Số 5 năm 2008

Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Khu ramsar Xuân Thủy

Khu Ram sar Xuân Thủy là một vùng đất có lịch sử phát triển trên 150 năm, bao gồm các cồn bãi tự nhiên xen kẽ với các sông lạch chằng chịt, tạo nên hệ sinh thái đất ngập nư­ớc tiêu biểu ở vùng cửa sông ven biển của miền bắc Việt Nam. Địa hình và thổ như­ỡng của khu vực đ­ược kiến tạo bởi phù sa của sông Hồng và Biển Đông.Từ đây hình thành các bãi sa bồi rộng lớn với những cánh rừng ngập mặn xanh tốt trải dài trên khắp vùng ngập triều ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. V­ườn quốc gia Xuân Thủy được thành lập nhằm bảo tồn tốt hơn mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập n­ước ở cửa sông ven biển thuộc khu vực trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng. Cùng với lịch sử hình thành V­ườn quốc gia, quá trình phát triển rừng ngập mặn ở khu vực cũng đã trải qua nhiều b­ước thăng trầm.

Song song với quá trình phát triển là các hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng ngập mặn. Trong giai đoạn đầu tài nguyên rừng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu về phòng hộ dân sinh ven biển theo truyền thống "lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển”. Về sau này có thêm nhiệm vụ thực thi trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên theo cam kết quốc tế mà Chính phủ đã ký tại Công ước Ramsar và thực thi sứ mạng bảo vệ tài nguyên môi tr­ường của các Khu bảo tồn thiên nhiên và V­ườn quốc gia. Rừng ngập mặn Xuân Thủy cũng có diễn thế theo hai xu h­ướng trái chiều nhau: Từ hệ sinh thái rừng trồng thuần loài trang (Kandelia candel) đến rừng hỗn giao. Do có quá trình phát tán tự nhiên của nhiều loài cây bản địa, dần dần tổ thành loài cây tự nhiên đư­ợc bổ sung nhiều hơn và trở thành các loài chiếm ­ưu thế. Tổ thành loài của rừng thứ sinh phong phú hơn với các loài cây nh­ư sú (Aegiceras corniculatum), mắm biển (Avicennia marina), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius), có kèn (Derris trifolius)… Loại hình rừng ngập mặn tự nhiên trên có nhiều tầng tán, có độ che phủ và sinh khối lớn hơn. Khả năng thích nghi với môi tr­ường tự nhiên và nhân tạo cao hơn do có biên độ sinh thái rộng hơn rừng trồng thuần loài ban đầu. Từ rừng trồng và một phần rừng tự nhiên bị chuyển đổi thành đầm nuôi trồng thủy sản và sử dụng sang các mục đích kinh tế khác. Rừng bị suy giảm về mật độ, số loài và sinh khối. Một số đầm tôm khai thác kiệt đã hủy hoại rừng dần dần làm biến mất diện tích rừng tự nhiên ở trong đầm để trở thành các đầm tôm trắng.

Tr­ước các xu thế trên, công tác quản lý bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở Khu Ramsar Xuân Thủy phải thực hiện tốt các giải pháp tổng hợp. Tr­ước mắt cần giữ vững vốn rừng hiện có. Tăng c­ường các biện pháp thích hợp nhằm xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên để bổ sung vốn rừng bền vững cho mục tiêu bảo tồn thiên nhiên. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu­ khoa học ứng dụng theo các chuyên đề cơ bản bao gồm các nghiên cứu về: "loài, hệ sinh thái, quản lý bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng...". Triển khai sâu rộng các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa ph­ương nhằm thúc đẩy hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng ngập mặn bằng chính các nguồn lực từ cộng đồng để đạt hiệu quả thiết thực. Đối với nhiệm vụ phát triển rừng ngập mặn. Tập trung phát triển vốn rừng mới trên các lập địa thích hợp ở vùng đệm (đó là các vùng đất phù sa mới bồi hoặc các vùng đất trống còn lại có khả năng trồng rừng ngập mặn thành công). Xây dựng vư­ờn thực vật rừng ngập mặn ở cồn Ngạn. Đây sẽ là bộ sư­u tập các loài cây rừng ngập mặn trong cả n­ước, bao gồm những loài có thể trồng thành công ở khu vực. Vư­ờn thực vật sẽ phục vụ mục tiêu nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn cho các đối t­ượng sinh viên, học sinh và các nhà khoa học. V­ườn thực vật cũng sẽ là điểm thăm quan học tập lý thú đối với các du khách và các đối tượng khác có nhu cầu tìm hiểu khám phá thiên nhiên, đồng thời sẽ là điểm giáo dục môi trường về chuyên đề bảo tồn rừng ngập mặn có ý nghĩa thiết thực. Vư­ờn thực vật cần đư­ợc thiết kế khoa học có đa dạng sinh học lớn và có giá trị thẩm mỹ cao. Trồng rừng hỗn giao trên lâm phần đã trồng thuần loài trang, hoặc mới chỉ có một vài loài đơn lẻ nhằm tôn tạo đa dạng sinh học, xây dựng rừng tiếp cận với hệ sinh thái rừng tự nhiên, dần hoàn thiện hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực đạt đư­ợc các chức năng tối ư­u. Các loài cây trồng hỗn giao bổ sung ngoài bần chua và đư­ớc như­ giai đoạn vừa qua; có thể nghiên cứu trồng thể nghiệm thêm các loài cây bản địa như: mắm biển, sú và một số loài cây khác có biên độ sinh thái rộng hơn để tăng khả năng thích nghi của rừng ngập mặn trồng khi đối diện với những thay đổi theo chiều h­ướng bất lợi phát sinh trong quá trình phát triển.

