Số 3

Người trồng rừng trên đỉnh Trường Sơn

Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra nằm ở vị trí khá trọng yếu trên địa bàn Gia Lai - đèo Măng Ịang thuộc dãy Trường Sơn. §ây là vùng rừng phòng hộ đặc biệt đối với lưu vực sông Ayun và cả cánh đồng hạ lưu Ayun Hạ. Là vùng yết hầu, cửa ngõ nối liền §ông và Tây Trường Sơn. Những năm chiến tranh chống Mỹ, địch đã rải rất nhiều chất độc hóa học tàn phá khu hệ sinh vật rừng ở khu vực này một cách khốc liệt. Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập (trước đây là lâm trường Hà Ra) từ năm 1989, đơn vị đã có nhiệm vụ trọng yếu là trồng và bảo vệ rừng, tái tạo lại toàn bộ khu hệ sinh vật trên vùng đất chết, trọc trơ đèo dốc.

Trải qua quá trình hình thành phát triển, đến nay toàn Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra đã định hình 20 cán bộ, công nhân viên chức, quản lý bảo vệ hơn 13 ngàn hécta đất lâm nghiệp, trong đó gần 11 ngàn hécta rừng tự nhiên, gần 3 ngàn hécta rừng trồng.

§ây là đơn vị có nhiều thành tích nổi bật trong ngành qua nhiều năm liền. Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra trải rộng trên 15 thôn thuộc 2 xã với gần 10 ngàn nhân khẩu, trong đó 55% là đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na, đời sống còn rất khó khăn, canh tác còn nặng tập quán phát nương làm rẫy. Toàn vùng có gần 1 ngàn hécta đất nương rẫy cũ xen canh da báo rất phức tạp cho công tác quản lý. Làm thế nào để vừa trồng cây phủ xanh được rừng đèo, vừa tạo điều kiện hài hòa để người dân trong vùng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống luôn là điều trăn trở của lãnh đạo và tập thể Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra.

Những năm trước, vùng đèo Măng Ịang trọc trơ, hiểm trở, chỉ toàn cỏ lông bò lông lợn. Mùa khô đồi núi trơ sỏi đá. Cuối những năm chín mươi (cùng với lâm trường Bắc An Khê có lâm phần thuộc mái đông đèo Măng Ịang), lâm trường Hà Ra đã nhận nhiệm vụ phủ xanh lưng đèo hiểm trở trơ trụi ấy. §ể trồng được rừng trên đỉnh Trường Sơn cao ngất, đơn vị đã phải rất khổ công và đầy sáng tạo. Hàng năm, phải chọn nguồn hạt giống tốt, hợp đồng với nhân dân trong vùng gieo ươm sớm hơn qui trình kỹ thuật hiện hành khoảng 1 tháng. Trước khi mùa mưa tới phải chở cây tập kết vào cửa rừng, qua hai ba công đoạn, cuối cùng phải thuê nhân công tại chỗ gùi, cõng, đội từng bì cây giống lên đỉnh núi, tập hợp ven các con suối tại các trạm bảo vệ rừng. Hàng ngày phải cắt cử công nhân chăm sóc, tưới cây chờ đón mùa mưa. Với biện pháp chủ động đưa giống cây lên rừng trước mùa mưa lớn, vừa tránh được lầy lội, sông suối cách trở, vừa đảm bảo trồng cây sớm kịp thời vụ. Nhờ vậy hàng năm cây trồng đảm bảo tỷ lệ sống 95%. Những cây chết, nhờ có giống tại chỗ, kịp trồng dặm ngay trong năm nên đảm bảo sinh trưởng rất tốt. Theo qui trình, việc trồng cây rừng, mỗi năm chỉ dọn thực bì 2 đợt vào đầu và cuối mùa mưa, song dựa vào thực tế đơn vị đã chỉ đạo thêm 1 lần dọn thục bì trung gian vào giữa mùa. Biện pháp này vừa tránh cỏ dại mọc át cây non trong mùa mưa, vừa tạo thảm mục tăng dinh dưỡng cho cây, lại có tác dụng chống cháy rất tốt. Bằng tinh thần tích cực, sáng tạo như vậy đơn vị đã trồng phủ xanh được gần ngàn héc ta thông trên đèo Măng Ịang nơi thảm thực bì bị chất độc hóa học tuyệt diệt.

Trồng cây đã khó, giữ giữ rừng còn khó hơn. Những năm trước đây, mùa mưa thì đơn vị luôn phải đối diện với nạn lâm tặc chặt trộm cây rừng, mùa khô lại lo ngăn chặn nạn đốt nương làm rẫy. Vào mùa khô, hễ có đám cháy, dù đang ăn cơm hoặc đang đêm yên giấc, có kẻng báo động là toàn thể đơn vị lại hò nhau chạy hết cả vào rừng. Mỗi mùa khô, bình quân đơn vị phải báo động khoảng 10 lần. Rất nhiều vụ khi cả đơn vị chạy vào đến rừng mới vỡ lẽ là đồng bào Ba Na đốt rẫy cũ để sản xuất. Từ thực tiễn của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong nhiều năm, gần đây Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra đã nảy ra nhiều sáng kiến có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Cùng với việc củng cố các trạm gác, các tổ trực bảo vệ 24/24 trên các đỉnh núi lưng đèo xa vài chục cây số vào những ngày cao điểm mùa khô; tăng cường phát đường ranh cản lửa... đơn vị đã xây dựng qui chế phối hợp, giao kết về công tác bảo vệ rừng với làng xã trên địa bàn; đặc biệt là việc vận động người dân làm rẫy đăng ký phát đốt rẫy cũ theo diện tích, địa điểm, thời gian thống nhất, có sự giám sát, ứng cứu của cán bộ lâm nghiệp.

Theo anh Nguyễn Văn Chín, trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra, để phát triển rừng bền vững, chống lâm tặc và chống cháy rừng hiệu quả, nhất thiết phải làm tốt công tác tuyên truyền kết hợp với tạo việc làm, giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững. Thực tế, những năm qua Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 250 hộ gia đình đồng bào Ba Na, đã giao khoán bảo vệ rừng gần 6 ngàn hécta cho 200 hộ và 2 cộng đồng người địa phương. Mỗi hộ nhận khoán 30ha, 1 năm có thể có thu nhập tới 5 triệu đồng. Nhờ sử dụng tốt người dân tại địa bàn, những năm gần đây rừng được bảo vệ và phát triển, nạn lâm tặc và cháy rừng đã được ngăn chặn. Hàng năm Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra đều tham gia tích cực cùng chính quyền địa phương trong công tác xã hội, từ xóa đói giảm nghèo, đến công tác khuyến học, đền ơn đáp nghĩa, văn hóa thể thao...

Với những nỗ lực và thành quả đạt được năm 2000 đơn vị được tặng huân chương lao động hạng 2, năm 2001 được tặng cờ thi đua của Chính phủ. Từ đó tới nay, nhiều năm liền đơn vị đã được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, ỰBND tỉnh Gia Lai; liên tục nhiều năm được công nhận tập thể lao động xuất sắc. Tuy vậy, có thể nói phần thưởng lớn lao nhất, vinh dự lớn lao nhất của Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra là cánh rừng đèo Măng Ịang ngàn hécta đang phủ một màu xanh yên bình lên mảnh đất mang nỗi đau da cam từ cuộc chiến tàn khốc xa xưa. Một phần Trường Sơn đã được hồi sinh, được bảo vệ bởi những con người đầy nhiệt huyết sáng tạo và chan chứa tình yêu với rừng!

PHẠM ĐỨC LONG


Số lượt đọc:  112  -  Cập nhật lần cuối:  14/04/2010 03:24:06 PM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH