độ, chính sách đối với người có công, giải quyết việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo tại địa phương, nhất là việc thu hút giáo viên dạy ngoại ngữ về Cần Giờ.
Trả lời ý kiến của cử tri huyện Cần Giờ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM sẽ trao đổi, kiến nghị với các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời những ý kiến hết sức sâu sắc, tâm huyết của cử tri địa phương, đồng thời tổng hợp các kiến nghị với Trung ương để báo cáo lên Quốc hội.
Với đặc thù của Cần Giờ là huyện miền biển duy nhất của TP HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, huyện cần hướng tới mục tiêu phát triển xanh-sạch-hiện đại, phát triển nhanh và bền vững, quan tâm tới việc bảo tồn sinh thái, bảo vệ môi trường, tập trung vào những thế mạnh đặc thù của địa phương như kinh tế biển, nông nghiệp, du lịch sinh thái-lịch sử-làng nghề.
Trung ương và TP HCM cần tập trung cải thiện hạ tầng giao thông của Cần Giờ, như đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành cầu nối Cần Giờ với huyện Nhà Bè. Cùng với đó là tu bổ, nâng cấp đường Rừng Sác; xây dựng hệ thống kè đá kiên cố nhằm chống sạt lở, ngăn chặn tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý, thực tế Cần Giờ vẫn là huyện nghèo nhất của TP HCM. Chính vì vậy, Thành phố cần có chính sách toàn diện nhằm sớm giải quyết những kiến nghị của người dân địa phương, như việc hỗ trợ vốn, cây-con giống, tạo điều kiện cho người dân ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất hàng hóa chất lượng cao, mở chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; chú trọng đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo để có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đi cùng với đó là quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân trong huyện.
Chủ tịch nước đề nghị TP HCM, các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất để có các chính sách ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phát huy truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những người bảo vệ giá trị đặc thù của rừng ngập mặn, rừng sinh quyển Cần Giờ.
Cũng trong sáng 26/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới thăm, tặng quà một số gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. (Pháp Luật Việt Nam 26/4)đầu trang(
Các DN chế biến gỗ cao su tại các tỉnh Đông Nam Bộ đang phải cạnh tranh gay gắt và đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu.
Khu vực Đông Nam Bộ hiện có hơn 537.000 ha cao su. Trong đó, tỉnh Bình Phước có 232.000 ha, Bình Dương có 133.000 ha, Tây Ninh 98.000 ha, Đồng Nai hơn 49.000 ha và Bà Rịa – Vũng Tàu là 25.000 ha. Với diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước, thế nhưng, các DN chế biến gỗ trên địa bàn các tỉnh này lại đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến.
Là DN sử dụng từ 60 – 70% nguyên liệu chế biến từ gỗ cao su, ông Điền Quang Hiệp - TĐ Cty TNHH Minh Phát 2 cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, giá gỗ cao su trong nước tăng đến 40% so với thời điểm cuối năm 2016 và vẫn đang tiếp tục tăng thêm. Dù DN ông đã có sự chuẩn bị và tích trữ nguyên liệu trước, tuy nhiên, sự biến động giá quá lớn cũng khiến cho Minh Phát 2 đang thiếu hụt khoảng 50% nguyên liệu gỗ cao su để phục vụ cho các đơn hàng chế biến xuất khẩu.
Tìm hiểu của PV Báo DĐDN tại một số tỉnh như: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương… cho thấy, nguồn nguyên liệu gỗ cao su chủ yếu lấy từ nguồn thanh lý của các vườn cao su già cỗi. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn cung cấp này đang giảm mạnh, nhiều diện tích cao su đến tuổi đã khai thác nhưng vẫn được giữ lại do giá mủ cao su đang đứng ở mức cao. Trong khi đó, chu kỳ trồng của cây cao su thường từ 35 – 40 năm.
Theo ông Đoan Hùng - Chủ DN gỗ Tín Phong tại Bình Dương, trong 10 năm gần đây, nghề chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã tăng lên nhanh chóng. Đến nay, toàn huyện có hàng trăm cơ sở và hộ gia đình làm nghề chế biến lâm sản, mỗi năm tiêu thụ hàng chục nghìn mét khối gỗ nguyên liệu. Sản phẩm gỗ xẻ, ván, gỗ bóc của huyện được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới, góp phần nâng cao đời sống của người dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, việc tăng trưởng quá nóng các cơ sở chế biến gỗ đã dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu, nhiều cơ sở hoạt động cầm chừng, không ít cơ sở cũng đã phải tạm dừng hoạt động.
Được biết, Bộ NN- PTNT vừa đưa ra dự thảo kiến nghị nhà nước tăng thuế xuất khẩu tất cả các loại gỗ rừng trồng, gỗ cao su, gỗ xẻ tăng đồng loạt tăng 20% để tránh việc thu mua của DN Trung Quốc. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Diễm - Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Đại Huy, đây mới chỉ là những giải pháp tức thời, về mặt lâu dài các tỉnh cần có kế hoạch trồng rừng thay thế sản phẩm gỗ cao su bằng các loại keo, bạch đàn…
Chia sẻ về thành công trước cơn khát nguyên liệu gỗ cao su, ông Trần Văn Đá - TGĐ Cty CP Chế biến gỗ Thuận An (GTA) cho biết, ngay từ những ngày đâì năm, GTA đã lên kế hoạch dự trữ nguồn nguyên liệu để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất.
Theo đó, Cty đã có kế hoạch đàm phán sang những nguyên liệu khác gồm: Acasia (tràm), Playwood (ván ép, MDF), để giảm giá thành đầu vào và đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cty. Cùng với đó, việc đa dạng các mặt hàng sản phẩm cũng là giải pháp giúp GTA vượt qua cơn bão nguyên liệu. Cụ thể, GTA đã cơ cấu lại sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng hàng nội thất trong tổng sản lượng sản phẩm tinh chế. Cty đã nâng tỷ trọng hàng nội thất lên 78%, tại chi nhánh Bình Phước và sẽ sản xuất 70% hàng nội thất trên thị trường toàn quốc, từ đó sẽ cân bằng được nguồn nguyên liệu gỗ các loại.
Mặt khác, theo bà Diễm, gỗ cao su là tài sản thanh lý, các DN phải thực hiện thu mua theo cơ chế đấu giá của Nhà nước. Do vậy, dù rất muốn liên kết với các DN chế biến gỗ, nhưng điều này đã khiến các DN trong ngành cao su cũng gặp khó khăn trong việc chủ động nguồn gỗ nguyên liệu.
“Hiệp hội Cao su (VRA) đang kiến nghị Bộ Tài chính xem xét gỗ cao su không thuộc diện thanh lý mà bình đẳng như các loại gỗ trồng thiên nhiên khác (gỗ keo, gỗ bạch đàn). Từ đó tạo điều kiện cho việc chủ động quyền điều hành, kế hoạch rải vụ, thời gian thanh lý… gỗ nguyên liệu cao su khi cần thiết. Khi đó, nguồn gỗ cao su cung cấp ra thị trường sẽ ổn định hơn và sự liên kết giữa các DN cao su với DN chế biến gỗ mới chủ động và bền chặt hơn”- bà Trần Thị Thúy Hoa - Trưởng ban Tư vấn phát triển ngành VRA cho biết. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 27/4, Mai Thanh)đầu trang(./.
|
|||