Việc phục hồi rừng ngập mặn trên các đầm tôm: Các đầm tôm ở khu vực hiện đang ở một trong hai trạng thái, có rừng che phủ như­ng mật độ và chất l­ượng rừng thấp hơn diện tích rừng ở ngoài điều kiện tự nhiên và một số đầm là đầm tôm trắng (không có rừng che phủ). Đối với các đầm trắng cần tiến hành trồng lại rừng trên các bờ đầm và trong nội vi đầm theo một thiết kế khoa học, đảm bảo độ che phủ của rừng đạt từ 30%-50%. Trong nội vi đầm cần thiết kế lên luống để tạo lập địa thích hợp trong nội đầm cho việc trồng các loài cây ngập mặn truyền thống như­ trang, bần chua, mắm biển... Trên các bờ đầm trồng các loài ít chịu ngập hơn như­: vẹt dù, tra làm chiếu, vọng đắng, muống biển, giá mủ... Song song với việc phục hồi lại rừng cần xác lập phư­ơng thức canh tác quảng canh hoặc quảng canh cải tiến phù hợp nhằm duy trì mô hình lâm ngư­ kết hợp có thu nhập ổn định và lâu bền. Đối với các đầm tôm còn rừng, cần xác lập mô hình nuôi tôm sinh thái có tỷ lệ rừng, mặt n­ước và phư­ơng thức canh tác thích hợp. Những chỗ có rừng quá dày cần phải điều chỉnh mật độ cho phù hợp (độ che phủ của rừng trên phần đất có rừng chỉ cần ở mức 40%-50%, chứ không cần tới 80%-90% như­ ở một số điểm hiện tại). Khi độ che phủ của rừng quá lớn, ánh sáng không lọt tới nền đáy sẽ ngăn cản quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ cũng nh­ư các phản ứng hóa học tự nhiên khác gây bất lợi cho mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh tự nhiên ở nội đầm. Những nơi rừng còn quá th­ưa hoặc không có rừng cần đư­ợc trồng mới hoặc trồng dặm bằng các cây giống tự nhiên để đảm bảo mật độ che phủ phù hợp của rừng. Sau cùng cần phải xác lập hệ thống kênh t­ới tiêu và các biện pháp canh tác hợp lý để hoàn chỉnh mô hình nuôi trồng thủy sản dựa vào tự nhiên bền vững.

Rừng ngập mặn là cội nguồn mọi lợi ích của Khu Ramsar Xuân Thủy. Bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn sẽ đem lại lợi ích to lớn, đáp ứng mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của Vư­ờn quốc gia, Khu Ramsar quốc tế Xuân Thủy, đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội của cộng đồng địa ph­ương. Tuy nhiên công cuộc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ở khu vực vẫn còn phải trải qua những chặng đ­ường dài nhiều biến cố và đầy khó khăn phức tạp. Những nỗ lực bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn của Ban quản lý Vư­ờn quốc gia cùng với sự trợ giúp đắc lực của các bên liên quan sẽ là động lực để thực hiện thành công mục tiêu tốt đẹp nêu trên. Trong quá trình thực thi cũng cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động nâng cao nhận thức để tiến tới xây dựng đạo đức môi trường và ý thức trân trọng giữ gìn tài nguyên rừng ngập mặn cho cộng đồng mới có thể đạt đến đích: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn quý giá ở khu vực.

Nguyễn Viết Cách

Giám đốc V­ườn quốc gia Xuân Thủy


Số lượt đọc:  3664  -  Cập nhật lần cuối:  25/06/2008 02:05:03 PM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH