Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 03 tháng 10 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Diện tích bị chặt thuộc trạng thái rừng IIb với mức độ thiệt hại 80%, những cây có đường kính dưới 15cm và một số cây có đường kính 20-30cm đã bị chặt phá và đốt.
Trong thời gian từ 15/7-4/8, Công ty cổ phần Hoa anh đào Trần Lệ đã thuê và chỉ đạo người trông coi, quản lý giúp việc là bà Mai Thị Thìn cùng hai người dân địa phương là các ông Lò Văn Láo và Lò Văn Bun 6.523m2 rừng đặc dụng tại khoảnh 4, tiểu khu 717b trên địa bàn bản Đông Mệt, xã Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Diện tích bị chặt thuộc trạng thái rừng IIb với mức độ thiệt hại 80%, những cây có đường kính dưới 15cm và một số cây có đường kính 20-30cm đã bị chặt phá và đốt.(Việt Nam Plus 2/10)đầu trang(
Vĩnh Phúc có tới 3 vùng sinh thái: Đồng bằng ở phía Nam, trung du ở phía Bắc và vùng núi ở huyện Tam Đảo. Với hệ sinh thái đa dạng, động thực vật phong phú, diện tích rừng của tỉnh đạt gần 30.000 ha . Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho thực vật phát triển nên công tác trồng cây, gây rừng cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, việc bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn, do thực trạng khai thác rừng khi chưa đủ hồ sơ, pháp lí; mua bán và vận chuyển trái phép các loại gỗ có giá trị kinh tế cao hay cháy rừng do bất cẩn của người dân… vẫn diễn ra.
Nhằm làm tốt công tác bảo vệ rừng, những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở NN&PTNT, sự phối hợp với các cấp, các ngành liên quan, Chi cục Kiểm lâm tỉnh luôn bám sát nhiệm vụ, thực hiện triển khai toàn diện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng. Hành lang pháp lí về lâm nghiệp dần được cụ thể hóa, từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thiên tai, lũ lụt, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân từ rừng hợp pháp.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tổ chức 68 cuộc thanh, kiểm tra đối với 27 tổ chức và 305 cá nhân; đã phát hiện và xử lí 16 vi phạm (6 vụ khai thác rừng trái phép; 1 vụ tàng trữ lâm sản trái quy định; 2 vụ kinh doanh lâm sản trái quy định; 1 vụ vận chuyển lâm sản trái phép; 2 vụ vi phạm quy định về quản lí và bảo vệ rừng; 4 trường hợp chưa đủ thủ tục pháp lí để kinh doanh, khai thác lâm sản), thu về ngân sách trên 246 triệu đồng tiền phạt, tịch thu hơn 15,8m3 gỗ các loại...
Trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ cháy gây thiệt hại gần 39ha rừng. Nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của người dân, nhất là khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Trước thực trạng này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn, Đài PT-TH tỉnh thường xuyên dự báo cháy rừng trong suốt mùa khô nhằm thông tin kịp thời tới Ban chỉ huy PCCCR - BVR các huyện, thị, các xã và chủ rừng để có những biện pháp phòng tránh kịp thời. Công tác tuyên truyền, tập huấn về PCCCR – BVR cho chủ rừng và các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản được tăng cường. Ngoài ra, trong những buổi tập huấn, người dân còn được dạy kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Để phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn người dân trồng rừng trong khung thời vụ tốt nhất,chăm sóc rừng năm 2, năm 3 theo đúng quy trình kĩ thuật; thường xuyên giám sát, kiểm tra các cơ sở sản xuất. kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn, đôn đốc các dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác thực hiện trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.
Đến nay, đã có 22/132 dự án được UBND tỉnh chấp thuận trồng rừng thay thế, đã có 12 dự án được thực hiện (trong đó 10 dự án nộp về tổng số tiền trên 1,4 tỉ đồng, 2 dự án đã trồng lại 57,88ha rừng). Trong 9 tháng đầu năm, chi cục tổ chức thực hiện trồng 20ha rừng thay thế tại Trung tâm Khoa học lâm nghiệp Đông Bắc Bộ với kinh phí đầu tư trên 700 triệu đồng.
Kết quả đến hết tháng 9/2017, tổng diện tích rừng trồng mới đạt trên 630ha, vượt 106% so với kế hoạch đề ra, diện tích rừng sản xuất được chăm sóc là 2.150ha. 100% diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được Chi cục Kiểm lâm và người dân bảo vệ.
Tuy nhiên, theo Chi cục Kiểm lâm, công tác bảo vệ rừng vẫn còn gặp khó khăn vướng mắc. Một số chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước hiện nay chưa khuyến khích được các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển rừng sản xuất. Công tác phối hợp giữa chủ rừng với chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ nên chưa đạt hiệu quả cao trong công tác bảo vệ rừng. Thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ trồng cây và luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng.
Thời gian tới, để duy trì và tiếp tục triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng chống và ngăn chặn mọi hành vi mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản; tích cực đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho chủ rừng và các đơn vị kinh doanh, chế biến lâm sản; phối hợp tốt với người dân và các đơn vị kinh doanh lâm sản bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; ổn định cơ cấu 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất để quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2025.(Báo Vĩnh Phúc 2/10)đầu trang(
Bộ Môi trường Campuchia phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) vừa tổ chức khóa tập huấn “Tăng cường năng lực thực thi pháp luật và thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia, nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép xuyên biên giới”.
38 cán bộ đại diện các cơ quan thực thi pháp luật của 2 quốc gia (gồm kiểm lâm, bộ đội biên phòng, cảnh sát môi trường, viện kiểm sát, cán bộ quản lý rừng quốc gia) đã tham gia khóa tập huấn. Mục đích khóa tập huấn là hỗ trợ cơ quan chức năng 4 tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia dọc khu vực sườn Tây phía Nam dãy Trường Sơn (Đăk Nông, Bình Phước và Mondulkiri, Kratie) trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã, cũng như tăng cường hợp tác giữa chính phủ 2 nước trong giải quyết các vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép qua biên giới. Cơ quan chức năng 2 nước có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu thêm về pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các loài động vật hoang dã, qua đó thực thi pháp luật có hiệu quả ở cấp độ địa phương.
Trước đó, 20 sĩ quan công an Việt Nam đã tham gia khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra chống buôn bán động vật hoang dã trái phép”. Khóa đào tạo nhằm trang bị và cập nhật cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật kỹ năng và phương pháp điều tra hiệu quả, nhằm thu hẹp khoảng cách trong phát hiện tội phạm và truy tố thành công đối tượng vi phạm dựa trên việc thu thập bằng chứng. Khóa đào tạo do Bộ Công an phối hợp với WCS tổ chức.(Sài Gòn Giải Phóng 2/10)đầu trang(
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu chung là bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao của tỉnh, sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học; duy trì và phát triển các hệ sinh thái nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế – xã hội của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể của Quy hoạch đến năm 2020: Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu; điều tra, lập luận chứng quy hoạch chi tiết Cụm nhãn cổ Bạc Liêu; điều tra, đánh giá và đề xuất mô hình bảo tồn các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học tỉnh Bạc Liêu.
Định hướng đến năm 2030: Nâng cấp Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vườn Chim Bạc Liêu và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh ấp Canh Điền (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải) thành Khu bảo tồn cấp quốc gia; thành lập mới 1 Khu bảo tồn loài và sinh cảnh cấp tỉnh: Vườn chim ấp Lập Điền (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải); 1 Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh: Rừng ngập mặn ven biển; hoàn thành Quy hoạch hệ sinh thái tự nhiên ven sông; bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, quản lý và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
Các giải pháp để thực hiện Quy hoạch bao gồm: Giải pháp lồng ghép các quy hoạch chuyên ngành; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý trong bảo tồn đa dạng sinh học; kiện toàn hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với kế hoạch hành động, chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học;
Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học các khu bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh quan và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của các khu bảo tồn; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác về bảo tồn đa dạng sinh học; trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia, nâng cao năng lực, hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật về đa dạng sinh học.(Môi Trường & Cuộc Sống 30/9)đầu trang(
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn, trong tháng 9, diện tích rừng bị cháy trong cả nước là 471 ha. Cũng trong tháng, diện tích rừng bị phá là 845 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị chặt, phá nhiều như Đắc Nông 237 ha; Điện Biên 194 ha; Lâm Đồng 69 ha: Quảng Nam 67 ha; Bình Định 58ha.(Nhân Dân 2/10)đầu trang(
Ngày 1/10, đại tá Trương Công Dũng - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, kết quả giám định 1,4 tấn hàng đựng trong 49 bao tải được phát hiện ngày 17/9 là ngà voi thật. Các cơ quan chức năng chuyển hồ sơ cho Bộ đội Biên phòng xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó, vào khoảng 0 giờ 20 ngày 17/9, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện xe ô tô mang BKS 94C-017.83 do Nguyễn Thành Long (SN 1982, ngụ xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) điều khiển trên tuyến đường thuộc địa phận phường Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu) vận chuyển 49 bao tải bên trong có chứa hơn 1,4 tấn hàng, nghi là ngà voi.
Tổ công tác đã lập biên bản tạm giữ tang vật, di lý phương tiện về trụ sở công an để điều tra.
Kết quả điều tra ban đầu, nguồn gốc ngà voi từ đường biển vận chuyển về Bạc Liêu tiêu thụ.(Tiền Phong 2/10)đầu trang(
Đội Kiểm soát Hải quan số 1 (Cục Hải quan Quảng Ninh) thông tin, đơn vị vừa phối hợp bắt giữ đối tượng vận chuyển 10.8 kg vẩy tê tê Java.
