Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 24 tháng 04 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Bước vào cao điểm của mùa khô các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống cháy rừng phải ứng trực 24/24 giờ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Để chia sẻ khó khăn, động viên tinh thần, sáng 20/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau đến thăm, tặng quà cho lực lượng phòng, chống cháy rừng trên lâm phần Vườn Quốc gia U Minh Hạ thuộc địa bàn 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Đoàn đến thăm và tặng 30 thùng mì gói, 50 lốc nước suối, trị giá gần 6 triệu đồng cho 13 đơn vị đang túc trực phòng, chống cháy rừng. Nguồn kinh phí này do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau huy động ngày lương của cán bộ, công chức, người lao động đóng góp.
Hiện nay, hơn 8.500 ha rừng tràm tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã khô hạn; trong đó, có 476 ha dự báo cháy cấp III, diện tích còn lại dự báo cháy cấp II. Lực lượng bố trí trực tại các trạm, chốt, chòi canh 80 người. Ngoài ra còn có thể huy động lực lượng dự phòng lên đến gần 1.200 người khi có sự cố xảy ra. Hiện tại, đã huy động 11 tổ máy bơm có công suất từ 50 – 82 CV và 2 máy bơm phao ứng trực sẵn sàng.(Đài PTTH Cà Mau 20/4, Trần Chuyến)đầu trang(
Trưa 21-4, tại khu vực rừng tràm Bưu Điện (thuộc xã Tân Tuyến, Tri Tôn) xảy ra một vụ cháy lớn, ước thiệt hại bước đầu khoảng 30 héc-ta rừng tràm tái sinh.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Trần Anh Thư, cho biết, ngay sau khi vụ cháy được phát hiện, cùng với lực lượng tại chỗ, tỉnh đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự, các đơn vị thuộc Quân khu 9 đóng trên địa bàn huyện Tri Tôn cùng đông đảo Nhân dân tham gia chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi cũng đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ huy công tác dập lửa cứu rừng.
Đến gần 20 giờ tối 21-4, đám cháy cơ bản đã được dập tắt. Do trời tối, nên các lực lượng chữa cháy tạm thời rút ra ngoài sau khi đã khoanh vùng, tạo các đường băng cản lửa, không để lây lan sang khu vực rừng tràm Tỉnh đội và khu vực nhà dân xung quanh.
Ông Thư cho biết, vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 30 héc-ta rừng tràm, chủ yếu là rừng tràm tái sinh và cỏ. Vùng xảy cháy tiếp giáp với khu vực rừng tràm Tỉnh đội (có diện tích khoảng 250 héc-ta) và nhiều nhà dân gần đó.
Sáng 22-4, công tác chữa cháy sẽ tiếp tục, nhằm xử lý những điểm còn âm ỉ, dập tắt hoàn toàn đám cháy. Các ngành chức năng đang thống kê mức độ thiệt hại tài nguyên rừng và truy tìm nguyên nhân vụ cháy. (Báo An Giang 22/4, Ngô Chuẩn)đầu trang(
Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp, trong thời điểm cuối tháng 4/2017, trên địa bàn tỉnh có 16 khu vực rừng dự báo có khả năng cháy, trong đó có 7 khu vực có khả năng cháy lớn (cấp IV – cấp nguy hiểm).
Ông Bùi Văn Son, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp cho biết, tòan tỉnh có trên 6.056 ha rừng; trong đó, rừng đặc dụng hơn 2.600 ha, rừng phòng hộ 1.134 ha, số còn lại là rừng sản xuất.
Trong những tháng đầu năm 2017, lực lượng Kiểm lâm Đồng Tháp đã tổ chức gần 200 lượt tuần tra, kiểm soát chống xâm nhập trái phép vào rừng, và tổ chức kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Theo ông Bùi Văn Son, tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt, mực nước các sông, kênh, rạch xuống thấp, tổng lượng mưa giảm và thiếu hụt từ 10-20% so với cùng kỳ nhiều năm. Khó khăn hiện nay đó là diện tích rừng phân bố rải rác, tiếp giáp đất sản xuất nông nghiệp, khu dân cư nên tình trạng xâm nhập trái phép vào rừng để khai thác tài nguyên rừng vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn triệt để. Cùng với đó, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn kéo dài.
Dự báo trong thời điểm cuối tháng 4/2017, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 16 khu vực rừng dự báo có khả năng cháy; trong đó có 7 khu vực có nguy cơ cháy lớn (cấp IV – cấp nguy hiểm), gồm: khu vực rừng phòng hộ biên giới thuộc Đòan KTQP 959, khu A3 và khu A4 thuộc Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu vực lô 3 Trại Động Cát, Bắc Tháp Mười (huyện Tháp Mười), và khu vực rừng tràm Gò Tháp. Ngòai ra còn 9 khu vực rừng dự báo có khả năng dễ cháy (cấp III – cấp cao).
Đây là những khu rừng tràm, rừng bạch đàn tiếp giáp với đất sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nắng nóng, có nguy cơ cháy cao. Do đó, Chi cục kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp đề nghị 10 đơn vị rừng không được chủ quan, tăng cường tuần tra kiểm soát, không cho người xâm nhập vào rừng trái phép, bảo vệ túc trực 24/24 giờ phòng cháy chữa cháy rừng, sẵn sàng xử lý có hiệu quả mọi tình huống xảy ra, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”.
Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện có rừng và các đơn vị quản lý rừng trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra. (Tài Nguyên & Môi Trường 21/4, Thanh Bạch)đầu trang(
Ngày 21-4, tại Bộ CHQS tỉnh đã diễn ra hội nghị giao ban công tác đóng quân canh phòng và hiệp đồng phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng chống cháy nổ, cứu sập và tìm kiếm cứu nạn năm 2017.
Công tác đóng quân canh phòng quý I năm 2017 đã được Bộ Tư lệnh Quân khu, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, lãnh chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh, các đơn vị quân đội, các địa phương quán triệt thực hiện nghiêm túc; duy trì nghiêm công tác phối hợp với các lực lượng, nắm và quản lý chắc tình hình địa bàn về ANCT-TTATXH; duy trì và thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng kế hoạch luyện tập các phương án bảo vệ cơ quan, đơn vị, phòng chống cháy nổ…Duy trì tốt nhiệm vụ kiểm soát quân sự trong các ngày lễ lớn của Trung ương và địa phương; bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ quan, đơn vị.
Công tác hiệp đồng phòng, chống thiên tai; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng chống cháy nổ, cứu sập và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 cũng đã được triển khai với các phương án cụ thể, chi tiết, chu đáo, chặt chẽ, cụ thể, sát tình hình thực tế. Sau hiệp đồng, các cơ quan đơn vị sẽ nắm chắc nhiệm vụ, địa bàn đảm nhiệm, làm tốt công tác chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.
Qua các nội dung hiệp đồng cũng thống nhất về sử dụng lực lượng, hành động của các đơn vị thuộc quyền và các đơn vị thuộc khối khi tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố cháy nổ và cứu sập, PCCC rừng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị Bộ CHQS tỉnh nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. (Báo Phú Thọ 21/4, Nguyễn Quốc)đầu trang(
3 mùa nắng nóng, ông Lê Minh Chánh (tự Ba Chánh, ấp 1, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) tình nguyện xin làm chân gác phòng chống cháy rừng tại điểm cầu số 7 (Trạm Kiểm lâm Suối Cốp) từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày.
Trên 35 năm gắn bó với những cánh rừng già: Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An nên ông Ba Chánh rất quý rừng, nhớ công việc của người giữ rừng. Năm 2011, ông Ba Chánh về hưu.  Năm 2015, ông Ba Chánh xin Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai bố trí cho ông chân gác rừng mùa nắng cho đỡ nhớ. Bởi rừng trong tim ông Ba Chánh mãi là tình yêu và trách nhiệm. (Báo Đồng Nai 22/4, Đoàn Phú)đầu trang(
Vào khoảng 12 giờ 45 ngày 21/4 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại khu vực rừng tràm Bưu Điện thuộc xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Ngọn lửa đã thiêu rụi khoảng 30 ha rừng tràm tái sinh.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Ban Chỉ huy phòng chống cháy rừng huyện Tri Tôn đã huy động phương tiện cùng các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự và đông đảo nhân dân có mặt kịp thời phối hợp với lực lượng chữa cháy tại chỗ tham gia dập lửa. Do diện tích rừng rộng cùng với thời tiết nắng nóng kéo dài, lớp thực bì và lá khô nhiều nên việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn khó.
Đến khoảng 19 giờ 30 phút tối cùng ngày, đám cháy cơ bản đã được dập tắt; Lực lượng chữa cháy cũng đã khoanh vùng, tạo các đường băng cản lửa, không để lây lan sang khu vực rừng tràm Tỉnh đội có diện tích khoảng 250ha và khu vực nhà dân xung quanh. (ANTV 22/4, BT)đầu trang(
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm lâm luật vẫn tái diễn khiến tài nguyên rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ giữa năm 2016, các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều biện pháp, giải pháp từng bước khôi phục rừng bền vững.
Tìm hiểu thực tế công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng Tây Nguyên những năm gần đây cho thấy, tình trạng vi phạm lâm luật đã có chiều hướng giảm về số vụ, về diện tích thiệt hại. Cụ thể, năm 2015, toàn vùng phát hiện xử lý 6.034 vụ vi phạm lâm luật với diện tích rừng bị phá trái phép 550,8ha. Năm 2016, toàn vùng phát hiện và xử lý 3.875 vụ vi phạm lâm luật, diện tích rừng bị phá 329,63ha; giảm 36% về số vụ và gần 40% về diện tích rừng bị phá so với năm 2015. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, rừng Tây Nguyên vẫn tiếp tục bị tàn phá, khai thác trái phép.
Trao đổi với chúng tôi xung quanh tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng trong 3 tháng đầu năm 2017, đồng chí Nguyễn Ngọc Rân, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết: Toàn tỉnh phát hiện, xử lý 197 vụ vi phạm lâm luật, giảm 12 vụ so với cùng kỳ năm 2016; trong đó có 7 vụ khởi tố hình sự, thu giữ hơn 400m3 gỗ và 49 phương tiện các loại.
Tại tỉnh Đắc Lắc, một trong những địa phương đã từng nổi lên nhiều điểm nóng vi phạm lâm luật, đồng chí Nguyễn Thành Văn, Phó trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng-Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắc Lắc khẳng định: Tình hình vi phạm lâm luật giảm, nhưng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là ở các huyện biên giới Buôn Đôn và Ea Súp. Trong 3 tháng đầu năm 2017, tỉnh Đắc Lắc phát hiện, xử lý 293 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ rừng, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó 1 vụ xử lý hình sự (giảm 2 vụ so với cùng kỳ năm 2016).
Để tìm hiểu thực tế tình trạng vi phạm lâm luật trên địa bàn Tây Nguyên, trung tuần tháng 3 vừa qua, chúng tôi đã đến huyện biên giới Ea Súp (Đắc Lắc). Tại Tiểu khu 149 do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’Mơ quản lý, chúng tôi tận mắt chứng kiến hiện trường hàng trăm cây rừng bị triệt hạ, đang được lực lượng kiểm lâm huyện Ea Súp tiến hành thu gom để xử lý. Tại lô 31, khoảnh 9, Tiểu khu 144 do Làng Thanh niên lập nghiệp (Tỉnh đoàn Đắc Lắc) quản lý, lâm tặc dựng hẳn một lán trại với đủ vật dụng như quần áo, võng, soong nồi và cả thực phẩm, một dàn cưa mâm… để khai thác gỗ.
Hiện trường để lại khá nhiều mùn cưa và bìa gỗ mới xẻ. Ngoài khối lượng gỗ lâm tặc đã chuyển đi, tại hiện trường, lực lượng chức năng kiểm đếm được 415 lóng gỗ dầu với khối lượng hơn 32m3 nằm ngổn ngang xung quanh lán trại.
Nội dung Thông báo số 191/TB-VPCP, ngày 22-7-2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 đã nêu rõ: Mục tiêu đến năm 2020, nâng tỷ lệ che phủ rừng khu vực Tây Nguyên lên 59%.
Để đạt mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương vùng Tây Nguyên tập trung chỉ đạo, nỗ lực khắc phục các hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng; đồng thời có cơ chế, chính sách đột phá, tạo chuyển biến căn bản, rõ nét trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Cụ thể hóa sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh Tây Nguyên đã xây dựng kế hoạch hành động sát thực, đạt hiệu quả bước đầu. Đối với tỉnh Đắc Lắc, ngày 10-10-2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắc Lắc ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU, về tăng cường các giải pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững.
Ngày 21-11-2016, UBND tỉnh Đắc Lắc có Quyết định số 3472/QĐ-UBND, ban hành Chương trình hành động thực hiện các giải pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020. Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắc Lắc đã xây dựng Chương trình hành động, trong đó xác định: Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trước mắt, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắc Lắc đề ra mục tiêu, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng từ 39,2% năm 2015 lên 40,2% năm 2020 và 42,1% năm 2025.
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 5113/KH-UBND, ngày 4-11-2016, triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về “các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn.
Đồng chí Kpă Thuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết: Tỉnh quyết tâm quản lý tốt 623.280ha rừng tự nhiên hiện có; giai đoạn 2016-2020, tổ chức giao khoán quản lý 127.984ha; khoanh nuôi tái sinh 1.300ha; cải tạo 1.121ha rừng nghèo kiệt và làm giàu rừng khoảng 1.316ha. Tuy nhiên, theo phân tích của đồng chí Nguyễn Ngọc Rân, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Gia Lai lâu nay vẫn là quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng, nhất là tại các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng còn hạn chế.
Bên cạnh đó, kinh phí bảo đảm công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng quá hạn hẹp. Cụ thể, mỗi năm, UBND tỉnh Gia Lai trích ngân sách khoảng 2 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống cháy rừng mùa khô, trong khi đó trang thiết bị, phương tiện phòng, chống cháy rừng của các chủ rừng lâu nay rất thiếu thốn.
Tương tự, các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Nông và Đắc Lắc cũng gặp khó khăn về kinh phí bảo đảm cho công tác bảo vệ, phát triển rừng. Theo ông Nguyễn Thành Văn, Phó trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng-Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắc Lắc: Từ năm 2016 đến nay, ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp 7,9 tỷ đồng cho hoạt động bảo vệ rừng thì tỉnh Đắc Lắc chưa huy động được nguồn kinh phí nào để đầu tư cho công tác khôi phục rừng. Thậm chí, ngay cả kế hoạch trồng mới 4.800ha rừng trong năm 2017 này cũng khó hoàn thành, vì đến tháng 4-2017, các doanh nghiệp chỉ đăng ký trồng 1.800ha, nguyên nhân chính do thiếu vốn (!).
Được biết, Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, đề ra mục tiêu: Bảo vệ, duy trì 2.253.804ha rừng tự nhiên; xử lý dứt điểm 282.896ha rừng đang bị tranh chấp, lấn chiếm; mỗi năm giảm 15-20% số vụ vi phạm và giảm 50% diện tích rừng bị phá, đến năm 2020, cơ bản không còn xảy ra phá rừng; giai đoạn 2016-2020 trồng 58.350ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 73.345ha rừng và trồng 28 triệu cây phân tán. Phấn đấu đến năm 2020, toàn vùng Tây Nguyên có 2,71 triệu héc-ta rừng, độ che phủ đạt 59%. Tổng kinh phí thực hiện đề án 8.927 tỷ đồng.
Để thực hiện hiệu quả Dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên, Tiến sĩ Trương Hồng, quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng: Bên cạnh các biện pháp tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ rừng hiện có, cần cơ chế chính sách rõ ràng cho người dân có thể sống và làm giàu từ nghề rừng (ví dụ người trồng rừng, giữ rừng có thể khai thác lâm sản phụ, trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng); ưu tiên đầu tư kinh phí cho phát triển rừng. (Quân Đội Nhân Dân 22/4, Kiều Bình Định)đầu trang(
Báo Thanh tra đã phản ánh tình trạng chặt phá rừng tại Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn diễn ra khiến hàng chục cây gỗ nghiến (nhóm IIA), trong đó, nhiều cây có độ tuổi hàng trăm năm bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc. Tuy nhiên, không những không ngăn chặn được nạn phá rừng, lãnh đạo VQG Ba Bể lại có nhiều động thái nhằm che giấu tình trạng trên.
Theo báo cáo của Ban Quản lý VQG Ba Bể, trong năm 2015, đã phát hiện và xử lý 79 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn quản lý, tăng 12 vụ so với năm 2014. Trong đó, khai thác mới có 6 vụ với 9 cây gỗ bị chặt phá (1 cây gỗ sấu và 8 cây gỗ nghiến) với tổng khối lượng là 54,5m3.
Hết năm 2016, vườn đã phát hiện và xử lý 48 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (giảm 31 vụ so với năm 2015). Tuy nhiên, nạn khai thác rừng trái phép đã phát hiện 11 vụ với 16 cây bị chặt hạ, trong đó có 10 cây gỗ nghiến với khối lượng hơn 105m3 gỗ và 6 cây gỗ khác với khối lượng khoảng 15m3.
Cũng theo báo cáo quý I của VQG Ba Bể, tính đến ngày 24/3/2017 đã có 7 vụ chặt hạ 10 cây gỗ các loại, trong đó có 9 cây gỗ nghiến với khối lượng hơn 59m3 và 1 cây gỗ phay hơn 2,4m3.
Theo báo cáo của VQG Ba Bể thì không có 1 cây gỗ nghiến (nhóm IIA) mới bị chặt hạ, lá vẫn còn tươi mà tổ công tác đã xác nhận, khối lượng bị thiệt hại là 4,09m3(khối lượng thiệt hại theo hồ sơ của Hạt Kiểm lâm VQG xác định ngày 26/12/2016) tại khu vực Lùng Mấu, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Căn cứ kết quả kiểm tra và báo chí phản ánh có 1 cây gỗ nghiến mới bị chặt hạ gần lòng hồ là đúng sự thật nhưng thời điểm chặt hạ không đúng ngày 5/3/2017.
Tại hiện trường khu vực Ao Tiên, thuộc thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, tổ công tác tiếp tục phát hiện có 3 cây gỗ nghiến đã bị chặt hạ trái phép với tổng khối lượng là 20,252m3 (thời điểm chặt hạ là vào ngày 20/3/2016) chưa được lập hồ sơ báo cáo theo quy định. Đáng nói là, dù được chặt đã… 1 năm nhưng lá trên các cây này vẫn còn xanh và nhựa từ gốc vẫn đang chảy ra theo như những hình ảnh mà PV đã ghi nhận thực tế hiện trường.
Người dân phản ánh có 6 cây gỗ nghiến, cả mới và cũ bị chặt hạ tại khu vực Khâu Củm, Bản Cám, xã Nam Mẫu đối diện Ao Tiên với tình trạng lá vẫn còn xanh và gốc cây vẫn đang chảy nhựa chứng tỏ mới bị chặt và nhiều khả năng là không có trong báo cáo của vườn. Tức là nếu thống kê đầy đủ thì số lượng phải lớn hơn rất nhiều.
Câu hỏi được đặt ra là: Với tốc độ chặt phá rừng như đang diễn ra thì những cây gỗ nghiến còn lại tại VQG Ba Bể tồn tại được đến bao lâu nữa? Cần nhắc lại, tháng 10/2016, tại khu vực Lùng Duốc có 1 cây nghiến bị chặt hạ với tổng khối lượng lên tới 61,026m3 gỗ. Theo lời ông Bùi Văn Quang, quyền Giám đốc Vườn thì cây nghiến này có tuổi đời trên 200 năm.
Trong ngày 12/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra Thông báo số 39 với nội dung kết luận của ông Lý Thái Hải - Chủ tịch UBND tỉnh - về tình trạng chặt phá rừng nghiến tại VQG Ba Bể.
Trước đó, vào ngày 9/4, ông Lý Thái Hải đã chủ trì cuộc họp bàn, xem xét giải quyết về tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái pháp luật. Tại cuộc họp, ông Hải đã yêu cầu VQG Ba Bể phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng chặt phá rừng. Nếu phát hiện được cán bộ thiếu trách nhiệm, bao che… sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/4.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn trả lời với báo chí: “Trong chuyến kiểm tra, tôi phát hiện thêm 7 cây gỗ nghiến bị đốn hạ trong khu vực VQG Ba Bể. Sau đó, tôi đã chỉ đạo thành lập 4 tổ công tác thường xuyên kiểm tra và chốt chặn những chỗ hiểm yếu mà bọn lâm tặc có thể đi qua để xử lý”.
Tại mục 5, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã nêu: Xác định  rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức địa phương.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị nhân dân coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tại địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trong buổi làm việc với PV Báo Thanh tra, ông Nguyễn Quốc Trị, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (phụ trách Cục Kiểm lâm), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Để xảy ra tình trạng mất rừng thì người phải chịu trách nhiệm là chủ rừng được giao quản lý và tiếp đến là trách nhiệm của lãnh đạo địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng.
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn cho biết, trong VQG Ba Bể có 36 nhân sự là kiểm lâm nhưng chỉ là những viên chức kiểm lâm chứ không phải công chức kiểm lâm nên không có thẩm quyền xử phạt "lâm tặc" như công chức kiểm lâm!
