Từ ngày 13/7/2023 đến ngày 09/8/2023, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lươngthực và Nông nghiệp (FAO) của Liên Hợp Quốc đã tổ chức 02 khóa tập huấn nhằm thực hiện các đợtkhảo sát do cán bộ Kiểm lâm, Thú y, Môi trường tại 10 tỉnh khu vực phía Bắc, gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang. Sau tập huấn, các cán bộ được đào tạo đã thực hiện khảo sát tại 16 cơ sở, nhà hàng, chợ có hoạt động nuôi nhốt, kinh doanh, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã tại địa phương trên.
Các hoạt động này nằm trong khuôn khổ hoạt động thuộc Dự án “Các thành phần phụ của an toàn tại châu Á vì môi trường toàn cầu” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1654/QĐ-BNN-HTQT ngày 24/4/2023.
Khóa tập huấn tiền khảo sát Đợt 1 tại Hà Nội (Ảnh: Cơ quan TQQL CITES VN)
Khóa tập huấn tiền khảo sát Đợt 2 tại Lào Cai (Ảnh: Cơ quan TQQL CITES VN)
Mục tiêu của các cuộc khảo sát tại ít nhất 40 cơ sở, địa điểm nhằm xác định các mối nguy cơ lây truyền dịch bệnh truyền nhiềm từ các cơ sở, địa điểm nuôi nhốt, kinh doanh và tiêu thụ động vật hoang dã đối với con người và vật nuôi xung quanh, từ đó đề xuất các cấp thẩm quyền rà soát, xem xét sửa đổi đổi, bổ sungcác chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các mối nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ động vật hoang dã sang người.
Lãnh đạo Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam nhấn mạnh: “Việc triển khai các đợt khảo sát này không chỉ giúp các cơ quan quản lý nhà nước có đầy đủ thông tin phục vụ xây dựng được các chính sách, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tại tỉnh về việc kiểm tra, giám sát các cơ sở, địa điểm nuôi nhốt, kinh doanh động vật hoang dã theo phương pháp tiếp cận Một sức khỏe mà còn giúp nâng cao nhận thức về nguy cơ dịch bệnh cho các chủ cơ sở nuôi, các cá nhân, tổ chức buôn bán động vật hoang dã và cho chính các cán bộ quản lý địa phương”.
Khảo sát cơ sở tại Lạng Sơn (Ảnh: Cơ quan TQQL CITES Việt Nam)
Trong giai đoạn 2020-2022, những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 đối với sức khỏe, tinh thần của con người và kinh tếcủa Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các tác động này, cùng với các công bố khoa học về nguồn gốc Covid-19 gần đây nhắc nhở chúng ta về rủi ro caotrong lây truyền dịch bệnh từ động vật hoang dã sang con người và vật nuôi. Do vậy, việc phát hiện sớm các mối nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp là một phương thức hiệu quả giúp giảm thiểu các dịch bệnh truyễn nhiễm liên quan đến động vật hoang dã.
Dự kiến 03 đợt khảo sát với 03 khóa tập huấn tiền khảo sát và 30 cơ sở, địa điểm kinh doanh, nuôi nhốt và tiêu thụ động vật hoang dã tại 16 tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam sẽ tiếp tục được Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng điều phối Một sức khỏe, Vụ Hợp tác quốc tế và Tổ chức FAO thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2023./.
Cơ quan thẩm quyền quản
lý CITES Việt Nam!