Hồi 14 giờ 50 ngày 26/9, tại khu vực cầu Bắc Luân, cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh, Tổ Kiểm soát cơ động thuộc Đội Kiểm soát Hải quan số 1 chủ trì phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái phát hiện, kiểm tra, bắt giữ bà Nguyễn Thị Mai, sinh năm 1970 (trú tại khu Hạ Long, phường Ninh Dương, TP. Móng Cái, Quảng Ninh) có hành vi vận chuyển trái phép hàng cấm là 10,8 kg vẩy động vật (nghi là vẩy tê tê)
Qua đấu tranh khai thác, bà Mai khai được 1 người phụ nữ tên là Hậu (là người quen của Mai) thuê vận chuyển số vẩy tê tê trên sang Trung Quốc để lấy tiền công.
Để có căn cứ xử lý vụ việc đúng quy định, Đội Kiểm soát Hải quan số 1  có Công văn đề nghị Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật giám định 10,8 kg vẩy động vật trên.
Kết quả sau giám định cho thấy, 10,8 kg vẩy động vật là vẩy loài tê tê Java (có tên khoa học Manis javanica) thuộc Phụ lục I, Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Quyết định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và thuộc Phụ lục I, Danh mục loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/2/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xét thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự, sáng nay 28/9, Đội Kiểm soát Hải quan số 1 đã bàn giao toàn bộ hồ sơ, tang vật cùng tượng cho Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP. Móng Cái tiếp tục điều tra làm rõ.(Hải Quan 28/9)đầu trang(
Báo Lao Động từng có loạt bài “Bới tung rừng Phia Oắc” (tỉnh Cao Bằng) để tìm quặng Vonfram, khi ấy, Văn phòng Chính phủ đã có công văn, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu tỉnh Cao Bằng ngăn chặn thảm họa để bảo vệ hệ sinh thái rừng cũng như sự an nguy tính mạng của bà con các xã trong khu vực. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng lại tái diễn đau lòng.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén (huyện Nguyên Bình) là một kho báu chứa đựng các giá trị muôn một về đa dạng sinh học, địa chất khoáng sản và lịch sử vùng địa đầu Cao Bằng. Rừng đặc dụng Phia Oắc còn có vai trò đặc biệt trong bảo vệ rừng và nguồn nước.
Vì lẽ đó, UBND tỉnh Cao Bằng đã đề nghị Chính phủ công nhận nơi này là Vườn Quốc gia từ nhiều năm, cùng thời điểm với các VQG Ba Bể và Hoàng Liên Sơn.
Tuy nhiên, tháng 9.2017, khi nhóm PV xâm nhập vào các cánh rừng, vẫn sững sờ thấy hệ thống cây cổ thụ bị đổ chổng kềnh, “quặng tặc” nổ mìn, hành hoành trong các hang núi sâu, khiến cơ quan chức năng chưa thể tìm ra cách triệt phá hữu hiệu.
Báo Lao Động từng có loạt bài “Bới tung rừng Phia Oắc” để tìm quặng Vonfram, khi ấy, Văn phòng Chính phủ đã có công văn, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu tỉnh Cao Bằng ngăn chặn thảm họa để bảo vệ hệ sinh thái rừng cũng như sự an nguy tính mạng của bà con các xã trong khu vực.
Tỉnh, huyện, chính quyền các xã thậm chí đã lập các chốt gác liên ngành án ngữ các đường lên núi, các hang núi sâu bị khai thác từ thời thuộc Pháp còn được dựng cửa sắt, khóa lại để tránh quặng tặc chui vào đào tiếp. Tuy nhiên, đến nay, tình trạng lại tái diễn đau lòng.(Lao Động 2/10)đầu trang(
Nhiều container gỗ quý “Giáng hương” có xuất xứ châu Phi nhập khẩu về cảng Hải Phòng nằm trong danh mục hàng hóa phải có giấy phép của cơ quan quản lý CITES đang được lực lượng Hải quan xem xét, xử lý.
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, đơn vị đang xem xét, xử lý 8 container gỗ giáng hương Tây Phi. Các lô hàng được lực lượng Hải quan kiểm tra ngày 7/9/2017.
Đây là mặt hàng nằm trong Phụ lục II của Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã qui định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp- CITES (Ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT, ngày 24/2/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Theo quy định, hàng hóa nằm trong Phụ lục II khi buôn bán phải có giấy phép do cơ quan quản lý CITES của các nước thành viên (xuất khẩu và nhập khẩu) cấp.
Điểm đáng chú ý là các doanh nghiệp đứng tên nhận hàng trên vận đơn đều từ chối nhận hàng.
Ngoài 8 container nêu trên, ngày 20/9, Hải quan Hải Phòng tiếp tục phát hiện 2 container gỗ hương thuộc Phụ lục II nhưng được doanh nghiệp khai báo sai tên hàng dưới tên gỗ “Gõ bông lau” là mặt hàng không nằm trong mục CITES.
Ngày 28/9, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Hải quan, bà Hà Thị Tuyết Nga- Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, trường hợp gỗ thuộc Phụ lục II mà không có giấy phép theo quy định sẽ phải tịch thu. Tuy nhiên, việc xử lý với các vụ việc cụ thể phải căn cứ tình hình thực tế vi phạm.(Hải Quan 28/9)đầu trang(
Mới đây ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết: UBND tỉnh đã giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Sơn Hòa cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền vụ một số người ở xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa triệt hạ gỗ rừng tự nhiên nằm trong dự án rừng trồng.
“Theo báo cáo thì có cán bộ xã Sơn Hội tham gia chặt phá cây rừng tự nhiên. Do đó, UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan, UBND huyện Sơn Hòa kiểm tra, làm rõ tất cả vấn đề, những người liên quan để xử lý nghiêm theo quy định” - ông Thế nói.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, qua kiểm tra mới đây, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã lập biên bản tạm giữ hơn 144 tấn cây rừng tự nhiên vừa chặt hạ. Trong đó, gần 93 tấn do hộ ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hội, khai thác; còn lại do hộ ông Huỳnh Văn Trọng đốn hạ.
Làm việc với cơ quan chức năng, hai ông Hà, Trọng thừa nhận số cây này là gỗ rừng tự nhiên, thuộc dự án phát triển lâm nghiệp cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (gọi tắt là Flitch). Lợi dụng việc khai thác rừng trồng, các hộ này đã triệt hạ luôn tất cả gỗ rừng tự nhiên nằm trong rừng trồng.(Pháp Luật TP.HCM 3/10)đầu trang(
Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tổng cục Lâm nghiệp đã kết luận về các sai phạm của tỉnh Phú Yên thời gian qua trong thực hiện các dự án liên quan đến phá rừng.
Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xử lý rồi. Sai thì phải kiên quyết xử lý, phải nghiêm túc khắc phục các sai phạm mà hai đoàn thanh tra đã chỉ ra. Đau nhưng phải làm! Phải kiểm điểm rạch ròi, nghiêm túc, sau đó phải tìm cách khắc phục, đồng thời tính chuyện phát triển tiếp”. Ông Nguyễn Văn Chín, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh Phú Yên, đã kiến nghị như vậy tại cuộc tiếp xúc của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên với cử tri là các nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ chiều 2-10.
Ông Hoàng Văn Trà, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, cho biết tỉnh đang xây dựng kế hoạch để thực hiện kết luận, chỉ đạo xử lý của Chính phủ về kết quả kiểm tra, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. “Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là làm sai thì phải sửa nghiêm túc, sai đâu sửa đó, ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Cùng với khắc phục các sai phạm, tỉnh sẽ chấn chỉnh kỷ cương trong quản lý nhà nước. Trong đó, sẽ xử lý trách nhiệm, có hình thức kỷ luật phù hợp với các tập thể, cá nhân sai phạm. Lãnh đạo tỉnh nhận thức sâu sắc việc này” - ông Trà nói.
Cũng theo chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, trong kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có hai vụ việc phải tiếp tục làm rõ. Đó là làm rõ việc chuyển mục đích sử dụng 16 ha rừng đặc dụng Đèo Cả để khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; Thanh tra Chính phủ tiếp tục kiểm tra dự án New City. Ông Trà cho rằng Phú Yên không thay đổi quy hoạch về sân golf, trong dự án New City không phải làm sân golf mà là sân tập golf chín lỗ.(Pháp Luật 3/10)đầu trang(
Một cá thể voi hoang dã thường xuyên xuất hiện tại các điểm tiếp giáp khu dân cư thuộc huyện Sông Mã (Sơn La), tuy chưa có thiệt hại về người nhưng đã ảnh hưởng đến tài sản, hoa màu của người dân.
Mặt khác, cá thể voi này thường xuất hiện vào ban đêm, tiến sát nhà dân gây tâm lý lo sợ, bất an cho bà con nên việc sớm di dời, bảo vệ cá thể voi này là điều cần thực hiện ngay.  Khu vực cá thể voi xuất hiện gần đây nhất, ngày 24/9, là bản Nà Lìu, xã Nà Nghịu.
Tại khu vực này, những dấu vết của voi để lại vẫn còn nguyên. Nằm sát đường giao thông là những vết chân voi, rộng khoảng 30cm.Còn tại khu vực ruộng lúa của bản Nà Lìu, khi voi đi qua để lại những vệt hằn dài, cây lúa bị giẫm nát.
Anh Lò Văn Piêng ở bản Nà Lìu, người trực tiếp chứng kiến voi rừng xuất hiện kể lại: Khoảng 5 giờ ngày 24/9, voi xuất hiện ở cuối bản. Lúc đó có đông người nên voi không quay lên rừng mà vòng sang bụi cây ven đường. Đến khoảng 14 giờ, khi vắng người, voi mới đi ra và tiến về phía khu rừng trên núi.
Việc voi rừng xuất hiện tại khu vực dân cư đã gây sự tò mò, hiếu kỳ đối với người dân. Theo Hạt Kiểm lâm Sông Mã, cá thể voi này sống ở khu vực rừng Sông Mã từ khá lâu, đã nhiều lần phá hoại hoa màu, cây nông nghiệp của bà con, nhưng đến nay chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý.
Ông Cà Văn Nghĩa – Kiểm lâm viên, Hạt Kiểm lâm Sông Mã cho biết: Những lần trước, voi thường từ trên rừng xuống vào ban đêm và quay lên lúc gần sáng, nhưng ngày 24/9 vừa qua, nó lưu lại cả ngày.