Ông Nguyễn Quốc Trị cho biết thêm, tình trạng viên chức kiểm lâm thì hiện nay tại các vườn có khoảng gần 4.000 người đang thực thi nhiệm vụ. Theo quy định thì giám đốc vườn phải là công chức kiểm lâm để ký các quyết định xử phạt. Việc bố trí nhân sự (công chức hay viên chức kiểm lâm) tại các vườn là do UBND các tỉnh sắp xếp, quyết định.
Trong buổi làm việc với PV, ông Bùi Văn Quang, quyền Giám đốc kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ba Bể thừa nhận, trước kia khi còn làm ở huyện thì ông là công chức nhưng khi chuyển sang làm Phó Giám đốc VQG Ba Bể thì ông lại là viên chức. Hiện tại, ông vẫn là viên chức kiểm lâm vì không còn tuổi bổ nhiệm Giám đốc mà chỉ là quyền Giám đốc.
Qua đó, có thể thấy nhiều bất cập trong tổ chức và bảo vệ VQG Ba Bể. Có thể điều đó đã dẫn đến tình trạng VQG này liên tiếp có việc các cây gỗ quý bị chặt hạ và VQG vẫn "chảy máu". (Thanh Tra 21/4, Nam Dũng)đầu trang(
Trong những tháng đầu năm, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên những cánh rừng do đơn vị quản lý. Qua quá trình kiểm tra, nắm bắt tình hình tại cơ sở, Ban Quản lý đã tìm ra những mặt hạn chế, thiếu sót và chỉ đạo kịp thời để giảm thiểu các vụ vi phạm về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn.
Ông Nguyễn Ngọc Đệ, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình cho biết, tổng diện tích rừng Ban đang quản lý là hơn 39.700 ha. Trong 3 tháng đầu năm, Ban đã phối hợp với lực lượng Kiểm lâm địa bàn, chính quyền địa phương tuần tra, kiểm tra 50 lượt, phát hiện 5 vụ vi phạm về khai thác lâm sản trái phép, bắt 3 đối tượng vi phạm, thu giữ 2 cưa xăng; phối hợp với tổ công tác liên ngành truy quét 6 lượt tại lưu vực hồ sinh thái Na Hang.
Trong đó, ngày 6-2-2017, Trạm bảo vệ rừng Phúc Yên đã tổ chức tuần tra, phát hiện và bắt quả tang đối tượng Triệu Tòn Lai, trú tại thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên khai thác gỗ nghiến trái phép trong rừng phòng hộ tại khu vực Tát Nga, xã Phúc Yên với khối lượng 0,3m3. Cán bộ Trạm đã tịch thu 1 cưa xăng, lập hồ sơ bàn giao cơ quan chức năng xử lý.
Ngày 20-2-2017, Trạm bảo vệ rừng xã Lăng Can đã tổ chức tuần tra, kiểm tra phát hiện và bắt quả tang Nguyễn Văn Tự, thôn Bản Kè, xã Lăng Can cùng các đối tượng khác khai thác rễ cây gụ hương trọng lượng 50 kg. Trạm đã tạm giữ 1 cưa xăng, lập hồ sơ ban đầu ban giao cơ quan chức năng thẩm quyền giải quyết…
Để tăng cường biện pháp bảo vệ rừng, Ban đã tổ chức lực lượng mật phục thường xuyên vào ban đêm. Ban cũng phối hợp với Công an huyện, Kiểm lâm huyện và UBND các xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng; xây dựng Quy chế phối hợp giữa Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng với Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Na Hang trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đến nay Ban quản lý đã ký hợp đồng với 187 tổ chức, cá nhân giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích gần 13.600 ha. Ban đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên kiểm tra, giám sát các hộ tuần tra bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết. Với các hộ vi phạm hợp đồng, Ban xử lý dứt điểm và chấm dứt hợp đồng.
Trong năm 2017, Ban xác định các khu vực trọng điểm về khai thác cần quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt gồm: Khu vực Khau Điêu, Lũng Nhòi, xã Khuôn Hà; khu vực Thôm Công, Nà Múng, xã Phúc Yên; khu vực Nà Phường, xã Thượng Lâm. Các đối tượng khai thác chủ yếu là nhân dân trên địa bàn.
Đối với khu lưu vực hồ sinh thái Na Hang, Ban bố trí 2 trạm bảo vệ rừng, trong đó một trạm tại khu vực Nặm Me xã Khuôn Hà, một trạm tại khu vực Khuôn Phay – Nà Khiềng xã Phúc Yên. Khu vực từ Thông Côm đến bến thuyền Nà Lịch nằm giáp hai xã Phúc Yên, Khuôn Hà, cũng là điểm trung gian giữa Trạm bảo vệ rừng Nặm Me và chốt bảo vệ rừng Khuôn Phay.
Hằng tháng, Ban tổ chức họp giao ban đầu tháng để đánh giá, nắm bắt tình hình hoạt động trong tháng, đánh giá về tình hình quản lý và bảo vệ rừng, đề xuất các biện pháp, xây dựng kế hoạch ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng trong các tháng tiếp theo. (Báo Tuyên Quang 22/4)đầu trang(
​Trong quản lý bảo vệ rừng ở địa phương, kiểm lâm địa bàn có vai trò rất quan trọng. Phát huy vai trò của lực lượng này, Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông đang góp phần tích cực vào việc bảo vệ rừng ở địa phương.
Đến xã Đăk Na, nhìn đâu cũng thấy rừng. Vào làng Đăk Ríp 1, chúng tôi gặp A Liễu – Thôn trưởng thôn Đăk Ríp 1. Trao đổi về công tác bảo vệ rừng, A Liễu phấn khởi cho biết, làng phối hợp kiểm lâm địa bàn thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ rừng. Người dân trong làng được nhận tiền quản lý bảo vệ rừng, cùng nhau bảo vệ rừng, không ai dám phá rừng đâu.
Để có thể bảo vệ tốt tài nguyên rừng nhận khoán, dân làng Đăk Ríp 1 phân chia nhau tuần tra bảo vệ rừng theo nhóm hộ, mỗi nhóm từ 10-13 hộ. Hàng tuần, các nhóm thay phiên nhau đi tuần tra. Nếu phát hiện lâm tặc hay có dấu hiệu gì bất thường, dân làng sẽ báo cho kiểm lâm địa bàn và chính quyền giải quyết.
Bàn về công tác bảo vệ rừng, A Dũng- Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Na cho biết, xã có 8.400ha đất tự nhiên, trong đó có gần 5.700ha rừng và đất rừng. Trong công tác bảo vệ rừng, kiểm lâm địa bàn là người trực tiếp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Trong thời gian gần đây, trên địa bàn xã không xảy ra các vụ xâm hại rừng. Rừng được bảo vệ và phát triển tốt.
Song, khó khăn đặt ra hiện nay, Hạt Kiểm lâm huyện không đủ nhân lực để bố trí mỗi xã một kiểm lâm địa bàn. Trong 11 xã, Hạt chỉ bố trí 8 kiểm lâm địa bàn/8 xã. Các xã còn lại, Hạt bố trí kiểm lâm địa bàn theo hình thức kiêm nhiệm (nghĩa là một kiểm lâm phụ trách 2 xã).
Ông Nguyễn Đình Nhiên – Kiểm lâm địa bàn xã Đăk Tờ Kan và xã Đăk Rơ Ông cho biết: Được giao nhiệm vụ phụ trách 2 xã, nhiều lúc triển khai nhiệm vụ chuyên môn gặp khó khăn. Trong những lúc 2 xã cùng triển khai nhiệm vụ, được xã này thì sẽ mất xã kia. Nếu đủ nguồn nhân lực, mỗi kiểm lâm địa bàn phụ trách một xã sẽ thuận lợi hơn.
Để bảo vệ rừng có hiệu quả, Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu UBND huyện ban hành phương án phối hợp tuần tra, truy quét các điểm nóng về hành vi khai thác, mua bán, cất giấu, vận chuyển lâm sản trái phép; thành lập chốt liên ngành tại xã Đăk Tờ Kan để kiểm tra, kiểm soát tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép ở 4 xã phía tây của huyện gồm: Đăk Sao, Đăk Na, Đăk Rơ Ông và Đăk Tờ Kan. Đồng thời chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với ngành và chủ rừng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân cung cấp thông tin, tố giác kịp thời các hành vi vi phạm phá rừng, khai thác rừng… trái pháp luật.
Thông qua việc phát huy vai trò của kiểm lâm địa bàn và tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, theo đánh giá năm 2016, Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương phát hiện 15 vụ vi phạm lâm luật, trong đó 2 vụ phát nương làm rẫy, 5 vụ khai thác hơn 40m3 gỗ quy tròn và 8 vụ mua bán, cất giữ trên 7m3 gỗ trái phép. Trong những tháng đầu năm 2017, tình hình khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn có những chuyển biến tích cực,  số vụ vi phạm giảm hơn so với trước.
Ông Ngô Trí Nam – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện đánh giá cao vai trò của kiểm lâm địa bàn trong công tác bảo vệ rừng ở địa phương. Để tiếp tục phát huy vai trò của kiểm lâm địa bàn, trong thời gian đến, Hạt Kiểm lâm huyện tăng cường chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với các ngành, chủ rừng tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng; phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng; lập danh sách những đối tượng đầu nậu khai thác, mua bán, chế biến lâm sản trái phép để có kế hoạch theo dõi, xử lý nghiêm minh khi các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật…
Trước những yêu cầu đặt ra, ông Ngô Trí Nam đề nghị cấp trên quan tâm, xem xét tăng cường thêm lực lượng cho đơn vị bảo đảm mỗi xã một kiểm lâm địa bàn nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao. (Báo Kon Tum 22/4. Đào Nguyên)đầu trang(
Hiện nay huyện Hướng Hóa đang bắt đầu bước mùa khô năm 2017, thời tiết hanh khô kéo dài kèm gió Tây Nam thổi mạnh khiến nhiều diện tích rừng đứng trước nguy cơ xảy ra các vụ cháy rất cao.
Để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các vụ cháy rừng có thể xảy ra, UBND huyện đã yêu cầu các ban ngành chức năng cấp huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường triển khai các biện pháp bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn.
Theo đó, đến nay toàn huyện đã thành lập 242 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với trên 2.000 lượt người tham gia. Tại các xã, thị trấn đã thành lập, củng cố 20 Ban chỉ huy bảo vệ rừng cấp xã. Đồng thời, UBND huyện cũng chỉ đạo các Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện, xã xây dựng phương án bảo vệ, PCCCR năm 2017 phù hợp với tình hình mới để chủ động ứng phó với thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp.
Tại huyện Hướng Hóa, mùa khô thường trùng với thời điểm đồng bào Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn tiến hành đốt dọn thực bì chuẩn bị cho mùa làm nương rẫy trong năm dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
Trước tình hình đó, ngay từ trước mùa khô Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân phát rẫy đúng quy định và đúng diện tích quy hoạch được duyệt.
Toàn huyện Hướng Hóa hiện có khoảng 49.000 ha đất có rừng (trong đó diện tích rừng tự nhiên hơn 43.000 ha và diện tích rừng trồng 6.000 ha). Ngoài diện tích rừng tự nhiên đã được giao cho các chủ rừng như Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, UBND các xã trực tiếp quản lý, bảo vệ theo quy định định pháp luật, đến nay huyện đã giao hơn 3.000 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ và hưởng lợi.
Nhờ làm tốt công tác bảo vệ, PCCCR, từ đầu năm đến nay trên địa bàn chưa xảy ra vụ cháy nghiêm trọng nào. (Báo Quảng Trị 20/4)đầu trang(
Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, từ đầu năm tới nay, đã kiểm tra phát hiện, lập biên bản 100 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 17 vụ so với cùng kỳ. Tổng thu nộp ngân sách hơn 830 triệu đồng.
Ông Lương Ngọc Hoan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Sơn La cho biết: Từ đầu năm 2017 tới nay, Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương, chủ rừng để tổ chức tuần tra, kiểm tra các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến và kinh doanh lâm sản. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Kết quả, đã phát hiện, lập biên bản 100 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, chủ yếu là buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép với 65 vụ, tịch thu hơn 21m3 gỗ các loại. 7 vụ vi phạm phá rừng làm nương rẫy trái phép, thiệt hại hơn 0,7ha rừng non tái sinh. 5 vụ khai thác lâm sản trái phép, tịch thu hơn 7m3 gỗ các loại. 16 vụ cất giữ lâm sản, tịch thu hơn 15 m3 gỗ các loại.
Hiện đã xử lý 96 vụ, phạt hành chính hơn 569 triệu đồng. Tổng thu nộp ngân sách hơn 830 triệu đồng.
Trong công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), diện tích rừng hiện còn dự kiến tổ chức đưa vào bảo vệ năm 2017 là 609.967ha. Với vai trò cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2011-2020, Chi cục Kiểm lâm đã đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR giữa huyện với xã; cam kết giữa xã, chủ rừng với bản, hộ gia đình thực hiện quản lý bảo vệ rừng, PCCCR ở các địa bàn trọng điểm. Tổ chức thường trực bảo vệ rừng và PCCCR 24h/ngày tại các trụ sở. Triển khai diễn tập PCCCR tại các huyện, thành phố.
Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục chỉnh lý các phương án bảo vệ, PCCCR cho phù hợp với những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy để đảm bảo tính sát thực tế tại địa phương và có kế hoạch thực hiện cụ thể để không lúng túng khi có cháy xảy ra.
Đồng thời, tiến hành tu sửa, phát dọn thực bì các công trình đường băng cản lửa; chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, phương tiện PCCCR, quản lý và khai thác sử dụng hiệu quả phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng và các điều kiện phục vụ công tác PCCCR với phương châm 4 tại chỗ.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ rừng, PCCCR theo chế độ thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất với các đơn vị và chủ rừng. Rà soát, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, bộ đội biên phòng trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về PCCCR. (Tài Nguyên & Môi Trường 23/4, Nguyễn Nga)đầu trang(
Ngày 20-4, tại Hà Nội, Hội Chủ rừng Việt Nam phối hợp với Trung tâm vì Con người và Rừng (RECOFTC); Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Hội thảo quốc gia về quyền hưởng dụng của các chủ rừng là hộ gia đình và cộng đồng nhằm đưa ra các kiến nghị đối với dự thảo số 5 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi.
Hiện nay cả nước có gần 1,5 triệu hộ gia đình, hơn một nghìn cá nhân được giao đất giao rừng, cùng với hàng trăm các tổ chức là các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, các công ty lâm nghiệp và tổ chức quản lý các khu rừng nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Theo ông Hứa Đức Nhị, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, các quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 và trong Dự thảo luật sửa đổi chỉ đề cập chủ yếu đến các chủ rừng là các hộ gia đình, cá nhân, các cộng đồng dân cư được giao đất, giao rừng. Như vậy, rất nhiều các hộ gia đình, cá nhân làm rừng hiện nay nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của các quy định trong luật, như: Những người trồng rừng trên đất của chủ rừng khác; những cộng đồng dân cư đã gắn bó với rừng từ nhiều đời nay…
Các đại biểu tham gia hội thảo đều đồng thuận cho rằng, cần tăng cường việc đảm bảo quyền lợi của các hộ gia đình và các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, đặc biệt là quyền của các nhóm yếu thế thông qua các quy định về tăng quyền tiếp cận của người dân đối với rừng như quyền sở hữu, quyền khai thác, định đoạt tài sản…Dự thảo số 5 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng dự kiến sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới. (Quân Đội Nhân Dân 20/4, Băng Châu)đầu trang(
Cả một khu rừng nguyên sinh sừng sững cạnh khu dân cư, không bị chặt phá mà được bảo vệ bởi một hương ước riêng của làng Nghi Sơn, Quảng Nam.
Khu rừng nguyên sinh có tên Cấm Miếu rộng khoảng 10 ha, xanh ngút ngàn, nằm cách QL1 đoạn ngang qua H.Quế Sơn chừng 15 km về hướng tây. Từ lâu khu rừng được người dân xem là báu vật. Trong rừng, bạt ngàn cây gỗ quý có tuổi đời hàng trăm năm. Bao quanh cánh rừng già là đồng lúa xanh ngát, "điểm tô" bởi những khoảnh rừng keo.
Trong ký ức của cụ Phạm Đăng (76 tuổi, người dân làng Nghi Sơn, xã Quế Hiệp, H.Quế Sơn), khu rừng cấm này có từ thuở “khai thành lập thất”. “Từ khi sinh ra tôi đã thấy khu rừng này rồi. Đó là nơi gìn giữ truyền thống của làng, ai cũng quý. Đã là báu vật của làng, đâu ai dám phá”, cụ Đăng nói. Theo sử liệu, người dân vùng này có gốc ngoài Thanh Nghệ Tĩnh, khoảng cuối năm 1471, theo các cánh quân nhà Lê vào nam, các bậc tiên hiền của làng đã dừng chân nơi này lập nghiệp. Nhớ quê cũ, họ lấy tên một vùng đất ngoài đó đặt tên cho làng của mình, làng Nghi Sơn.
Uống xong ly nước chè đặc quánh, cụ Đăng đưa chúng tôi vào chiêm ngưỡng “báu vật”. Vừa đi, cụ vừa cắt nghĩa: Cấm Miếu nghĩa là cấm kỵ, không được đụng vào. “Giống y như miếu thờ thành hoàng làng ở phía ngoài kia vậy, thiêng lắm!”, cụ giải thích.
Những bậc tiên hiền chọn nơi đây làm chốn lập làng, vì họ nhìn ra khu rừng như một bức bình phong vĩ đại, che chắn làng mỗi khi gặp cơn giông bão. Để tưởng nhớ tổ tiên, người ta đã xây dựng ngôi miếu ngay sát bìa rừng để hương khói. Thời kháng chiến chống Mỹ, bom đạn dội xuống khiến ngôi miếu hư hỏng, sau đó dân làng góp công góp của dời miếu vào trung tâm làng. Để rồi hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch, con dân làng Nghi Sơn biện lễ cúng để tưởng nhớ người xưa...
Rừng có thể che chắn làng, nhưng đã có thời “cơn sốt” cưa xẻ gỗ ập đến, kéo theo bao nhiêu người nhòm ngó thèm thuồng bởi bên dưới các tán rừng thâm u là nguồn gỗ quý. Để bảo vệ rừng, các bậc cao niên đứng đầu các dòng họ trong làng đã soạn hương ước, buộc cư dân Nghi Sơn từ già đến trẻ phải có trách nhiệm giữ rừng. Cụ Đăng kể, các hệ tôn phái, các bậc phụ huynh phải dạy dỗ con cháu không chặt phá cây. Ai vào đốt than, đốn củi thì bị phạt tiền, phạt lúa gạo. Ai vi phạm nặng sẽ bị trục xuất khỏi làng. Người ngoài làng xâm hại rừng, nếu phát hiện sẽ bị giữ lại, phạt nặng xong mới thả về...
Rất nhiều câu chuyện linh thiêng khiến khu rừng càng trở nên huyền bí. Chẳng cần biết đấy là do làng thêu dệt để “dọa” người dân sợ không dám đụng vào rừng, nhưng chính cụ Đăng bảo đã từng được kiểm chứng. Cụ kể, giai đoạn mới thành lập hợp tác xã, người dân có xin chặt một ít cây gỗ tạp bán lấy tiền xây dựng trụ sở hợp tác xã. Khi bốc gỗ lên xe vận chuyển đi, bất ngờ xe bị lật văng ra khỏi đường. Khi thuê xe cẩu đến đưa xe và gỗ lên, nhưng cũng chỉ dịch chuyển được xe, còn gỗ cứ… nằm ì ra đó. Chuyện khó tin kiểu như thế nhưng được nhiều người truyền tai nhau.
Cũng theo cụ Phạm Đăng, xung quanh khu rừng Cấm Miếu có nhiều câu chuyện rất ly kỳ. Khi thi công đường dây điện trung thế đi qua làng, một số công nhân tự tiện chặt hạ một cây chò lớn để mở đường, nhưng khi đưa xe vào chở thì xe bị lật. Ở khu vực này, từng có lời đồn thổi hồi chiến tranh, có tiểu đoàn biệt động quân (VNCH) phóng hỏa đốt rừng để tránh trường hợp quân giải phóng ẩn mình. Tuy nhiên, lúc quân địch phóng hỏa, trời đang nắng bỗng đùng đùng sấm chớp, mưa gió ầm ầm, dập tắt lửa. Đặc biệt, bất cứ ai vào rừng săn thú, chặt củi đều bị “thần rừng” phạt cho một trận đau ốm. “Dân làng Nghi Sơn từ trẻ con đến người già không ai dám đụng chạm vào một nhánh cây của khu rừng Cấm Miếu đâu, vì sợ thần rừng trừng phạt”, cụ Đăng tâm sự.
Một số người dân ở Nghi Sơn cho biết, có người từng vào rừng đốn cây chỉ về để bán củi nhưng khi về đến nhà mặt sưng phù, phải vào miếu trong rừng khấn xin “thần rừng” tha thứ mới tai qua nạn khỏi. Điều ngạc nhiên hơn, cứ đến ngày tạ lễ thành hoàng làng, người dân tứ phương cũng tìm về đây hương khói, mang phẩm vật đến cúng bái để cầu nguyện những điều tốt lành. Những câu chuyện mang tính “bí ẩn” này, dù xuất phát từ đâu cũng góp một phần giúp người dân thêm tin vào giá trị của khu rừng mà họ có tình cảm, trách nhiệm phải gìn giữ.
Từ nhỏ, ông Nguyễn Văn Hoạt (50 tuổi, người làng Nghi Sơn) đã nghe cha kể về chuyện linh thiêng ở rừng Cấm Miếu. “Không ai dám phá rừng, chỉ tìm cách để bảo vệ nó thôi”, ông Hoạt quả quyết.
Mà đúng là dân làng Nghi Sơn đồng tâm bảo vệ rừng. Mỗi nhóm gia đình cử 2 - 3 người luân phiên nhau đi kiểm tra hằng tuần, nếu phát hiện dấu hiệu khả nghi thì lập tức báo tin. “Đã có nhiều vụ chúng tôi kịp thời phát giác nhóm người lạ muốn vào khai thác gỗ, báo cơ quan chức năng xử lý. Chúng tôi tự hào khi không hề có người dân nào trong làng vi phạm hương ước”, ông Trần Phước Vũ, Bí thư Chi bộ thôn Nghi Sơn, nơi có rừng cấm, hồ hởi khoe.
Chúng tôi thật sự choáng ngợp trước khu rừng nguyên sinh ở sát khu dân cư. Không mang một dấu vết bị tàn phá. Dây leo chằng chịt, cổ thụ san sát. Có gốc cây to đến 2 - 3 người ôm không xuể. Nhiều cụ cao niên ước tính có đến cả nghìn mét khối gỗ quý đang "cất giấu" ở khu rừng này, nào gõ, sơn, mít nài… “Đừng nói tiền triệu, dù cho cả tiền tỉ thì dân làng chúng tôi cũng không ai đụng đến một cây”, cụ Đăng cả quyết. Trải qua hàng trăm năm nay, làng Nghi Sơn giờ có hơn 30 dòng họ với 147 hộ, 630 nhân khẩu. Từ nhiều thế hệ trước, họ đã xem rừng cấm như tính mạng của mình. Trong tâm trí họ, mất rừng là mất làng. (Thanh Niên 23/4, Mạnh Cường)đầu trang(
Những cánh rừng ở Xuân Lẹ (Thường Xuân – Thanh Hóa) bao nhiêu năm nay vẫn “kêu cứu”. Nạn đá tặc, khiến rừng trở nên tiêu điều. Cũng có cả mạng người đã nằm xuống nơi rừng thiêng nước độc với ước vọng đổi đời.
Từ trung tâm xã Xuân Lẹ, theo chân người dẫn đường phải mất 2 tiếng đồng hồ vượt qua 6 con suối và hàng chục đèo dốc cao chót vót, men theo đường mòn. Những con đường gập ghềnh có những đoạn bị đào bới tung tóe, nhiều hố sâu hoắm do “đá tặc” đào bới, chúng tôi mới đến đầu thác Trai gái nơi được coi là địa đầu cho cuộc tìm kiếm đá xanh.
Nơi đây là tàn tích của một thời cơn sốt đá xanh tràn qua. Hàng trăm người tứ phương đổ về Xuân Lẹ đem theo đó là ước vọng đổi đời từ đá xanh. Những cánh rừng nguyên sinh màu mỡ chỉ trong chốc lát đã tiêu điều, xơ xác. Hệ lụy của việc khai thác đá xanh là những hố sâu hàng chục mét, gốc cây nằm trơ lại, chết khô. Cơn lốc đá xanh tràn qua Xuân Lẹ để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Vào ngày 8/2/2015, tại khu vực khai thác đá xanh trái phép thuộc đồi Tỷ xã Xuân Lẹ xảy ra sập hầm khiến 3 người tử vong. Sau đó, các ngành chức năng huyện Thường Xuân đã tổ chức cuộc truy quét, dẹp bỏ các lán trại đào đá quý. Thế nhưng, cũng chỉ im ắng được một thời gian, vấn nạn đá tặc lại tiếp tục bùng lên. Cái chết, nguy hiểm luôn cận kề cũng không bằng giấc mơ đổi đời.
Trong vai thợ săn phong lan rừng, nửa ngày vượt qua hàng chục con suối, chúng tôi đã tiếp cận được khu đào đá. Đó là những hố sâu thăm thẳm được đục khoét bằng mọi hình thức, nhiều mỏ đào theo phương thẳng đứng, lại có những mỏ đào kiểu hàm ếch, càng vào sâu diện tích càng hẹp dần như thắt cổ chai. Thế nên, nếu lỡ sập hầm, người ở trong bị đất đá vùi lấp dẫn tới ngạt thở rồi tử vong. Ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc.
Đang ngồi nghỉ chân, chúng tôi đã gặp ngay một tốp người vừa rời khu vực khai thác đá ra. Qua trò chuyện với người dẫn đầu nhóm chúng tôi được biết: Anh và 6 anh em trong đội là người Bái Thượng (Thọ Xuân), lên đây khai thác đã hơn 3 tháng và anh đã không ngần ngại khoe những sản phẩm khai thác được là những viên đá xanh chưa đầy 3cm mà có giá trị tới 3 triệu đồng/viên. Chúng tôi dò hỏi, sao các anh không ở lại làm tiếp, anh nói chúng tôi chỉ về thăm nhà và nghỉ mấy hôm lại quay vào khai thác
Tại đồi thôn Liên Sơn, cách vị trí thác Xà Pạc không quá xa, chúng tôi bắt gặp một nhóm thợ gồm 4 người đang hì hục đào bới. Sau một hồi bắt chuyện, phu đá Cầm Bá Tài, trú tại thôn Na Mén, xã Vạn Xuân, Thường Xuân kể cho chúng tôi nghe về nghề: “Chúng tôi là người Vạn Xuân lên đây khai thác đá xanh được gần 2 năm, hàng tháng chỉ về nhà một lần để lấy đồ ăn, thức uống, sản phẩm đá khai thác được chủ yếu bán cho người Nghệ An và dân Bái Thượng (Thọ Xuân). Trung bình với 4 anh em khai thác đá xanh mỗi tháng cũng bán được từ 25 đến 30 triệu đồng. Nếu siêng năng chăm chỉ đào sẽ có ngày trúng tiền tỷ. Mỗi đội lên đây khai thác đều đi theo anh em, họ hàng từ nhiều vùng địa phương trong và ngoài huyện Thường Xuân. Công việc nặng nhọc phải đào rồi vận chuyển đất lên khỏi hầm nên đòi hỏi người có sức khỏe mới làm được. Trước khi đi, cả nhóm phải chuẩn bị đầy đủ lương thực, quần áo cho cả chuyến đi.
Tiếp tục đột nhập sâu vào các địa điểm khai thác, chúng tôi tiếp cận được một đội đang đào múc và vận chuyển đất trong hầm ra bên ngoài để tìm đá quý. Người có tên là Trung đứng cạnh chúng tôi trên miệng hầm đang khai thác cho biết: anh là người thị trấn Thường Xuân, tổ khai thác gồm có 7 người được chia thành 2 nhóm. Phải đào sâu xuống lòng đất là 12m đến 14m may ra mới tìm thấy từ 1 đến 2 viên là đá xanh quý.
Ông Hoàng Trọng Lưu, Chủ tịch UBND xã Xuân Lẹ thao thao bất tuyệt: “Triển khai công tác QLBVR, đầu năm 2017 địa phương đã thành lập một tổ chốt tiến hành kiểm tra, rà soát hàng ngày, cuối tuần đều tổng hợp, báo cáo chi tiết. Hiện nay trên địa bàn không có điểm nóng về rừng, nhân dân sinh hoạt, canh tác sản xuất ổn định. Về vấn đề khai thác đá quý, không chỉ người dân bản địa mà nhiều trường hợp khác từ xã Vạn Xuân (Thường Xuân), Bái Thượng (Thọ Xuân), huyện Như Xuân, tỉnh Nghệ An cũng tham gia, tuy nhiên việc này cơ bản đã chấm dứt từ năm 2014?
Sau khi PV trao đổi với ông Nguyễn Văn Khánh – Trưởng phòng TNMT huyện Thường Xuân về thực trạng khai thác đá xanh ở Xuân Lẹ. Ông Khánh cho biết mới tuần trước chúng tôi vừa đi kiểm tra, không có tình trạng khai thác đá xanh ở Xuân Lẹ. Khi được hỏi, phòng đi kiểm tra ở đồi Tỷ và khẳng định là không có đúng không? Thì ông Khánh viện lý do anh em trong phòng đi kiểm tra, rồi cáo “bận họp”. (Tài Nguyên & Môi Trường 22/4, Thanh Tâm)đầu trang(
Mới đây, Báo Bắc Giang nhận được thông tin anh Dư Văn Toàn (SN 1988), trú tại thôn Dõng, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) phản ánh về việc Công ty TNHH Đức Thắng tự ý chặt phá hơn 0,83 ha keo của gia đình anh.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy để xảy ra vụ việc trên, trách nhiệm thuộc về cả phía doanh nghiệp (DN) và người dân.Sáng sớm ngày 1-4, anh Dư Văn Toàn ra thăm rừng keo tá hóa phát hiện hơn 0,83 ha keo 3 năm tuổi của gia đình đã bị chặt hạ. Đáng chú ý, 21 giờ đêm hôm trước, khi có mặt tại đây, anh vẫn thấy khu rừng xanh tốt.
Ngay sau đó, anh Toàn có đơn gửi chính quyền các cấp và cơ quan chức năng tố cáo Công ty TNHH Đức Thắng, trụ sở tại xã Tân Thịnh (Lạng Giang) tự ý chặt phá diện tích keo của gia đình. Qua xác định ranh giới thực địa giữa đất đang sử dụng của gia đình anh Toàn và Công ty, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sơn Động xác định, trong số hơn 0,83 ha rừng bị chặt có hơn 0,63 ha nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của DN Đức Thắng. Như vậy, Công ty đã phá hơn 0,2 ha rừng của người dân.
Trung tá Đinh Quang Hiệp, Trưởng Công an huyện Sơn Động cho biết: “Sau khi làm việc, chúng tôi yêu cầu hai bên tự thỏa thuận hòa giải, bồi thường việc chặt phá cây keo. Nếu DN và người dân không tự hòa giải được, đơn vị sẽ làm rõ hành vi sai phạm để xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời đề nghị các bên gửi đơn đến Tòa án để giải quyết tranh chấp đất đai”.
Khi phóng viên đến hiện trường, hàng trăm cây keo vẫn nằm ngổn ngang. Những ngày qua, ông Dư Văn Thành (bố đẻ anh Toàn) cùng những thành viên trong gia đình thường xuyên túc trực để bảo vệ hiện trường và ngăn DN đưa phương tiện, máy móc vào khai thác tại khu vực trên.
Theo ông Thành, diện tích đất rừng của gia đình đã sử dụng từ năm 1982, không có tranh chấp. Đầu năm 2007, gia đình ông được Ban Quản lý dự án 661, Lâm trường Sơn Động số 1 (nay là Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Động) ký hợp đồng trồng rừng kinh tế từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Theo đó, gia đình được khoán gây trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng sản xuất trên diện tích hơn 0,83 ha thuộc lô C, khoảnh 59 xã An Lạc. Hợp đồng ghi rõ, trong năm đầu, gia đình được hỗ trợ giống, vốn cũng như kỹ thuật chăm sóc; diện tích rừng này thuộc sở hữu của chủ hộ, được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng cho đến hết chu kỳ khai thác.
Tháng 12 - 2007, Công ty TNHH Đức Thắng được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cấp giấy phép khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ đá làng Dõng. Ba năm sau, Công ty được UBND tỉnh cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, diện tích hơn 4,2 ha có thời hạn sử dụng đến ngày 26-11-2019, trong đó có 0,63 ha trùng với diện tích đất rừng gia đình ông Thành đang sử dụng.
Theo thông tin từ Công ty TNHH Đức Thắng, ngay sau khi có GCNQSDĐ, DN đã có công văn đề nghị UBND huyện Sơn Động can thiệp, giải quyết việc hộ ông Dư Văn Thành lấn chiếm đất trồng cây tại khu vực khai thác mỏ đá của Công ty. Tuy nhiên, do gia đình ông Thành đang trồng rừng theo hợp đồng chưa đến kỳ thu hoạch nên vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Đến năm 2014, sau khi thu hoạch, gia đình ông Thành tiếp tục trồng keo trên diện tích trên nên DN chặt phá.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Động nói: “Trong vụ việc này, người dân cũng có lỗi khi đã thu hoạch xong diện tích rừng theo hợp đồng kinh tế 661 lại tiếp tục trồng đợt mới mà không giao lại đất cho DN. Còn phía DN, lẽ ra, vào thời điểm trước khi người dân thu hoạch hoặc trồng mới phải cử người phối hợp với chính quyền địa phương đến gặp các hộ dân cũng như thông báo trên hệ thống loa truyền thanh về việc yêu cầu trả lại đất cho DN. Đến khi cây đã lớn mới cho người chặt phá (không có sự chứng kiến của chính quyền và người dân địa phương - PV) gây thiệt hại cho nhân dân”.
Liên quan đến vụ việc này, hiện UBND huyện Sơn Động đã yêu cầu UBND xã An Lạc đứng ra tổ chức để DN và người dân gặp gỡ, trao đổi. Ông Nguyễn Việt Ước, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Chúng tôi ủng hộ các DN đến địa phương để đầu tư sản xuất, kinh doanh và hợp tác sản xuất song phải bảo đảm hài hòa mối quan hệ với cơ sở, tuân thủ pháp luật. Hiện chúng tôi đã đề nghị cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp đo lại thực địa, đối chiếu với bản đồ giao đất. Quan điểm chỉ đạo chung là phần diện tích đất trồng keo của hộ dân nằm trong diện tích đất của DN thì phải trả cho DN. Khi DN xâm phạm vào rừng trồng của người dân, chúng tôi sẽ chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vi phạm”.
Từ vụ việc trên cho thấy để hạn chế tranh chấp, người dân và DN đều phải có ý thức chấp hành các quy định về đất đai, cùng chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà dẫn tới hành vi vi phạm. (Báo Bắc Giang 21/4)đầu trang(
Tương Dương (Nghệ An) được ví là “chảo lửa” Đông Dương, nhiệt độ mùa hè thường xuyên vượt ngưỡng 40oC. Nhưng ở nơi tưởng chừng như khát khô nhất ấy lại tồn tại một “thiên đường”.
Nó chỉ kéo dài chừng 1km dọc quốc lộ 7, với hơn 70ha nhưng đã trở thành biểu tượng cho ý chí giữ rừng của đồng bào Thái nơi đây. Chúng tôi đang nói đến rừng săng lẻ hàng trăm năm tuổi tại bản Quang Thịnh, xã Tam Đình.
Tháng tư, giữa cái nắng chói chang của những ngày đầu hè, chúng tôi ngược QL7, tìm về bản Quang Thịnh, xã Tam Đình để được nghe những câu chuyện thú vị về ý chí giữ rừng săng lẻ của đồng bào Thái huyện Tương Dương.
Những người già nhất ở bản Quang Thịnh cũng không biết rừng săng lẻ này có tự bao giờ. Họ chỉ biết, lớn lên đã thấy bạt ngàn rừng săng lẻ, cao chọc trời, có những cây gỗ 2 người ôm không xuể. Nhưng rừng săng lẻ giảm dần, đến khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước thì chỉ còn khoảng 70ha quanh khu vực khe Xồm Lôm chính thức được khoanh nuôi, bảo vệ. Đến nay, khi những già làng đã sắp về với núi rừng, không ít những cây săng lẻ 3 - 4 người ôm không xuể, cao tít trời xanh.
Không ai biết rừng săng lẻ Tam Đình có từ bao giờ nhưng đồng bào biết rõ, ai là người đã giữ rừng săng lẻ và truyền lửa ý chí giữ rừng cho lớp hậu sinh. Ở Quang Thịnh, không ai là không biết về cuộc chiến giữ rừng của ông Vi Chính Nghĩa, người mới chỉ vừa về với thiên thu 3 mùa lúa rẫy. Di sản ông để lại thực sự là chốn thiên đường ngay trên tuyến QL7 bỏng rát.
Người cao tuổi trong bản kể lại, những năm 90 của thế kỷ trước, rừng săng lẻ bị lâm tặc tàn phá, kiểm lâm và chính quyền huyện đã dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn không có cách nào ngăn nổi.
Ông Vi Chính Nghĩa, một già làng người Thái mẫu mực, nguyên Bí thư Huyện ủy Tương Dương, Phó ban Dân tộc tỉnh Nghệ An vừa mới nghỉ hưu. Là người có uy tín trong cộng đồng thôn bản, ông Nghĩa đã nói thì già trẻ, gái trai đều răm rắp nghe theo. Vì thế, năm 1992, UBND huyện, Hạt Kiểm lâm Tương Dương đánh đường đến nhà, cậy nhờ ông Nghĩa đứng lên giữ rừng. Lúc đó, ông chỉ nghĩ, làm cách mạng thì cái gì ích nước lợi nhà cứ làm, không nề hà khó khăn, gian khổ. Thế là ông vui vẻ nhận lời.
Để tiện cho việc giữ rừng, ông Nghĩa đã để lại căn nhà sàn trong bản cho con trai, còn hai vợ chồng già ra dựng một túp lều tranh ngay bìa rừng săng lẻ để có thể toàn tâm, toàn ý bảo vệ rừng. Cuộc đời ông bà từ lúc đó gắn bó máu thịt với hơn 70ha rừng săng lẻ.
Ông yêu rừng đến nỗi, sáng sớm tinh mơ đã cơm đùm cơm nắm lên rừng, tận chiều tối mới về. Mùa phát rẫy, ông mất ăn mất ngủ, chong đèn đi lên rừng tuần tra, sợ ai đó vì thiếu đất sản xuất làm liều phát nương làm rẫy, gây cháy rừng.
Thấy ông tuổi đã cao, lâm tặc khinh nhờn. Nhưng từ khi ông một mình tay không hạ đo ván 5 tên lâm tặc ngay tại bìa rừng, những kẻ phá rừng tỏ ra khiếp sợ ông. Nạn phá rừng từ đó cũng giảm, đồng bào trong bản cũng không ai còn dám đụng chạm đến khu rừng hoang sơ, kỳ bí.
Như con ngựa chạy lắm cũng mỏi gối, chồn chân, đến năm 2008 ông Nghĩa bàn với huyện, xã bàn giao lại khu rừng cho chính quyền địa phương. Đến năm 2013, rừng lại bị lăm le chặt phá, chính quyền lại giao cho 2 hộ dân trông coi. Sau đó, cùng với một số diện tích rừng cộng đồng, thôn bản, 241ha rừng (trong đó có 70ha rừng săng lẻ) đã được giao cho 11 hộ dân khoanh nuôi bảo vệ.
Rừng săng lẻ Tương Dương nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền tây Nghệ An, là rừng nguyên sinh hiếm có còn sót lại.
Săng lẻ là loại cây đại diện cho giống cây rừng khô ở miền Tây nam Nghệ An, họ bằng lăng, cao từ 30 - 45m, thân thẳng, màu nâu trắng, hoa tím, thường nở vào mùa hè. Cây săng lẻ cao, thẳng, rất phù hợp để làm cột nhà sàn. Vì thế, giữ rừng săng lẻ luôn là nhiệm vụ khó khăn đối với đồng bào thôn bản Quang Thịnh, xã Tam Đình, huyện Tương Dương và cả với ngành kiểm lâm tỉnh Nghệ An.
Hương ước giữ rừng của bản Quang Thịnh được xây dựng từ năm 1995 với nội quy, xử phạt nghiêm ngặt. Đồng bào được phép vào rừng nhưng chỉ được khai thác một số cây dược liệu như sa nhân, rễ sung đất, giang lẻ… về sử dụng trong gia đình, không dùng vào mục đích thương mại.
Bản thân ông Nghĩa, người được giao nhiệm vụ trông coi rừng thời gian này cũng gương mẫu đi đầu, mua củi về đun nấu chứ không vào rừng kiếm củi. Vì thế, người dân trong bản tuyệt nhiên không dám vi phạm.
Năm 2012, sau khi ông Nghĩa “trả rừng”, UBND xã Tam Đình tiếp quản nhưng lâm tặc lại lăm le xuất hiện. Sau nhiều cuộc họp lên họp xuống, UBND xã thống nhất giao cho 2 hộ ông Vi Viết Lợi và ông Vi Trường Vĩnh trông coi và bảo vệ. Thế nhưng, hai người đàn ông kiên cường nhất của bản cũng không thể ôm xuể.
Năm 2015, bản thành lập tổ bảo vệ rừng (BVR) gồm 11 người, đại diện cho 11 hộ gia đình. Ông Lợi và ông Vĩnh là thường trực tổ, hàng tháng phân công theo nhóm đi tuần tra canh gác rừng. Lúc này, rừng săng lẻ Tương Dương được chuyển từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng, được khoanh nuôi bảo vệ đặc biệt.
Năm 2015, bằng nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, các thành viên được hỗ trợ thêm 200 nghìn đồng/ha bảo vệ/năm. Liên tiếp nhiều năm, tổ BVR không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng, khi có vấn đề nghi vấn kịp thời báo Hạt Kiểm lâm Tương Dương xử lý... Rừng săng lẻ tồn tại từ đó đến nay và trở thành biểu tượng cho ý chí giữ rừng, niềm tự hào của người dân bản Quang Thịnh.
Năm 2014, rừng săng lẻ Tương Dương được chuyển đổi quy hoạch từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng. Ðồng thời, UBND huyện Tương Dương xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng săng lẻ đến năm 2020, giao Hạt Kiểm lâm huyện quản lý. Đây là điều kiện tốt để người dân tham gia bảo vệ và giữ rừng. Hi vọng, biểu tượng này sẽ mãi trường tồn.
Ông Vi Võ Tuấn, trưởng bản Quang Thịnh cho biết thêm, để tạo sinh kế cho người trông coi, bảo vệ rừng, năm 2016, 11 hộ dân được giao trông coi bảo vệ rừng săng lẻ đã trồng được 500 gốc mây. Nếu rừng săng lẻ trở thành khu du lịch sinh thái như dự định thì đồng bào sẽ được tận dụng một số diện tích để trồng cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thêm thu nhập. (Nông nghiệp Việt Nam 21/4, Văn Dũng)đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong quý I năm 2017, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp kiểm tra, phát hiện, lập biên bản xử lý 135 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (giảm 22 vụ so với cùng kỳ 2016); trong đó xử lý hành chính 131 vụ, xử lý hình sự 4 vụ.
Lực lượng kiểm lâm đã tịch thu trên 125m3 gỗ các loại, trong đó có hơn 16m3 gỗ quý hiếm cùng nhiều phương tiện mà các đối tượng khai thác lâm sản trái phép đã sử dụng; thu nộp ngân sách trên 1,7 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Đức Tưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, mặc dù số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giảm so với cùng kỳ 2016 nhưng tình trạng khai thác, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp tại một số địa bàn trọng điểm của huyện Na Hang, Lâm Bình.
Một số đối tượng vi phạm có tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức với phương thức, thủ đoạn hoạt động rất tinh vi gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý vi phạm. Công tác điều tra, triệt phá và xử lý các vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép của lực lượng kiểm lâm cũng như các ngành chức năng còn thiếu tính dăn đe.
Thời gian tới, ngành kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, tập trung tại các khu dân cư giáp ranh, các khu rừng còn nhiều lâm sản quý, hiếm nhằm hạn chế các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Ngành kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang tiếp tục công khai số điện thoại đường dây nóng và hòm thư góp ý, vận động nhân dân tích cực tham gia tố giác hành vi vi phạm; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân ký cam kết bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm Tuyên Quang đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng; thực hiện tốt công tác quản lý lâm sản trong khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến; tập trung lực lượng kiểm lâm cơ động và phối hợp với tổ công tác cơ động liên ngành của tỉnh để hỗ trợ các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình ngăn chặn tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép gỗ rừng tự nhiên. (Tin Tức 23/4, Quang Cường)đầu trang(
Anh Vinh đang được theo dõi và điều trị tích cực. Hung khí đâm anh Vinh có thể là loại dao đã xẻ thịt động vật rừng nên có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Liên quan đến vụ anh Phạm Quốc Vinh (42 tuổi) Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Núi Tượng thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên vừa bị lâm tặc đâm trọng thương.
Ngày 21-4, bác sĩ Tạ Quang Trí, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán cho biết, hiện anh Vinh đang được theo dõi và điều trị tích cực. Hung khí đâm anh Vinh có thể là loại dao đã xẻ thịt động vật rừng nên có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Theo bác sĩ Trí, trước đó, Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán tiếp nhận bệnh nhân Phạm Quốc Vinh từ bệnh viện huyện Tân Phú chuyển xuống trong tình trạng da tái nhợt do mất nhiều máu, vết thương bị đâm ở bụng, với chiều dài khoảng 12 cm. Qua thám sát nội soi, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tụ máu ở ổ bụng với kích thước 20x30 cm, phần cơ bụng ở thắt lưng bị tổn thương nghiêm trọng.
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, vào khoảng 15 giờ, ngày 20-4, trong lúc tuần tra tại tiểu khu 32 do Vườn quốc gia Cát Tiên quản lý, Tổ tuần tra gồm 4 người: anh Phạm Quốc Vinh, Tổ trưởng cùng với anh Vũ Văn Khôi, Trạm phó Trạm Kiểm lâm Núi Tượng và 2 nhân viên kiểm lâm là anh Lê Quang Toàn và Đinh Sỹ Trí phát hiện nhóm 4 người và 3 con chó xâm nhập rừng trái phép.
Anh Phạm Quốc Vinh yêu cầu nhóm người trên đứng lại. Sau đó, anh Toàn hỗ trợ anh Vinh khống chế đối tượng vi phạm, nhưng bất ngờ, anh Vinh bị một  lâm tặc rút dao đâm 2 nhát vào bụng và cả nhóm 4 người chia nhau bỏ chạy.
Sau khi bị đâm, các lâm tặc đã trốn thoát, 3 kiểm lâm còn lại đã tập trung sơ cứu, rồi đưa anh Vinh đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Tân Phú. Sau đó anh Vinh được chuyển xuống tại bệnh viện Đa khoa Định Quán.
Hiện Công an huyện Tân Phú, Hạt Kiểm lâm huyện Tân Phú, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai đang phối hợp điều tra truy bắt nhóm  lâm tặc nói trên. (Pháp Luật TP.HCM 21/4, Tiến Dũng)đầu trang(
Ngày 22.4, ông Đoàn Văn Tá, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, cho biết: Trung tâm quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh đã tổ chức giám định thiệt hại vụ phá rừng phòng hộ xảy ra trên địa bàn xã An Hưng (An Lão). Hiện nay, UBND huyện An Lão đợi kết quả giám định từ đơn vị này để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
Qua công tác tuần tra, Kiểm lâm địa bàn xã An Hưng và lực lượng Ban Quản lý rừng phòng hộ An Lão đã phát hiện một vụ phá rừng xảy ra tại khoảnh 2, tiểu khu 9, xã An Hưng (An Lão). Theo kết quả đo đạc ban đầu, diện tích rừng bị phá 4.710m2, trạng thái IIA, quy hoạch chức năng rừng phòng hộ. Trong đó, UBND xã An Hưng quản lý 3.230m2, Ban Quản lý rừng phòng hộ An Lão quản lý 1.480 m2 (đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho 9 hộ dân ở thôn 1, xã An Hưng). Hiện trường cho thấy, số cây gỗ bị chặt hạ có đường kính tại vị trí mặt cắt từ 10 - 30cm, chiều cao gốc chặt từ 0,3 - 0,6m, thân gỗ có chiều dài từ 8 - 16m.
“Nhận định đây là vụ phá rừng trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nên Hạt đã phối hợp với ngành chức năng huyện An Lão làm văn bản đề nghị Trung tâm quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh tổ chức giám định thiệt hại về rừng. Đồng thời, Hạt Kiểm lâm huyện đang tích cực phối hợp với đơn vị liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật”, ông Tá cho biết thêm. (Báo Bình Định 22/4, Trọng Lợi)đầu trang(
Liên tiếp trong thời gian qua, tại tỉnh Phú Yên xảy ra hàng loạt dự án triển khai theo cơ chế phá trước, báo sau gây bất bình dư luận mà mới nhất là dự án phá rừng phòng hộ ven biển để làm sân golf.
Điều đáng nói là nhiều dự án lớn đang được tỉnh Phú Yên cho triển khai theo cơ chế đặc thù: Cho phép nhà đầu tư vừa thi công vừa làm các thủ tục. Lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho rằng cơ chế này sẽ giúp triển khai nhanh các dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở một địa phương mà xưa nay chỉ được biết nhiều là vựa lúa miền Trung (!).
Thế nhưng, cơ chế này đang bị biến tướng thành “tiền trảm hậu tấu”, phá trước, báo sau, xem như chuyện đã rồi ở nhiều dự án lớn.
Gần một tháng trước, báo chí phát hiện tỉnh Phú Yên vội vã cho đốn hạ hơn 273 ha rừng tự nhiên tại 2 tiểu khu 310 và 311 ở xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh để giao đất cho Công ty CP Chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên trồng cỏ nuôi bò.
Dù chưa có phương án trồng rừng thay thế như quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mà Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc trước khi triển khai dự án nhưng tỉnh Phú Yên vẫn bất chấp, cho hạ cây rừng và chủ đầu tư báo cáo phương án trồng rừng sau. Chỉ đến khi báo chí lên tiếng, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm tra thì tỉnh Phú Yên mới ra lệnh tạm dừng chặt cây. Đến lúc này đã có hơn 11 ha rừng đã bị đốn sạch.
Với vụ việc mới nhất vừa xảy ra, một lần nữa, dư luận lại không thể hiểu chủ trương “tiền trảm hậu tấu” của tỉnh Phú Yên khi cho đốn hạ gần 116 ha rừng phòng hộ ven biển xã An Phú, TP Tuy Hòa để giao đất cho Công ty TNHH New City Việt Nam làm sân golf nhằm kịp đón khách đến với cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN tổ chức ở tỉnh này vào tháng 7 tới. Nó khó hiểu vì cho đốn hạ một diện tích lớn rừng phòng hộ được ví như tấm chắn cát và gió biển tấn công vào TP Tuy Hòa trong lúc chưa có quyết định giao đất, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và đặc biệt là chưa được chuyển từ mục đích sử dụng rừng sang mục đích ngoài lâm nghiệp.
Để chuyển mục đích sử dụng một diện tích lớn rừng phòng hộ như thế, thẩm quyền thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng chưa được trình đến Thủ tướng nhưng rừng đã bị chặt gần hết. Phải chăng tỉnh Phú Yên đã đưa Thủ tướng vào một việc khó, khi mọi chuyện đã rồi?
“Nhanh thì nhanh nhưng không ai nói nhanh thì phải làm sai, làm thiếu cả. Phải thượng tôn pháp luật” - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên từng nói như vậy về dự án này. Vậy mà không hiểu sao vẫn cứ để việc làm rất ẩu ấy diễn ra.
Đoàn thanh tra của Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thanh tra toàn diện việc chuyển mục đích sử dụng rừng đối với tất cả dự án có liên quan đến rừng từ năm 2012 đến nay ở tỉnh Phú Yên. Kết luận thanh tra sẽ được công bố vào ngày 22-5 tới.
Dẫu kết luận thanh tra thế nào thì hơn 11 ha rừng tự nhiên ở huyện Sông Hinh và gần 116 ha rừng phòng hộ ở TP Tuy Hòa cũng đã biến mất. Và đó là hậu quả của cách làm phá trước, báo sau đang xảy ra ở tỉnh Phú Yên. (Người Lao Động 22/4, Quỳnh Mạnh)đầu trang(
Là một dự án “treo” nhiều năm liền nhưng tỉnh Phú Yên cho phá trắng 116 ha rừng phòng hộ rồi mới làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng rừng.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM ngày 23-4, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, thừa nhận UBND tỉnh cho phép Công ty TNHH New City Việt Nam (VN) vừa thi công vừa làm các thủ tục của dự án Khu du lịch cao cấp New City VN.
Như chúng tôi đã phản ánh, đây là dự án mà tỉnh Phú Yên đã cho phá trắng 116 ha rừng phòng hộ ven biển tại xã An Phú, TP Tuy Hòa để làm sân golf khi chưa trình hồ sơ lên Thủ tướng để xin chuyển mục đích sử dụng đất, chưa làm thủ tục giao đất, chưa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư cũng chưa làm thủ tục xin thuê đất… Lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Phú Yên cho rằng dự án này được áp dụng cơ chế đặc thù để kịp quảng bá tại cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị ASEAN vào tháng 7 tới.
Ai đã cho phép phá rừng phòng hộ khi chưa chuyển mục đích sử dụng? Tại cuộc làm việc với báo chí ngày 21-4, ông Mai Kim Lộc, Phó Giám đốc Sở TN&MT, nói: “Nếu nói về các quy định của pháp luật, đây thuộc thẩm quyền của các cấp lãnh đạo. Sở TN&MT thực hiện theo chỉ đạo trong lĩnh vực đất đai. Dự án này đã được Thủ tướng cho phép từ năm 2005-2006. Chính vì thế, việc sử dụng đất rừng phòng hộ tôi nghĩ rằng chắc căn cứ vào sự cho phép của Thủ tướng trước đây”.
Trả lời câu hỏi: “Ban Thường vụ Tỉnh ủy hay UBND tỉnh có văn bản nào cho phép chủ đầu tư vừa thi công vừa làm thủ tục không?”, ông Lộc nói: “Hình như cho phép trong cuộc họp”.
Tiếp đó, một cán bộ Sở TN&MT có mặt tại buổi làm việc nói rằng có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Tuy nhiên, khi PV hỏi văn bản nào thì cán bộ này nói sẽ lục lại và cung cấp sau.
Trao đổi với chúng tôi ngày 23-4, ông Phạm Đình Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh (người đã ký công văn ngày 20-4-2015 giao các sở, ngành nghiên cứu nhiều nội dung đề xuất của chủ đầu tư), xung quanh vấn đề này nhưng ông Cự nói lâu quá không nhớ.
Khi PV đăng ký làm việc các vấn đề liên quan dự án trên, ông Lee Jung Jun, Giám đốc dự án Công ty TNHH New City VN, từ chối: “Công ty chúng tôi không được lệnh làm việc với nhà báo nên chúng tôi không trả lời bất cứ nội dung gì. Nếu mấy anh muốn thì làm việc với tỉnh”.
“Vì sao một dự án “treo” nhiều năm lại được hưởng cơ chế đặc thù, vừa thi công vừa làm thủ tục?”, ông Nguyễn Chí Hiến trả lời: “Có một số nội dung cho tiến hành song trùng. Dự án này có từ năm 2004, qua ba nhiệm kỳ rồi”.
“Nhưng trong khi chưa trình hồ sơ lên Thủ tướng xin chuyển mục đích sử dụng, tỉnh Phú Yên đã cho phá trắng 116 ha rừng phòng hộ. Nếu Thủ tướng không chấp thuận chuyển mục đích sử dụng, lãnh đạo tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm và xử lý ra sao?”. Trả lời câu hỏi này, ông Hiến cho hay: “Về nguyên tắc, từ năm 2004 tỉnh xin chủ trương, Thủ tướng cho phép rồi. Năm 2008, dự án được chấp nhận rồi. Vấn đề là cách làm thôi”.
Khi PV đặt vấn đề thời điểm đó Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc chủ trương đầu tư dự án trên chứ không phải cho phép sử dụng rừng phòng hộ, ông Hiến nói ngắn gọn: “Tôi sẽ thông tin chi tiết sau”.
Cũng tại cuộc trao đổi với báo chí ngày 21-4, ông Mai Kim Lộc, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, tỏ ra… tiếc vì đã quy hoạch diện tích rừng phi lao ven biển ở TP Tuy Hòa là rừng phòng hộ. “Theo quy hoạch phát triển TP Tuy Hòa được phê duyệt năm 2003, diện tích rừng ven biển ở TP Tuy Hòa là đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, do nhận thức, năm 2007 khi phê duyệt ba loại rừng theo quyết định của Bộ NN&PTNT, diện tích rừng ven biển của TP Tuy Hòa vẫn để là rừng phòng hộ. Chứ nếu chúng ta đưa ra khỏi quy hoạch rừng phòng hộ thì giờ không có gì để nói!” - ông Lộc trần tình.
Trả lời câu hỏi: “Ông nghĩ thế nào trước diện tích rừng phòng hộ bị mất quá lớn?”, ông Lộc nói: “Tôi nghĩ khi phát triển đô thị thì tất nhiên nó phải ảnh hưởng đến một số lĩnh vực khác. Về mặt khách quan, nó ảnh hưởng môi trường. Về chủ quan thì đây là điều kiện để phát triển TP trong tương lai. Khi họ phát rừng như vậy họ sẽ trồng lại, đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Còn rừng phi lao chẳng qua trồng trong giai đoạn cấp thời để chắn gió, chắn sóng là chính… Nếu chúng ta không cho khai thác mà cứ để vậy thì tỉnh không bao giờ đi lên được!”.
Trong khi đó, ông Lê Văn Hữu, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, khẳng định rừng phòng hộ ven biển TP Tuy Hòa là tấm chắn hết sức quan trọng của đô thị này để chắn gió, sóng, cát biển. Theo ông Hữu, từ năm 1976 chính quyền phát động, vận động nhân dân trồng các khu rừng phòng hộ ven biển này. Ngoài ra tỉnh cũng tranh thủ các nguồn tài trợ để trồng, bảo vệ rừng phòng hộ này đến ngày nay.
“Có những khu vực để phát triển du lịch chứ không phải khăng khăng không cho. Tuy nhiên, những khu vực có vai trò quan trọng, cần thiết thì phải kiên quyết giữ lại. Như rừng phòng hộ ven biển này là lá phổi xanh của TP Tuy Hòa nên phải nghiên cứu, cân nhắc thật kỹ. Phát triển du lịch cũng cần nhưng không phải như thế mà chặt phá hết”. Ông Hữu nói thế và tiếp: “Phú Yên đang khó khăn nên có dự án nào là tôi mừng lắm, nhất là phát triển du lịch. Tuy nhiên, tôi nhiều lần nhắc đi nhắc lại là phải làm đúng luật pháp. Có nhanh chậm gì cũng phải làm đúng quy định, đầy đủ thủ tục vì đó là phép nước!” - ông Hữu nhấn mạnh. (TP.HCM 24/4, Tấn Lộc)đầu trang(
Chiều 21/4, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị thống nhất giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Kế hoạch 420/KH-UBND của UBND tỉnh Điện Biên về giải quyết tình trạng phá rừng và di cư tự do tại huyện Mường Nhé năm 2017.
Sau gần 2 tháng (từ 1/3 – 20/4) thực hiện Kế hoạch, các tổ công tác đo được hơn 6.632ha rừng, phát hiện 227 điểm bị phá với diện tích rừng bị phá gần 720ha. Các tổ công tác đã phát hiện 71 vụ, 108 đối tượng có hành vi huỷ hoại rừng với tổng diện tích hơn 49ha (đều là mới phát năm 2017). Qua đó khởi tố 14 vụ, 15 bị can; xử phạt hành chính 30 vụ, 58 trường hợp và đang điều tra, xác minh 27 vụ, 35 đối tượng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hầu hết đất ở, nhà ở của các hộ dân chưa được cấp sổ hộ khẩu nằm trong khu vực thuộc rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc đất quy hoạch Đề án 79. Hầu hết các cặp vợ chồng không có giấy đăng ký kết hôn, các thành viên gia đình không có giấy khai sinh, đa số không biết chữ…bởi vậy quá trình kê khai thông tin cá nhân phục vụ công tác lập hồ sơ hộ khẩu, chứng minh nhân dân còn sai sót, nhầm lẫn hoặc không xác định được ngày tháng năm sinh. Việc rà soát, kiểm đếm rừng chậm tiến độ đề ra.
Mặt khác, liên quan đến Đề án 79, công tác đo đạc, quy chủ, phân chia đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân ở nhiều điểm hiện nay còn chưa cụ thể. Nhiều hộ hiện nay đã được cấp đất ở, đất sản xuất nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên xảy ra tranh chấp. Nhiều điểm chưa được cấp đất sản xuất.
Mới đây, ngày 7/4/2017 huyện Mường Nhé có ra thông báo số 120 về việc cơ cấu lại và giao cho mỗi hộ 3ha đất rừng đã bị phá làm nương và nương luân canh để tập trung canh tác, sản xuất, trồng rừng. Việc triển khai thông báo này dẫn đến nhiều hộ dân lợi dụng để đốt nương tại những điểm rừng đã bị phá từ đầu năm 2017 và phá nương tại các nương chờ đã bỏ hoang từ nhiều năm trước để làm nương; nhiều hộ dân lợi dụng đề án trồng rừng để phá rừng trồng keo (bản Huổi Lắp xã Quảng Lâm đã phá hơn 10ha rừng). Việc thực hiện theo Thông báo 120 cũng làm cho các hộ dân thuộc Đề án 79 đòi thêm đất sản xuất đủ 3ha (Đề án 79 chỉ cấp cho mỗi hộ 2ha).
Ngoài ra, vừa qua UBND tỉnh Điện Biên đã có văn bản gửi các tỉnh Sơn La, Lai Châu với nội dung sẽ trao trả hết 181 hộ, 947 nhân khẩu từ các tỉnh này di cư đến Mường Nhé nhưng chưa có đất ở, đất sản xuất và không đủ điều kiện tại huyện Mường Nhé. Tuy nhiên trên thực tế các tỉnh không thống nhất thực hiện.
Tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, ban chỉ đạo và các thành viên thường trực Kế hoạch 240 đã họp bàn, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn: vấn đề cấp đất ở, đất sản xuất cho người dân; rà soát, xem xét cấp hộ khẩu, chứng minh cho thư nhân dân; xử lý các vụ việc vi phạm phá rừng có hồ sơ…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Mùa A Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho rằng: Huyện Mường Nhé và tổ công tác thực hiện Kế Hoạch 240 cần phối hợp thống nhất, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, vì mục tiêu của Kế hoạch: không để phá rừng, không di cư tự do, ngăn chặn âm mưu diễn biến hòa bình. Ông Mùa A Sơn nhấn mạnh Kế hoạch 420 rất quan trọng, trong thời gian tới đề nghị các ngành và huyện Mường Nhé tập trung thực hiện, phấn đấu đến cuối năm ổn định tình hình ở Mường Nhé.
Vấn đề đất sản xuất, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các ngành nhanh chóng thực hiện theo Đề án 79, trước mắt là giao cho mỗi hộ gia đình 2ha đất sản xuất và 400m2 đất ở. Với Thông báo 120 của huyện Mường Nhé, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng hình thức không đúng quy định về pháp lý. Mặt khác nội dung Thông báo dễ đưa huyện vào vi phạm vì hợp pháp hóa cho tình trạng phá rừng. Tỉnh đề nghị huyện Mường Nhé hủy Thông báo 120.
Đối với 181 hộ dân mà tỉnh Điện Biên có văn bản gửi các tỉnh Sơn La, Lai Châu để trả lại mà chưa thực hiện được. Trong thời gian tới, nếu các hộ có nhu cầu thì các ngành xem xét bố trí cho các hộ cư trú, tuy nhiên các trường hợp này không được hưởng chế độ theo Đề án 79. Đối với các trường hợp mới di cư vào Mường Nhé trong năm 2017 kiên quyết không tiếp nhận.
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên cũng chỉ đạo các ngành liên quan xem xét cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng  minh nhân dân, giấy khai sinh cho các hộ dân chưa được cấp để bà con an tâm sản xuất. (Tài Nguyên & Môi Trường 22/4, Nam Hương)đầu trang(
Khoảng 20h30 ngày 20/4, Đội tuần tra kiểm soát giao thông số 3, Phòng CS Giao thông đường bộ - đường sắt, Công an tỉnh Nam Định đã bắt giữ một xe ô tô chở gỗ quý không có hóa đơn chứng từ hợp lệ.
Thông tin từ Công an tỉnh Nam Định cho biết, trong khi làm nhiệm vụ tại Km105 trên Quốc lộ 21B thuộc địa phận xã Nam Phong, thành phố Nam Định, Đội tuần tra kiểm soát giao thông số 3 đã phát hiện xe ô tô tải 89C - 097.12 do Ngô Nguyên Soái (37 tuổi, trú tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) điều khiển chở hơn 2 m3 gỗ nghiến - loại gỗ thuộc danh mục gỗ quý loại 2A. Toàn bộ số gỗ này đã được xẻ thành tấm nhỏ, không có hóa đơn, chứng từ.
Ngô Nguyên Soái khai nhận chở thuê số gỗ nghiến này từ một công ty ở Hưng Yên về giao cho khách hàng tại Nam Định. Do không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, Đội tuần tra kiểm soát giao thông số 3 đã lập biên bản bàn giao phương tiện và toàn bộ lô hàng trên cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nam Định tiếp tục kiểm tra, xác minh, xử lý theo quy định. (Bnews 21/4)đầu trang(
Sau dự án lấp sông Đồng Nai để xây dựng khu đô thị của Công ty CP đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát gây nhiều tranh cãi trong dư luận thời gian qua, thì nay UBND tỉnh Đồng Nai vừa chấp thuận cho Công ty CP đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (Công ty Cường Thuận) đầu tư phát triển một khu du lịch tầm cỡ trong vùng lòng hồ thủy điện Trị An.
Hồ thủy điện Trị An thuộc thị trấn Vĩnh Cửu, cách TP Biên Hòa 30km, TPHCM 65km, theo đề án của Công ty Cường Thuận là điểm nhấn về tài nguyên du lịch tự nhiên, nằm trong vành đai kinh tế TPHCM, thuận lợi cho việc phát triển du lịch cả về đường thủy và đường bộ. Dự án được thực hiện trên diện tích khoảng 25ha gồm 2 phân khu.
Trong đó, khu động gồm có cầu tàu, công viên nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các hoạt động dưới nước, đặc biệt sẽ có cáp treo. Khu tĩnh sẽ là khu văn hóa tâm linh. Để phục vụ cho dự án trên, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chính thức đồng ý cho công ty thực hiện tuyến đường ven hồ Trị An dài hơn 27km, chạy dọc theo bìa rừng trong khu bảo tồn. Con đường này sẽ lấy đi 17ha rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai (BTTNVHĐN).
Theo một số chuyên gia của ngành tài nguyên - môi trường, khi nhìn vào tổng thể quy hoạch thì thấy dự án sẽ xây dựng trên hai đảo Ó và Đồng Trường trong lòng hồ Trị An, cũng là thượng nguồn của khu vực dự trữ sinh quyển. Chủ đầu tư dự định sẽ dành một diện tích lớn để làm khu công viên nước, khu vui chơi giải trí, khách sạn,  nhà hàng, casino, hệ thống cáp treo, sân tập golf,...
Việc làm nhà hàng, khách sạn sẽ đi cùng với nước thải nếu không được xử lý cũng sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước. Nếu làm sân golf thì đi kèm với trồng cỏ, phun thuốc trừ sâu, sử dụng hóa chất dễ dẫn tới nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trong lòng hồ, gây ra những tác động lớn, có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng sinh thái của toàn khu vực dự trữ sinh quyển. Chưa kể, việc phá rừng làm đường làm gia tăng sự xuất hiện của con người vào khu vực vùng lõi của rừng cũng là mối đe dọa lớn.
Theo ông Trần Văn Mùi, Giám đốc khu BTTNVHĐN, ngày 29-6-2011 tổ chức UNESCO đã công nhận vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An là một trong ba vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai.
Công tác bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An trong thời gian qua đã dần ổn định, đa dạng sinh học đang được phục hồi và nâng cao; hiện việc quản lý, bảo tồn và tổ chức khai thác bền vững tài nguyên thủy sản hồ Trị An đang gặp một số khó khăn, phức tạp và nếu giờ xây dựng một công trình lớn như thế thì có thể sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An. (Sài Gòn Giải Phóng 21/4, Trung Đức)đầu trang(
Liên quan đến việc để mất rừng, tỉnh Kon Tum đã ra nhiều quyết định kỷ luật các cán bộ lâm nghiệp. 
Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã diễn ra phức tạp. Chỉ trong quý 1/2017, toàn tỉnh đã xảy ra 165 vụ vi phạm lâm luật với số lượng gỗ tịch thu hơn 1.346 m3, thiệt hại hơn 6 ha rừng.
Nổi cộm là nhiều vụ phá rừng với quy mô lớn nhưng không được các lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum phát hiện, ngăn chặn như vụ phá rừng ở Ngọc Hồi, Đăk Hà… Liên quan đến việc để mất rừng, tỉnh Kon Tum đã ra nhiều quyết định kỷ luật các cán bộ lâm nghiệp.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã ký 7 quyết định kỷ luật các cán bộ kiểm lâm liên quan đến việc để mất rừng; trong đó, có Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Văn Nam, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đăk Hà Trịnh Xuân Long và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy Dương Văn Trị, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kon Rẫy Nguyễn Văn Tú. Tất cả các trường hợp trên đều bị xử lý hình thức kỷ luật khiển trách.
Liên quan đến trường hợp để mất rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đã ra quyết định kỷ luật tập thể lãnh đạo Ban Quản lý với hình thức phê bình, nghiêm túc rút kinh nghiệm; Trưởng trạm Quản lý bảo vệ rừng Ngọc Réo 1 Lê Viết Kỳ với hình thức khiển trách, bố trí công tác khác và một số cán bộ kiểm lâm khác với các hình thức phê bình, nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Trước đó, tỉnh Kon Tum đã có hình thức xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân để xảy ra vụ phá rừng phòng hộ tại Măng Đen, nơi giáp ranh giữa huyện Kon PLông và Kon Rẫy mà TTXVN đã phán ánh.
Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kon Tum xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách đối với hai đảng viên: Nguyễn Kim Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum; Nguyễn Văn Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum kỷ luật 15 cán bộ, công chức Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy và Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy, trong đó có 8 trường hợp bị khiển trách; cảnh cáo 7 trường hợp, đồng thời chuyển công tác khác đối với Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kon Rẫy.
Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Rẫy kỷ luật khiển trách Chi bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy và 11 đảng viên trong chi bộ, trong đó khiển trách 10 trường hợp, cảnh cáo một trường hợp.  Trước tình trạng những diện tích rừng còn lại đang bị xâm hại nghiêm trọng, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, truy bắt các đối tượng buôn bán, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái phép; chú trọng bảo vệ rừng giáp ranh, rừng nguyên sinh; tích cực trồng rừng phòng hộ, rừng đệm…
Đặc biệt, sự quyết liệt của các đơn vị có chức năng trong việc xử lý các hiện tượng tiếp tay cho các đối tượng phá rừng. (Bnews 21/4, Quang Thái)đầu trang(
Hơn 1.600 sản phẩm đồ trang sức, mỹ nghệ nghi được chế từ tác từ ngà voi trái quy định pháp luật như: vòng tròn đeo tay, mặt dây chuyền, nhẫn, tràng hạt… vừa bị cơ quan chức năng bắt giữ và mở rộng điều tra.
Ngày 21/4, Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi nhận được thông tin tố giác của người dân, Cục đã tổ chức phối hợp trinh sát, thu thập thông tin và nhận thấy có căn cứ xác định nguồn thông tin tố giác trên là có cơ sở.
Khoảng 21 giờ 30 phút, ngày 19/4, tại địa chỉ số 97 Lê Lợi, thành phố Pleiku (Gia Lai), Đội Kiểm lâm đặc nhiệm (thuộc Cục Kiểm lâm) đã phối hợp cùng phòng 3, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74), Bộ Công an và Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46), Công an tỉnh Gia Lai mật phục phát hiện đối tượng Nguyễn Bá Tùng (SN 1994, trú xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đi xe máy BKS 81B2-001.84, mang theo một túi xách màu xanh.
Qua kiểm tra túi xách, các lực lượng chức năng phát hiện có 1.633 sản phẩm đồ trang sức, mỹ nghệ có màu trắng ngà và có đặc điểm nghi được chế tác từ ngà voi gồm: vòng tròn đeo tay, mặt dây chuyền, tượng phật, nhẫn, tràng hạt và các sản phẩm có hình thù khác, màu trắng ngà, được chế tác rất kỳ công, tinh xảo.
Tại cơ quan chức năng, Tùng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hàng nói trên và khai nhận toàn bộ số hàng trong túi này là các sản phẩm trang sức, đồ mỹ nghệ được chế tác từ ngà voi do Tùng mua lại với giá khoảng một trăm triệu đồng để bán kiếm lời.
Nhận thấy Tùng có dấu hiệu buôn bán, vận chuyển hàng hóa (sản phẩm chế tác từ động vật nguy cấp, quý hiếm) trái quy định của pháp luật, lực lượng chức năng đã quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật để mở rộng điều tra, làm rõ và xử lý theo pháp luật. (Tiền Phong 21/4, Phạm Anh)đầu trang(
Động vật, kể cả những loài quý hiếm, đang ngày đêm bị cưỡng bức biểu diễn xiếc trong nỗi sợ hãi, bị ngược đãi và sống trái với môi trường tự nhiên
Tổ chức Động vật châu Á (Animal Asia) vừa có văn bản gửi Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Cục Kiểm lâm TP HCM cùng các cơ quan chức năng về việc không nên sử dụng động vật, động vật hoang dã quý hiếm diễn xiếc phục vụ khách du lịch. Điều đáng quan tâm, mặc dù UNESCO Việt Nam đã yêu cầu dừng hoạt động xiếc thú ở Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM) nhưng nó vẫn tiếp diễn.
Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là thiên đường tự nhiên của nhiều loài sinh vật hoang dã, trong đó có hàng ngàn cá thể khỉ đang được tự do sinh sống trong khu rừng ngập mặn trải rộng giáp biển.
Mặc dù được giao nhiệm vụ bảo vệ, hướng dẫn du khách đến thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ lại chọn tổ chức diễn xiếc thú trên Đảo Khỉ - một trong những điểm nhấn khi đến đây tham quan. Rạp xiếc thú này thường diễn các tiết mục: chó nhảy qua vòng lửa; khỉ bị xích cổ, bịt mắt đạp xe, nhào lộn... Đây là những trò diễn nguy hiểm, không đúng với hành vi tự nhiên của chúng. Dưới roi vọt của người quản thú, chúng không có cách nào khác hơn là biểu diễn trong nỗi sợ hãi, ánh mắt van xin cầu khẩn trong tiếng cười của khán giả.
Về những vấn đề này, Tổ chức Động vật châu Á đã gửi công văn tới Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ khuyến nghị dừng biểu diễn xiếc thú. Sau khi nhận được thông tin, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã đưa ra tuyên bố: “Việc dùng động vật trong biểu diễn xiếc với các trò diễn có bạo hành thể chất và tinh thần không được phép diễn ra ở bất cứ đâu. Đây là hoạt động vi phạm đạo đức sinh học và bảo tồn không thể chấp nhận được, đặc biệt là ở khu dự trữ sinh quyển của UNESCO và hoạt động này cần phải chấm dứt”.
Thế nhưng, để giải thích cho hoạt động của mình, đại diện Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ lại cho rằng: “Thông qua mô hình xiếc thú muốn chuyển đến du khách một thông điệp hãy quý trọng thiên nhiên và yêu mến các loài động vật rất hòa đồng, thân thiện với con người (!?)”.
Gấu ngựa hay gấu đen châu Á được đưa vào danh mục IB Nghị định 32/2006 và Nghị định 160/2013 của Chính phủ thuộc nhóm động vật nguy cấp được pháp luật bảo vệ và bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng cho các mục đích thương mại. Tuy nhiên, chúng vẫn đang bị khai thác, sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau như nuôi lấy mật, quảng cáo và biểu diễn.
Tại Việt Nam, gấu ngựa được sử dụng tại 40% các rạp xiếc trên cả nước. Gấu được sử dụng thuộc các độ tuổi khác nhau, từ gấu con tới gấu già và chúng bị ép phải thực hiện các trò xiếc, trong khi không được chăm sóc tốt như môi trường tự nhiên.
Khi biểu diễn, gấu thường được đeo rọ với một sợi dây buộc vào phía sau rọ, người diễn xiếc cũng dùng sợi dây này và roi để buộc gấu biểu diễn. Theo thống kê của các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, tiết mục mà gấu thường bị ép biểu diễn là đi xe đạp (80% cơ sở), đi thăng bằng (60% cơ sở) và đi xe máy (30% cơ sở).
Tại Khu Du lịch văn hóa Đầm Sen (TP HCM), nhiều du khách khi xem diễn thú đã tỏ ra bất bình nên lên tiếng phản đối. Sau khi tiếp nhận những phản ứng này, Tổ chức Động vật châu Á đã gửi kiến nghị đến Kiểm lâm TP HCM nhưng đơn vị này phản hồi rằng những cá thể gấu con đều có nguồn gốc hợp pháp.
Trên thực tế, tình trạng săn bắt gấu ngựa con vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp và những cơ sở nuôi bảo tồn động vật hoang dã hàng đầu tại Việt Nam như Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Vườn thú Hà Nội… chưa từng thành công trong việc sinh sản bảo tồn loài gấu này. Chính vì vậy, Tổ chức Động vật châu Á nghi ngờ về nguồn gốc của những cá thể gấu này và sẵn sàng thực hiện các xét nghiệm DNA nhằm xác định nguồn gốc của chúng.
Ngoài gấu ngựa, Khu Du lịch văn hóa Đầm Sen cũng đang sử dụng một cá thể đười ươi (dã nhân) thuộc loài động vật được quốc tế ra sức bảo vệ do phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao, đặc biệt do nạn chặt phá rừng tại Indonesia. Vấn đề này cũng đã được Tổ chức Bảo tồn các loài Linh trưởng lớn (GASP UNEP, một tổ chức thuộc UNEP và UNESCO) phản đối.
Tổ chức Bảo tồn các loài linh trưởng lớn đặt ra hàng loạt vấn đề với các cơ sở tổ chức xiếc thú nhưng đến nay không có lời giải. Công tác quản lý đối với những đơn vị này vẫn đang bị bỏ ngỏ, tạo ra một lỗ hổng và nhu cầu cho hoạt động săn bắt cũng như buôn bán động vật hoang dã nguy cấp tại Việt Nam. Số phận những con vật hết tuổi biểu diễn sẽ đi về đâu khi các rạp xiếc không có cơ sở vật chất để chăm sóc hay bảo tồn? Và đâu là nguồn cung chính cho các rạp xiếc, khi ngay cả các cơ sở bảo tồn chính thức cũng chưa thể sinh sản thành công những loài động vật đó? (Người Lao Động 22/4, Phạm Dũng)đầu trang(
Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc bảo tồn ĐDSH đang đối mặt với nhiều mối đe dọa do sự gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, nhất là tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD).
Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH ở nước ta hiện nay.Từ năm 2010 đến năm 2016, lực lượng kiểm lâm cả nước đã phát hiện và xử lý hơn 174 nghìn vụ vi phạm pháp luật về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Trong đó, số vụ vi phạm các quy định về quản lý ĐVHD là 4.305 vụ, tịch thu hàng nghìn kg sản phẩm ĐVHD và hơn 60 nghìn cá thể ĐVHD các loại, trong đó 3.418 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm. Riêng năm 2016, toàn ngành hải quan đã phát hiện và bắt giữ 26 vụ vận chuyển ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi với tổng số lượng gần năm tấn, cùng hàng tấn tê tê, vảy tê tê, rùa, chân tay gấu, sừng tê giác… được nhập lậu về tiêu thụ tại Việt Nam, hoặc trung chuyển sang nước thứ ba.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện hàng chục vụ buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ ĐVHD trái phép. Điển hình mới đây, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ ba đối tượng về hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép 12 cá thể voọc đã chết có tổng trọng lượng 71 kg đang được vận chuyển đến nơi tiêu thụ…
Các chuyên gia nhận định: Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỷ lệ mất ĐDSH của Việt Nam là tình trạng săn bắt, buôn bán, tiêu thụ ĐVHD tiếp tục gia tăng thời gian qua, nhất là một số loài được quảng bá có các tính năng như bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, chữa bệnh nan y (dù có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh), cho nên đã trở thành đối tượng bị săn lùng, khai thác tận diệt. Trong khi đó, do lực lượng mỏng, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, các đơn vị chuyên trách chưa theo kịp thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp của các đối tượng vận chuyển, buôn bán trái phép các ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm...
Ngoài ra, phải kể đến hoạt động gây nuôi ĐVHD chưa được quản lý, kiểm soát hiệu quả. Kết quả điều tra của các cơ quan chức năng cho thấy: trong số 22 loài đang được gây nuôi trong các trang trại, có 12 loài nuôi thuộc đối tượng bị đe dọa cấp quốc gia, sáu loài nuôi thuộc đối tượng đe dọa toàn cầu…
Mặc dù, đã có những quy định của pháp luật về vấn đề này như quy định kiểm soát nguồn gốc con giống, nguồn gốc cá thể nuôi thương mại nhưng việc kiểm soát cá thể gây nuôi còn theo hồ sơ, giấy phép, mà không có quy định về việc đánh dấu cá thể gây nuôi. Do vậy, dẫn đến việc lợi dụng hoạt động này để trà trộn, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức và pháp luật về bảo vệ ĐVHD chưa được quan tâm đúng mức…
Cục trưởng Bảo tồn ĐDSH (Tổng cục Môi trường) TS Phạm Anh Cường cho rằng: ĐDSH có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam, là cơ sở bảo đảm an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐDSH Việt Nam đang đối mặt với nhiều mối đe dọa như sự gia tăng dân số và mức tiêu dùng, thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại, ô nhiễm môi trường và những tác động của biến đổi khí hậu...
Đặc biệt đáng báo động là tình trạng khai thác, buôn bán, tiêu thụ ĐVHD nguy cấp vẫn diễn ra chưa kiểm soát được, cho nên nhiều loại tiếp tục bị suy giảm, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như hổ, voi… Tại các khu bảo tồn, tình trạng khai thác trái phép các loài hoang dã vẫn diễn ra do mâu thuẫn giữa đói nghèo, phát triển và bảo tồn; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển hạ tầng làm chia cắt và thu hẹp sinh cảnh của nhiều loài hiện nay…
Do vậy, cần có những biện pháp hiệu quả ngăn chặn kịp thời tình trạng săn bắt, buôn bán, thiêu thụ ĐVHD, nhất là từng bước ngăn chặn tình trạng suy giảm ĐDSH, bên cạnh việc tiếp tục củng cố hệ thống chính sách và pháp luật về ĐDSH; kiện toàn, bổ sung khung pháp lý, cơ chế, chính sách về quản lý và bảo vệ các loài ĐVHD, nhằm bảo đảm tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật. Tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý buôn bán, tiêu thụ ĐVHD.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Tư pháp giải quyết ba vấn đề chính của nạn buôn bán trái phép ĐVHD gồm: săn bắn, buôn bán và làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ĐVHD một cách toàn diện, đồng bộ…
Các chuyên gia, các nhà khoa học cũng cho rằng, đối với các cơ sở gây nuôi thương mại ĐVHD, chủ trang trại phải chịu trách nhiệm chứng minh nguồn gốc hợp pháp gây nuôi trong cơ sở của mình, thay vì các cán bộ thi hành pháp luật như hiện nay.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến pháp luật về bảo vệ ĐVHD tới cộng đồng dân cư; công khai thông tin về các vụ vi phạm và đối tượng vi phạm trong các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, có cơ chế khen thưởng kịp thời, nhằm khuyến khích người dân tố giác vi phạm và các cán bộ thực thi có nhiều thành tích trong việc bắt giữ các đối tượng buôn bán trái phép ĐVHD... (Nhân Dân 23/4, Trung Tuyến)đầu trang(
Trong nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, giúp cân bằng hệ sinh thái, Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam đã được thành lập.
