Số 1+2 năm 2008

Dọc đường rừng xứ Thanh

Thiên nhiên đang kêu gọi toàn thế giới vì sự sống của trái đất mà kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu. Đấy là xu thế chung của thời đại chúng ta. Tôi cảm ơn những con người vì sự nghiệp lớn lao đó.

Nhớ lên Mường Lát. Nghe tin ông Nguyễn Văn Sung về hưu, ở Trạm giao dịch của Lâm trường Mường Lát, tôi tìm đến thăm ông. Chả là một lần, tôi đi làm phim cho Sở Lâm nghiệp Thanh Hóa được gặp và làm việc với giám đốc Lâm trường Mường Lát Nguyễn Văn Sung.

Tôi dắt xe vào, lặng im, chưa nói gì, ý chừng xem ông có nhận ra tôi không. Xa nhau gần chục năm rồi còn gì. Một thoáng bất ngờ, ông reo lên:

- A, anh Đắc, nhà thơ Văn Đắc!

- Cảm ơn, anh vẫn nhận ra tôi. Anh về hưu lâu chưa?

- Mới được ít lâu thôi mà...

Ông Nguyễn Văn Sung lên cắm cột mốc đầu tiên mở ra Lâm trường Mường Lát. Cái tên Lâm trường Mường Lát do ông Hà Văn Ban, Chủ tịch tỉnh đặt, được ghi vào lịch sử Thanh Hóa ngày 27/11/1978, năm ấy ông Sung 40 tuổi. Ông cùng với 300 thanh niên trai gái tuổi mười tám đôi mươi, lập thành một tiểu đoàn. Ông Sung làm giám đốc kiêm tiểu đoàn trưởng. Họ lọt giữa một vùng sơn cước um tùm rừng le. Le mọc thành cụm, thân nhỏ cứng. Đốt trụi hôm nay, mai mưa, vài ngày sau, le lại mọc túa lên tốt vượt. Cái đất ấy kỳ lạ, hoang dại và phì nhiêu đến mức, cứ nhận ra hơi người thì trăm loài thảo mộc vênh váo. Hổ báo, muỗi vắt, bọ chó hoành hành. Ngày mưa lớn, núi lở, đường sụt, tắc nghẽn. Xe đi công cán gì, thường phải mang theo xà beng, thậm chí phải mang theo mìn dự phòng lúc khó, tự thông đường. Chuyển hàng qua suối, khe phải đóng bè luồng, làm phao bằng lốp ô tô cũ, buộc dây hai đầu kéo đi kéo lại. Đủ cách khó khổ. Nhưng đấy là khổ từng lúc, từng đợt. Nạn gió Lào tháng 5, tháng 6 kéo dài, héo quay, héo quắt. Ngày nắng nóng hầm hập, đêm ngủ phải đắp chăn...

Đấy là chuyện của thời xưa gian khổ của ông Sung ở Mường Lát. Bây giờ thị trấn Mường Lát và hầu hết các vùng trong huyện đều đã có điện sáng. Đường lên phố huyện đã có cầu lớn và rải nhựa. Men theo con đường Tây tiến thời chống Pháp là đường cấp phối, mở dài thêm lên bốn mươi, năm mươi kilômét lên Tà Kóm. Vào mùa nắng, rừng luồng nứa Mường Lát khô vàng thế mà rất nhiều sườn đồi, dốc núi hoa ban nở trắng. Một loài hoa thích khoe màu trong nắng với những lá cây rừng vàng úa. Đó là loài hoa chỉ đường cho chúng tôi đến với những khu bảo tồn thiên nhiên - Những kho vàng nổi lặng lẽ trong rừng xứ Thanh.

Những kho vàng lộ thiên trong rừng. Tôi đã đến rừng Bến En, ngồi xuồng máy sông Mực gặp người, gặp cảnh vùng sơn cước này. Bà San-thi-ni người ấn Độ trong tổ chức nghiên cứu loài động vật hoang dã thế giới, chuyên đề về loài voi rừng Bến En. Bà San-thi-ni, người to cao, da đen lẳn, trạc hơn 30 tuổi. Khi lội rừng bà thường mặc chiếc áo màu tím, quần bó ống. Bà đã phát hiện ra dấu chân đàn voi rừng khu rừng vực Dựa, sông Chàng. Năm vết cắt ngang 2km một. Bà nói:"Loài thú quý hiếm còn lại đang di chuyển giữa vùng vực Dựa qua Bao Mái, tới Bao Cù, sự giảm sút đáng kể về số lượng trong giai đoạn từ cuối năm 1989”. Bà đi bộ trong rừng với chiều dài 112km. Khi đi bà buộc dây đồng hồ đo đường vào chân để nhận biết chiều dài kịp thời, khi phát hiện ra dấu hiệu di chuyển của thú, bà dùng la bàn cắt đường ngắn nhất để kịp đón bầy thú. Cán bộ Việt Nam đi theo bà mệt lử mà vẫn phải cười nói vui vẻ. Nhiều đêm bà phải cùng anh em ở lại trong rừng. Bà đã kết luận: "Qua phát hiện từ dấu chân và viên phân thì rừng này có 30 loài thú có vú. Loài Munt Jak là phong phú nhất. Chim có 82 loài có độ suy thoái...". Rừng Bến En qua khảo sát chính thức có 462 loài thực vật thuộc 125 họ. Động vật có hổ, báo, cầy hương, sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, hươu, nai, sóc, khỉ, phượng hoàng đất, gà gô, gà tiền mặt vàng, rùa vàng, chăn mốc... Diện tích 16.634ha phô ra giữa một không gian trống trải, một kho báu bốn bề không cửa đóng. Đường vào ngang dọc lớn nhỏ có 104 con đường. Trước kia xe "bò ma", xe tải đủ loại phá, chuyển xác rừng đi khắp nơi. Khi có Chỉ thị 90 của Hội đồng Bộ trưởng tình trạng "chém giết rừng" mới giảm bớt. Đến nay việc bảo giữ và bảo tồn khu rừng này đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của các cán bộ vườn, chính quyền và nhân dân địa phương. Hồ sông Mực rộng 3.000ha, gồm 31 hòn đảo và bán đảo lộ thiên. Từ đập Mẩy, xuồng máy lên tận ngã ba Bến En, rồi ngược lên điện Ngọc, bến Lạng. Thật là một vùng sơn thủy hiếm có.

Chuyện về Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Pù Luông theo tiếng Thái nghĩa là núi Cả, núi lớn. Đỉnh cao nhất là 1.700m. Pù Luông là dải núi nối với rừng quốc gia Cúc Phương (dải núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương) tiếp giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Pù Luông nằm trong địa phận huyện Bá Thước và một phần huyện Quan Hóa. Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, nguồn gen động thực vật quý hiếm, nằm giữa tam giác, nơi giao thoa của vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. Diện tích vùng lõi là 17.662ha và trên 10.000ha vùng đệm. Dân tộc sinh sống hầu hết là người Thái và có 10% là người Mường, 8 làng bản nằm trong vùng lõi với trên 380hộ, trên 2.000 nhân khẩu. Con sông Mã từ vùng Điện Biên đổ vào Thanh Hóa ở cửa ngõ Tén Tằn - Mường Lát - Quan Hóa và chảy ngang qua khu bảo tồn này, tạo ra một cảnh quan sơn thủy thâm u, hùng vĩ.

Về Pù Luông lần này tôi gặp bà Ga Bi hơn 40 tuổi, sống độc thân người Đức. Bà tự nguyện sang Việt Nam làm chuyên gia phát triển cộng đồng và kinh tế rừng. Có nhiều lần, bà lội trong rừng suốt 12 tiếng, nghiên cứu làm sao cho khu rừng này sinh lợi nhanh, để nâng cao đời sống người dân bản địa mà vẫn giữ được rừng nguyên sinh. Theo bà Ga Bi thì Pù Luông không chỉ cho ta động thực vật quý hiếm mà còn cho ta cả một cảnh quan du lịch sinh thái và văn hóa dân tộc.

Trong kho tàng thiên nhiên Pù Luông, các quần xã thực vật nguyên sinh còn lại chiếm 15% tổng diện tích, có đủ các kiểu rừng phụ nguyên sinh quan trọng. Thứ nhất là: Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi thấp, hiện tại ở Miền Bắc Việt Nam gần như mất hết. Thứ hai là rừng cổ lá kim trên núi đá vôi có hệ động vật đa dạng nổi bật. Các quần thể này vắng mặt trong hầu hết các đỉnh núi ở khu vực Đông Dương. Thứ ba là rừng cổ nguyên sinh dưới chân núi, trên đất ba zan và trên sườn dốc được coi là đặc biệt biểu thị đặc điểm cho một số lượng lớn của các loài cổ, đại diện cao trong di chỉ hóa thạch của Châu Âu, Đông á và Nam Mỹ, gọi là "hóa thạch đang sống".