Vì vậy, người dân mới nhìn thấy voi ngay cạnh đường quốc lộ. Sau khi nghe tin báo, Hạt Kiểm lâm cùng với các lực lượng địa phương dùng loa kêu gọi dân bản không đến gần.
Chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm Sông Mã phối hợp với UBND các xã, thị trấn, nơi có voi thường xuyên xuất hiện tuyên truyền, vận động bà con cách phòng tránh và bảo vệ tính mạng cũng như bảo vệ voi với biện pháp xua đuổi bằng tiếng kẻng và đèn pin, không ném đá hay đuổi đánh voi.
Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sông Mã Lò Văn Thiệu cho biết, khi chưa có phương án di chuyển voi, đơn vị sẽ phối hợp với các phòng, ban của huyện và các đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác bảo vệ voi, phòng tránh voi nhằm đảm bảo an toàn tính mạng.
Đơn vị đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm thực hiện phương án di chuyển voi đến nơi có đủ điều kiện sinh sống, để bảo tồn và phát triển giống nòi.
Qua khảo sát của ngành chức năng tỉnh Sơn La, cá thể voi xuất hiện tại huyện Sông Mã là voi cái, khoảng từ 25 – 30 tuổi, cân nặng khoảng 4 tấn và đang trong độ tuổi sinh sản.
Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến nay, cá thể voi này đã xuất hiện tại nhiều xã của huyện Sông Mã như Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Huổi Một.
Đặc biệt, trong năm 2017, tần suất xuất hiện của cá thể voi ngày càng nhiều hơn. Ông Lương Ngọc Hoan - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La cho biết: Đối với cá thể voi xuất hiện ở Sông Mã, từ năm 2016, Chi cục đã báo cáo và đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp xem xét các phương án bảo vệ.
Sau khi làm việc, Tổng cục Lâm nghiệp đã cho ý kiến và Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La trình UBND tỉnh phương án di chuyển voi.
Dự kiến, sẽ thực hiện phương án di chuyển voi vào cuối năm 2017. Cùng với đó, Chi cục Kiểm lâm đã liên hệ trực tiếp với Vụ Bảo tồn động vật hoang dã (Tổng cục Lâm nghiệp) để phối hợp, xây dựng phương án di chuyển voi.
Tỉnh Sơn La đang chờ Tổng cục Lâm nghiệp xem xét để có phương án cụ thể di chuyển cá thể voi này đến địa bàn khác, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, đồng thời bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.(Bnews 2/10)đầu trang(
Xét thấy hành vi của đối tượng phá rừng rất nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, thách thức cơ quan thực thi pháp luật, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã có đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước sự việc hơn 0,8 ha rừng đặc dụng Mường Phăng thuộc khu vực bản Đông Mệt, xã Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên liên tiếp bị chặt phá nghiêm trọng từ giữa tháng 7/2017 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên đã đề nghị Ban cán sự Đảng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên để xử lý.
Theo đó, với nhiều tình tiết tăng nặng, vụ việc được đề nghị xử lý theo phương án truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý hủy hoại rừng; đồng thời giao cho Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, nguyên nhân dẫn đến các vụ phá rừng đặc dụng xảy ra liên tiếp tại khu vực bản Đông Mệt, xã Pá Khoang vừa qua là do nhận thức chưa đúng của ông Trần Lệ về các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ rừng, nhận thức chưa đúng về chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên trong việc tổ chức sự kiện Lễ hội hoa Anh đào và lập dự án trồng hoa Anh đào để phục vụ phát triển du lịch tỉnh. Mặt khác là do cố tình thực hiện hành vi đến cùng của ông Trần Lệ và các đối tượng có liên quan đã dẫn đến hành vi phá rừng đặc dụng nghiêm trọng này.
Theo báo cáo số 2013 ngày 28/9/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên: việc phát hiện và ngăn chặn chậm trễ 2 vụ phá rừng nêu trên, nguyên nhân khách quan là do khu vực xảy ra phá rừng nằm xa địa bàn dân cư, địa hình phức tạp, đường sá đi lại rất khó khăn.
Còn nguyên nhân chủ quan là do hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng của cộng đồng được khoán bảo vệ rừng, của chủ rừng, lực lượng kiểm lâm địa bàn và chính quyền xã Pá Khoang chưa được thường xuyên, khi phát hiện thì biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả. Trong đó phải kể đến sự phát hiện chậm trễ của chủ rừng là Ban Quản lý rừng Di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng.
Bởi trong diễn biến cả 2 vụ phá rừng liên tiếp xảy ra vừa qua (vụ thứ nhất từ các ngày 15/7 đến 4/8/2017 và vụ thứ hai ngày 20/9/2017), phải sau một thời gian dài Ban Quản lý rừng Di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng mới phát hiện sự việc và có báo cáo gửi các cơ quan cấp trên xử lý.
Cụ thể ở vụ thứ nhất, phải đến ngày 26/7/2017 Ban Quản lý rừng di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng mới có Công văn số 78 gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên báo cáo về việc ông Trần Lệ thuê người để phá rừng lần thứ nhất.
Nguyên nhân chậm trễ được ông Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Ban Quản lý rừng Di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng giải thích là do đường sá mùa mưa, thời điểm xảy ra vụ việc đơn vị đã cử anh em đi tập huấn hết. Còn ở vụ thứ hai chưa nêu rõ nguyên nhân. Ở vụ phá rừng thứ 2 diễn ra vào ngày 20/9, thì đến tận chiều ngày 29/9, các cơ quan chức năng cùng lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên mới nắm rõ được sự việc để thực địa, tiến hành kiểm đếm, lập biên bản hiện trường vụ việc này.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV sáng 2/10, ông Phạm Văn Khiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cho biết: “Xét thấy hành vi vi phạm của ông Trần Lệ là nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, thách thức các cơ quan thực thi pháp luật về bảo vệ phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo sự việc lên Ủy ban Nhân dân tỉnh để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là những người có hoạt động xung quanh khu rừng đặc dụng này. Tăng cường tuần tra phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng tái diễn trong thời gian vừa qua”.
Ông Phạm Văn Khiên thông tin thêm, hiện tại theo rà soát chi tiết của cơ quan chức năng, vụ phá rừng đặc dụng thứ hai diễn ra vào ngày 20/9 vừa qua có tổng cộng 73 cây đã bị chặt sát gốc, tại hiện trường còn lại 18 cây chưa bị chặt, chủ yếu là cây Vối Thuốc Điện Biên, Thanh Mai và Hu Đay. Tổng diện tích bị phá được xác định chính xác là 0,16 ha.(VOV 2/10)đầu trang(
Ngay sau khi dự án “Khôi phục và quản lý rừng bền vững” (dự án KFW6) do chính phủ Đức hỗ trợ kết thúc, phần lớn diện tích rừng trong tổng số 1.992,59ha được giao cho 1.424 hộ dân tại 4 xã thuộc H. Nông Sơn, Quảng Nam đã bị phá tan hoang. Nhiều cánh rừng xanh bạt ngàn trước đấy đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để trồng keo. Kiểm lâm (KL) xót xa vì không thể quản lý, chính quyền cũng đau đầu không tìm ra phương án xử lý trong khi rừng tiếp tục bị chính những người tham gia dự án “san phẳng”.
Theo thông tin do người dân tại địa phương cung cấp, phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng đã tiếp cận nhiều cánh rừng thuộc xã Quế Ninh, Quế Phước, Quế Trung, Phước Ninh của H. Nông Sơn để tìm hiểu câu chuyện sau bảo vệ rừng là… phá rừng. Hầu hết những diện tích rừng bị phá thường nằm tiếp giáp với các rừng keo do người dân trồng để phát triển kinh tế. Bên cạnh những khu rừng bị đốt cháy đang trong giai đoạn chờ mưa để gỗ mùn phân hủy, nhiều khu đã được trồng keo lá tràm ngay bên cạnh những cây thân gỗ lớn đã bị cưa chỉ còn lại gốc.
Tại thôn Mậu Long 1 (thuộc xã Quế Ninh), sau gần 1 giờ đồng hồ vừa đi xe máy vừa lội bộ, chúng tôi có mặt tại Tiểu khu 411, nơi mà theo KL địa bàn thì mới cách đây khoảng 1 tuần còn nguyên vẹn thì nay đã trọc trơn. Theo người dân, khu rừng này vốn có các loại cây như dó bầu, sao đen, lim xẹt, dầu rái, xoan ta, cả gỗ chua, dổi và nhiều loại khác thuộc nhóm 3.
Cạnh các loại cây bị đốt cháy nằm la liệt ở chân núi, phía trên sườn và đỉnh có nhiều gốc cây đường kính tới 60cm còn vết cưa tươi rói. Cũng trong tình trạng tương tự, các Tiểu khu 440, 437, nhiều quả đồi nằm tiếp giáp nhau cũng được các hộ dân tham gia dự án “Khôi phục và quản lý rừng bền vững” phá tan hoang để trồng keo. Ông Phạm Tám - Phó ban Nông nghiệp xã Quế Ninh dẫn chúng tôi đến một khu rừng mà một bên còn rừng, một bên đã thành bãi cháy, nhìn tựa như mái tóc mới cắt được một nửa.
Theo ông Tám, trong khi đang tiếp cận hiện trường của khu rừng này thì rất có thể người dân tham gia dự án đang chặt phát hoặc đốt rừng ở một vị trí khác. Tình trạng này diễn ra gần 2 năm nay nhưng vì phạm vi rộng lớn, lực lượng chuyên môn của địa phương và cơ quan KL địa bàn không thể quán xuyến hết. “Cánh rừng này đây, mới tuần trước khi phát hiện người dân có ý định chặt hạ, đốt thực bì và cây tạp, chúng tôi đã lập biên bản. Họ cũng cam kết giữ nguyên hiện trạng, không tác động vào rừng nhưng giờ quay lại thì chỉ còn đồi trọc, cây lớn cây nhỏ gì cũng bị hạ hết rồi.
Xảy ra nghiêm trọng thế nhưng cùng lắm chỉ lập biên bản rồi nhắc nhở chứ không có chế tài xử lý. Những diện tích rừng bị phá đều có sổ đỏ giao cho dân. Mong chính quyền huyện và tỉnh sớm có phương án để bảo vệ chứ không rừng bị phá hết” - ông Tám kiến nghị.
Trong khi đi thực tế, chúng tôi gặp từng tốp người mang theo rất nhiều dụng cụ như rựa, cưa lốc và cả thức ăn ngồi ở các khu rừng có những cây lớn được đánh dấu đỏ như để khoanh vùng dự án. Khi được hỏi, hầu hết họ trả lời là đi bắt tổ ong, lấy làm dầu rái, nhưng cũng có nhiều người nói thẳng là phát cây rừng để trồng keo.
Hỏi vì sao làm chuyện ngược đời như vậy thì họ trả lời hồi trước tham gia dự án thì hằng tháng được trả tiền, giờ dự án kết thúc thì hết tiền nên phải tranh thủ trồng keo để thu hoạch chứ có cái sổ đỏ trong tay mà không làm gì để phát triển kinh tế thì phí. “Hồi trước mỗi tháng người ta trả cho khoảng 400 ngàn đồng/ha, giờ dự án không còn nữa, chẳng lẽ cầm cái sổ đỏ ngồi không.
Thấy người ta đốt rồi trồng keo lên xanh mướt, mình không làm cũng nóng ruột. Nói thẳng là chẳng ai cho phép cả nhưng rồi ai cũng làm. Mà rừng ở đây làm gì có gỗ quý mà các chú nghiêm trọng thế” - ông Cát - chủ sổ đỏ của một khu rừng vừa đốt còn thơm mùi gỗ phân bua.
Theo ông Phạm Tám, Quế Ninh là xã có số hộ tham gia dự án lớn nhất với diện tích rừng nhiều nhất (693 hộ được giao 974ha rừng để khoanh nuôi tái sinh tự nhiên bảo vệ, khoanh nuôi có trồng bổ sung và trồng mới). Và vì thế, đây cũng là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất bởi “trào lưu” phá rừng để trồng keo.
Tiếp đó là xã Phước Ninh với 360 hộ/499ha, Quế Trung 277 hộ/412ha và Quế Phước có 94 hộ với 106ha. Lý giải chuyện phá rừng công khai, ông Lê Văn Mạnh - KL địa bàn xã Quế Ninh cho biết, mỗi cán bộ KL phụ trách địa bàn quá rộng lớn, có nơi mình biết họ chuẩn bị phá thì kịp thời lập biên bản xử lý nhưng mình ở nơi này thì họ phá nơi khác.
Có nhiều khu rừng, hôm nay mình tuần tra thì còn xanh nhưng bữa sau trở lại thì cây lớn đã bị chặt hạ, cây nhỏ đã bị đốt. “Nói thật là chính quyền và ngành KL biết hết, nhưng gần như chỉ dừng lại ở mức lập biên bản thôi chứ không có chế tài xử lý, dự án đã kết thúc nhưng sổ đỏ thì còn trong tay người dân. Chúng tôi cũng xót lắm. Ngành KL và chính quyền huyện cũng đã có báo cáo và đề xuất UBND tỉnh sớm có phương án. Chứ không tình trạng này kéo dài thì rừng bị phá hết. Người dân phát triển kinh tế từ rừng thì chính đáng thôi, nhưng không phải bằng cách này. Tình trạng này mà kéo dài thì rừng bị phá hết” - ông Mạnh cho biết.(Công An Đà Nẵng 3/10)đầu trang(
Liên quan đến các vụ phá rừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng cho rằng, không chỉ xử lý lâm tặc mà chính quyền hay kiểm lâm vô can…
Trước đó, báo điện tử Người Đưa Tin đã có bài viết nói về việc tại sao cửa rừng Nghệ An vẫn… “mở”?. Cụ thể, dù năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt đề án quy định dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước.
Sau đó, giữa năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc nhưng từ đầu năm 2017 đến nay, tại các địa phương như: Kỳ Sơn, Tương Dương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp… rừng Nghệ An vẫn bị… “chảy máu”.
Chia sẻ với phóng viên, ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thừa nhận, đúng là Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên, nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn có một số huyện phức tạp về nạn phá rừng.
Sau khi phát hiện, tỉnh Nghệ An cũng đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt, giao cho cơ quan công an các huyện lập tức vào cuộc, điều tra, tập trung xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm.
Hiện nay, các vụ việc liên quan đến phá rừng đã bị cơ quan chức năng khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đưa ra xét xử. Ví dụ như đã xử lý vụ phá rừng ở 2 xã: Na Ngoi và Nậm Càn của huyện biên giới Kỳ Sơn; ban Thường vụ Huyện ủy Quỳ Hợp cũng đã đề xuất ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An cách chức các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Tiến Cảnh, Ủy viên ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Quỳ Hợp và 9 Đảng viên khác cũng bị cách chức các chức vụ trong Đảng...
Giải thích băn khoăn, hàng loạt vụ phá rừng xảy ra nhưng cán bộ ngành kiểm lâm vẫn chưa bị xử lý, ông Đinh Viết Hồng khẳng định, trước mắt tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo cơ quan điều tra tìm ra những đối tượng phá rừng, chủ mưu nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng về lâu dài.
Tiếp đó, liên quan đến trách nhiệm bảo vệ rừng thì tỉnh sẽ xử lý chủ rừng và lực lượng kiểm lâm trên địa bàn. Thậm chí, tỉnh cũng sẽ xử lý bộ đội biên phòng ở khu vực biên giới và chính quyền địa phương nơi có rừng bị phá hoại.
“Tỉnh sẽ xử lý trách nhiệm cả các đơn vị liên quan chứ không chỉ xử lý lâm tặc mà chính quyền hay kiểm lâm vô can… Hiện, Nghệ An đang quyết liệt để tập trung ngăn chặn tình trạng phá rừng chứ để lâu rất nguy hiểm. Tinh thần của tỉnh là không có vùng cấm trong xử lý phá rừng, thậm chí cán bộ bao che sẽ chịu liên đới trách nhiệm”, ông Đinh Viết Hồng nhấn mạnh.(Người Đưa Tin 2/10)đầu trang(
Ngày 30/9, Công an huyện Ia H'Drai, Kon Tum cho biết đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án bắt hơn 40m3 gỗ lậu tại khu vực giữa cột mốc đường biên 13 và 14 thuộc quản lý của đồn biên phòng Suối Cát (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) về hành vi "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới".
Tại vị trí trên, lực lượng chức năng phát hiện 3 bãi gỗ với khối lượng 40m3 gỗ quy tròn, xác định được đưa từ Campuchia về Việt Nam. Hiện tại lực lượng chức năng vẫn chưa xác định được chủ gỗ, số gỗ này vẫn nằm tại hiện trường được lực lực chức năng canh giữ.
Trước đó, Tiền Phong đưa tin: ngày 3/9/2017, Chi cục kiểm lâm tỉnh Kon Tum phát hiện tại khu vực giữa cột mốc đường biên 13 và 14, cách đường bê tông tuần tra không quá 15m có 3 bãi gỗ, chủng loại từ nhóm II đến nhóm VIII.(Tiền Phong 30/9)đầu trang(
Theo Chi cục Kiểm lâm vùng IV, từ đầu năm tới nay khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã xảy ra gần 3.500 vụ phá rừng. So với cùng kỳ năm ngoái, giảm 440 vụ, nhưng diện tích bị phá lại lên tới hơn 350ha, tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ, trong đó có một số vụ phá rừng có tính chất nghiêm trọng.
Các tỉnh Đắk Nông, Bình Định, Quảng Ngãi, Lâm Đồng là 4 tỉnh có nạn phá rừng phức tạp nhất.  Trong đó, Đắk Nông là địa phương có tốc độ mất rừng nhanh nhất ở khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên, chiếm khoảng 65% diện tích rừng bị phá của toàn vùng.
Theo Chi cục kiểm lâm tỉnh Đăk Nông, 9 tháng qua, toàn tỉnh đã xảy ra khoảng 420  vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng hơn cùng kỳ năm ngoái gần 100 vụ, trong số 420 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được phát hiện ở Đắk Nông, phần lớn là các vụ phá rừng (làm thiệt hại gần 238 ha), gần 100 vụ vận chuyển gỗ và lâm sản trái phép, còn lại là lấn chiếm, xâm canh đất rừng.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản, xử lý hành chính hơn 100 vụ, chuyển hồ sơ điều tra hình sự 15 vụ, tịch thu nhiều phương tiện và hơn 90 mét khối gỗ các loại.
Nguyên nhân rừng ở Đắk Nông bị tàn phá phần lớn là do công tác quản lý bảo vệ rừng của từng địa phương còn lỏng lẻo, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ rừng và chính quyền địa phương.(Đại Đoàn Kết 2/10)đầu trang(
Theo kết quả điều tra, Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An là nơi giao thoa hệ thống thực vật sống động của Đông và Tây dãy Trường Sơn trong những cánh rừng nguyên sinh có độ cao từ 1.000-2.000m.
“Ngôi nhà xanh” này hội tụ hơn 2.500 loài thực vật bậc cao, hơn 1.000 loài động vật trong đó có nhiều loại đặc hữu nằm trong Sách đỏ của Việt Nam và Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) như: hổ, báo, bò tót, sao la, quần thể voi hoang dã, pơ mu, sa mu, lim, sến, táu …UNESCO đánh giá miền Tây Nghệ An là một trong những Khu DTSQ giàu có bậc nhất về giá trị đa dạng sinh học và bản sắc văn hoá trong 9 khu DTSQ của Việt Nam.