Tình yêu thương và sự cống hiến của những nhân viên tại đây đã giúp chữa lành vết thương và cứu sống hàng trăm cá thể động vật hoang dã.Vấn nạn vụ việc vận chuyển, săn bắn động vật hoang dã làm thực phẩm hoặc dược phẩm đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm sụt giảm mạnh số lượng và chủng loại các loài động vật hoang dã.
Trong nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, giúp cân bằng hệ sinh thái, trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam đã được thành lập. Tình yêu thương và sự cống hiến của những nhân viên tại đây đã giúp chữa lành vết thương và cứu sống hàng trăm cá thể động vật hoang dã.
Lâm Kim Hải, BS thú y, Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam chia sẻ, ngày 21/12/2016 có một đợt cứu hộ có khoảng 10 con, trong đó những con lớn đều bị chết. Người ta phát hiện trong xác một con tê tê có một con tê tê con nặng 117gr. Chúng tôi quyết định sẽ nuôi bộ nó.
Theo chị Maddie Floence, Cố vấn kỹ thuật từ Hà Lan chia sẻ, Kim là chú tê tê đầu tiên trong đời tôi thấy. Có những chú tê tê rất to, có những chú bé xíu. Tôi còn nhớ cảm giác khi tôi nhìn thấy Kim lần đầu tiên. Khi tôi mở cuốn sách, bức hình của Kim hiện lên. Đẹp đẽ. Kim là chú tê tê đầu tiên của tôi.
Hầu hết những loài động vật bọn mình tiếp nhận để cứu hộ đều trong tình trạng sức khỏe rất tồi tệ vì chúng được vận chuyển một quãng đường rất dài và ít được chăm sóc, không được cho ăn uống. Khi đến nơi tiêu thụ thì chúng bị nhồi nhét các loại thức ăn không phù hợp ví dụ như bột đá trộn lẫn với trứng nhồi nhét vào dạ dày cho tê tê ăn, hoặc nhét kim loại, đá mạt vào dạ dày cho tăng khối lượng để bán được nhiều tiền.
Nuôi bộ động vật hoang dã thực sự rất khó. Bạn phải biết chính xác lượng ăn của chúng bao nhiêu, chúng thích ăn gì? Chúng có thực sự cảm thấy thoải mái không. Bạn phải nắm được chính xác tất cả những điều đó để quyết định việc nuôi nấng chúng như thế nào.
Hiện nay, mình thấy do nhu cầu sử dụng động vật hoang dã rất lớn để ăn thịt và làm các loại thuốc. Điều đó làm cho động vật hoang dã ngày càng hiếm. Nhiều người đã biết đến tình trạng đó nhưng họ vẫn còn thờ ơ, nghĩ rằng việc động vật hoang dã biến mất là việc quan trọng mà nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải là việc của mình.
Từ khi hoạt động đến nay, trung tâm thả được khoảng 300 cá thể động vật vào tự nhiên. Đặc biệt những năm gần đây, tê tê được cứu hộ thành công và tái thả vào tự nhiên rất nhiều. Chỉ riêng hai năm 2015 và 2016, bọn mình đã tái thả được trên 200 cá thể tê tê java trở lại tự nhiên. (ANTV 23/4)đầu trang(
Con hổ nặng hơn 1 tạ được mua của một người ở Thanh Hóa mang về Thái Nguyên với mục đích nấu cao.
Khoảng 17h30, ngày 21-4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Công an huyện Đồng Hỷ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phát hiện, bắt quả tang Bùi Thị Loan, 52 tuổi, trú tại tổ 10, phường Tân Long, thành phố Thái Nguyên, chỗ ở tổ 3, phường Quan Triều, TP Thái Nguyên đang có hoạt động đun nấu xương động vật.
Đấu tranh, khai thác, bước đầu Loan khai nhận đã mua 1 cá thể hổ đã chết từ Thanh Hóa có trọng lượng 110kg với giá 580 triệu với mục đích để nấu cao. Khi đang nấu cao tại khu vực tổ 22, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ. (Công An Nhân Dân 22/4, Minh Thắng)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2017, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị hơn 13 triệu cây giống các loại, đảm bảo đủ cung ứng cho nhu cầu trồng rừng của người dân trên địa bàn tỉnh. Tổng số cây giống đã gieo tại các vườn ươm là hơn 13,2 triệu cây, gồm các loài cây chủ yếu là cây Mỡ, Keo úc, Keo lai, Thông mã vĩ, Xoan ta, Lát hoa, Trám, Sao, Quế…
Hiện toàn bộ hơn 10 vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng năm nay, các Ban Quản lý dự án cũng đã bắt đầu tiến hành cấp cây giống cho người dân.. Năm nay, dự kiến nhu cầu cây giống hơn 13 triệu cây và các vườn ươm trên địa cơ bàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cây giống cho người dân.
Chi cục kiểm lâm và ban quản lý dự án bảo vệ phát triển rừng các địa phương cũng đã tiến hành kiểm tra, nghiệm thu đối với các vườn cây giống trước khi vụ trồng rừng bắt đầu.
Theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật, sau khi đã được cấp phát để tránh tình trạng cây giống bị chết, khi nhận cây giống về, bà con cần nhanh chóng bỏ cây ra khỏi túi, xếp tại những nơi có đất thịt, đắp đất xung quanh và cần che chắn kỹ xung quanh, kết hợp tưới nước, giữ ẩm. Đối với những cây giống để dài ngày bà con cần chú ý đảo bầu ít nhất 1 lần trước khi đem trồng. (Đài PTTH Bắc Cạn 23/4, Công Luận)đầu trang(
Để đạt mục tiêu về trồng rừng năm 2017, huyện Như Thanh đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; thường xuyên tổ chức giao ban tại các xã, thị trấn về công tác trồng rừng; tháo gỡ khó khăn, kịp thời, hiệu quả từ cơ sở.
Từ đầu năm 2017 đến nay, huyện Như Thanh đã trồng mới được trên 400 ha rừng, tăng 38% so với cùng kỳ; trồng mới 40.500 cây phân tán; khai thác rừng trồng 32.850 tấn.
Thời gian tới, huyện Như Thanh tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn tiếp tục nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; chú trọng hướng dẫn nhân dân trồng theo hướng thâm canh, xen canh, gắn với tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, hoàn thành mục tiêu trồng rừng năm 2017. (Báo Thanh Hóa 23/4, Quốc Hương)đầu trang(
Sau khi được Bộ NN&PTNT cho phép trồng trong lâm phần rừng U Minh hạ, đến nay, cây keo lai đã chứng minh được hiệu quả kinh tế, mang lại cho bà con vùng rừng tràm các huyện U Minh, Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau hàng trăm triệu đồng mỗi đợt thu hoạch. Với những ưu điểm nhanh cho thu hoạch, giá trị kinh tế cao hơn, cây keo lai đang làm thay đổi bộ mặt vùng đất U Minh hạ.
Vào năm 2009, ngay sau khi tỉnh Cà Mau được “cấp phép” bổ sung thêm cây keo lai trồng trong vùng đất sản xuất của địa phương, một số đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn đã cùng các hộ gia đình trên lâm phần U Minh hạ đi đầu trồng keo lai. Đến khoảng năm 2014 - 2015, những lứa keo lai đầu tiên được thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế bất ngờ. Từ đó đến nay diện tích đất trồng keo lai của Cà Mau không ngừng tăng.
Anh Trần Công Văn, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được giao 5 ha đất canh tác tại địa phương, trong đó được phép sản xuất 1,5 ha đất lúa, diện tích còn lại phải trồng rừng.
Theo  anh Văn, trước đây bà con địa phương không biết trồng cây gì khác ngoài cây tràm bản địa. Vì độc canh nên giá trị cây tràm luôn thấp dưới đáy. Bên cạnh đó, diện tích đất trồng lúa cũng chỉ canh tác được 1 vụ/năm khiến đời sống người dân chất chồng khó khăn.
Thấy một số hộ dân đi đầu trồng keo lai thành công, anh Văn đã về dùng hết tiền gia đình tích góp, lên liếp chuyển 1,5 ha đất lúa qua trồng keo lai vào năm 2013. Mặc dù mới được 4 năm, mỗi ha keo lai anh Văn thu hơn 100 triệu đồng/ha giúp gia đình anh và nhiều bà con đổi đời.
“Nếu cứ trồng lúa tại vùng đất này sẽ rất khó có hiệu quả vì phải mướn đủ thứ từ cày, trục cho đến phát hoang…nhưng đến mùa thu hoạch, 1 công ruộng chỉ được có 5 giạ lúa. Trong khi đó nước phèn danh cho chống cháy rừng càng luôn làm cho cây lúa khó phát triển, khi chuyển qua trồng keo lai hiệu quả thấy rõ”, anh Văn cho biết.
Còn gia đình ông Phạm Văn Phun, ấp 15, xã Khánh An, huyện U Minh tiến hành trồng keo lai trên diện tích đất bờ bao của gia đình từ năm 2010. Chỉ với diện tích khoảng 1 ha, ông thu bán cho công ty gỗ tại địa phương cũng được trên dưới 200 triệu đồng.
Theo tính toán của ông Phun, mỗi ha cho sản lượng khoảng 200 - 250 m3 gỗ. Giá gỗ bì đến nay trước nay vẫn ổn định 1.000 đồng/kg. Các phụ phẩm cành, nhánh cũng bán được giá 700 đồng/kg. Chỉ sau 5 năm trồng keo lai, người dân có thể thu được 200 triệu đồng/ha.
“Với cây tràm, để trồng tới thu hoạch ít nhất cũng mất 7 năm nhưng chỉ đạt hơn 100 triệu đồng/ha nên cây keo lai mang lại giá trị kinh tế cao hơn cây tràm truyền thống khoảng 1,5 lần”, ông Phun cho hay.
Từ hiệu quả kinh tế vượt trội, người dân vùng đất U Minh hạ đang tiếp tục trồng keo lai khá nhiều.Đến nay, trong lâm phần rừng tràm U Minh hạ đã có hơn 8.500 ha đất trồng keo lai. Thực trạng trên hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành nông nghiệp địa phương.
Ông Trần Văn Thức, Phó Giám đốc sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, đến năm 2020, trong khoảng 28.000 ha đất sản xuất tại lâm phần rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau sẽ quy hoạch 50% diện tích phát triển trồng keo lai.
Theo ông Thức, nguồn cung cấp keo tại địa phương vẫn chưa đủ cầu. Bao nhiêu sản phẩm người dân làm ra, đều được thương lái vùng trên xuống thu hoạch hết. Trong đó, thị trường chính là Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai về lâu dài trồng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
“Sở Nông nghiệp đang chỉ đạo trồng keo lai lấy gỗ lớn cho giá trị kinh tế cao hơn. Để thực hiện điều này cần chuyển dần từ khai thác gỗ một lượt sang chặt chọn, tỉa thưa để chu kỳ khai thác keo lai dài 7 – 8 năm để lấy gỗ lớn. Sản phẩm gỗ keo lai chất lượng cao sẽ được tiêu thụ tại các nhà máy chế biến gỗ ghép thanh xuất khẩu”, ông Thức cho biết thêm.
Thực tế hiện nay, trước sự phát triển nhanh về diện tích cây keo lai, ngành chức năng tỉnh Cà Mau cũng cần phải tính toán kỹ cho bài toán về đầu ra. Đã có rất nhiều bài học đắt giá về vấn đề “được mùa mất giá”, cho nên hy vọng, cây keo lai của vùng đất tận cùng Tổ quốc Cà Mau sẽ không đi vào con đường quen thuộc đó. (VOV 23/4, Khánh Hưng)đầu trang(
Vừa phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu, vừa phải chịu cảnh gỗ nguyên liệu xuất khẩu ồ ạt sang Trung Quốc, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong nước hiện nay đứng ngồi không yên. Trong khi đó, để duy trì nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp ổn định, mô hình liên kết giữa công ty chế biến xuất khẩu gỗ và các hộ trồng rừng cũng chỉ mang tính tự phát.
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I/2017, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 1,78 tỷ USD, tăng 17,1% so cùng kỳ năm ngoái. Theo dự báo, với đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm nay của Việt Nam có thể sẽ tăng 8 – 10%, đạt khoảng 7,5 tỷ USD, xem như đã khôi phục lại mức tăng trưởng cao, bởi năm 2016, xuất khẩu gỗ chỉ tăng trưởng 1,1% so với năm 2015.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng tốt, nỗi lo lớn của các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ nội địa chính là việc thiếu nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp. Ts. Tô Xuân Phúc (Tổ chức Fores Trends) cho biết, lệnh cấm khai thác gỗ tại Trung Quốc có thể là một trong những nguyên nhân tạo động lực khiến các DN Trung Quốc thu gom nguyên liệu gỗ đầu vào cho chế biến, bao gồm cả gỗ cao su của Việt Nam.
Nếu gỗ cao su là loài gỗ có thể thay thế cho một số loài gỗ từ rừng tự nhiên Trung Quốc bị cấm khai thác thì trong tương lai, lượng hút gỗ cao su từ Việt Nam vào Trung Quốc có thể tăng đột biến.
Do đó, vấn đề cạnh tranh, khống chế thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu này đang tạo ra sức ép rất lớn, thậm chí là nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu, đối với các DN trong nước ở Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bình Định. Thực tế cho thấy, năm 2016, Hiệp định VPA/FLEGT đã kết thúc đàm phán và yêu cầu truy xuất nguồn gốc gỗ trong các năm tới ngày càng chặt chẽ.
Vì vậy, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến sự cạnh tranh nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng khốc liệt giữa các DN Trung Quốc, DN chế biến gỗ xuất khẩu và DN sản xuất dăm gỗ của Việt Nam.
Với nhu cầu về mặt nguyên liệu trung bình từ 29 – 30 triệu mét khối gỗ nguyên liệu hằng năm, thách thức lớn với ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện nay là phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường cả trong nước và xuất khẩu trong khi gỗ rừng trồng nội địa chiếm 30 – 40% tổng lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt gỗ cao su và gỗ keo tràm.
Cũng trong năm 2016, các quốc gia như Trung Quốc, Lào, Campuchia đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên và cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ. Điều này dẫn tới tình trạng cạnh tranh về thu mua nguyên liệu tại quốc gia Việt Nam hiện đang nhập khẩu gỗ và ngay chính ở thị trường Việt Nam.
Theo dự kiến, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) gỗ của Việt Nam sẽ đạt 10 tỷ USD và nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ thêm 4 – 5 triệu m3/năm. Đây cũng là thách thức không nhỏ trên con đường thúc đẩy tăng trưởng KNXK sản phẩm gỗ và tiêu dùng trong nước.
Đại diện hiệp hội gỗ và lâm sản ở một số địa phương đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ ban hành các giải pháp hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả.
Đặc biệt, cần tăng cường kiểm tra, giám sát để hạn chế việc thương nhân nước ngoài thu gom, khống chế thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nước và lẩn tránh thuế xuất khẩu bằng cách giảm giá bán, kê khai không đúng quy cách gỗ nguyên liệu xuất khẩu.
Theo đó, nên tăng mức thuế suất đối với mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ (không phân biệt quy cách, loại chiều dày từ 30mm trở xuống, chiều rộng từ 95mm trở xuống, chiều dài từ 1.050mm trở xuống) lên cùng mức 20% trong khung quy định Nghị quyết số 830/2009/UBTVQH12 ngày 17/10/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trên thực tế, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nguyên liệu, việc phát triển rừng trồng có vai trò hết sức quan trọng đối với ngành chế biến gỗ và dăm gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Đến nay, sản lượng nguồn gỗ rừng trồng trong nước khai thác hằng năm đạt khoảng 16 triệu mét khối quy tròn. Khoảng 80% nguồn gỗ này có đường kính nhỏ, được sử dụng làm nguyên liệu dăm và MDF; 20% còn lại được sử dụng vào sản xuất các sản phẩm đồ gỗ, chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Theo thống kê của Tổ chức FSC, đến hết tháng 3/2017, tổng diện tích rừng có chứng chỉ được cấp cho các nhóm hộ trồng rừng ở Việt Nam là 6.311ha, tương đương 4% trong tổng số 152.136ha diện tích rừng trồng đã cấp chứng chỉ ở Việt Nam.
Trong khi đó, xu hướng thị trường cho thấy, nhu cầu ngày càng lớn việc sử dụng gỗ rừng trồng, đặc biệt để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu vào các thị trường có những đòi hỏi chặt chẽ về tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào như Hoa Kỳ, EU.
Giới chuyên gia nhận định, để duy trì nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp ổn định, mô hình liên kết giữa các công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ gia đình trồng rừng đã được hình thành và đang trên đà phát triển.
Liên kết này dựa trên niềm tin rằng nguồn lực của các bên tham gia liên kết sẽ được tối đa hóa. Cụ thể, công ty chế biến có tiềm lực về vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ, trình độ quản lý và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm; các hộ dân có nguồn đất trồng rừng và lao động.
Song cũng cần phải nhìn nhận là đến nay, mô hình liên kết giữa công ty chế biến gỗ và các hộ trồng rừng do yêu cầu của thị trường vẫn mang tính tự phát, được hình thành chủ yếu do nhu cầu kết nối của công ty và hộ trồng rừng.
Nhóm chuyên gia đến từ Vifores và Forest Trends khuyến nghị rằng chính quyền các địa phương nên tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành liên kết, nên coi liên kết như một loại hình đầu tư và cần thông thoáng, minh bạch các quy định liên quan đến sử dụng và quản lý đất đai, cần có các chế tài đủ mạnh nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra khi phá vỡ hợp đồng, để có thể thu hút các DN và người dân cùng tham gia đầu tư, hình thành liên kết phát triển vùng nguyên liệu gỗ hợp pháp. (Thời báo Kinh doanh 22/4, Thanh Loan)đầu trang(
Thanh Hóa có 647.410,07 ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm tới 58,2% diện tích tự nhiên), trong đó rừng đặc dụng 82.268,8 ha, rừng phòng hộ 184.830,2 ha và 380.311,07 ha rừng sản xuất.
Cùng với nguồn lao động dồi dào, điều kiện lập địa phù hợp với nhiều loại cây trồng, là tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế rừng. Đến nay, toàn tỉnh đã có 172.758,64 ha rừng trồng, trong đó rừng gỗ 102.400 ha.
Tuy diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng đã tăng đáng kể trong thời gian qua, nhưng diện tích rừng gỗ lớn vẫn còn hạn chế, tính đến đầu năm 2017, toàn tỉnh mới có 35.500 ha rừng gỗ lớn, còn lại là rừng gỗ nhỏ cung cấp nguyên liệu làm giấy, dăm gỗ… giá trị kinh tế thấp, năng suất và chất lượng rừng trồng không cao. Sinh khối trung bình của mỗi héc ta rừng lâu nay chỉ đạt trung bình khoảng từ 10 đến 12m3 gỗ/năm, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn phục vụ chế biến.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ nội địa và xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu, ngày 27–10–2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4170/QĐ-UBND để phê duyệt Đề án “Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” với mục tiêu hình thành và phát triển ổn định vùng kinh doanh gỗ lớn với quy mô 55.932 ha, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu; đưa năng suất bình quân rừng trồng kinh doanh gỗ lớn bằng cây sinh trưởng nhanh đạt 20m3/ha/năm, cây sinh trưởng chậm, năng suất bình quân đạt trên 10m3/ha/năm.
Qua đó, góp phần nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp, tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 6,8%; đưa tỷ trọng lâm nghiệp đến năm 2020 chiếm 8% trong tổng cơ cấu kinh tế toàn ngành nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển kinh doanh rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh, xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức cần từng bước giải quyết để góp phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh nhà. Đầu tiên, việc kinh doanh gỗ lớn có chu kỳ dài hơn kinh doanh nguyên liệu gỗ nhỏ, tối thiểu gấp đôi rừng gỗ nhỏ, chi phí đầu tư lớn hơn, dẫn đến quá trình được khai thác, thu hồi vốn đầu tư lâu, trong khi đó điều kiện người dân còn rất khó khăn, nhu cầu cuộc sống luôn cần tiền để trang trải, do đó chưa có điều kiện phát triển kinh doanh gỗ lớn.
Nhiều người trồng rừng chưa thấy được hiệu quả của rừng gỗ lớn, còn tư tưởng “ăn xổi” nên sau 5 – 6  năm trồng rừng, gỗ đang lớn nhanh đã thu hoạch để trồng lứa khác. Phân tích sâu về lợi thế của trồng rừng gỗ lớn so với trồng rừng gỗ nhỏ, ông Lê Văn Mơn, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, cho biết: Với cây keo hoặc xoan, nếu sau 5 đến 6 năm thu hoạch thì mỗi ha rừng  cho thu hoạch được khoảng từ 80 đến 100m3 gỗ; gỗ còn nhỏ nên chủ yếu làm nguyên liệu giấy hoặc băm dăm nên giá trị chỉ đạt trên dưới 1 triệu đồng/1m3.
Trái lại, để thêm 5 đến 6 năm nữa thành rừng gỗ lớn, sản lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi. Trong khi đó, người trồng rừng gỗ nhỏ phải 2 lần đầu tư nhằm tái trồng lứa thứ 2 với chi phí trung bình khoảng 30 triệu đồng/ha, thì rừng gỗ lớn chỉ phải đầu tư 1 lần với tổng chi phí khoảng 40 triệu đồng/ha.
Điều đáng nói, gỗ lớn có giá trị cao hơn nhiều gỗ nhỏ, hiện giá gỗ keo loại đường kính 20 đến 30 cm được bán ra với giá 2,5 đến 3 triệu đồng/m3; gỗ keo loại đường kính khoảng 40 cm có giá từ 4 đến 6 triệu đồng/m3. Như vậy, chu kỳ trồng rừng gỗ lớn tuy gấp đôi nhưng hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2 đến 3 lần rừng gỗ nhỏ.
Lợi thế của trồng rừng gỗ lớn ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng sản xuất, song quỹ đất lâm nghiệp tập trung quy mô lớn trên địa bàn Thanh Hóa để trồng mới rừng sản xuất gỗ lớn  không còn nhiều. Thực tế những nơi có điều kiện đất tốt thì đã trồng rừng; diện tích chưa trồng phần lớn là ở vùng cao, xa, điều kiện lập địa khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, không hấp dẫn doanh nghiệp liên doanh, liên kết đầu tư trồng rừng.
Mặt khác quy mô diện tích đất lâm nghiệp của mỗi hộ gia đình nhỏ lẻ, đa phần từ 0,5 đến vài héc – ta; số hộ có diện tích đất lâm nghiệp trên 5 ha rất ít. Các hộ gia đình chủ yếu là ở vùng miền núi, đời sống khó khăn, thiếu vốn sản xuất nên trồng rừng quảng canh, chu kỳ ngắn để nhanh cho sản phẩm, thu nhập. Vì vậy, việc kéo dài thời gian khai thác rừng để kinh doanh gỗ lớn chưa được nhiều người chú trọng.
Tuy trồng rừng gỗ lớn cho giá trị kinh tế cao hơn, song do nhu cầu nguyên liệu giấy, băm dăm tăng mạnh nên nhiều chủ rừng mới chỉ xác định kinh doanh rừng cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ.
Do đó, việc trồng rừng gỗ lớn sẽ khó phát triển nếu không có chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, hạ tầng lâm nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, nhất là hệ thống đường lâm sinh dẫn đến khó khăn trong công tác đầu tư phát triển rừng gỗ lớn bởi các khâu: Trồng, tỉa thưa, khai thác, vận chuyển… đều bị đội giá chi phí khá cao. Trình độ thâm canh rừng của người dân trong tỉnh cơ bản vẫn ở mức thấp, phần nhiều không bón phân, chăm sóc ít lần nên rừng sinh trưởng chậm, năng suất thấp…
Khó khăn với đa phần các hộ có rừng hiện nay chính là nguồn vốn để phát triển rừng gỗ lớn. Do chu kỳ canh tác dài và rủi ro cao (dễ bị cháy rừng, thiên tai, lốc xoáy gây thiệt hại hơn) nên các ngân hàng thường không muốn cho vay trồng rừng.
Các hộ gia đình, cá nhân nghèo càng khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng để trồng rừng, phát triển kinh tế gia đình. Nếu được vay vốn, các ngân hàng cũng chỉ cho vay tối đa khoảng 50% giá trị đầu tư, với lãi suất thương mại cao nên sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được sau một chu kỳ thường rất thấp.
Năm 2017, tổng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh từ nguồn ngân sách Nhà nước là 5.473 ha, vốn bố trí để hỗ trợ là 59,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn này mới chỉ cân đối được khoảng 20,1 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách Trung ương từ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững 17 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh 3,1 tỷ đồng).
Như vậy, nhu cầu trồng rừng năm 2017 còn thiếu mà nguồn vốn ngân sách địa phương không đủ khả năng cân đối để thực hiện. Đây là một khó khăn  lớn trong quá trình thực hiện, rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành. (Báo Thanh Hóa 23/4, Linh Trường)đầu trang(
Ngày 21-4, Hội nghị tổng kết công tác trồng rừng và cây xanh, phòng cháy chữa cháy rừng và công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố được tổ chức tại UBND TPHCM do đồng chí Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì.
Trong 5 năm (2011-2015) trên địa bàn thành phố, các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đã tham gia trồng trên 5,1 triệu cây các loại với diện tích quy đổi tương đương hơn 1,2 ngàn ha. Trong năm 2016 trồng được gần 1 triệu cây (đạt 98,5% kế hoạch), tương đương diện tích quy đổi  gần 200ha...
Về công tác phòng cháy chữa cháy rừng được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, tình trạng đốt cỏ dại khai hoang vẫn còn diễn ra đã dẫn đến cháy san lan rừng Sác (huyện Cần Giờ) hay thảm thực vật (huyện Bình Chánh, Củ Chi).
Trong năm 2016 đã xảy ra 4 đợt lốc xoáy và mưa giông, có 5 đợt triều cường, 10 vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch đã làm chết 1 người, bị thương 14 người và nhiều nhà cửa, phương tiện giao thông bị hư hỏng.
Tại hội nghị, ông Lê Thanh Liêm chỉ đạo, các địa phương phải tăng cường công tác kiểm tra, quản lý kế hoạch cụ thể bảo vệ rừng để không còn tình trạng chặt phá, mua bán động vật hoang dã và tuyên truyền người dân về công tác phòng chống cháy rừng. Ngoài ra luôn tăng cường trồng nhiều cây xanh mới. Đặc biệt là trong  phòng chống thiên tai, lũ lụt phải thường xuyên quan tâm, kịp thời chỉ đạo để đạt hiệu quả để không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. (Sài Gòn Giải Phóng 21/4, Thanh Hải)đầu trang(
Ngành chế biến gỗ đã có hơn 1 thập niên phát triển đầy ấn tượng. Từ 219 triệu USD giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2000 lên 7 tỷ USD vào năm 2016. Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), đây là một trong 10 ngành mang lại nguồn thu lớn nhất từ xuất khẩu và đóng góp đáng kể vào GDP cả nước.
Trong báo cáo “Công nghiệp nhẹ Việt Nam: Tạo việc làm và triển vọng nền kinh tế thu nhập trung bình” của Ngân hàng Thế giới (WB) có nhận định, đây là ngành tiềm năng lớn, học hỏi nhanh, có năng lực cạnh tranh quốc tế, thị trường lớn và đa dạng. Trước đây, khi kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ Việt Nam chỉ vài trăm triệu USD/năm thì Malaysia, Indonesia và  Thái Lan đã lên tới vài tỷ USD/năm.
Nhưng với tốc độ phát triển bình quân 2 con số liên tục nhiều năm (có năm tăng 30%) nên sau 15 năm, quốc gia đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng gỗ chế biến vùng Đông Nam Á là Việt Nam, lọt vào tốp 5 các nước xuất khẩu đồ gỗ chế biến hàng đầu thế giới.
So với 10 nước xuất khẩu đồ gỗ nhiều nhất, Việt Nam là nước có ưu thế về sản xuất, lao động, khu vực chế biến tập trung với bán kính khoảng 50km như khu vực Đông Nam bộ cùng TPHCM... Ngành chế biến gỗ có năng suất lao động khá cao, mỗi lao động tạo ra khoảng 18.300 USD/năm, so với 13.900 USD/lao động/năm ngành giày dép, 8.900 USD/lao động/năm ngành thủy sản, và 7.100 USD/lao động/năm ngành dệt may.
Nếu nói về tiềm năng, ngành này còn nhiều dư địa để phát triển khi thị phần đồ gỗ chế biến Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 1,5% giá trị thương mại toàn cầu, nhưng ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sadaco, nguyên Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), nhận xét: “Vấn đề lớn hiện nay của ngành chế biến gỗ là tốc độ tăng trưởng bị chựng lại, thậm chí có nhận định là đang đi ngang. Những năm gần đây để tăng trưởng vượt 2 con số vô cùng vất vả. Đây là xu thế của bất cứ ngành hàng hay doanh nghiệp (DN) nào trong quá trình phát triển. Khi đã kết thúc một giai đoạn phát triển nhanh, cần phải định ra hướng đi phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Nếu không sẽ không còn đi ngang nữa mà là đi xuống. Vì vậy, điều quan trọng hiện nay là cần chuyển qua giai đoạn mới để có thể tiếp tục phát triển”.
Là ngành đứng đầu khu vực ASEAN nhưng các DN chế biến gỗ vẫn chủ yếu là vừa và nhỏ. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, cho rằng đa phần DN chế biến gỗ đều có quy mô nhỏ, đầu tư chưa thỏa đáng, tỷ suất lợi nhuận trung bình chưa cao; chưa có chính sách marketing nhất quán về sản phẩm như phân khúc thị trường; chưa có chiến lược cụ thể về vật liệu và sử dụng nguyên liệu trong nước.
Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Scansia Pacific, chi phí lương ở nước có vị trí số 1 về xuất khẩu gỗ chế biến là Trung Quốc chỉ chiếm 14% doanh thu, còn ở Việt Nam chiếm gần 20%. Ngoài ra còn một loạt hạn chế khác như một lao động Việt Nam làm ra 1,9 sản phẩm/ngày, còn ở Trung Quốc là 4,5 sản phẩm/ngày; kinh nghiệm quản lý và chương trình đào tạo cho công nhân cũng hạn chế; công suất sử dụng thấp. Trong khi đó, việc hợp tác phân công giữa các DN còn yếu, không thể hợp lực tạo thành sức mạnh để có thể đón nhận những đơn hàng lớn.
Thật ra vấn đề liên kết đã được đặt ra khá lâu, nhưng bản thân các DN không có tầm nhìn xa hoặc không được cơ quan chức năng tư vấn kịp thời. Nhưng trong bối cảnh thay đổi, việc liên kết, hình thành các chuỗi sản xuất là xu hướng chung của ngành chế biến gỗ các nước. Nếu không liên kết sẽ bị các nước, gần nhất là DN của Trung Quốc cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam. Bức xúc vấn đề này, ông Điền Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2, góp ý để phát triển cần sự bền vững.
Muốn bền vững phải kết nối, liên kết. Bản chất liên kết là cộng hưởng lực. Đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (Bifa) cho rằng, giai đoạn hiện nay cần sự chuyên môn hóa và chuyên sâu. Vì vậy cần hình thành các chuỗi sản xuất mà liên kết là khởi đầu. Khi sản xuất chuyên sâu trong chuỗi sản xuất sẽ hiệu quả và thành công thay vì tự thân mỗi DN cái gì cũng làm. Riêng việc dự trữ nguồn nguyên liệu gỗ mỗi DN phải bỏ ra 70% vốn lưu động.
Điều này cần vai trò của hiệp hội và chính sách nhà nước để thúc đẩy sự liên kết. Bifa muốn hình thành cụm hay khu công nghiệp. Nơi đó các DN chế biến gỗ cùng vào đầu tư. Với không gian gần nhau sẽ dễ hình thành chuỗi sản xuất. Mỗi DN làm một khâu mà chuyên sâu. Khi có đơn hàng lớn thay vì từ chối vì tự thân một DN không kham nỗi, nếu liên kết sẽ phân chia cho các DN trong chuỗi.
Mỗi công đoạn chuyên sâu làm giảm chi phí sản xuất, thâm dụng lao động cũng như giảm chi phí tiêu hao năng lượng; giảm bớt gánh nặng chôn vốn quá nhiều vào khâu nguyên liệu khi đã có chuỗi sản xuất từ DN chuyên lo khâu nguyên liệu nhập khẩu hay DN trồng rừng đảm trách. Khi có đơn hàng lớn DN chuyên sâu sẽ mạnh dạn đầu tư thiết bị chuyên sâu để làm với số lượng lớn giúp giảm chi phí...
Hiện nay đã bắt đầu xuất hiện các mô hình liên kết như giữa Công ty Scansia Pacific với nhiều hộ trồng rừng ở 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; giữa Công ty Tavico chuyên cung ứng gỗ nguyên liệu và các làng nghề, giữa Công ty cổ phần Xuất khẩu Nam Định (Nafoco) với các hộ trồng rừng ở Yên Bái, Tuyên Quang... Đây sẽ là những mô hình cần được tìm hiểu và nhân rộng dựa trên những điều kiện phù hợp cho các bên.
Tuy nhiên, nói như ông Nguyễn Phúc, Tổng thư ký Bifa, DN Việt Nam đa số vẫn thích làm riêng, ôm đồm tất cả các công đoạn, thay vì liên kết, hợp tác để phân chia từng khâu cho từng DN để cùng phát triển và cùng nhau lớn lên. Dù bối cảnh đã thay đổi nhưng vẫn còn nhiều DN chế biến gỗ chưa chịu lớn! (Sài Gòn Giải Phóng 24/4, Đăng Lãm)đầu trang(
Xuất khẩu đồ gỗ 2016 tuy đạt gần 7 tỷ USD nhưng tăng trưởng so với năm trước chỉ còn 1,1%. Dấu hiệu chững lại này được cho là do liên kết yếu giữa các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ với nhau và với các DN khác ngành.
Vào thời hoàng kim, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể tăng trưởng trên dưới 30% mỗi năm. Nhưng những năm gần đây, phải rất vất vả thì ngành gỗ mới có mức tăng trưởng kim ngạch chạm 2 con số. Và đến năm 2016 vừa qua thì tăng trưởng chỉ vỏn vẹn dừng lại ở 1,1%.
Theo tiến sĩ Tô Xuân Phúc, chuyên gia lâm nghiệp từ Forest Trend (Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về khai thác và bảo vệ rừng), bên cạnh các khó khăn nội tại như tiếp cận vốn thiếu thuận lợi hay công nghệ còn thô sơ… điểm quan trọng nhất là DN gỗ nội địa đang thiếu và yếu trong khâu liên kết, cả liên kết giữa các DN chế biến gỗ với nhau, lẫn liên kết giữa DN gỗ với các DN khác ngành.
Thiếu liên kết đang khiến ngành gỗ đặc biệt khó khăn trong dự trữ nguyên liệu, khiến 70% vốn của DN phải “chôn” vào khâu này. Dự trữ tuy lớn vậy nhưng lúc cần thì vẫn thiếu vì DN chủ yếu mua gom, gỗ không theo đúng quy chuẩn, chưa đồng nhất về chất lượng.
Với đặc thù đa phần là DN vừa và nhỏ, đơn hàng cũng nhỏ nên các nhà chế biến và sản xuất đồ gỗ cũng chẳng có nhu cầu liên kết. Nhưng kiểu “đánh du kích”, thích “ăn mảnh” đang dần đẩy DN nội địa vào thế yếu trên các bàn đàm phán khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Nhiều DN sản xuất đồ gỗ lớn tin rằng, đã đến lúc cần có cụm công nghiệp và khu công nghiệp (KCN) riêng cho ngành chế biến gỗ và các DN phụ trợ. Ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Minh Phát 2 (TPHCM) cho rằng chủ trương này cần có sự “xắn tay” tham gia của các nhà quy hoạch và thiết kế chính sách. DN đồ gỗ chủ yếu lo công việc chuyên môn, việc điều hành và kinh doanh mô hình khu công nghiệp như vậy là nằm ngoài tầm với. “DN sản xuất đồ gỗ cứ mỗi người một chỗ như hiện nay thì đi chơi với nhau cũng khó chứ nói gì bắt tay làm ăn”, ông Hiệp nhận xét một cách hình ảnh.
Đây không phải là ý tưởng gì mới mẻ vì nhiều hiệp hội ngành nghề khác cũng từng có đề xuất tương tự. Nhưng biến ý tưởng thành hiện thực quả là gian nan. Ví dụ như đề án lập KCN riêng cho ngành gỗ của Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) dù đã được tán thành từ lâu nhưng không có quỹ đất để triển khai.
Trước mắt, các DN đồ gỗ có thể chờ Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện dự án xây dựng cụm công nghiệp chế biến gỗ - dự án hiện mới ở giai đoạn khảo sát! Hoặc những ai làm sản phẩm gỗ từ cây cao su cũng có thể tìm đến các KCN ở Đồng Phú, Phước Hòa của ngành cao su!
Liên kết được đã khó, nhưng liên kết bền vững lại càng khó hơn. Theo nhiều ý kiến tâm huyết ghi nhận được tại Diễn đàn Vì mục tiêu phát triển bền vững cho ngành gỗ tại TPHCM mới đây, liên kết bền vững là phải đem lại lợi ích không chỉ cho DN, cho nông dân mà cho cả đất nước.
“Đừng đua thành tích, xuất khẩu gỗ 7 tỷ USD thật, nhưng DN nội địa được bao nhiêu phần trăm? Nông dân trồng rừng được bao nhiêu? Đất nước được bao nhiêu trong đó?”, ông Võ Quang Hà, Tổng Giám đốc Công ty Tân Vĩnh Cửu (Đồng Nai) bày tỏ.
Cũng theo nhà sản xuất đồ gỗ này, chuỗi liên kết chỉ được xem là mạnh nếu có nguyên liệu nhập khẩu hợp pháp, có sản phẩm giá trị gia tăng cao cho thị trường nội địa và xuất khẩu, có ngành công nghiệp chế biến gỗ tiên tiến, có rừng gỗ nguyên liệu bền vững liên kết chặt với nông dân.
Tất nhiên, người ta có quyền hoài nghi về mắt xích “đầu nguồn” - khả năng liên kết giữa các DN “to” và người nông dân “bé tí xíu”. Tuy nhiên, nếu nhìn vào điển hình liên kết khá thành công giữa DN đồ gỗ và nông dân trồng rừng tại một vài tỉnh miền trung, có thể thấy bức tranh liên kết đang nghiêng về màu sáng. Đó là mô hình hợp tác giữa nông dân với Công ty Scansia Pacific. Có những thời điểm, giá gỗ nguyên liệu trên thị trường cao hơn 15-20% giá bán cho DN nhưng nông dân vẫn không phá hợp đồng, đại diện Scansia Pacific tin rằng nếu DN “chơi đẹp” thì vẫn hấp dẫn nông dân tham gia liên kết.
Từ phía cơ quan quản lý, ông Phạm Xuân Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Tổng Cục Lâm nghiệp) cho rằng các hiệp hội gỗ cần có chiến lược cụ thể. Ví dụ, lập ra một quỹ để hỗ trợ nông dân trồng rừng bền vững. Sau đó nâng lên thành quỹ đầu tư lớn để kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng của nông dân từ 5 năm lên 8 năm. “Lúc ấy, Chính phủ sẽ cùng vào cuộc, lôi kéo theo các DN bảo hiểm và ngân hàng cùng tham gia khâu quản trị rủi ro và tài trợ vốn”, ông Thịnh gợi ý thêm. (Chính Phủ 21/4, Phương Hiền)đầu trang(
Từ một đơn vị làm ăn thua lỗ, khó khăn chồng chất, nhưng bằng nhiều nỗ lực và giải pháp tích cực, đến nay hoạt động sản xuất của Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh đã ngày một khởi sắc. Năm 2016, Công ty đạt doanh thu trên 3 triệu USD.
Năm 2017 này, số lượng đơn hàng Công ty nhận được tăng khoảng 60% so với 2016. Trong đó, ngay quý I vừa qua, Công ty đã phải huy động công nhân làm tăng ca để đáp ứng đơn hàng, doanh thu đạt trên 1 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2016. Đây là những dấu hiệu hết sức đáng mừng của Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh nói riêng, ngành chế biến lâm sản Quảng Ninh nói chung.
Sản phẩm chủ lực của Công ty là ván gỗ ghép thanh (chiếm 90% tổng cơ cấu sản phẩm; 96% tổng doanh thu) và gỗ nội thất. Với thế mạnh là đơn vị có nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn chứng chỉ rừng của thế giới, đội ngũ công nhân lành nghề, nên thời gian qua, Công ty tích cực tìm kiếm những đơn hàng phù hợp; nỗ lực sản xuất đáp ứng cao nhất yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng cũng như thời gian giao hàng… Chính bởi vậy, Công ty vẫn giữ chân được những bạn hàng quốc tế tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với nhu cầu về số lượng tiêu thụ ngày càng lớn.
Được biết, hiện Công ty đang từng bước cải tiến hệ thống thiết bị, máy móc, chuyển hệ thống sản xuất từ bán tự động sang tự động hoàn toàn, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn người lao động… Đây là những động thái nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn để đủ điều kiện vươn ra thị trường châu Âu. Mặc dù đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên theo ông Phí Bằng Vang, Tổng Giám đốc Công ty thì hiện nay đơn vị vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện số lượng các doanh nghiệp chế biến lâm sản, đặc biệt là ván ghép thanh nhiều, trong khi nguồn nguyên liệu và thị trường đầu ra tương đối hạn hẹp, dẫn đến cạnh tranh lớn. Các thị trường hiện có của Công ty mặc dù có nhu cầu số lượng lớn, song giá trị tương đối thấp và tính ổn định không cao, nhất là thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, sản phẩm của Công ty chưa tái chiếm lĩnh được thị trường châu Âu, vốn có tính ổn định, mang lại giá trị cao, doanh thu lớn. Bên cạnh đó, mảng sản xuất đồ gỗ nội thất trong nước vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Mặc dù xu hướng tiêu dùng trong nước đã chú ý đến sử dụng gỗ rừng trồng thay cho gỗ tự nhiên, song số lượng tiêu thụ còn quá ít.
Năm 2016, doanh thu từ hoạt động sản xuất gỗ nội thất đáp ứng nhu cầu trong nước của Công ty chỉ đạt trên 10 tỷ đồng; quý I-2017 đạt 2 tỷ đồng. Do yêu cầu của khách hàng là nguồn gỗ nguyên liệu phải xuất phát từ các cánh rừng trồng có chứng chỉ rừng nên hiện Công ty đều nhập nguyên liệu từ các tỉnh, thành bạn, không nhập được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Bởi hiện trên địa bàn tỉnh mới có 2 đơn vị thực hiện chứng chỉ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ và Uông Bí, tuy nhiên, thời điểm này chưa có sản phẩm đủ tiêu chuẩn. Chính bởi vậy, chi phí cho khâu thu mua, vận chuyển nguyên liệu của Công ty lớn, làm giảm lợi nhuận.
Nhận thức rất rõ những khó khăn trên nên hiện Công ty đang từng bước chuyển đổi để khắc phục. Chiến lược của Công ty là trước mắt làm hài lòng cao nhất các khách hàng hiện có, tiến tới vươn ra thị trường châu Âu, đồng thời đầu tư đúng tầm cho mảng sản xuất đồ gỗ nội thất trong nước, cũng như tăng cường cung ứng nguồn gỗ nhập chất lượng cao cho các đơn vị sản xuất nội thất trong nước… Tin rằng, với những nỗ lực trên, trong thời gian tới, Công ty CP Chế biến lâm sản Quảng Ninh sẽ thành công trong lĩnh vực chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh. (Báo Quảng Ninh 23/4, Việt Hoa)đầu trang(
Theo tính toán của ông Phong, năm 2017, người dân trong xã thu hoạch chừng 200 ha rừng, mỗi ha lãi hơn 60 triệu đồng.
Cách đây chưa lâu, người dân các xã miền tây huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) còn chạy chọt để tránh phải nhận đất rừng. Còn những người "chậm chân" phải nhận đến vài chục ha trồng thông, keo... Giờ thì chính những người "nhanh chân" hồi nào lại tiếc hùi hụi. Ông Trần Đức Phong, Chủ tịch UBND xã Thái Thủy (Lệ Thủy) nói chắc như đinh đóng cột lim: "Nông dân có trong tay vài ha rừng là thoát nghèo và có từ chục ha trở lên là làm giàu muôn đời rồi".
Cơn bão trên cấp 12 cuối năm 2013 tràn qua các xã miền tây huyện Lệ Thủy như tìm cách băm nát những gì nó bắt gặp. Sau bão hàng ngàn ha rừng trồng của các xã Thái Thủy, Trường Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy, Sen Thủy... gãy gục, đổ rạp. Nhưng rồi cả miền tây Lệ Thủy cũng đã đứng dậy khôi phục lại rừng trồng.
Gần 4 năm sau bão lớn, chúng tôi về lại Lệ Thủy để chứng kiến sự hồi sinh và những cánh rừng đang trỗi dậy. Bất cứ con đường nào đi về miền tây cũng đều xuyên qua những cánh rừng đang chu kỳ phát triển. Anh Nguyễn Ngọc Quế, Hạt trưởng Kiểm lâm Lệ Thủy đi thăm rừng cùng chúng tôi nói vui: "Lên miền tây là không sợ cái nắng khét, không lo nắng nóng vì đã có rừng làm lá chắn, làm dịu mát cái nắng đầu mùa".
Đứng bên những khoảnh rừng đang thu hoạch trong tiếng ầm ào của xe máy, tiếng cưa, tiếng người gọi nhau bốc gỗ, ông Phan Hữu Tình, Chủ tịch UBND xã Trường Thủy cho rằng phát triển kinh tế rừng là một hướng đi quan trọng, giúp người dân giàu lên. Định hướng đó đã được người dân Trường Thủy cụ thể hóa thành những lô, khoảnh rừng trồng trên địa bàn.
Đến cuối năm 2016, toàn xã đã có 1.200 ha rừng trồng, trong đó thông nhựa khoảng 250 ha, còn lại chủ yếu là keo, tràm... Tính ra, với 550 hộ dân, bình quân mỗi hộ có hơn 2 ha rừng trồng.
Ông Tình cho biết: “Trong xã nhiều hộ có diện tích rừng lớn như hộ ông Nguyễn Văn Quý trên 20 ha, hộ chị Nguyễn Thị Thanh 50 ha". Trao đổi với ông Quý, được biết với rừng keo, sau 5 năm trồng là khai thác, trừ chi phí, lợi nhuận thu được không dưới 60 triệu đồng. Tính ra mỗi năm trồng keo thu được hơn 10 triệu đồng/ha.
Không chỉ thu nhập cao cho chủ rừng, theo ông Quý, cứ mỗi ha rừng còn giải quyết việc làm cho khoảng 50 công lao động với thu nhập 200 ngàn đồng/công. "Chỉ những người không có khả năng lao động. Còn lại bà con địa phương đều có việc làm, thu nhập ổn định", ông Quý bộc bạch thêm.
Rời xã Trường Thủy, theo đường Hồ Chí Minh cắt qua những cánh rừng trồng xanh ngút ngát chừng 7km là đến địa phận xã Thái Thủy. Theo anh Quế, Thái Thủy là xã có diện tích đất trống, đồi núi trọc vào loại cao nhất trong các xã vùng bán sơn địa của huyện Lệ Thủy. "Hiện toàn bộ diện tích này đã được phủ hết thông nhựa và keo, tràm", anh Quế nhấn mạnh.
Xã bán sơn địa này có 3.400 ha rừng trồng, trong đó thông nhựa gần 1.100 ha cho khai thác; diện tích còn lại là keo tràm. Địa phương này có diện tích rừng trồng cao nhất huyện với gần 3 ha/hộ. Ông Trần Đức Phong, Chủ tịch UBND xã Thái Thủy nói: "Giờ gia đình nào có sức lao động, có vốn là thu gom đất trồng rừng. Hiện có khoảng 120 hộ có trong tay trên 10 ha rừng/hộ. Nhiều hộ có từ 30- 50 ha rừng. Nếu có 10 ha rừng trở lên là giàu rồi".
Bên vạt rừng ven con đường lớn, ông Võ Văn Xuân, thôn Nam Thái- chủ của hơn 20ha rừng trồng cho chúng tôi hay, do ảnh hưởng bão năm 2013 đã san phẳng rừng trồng, chỉ sót lại những diện tích cây còn nhỏ, rừng thông. Vì vậy mấy năm qua diện tích rừng đến tuổi khai thác không nhiều. "Năm nay, nhà tôi cắt được 2ha, thu về gần 150 triệu đồng. Sang năm diện tích khai thác sẽ gấp đôi", ông Xuân vui vẻ kể.
Theo tính toán của ông Phong, năm 2017, người dân trong xã thu hoạch chừng 200 ha rừng, mỗi ha lãi hơn 60 triệu đồng. Các năm tiếp theo diện tích đưa vào khai thác sẽ cao hơn nhiều. Điều quan trọng nữa với người trồng rừng ở Thái Thủy là ngay tại địa phương, từ năm 2015 đã có cơ sở thu mua trực tiếp gỗ cho người dân, theo cơ chế “tiền trao cháo múc”.
Riêng với rừng thông nhựa, ông Phong khẳng định: “Dự án Việt Đức đã thực sự tạo cú hích cho người dân vượt qua đói nghèo, với mức thu bình quân 60 triệu đồng/ha/năm. Nguồn thu này với cả xã Thái Thủy khoảng 66 tỷ đồng/năm, rất ổn định vì giá nhựa thông ổn định".
Qua trao đổi, anh Quế cho rằng đã đến lúc người trồng rừng phải biết cách làm rừng giàu lên để nâng cao thu nhập từ 100- 120 triệu đồng/ha. Anh nói: "Riêng nhiệm vụ PCCCR, kỹ thuật thâm canh, hồ sơ lý lịch rừng... lực lượng kiểm lâm sẽ là bà đỡ và tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhân dân".
Điều anh Quế trao đổi cũng là trăn trở của lãnh đạo các địa phương ở vùng bán sơn địa này. "Bây giờ người trồng rừng vẫn đang gặp hai khó khăn lớn mà không có sự trợ giúp của chính quyền thì khó vượt qua", ông Phong chia sẻ.
Đi loanh quanh trong rừng trồng bất chợt xe chúng tôi bắt gặp những “đầm lầy” ngay giữa đường. Chúng tôi phải nhờ xe tải chở gỗ từ đường cái vào mới kéo lên được. Thái Thủy có diện tích rừng trồng lớn nhưng chỉ có 7km đường cán nhựa do nhà nước đầu tư, đó là tuyến đường Sen- Bang và khoảng 5km đường chống cháy nhưng nay đã xuống cấp. Còn lại hàng chục km đường xương cá vào rừng đều là đường chưa chạy đã mắc lầy.
"Giao thông yếu kém đang “ăn bớt” một phần lợi nhuận trồng rừng của người nông dân chúng tôi", ông Phong than phiền.
Ngoài chuyện đường sá, ông Phong còn cho hay: "Người trồng rừng bây giờ đưa khâu giống lên hàng đầu. Có giống tốt mới có lợi nhuận cao. Chỉ tiếc là bà con còn sử dụng giống trôi nổi". Mỗi năm, huyện Lệ Thủy có nhu cầu hàng chục triệu cây giống, nông dân gom giống trôi nổi trên thị trường hoặc vào tận các tỉnh phía nam như Bình Định, Quảng Ngãi… mua về. Giống “tổng hợp” đã phần nào giảm chất lượng rừng trồng và lãi từ rừng cũng bị cắt đáng kể.
Chúng tôi đã đem những điều băn khoăn ấy trao đổi với ông Lê Văn Bảo, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy. “Chủ trương của huyện là bằng mọi cách nâng cao chất lượng rừng trồng. Trong đó chú trọng đưa giống nuôi cấy mô thay giống ươm hom. Trên địa bàn huyện đã có hai cơ sở sản xuất giống nuôi cấy mô liên kết với Đại học Nông lâm Huế đủ sức cung cấp giống có chất lượng cho bà con. Bên cạnh đó, huyện đã khuyến cáo người dân thực hiện tốt quy trình khai thác, kéo dài tuổi rừng để nâng cao chất lượng gỗ…”, ông Bảo cho hay.
Vấn đề giao thông, huyện hết sức chia sẻ với các xã cùng bà con nông dân. Nhưng trong điều kiện ngân sách eo hẹp thì việc đầu tư các hệ thống đường vào rừng là rất khó. Vì vậy phải tìm giải pháp khác. Ông Bảo nói luôn: "Có thể xã hội hóa việc xây dựng một số tuyến đường thiết yếu vào rừng. Cụ thể là huy động sức dân theo tỷ lệ diện tích rừng. Chẳng hạn mỗi ha rừng sẽ đóng góp một khoản tiền tương ứng. Một nguồn nữa là huy động DN liên quan đến lâm nghiệp. Tất nhiên huyện, xã sẽ chủ động trong việc này". (Nông nghiệp Việt Nam 24/4, Tâm Phùng)đầu trang(
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 114 doanh nghiệp, 835 cơ sở và 28 làng nghề có hoạt động chế biến lâm sản.
Là tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, sản lượng lâm sản khai thác hàng năm lên tới 2.500 m3 gỗ tự nhiên; 457.500 m3 gỗ rừng trồng; 40.000 m3 cây phân tán; 47.000.000 cây và 71.000 tấn các loại lâm sản khác, nên việc phát triển các doanh nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản nói chung và gỗ nói riêng  đã cơ bản giải quyết đầu ra cho người trồng rừng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh một số doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ tiên tiến, công suất lớn, như: Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam, huyện Như Xuân, sản xuất sản phẩm gỗ MDF, công suất 80.000 m3/năm, gỗ thanh công suất 20.000 m3/năm; nhà máy băm dăm của Công ty InnovGreen, huyện Tĩnh Gia; Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức… góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành nghề sản xuất và chế biến lâm sản, thì vẫn còn nhiều cơ sở chế biến gỗ chưa có phương án đầu tư dài hạn từ khâu trồng, thu mua nguyên liệu đến khâu chế biến để bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất, nên xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh vùng nguyên liệu, gây mất trật tự an toàn xã hội.
Đáng chú ý, thời gian qua, xuất hiện tình trạng các cơ sở chế biến lâm sản trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dù không được cấp có thẩm quyền chấp thuận nội dung sản xuất dăm gỗ, song vẫn ngang nhiên thực hiện hoạt động sản xuất dăm gỗ. Ngoài ra, còn có một số cơ sở được chấp thuận có nội dung sản xuất dăm gỗ, nhưng hoạt động vượt công suất. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 15-4-2016, trên địa bàn tỉnh có 39 cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ xuất khẩu.
Trong đó, chỉ có 16 cơ sở được UBND tỉnh có các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định cho thuê đất, quyết định phê duyệt báo cáo, đánh giá tác động môi trường (gồm 11 cơ sở được chấp thuận có nội dung sản xuất dăm gỗ, 5 cơ sở được chấp thuận nhưng không có nội dung sản xuất dăm gỗ); còn lại 23 cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ trên địa bàn không được cấp có thẩm quyền chấp thuận nội dung sản xuất dăm gỗ.
Theo tìm hiểu việc sản xuất dăm gỗ đem lại hiệu quả kinh tế thấp, doanh thu hàng năm chỉ đạt 2.000 tỷ đồng/năm, thu ngân sách Nhà nước đạt khoảng 50 tỷ đồng/năm, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn vùng nguyên liệu. Bởi, việc xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất dăm gỗ khiến cho tình trạng người trồng keo khai thác keo non bán cho các cơ sở chế biến gỗ dăm ngày càng tăng, gây ảnh hưởng đến quy hoạch rừng gỗ lớn của các địa phương.
Bên cạnh đó, đa số các cơ sở sản xuất dăm gỗ trái phép đều không xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất, mà chủ yếu dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có ở các địa phương, nên xảy ra tình trạng cạnh tranh mua nguyên liệu gỗ một cách không lành mạnh giữa các cơ sở, gây mất an ninh, trật tự.
Tại hội nghị nghe báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất của các cơ sở băm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tổ chức ngày 11-5-2016, ông Đặng Thông Tư, Phó Chủ tịch UBND  huyện Như Xuân, cho biết: Một cơ sở chế biến gỗ dăm hoạt động, tương đương mỗi năm phá đi gần 1.000 ha rừng. Trong khi, mỗi năm toàn huyện chỉ trồng được từ 800 đến 1.000 ha rừng, nhưng trên địa bàn có tới 4 cơ sở sản xuất dăm gỗ, vì vậy ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển rừng gỗ lớn của huyện.
Trước thực trạng trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền tại hội nghị nghe báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất của các cơ sở băm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngày 11-5-2016, thời gian qua, cùng với việc tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân và cộng đồng các doanh nghiệp về quản lý, bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, kéo dài chu kỳ trồng rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng, các sở, ngành đã tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện xử lý triệt để các cơ sở băm dăm gỗ trái phép trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, đối với các cơ sở băm dăm gỗ trái phép, đã dừng mọi hoạt động liên quan đến việc thu mua nguyên liệu và sản xuất dăm gỗ, tháo dỡ nhà xưởng và các loại máy móc, thiết bị; đồng thời, yêu cầu các cơ sở vi phạm chuyển hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đúng như giấy phép đã đăng ký.
Đối với các cơ sở sản xuất dăm gỗ vượt công suất, đã yêu cầu điều chỉnh quy mô, công suất theo đúng quy định đã được UBND tỉnh chấp thuận; đồng thời, tháo dỡ nhà xưởng và các loại máy móc, thiết bị lắp ráp, xây dựng không đúng nội dung dự án được chấp thuận. Còn đối với các cơ sở đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng chưa được chấp thuận chủ trương sản xuất dăm gỗ đã bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký dăm gỗ tận thu với công suất theo quy định.
Nhờ quyết liệt xử lý các cơ sở sản xuất dăm gỗ trái phép và làm sai quy định, nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã được siết chặt. Hầu hết các cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh trái quy định đều đã được xử lý và chuyển sang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng theo đúng giấy phép kinh doanh đã đăng ký. (Báo Thanh Hóa 23/4, Hương Thơm)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Chính quyền bang đã huy động 5 trực thăng UH-60 hoạt động suốt ngày đêm để phun nước dập lửa. Đến chiều tối qua, lực lượng cứu hộ mới chỉ khống chế 10% diện tích vùng lửa rộng lớn.
Tại nhiều khu vực ở miền Trung và Tây Nam bang Florida của Mỹ đang trải qua thời tiết khô hạn nghiêm trọng, làm bùng phát các vụ cháy rừng dữ dội, buộc hàng nghìn người hộ gia đình phải sơ tán
Cục Lâm nghiệp Florida cho biết, cháy lớn đã bắt đầu bùng phát từ hôm 21/4 rải rác ở các khu vực phía tây nam sau đó lan nhanh đến miền Trung. Hàng trăm ha đồng cỏ và nhiều ngôi nhà ở khu vực Golden Gate Estate ở thành phố Naples bị cháy rụi hoàn toàn. Khoảng 3.000 hộ gia đình được yêu cầu di dời khẩn cấp trước khi hỏa hoạn tràn đến.
Ngày 11/4 trước đó, Thống đốc Florida Rick Scott đã ban bố tình trạng khẩn cấp về tình trạng khô hanh, nguy cơ bùng phát cháy rừng tại nhiều nơi, đồng thời yêu cầu triển khai lực lượng cảnh vệ quốc gia hỗ trợ công tác dập lửa và sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Chính quyền bang cũng đã huy động 5 máy bay trực thăng UH-60 hoạt động suốt ngày đêm để phun nước dập lửa. Đến chiều tối qua, lực lượng cứu hộ mới chỉ khống chế 10% diện tích vùng lửa rộng lớn. Cục Lâm nghiệp bang Florida cho biết, vẫn còn hàng chục đám cháy đang âm ỉ và chờ dịp bùng phát khi có gió và thời tiết khô hanh.
Kể từ đầu năm nay, cháy rừng đã tàn phá hơn 20.000 ha rừng, đồng cỏ tại bang Florida. Theo dự báo, trong thời gian tới Florida sẽ tiếp tục chứng kiến điều kiện thời tiết nóng và khô hơn, tạo điều kiện cho các đám cháy bùng phát dữ dội. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ cháy rừng đã tăng gần gấp 3 lần về số lượng và cả mức độ tàn phá. (VOV 23/4, Mai Liên)đầu trang(
Một người đàn ông ở Mỹ dùng búa đập liên tiếp nhiều nhát vào con rùa hoang dã lĩnh án phạt 4 năm tù treo sau khi video ghi lại vụ tấn công gây sốt trên mạng.
Terry Wayne Washington, 56 tuổi ở Texas, bị tuyên án phạt cuối tuần này về tội giết chết rùa ở nơi công cộng vào tháng 6 năm ngoái, theo RT. Washington bị ghi hình đang dùng búa đánh đập con vật bên bờ hồ Lady Bird ở Austin.
Tội ác của Washington bị một người qua đường tên Geoffrey Frank ghi lại và chia sẻ trên Facebook cá nhân. Đoạn video nhanh chóng gây sốt, khiến Washington phải tự đến trình diện nhà chức trách hai ngày sau đó.
Với tội hành hạ động vật hoang dã, Washington không được phép sở hữu vật nuôi trong 4 năm tới, phải duy trì khoảng cách 457 mét với hồ Lady Bird trong suốt thời gian chịu án treo, phải nộp phạt 200 USD và tham gia 200 giờ lao động công ích.
Theo lời kể của Washington, một người bạn của ông ta đang câu cá và câu trúng con rùa chậm chạp. Washington giết con rùa để tự vệ sau khi thấy nó lao tới và nhiều lần cắn ông ta. Sau đó, ông ta kéo con rùa xuống dưới cây cầu gần đó để tránh ánh nhìn của người qua đường. (Vnexpress 23/4, Phương Hoa)đầu trang(
China Southern Airlines, hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc, đã cấm vận chuyển vây cá mập trên các chuyến bay của hãng. Hiện hơn 50% hãng hàng không quốc tế đã cấm vận chuyển vây cá mập trên các chuyến bay chở hàng hóa và hành khách.
Trong một lá thư  gửi Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Wild Aid, Phó chủ tịch China Southern Airlines nói rằng, quy định cấm vận chuyển vây cá mập được đưa ra ngày 1-3. Hãng hàng không China Southern Airlines nhấn mạnh cam kết “tích cực tham gia bảo tồn động vật hoang dã và thực vật…”.
Đây là một quyết định mang ý nghĩa quan trọng đối với hãng hàng không này khi hãng có trụ sở tại Quảng Châu - nơi nổi tiếng thế giới về món súp vây cá mập.
Nhiều nhà hoạt động đã phản đối việc chế biến vây cá mập, bởi điều đó có thể khiến loài vật này tuyệt chủng.
Một cuộc khảo sát năm 2013 ước tính, vây từ 73 triệu con cá mập được sử dụng làm súp trong 1 năm. (An Ninh Thủ Đô 23.4, Khánh Chi)đầu trang(./.