Về động vật, qua điều tra đã xác địnhđược 559 loài thuộc 130 họ, 31 bộ. Trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ Thế giới đã xếp 51 loài động vật có xương sống trong đó có 9 loài chim quý hiếm, thì hai loài sắp bị đe dọa toàn cầu. Đó là Niệc Nâu và Hồng Hoàng. Các loài chồn lửng, cầy Moóc cua, chim Vạc rừng và voọc mông trắng là loài quý hiếm mới được phát hiện ở đây. Cảnh quan Pù Luông còn ẩn dấu nhiều hang động huyền bí, hang Đuốm - Phú Lệ, hang Kho Mường - Thành Sơn... Những suối thác, bến sông, ruộng bậc thang, nhà sàn khói hương nghi hun hút. Quả là đi không dứt.

Bây giờ chúng ta dừng lại với Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Khu bảo tồn này được thành lập tháng 12 năm 1999. Khu bảo tồn Xuân Liên nằm phía Tây Nam huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích 21 nghìn hécta, vùng đệm 40.260ha. Sau khi công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt xây dựng xong, khu bảo tồn sẽ có mặt hồ rộng 1.328ha. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là nơi chuyển tiếp của hai vùng sinh thái Tây Bắc và Trung Bộ, nên có tính đa dạng sinh học cao. Đây là khu hệ thực vật tiêu biểu của Thanh Hóa và rừng miền Bắc Việt Nam. Nó có đủ các loại động, thực vật thuộc hệ núi đá và núi đất. Có nhiều loài thực vật từ Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a ở phía Nam vào. Từ Vân Nam - Quý Châu và dãy Hi-ma-lay-a ở phía Bắc xuống. Có loài mãi từ vùng khô hạn ấn Độ - Miến Điện sang. Xin ghi lại vài con số thống kê tiêu biểu: Thực vật có 752 loài, thuộc 444 chi và 130 họ. Trong đó có 38 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Động vật có 55 loài thuộc 8 bộ, 25 họ. Trong đó 20 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Hiện nay ban quản lý khu bảo tồn này đã thống kê 13 đàn voọc xám, 3 đàn vượn đen má trắng. Đặc biệt có bò tót xuất hiện với số lượng 5 đàn. Chim có 1367 loài thuộc 11 bộ, 29 họ. Trong đó có 8 loài có tên trong sách đỏ Việt nam và Thế giới...

Lời kết. Suốt dọc đường xứ Thanh, tôi nghe sông Mã, sông Chu thì thầm mách bảo: Rừng chết rừng đã sống lại. Đất rừng, cây rừng đã có chủ. Sông suối đã bớt cạn khô, muông thú về xây tổ. Những mô hình kinh tế rừng đang mở ra nhiều hứa hẹn. Nhưng mà một câu hỏi lớn vẫn còn vang vọng trong núi đá, rừng sâu. Việt Nam đã phải gánh chịu quá nhiều cuộc chiến tranh, rừng chết nhiều quá. Cao hơn cả cái chết đó là rừng hy sinh. Những cánh rừng Việt Nam dường như đã tự biết hy sinh cho mảnh đất của mình. Có rất nhiều loài cây và những động vật quý hiếm cố gắng dồn tụ vào những nơi hiểm trở để tự bảo tồn nòi giống. Những lim, lát, sến, táu, pơmu. Những voi, hổ, báo, voọc trắng, bò tót, trăn rừng, gấu khỉ còn ít lắm. Có nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Rừng và động vật rừng đã đổ máu quá nhiều rồi, sao còn phải đổ máu thêm nữa? Rừng còn có thể liên tục bị gặm nhấm, rỉ máu ngầm. Bởi từ xa xưa rừng vẫn là nguồn sống của con người. Bây giờ đất rừng và rừng đã khoán cho các hộ gia đình. nhưng tài sản rừng thì lại bầy biện ra liên miên, khó định biên giới. Thôi thì lâm trường, địa phương, cá nhân nào có thì phải tự chăm sóc, giữ gìn lấy. Nhà nước hỗ trợ. Riêng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thì nhất định không thể thả lỏng được phải quản lý, tổ chức, đầu tư tiền và của để bảo vệ giữ gìn, phát triển và khai thác nó cho hôm nay và cho muôn đời sau. ở đấy có những của quý mất đi không mua lại được. Nếu có mua lại thì cũng hàng trăm năm vất vả. Quan trọng là thế đấy, nhưng người ta rất dễ bỏ quên trong nhịp điệu sống công nghiệp, thương mại hiện nay. Tổ chức kinh tế, đời sống ổn định cho dân bản xứ là việc làm chiến lược không thể lúc chú ý, lúc lơ là được. Ban quản lý phải trẻ, khỏe, có kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật và phải chọn người có phẩm chất hy sinh, say mê với nghề nghiệp. Chọn được rồi thì phải nuôi chăm họ, mở ra cho họ một tiền đồ tốt đẹp ở chính nơi họ làm việc. Có lẽ phải coi đó là một quốc sách. Việc di dân ra khỏi các vùng đệm hay là tổ chức quây tụ thành những bản làng cổ xưa lại trong rừng đều phải được bàn bạc kỹ và quyết định sát đúng. Vấn đề chủ yếu vẫn là tổ chức cuộc sống kinh tế văn hóa cho họ như thế nào.

Trong khi cần có thời gian tập trung cho việc lớn đó, kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ, đầu tư, nâng cấp khu bảo tồn thì chưa nên đặt vấn đề khai thác kinh tế trước mắt. Đặc biệt là việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và du lịch lâu dài, thì trước mắt chưa nên tính chuyện gọi khách du lịch. Ông Ha-rka Gu-rung, cựu Bộ trưởng Du lịch Nê-pan đã nói: "Người dân coi du lịch như một chú ngỗng đẻ trứng vàng, nhưng ít người nhận ra rằng chú ngỗng đó có khả năng phá hủy cái tổ của nó".

Ghi lại được vài chuyện, nói được vài lời thổ lộ tâm trí mình về rừng, tôi đã phải có hàng chục năm, hàng vài chục lần đi dọc đường rừng xứ Thanh. Hình như rừng rừng xứ Thanh đã ngả bóng mát vào cuộc đời tôi. Tôi viết và nói bằng chính tình yêu của mình.

Thiên nhiên đang kêu gọi toàn thế giới vì sự sống của trái đất mà kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu. Đấy là xu thế chung của thời đại chúng ta. Tôi cảm ơn những con người vì sự nghiệp lớn lao đó.

Nhớ lên Mường Lát. Nghe tin ông Nguyễn Văn Sung về hưu, ở Trạm giao dịch của Lâm trường Mường Lát, tôi tìm đến thăm ông. Chả là một lần, tôi đi làm phim cho Sở Lâm nghiệp Thanh Hóa được gặp và làm việc với giám đốc Lâm trường Mường Lát Nguyễn Văn Sung.

Tôi dắt xe vào, lặng im, chưa nói gì, ý chừng xem ông có nhận ra tôi không. Xa nhau gần chục năm rồi còn gì. Một thoáng bất ngờ, ông reo lên:

- A, anh Đắc, nhà thơ Văn Đắc!

- Cảm ơn, anh vẫn nhận ra tôi. Anh về hưu lâu chưa?

- Mới được ít lâu thôi mà...

Ông Nguyễn Văn Sung lên cắm cột mốc đầu tiên mở ra Lâm trường Mường Lát. Cái tên Lâm trường Mường Lát do ông Hà Văn Ban, Chủ tịch tỉnh đặt, được ghi vào lịch sử Thanh Hóa ngày 27/11/1978, năm ấy ông Sung 40 tuổi. Ông cùng với 300 thanh niên trai gái tuổi mười tám đôi mươi, lập thành một tiểu đoàn. Ông Sung làm giám đốc kiêm tiểu đoàn trưởng. Họ lọt giữa một vùng sơn cước um tùm rừng le. Le mọc thành cụm, thân nhỏ cứng. Đốt trụi hôm nay, mai mưa, vài ngày sau, le lại mọc túa lên tốt vượt. Cái đất ấy kỳ lạ, hoang dại và phì nhiêu đến mức, cứ nhận ra hơi người thì trăm loài thảo mộc vênh váo. Hổ báo, muỗi vắt, bọ chó hoành hành. Ngày mưa lớn, núi lở, đường sụt, tắc nghẽn. Xe đi công cán gì, thường phải mang theo xà beng, thậm chí phải mang theo mìn dự phòng lúc khó, tự thông đường. Chuyển hàng qua suối, khe phải đóng bè luồng, làm phao bằng lốp ô tô cũ, buộc dây hai đầu kéo đi kéo lại. Đủ cách khó khổ. Nhưng đấy là khổ từng lúc, từng đợt. Nạn gió Lào tháng 5, tháng 6 kéo dài, héo quay, héo quắt. Ngày nắng nóng hầm hập, đêm ngủ phải đắp chăn...

Đấy là chuyện của thời xưa gian khổ của ông Sung ở Mường Lát. Bây giờ thị trấn Mường Lát và hầu hết các vùng trong huyện đều đã có điện sáng. Đường lên phố huyện đã có cầu lớn và rải nhựa. Men theo con đường Tây tiến thời chống Pháp là đường cấp phối, mở dài thêm lên bốn mươi, năm mươi kilômét lên Tà Kóm. Vào mùa nắng, rừng luồng nứa Mường Lát khô vàng thế mà rất nhiều sườn đồi, dốc núi hoa ban nở trắng. Một loài hoa thích khoe màu trong nắng với những lá cây rừng vàng úa. Đó là loài hoa chỉ đường cho chúng tôi đến với những khu bảo tồn thiên nhiên - Những kho vàng nổi lặng lẽ trong rừng xứ Thanh.

Những kho vàng lộ thiên trong rừng. Tôi đã đến rừng Bến En, ngồi xuồng máy sông Mực gặp người, gặp cảnh vùng sơn cước này. Bà San-thi-ni người ấn Độ trong tổ chức nghiên cứu loài động vật hoang dã thế giới, chuyên đề về loài voi rừng Bến En. Bà San-thi-ni, người to cao, da đen lẳn, trạc hơn 30 tuổi. Khi lội rừng bà thường mặc chiếc áo màu tím, quần bó ống. Bà đã phát hiện ra dấu chân đàn voi rừng khu rừng vực Dựa, sông Chàng. Năm vết cắt ngang 2km một. Bà nói:"Loài thú quý hiếm còn lại đang di chuyển giữa vùng vực Dựa qua Bao Mái, tới Bao Cù, sự giảm sút đáng kể về số lượng trong giai đoạn từ cuối năm 1989”. Bà đi bộ trong rừng với chiều dài 112km. Khi đi bà buộc dây đồng hồ đo đường vào chân để nhận biết chiều dài kịp thời, khi phát hiện ra dấu hiệu di chuyển của thú, bà dùng la bàn cắt đường ngắn nhất để kịp đón bầy thú. Cán bộ Việt Nam đi theo bà mệt lử mà vẫn phải cười nói vui vẻ. Nhiều đêm bà phải cùng anh em ở lại trong rừng. Bà đã kết luận: "Qua phát hiện từ dấu chân và viên phân thì rừng này có 30 loài thú có vú. Loài Munt Jak là phong phú nhất. Chim có 82 loài có độ suy thoái...". Rừng Bến En qua khảo sát chính thức có 462 loài thực vật thuộc 125 họ. Động vật có hổ, báo, cầy hương, sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, hươu, nai, sóc, khỉ, phượng hoàng đất, gà gô, gà tiền mặt vàng, rùa vàng, chăn mốc... Diện tích 16.634ha phô ra giữa một không gian trống trải, một kho báu bốn bề không cửa đóng. Đường vào ngang dọc lớn nhỏ có 104 con đường. Trước kia xe "bò ma", xe tải đủ loại phá, chuyển xác rừng đi khắp nơi. Khi có Chỉ thị 90 của Hội đồng Bộ trưởng tình trạng "chém giết rừng" mới giảm bớt. Đến nay việc bảo giữ và bảo tồn khu rừng này đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của các cán bộ vườn, chính quyền và nhân dân địa phương. Hồ sông Mực rộng 3.000ha, gồm 31 hòn đảo và bán đảo lộ thiên. Từ đập Mẩy, xuồng máy lên tận ngã ba Bến En, rồi ngược lên điện Ngọc, bến Lạng. Thật là một vùng sơn thủy hiếm có.