Nơi đây không chỉ là vùng đất lôi cuốn các nhà khoa học mà còn là một điểm đến thú vị đối với du khách yêu thích khám phá thiên nhiên và các di sản văn hóa đặc sắc với những cảnh sắc như thác Khe Kèm (Con Cuông), thác Sao Va, thác 7 tầng (Quế Phong), “cổng trời” Mường Lống (Kỳ Sơn). Các di tích lịch sử mang nhiều nét văn hoá độc đáo, đặc trưng như đền Chín Gian ở Quế Phong, thành Trà Lân, cây đa Cồn Chùa ở Con Cuông, lễ hội Hang Bua ở Quỳ Châu …
Sự hài hoà giữa cảnh sắc kỳ vĩ của thiên nhiên và con người đã và đang đặt ra trách nhiệm lớn lao cho cấp uỷ, chính quyền, các ngành chuyên môn và cộng đồng địa phương phải làm sao thực hiện tốt 3 chức năng của khu DTSQ: Bảo tồn tính đa dạng; phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ và duy trì truyền thống văn hoá, nghiên cứu, giám sát và giáo dục môi trường.
Đặc biệt, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế về phát triển các ngành nông - lâm nghiệp, du lịch và dịch vụ ở khu vực còn nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An.
Sau khi được tổ chức UNESCO công nhận, năm 2013, UBND tỉnh đã thành lập Ban Quản lý Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, tạo tiền đề để điều phối, tổ chức các hoạt động, qua đó phát huy tiềm năng, lợi thế và các giá trị của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An với các nhiệm vụ trọng tâm như: Tập hợp thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và thu hút đầu tư vào khu DTSQ; xây dựng chiến lược phát triển bền vững dựa trên lợi thế, tiềm năng của khu DTSQ.
Với quan điểm xuyên suốt - cộng đồng vừa là chủ nhân của Khu DTSQ, vừa là đối tượng hưởng lợi chính từ các hoạt động bảo tồn và phát triển, BQL đã triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế, sinh kế cộng đồng liên kết giữa các địa phương với Vườn quốc gia Pù Mát và các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt.
Các sáng kiến kinh tế, giải pháp thay thế đều hướng tới phát triển xanh, trong đó BQL đang nỗ lực thực hiện gắn nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Khu DTSQ miền Tây Nghệ An cho một số sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Sau 10 năm hoạt động, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong quản lý và điều phối hoạt động nhằm đảm bảo các mục tiêu và chức năng của Khu DTSQ. Về tự nhiên, sự đa dạng về loài, nguồn gen và các dịch vụ hệ sinh thái được đảm bảo. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện tốt, độ che phủ rừng tăng lên từ 54.2% năm 2007 lên 64.7% năm 2016.
Trong cơ cấu kinh tế của 9 huyện thuộc Khu DTSQ, lâm nghiệp có xu hướng tăng khá, thể hiện ở diện tích rừng sản xuất tăng, giá trị và sản lượng cũng tăng, chuyển hướng mạnh từ lâm nghiệp nhà nước thuần tuý sang lâm nghiệp xã hội có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
Ấn tượng hơn, ở cấp khu vực và quốc tế, Khu DTSQ miền Tây Nghệ An là thành viên tích cực của mạng lưới các Khu DTSQ của Việt Nam, bước đầu hội nhập và tham gia mạng lưới Khu DTSQ của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, để đạt được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm từ các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và sự chỉ đạo sát sao của tỉnh Nghệ An với nhiều cơ chế đặc thù để Khu DTSQ phát triển, sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, BQL Khu DTSQ cũng đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến để huy động sự đồng lòng, đoàn kết, thống nhất của nhân dân các dân tộc khu vực miền Tây Nghệ An. Trong giai đoạn tiếp theo, Khu DTSQ cần phải tiếp tục phát huy mạnh mẽ các lợi thế đặc thù, tiếp tục đặt mục tiêu phát triển bền vững Khu DTSQ trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của miền Tây.(Báo Nghệ An 2/10)đầu trang(
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, theo thống kế, qua các năm từ 2011-2016, trên địa bàn xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, lực lượng Kiểm lâm (KL) đã phát hiện, lập biên bản 44 vụ phá rừng phòng hộ với diện tích hơn 63ha và gần 37ha rừng sản xuất; đã xử lý 29 vụ (khởi tố điều tra 11 vụ); toàn bộ diện tích vi phạm sau xử lý UBND huyện Tiên Phước đã ban hành quyết định giao cho UBND xã Tiên Lãnh quản lý và tổ chức trồng lại rừng theo quy hoạch.
Tiếp theo, năm 2017, phát hiện, lập biên bản 10 vụ về hành vi phá rừng tại xã Tiên Lãnh, với diện tích thiệt hại gần 25ha rừng tự nhiên nghèo, chức năng phòng hộ.
Liên quan đến các vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn xã Tiên Lãnh, ngoài vụ phá rừng tại khu vực Dội Lớn thuộc khoảnh 3, Tiểu khu 556 đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Phùng Văn Bảy (39 tuổi) để tiếp tục điều tra, mở rộng về hành vi hủy hoại rừng, các vụ vi phạm còn lại đang được lực lượng chức năng điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Nhiều vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn xã Tiên Lãnh.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá rừng tại xã Tiên Lãnh được xác định là do Hạt KL Nam Quảng Nam, trực tiếp là Trạm KL quản lý địa bàn huyện Tiên Phước, chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao; chính quyền địa phương chưa thực hiện hết trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; ngành chức năng và chính quyền địa phương còn buông lỏng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Do đó, các vụ phá rừng chậm được phát hiện; khi phát hiện thì chậm hoàn thiện hồ sơ xử lý; chế tài xử lý chưa tương xứng với những hành vi và thiệt hại gây ra; khi xử lý thì chưa triệt để, thiếu cương quyết nên chưa đảm bảo tính răn đe, giáo dục để phòng ngừa chung.(Công An Nhân Dân 30/9)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Giá gỗ cao su tăng liên tục, không có điểm dừng khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗ ngán ngẩm. Nhiều doanh nghiệp không dám nhận các đơn đặt hàng khi khách yêu cầu sản phẩm sản xuất bằng gỗ cao su.
Giá gỗ nguyên liệu cao nhưng doanh nghiệp không phải dễ dàng mua được hàng. Sản phẩm bằng gỗ cao su được nhiều thị trường nhập khẩu ưa chuộng. Loại gỗ này có tính pháp lý cao hơn khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
Ông Nguyễn Văn Lợi, đại diện Công ty TNHH một thành viên Lợi Hạnh (huyện Long Thành), cho biết gỗ cao su hút hàng đến mức xưởng cưa của ông phải “nằm chơi” nhiều tháng qua vì không mua được nguyên liệu để chạy đơn hàng. “Mới đây ở xã Tân Hiệp (huyện Long Thành), chủ một vườn cao su vừa rao bán 1 ngàn cây là có người mua ngay với giá 900 ngàn đồng/cây. Nguồn gỗ cao su ở Đồng Nai hiện nay có rất ít, chủ yếu là ở các tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên đưa về” - ông Lợi nói.
Giá cây cao su hiện tại tăng so với cùng kỳ năm 2016 khoảng 300 ngàn đồng/cây. Ông Lợi cũng cho biết thêm, mới đây một cuộc đấu giá gỗ cao su ở Tây Nguyên có mức chênh lệnh quá cao, giá khởi điểm chỉ là 100 tỷ đồng nhưng giá trúng thầu lên đến hơn 200 tỷ đồng.
Không chỉ gỗ cao su tăng giá mà cả các loại phế phẩm như cành, gốc cây dùng làm củi cũng tăng giá khá mạnh. Ông Lê Văn Hùng, một người chuyên mua gom củi cung cấp cho các lò sấy ở huyện Trảng Bom, cho hay giá củi cao su hiện nay khoảng 1,1-1,2 triệu đồng/tấn, tăng khoảng 400-500 ngàn đồng/tấn. “Ở Đồng Nai, gỗ cao su tiểu điền cưa bán rất ít, không như các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông. Diện tích cao su cưa chủ yếu từ các nông trường thanh lý cây cao su già”- ông Hùng cho biết.
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES), từ đầu năm 2017 Trung Quốc chính thức đóng cửa rừng tự nhiên và cấm khai thác, xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu, các doanh nghiệp Trung Quốc đã sang các nước khác để thu mua gỗ nguyên liệu, trong đó có Việt Nam.
Trong khi giá gỗ nguyên liệu tăng cao thì giá đơn hàng hầu như vẫn giữ nguyên. Đây là điều khiến cho các doanh nghiệp chế biến băn khoăn khi ký hợp đồng. Ông Đỗ Văn Cư, Giám đốc Công ty TNHH Châu Hoàng Thịnh (huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Tôi mới có một lô hàng 10 m3 gỗ cao su, giá nguyên liệu thì tăng nhưng giá hợp đồng khách không tăng, sản xuất ra biết không có lãi.
Khổ hơn là chất lượng gỗ cũng không được như trước, cần loại A-A nhưng chỉ mua được gỗ A-B, hiện hơn 1 ngàn chân ghế của công ty đang bị khách hàng trả về yêu cầu xử lý lại”. Giá phôi gỗ cao su trên thị trường hiện nay dao động từ 8,5-8,7 triệu đồng/m3, tăng hơn so với cuối năm 2016 khoảng 1 triệu đồng/m3. Cũng theo ông Cư, do giá gỗ cao su tăng phi mã như hiện nay nên nhiều doanh nghiệp phải “chào thua” khi khách đặt sản xuất sản phẩm bằng loại gỗ này.
Khi giá phôi gỗ cao su cao, có những doanh nghiệp bỏ luôn việc chế biến mà chỉ sơ chế thành phôi, sau đó sấy khô bán. Chủ một doanh nghiệp khá lớn chuyên làm hàng xuất khẩu ở phường Tân Hòa cho biết từ tháng 4 đến nay, công ty ông từ chối sản xuất mặt hàng bằng gỗ cao su, bởi nguồn gỗ nguyên liệu này khá cao, tính ra lãi rất ít. Sau khi mua được gỗ, công ty chỉ xẻ phôi rồi sấy bán, tính ra lợi nhuận bán phôi cao hơn nhiều so với sản xuất ra thành phẩm và ít bị rủi ro.
Việc giá gỗ cao su tăng mạnh đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh đồ gỗ của Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với một số nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia.(Báo Đồng Nai 3/10)đầu trang(
Qua hơn 1 năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng, tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, tình trạng đốt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để lấy đất sản xuất, chuyển nhượng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, xâm phạm nghiêm trọng vốn rừng.
Theo thống kê, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên có hơn 3,3 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 2,5 triệu ha, chiếm 76,21%. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp này đã giao cho các ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng, phòng hộ, doanh nghiệp, hộ dân... quản lý và bảo vệ.
Do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, có gần 283.000ha rừng xảy ra tranh chấp; tập trung chủ yếu diện tích do UBND các xã quản lý là 164.000ha; các BQL rừng phòng hộ 56.000ha. Tính trung bình mỗi năm Tây Nguyên mất 1.000ha rừng.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, các cơ quan chức năng ở Tây Nguyên đã phát hiện và xử lý 1.707 vụ vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, trong đó có 605 vụ phá rừng. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng di dân tự do phá rừng lấy đất sản xuất và làm nhà ở.
Rừng Tây Nguyên còn chịu sự chi phối của hơn 2.000 cơ sở, xưởng chế biến lâm sản, trong đó có hàng trăm cơ sở đóng gần cửa rừng. Thực tế nhiều cơ sở đã tiêu thụ lớn lượng gỗ lậu, nhưng công tác kiểm tra, xử lý rất khó khăn.
Tại Gia Lai, Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh phát hiện nhiều năm qua, BQL rừng phòng hộ Bắc An Khê và Yă Hội đã để mất hơn 2.000ha đất rừng. Cụ thể: BQL Bắc An Khê được giao quản lý hơn 1.466ha đất rừng, đã để dân lấn chiếm hơn 1.266ha (chiếm 86,3%); BQL Rừng Yă Hội được giao hơn 1.293ha đất rừng đã bị mất hơn 771ha (chiếm 59,6%). Điều khó hiểu là, chính quyền địa phương phát hiện và báo cáo cho lãnh đạo các BQL về trường hợp lấn chiếm đất rừng, nhưng hầu như không thấy xử lý hoặc nếu xử lý thì không nghiêm minh.
Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Chỉ tính riêng tháng 7/2017, toàn tỉnh đã xảy ra 95 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tang vật cơ quan chức năng tịch thu 197m3 gỗ các loại, 25 phương tiện khai thác và vận chuyển gỗ trái phép...
Tại huyện Ea Súp (Đắk Lắc), trong 6 tháng đầu năm, tổng diện tích rừng bị tàn phá trên 131ha, trong đó xã Ea Bung và Cư M’lan là điểm nóng nhất về tình trạng phá rừng, với tổng diện tích rừng bị thiệt hại trên 81ha. Thủ đoạn phá rừng khá tinh vi, nhiều cây gỗ bị đốn hạ xong sẽ cưa ngắn chờ cơ hội thuận lợi vận chuyển ra khỏi rừng tiêu thụ; tình trạng phá rừng diễn ra trong thời gian dài, ngay sát trụ sở UBND xã và lực lượng chức năng nhưng không phát hiện, xử lý gì?
Tỉnh Đắk Nông là một trong những điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất trái phép đất lâm nghiệp nhất Tây Nguyên. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông vừa có kết luận thanh tra Hợp tác xã (HTX) Hợp Tiến được UBND tỉnh cho thuê hơn 1.200ha rừng tại xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong vào tháng 2/2016.
Sau hơn 1 năm nhận đất, HTX để mất 53ha rừng và 270ha khác đang bị tranh chấp gay gắt;nguyên nhân là ranh giới đất giữa người dân và HTX chưa rõ ràng, cụ thể; tình trạng lấn chiếm đất nhiều năm nay nhưng không được xử lý dứt điểm.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông lập hồ sơ từng vụ việc phá 53ha rừng và chuyển cho Cơ quan điều tra tiếp tục thụ lý 16 vụ nghiêm trọng với diện tích rừng bị phá là 22,6ha rừng.
Với hậu quả để mất hàng ngàn ha đất rừng, ông Trương Phước Anh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Gia Lai vừa ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách với thời hạn 12 tháng đối với ông Đỗ Hữu Long - Phó Trưởng BQL rừng phòng hộ Bắc An Khê, kỷ luật cảnh cáo thời hạn 12 tháng đối với ông Trương Duy Sinh - Trưởng BQL rừng phòng hộ Yă Hội.
Còn tại Đắk Nông, UBND tỉnh và Sở NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản xử lý kỷ luật đối với 43 cán bộ, công chức kiểm lâm tại Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song, Đắk Glong, Tuy Đức bằng các hình thức: Kiểm điểm rút kinh nghiệm 28 công chức; khiển trách 7; cảnh cáo 4; cách chức 3trường hợp; buộc thôi việc 1 trường hợp. Tiến hành luân chuyển, điều động và bổ nhiệm mới chức danh Chủ tịch, Giám đốc và các Phó Giám đốc nhiều Cty lâm nghiệp và các BQL rừng phòng hộ như: Đắk Wil, Nam Tây Nguyên, Đức Hòa, Nam Nung, Gia Nghĩa…
Đối với các vụ việc nghiêm trọng, Cơ quan điều tra Công an tỉnh và các huyện, thị xã đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam một số cán bộ là Giám đốc, Phó Giám đốc Cty lâm nghiệp; Giám đốc xí nghiệp trực thuộc Cty và cán bộ quản lý bảo vệ rừng 2 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức và Gia Nghĩa. Riêng vụ việc tại Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Trường Xuân, Thuận Tân, Đức Hòa và các vụ phá rừng quy mô xảy ra trên địa bàn huyện Đắk Glong, Đắk Song và Tuy Đức; cũng đang được tập trung điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài việc xử lý nghiêm hành vi phá rừng, cần tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng theo Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Sớm giảm áp lực về rừng, như hỗ trợ dân di cư tự do định canh, định cư; giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho họ; kiên quyết đóng cửa những cơ sở chế biến lâm sản hoạt động gần sát rừng.
Sớm hoàn chỉnh quy hoạch, quản lý, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp một cách thống nhất và chặt chẽ; xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển lâm nghiệp bền vững; chăm lo tốt đời sống cho lực lượng lao động trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Trước mắt, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ”. Về lâu dài, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm phê duyệt, triển khai thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2025”.(Thanh Tra 3/10)đầu trang(
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và cải thiện môi trường biển, tỉnh Khánh Hoà đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ trồng thêm 400ha rừng ngập mặn.
Tỉnh Khánh Hoà vừa công bố mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ trồng thêm 400ha rừng ngập mặn, trong đó chủ yếu là hai loại cây đước và tràm. Đây là một trong những giải pháp để tỉnh này ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và cải thiện môi trường biển.
Theo kế hoạch, Thành phố Nha Trang sẽ trồng và quản lý bảo vệ trên 61ha rừng ngập mặn, chủ yếu tập trung ở khu vực Đầm Bấy và Bích Đầm ở Vịnh Nha Trang. Diện tích cây trồng mới khoảng 11ha, phần còn lại thuộc khu vực sông Quán Trường.
Ngoài ra, khu vực ưu tiên trồng rừng ngập mặn còn ở vùng ven vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và ven đầm Nha Phu và Thuỷ Triều. Nguyên nhân khiến diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp chủ yếu do ngư dân mở rộng diện tích ao, đìa nuôi trồng thuỷ sản.
Những năm 90, các khu vực nói trên có hàng ngàn ha rừng ngập mặn nhưng đến nay chỉ còn trên 100ha. Từ  10 năm trước, tỉnh Khánh Hoà đã triển khai nhiều dự án trồng và khôi phục rừng ngập mặn, hiện tại ở hai xã là Ninh Ích và Ninh Lộc, thị xã Ninh Hoà có lần lượt 30 và 40ha.
Đại diện chính quyền xã Ninh Ích cho biết, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, việc phát triển diện tích rừng ngập mặn có sự ý thức từ những người dân nuôi trồng thuỷ sản. Người dân đã nhận thức được việc trồng rừng ngập mặn vừa giúp bảo vệ bờ bao của ao, đìa nuôi trồng thuỷ sản vừa giúp cải thiên môi trường vùng nuôi. (Infonet 2/10)đầu trang(
Tại phiên họp chiều 2/10, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã nghe Báo cáo nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
Chiều 2/10, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6, nghe báo cáo nội dung tiếp thu, chỉnh lý các dự án: Luật Thủy sản (sửa đổi) và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi); thẩm tra dự án Luật Đo đạc và Bản đồ.
Tại phiên họp, Ủy ban sẽ nghe Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo bổ sung về tình hình thực hiện nhiệm vụ, ngân sách cho bảo vệ môi trường năm 2017, ngân sách cho khoa học, công nghệ năm 2017 và triển khai nhiệm vụ, ngân sách năm 2018. Ngay sau khai mạc, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã nghe báo cáo nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) và dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
Công nhận quyền tài sản đối với quyền sử dụng mặt nước biển được thuê. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Minh cho biết, từ sau Kỳ họp thứ 3, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ban soạn thảo đã tổ chức các buổi làm việc với các bộ, ngành và cơ quan liên quan; tổ chức hội nghị, hội thảo tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học; tổ chức một số đợt khảo sát thực tế tại địa phương…
Qua tổng hợp ý kiến đóng góp của các đoàn đại biểu Quốc hội, bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học… Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã xây dựng Báo cáo một số vấn đề lớn trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi).
Về giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần rà soát đảm bảo thống nhất với Luật Đất đai, Luật Biển Việt Nam. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan hữu quan rà soát và sửa đổi theo hướng các quy định của dự thảo luật về giao, cho thuê đất, đất có mặt nước ven biển… để nuôi trồng thủy sản được thực hiện theo pháp luật về đất đai đồng thời thống nhất giữ nguyên thời hạn giao, cho thuê là 30 năm.
Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) lưu ý, cần xem xét lại thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản. Khoản 2 điều 43 dự thảo Luật quy định, UBND cấp huyện giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng cho cá nhân có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại huyện đó mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản, phạm vi giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 3 hải lý.
UBND cấp tỉnh giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng cho cơ quan nghiên cứu của Việt Nam theo chương trình, đề tài, dự án khoa học phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phạm vi giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 6 hải lý.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy, đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm là cách tính đường cơ sở thông thường trước đây đã áp dụng nhưng chưa có tỉnh nào làm được. “Cách tính nói thì đơn giản nhưng thực tế không dễ áp dụng, dễ gây ra sự chồng lấn trong xác định thẩm quyền của huyện và tỉnh”, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy nhận định.
Đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận) cho rằng, dự án Luật tuy đã điều chỉnh nhiều nhưng vẫn nặng về biển, tức là mới đề cập đến việc giao, cho thuê, thu hồi mặt nước biển, còn mặt nước sông, hồ, đầm phá để nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đúng mức. Đại biểu Nguyễn Bắc Việt đề nghị, dự thảo Luật cần có mục riêng, quy định về giao, cho thuê, thu hồi mặt nước sông, hồ, đầm phá để nuôi trồng thủy sản.
Về công nhận quyền tài sản đối với quyền sử dụng mặt nước biển được thuê, các đại biểu cho rằng, đây không phải là khái niệm mới. Việc quy định quyền chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn giá trị quyền sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đã được thể hiện trong Luật Thủy sản 2003.
Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy, quyết định cho thuê mặt nước biển không có giá trị pháp lý đảm bảo cho thực hiện các quyền thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng. Do đó, người nuôi gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn đầu tư cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, dự thảo Luật đã tiếp thu theo hướng công nhận quyền tài sản thông qua hình thức quyết định cho thuê để đảm bảo hiệu lực pháp lý trong thực hiện các giao dịch tín dụng.
Tại phiên họp chiều 2/10, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã nghe Báo cáo nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
Dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý các nội dung về phạm vi điều chỉnh và tên gọi của Luật; chủ rừng; sở hữu rừng; vấn đề quy hoạch lâm nghiệp; giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; tổ chức kiểm lâm…
Về quy định các loại chủ rừng (Điều 8), có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng “tổ hợp tác”, “nhóm hộ gia đình”, “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” vào trong dự thảo Luật. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phùng Đức Tiến phân tích, trong hệ thống pháp luật hiện hành, trách nhiệm pháp lý của “tổ hợp tác”, “nhóm hộ gia đình” còn chưa được quy định rõ ràng.
Pháp luật về hợp tác xã, dân sự, hình sự cũng không quy định điều chỉnh đối tượng này. Pháp luật về đất đai cũng không quy định giao, cho thuê đất đối với “tổ hợp tác”, “nhóm hộ gia đình”. Do vậy, đề nghị không bổ sung đối tượng “tổ hợp tác”, “nhóm hộ gia đình” này là chủ rừng để bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Đối với chủ rừng là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, mặc dù Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hiện hành quy định là một loại chủ rừng (khoản 6 Điều 5), Luật Đất đai quy định đối tượng này được Nhà nước giao, cho thuê đất (khoản 3 Điều 55, điểm d khoản 1 Điều 56…).
Tuy nhiên, do quỹ rừng của nước ta còn rất ít (khoảng 2,7 triệu ha), trong khi nhu cầu được giao đất, cho thuê rừng của người dân địa phương là rất lớn nên cần ưu tiên giao cho người dân tại chỗ để phát triển sản xuất, bảo đảm việc làm, ổn định đời sống người dân nơi có rừng. Trường hợp cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp vẫn có thể hợp tác, liên kết với các chủ rừng khác hoặc thành lập pháp nhân để đầu tư phát triển rừng. Do đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trưởng và Ban soạn thảo đề nghị không bổ sung quy định đối tượng này là chủ rừng trong Dự thảo Luật.
Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản thống nhất với Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý các dự án Luật, cho rằng các báo cáo đã có sự tiếp thu đầy đủ, chi tiết, toàn diện về các vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo chỉnh sửa và rà soát lại một số quy định trong dự thảo Luật để tránh chồng chéo với các luật khác trong hệ thống pháp luật hiện nay.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ cùng với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 4.(Bnews 2/10)đầu trang(
Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) sẽ trình QH xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4 tới. Với mong muốn trong Luật sửa đổi lần này, cộng đồng dân cư và hộ gia đình là người dân tộc thiểu số sẽ tiếp cận thuận lợi hơn với chính sách giao đất, giao rừng, sống được nhờ rừng, Nhóm chuyên gia của Trung tâm Cirum đã có những khuyến nghị cụ thể đóng góp cho dự án Luật với tư cách là chuyên gia Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc về việc thực hiện chính sách, pháp luật giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2016.
Sinh kế chưa gắn với văn hóa rừng. Sau khi Luật Đất đai 2013 công nhận cộng đồng dân cư là người sử dụng đất (chủ sử dụng đất), Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 công nhận cộng đồng dân cư thôn là đối tượng được giao rừng, nhiều địa phương đã xúc tiến huy động các nguồn lực để tổ chức triển khai giao đất, giao rừng cho làng bản - cộng đồng dân cư thôn. Kết quả bước đầu khá tích cực, tuy nhiên giao đất, giao rừng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sinh kế, cuộc sống hàng ngày của người dân, đặc biệt đối với chủ rừng là cộng đồng dân cư, làng bản.
Theo công bố hiện trạng rừng của Bộ NN - PTNT năm 2016, quỹ đất có rừng chưa giao do xã quản lý còn khoảng 3,1 triệu ha (chiếm 21,5% tổng đất có rừng), đất có rừng giao cho các tổ chức khoảng 7,2 triệu ha (chiếm 50,1%). Một số tỉnh còn quỹ đất có rừng chưa giao lớn như Gia Lai còn khoảng 200 nghìn ha, Kon Tum khoảng 175 nghìn ha, Đắk Nông 50 nghìn ha… Trong khi đó, chủ rừng là cộng đồng dân cư làng bản chủ yếu thực hiện theo chương trình, dự án thí điểm và một số chương trình dự án hỗ trợ của các tổ chức xã hội. Diện tích rừng được giao cho cộng đồng làng bản chưa nhiều.
Đối với hộ gia đình dân tộc thiểu số, diện tích rừng được giao cũng không đáng kể, theo báo cáo của Đắk Nông, chỉ có 8 hộ dân tộc thiểu số được giao đất, giao rừng với diện tích 99ha; Lào Cai giao cho 427 hộ dân tộc thiểu số với diện tích 449ha…
Thực tế cho thấy, đồng bào dân tộc miền núi sinh sống dựa vào rừng và đất rừng là chính yếu. Nhưng, Nhà nước chưa có chính sách giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số (sinh kế gắn với văn hóa rừng) như giao đất sản xuất nông nghiệp cho người dân ở vùng đồng bằng chia theo khẩu (sinh kế gắn với văn hóa lúa nước). Đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chỉ được giao đất, giao rừng theo các chương trình, chứ không giao đồng loạt, theo khẩu nông nghiệp.
Vướng mắc lớn nhất hiện nay được xác định trong chính sách, pháp luật đó là Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định về chủ rừng là cộng đồng dân cư chưa rõ ràng và chưa tương thích với Luật Đất đai. Theo đó, định nghĩa chủ rừng là cộng đồng dân cư trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 bổ sung thuật ngữ “thôn” (cộng đồng dân cư thôn) dẫn đến tình trạng khi thực hiện được hiểu là thôn theo quản lý hành chính.
Mặt khác, định nghĩa chủ rừng cộng đồng dân cư trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng chưa tương thích với Luật Đất đai về một số nội dung như các điểm dân cư tương đương, làng bản có cùng phong tục tập quán, dòng họ. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện có sự bất đồng giữa ngành tài nguyên môi trường và ngành lâm nghiệp gây cản trở triển khai giao đất giao rừng.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng chưa quy định rõ ràng về vị trí, loại rừng quản lý truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, việc chủ rừng cộng đồng dân cư làng bản không có tên trong danh mục quy định chủ rừng được giao quyền sử dụng theo các loại rừng (Điều 46, Điều 50, Điều 56, Luật Bảo vệ và phát triển rừng) gây ra tình huống giao hay không giao rừng cho cộng đồng, làng bản vẫn đúng Luật nếu cơ quan thẩm quyền không quan tâm giao đất, giao rừng cho làng bản…
Yêu cầu trên đòi hỏi, cần sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng nhằm giúp cộng đồng dân cư được tiếp cận thuận lợi hơn với chính sách giao đất giao rừng, sống được nhờ rừng và phù hợp hơn với phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số.
Cụ thể, dự án Luật cần làm rõ và bổ sung khái niệm chủ rừng là cộng đồng dân cư tương thích với Luật Đất đai (cộng đồng dân cư là các thôn, bản, buôn, bon làng… điểm dân cư tương đương có cùng phong tục tập quán, chung dòng họ), không nhất thiết là thôn theo quản lý hành chính. Loại rừng của cộng đồng dân cư làng bản phải được đưa vào điều khoản về tiêu chí phân loại rừng và điều khoản quy định loại rừng giao cho cộng đồng dân cư.
Bổ sung tên địa danh vào phân định ranh giới rừng theo tiểu khu, khoanh lô. Bổ sung sở hữu rừng đối với trường hợp hộ, cộng đồng làng bản tự đầu tư trồng rừng, bổ sung làm giàu rừng vào rừng tự nhiên được giao, sở hữu rừng tự nhiên khi tự đầu tư khoanh nuôi phục hồi rừng từ đất chưa có rừng.
Bổ sung trong dự án Luật quyền của chủ rừng là hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Trong đó, hộ gia đình và cộng đồng dân cư có quyền được tự tổ chức, liên kết, liên doanh du lịch sinh thái, đào tạo, nghiên cứu… của các loại rừng được giao; quyền chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê rừng của hộ gia đình gắn với quyền sử dụng đất tương ứng. Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ rừng tự nhiên (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất). Nhà nước cần điều tiết nguồn thu chi trả công bằng kinh phí bảo vệ rừng cho các chủ rừng giữa các lưu vực, đặc biệt đối với vùng chưa có dịch vụ môi trường rừng.(Đại Biểu Nhân Dân 2/10)đầu trang(
Tối 1/10, phiên chợ sâm Ngọc Linh lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Nam Trà My - “thủ phủ” sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam.
Đây là dịp để địa phương giới thiệu quy trình trồng sâm Ngọc Linh, quảng bá sâm củ và các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh như rượu sâm, viên nang sâm, kẹo sâm, trà sâm…
Ngoài ra 20 gian hàng giới thiệu cây sâm và các sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh, còn có hơn 30 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh như: Quế Trà My, hàng thổ cẩm, các loại cây dược liệu, nông sản đặc trưng miền núi...
Dự kiến có 20-50 kg sâm tươi được giới thiệu và bán tại phiên chợ lần này. Giá sâm Ngọc Linh củ dao động từ 55- 65 triệu đồng/kg (loại 36 củ/kg), 80-90 triệu đồng/kg (loại 10 củ/kg). Còn lá sâm Ngọc Linh tươi có giá từ 5,5-6,5 triệu đồng/kg. Đặc biệt, những củ sâm có hình dáng đẹp và nhiều năm tuổi, có giá bán đến hàng trăm triệu đồng.
Trong khuôn khổ phiên chợ sâm Ngọc Linh cũng diễn ra hoạt động giao lưu, gặp gỡ, trao đổi giữa du khách với người dân, đại diện doanh nghiệp trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu cho biết, mục đích của phiên chợ là bảo đảm cho khách hàng mua đúng sâm thật, do người trồng sâm bán trực tiếp, các sản phẩm từ sâm của các doanh nghiệp có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Tại phiên chợ, có tổ thẩm định chất lượng sâm nhằm xác định chất lượng sâm, cũng như phân biệt sâm Ngọc Linh giả hay thật.
Phiên chợ sâm Ngọc Linh sẽ được tổ chức mỗi tháng một lần, bắt đầu từ 19h30 ngày mùng 1 và kết thúc vào 9h ngày mùng 3 tại Trung tâm huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.(Báo Chính Phủ 2/10)đầu trang(
Thực hiện chủ trương trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác, đến nay tỉnh Lai Châu đã có 12 dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Tổng diện tích rừng đã chuyển mục đích sử dụng là 2.437 ha. Tổng diện tích các chủ đầu tư dự án phải xây dựng phương án trồng rừng thay thế 2.437 ha. Các chủ đầu tư dự án đã thực hiện nghĩa vụ nộp đủ số tiền hơn 123 tỷ đồng về Quỹ Bảo trợ và Phát triển rừng. Đến nay, tỉnh đã triển khai trồng hơn 5.336 ha rừng (vượt 2.899 ha rừng đã chuyển mục đích sử dụng).
Triển khai nhiệm vụ nêu trên, Lai Châu đã tập trung chỉ đạo bảo đảm về số lượng, chất lượng và yêu cầu trồng rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tạo sự đồng thuận trong nhân dân về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất có rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh.
Các dự án trồng rừng được vận dụng theo thực tế của tỉnh, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhằm gắn việc trồng rừng thay thế với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp thông qua việc hình thành các vùng tập trung với cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Hiện, tỉnh Lai Châu tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đề ra giải pháp tiếp tục tăng cường sự đồng thuận trong nhân dân về trồng rừng thay thế; không để thất thoát kinh phí trồng rừng của tỉnh; làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trồng mới; đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc đúng quy trình quy định về trồng rừng thay thế năm 2018 trên địa bàn tỉnh.(Nhân Dân 2/10)đầu trang(
Để phát huy thế mạnh nông nghiệp trên địa bàn, Hà Giang phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 12 chỉ số trong lĩnh vực lâm nghiệp như: Tăng năng suất rừng trồng đạt 60-70 m3/ha/chu kỳ 7 năm; giá trị dịch vụ môi trường rừng 57 tỷ đồng/năm; thu hút ngân sách Nhà nước và đầu tư của nhân dân, doanh nghiệp cho sản xuất lâm nghiệp đạt 200-300 tỷ đồng, có 30 nghìn ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)...
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của rừng trong phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội, đầu năm 2016, tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Đề án định hướng phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Đề án đã chỉ rõ, nghề rừng và ngành lâm nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sinh kế cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Do có địa hình cao, dốc trên vùng đầu nguồn, có tính nhạy cảm về sinh thái, kinh tế - xã hội dễ bị tổn thương bởi thiên tai, biến đổi khí hậu nên lâm nghiệp được xem như nền móng cho sự phát triển bền vững và buộc Hà Giang phải đi lên từ kinh tế sử dụng đất dốc.
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng rừng và để nghề lâm nghiệp thực sự mang lại cuộc sống ổn định cho người dân, tỉnh yêu cầu đối với 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc, tập trung bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi các diện tích rừng đang tái sinh; phát triển rừng cung cấp gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ, trong đó có rừng cung cấp thảo dược…
Đối với 2 huyện phía Tây, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình cao và dốc, cần ưu tiên giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi và phát triển rừng trồng cây gỗ quý, gỗ lớn kết hợp với kinh doanh lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng; chuyển đổi trồng hoa màu thành mô hình rừng nông, lâm kết hợp.
Các huyện vùng thấp sẽ bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn; tập trung phát triển và nâng cao chất lượng, giá trị rừng sản xuất gắn với xúc tiến thị trường tiêu thụ, chế biến lâm sản; xây dựng vùng nguyên liệu gỗ tập trung; cải tạo rừng nghèo kiệt để mở rộng diện tích rừng sản xuất theo quy mô cánh rừng mẫu lớn với sự liên doanh sản xuất theo hình thức HTX, nhóm hộ, doanh nghiệp và cấp chứng chỉ FSC...
Theo Sở NN-PTNT, hiện nay, các cấp, ngành, huyện, thành phố và mọi người dân đang nỗ lực, thực hiện tốt các giải pháp trong Đề án và đến năm 2020 trữ lượng bình quân/ha của rừng tự nhiên tăng tối thiểu 5 - 7% so với năm 2015; hiệu quả bảo vệ phát triển rừng (BV-PTR) tăng tối thiểu 15%; có tối thiểu 30% diện tích đất không có rừng được tác động thành rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế, cải tạo môi trường.
Đồng thời, phấn đấu toàn bộ diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao, cho thuê, khoán bảo vệ để rừng và đất lâm nghiệp có chủ đích thực; nghề rừng được xã hội hóa sâu sắc và tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân.
Đề án này có tác động lớn về mặt về kinh tế, nó sẽ đưa tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt tối thiểu 1.080 tỷ đồng vào năm 2020; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 14 - 16%. Năng suất rừng trồng mới tăng ít nhất 1,2-1,5 lần vào năm 2020, ít nhất 1,5-1,8 lần vào năm 2025 so với năm 2015. Và như vậy, Hà Giang sẽ thực hiện hiệu quả Chỉ thị 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Trước đó, ngày 12/1/2017, Ban Bí thư T.Ư Đảng có Chỉ thị 13 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV-PTR. Chỉ thị 13 của Ban Bí thư T.Ư Đảng cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế, yếu kém như: Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, diện tích rừng phòng hộ liên tục giảm qua các năm...
Nhằm sớm khắc phục tình trạng trên, Ban Bí thư T.Ư Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm  của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, mọi người dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về BV-PTR.
Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; xác định rõ công tác quản lý, BV-PTR là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương...
Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng đang được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang tích cực hưởng ứng, với những giải pháp cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế. Rừng sẽ được quản lý, bảo vệ, phát triển tốt, có đóng góp tích cực đối với tăng trưởng kinh tế và các giá trị xã hội, môi trường.(Đại Đoàn Kết 2/10)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Đài quan sát 360 độ ở Đan Mạch giúp du khách quan sát cảnh đẹp thiên nhiên và cuộc sống của các loài động vật nhưng không làm ảnh hưởng đến tình trạng nguyên sơ của khu rừng.
Dự án này có tên là Treetop Experience được xây dựng bên trong khuôn viên Camp Adventure Resort thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Gisselfeld Klosters Skove, phía Nam Copenhagen, Đan Mạch.
Treetop Experience được công ty kiến trúc EFFEKT có trụ sở tại thủ đô Copenhagen thiết kế và xây dựng theo dạng xoắn ốc, cao 45 m so với mặt đất với tổng chiều dài lối đi bộ là 700 m. Đứng trên đỉnh Treetop Experience, du khách có thể phóng tầm mắt 360 độ, bao quát được một khu vực với bán kính lên đến 25 km.
Treetop Experience sử dụng hoàn toàn vật liệu tự nhiên khai thác từ khu rừng để xây dựng, mang đến cảm giác hài hòa với thiên nhiên. Theo EFFEKT, kết cấu của Treetop Experience được tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo độ chắc chắn và có thể chịu được tải trọng tối đa tương đương với 10.000 người một lúc.
Lối đi trên tháp được kết nối một cách liền mạch, từ thấp đến cao kết hợp với kết cấu độc đáo mang đến cho du khách những trải nghiệm theo từng cung bậc cảm xúc khác nhau. Bên cạnh tháp quan sát, một con đường trên cao xuyên suốt khu rừng cũng được xây dựng phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Du khách có thể thoải mái tản bộ, quan sát tán cây và các loài động vật hoang dã sống trong rừng. Đây là một trải nghiệm độc đáo không dễ dàng gặp được nếu đi dưới đất(Zing News 1/10)đầu trang(./.