Chuyện về Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Pù Luông theo tiếng Thái nghĩa là núi Cả, núi lớn. Đỉnh cao nhất là 1.700m. Pù Luông là dải núi nối với rừng quốc gia Cúc Phương (dải núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương) tiếp giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Pù Luông nằm trong địa phận huyện Bá Thước và một phần huyện Quan Hóa. Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, nguồn gen động thực vật quý hiếm, nằm giữa tam giác, nơi giao thoa của vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn. Diện tích vùng lõi là 17.662ha và trên 10.000ha vùng đệm. Dân tộc sinh sống hầu hết là người Thái và có 10% là người Mường, 8 làng bản nằm trong vùng lõi với trên 380hộ, trên 2.000 nhân khẩu. Con sông Mã từ vùng Điện Biên đổ vào Thanh Hóa ở cửa ngõ Tén Tằn - Mường Lát - Quan Hóa và chảy ngang qua khu bảo tồn này, tạo ra một cảnh quan sơn thủy thâm u, hùng vĩ.

Về Pù Luông lần này tôi gặp bà Ga Bi hơn 40 tuổi, sống độc thân người Đức. Bà tự nguyện sang Việt Nam làm chuyên gia phát triển cộng đồng và kinh tế rừng. Có nhiều lần, bà lội trong rừng suốt 12 tiếng, nghiên cứu làm sao cho khu rừng này sinh lợi nhanh, để nâng cao đời sống người dân bản địa mà vẫn giữ được rừng nguyên sinh. Theo bà Ga Bi thì Pù Luông không chỉ cho ta động thực vật quý hiếm mà còn cho ta cả một cảnh quan du lịch sinh thái và văn hóa dân tộc.

Trong kho tàng thiên nhiên Pù Luông, các quần xã thực vật nguyên sinh còn lại chiếm 15% tổng diện tích, có đủ các kiểu rừng phụ nguyên sinh quan trọng. Thứ nhất là: Rừng nguyên sinh trên núi đá vôi thấp, hiện tại ở Miền Bắc Việt Nam gần như mất hết. Thứ hai là rừng cổ lá kim trên núi đá vôi có hệ động vật đa dạng nổi bật. Các quần thể này vắng mặt trong hầu hết các đỉnh núi ở khu vực Đông Dương. Thứ ba là rừng cổ nguyên sinh dưới chân núi, trên đất ba zan và trên sườn dốc được coi là đặc biệt biểu thị đặc điểm cho một số lượng lớn của các loài cổ, đại diện cao trong di chỉ hóa thạch của Châu Âu, Đông á và Nam Mỹ, gọi là "hóa thạch đang sống".

Về động vật, qua điều tra đã xác địnhđược 559 loài thuộc 130 họ, 31 bộ. Trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ Thế giới đã xếp 51 loài động vật có xương sống trong đó có 9 loài chim quý hiếm, thì hai loài sắp bị đe dọa toàn cầu. Đó là Niệc Nâu và Hồng Hoàng. Các loài chồn lửng, cầy Moóc cua, chim Vạc rừng và voọc mông trắng là loài quý hiếm mới được phát hiện ở đây. Cảnh quan Pù Luông còn ẩn dấu nhiều hang động huyền bí, hang Đuốm - Phú Lệ, hang Kho Mường - Thành Sơn... Những suối thác, bến sông, ruộng bậc thang, nhà sàn khói hương nghi hun hút. Quả là đi không dứt.

Bây giờ chúng ta dừng lại với Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Khu bảo tồn này được thành lập tháng 12 năm 1999. Khu bảo tồn Xuân Liên nằm phía Tây Nam huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích 21 nghìn hécta, vùng đệm 40.260ha. Sau khi công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt xây dựng xong, khu bảo tồn sẽ có mặt hồ rộng 1.328ha. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là nơi chuyển tiếp của hai vùng sinh thái Tây Bắc và Trung Bộ, nên có tính đa dạng sinh học cao. Đây là khu hệ thực vật tiêu biểu của Thanh Hóa và rừng miền Bắc Việt Nam. Nó có đủ các loại động, thực vật thuộc hệ núi đá và núi đất. Có nhiều loài thực vật từ Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a ở phía Nam vào. Từ Vân Nam - Quý Châu và dãy Hi-ma-lay-a ở phía Bắc xuống. Có loài mãi từ vùng khô hạn ấn Độ - Miến Điện sang. Xin ghi lại vài con số thống kê tiêu biểu: Thực vật có 752 loài, thuộc 444 chi và 130 họ. Trong đó có 38 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Động vật có 55 loài thuộc 8 bộ, 25 họ. Trong đó 20 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Hiện nay ban quản lý khu bảo tồn này đã thống kê 13 đàn voọc xám, 3 đàn vượn đen má trắng. Đặc biệt có bò tót xuất hiện với số lượng 5 đàn. Chim có 1367 loài thuộc 11 bộ, 29 họ. Trong đó có 8 loài có tên trong sách đỏ Việt nam và Thế giới...

Lời kết. Suốt dọc đường xứ Thanh, tôi nghe sông Mã, sông Chu thì thầm mách bảo: Rừng chết rừng đã sống lại. Đất rừng, cây rừng đã có chủ. Sông suối đã bớt cạn khô, muông thú về xây tổ. Những mô hình kinh tế rừng đang mở ra nhiều hứa hẹn. Nhưng mà một câu hỏi lớn vẫn còn vang vọng trong núi đá, rừng sâu. Việt Nam đã phải gánh chịu quá nhiều cuộc chiến tranh, rừng chết nhiều quá. Cao hơn cả cái chết đó là rừng hy sinh. Những cánh rừng Việt Nam dường như đã tự biết hy sinh cho mảnh đất của mình. Có rất nhiều loài cây và những động vật quý hiếm cố gắng dồn tụ vào những nơi hiểm trở để tự bảo tồn nòi giống. Những lim, lát, sến, táu, pơmu. Những voi, hổ, báo, voọc trắng, bò tót, trăn rừng, gấu khỉ còn ít lắm. Có nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Rừng và động vật rừng đã đổ máu quá nhiều rồi, sao còn phải đổ máu thêm nữa? Rừng còn có thể liên tục bị gặm nhấm, rỉ máu ngầm. Bởi từ xa xưa rừng vẫn là nguồn sống của con người. Bây giờ đất rừng và rừng đã khoán cho các hộ gia đình. nhưng tài sản rừng thì lại bầy biện ra liên miên, khó định biên giới. Thôi thì lâm trường, địa phương, cá nhân nào có thì phải tự chăm sóc, giữ gìn lấy. Nhà nước hỗ trợ. Riêng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thì nhất định không thể thả lỏng được phải quản lý, tổ chức, đầu tư tiền và của để bảo vệ giữ gìn, phát triển và khai thác nó cho hôm nay và cho muôn đời sau. ở đấy có những của quý mất đi không mua lại được. Nếu có mua lại thì cũng hàng trăm năm vất vả. Quan trọng là thế đấy, nhưng người ta rất dễ bỏ quên trong nhịp điệu sống công nghiệp, thương mại hiện nay. Tổ chức kinh tế, đời sống ổn định cho dân bản xứ là việc làm chiến lược không thể lúc chú ý, lúc lơ là được. Ban quản lý phải trẻ, khỏe, có kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật và phải chọn người có phẩm chất hy sinh, say mê với nghề nghiệp. Chọn được rồi thì phải nuôi chăm họ, mở ra cho họ một tiền đồ tốt đẹp ở chính nơi họ làm việc. Có lẽ phải coi đó là một quốc sách. Việc di dân ra khỏi các vùng đệm hay là tổ chức quây tụ thành những bản làng cổ xưa lại trong rừng đều phải được bàn bạc kỹ và quyết định sát đúng. Vấn đề chủ yếu vẫn là tổ chức cuộc sống kinh tế văn hóa cho họ như thế nào.

Trong khi cần có thời gian tập trung cho việc lớn đó, kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ, đầu tư, nâng cấp khu bảo tồn thì chưa nên đặt vấn đề khai thác kinh tế trước mắt. Đặc biệt là việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và du lịch lâu dài, thì trước mắt chưa nên tính chuyện gọi khách du lịch. Ông Ha-rka Gu-rung, cựu Bộ trưởng Du lịch Nê-pan đã nói: "Người dân coi du lịch như một chú ngỗng đẻ trứng vàng, nhưng ít người nhận ra rằng chú ngỗng đó có khả năng phá hủy cái tổ của nó".

Ghi lại được vài chuyện, nói được vài lời thổ lộ tâm trí mình về rừng, tôi đã phải có hàng chục năm, hàng vài chục lần đi dọc đường rừng xứ Thanh. Hình như rừng rừng xứ Thanh đã ngả bóng mát vào cuộc đời tôi. Tôi viết và nói bằng chính tình yêu của mình.

Ghi chép của Văn Đắc


Số lượt đọc:  250  -  Cập nhật lần cuối:  04/01/2008 12:14:19 PM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH